Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả bền vững trong một số dự án nuôi tôm ven biển

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TẾ CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP & KINH TẾ 3

NÔNG THÔN 3

I. Vai trò của các dự án trong phát triển kinh tế-xã hội . 3

I.1 Khái niệm về dự án đầu tư. 3

I.2.Vai trò của các dự án đầu tư với phát triển kinh tế -xã hội 4

II.Phát triển bền vững và yêu cầu phát triển bền vững trong các dự án. 9

II.1. Phát triển bền vững là gì ? 9

II.2. Bền vững trong thuỷ sản và các chính sách về phát triển bền vững. 12

II.3. Phương pháp xác định, đánh giá phát triển bền vững. 19

II.3.1. Tiêu chí đánh giá bền vững về mặt kinh tế . 19

II.3.2.Các chỉ tiêu đánh giá bền vững về mặt xã hội . 28

II.3.3.Các chỉ tiêu đánh giá mức độ bền vững về môi trường. 30

CHƯƠNG II 33

ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG TRONG MỘT SỐ DỰ ÁN NUÔI TÔM VEN BIỂN Ở VIỆT NAM 33

I.Đánh giá tổng quan các dự án nuôi tôm ven biển. 33

II.Đánh giá tính bền vững của các dự án nuôi tôm ven bỉên. 36

II.1 Dự án nuôi tôm công nghiệp ven đường 14 Kiến Thuỵ+Đồ sơn -TP Hải Phòng. 36

1.Tổng quan về dự án 36

2. Đánh giá mức độ bền vững về kinh tế của dự án . 37

II.Dự án khu nuôi tôm công nghiệp ở Quỳnh lưu -Quỳnh Lộc -Nghệ an 53

II.1. Sơ lược về dự án . 53

II.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án nuôi tôm công nghiệp ở Quỳnh Lưu. 54

II.2.2.Đánh giá hiệu quả xã hội của dự án nuôi tôm công nghiệp ở Quỳnh Lưu. 62

II.2.3.Đánh giá hiệu quả môi trường của dự án nuôi tôm công nghiệp ở Quỳnh lưu. 65

CHƯƠNG III: 67

NHỮNG BIỆN PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO TÍNH BỀN VỮNG CỦA DỰ ÁN NUÔI TÔM VEN BIỂN. 67

I.Yêu cầu về tính bền vững trong phát triển kinh tế- xã hội ở các vùng ven biển . 67

II . Phương hướng nâng cao tính bền vững trong các dự án nuôi tôm ven biển. 70

III. Biện pháp nâng cao tính bền vững trong các dự án nuôi tôm ven biển. 74

KẾT LUẬN 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

 

 

 

