Đề tài Giải pháp nâng cao Công tác thu, chi và quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH 3

1.1 Tính tất yếu khách quan và sự hình thành, phát triển BHXH 3

1.1.1 Sự tồn tại khách quan của BHXH 3

1.1.2 Khái niệm về BHXH và các khái niệm khác có liên quan BHXH 5

1.2 Bản chất, chức năng, tính chất của BHXH 7

1.2.1. Bản chất 7

1.2.2 Chức năng 8

1.2.3 Tính chất 9

1.3 Những nguyên tắc của BHXH 10

1.4 Đối tượng thu của BHXH 10

1.5 Nguồn chi trả các chế độ BHXH 12

1.6 Chi trả BHXH 13

1.6.1 Hệ thống các chế độ BHXH 13

1.6.2 Phân loại chi trả BHXH 14

1.6.2.1 Các chế độ BHXH hàng tháng 14

1.6.2.2. Các chế độ BHXH một lần 15

1.6.3 Chi trả các chế độ BHXH từ nguồn quỹ BHXH 15

1.6.3.1Quỹ ốm đau và thai sản 15

1.6.3.2 Quỹ TNLĐ-BNN 15

1.6.3.3 Quỹ hưu trí tử tuất 16

PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU, CHI TẠI BHXH THÀNH PHỐ SƠN LA TỈNH SƠN LA 17

2.1.Lịch sử hình thành BHXH tỉnh Sơn La 17

2.2 Cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Sơn La và chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban 18

2.2.1 Phòng Chế độ BHXH 20

2.2.2 Phòng Kế hoạch Tài chính 20

2.2.3 Phòng Thu 20

2.2.4 Phòng Giám định BHYT 21

2.2.5 Phòng Cấp sổ, thẻ 21

2.2.6 Phòng Công nghệ thông tin 21

2.2.7 Phòng Tổ chức - Hành chính 22

2.2.8 Phòng Kiểm tra 22

2.2.9 Phòng Tiếp nhận và quản lý hồ sơ 22

2.3 Thực trạng hoạt động của BHXH tỉnh Sơn La 23

2.3.1 Công tác thu BHXH, BHYT bắt buộc 23

2.3.2. Công tác thu BHYT tự nguyện 25

2.3.3 Công tác chi BHXH, BHYT 25

2.3.4 Công tác giải quyết các chế độ BHXH 32

2.3.5 Công tác kế hoạch-tài chính 33

2.3.6 Công tác kiểm tra 34

2.3.7 Công tác giám định BHYT 35

2.4. Các kết quả đã đạt được. 35

2.4.1. Các thành tựu chung của BHXH tỉnh Sơn La và tỉnh Sơn La 35

2.4.2 Kết quả của công tác thu quĩ BHXH 38

2.4.3.1 Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 40

2.4.3.2 Việc thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ xã, thị trấn: 41

2.4.3.3 công tác thu BHXH ở khối giáo dục 41

2.4.3.4 công tác thu BHXH ở khối y tế: 42

2.4.3 Kết quả công tác chi BHXH: 42

2.4.3.1 Các chế độ BHXH ngắn hạn: 43

2.4.3.2 Các chế độ BHXH dài hạn: 44

2.5. Những khó khăn, tồn tại 45

2.5.1 Đối với quá trình thu BHXH 45

2.5.2 Với quá trình chi BHXH. 48

PHẦN III CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC THU CHI BHXH TẠI BHXH TỈNH SƠN LA 50

3.1 Các giải pháp nâng cao hiệu qủa công tác thu chi 50

3.1.1 . Về mức thu và đối tượng thu 50

3.1.2. Về phương pháp thu. 51

3.1.3 Về điều kiện làm việc 51

3.1.4. Về cơ chế quản lý . 52

3.1.5. Thực hiện BHXH theo phương pháp cấp sổ BHXH cho từng người 52

3.2. Đề xuất của cá nhân 54

3.2.1. Kiến nghị giải pháp tăng khả năng cân đối quỹ BHXH 54

3.2.1.1. Nguy cơ mất cân đối quỹ BHXH 54

3.2.1.2. Giải pháp tăng khả năng cân đối quỹ BHXH 55

3.2.2.Tăng cường dịch vụ trợ giúp pháp lý về BHXH để đảm bảo quyền lợi cho người lao động 56