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả bền vững trong một số dự án nuôi tôm ven biển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o nhà nước. 2. Đánh giá mức độ bền vững về kinh tế của dự án . Nguồn vốn đầu tư và phân bổ nguồn vốn đầu tư. Tổng nguồn vốn đầu tư của dự án là : 73204354837,50 đồng . Trong đó nguồn vốn tự có là : 11514415941 đồng chiếm 15%. Nguồn vốn vay ưu đãi là : 35335597498 đồng , chiếm 49% . Nguồn vốn ngân sách cấp là : 26354341398 đồng nó chiếm 36% tổng vốn đầu tư . Biểu diễn trên đồ thị Bảng 1: Suất đầu tư cho 1 ha mặt nước nuôi tôm . Đv:1000đồng STT Nguồn vốn Tổng vốn Tổg DT nuôI Suất đầu t/ha * Vốn đầu t XDCB-TSCĐ 73204355 173 432147 1 vốn NS đầu tư CSHT 26345314 173 152337 2 vốn đầu tư của XN 46850013 173 270809 Trong đó : Vốn vay ưu đãI ĐT 35335598 173 204252 Vốn tự có 11514416 173 66557 Chi phí và giá thành . Khi sản xuất ổn định đạt năng suất thiết kế, nhưng còn phải trả lãi vay (vốn lưu động và vốn đầu tư ), thì chi phí sản xuất cho 1 ha là : Cho một vụ nuôi tôm : - Chi phí sản xuất : 187.387 triệu /ha . - Giá thành cho một tấn tôm: 62,6 triệu/ tấn Cho vụ nuôi cua : - Chi phí sản xuất : 53,55 triệu / ha . - Giá thành 1 tấn cua : 66,94 triệu /tấn Khi sản xuất ổn định và đã trả hết vốn vay ( từ năm thứ 8 của dự án ) Vụ nuôi tôm : - Chi phí sản xuất : 174,548 triệu / ha - Giá thành 1 tấn tôm: 58,182 triệu / tấn Vụ nuôi cua : - Chi phí sản xuất : 43,706 triệu /ha - Giá thành của 1 tấn cua: 54,633 triệu /tấn Nhu cầu vay vốn lưu động . Trong thành phần chi phí có một số chi phí có thể trả vào cuối kỳ, sau khi thu hoạch( lãi vay và thuế,,,vv). Ngoài ra hộ sản xuất có vốn tự có (tiền mặt, nhân công ) và chính vì vậy nó làm giảm các khoản chi phí về nhân công , các chi tiêu cần tiền mặt ở quy mô nhỏ khác. Do vậy nhu cầu vay vốn lưu động lớn nhất cho một ha là : 120 triệu cho một vụ . Tổng vốn lưu động cho dự án cần vay là : 20,760 triệu đồng /vụ Chu kỳ lãi vay 5-6 tháng, lãi suất tính : 0.81%/tháng Bảng 2 : Bảng tổng nhu cầu vốn Đơn vị : 1000 đồng STT Nguồn vốn Tổng lượng vốn Suất đâù t/1 ha I Vốn đầu tư ngân sách cấp 73204355 423147 - Vốn ngân sách cấp 26354341 152337 Vốn XN vay ngoàI , 35335598 204252 Vốn tự có của dân 11514416 66557 II Vốn lưu động cần vay 20760000 120000 2.Phân tích các chỉ tiêu tài chính của dự án . Ta tiến hành tính và thu được các nhận xét sau về các chỉ tiêu này . Giá trị hiện tại ròng NPV của cả đời dự án 20 năm : 116,167 >0 Tỷ suất thu hồi nội bộ : IRR=19,88% Lớn hơn rất nhiều so với định mức chỉ tiêu IRR là 7% và đáp ứng tỷ lệ khuyến cáo đầu tư của các tổ chức kinh tế IMF, WB, AB (IR>15%). Thời gian hoàn vốn đầu tư : 7 năm kể từ khi bắt đàu công việc xây dựng cơ bản cho đến khi hết dự án . T=Ivo-(W+D)pv < 0 -Đến năm thứ sáu của dự án các hộ nuôi đã tích luỹ được vốn để sản xuất do vậy không phải trả vốn vay ưu đãi . Đến năm thứ 8 đã thanh toán sông gốc vốn vay ưu đãi và bắt đầu có tích luỹ . Tỷ suất sinh lời B/C của dự án ( tính cho năm ổn định sản xuất ): ( B/C= 1.52 >1). Hoàn toàn mang tính khả thi . Bảng 3 : Các chỉ tiêu tài chính. chỉ tiêu NPV 116.167 IRR 21.97 T 7 B/C Tôm:1.52 Cua 1.2 Qhv Tôm 58.48 Cua 29.69 Bhv Tôm 5555.5 Cua 2374.8 Trong đó : Qhv là sản lượng hoàn vốn , doanh thu hoà vốn là Bhv, thời gian tính toán dự án là 20 năm. Phân tích độ nhạy của dự án . Xét độ nhạy cảm. Các yếu tố : -Tổng vốn đầu tư, giá bán sản phẩm, giá mua thức ăn, chăn nuôi, mua giống, tỷ suất chiết khấu có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của dự án, đến tính khả thi của dự án .Nhằm xem xét trong các yếu tố đó yếu tố nào có tác động ảnh hưởng lớn nhất đến NPV, chúng ta phải đi xem xét và tính toán. ở đây chúng ta giả sử cho các yếu tố này thay đổi 10% để tiến hành phân tích, từ đó rút ra các vấn đề cần quan tâm, nhằm phần nào hạn chế các yếu tố tiêu cực tác động lên dự án mặt khác phát huy các yếu tố tác động tích cực . Qua phân tích chúng ta thấy rằng: Giá bán tôm thành phẩm và giá mua thức ăn là hai yếu tố tác động tác động mạnh nhất đến NPV, mỗi 1% thay đổi của nó làm cho NPV thay đổi 3,93% và 1% (xem bảng độ nhạy ). Vì vậy, trong quá trình quản lý phải hết sức quan tâm đến hai yếu tố này, mặt hác nó cũng phụ thuộc vào chính sách vĩ mô của nhà nước . Bảng 4: Độ nhạy của dự án Yếu tố thay đổi NPV % thay đổi Chỉ sốnhạy cảm của NPV yếu tố khi thay đổi Không đổi 116.1669675 0 0 VĐT tăng 10% 109.31604 -5.9 -0.59 Giá TĂ tăng tăng 10% 105.4132943 9.26 -0.93 Giá mua tôm tăng 10% 113.6555844 -2.16 -0.22 Giá bán tôm tăng 10% 70.599871 -39.26 -3.93 Tỷ suất CK tăng 10% 105.039541 -9.58% -0.96 Để xem trường hợp xấu nhất xảy ra khi giá mua thức ăn và giá bán sản phẩm tăng và giảm tương ứng là 20% thì : NPV = 34445427 nghìn đồng IRR = 7,52% (>IRR định mức =7%) Xét độ rủi ro : Những điều kiện tự nhiên như thời tiết và khí hậu, dịch bệnh thường ảnh hưởng mạnh đến sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản, đây là một đặc điểm tự nhiên của ngành thuỷ sản chính vì vậy chúng ta giả định là cứ ba năm sản xuất thì có một năm mất trắng, như vậy chỉ còn hai năm được mùa .Khi đó : Xác suất rủi ro là : p = 3-2 =33,33% 3 Nếu xét đến rủi ro với xác suất 33,33% thì hệ số hoàn vốn nội bộ IRRgiảm đi còn lại : IRRtt 21,97% IRRrr = ----------------- = ----------- = 16,5% 1+0,3333 1,333 Như vậy dự án vẫn có tính hiệu quả cho trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, nó phù hợp với khuyến cáo của các tổ chức kinh tế thế giới như IMF, WB, AB.. với mức IRR=15% cho ngành nuôi trồng thuỷ sản . Kế hoạch vay trả nợ của dự án . Sau khi giai đoạn xây dựng cơ bản được kết thúc thì dự án phải đến năm thứ 5 mới bắt đầu có lãi và mới bắt đầu trả nợ .Và cho đến năm thứ 8 thì dự án bắt đầu có lãi . Trong đó vốn ngân sách nhà nước được thu hồi dưới dạng khấu hao, vốn vay xây dựng cơ bản được tính lãi : 0,58%/ tháng cho vốn vay ưu đãi của nhà nước và 0,81 %/tháng với vốn lưu động. Phân tích điểm hoà vốn (sản lượng và doanh thu hoà vốn của dự án ). Sản lượng hoà vốn của toàn vùng dự án được tính cho 10 năm đầu tiên của dự án là : Cho vụ nuôi cua năm TC FC Qhv DThv 1 2.677 2361 29,57 2.365,53 2 6.078 3508 43,97 3.517,91 3 8.629 4368 54,73 4378,33 4 8.629 4368 54,74 4378,33 5 8.629 4368 54,75 4378,33 6 7.651 4368 54,7 4376,09 7 7.651 4368 54,7 4376,09 8 7.651 3390 42,47 3397,92 9 7.651 3390 42,47 3397,92 10 7.651 3390 42,47 3397,92 Tính điểm hoà vốn cho vụ chính nuôi tôm. Năm TC FC VC Qhv DThv 1 8883,9 5768,9 3115.1 61,1 5804,2 2 21310,4 8848,9 12461.5 93,52 8884,8 3 31550,6 11159 21747.9 117,8 11191,1 4 32907 11159 22392.2 117,8 11189,1 5 33488,2 11159 22392.2 117,77 11188,3 6 32479,3 10150,1 22392.2 117,77 11188,3 7 32479.3 10150,1 22392.2 117,77 11188,3 8 30196.8 7867,6 22392.2 117,77 11188,3 9 30196.8 7867,6 22392.2 117,77 11188,3 10 30196.8 7867,6 22392.2 117,77 11188,3 2.