3.2.2.1 Sự hiểu biết pháp luật hiện tại của người lao động 56

3. 2.2.2. Hoạt động của hệ thống trợ giúp pháp lý hiện nay 57

3.2.2.3. Hướng tăng cường dịch vụ trợ giúp pháp lý về BHXH cho người lao động 57

3.2.3. Kiện toàn một số loại hình đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH 58

3.2.4. Kiến nghị sửa đổi một số chế độ về BHXH và một số quy định trong công tác chi trả các chế độ BHXH 61

LỜI KẾT 63

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3228 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao Công tác thu, chi và quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điều chỉnh lớn về mức tiền lương tối thiểu (15/09/2005 tăng từ 290.000 lên 350.000đ, ngày 7/9/2006 tăng lên 450.000đ và từ ngày 1/10/2007 tăng lên 540.000đ) nên mức hưởng cũng tăng theo do đó số tiền chi trả trong năm cũng tăng lên. Song tốc độ tăng lại giảm dần từng năm, nguyên nhân do số lượng đối tượng tham gia dần ổn định tăng lên không nhiều qua các năm và đời sống của người lao động ngày càng được cải thiện nên rủi ro gặp phải trong cuộc sống cũng giảm. Dưới đây ta sẽ phân tích chi tiết tình hình chi trả cụ thể của mỗi loại chế độ như sau: Chi trả các chế độ thường xuyên: Các chế độ chi thường xuyên bao gồm chi trả lương hưu, trợ cấp tuất, trợ cấp công nhân cao su, MSLĐ, TNLĐ-BNN, trợ cấp 91, trợ cấp cán bộ xã. Số tiền chi trả cho các chế độ BHXH thường xuyên được lấy từ cả 2 nguồn quỹ BHXH và NSNN. 4 năm qua Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đã chi trả cho hơn 84.000 đối tượng thuộc các chế độ BHXH thường xuyên với số tiền chi trả là 1081.664trđ. Hàng năm Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đã chi trả các chế độ BHXH thường xuyên cho một số lượng đối tượng tương đối lớn, trung bình mỗi năm hơn 20.000 đối tượng, số đối tượng tăng đều qua các năm dẫn tới số tiền chi các chế độ thường xuyên cũng tăng lên. Trong đó từ nguồn NSNN vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể ( trên dưới 80%) với số lượng đối tượng lớn trên 17.000 người, còn từ nguồn quỹ BHXH chiếm tỷ lệ nhỏ hơn (trên dưới 20%) với số đối tượng trung bình là gần 4.000 người (biểu 8). Bảng 3: Tình hình thực hiện công tác chi các chế độ thường xuyên Đơn vị: triệu đồng Năm Quỹ NSNN Số người Số tiền (tr.đ) Số người Số tiền (tr.đ) 2005 3.016 24.635 17.707 148.891 2006 3.768 42.633 17.305 192.286 2007 4.269 61.106 17.001 239.347 2008 4.902 83.912 16.592 288.854 Tổng 15.955 212.286 68.605 869.378 (nguồn BHXH Tỉnh Sơn La) Nhìn vào bảng số liệu ta có thể mặc dù số tiền do NSNN đảm bảo luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên tuy nhiên tỷ trọng đó đang có xu hướng giảm xuống và khoảng cách giữa số tiền chi trả của quỹ và của NSNN đang có xu hướng rút ngắn lại. Năm 2005 số tiền chi thường xuyên từ nguồn quỹ BHXH là 24.635 trđ, còn từ nguồn NSNN 148.891 trđ gấp 6,04 lần quỹ BHXH; đến năm 2008 số tiền chi thường xuyên từ nguồn NSNN là 288.854 trđ chỉ còn gấp quỹ BHXH 3,44 lần với số tiền là 83.912 trđ, mặc dù vậy đây vẫn là một tỷ lệ khá cao. Nguyên nhân chính là do số đối tượng hưởng trợ cấp thường xuyên từ nguồn NSNN lớn hơn rất nhiều so với từ nguồn Quỹ BHXH, mặc dù các năm sau đó số đối tượng hưởng từ nguồn NSNN có xu hướng giảm xuống còn từ nguồn quỹ BHXH có xu hướng tăng lên nhưng khoảng cách vẫn rất lớn, trung bình gấp hơn 4 lần. Số tiền chi trả từ nguồn quỹ BHXH tăng mạnh qua các năm, sau 4 năm thì số tiền chi trả đã tăng lên 3,5 lần: từ 24.635 trđ lên tới 83.912 trđ, nguyên nhân chính là do số đối tượng do quỹ chi trả tăng lên. Mặc dù số đối tượng do NSNN chi trả giảm nhưng số tiền NSNN chi trả mỗi năm vẫn tiếp tục tăng lên, nguyên nhân có thể là do mức tiền lương tối thiểu trong thời gian qua liên tục tăng lên nên mức trợ cấp bình quân đầu người