Đánh giá hiệu quả bền vững về mặt xã hội của dự án . Các hiệu quả khác như dự án sẽ đem lại cho nền kinh tế trong vùng phát triển do tăng cung các nguyên vật liệu cho hoạt động của dự án cũng như kích thích sản suất nguyên vật liệu cung cấp cho dự án, nhờ thu nhập cao kéo theo sức mua của người dân tăng lên kích cầu trong các ngành cung ứng và sản xuất khác trong địa bàn phát triển cũng như trong phạm vi nền kinh tế quốc dân . Chính từ các nguồn thu từ thuế của dự án đem lại góp phần làm tăng ngân sách cho địa phương nhờ vậy mà có thể tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng và cho phúc lợi xã hội . Khi dự án này đi vào thực hiện, nó đã đem lại một hiệu quả lớn về mặt xã hội cho vùng dân cư của dự án, nhưng để xem chúng có thật sự bền vững hay không chúng ta phải đi đánh giá các chỉ tiêu . Số lao động có thêm việc làm . Khi dự án ra đời đã góp phần giải quyết việc làm cho vùng dân cư, sau năm thứ ba của dự án tức là dự án sau thời gian xây dựng cơ bản và đi vào hoạt động chính thức thì số lao động cần thiết cho dự án sẽ là 1277 lao động ( trong đó lao động tực tiếp nuôi tôm là 865 người, lao động gián tiếp và các dịch vụ khác cho dự án là 362 người , như vậy so với mức trước khi có dự án , nếu tính trên cùng một diện tích canh tác -173 ha - sẽ tạo thêm việc làm cho 700 người . Lao động cho dự án là : 1277 lao động Lao động trực tiếp là : 865 lao động Lao động gián tiếp là : 362 lao động . Lao động tăng thêm khi có dự án là : 700 người Như vậy dự án đã đem lại một nguồn lớn công ăn việc làm cho người dân trong vùng dự án, góp phần làm giảm gánh nặng cho chính quyền địa phương trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh từ số lao động không có công ăn việc làm trước kia cũng như vấn đề tao công ăn việc làm cho số lao động dư thừa trong ngày nông nhàn cũng như số lao động dôi ra khỏi hoạt động nông nghiệp thuần tuý mà chưa có công việc trong bất cứ ngành thuỷ công hay tiểu thương nào khac tại địa phương .Như vậy tránh lãng phí nguồn nhân lực cũng như làm tăng thu nhập cho địa phương . Mặt khác, khi dự án giải quyết được vấn đề lao động trong nông thôn, nông nghiệp thuần tuý thì tạo điều kiện cho kinh tế địa phương phát triển, tạo động lực cho nền kinh tế phát triển, đẩy mạnh các ngành khác phát trỉên theo. Tuy nhiên số lao động mà dự án tạo ra tuy tương đối nhưng thu nhập so với mức chung hiện nay của xã hội (thu nhập bình quân ) làg còn thấp, thực chất số thu nhập chỉ thu vào một mối đó là các hộ tham gia trực tiếp vào sản xuất trong phạm vi dự án mà thôi. Thu nhập . Trước kia, khi chỉ trồng lúa nước và làm nghề muối, nuôi trồng thuỷ sản dưói dạng quảng canh cải tiến thì thu nhập của dân cư trong vùng chỉ đạt 4-5 triệu đồng/ năm /ha . Hiện nay do mỗi năm dự án thu về tối thiểu là 4 triệu USD tiền bán tôm xuất khẩu, cộng với tiêu thụ trong nước nên thu nhập của người dân tham gia vào dự án được cải thiện rõ rệt so với trước khi có dự án .Với mức doanh thu như trong năm 1999 đạt khoảng 13,3 tỷ đồng ( 19,85 triệu đồng /ha ) thì thu nhập bình quân của một lao động /ha/năm là 16,8 triệu /ha, nếu trừ hết các khoản phải nộp thì người dân còn lại là 6,6 triệu đồng /ha /năm cao hơn mức trước khi có dự án . Thu nhập trước khi có dự án : 4-5 triệu /ha/năm. Thu nhập sau khi có dựa án : 16, 8 triệu đồng / ha / năm Như vậy đời sống của người dân được nâng cao, họ có tích luỹ và có thể cỉa thiện chất lượng cuộc sống cũng như họ quan tâm nhiều hơn đến giáo dục và các điều kịên khác của cuộc sống mà trước kia do họ không có điều kiện vì còn bận tâm đến cái ăn hàng ngày . Địa phương có thu nhập thêm từ thuế và các khoản nộp ngân sách khác nên có đìêu kiện để đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng như các cơ sở y tế giáo dục .. tại địa phương của mình, để nâng cao chất lượng cuộc sống của chính người dân sở taị . Ngoài ra khi người dân có thu nhập cao thì họ sẽ tiêu dùng nhiều hơn, chi tiêu nhiều hơn qua đó kích thích tái đầu tư cũng như kích cầu các nhu yếu phẩm hàng ngaỳ cho cuộc