tăng lên làm cho tổng chi vẫn tăng lên mặc dù số đối tượng giảm đi. Trong thời gian qua số tiền chi trả các chế độ thường xuyên không ngừng tăng qua các năm: năm 2005 mới chỉ dừng ở mức 173.526 trđ nhưng đến năm 2008 đã lên tới 372.766 trđ (gấp hơn 2 lần), tốc độ phát triển bình quân là 129 %/ năm. Sở dĩ số tiền chi trả có tốc độ tăng nhanh như vậy là do 2 nguyên nhân sau: Một là: do số đối tượng hưởng trợ cấp thường xuyên trên địa bàn tỉnh Sơn La có xu hướng liên tục tăng qua các năm. Tuy nhiên ta thấy sự gia tăng này chỉ xảy ra ở bên nguồn quỹ BHXH còn bên NSNN chỉ có biến động giảm không có biến động tăng. Nhưng tổng số đối tượng so với năm trước vẫn tăng lên do đó số tiền chi trả cũng tăng lên. Hai là: do mức lương tối thiểu liên tục tăng trong thời gian qua (trong 3 năm 2005, 2006, 2007 như đã trình bày ở trên) làm cho số tiền chi trả bình quân 1 nguời tăng lên nên tổng số tiền chi trả cũng tăng lên. Năm 2005 số tiền chi trả bình quân cho một người là 8,37 trđ thì đến năm 2008 đã là 17,34 trđ (gấp 2,07 lần), tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 27%. Bảng 4: Số tiền chi trả các chế độ BHXH thường xuyên (2005-2008) Đơn vị: triệu đồng Năm Hưu trí Tuất Công nhân cao su MSLĐ TNLĐ-BNN Trợ cấp 91 Trợ cấp cán bộ xã 2005 150.136 2.391 - 21.143 820 327 1.069 2006 205.982 2.859 - 27.356 1.026 435 1.234 2007 259.584 3.504 - 34.297 1.164 550 1.350 2008 323.107 4.158 - 41.643 1.430 673 1.753 (nguồn BHXH Tỉnh Sơn La) Số liệu ở bảng 9 cho thấy, thời gian qua ở Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La số tiền chi trả trong tất cả các chế độ BHXH thường xuyên đều tăng lên. Trong đó số tiền chi trả cho chế độ hưu trí, tuất, trợ cấp cán bộ xã được lấy từ cả 2 nguồn là quỹ BHXH và NSNN; còn trợ cấp công nhân cao su, MSLĐ, TC 91 chỉ do nguồn NSNN đảm bảo do 3 chế độ này chỉ được áp dụng trước ngày 01/01/1995, sau ngày 01/01/1995 Bảo hiểm xã hội Việt Nam không tổ chức thực hiện 3 chế độ này nữa. Bởi vậy số đối tượng hưởng trợ cấp 3 chế độ này trên địa bàn có xu hướng giảm xuống do chết hoặc chuyển đi nơi khác, tuy nhiên số tiền chi trả trợ cấp cho số đối tượng này hàng năm lại không ngừng tăng lên do trong giai đoạn này nhà nước liên tục nâng mức lương tối thiểu chung (15/09/2005 tăng từ 290.000 lên 350.000đ, ngày 7/9/2006 tăng lên 450.000đ và từ ngày 1/10/2007 tăng lên 540.000đ). Chế độ TNLĐ-BNN thì chỉ do quỹ BHXH đảm bảo chi trả, số tiền chi trả hàng năm cho chế độ này không lớn lắm, bình quân mỗi năm 1.110 trđ, nguyên nhân có thể do trên địa bàn tỉnh Sơn La không có nhiều nhà máy công nghiệp mà chủ yếu là công nghiệp nhẹ và chế biến, hơn nữa việc đảm bảo an toàn cho người lao động rất được chú trọng nên tỷ lệ người bị TNLĐ-BNN hàng năm không nhiều, tuy nhiên số tiền chi trả vẫn tăng lên do tiền lương tối thiểu tăng lên. Chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi cho chế độ Hưu trí (hưu quân đội, hưu cán bộ, hưu xã phường) luôn chiếm trên 90% so với tổng chi thường xuyên, với số tiền chi trả bình quân mỗi năm là 234.702 trđ, trong đó tỷ trọng chi trả của quỹ BHXH so với tổng chi nhỏ hơn so với NSNN, tuy nhiên có xu hướng tăng lên do số đối tượng hưởng lương hưu từ nguồn NSNN có xu hướng giảm dần qua các năm, ngược lại số đối tượng hưởng lương hưu từ nguồn Quỹ BHXH lại có xu hướng tăng nhanh, bởi vì NSNN chỉ chi trả cho những đối tượng về hưu trước ngày 01/01/1995 nên cùng với thời gian số đối tượng chỉ giảm đi do các nguyên nhân như chết hoặc chuyển đi chứ không tăng lên, trong khi đó số người về hưu sau ngày 01/01/1995 lại ngày càng tăng lên. Mặc dù vậy số tiền chi trả lương hưu thường xuyên của NSNN vẫn rất lớn vì số đối tượng hưởng lương hưu thuộc NSNN đảm bảo hiện vẫn tương đối đông. - Chi trả các chế độ BHXH một lần: hiện nay Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đang thực hiện chi trả một lần cho các chế độ: hưu trí (Theo điều 54, 55 Luật BHXH), tuất, TNLĐ-BNN, mai táng phí. Trong đó chế độ hưu trí một lần, TNLĐ-BNN một lần do quỹ BHXH đảm bảo chi trả; còn trợ cấp tuất một lần và MTP thì do cả 2 nguồn Quỹ BHXH và NSNN chi trả. Bảng 5: Tình hình thực hiện chi các chế độ một lần Đơn vị: triệu đồng Năm Quỹ NSNN Tổng Số tiền bình quân (trđ/ng) Số người Số tiền (tr.đ) Số người Số tiền (tr.đ) 2005 764 2.389 401 849 3.238 2,8 2006 868 4.495 461 1.218 5.713 4,3 2007 587 5.666 397 1.618 7.284 7,4 2008 830 10.393 427 2.063 12.456 9,9 (nguồn BHXH Tỉnh Sơn La) Qua bảng số liệu trên ta thấy trong 4 năm qua Bẩo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đã thực hiện chi trả cho trung bình hơn 1000 người mỗi năm với mức chi trả trung bình hàng năm là 7.172 trđ, số tiền bình quân mỗi người trong 4 năm là 6,1 trđ. Tuy số đối tượng nhận trợ cấp từ cả 2 nguồn quỹ BHXH và NSNN có lúc giảm hoặc tăng nhưng tổng số tiền chi trả các chế độ BHXH một lần liên tục tăng qua các năm, nguyên nhân do mức lương tối thiểu tăng trong cả 3 năm 2005, 2006, 2007. Số tiền chi trả bình quân mỗi người cũng tăng lên do mức tăng của số tiền luôn lớn hơn mức tăng của số đối tưọng hưởng các chế độ (số tiền bình quân năm 2005 là 2,8 trđ/ng, năm 2008 tăng lên đến 9,9 trđ/ng gấp hơn 3,5 lần). Khác hẳn với các chế độ thường xuyên, các chế độ BHXH một lần có số tiền chi trả từ nguồn quỹ BHXH chiếm tỷ lệ chủ yếu và tăng liên tục (năm 2005 số tiền chi từ nguồn quỹ BHXH là 2.389 trđ chỉ chiếm 73,78% trong tổng số tiền chi trả các chế độ một lần thì năm 2008 tăng lên đến 83,44% với số tiền là 10.393 trđ). Lý do vì số đối tượng hưởng một lần từ nguồn quỹ BHXH lớn hơn so với từ nguồn NSNN. Số đối tượng nhận trợ cấp từ cả 2 nguồn quỹ BHXH và NSNN đều có xu hướng tăng lên qua mỗi năm, nhưng đặc biệt ta thấy năm 2007 số đối tượng nhận trợ cấp từ cả 2 nguồn đều giảm mạnh (từ nguồn quỹ BHXH giảm từ 868 người năm 2006 xuống còn 587 người giảm gần 1,5 lần; từ nguồn NSNN giảm từ 461 người xuống còn 397 người giảm hơn 1,16 lần). Tuy vậy số tiền chi trả từ cả 2 nguồn này vẫn tăng lên và số tiền bình quân mỗi người cũng tăng ở mức khá cao (từ 4,3 trđ/ng lên 7,4 trđ/ng gấp 1,72 lần). Nguyên nhân của tình hình có lẽ do trong năm 2006 đa số những người về hưu một lần đều có số năm đóng BHXH tương đối nhiều cho nên số tiền chi trả trợ cấp hưu trí một lần tương đối cao. 2.3.4 Công tác giải quyết các chế độ BHXH Tính đến 31/12/2008 Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đang quản lý 21.494 đối tượng hưởng các chế độ BHXH, số đối tượng này được chi trả chế độ thường xuyên đúng kỳ hàng tháng. BHXH Sơn La đã áp dụng CNTT trong việc xét duyệt các chế độ đúng với quy định của chính sách, chính xác về mức hưởng, đảm bảo thời gian giải quyết ngắn hơn quy định thực hiện đúng thủ tục hồ sơ. Năm 2009 đã giải quyết thêm 1.191 hồ sơ đối tượng được hưởng các chế độ BHXH. Trong đó: + Hưu trí: có 679 người ( tăng 14 người so với năm 2008) + Trợ cấp tuất: 252 người. + Giải quyết cho 208 người hưởng trợ cấp BHXH 1 lần theo điều 55 Luật BHXH (tăng 35 người). + Tai nạn LĐ-BNN: 13 người (tăng 2 người) Xét duyệt cho 13.791 lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ với tổng số tiền chi trả 12,5 tỷ. Trong đó: ốm đau 3,1 tỷ; trợ cấp thai sản 8,8 tỷ; dưỡng sức phục hồi sức khoẻ: 600 triệu. Nhìn chung công tác giải quyết chế độ chính sách cho các đối tượng được thực hiện đúng Luật Bảo hiểm xã hội và quy định của Chính phủ và các Bộ, ngành và Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH. Trong năm 2009 đã tập trung điều chỉnh lương hưu và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 34/2009/NĐ-CP ngày 06/4/2009 cho hơn 21 nghìn