sống, các sản phẩm phục vụ tiêu dùng, chính quá trình đó lại tăng thêm nhân lực lao động trong các ngành thương mại, dịch vụ làm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương từ thuần nông, chăn nuôi đơn giản manh mún và các ngành tiểu thủ công sang cơ cấu dịch vụ- công nghiệp-nông nghiệp trong tương lai. Khi có thu nhập cao dân cư sẽ tiêu dùng và sử dụng nhiều hơn các dịch vụ công cộng và các dịch vụ của cuộc sống hiện dậi mà trứoc kia họ khồn có điều kiện tham gia, con cái họ có điều kiện học tập hơn nữa .Trong tương lai đấy chính là thế hệ kế cận nối tiếp, nếu thế hệ mai sau có trình độ hơn thế hệ đi trước thì đó là một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội con người nói chung và trong phạm vi một địa phương cụ thể nói riêng. Tuy nhiên thu nhập này có thực sự phân bố đều hay không thì chưa thể đánh giá một cách sát thực và thực sự xã hội có công bằng hay là có khoảng cách giữa người có thu nhập cao nhất và người thu nhập thấp là rất lớn ? Cơ sở hạ tầng . So với trước khi có dự án, hiện nay vùng đã hoàn thiện được hệ thống thuỷ lợi do đó đảm bảo cho canh tác và nuôi trồng thuỷ sản, cộng với một hệ thống đê bao quanh, hệ thống đường giao thông được nâng cấp đã cải thiện đời sống cũng như điều kiên canh tác của dân cư trong vùng dự án. Có 600m đường nối với đường 14 . Có đê biển mặt rộng 5 m bao sát dự án ở phía đông . Có mạng lưới điện 35 KW . - Mặt khác các điều kiện về y tế, trường học, đặc biệt là hệ thống điện đã góp phần nâng cao điều kiện sống của dân cư trong vùng dự án .Các công trình phúc lợi xã hội các dịch vụ cộng đồng này là một chỉ tiêu, một dấu ấn đánh giá trình độ phát triển của vùng . Vùng dự án sẽ thoát khỏi cảnh đèn dầu trước kia thay vào đó là ánh điện, hay là người dân có cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân mình, chẳng hạn họ có điều kiện tiếp xúc với các đồ dùng sử dụng điện năng –các dụng cụ gia đình của cuộc sống hiện đại-ví dụ như : ti vi, nồi cơm điện, ấm điện.....vv.Những dụng cụ gia đình của cuộc sống văn minh mà trước kia họ không có điều kiện sử dụng và nay họ có thể và dó như là một con đường rút ngắn thời gian lao động chân tay của người dân để họ tranh thủ thời gian để nghỉ ngơi hay làm các công việc khác để tăng thu nhập . Ngoài ra do mức sống được nâng cao đi đôi với các điều kiện sống, sự giảm đi tương ứng của lao động mệt nhọc do lao động chân tay nhiều sẽ đem lại sức khoẻ tốt hơn cho người dân cũng như sẽ nâng cao được tuổi thọ của người dân . Không chỉ thế người dân, trong quá trình song song với sự phát triển của dự án thì trình độ canh tác nuôi trồng thuỷ sản được nâng cao, ngày càng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sản xuất cũng như tiếp cận được hệ thống thông tin về thị trường, các tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào trong nuôi trồng thuỷ sản . Mặt khác, dự án đã tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên mà trước kia chỉ là vùng bãi bồi, nước lợ ...cũng như tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi . Chính cơ sở hạ tầng được nâng cao này, đăc biệt là hệ thống đường giao thông và hệ thống thông tin liên lạc góp phần làm tăng mối quan hệ giao lưu giữa vùng với các vùng khác, cũng như đời sống của dân cư .Thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá, hoạt động thương mại của địa phương phát triển, đẩy mạnh quá trình sản xuất hàng hoá . Các vấn đề xã hội khác. Dự án thu hút được nhiều mối quan tâm của dân cư trong vùng dự án, quá trình hoạt động của dự án đã góp phần làm giảm các tệ nạn xã hội do nhàn rỗi và nghèo đói gây ra, cũng như tích luỹ cho người dân cách thức nuôi trồng, kinh nghiệm canh tác và sản xuất thuỷ sản, tạo ra các kế sinh nhai, đặc biệt là các kỹ năng tính toán hiệu quả kinh tế khi tiến hành làm ăn, năng cao trình độ hiểu biết của người dân về môi trường để họ có thể tự ý thức được các hành động của mình khi tiến hành sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản. Khi người dân có hiểu biết họ sẽ tự ý thức được hành động của mình trong khai thác và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, khi trình độ dân trí đi lên cùng với một xã hội có thu nhập tương đối ổn định thì người phụ nữ sẽ giảm được gánh nặng trong công việc gia đình, mà hiện nay trên thế giới và cộng đồng con người đang hết sức quan tâm đến người phụ nữ trong gia đình vì họ có vai trò quan trọng ngay cả trong việc phát triển xã hội và bảo vệ môi trường .Đã từ lâu, sự bình đẳng và các chế độ chăm sóc bảo vệ các bà mẹ và người phụ nữ nói chung đã là một tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển của một vùng, một quốc gia . Khi có thu nhập ổn định, cùng với công ăn việc làm thì người phụ nữ đã có nhiều thời gian hơn cho gia đình của mình, để chăm sóc con cái gia đình thay vì phải bươn trải kiếm sống .Do đó đời sống tinh thần của gia đình được nâng cao, cũng như con cái được quan tâm nhiều hơn đến chuyện học hành, và các điều kiện sinh hoạt của gia đình –hạt nhân của xã hội-sẽ có nhiều quan tâm và cải thiện hơn trước. Khi đời sống được nâng cao dân cư bắt đầu quan tâm đến chuyện giáo dục con cái, quan tâm nhiều hơn đến việc cho con đi đến trường học, và ngay bản thân trẻ em cũng được giảm đi gánh năng của công việc gia đình khi đến trường, chúng sẽ có nhiều thời gian hơn để chú tâm vào chuyện học tập . Chi tiêu dùng tăng lên tương ứng với thu nhập thì sẽ tạo ra trong xã hội nhiều công ăn việc làm mới được phát sinh tư nhu cầu các dịch vụ của người dân, các tệ nạn xã hội giảm đi tỷ lệ với số người có công ăn việc làm . Nói tóm lại, dự án này khi đi vào hoạt động sản xuất đã đem lại nhiều tác động có ích cho xã hội, người dân và cộng đồng ở đây, nó như là một động lực để thúc đẩy và phát triển xã hội nôn thôn cũng như góp phần giải quyết lao động dư thừa trong nông nghiệp nói chung và trong nôn thôn nói riêng . Bên cạnh những tác động to lớn mà dự án đem lại cho cộng đồng vẫn có những tiêu cực nảy sinh trong phân phối lợi nhuận và thu nhập cho người dân vùng dự án, từ đó dễ nảy sinh một khoảng cách giàu nghèo trong xã hội làm cho xã hội bị phân hoá sâu sắc .Những dự án như thế này cũng chưa thể tạo ra một quy mô việc làm cho xã hội và đáp ứng mọi nhu cầu giải quyết các vấn đề của nông nghiệp, nông thôn. 3. Đánh giá hiệu quả bền vững trong môi trường vùng dự án . Trong quá trình hoạt động của dự án, quá trình sản xuất đã thải ra môi trường các chất thải rắn và lỏng cũng như các chất khí khác .Trước khi chúng ta đi vào đánh giá các tác động này chúng ta cùng xem xét mức độ đo được các thành phần của đất và của nước trước và sau khi dự án đi vào hoạt động . Trước khi dự án hoạt động . Đất ở đây chủ yếu là đất phù sa do sông Lach Tray bồi đắp và do sông biển tạo thành .