đối tượng, rút hồ sơ để giải quyết cho hơn 2.137 đối tượng hưởng phụ cấp khu vực một lần theo Nghị định số 122/2008/NĐ-CP với số tiền hơn 22,9 tỷ đồng đây là khối lượng công việc lớn phát sinh lớn song CBVC BHXH tỉnh đã cố gắng hoàn thành trong thời gian ngắn được đối tượng khen ngợi. Giải quyết các chế độ chính sách cho 1.191 người; trong đó hưu trí 679 người; trợ cấp TNLĐ hàng tháng 15 người; trợ cấp tuất hàng tháng 14 người; trợ cấp tuất 1 lần 252 người; trợ cấp BHXH 1 lần 208 người; trợ cấp TNLĐ 1 lần 13 người; trợ cấp cán bộ xã 10 người. Xét duyệt hồ sơ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ cho 13.791 lượt người với số tiền 12,5 tỷ đồng; trong đó ốm đau: 3,1 đồng; thai sản: 8,8 tỷ đồng; dưỡng sức phục hồi sức khoẻ: 600 triệu đồng. Công tác giải quyết chế độ chính sách được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả trên cơ sở ứng dụng phần mềm quản lý chế độ chính sách vì thế luôn đảm bảo tính chính xác về chế độ, kịp thời về thời gian, đúng biểu mẫu thống nhất theo quy định. 2.3.5 Công tác kế hoạch-tài chính Thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về sử dụng các nguồn thu- chi quỹ BHXH, BHYT, chi hoạt động của bộ máy. Thực hiện chế độ báo cáo đúng thời gian quy định. Thực hiện tốt quản lý đối tượng cắt, giảm đúng thời gian. Trong năm 2009 tổng kinh phí chi trả các chế độ BHXH gần 500tỷ, tăng hơn 105 tỷ so với năm 2008. Trong đó: + Chi từ ngân sách Nhà nước đảm bảo : 334,4 tỷ đồng + Chi từ quỹ BHXH : 143,9 tỷ đồng + Cấp ứng kinh phí KCB cho các huyện, TP và cơ sở : 100 tỷ đồng Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra Bảo hiểm xã hội các huyện, thành phố thực hiện chế độ tài chính kế toán. Làm tốt công tác tổng hợp quyết toán tài chính quý, năm, đảm bảo đúng chế độ. So với năm 2008 có nhiều tiến bộ, quyết toán đảm bảo về thời gian chất lượng, thực hiện chi trả lương cho CBVC cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh qua tài khoản (thẻ ATM). Qua kiểm tra và duyệt quyết toán năm 2008, toàn ngành thực hiện đúng quy định về chế độ quản lý tài chính. Hàng tháng chi trả một khối lượng tiền mặt lớn bình quân hơn 40 tỷ, luôn đảm bảo an toàn tiền mặt trong quá trình chi trả; lương hưu và trợ cấp BHXH luôn đến tay đối tượng đúng ngày, đủ số. Quản lý chi bộ máy tiết kiệm, đảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ, nghiệp vụ phí cho toàn ngành và trang sắm tài sản cải thiện điều kiện làm việc. 2.3.6 Công tác kiểm tra Năm 2008, Phòng kiểm tra đã tiến hành kiểm tra thu BHXH, BHYT tại 08 đơn vị SDLĐ, hầu hết các đơn vị chấp hành nghiêm túc công tác trích nộp BHXH, BHYT, báo cáo tăng, giảm lao động kịp thời, nộp đúng kỳ hạn. Kiểm tra việc thực hiện các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ tại 08 đơn vị phát hiện tại Công ty cổ phần XD II Sơn La; Công ty CPXSVLXD số 1 Sơn La; Công ty chè Mộc Châu, Phòng giáo dục đào tạo huyện Yên Châu, các đơn vị này còn thực hiện việc chi trả các chế độ ốm đau, thai sản sai quy định số tiền phải thu hồi là 65.275.000 đồng. Công tác tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân: Đã tiếp nhận 297 đơn; trong đó khiếu nại 06 đơn; tố cáo 11 đơn; xin hưởng lại trợ cấp MSLĐ 29 đơn; hỏi chế độ chính sách 54 đơn; còn lại là đơn khác Bảohiểm xã hội tỉnh đã giải quyết dứt điểm theo thẩm quyền. Bảo hiểm xã hội các huyện, thành phố đã làm tốt công tác tự kiểm tra. Như BHXH huyện Sốp Cộp, Mường La thẩm định thanh quyết toán chi phí KCB và đã phát hiện việc sử dụng kinh phí KCB của Bệnh viện Đa khoa sai quy định, đề nghị xuất toán 16.797.733 đồng. Năm 2009 Bảo hiểm xã hội tỉnh đã tổ chức kiểm tra công tác trích nộp BHXH, BHYT, thanh quyết toán các chế độ BHXH, BHYT tại 10 đơn vị đó là: Trường đại học Tây Bắc, Phòng giáo dục đào tạo thành phố Sơn La, Cty