Đất có thành phần chủ yếu là các hạt bụi và bụi sét pha cát tạo thành có nguồn gốc từ trầm tích sông biển trải qua thời kỳ dài thộc đệ tứ AmQ3-4(Tài liệu khảo sát từ 60 hố khoan của địa chất thăm dò trong quá trình thành lập dự án khả thi ). Lớp bùn trên mặt dày 0,2-0,3 m chủ yếu là hạt bụi, hạt sét, hạt mịn pha lẫn mùn hữu cơ đã phân huỷ ở trạng thái no nước dẻo chảy (dạng bùn ), lớp bùn này phân bố hầu khắp trong các đầm nuôi tôm của dự án và cac kênh mương nằm trong khu dự án . Lớp thứ hai nằm ở độ sâu 0,25- 2 m là loại đất thịt pha sét màu nâu xám ở trạng thái tự nhiên đất ẩm, dẻo càng xuống sâu thì dẻo cứng . Đặc tính cơ lý của đất trong khu dự án : Thành phần hạt sét <0,002mm : Chiếm từ 19%-28% . Hạt bụi 0,002 -0,075mm: chiếm từ 60-70%. Hạt cát san >0,075 mm : chiếm khoảng 1%. Độ rỗng n=60%, độ bão hoà nước trên 90% Góc ma sát 4-5 độ , lực dính C=0,07-0,08 kg/cm2 .Nhìn chung đều thấp vì đất có hàm lượng sét cao và bão hoà nước . Hệ số thấm đất nền rất thấp K=(0,1-0,3)*10cm/s. Độ chua nền của đất đáy pH=7,25-7,78 Độ dinh dưỡng N= 0,01-0,16%, PO= 0.05-0, 07%, K O =1,8-2,1%. Hàm lượng các ion : Fe3O2, Fe=49-60mg/100g đất Al(+3) =0,07- 0,08 mg/ 100 g đất . Sau khi dự án đi vào hoạt động, theo nhưng báo cáo của các chuyên gia đánh giá thì hệ thống nước trong khu dự án đã có sự suy thoái . Tuy tính chống thấm còn rất khả quan thì một số các yếu tố khác của môi trường bị ô nhiễm Ta có thể thấy sau các con số được Viện kinh tế và quy hoạch thuỷ sản kiểm tra như sau: Nhìn chung chất lượng đất không đảm bảo cho tiêu chuẩn nuôi tôm .Một số các nguyên tố vi lượng đã vượt quá nồng độ cho phép như : Hàm lượng kẽm =0,082- 0,09 mg/l cao hơn giới hạn cho phép là 8-9 lần . Hàm lượng sufurue =0,0011-0,013 mg/l cao hơn gií hạn cho phép 2 lần . Tổng lượng dầu mỡ trong các kênh dẫn cao hơn giới hạn cho phép 8-9 lần. Chất rắn trong hệ thống ao nuôi =105-108 mg/l cao hơn giới hạn cho phép gấp 2 lần . Nguyên nhân của tình trạng trên là do trong quá trình nuôi trồng thuỷ sản các hộ nuôi đã không tuân thủ quy trình kỹ thuật và các biện pháp cần thiết để đảm bảo bền vững của môi trường . Như vậy có thể thấy rằng, nguồn nước bị ô nhiễm trong quá trình nuôi trồng thuỷ sản ở đây, hàm lượng các nguyên tố vi lượng có hại đến chất lượng nguồn nước cũng như với sức khoẻ con người và nuôi trồng đã gia tăng thành phần trong nước. Đất cũng như nguồn nước bị chua hoá, nồng độ Ph vượt qua ngưỡng cân bằng , điều này ảnh hưởng đến sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản cũng như chất lượng nguồn nước, đất . Tình trạng nhiều chất thải rắn trong ao nuôi sẽ dẫn tới sinh ra nhiều khí độc hại với môi trường khi nó bị ngâm lâu và quá trình phân huỷ kéo dài trong môi trường nước sẽ sinh các khí độc như CO2, mêtan(CH4), và không khí bị ô nhiễm bởi mùi hôi thối của các chất hữu cơ này phân huỷ . Không chỉ thế, các ảnh hưởng này đã tác động lên nguồn thức ăn trong nước hay chính là các thuỷ sinh trong nước đã bị tác động mạnh mẽ khiến cho các loài này không thể tồn tại và phát triển mạnh như trước trong môi trường bị ô nhiễm nặng .Chính điều này làm mất cân băng trong hệ sinh thái , mất đi sự đa dạng trong hệ sinh thái, phá vỡ đi đặc tính bảo vệ tự nhiên của môi trường và gia tăng sói mòn . Tất cả các tác động trên đã gây ảnh hưởng to lớn đến sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản hiện tại cũng như trong tương lai, vì môi trường đã bị ô nhiễm, không những thế nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân do không khí bị ô nhiễm và chứa các chất độc hại . Như vậy có thể đi đến kết luận, trong quá trình thực hiện dự án người dân chưa thực sự tuân thủ các quy trình công nghệ cũng như các biện pháp bảo vệ môi trường khi tiến hành xử lý các chất thải của dự án ra môi trường và đã làm cho môi trường nước, môi trường nước cũng như không khí bị ô nhiễm .