cổ phần tư vấn đầu tư giao thông Sơn La, Cty cổ phần cấp nước Sơn La, Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Sốp Cộp, Cty TNHH Nhà nước 1 thành viên Môi trường đô thị Sơn La, Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Bắc Yên, Cty cổ phần Đầu tư và XD Mộc Châu, Cty cổ phần Mía đường. Qua công tác kiểm tra, nhìn chung các đơn vị đã thực hiện nghiêm túc việc trích nộp BHXH, BHYT và thanh quyết toán các chế độ BHXH, BHYT cho người lao động.Bảo hiểm xã hội tỉnh đã phối hợp với Sở y tế Sơn La kiểm tra thanh quyết toán chi phí KCB tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sốp Cộp; Bệnh viện lao và bệnh phổi Sơn La. Qua kiểm tra Bệnh viện huyện Sốp Cộp thanh toán chi phí KCB sai chế độ với số tiền 10.277.279 đồng.Kiểm tra việc thực hiện thanh quyết toán chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ 10 đơn vị phát hiện thanh toán sai quy định và quyết định thu hồi số tiền 55.904.278 đồng.Công tác xử lý sau kiểm tra: qua các đợt kiểm tra BHXH tỉnh đã truy thu tiền BHXH, BHYT của Cty TNHHNN 1 thành viên Môi trường Đô thị với số tiền là: 30.031.000 đồng; thu hồi tiền thanh toán sai chế độ ốm đau, thai sản của 2 đơn vị (Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sốp Cộp và Công ty cổ phần Mía đường Sơn La) với số tiền 25.500.578 đồng, đồng thời thoái trả 842.400 đồng tiền BHXH, BHYT do thu thừa tại trường Đại học Tây Bắc. Thực hiện tiếp 40 lượt công dân và giải quyết kịp thời 131 đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định; trong đó hỏi chế độ 67 đơn, đề nghị hưởng tiếp chế độ 23 đơn, khiếu nại 07 đơn, tố cáo đối tượng khai man thời gian công tác và tuổi đời để hưởng ché độ BHXH 09 đơn, đơn khác 25 đơn. 2.3.7 Công tác giám định BHYT Công tác giám định BHYT mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về biên chế thiếu, khối lượng công việc lớn với trên 86 vạn người có thẻ BHYT, nhưng với sự cố gắng của đội ngũ CBVC cùng với sự phối hợp chặt chẽ với các cơ sở KCB nên công tác giám định BHYT đã thực hiện và đạt được kết quả tốt. Bảo hiểm xã hội tỉnh đã ký kết hợp đồng với 22 cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh, đã thực hiện giám định cho trên 664.282 nghìn lượt bệnh nhân BHYT với chi phí KCB tại tỉnh đạt trên 71,691 tỷ (chưa kể chi KCB ngoại tỉnh). Trong năm tiếp tục thực hiện phân cấp giám định và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn huyện đối với Bảo hiểm xã hội các huyện: Thuận Châu; Quỳnh Nhai; Bắc Yên và Mường La, đưa tổng số đơn vị thực hiện phân cấp trên toàn tỉnh là 8/11 đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi trong thanh quyết toán chi phí KCB đối với cơ sở y tế. Thực hiện Quyết định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc sử dụng chương trình thống kê chi phí khám chữa bệnh BHYT, trong năm 2008, Bảo hiểm xã hội Sơn La đã trao đổi, thống nhất triển khai thí điểm tại 4 cơ sở khám chữa bệnh BHYT tuyến tỉnh và hiện đang triển khai cho các cơ sở KCB tuyến huyện nhằm giảm thiểu thời gian, công việc cho quyết toán chi phí KCB. 2.4. Các kết quả đã đạt được. 2.4.1. Các thành tựu chung của BHXH tỉnh Sơn La và tỉnh Sơn La Trong những năm qua, ngành BHXH nói chung và BHXH tỉnh Sơn La nói riêng đã có được những bước đột phá, những bước tiến rất quan trọng tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của toàn ngành, và của BHXH tỉnh Sơn La cả về mặt tổ chức và thực hiện chức năng của mình. Quỹ tài chính của BHXH Tỉnh đã được ổn định và phát triển trên cơ sở hình thành được quỹ BHXH độc lập ngoài NSNN. Với nguồn đóng góp chủ yếu là từ NLĐ và NSDLĐ. Quá trình tạo lập và sử dụng quỹ BHXH được tiến hành theo nguyên tắc có đóng mới có hưởng. Chính vì vậy mà các quan hệ tài chính trong BHXH đã rõ ràng, việc quản lý quĩ được thực hành rất tốt, phục vụ tốt hơn quyền lợi của NLĐ và NSDLĐ. Do đó trong thời gian này BHXH Tỉnh đã gặt hái được rất nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực.Trung bình mỗi năm, từ 2005 – 2009 có 26.348người đăng ký tham gia BHXH với mức thu gần 467 tỷ đồng. Số người tham gia BHXH ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước; số tiền thu được cũng tăng lên(xem bảng 1) Bảng 1: Số thu BHXH tại BHXH tỉnh Sơn la 2005-2009 Đơn vị triệu đồng Năm Số tiền thu ( triệu đồng) đạt % kế hoạch 2005 151.920 108% 2006 203.043 114% 2007 239.324 109% 2008 334.823 103% 2009 467.623 110% ( Nguồn: BHXH Sơn La) Công tác chi trả các chế độ BHXH được giải quyết theo quy trình khép kín, tập trung vào một đầu mối, đảm bảo an toàn, kịp thời, công khai và công bằng. Đặc biệt, đối với chế độ hưu trí, MSLĐ, trợ cấp hàng tháng, BHXH tỉnh đã thực hiện chi trả đến tận tay người thụ hưởng theo địa bàn cư trú tại phường, xã có sự tham gia của các cấp chính quyền và công an trong suốt quá trình chi trả(xem bảng Bảng 2: Chi trả các chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Sơn La Đơn vị triệu đồng Năm Tổng số tiền chi trả(triệu đồng) 2005 13.783 2006 55.630 2007 66.909 2008 67.270 2009 65.327 (Nguồn :BHXH tỉnh Sơn La) Đóng góp vào những kết quả trên của BHXH tỉnh Sơn La phải kể đến vai trò và sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh , sự kết hợp của ủy ban, ban hưu trí, đại diện chi trả các xã, sự tạo điều kiện của các cơ quan đóng trên địa bàn tỉnh, sự đoàn kết, nhất trí , quyết tâm của tập thể CBCNV và ban lãnh đạo cơ quan nên hàng năm BHXH tỉnh Sơn La đều hoàn thành các chỉ tiêu của BHXH tỉnh giao cho với tinh thần năm sau cao hơn năm trước, chất lượng hơn, cụ thể như sau: * Công tác đảng, đoàn thể: Là một cơ quan từ khi thành lập đến nay có tất cả 8 cán bộ viên chức trong đó có một cán bộ hợp đồng. Về tổ chức công đoàn: là một công đoàn cơ sở trực thuộc liên đoàn lao động tỉnh Sơn La ngày càng củng cố và phát triển thêm đoàn viên công đoàn. Với tinh thần và trách nhiệm cao nên hàng năm đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong công tác công đoàn, được liên đoàn lao động tỉnh Sơn La đánh giá là công đoàn cơ sở vững mạnh hàng năm. * Công tác đối chiếu quỹ BHXH: các số liệu tính toán, cập nhật của cơ sở, huyện, tỉnh được thống nhất, ổn định hơn, việc thực hiện nghĩa vụ tính đóng BHXH theo điều luật 141,149 dần ổn định hơn. * Công tác duyệt và cấp kinh phí chi trả chế độ( ốm đau, thai) ngày càng ổn định, giải quyết kịp thời ngay sau khi cơ sở tập hợp và gửi chứng từ lên BHXH tỉnh, đảm bảo đúng nguyên tắc về thủ tụctheo qui định của Bộ tài chính và BHXH cấp trên. *Công tác chi trả lương hưu, các chính sách xã hội : đảm bảo được thời gian quy định của tỉnh, tạo được niềm tin đối với cán bộ hưu trí trên địa bàn huyện, công tác quản lý tiền mặt, các thủ tục chứng từ thanh quyết toán của xã, huyện, tỉnh đảm bảo kịp thời, đúng nguyên tắc. * Công tác cấp sổ BHXH : cơ bản được hoàn thành góp phần củng cố bổ sung các văn bản hồ sơ của cán bộ công chức thực hiện chỉ thị 15 của Bộ chính trị và các chỉ thị của tỉnh. *Tham gia các hoạt động tại địa phương: Cơ quan BHXH huyện luôn có sự lãnh đạo trực tiếp của huyện ủy, UBND tỉnh .Mỗi cán bộ viên chức ngành BHXH tỉnh luôn xác định trách nhiệm của mình là phục vụ thế nào để đáp ứng nhu cầu mong đợi của người dân trên địa bàn. Với tinh thần trách nhiệm đó, trong thời gian qua BHXH Tỉnh Sơn La đã tổ chức động viên cán bộ công chức tham gia đầy đủ của Huyện phát động như: Phong trào thi đua kỷ niệm của dân tộc, đất nước. Các phong trào xây dựng quĩ do hội phụ nữ huyện phát đọng, phong traò ủng hộ đồng bào bị thiên tai, phong trào vì trẻ thơ một cách đầy đủ và hiệu quả, tạo được mối quan hệ giữa các phòng ban, ngành, xã