Điều đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi sinh, đặc biệt là hệ thống thuỷ sinh vùng diện tích mặt nước nuôi trồng của dự án, làm cho hệ thống vung bờ bị mất cân bằng, các đặc tính bảo vệ tự nhiên của thiên nhiên bị phá huỷ cũng như thiên nhiên mất đi khả năng tái tạo ra nguồn tài nguyên thiên nhiên mới. Ngoài ra nó ảnh hưởng đến sức khoẻ của chính người dân khi phải tiếp xúc với các nguồn khí độc hại, các mầm bệnh sinh ra trong các chất hữu cơ bị thối rữa cũng như trong nguồn nước bị ô nhiễm. Có thể thấy rằng một phần của hiện trạng này là do con người có khiếm khuyết trong khi điều hành hoạt động của dự án, cũng như trong khâu xây dựng dự án không tính hết được các tác đọng của chất thải từ dự án lên môi trường hoặc không xây dựng được phương án hữu hiệu nhất, hoặc là do ý thức của người dân trong xử lý chất thải và quy trình công nghệ khi tiến hành nuôi trồng thuỷ sản. II.Dự án khu nuôi tôm công nghiệp ở Quỳnh lưu -Quỳnh Lộc -Nghệ an II.1. Sơ lược về dự án . Đây là một dự án nuôi tôm công nghiệp của tỉnh Nghệ an có sự kết hợp của tổ chức Suma -Đan mạch ( tổ chức môi trường ).Dự án nằm trên diện tích của xã Quỳnh lộc gần cửa sông Hoàng Mai -đang là một điểm nóng về ô nhiễm nguồn nước .Dự án ra đơì với tổng diện tích 100 ha nuôi trồng , tổng diện tích là 172 ha, dự án ra đời nhằm kết thúc quá trình khai thác bừa bãi của dân cư trong vùng làm tổn hại nặng nề đến môi trường trong thời gian qua, đó là do người dân đã khai thác quá sức tái tạo của thiên nhiên . Tổng diện tích thực nuôi dự án : 100 ha . Tổng diện tích dự án : 172 ha Khu vực của dự án đang là khu vực nhạy cảm của các vấn đề xã hội cũng như là điểm nóng cần thúc đẩy phát triển xã hội nông thôn, chính vì vậy mục tiêu của dự án ra đời có tác động rất lớn đến khu vực này .Nó sẽ là một đòn bẩy thúc đẩu kinh tế của vùng phát triển cũng như các vấn đề xã hội như việc làm, thu nhập cải tạo môi trừờng, phát triển cơ sở hạ tầng ,....vv. Mặt khác đây cũng là xã có diện tích mặt nước rộng nếu tiến hành khai thác và cải tạo tốt sẽ có tiềm năng trong phát triển thuỷ sản đặc biệt là nuôi tôm phục vụ cho xuất khẩu. Đây là một dự án có tầm quan trọng với xã Quỳnh Lưu nói chung và tỉnh Nghệ an nói riêng, ta cùng xem xét và đánh giá các hiệu quả kinh tế xã hội của dự án cũng như các tác động đến môi trường mà dự án đem lại có hiệu quả hay không ? Dự án xuất phát từ nhu cầu đầu tư để phát triển nông nhgiệp nông thôn và nhằm tìm kiếm lợi nhuận đồng thời đem lại các hiệu quả kinh tế xã hội rất lớn .Ta đánh giá hiệu quả và phát triển bền vững của dự án theo từng hợp phần . II.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án nuôi tôm công nghiệp ở Quỳnh Lưu. a).Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án . Theo số liệu lạm phát trong thời gian gần đây, chúng ta giả sử mức lạm phát là 3%/nam trong thời gian dự án hoạt động. Ta sẽ đi phân tích hiệu quả kinh tế của dự án dựa vào các vụ sản xuất chính. Ta xét các chỉ tiêu và các số liệu sau : Đầu tư cho XDCB ban đầu . Đầu tư cho XDCB ban đầu của dự án là :28299 triệu đồng Trong đó : Vốn ngân sách là : 8573 chiếm 30.3%. Vốn của Suma tài trợ là : 2083 triệu đồng, chiếm 7,4% Vốn vay của dân : 5644 triệu đồng chiếm 19,9% trong đầu tư xây dựng cơ bản ban đầu.(xem bảng cơ cấu nguồn vốn) Trong đó tính cho một ha thực tế sản xuất với tổng mức dầu tư cho XDCB cho 1 ha vùng dự án là 238 triệu đồng và cho một ha mặt nước thực nuôi là 605 triệu đồng .Theo chính sách giao mặt nước cho dự án sẽ có thời hạn là 20 năm. (xem bảng lịch đầu tư ). Bảng 1: Lịch đầu tư. Hạng mục Năm 1 2 3 Tổng Tg khấu hao Kinh phí chuẩn bị đầu tư 600 600 20 Kênh cấp chính 1792 1792 20 Kênh thoát chính 1483 1483 20 Cống cấp và thoát chung 1545 1545 20 Cỗu giao thông 958 958 20 Kênh cấp nội đồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0019.doc
Tài liệu liên quan