với cơ quan BHXH tỉnh. Với khách quan công tác trên BHXH tỉnh Sơn La sơn được tỉnh đánh giá cao trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ của ngành giao cho. 2.4.2 Kết quả của công tác thu quĩ BHXH Ngay từ lúc mới thành lập, tập thể cán bộ công nhân viên cơ quan BHXH Tỉnh Sơn La đã tập trung, chú trọng cho công tác thu BHXH. Chính vì vậy mà các chỉ tiêu thu theo kế hoạch của BHXH tỉnh luôn luôn hoàn thành xuất sắc,kết quả thu BHXH năm sau luôn cao hơn năm trước với tốc độ phát triển cao. Sau đay là một số kết quả cụ thể: Về tổng số thu BHXH : Bảng 3: Số thu BHXH tại BHXH tỉnh Sơn La qua các năm (Triệu đồng) Năm Số thu (triệu đồng) Tốc độ phát triển % 2005 151.920 - 2006 203.043 33,6% 2007 239.324 17,86% 2008 334.823 33,9% 2009 467.623 39,6% Cộng 1396.733 - ( Nguồn: BHXH tỉnh Sơn La) Như vậy, sau 7 năm hoạt động BHXH Tỉnh Sơn La đã tạo lập được nguồn quĩ BHXH rất lớn với số tiền là 34.738 triệu đồng , tức là bình quân mỗi năm thu được 4962 triệu đồng . Đây là con số rất có ý nghĩa đối với giai đoạn đầu phát triển của ngành BHXH nói chung và của BHXH Tỉnh Sơn La nói riêng. Nó phản ánh được những cố gắng, nỗ lực, tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ CBCNV và ban lãnh đạo cơ quan BHXH tỉnh Sơn La. Chính những cố gắng, nỗ lực đó làm cho số thu BHXH không ngừng tăng lên qua các năm. Để đạt được kết quả như trên, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của cơ quan BHXH Tỉnh Sơn La, còn có một số yếu tố sau: + Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH : đối với khối doanh nghiệp Nhà nước và khối hành chính sự nghiệp thì lao động càng làm việc lâu năm thì mức lương càng tăng dần dẫn đến hệ số lương để tính nộp BHXH cũng tăng. Mặt khác, do sự phát triển của nền kinh tế nước ta, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, nhu cầu cho cuộc sống ngày càng lớn, đòi hỏi phải có thu nhập càng lớn. Vì vậy, trong 7 năm qua, Nhà nước ta đã 3 lần tăng mức lương tối thiểu từ 120.000đ đến 144.00đ đến 180.000 đ và hiện nay là 210.000 đ mà lương hưu của khu vực này lại tính theo hệ số.Do đó, mức lương được tăng lên, làm cho số phải nộp cho quỹ BHXH cũng phải tăng lên.cũng do sự phát triển của nền kinh tế mà quá trình SXKD của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thuận lợi nhưng số doanh nghiệp tham gia BHXH còn rất ít. Do các doanh nghiệp này lợi dụng người lao động không có việc làm nên không trích nộp BHXH cho người lao động .Bên cạnh đó, ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hầu như không có công đoàn nên việc đòi hỏi và đấu tranh cho người lao động còn rẫt bị hạn chế. + Số đơn vị tham gia BHXH ngày một gia tăng; số lượng lao động tham gia BHXH tăng không đáng kể. 2.4.3.1 Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Hiện nay trên địa bàn Tỉnh Sơn La có nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trên các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh như: Xây dựng dân dụng, giao thông thủy lợi, mộc dân dụng... Tuy có nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh,nhưng chưa có doanh nghiệp nào đăng ký thực hiện nghĩa vụ BHXH cho người lao động theo quy định tại điều 149 của bộ luật lao động.nguyên nhân chủ yếu do: Về phía chủ doanh nghiệp: Chủ sử dụng lld ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhận thức chưa đầy đủ về nghĩa vụ, trách nhiệm trong việc thực hiện đóng BHXH cho người lao động. Còn né tránh việc thực hiện chế độ BHXH cho người lao động.khi sử dụng lao động các doanh nghiệp không có hợp đồng cụ thể.lợi dụng kẽ hở của luật pháp, như không hợp đồng với người lao động, hợp đồng miệng, hợp đồng ngắn hạn, hợp đồng theo công trình , theo mùa vụ... Do đó BHXH Tỉnh Sơ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26008.doc
Tài liệu liên quan