Sản phẩm của NH được mua bán thông qua giá cả là lãi suất, lãi suất của NH được thay đổi thông qua chính sách lãi suất cơ bản của Ngân hàng Trung Ương (NHTW) nên lãi suất ảnh hưởng mạnh đến hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, chiết khấu của ngân hàng. Việc tăng, giảm lãi suất do bản thân NH quyết định nhưng phải nằm trong khung lãi suất mà NHNN cho phép tránh huy động với lãi suất cao cho vay với lãi suất thấp làm mất cân đối thu - chi, NH không có nguồn tiền chi trả gây mất khả năng thanh toán mà bài học cay đắng là sự vỡ nợ của hợp tác xã tín dụng trong thời kỳ nền kinh tế trong giai đoạn chuyển sang kinh tế thị trường. Rủi ro tỷ giá cũng thuộc nhóm rủi ro giá thị trường, khi tỷ giá thay đổi tùy thuộc vào tình trạng ngoại hối của ngân hàng sẽ có thu nhập tăng hoặc giảm mất cân đối chi tiêu trong hoạt động của ngân hàng. Chỉ số giá hàng tiêu dùng gia tăng, lãi suất của ngân hàng không bù đắp được tốc độ trượt giá NH không huy động được vốn cấp tín dụng, tình trạng thiếu vốn xảy ra mất đi một khoản thu nhập cho ngân hàng. Thị trường luôn biến động theo quy luật cung cầu, nên giá cả thị trường luôn vận động không ngừng theo nhịp sống con người, vai trò trung gian này sẽ thay đổi uyển chuyển nhịp nhàng mới có khả năng tồn tại.
6 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại ngân hàng phương đông chi nhánh Bến Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG
HIỆU QUẢ TÍN DỤNG
Kháí niệm hiệu quả tín dụng:
Hiệu quả tín dụng (HQTD) là tỷ số được xác định dựa trên kết quả thu được và số tiền mà ngân hàng huy động, đi vay của các thành phần kinh tế để thực hiện nghiệp vụ cho vay, chiết khấu của ngân hàng (NH). Kết quả đạt được gồm: lợi nhuận từ hoạt động cho vay, vốn gốc và tiền lãi thu hồi được khi hết thời hạn cho vay hoặc gia hạn, tốc độ tăng trưởng tín dụng, lượng khách hàng đông đảo, doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng,..
HQTD là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (NHTM) nói chung, ngân hàng Phương Đông (OCB) nói riêng. HQTD được thể hiện ở hai mặt hiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội.
Dưới góc độ ngân hàng hiệu quả tài chính được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau: khối lượng sản phẩm, dịch vụ ngân ngân hàng tạo ra để phục vụ cho khách hàng, lợi nhuận thu được từ cấp tín dụng, tỷ suất sinh lợi tính trên vốn vay. Thời gian thu hồi vốn vay và lãi đúng hạn cũng được quan tâm và có những đóng góp cho việc tăng nguồn thu cho ngân hàng (ngoại tệ) giúp ngân hàng hoạt động an toàn, ổn định giảm thiểu rủi ro thất thoát do không thu hồi được nợ trong hoạt động tín dụng.
Bên cạnh đó thông qua hiệu quả xã hội, nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể hoạt động NH để nhà đầu tư xem xét đầu tư vào. NH thu được nợ không có đồng nghĩa với chủ thể vay vốn làm ăn không hiệu quả mà trên cơ sở cả hai cùng có lợi. Chỉ tiêu số lượng công ăn việc làm cho người lao động như: tăng số lượng nhân viên ngân hàng, tài trợ vốn cho các cá nhân doanh nghiệp để đưa ra nhiều loại hình sản xuất kinh doanh thu hút nhiều lao động từ đó giảm thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội,..Nguồn tín dụng ngân hàng (TDNH) còn thúc đẫy các ngành kinh tế khác phát triển là điều kiện để tăng trưởng kinh tế và đóng góp tăng ngân sách quốc gia. Từ đó, cơ sở hạ tầng được xây dựng hoàn thiện thúc đẫy kinh tế phát triển.
2. Một số chỉ tiêu đo lường hiệu quả tín dụng:
Khả năng mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của NH phụ thuộc vào uy tín của NH đó. Nếu NH có lượng khách hàng đông đảo và làm ăn có uy tín thì đó là một dấu hiệu cho thấy hiệu quả đầu tư tín dụng của NH là khả quan. Hiệu quả đầu tư còn thể hiện ở khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Ngoài việc đáp ứng nhanh chóng kịp thời nhu cầu vốn, NH phải thực sự trở thành người bạn của khách hàng, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẽ khó khăn với họ chủ thể vay vốn thực sự xem tín dụng NH là đòn bẩy và tạo được hình ảnh đẹp về NH.
HQTD không những thể hiện bằng con số tuyệt đối về lợi nhuận, để có kết luận chính xác hơn cần có một hệ thống chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu phản ánh quy mô của tín dụng:
- Doanh số cho vay: phản ánh lượng vốn mà NH đã giải ngân cho khách hàng. Doanh số cho vay thể hiện quy mô tuyệt đối của tín dụng. Quy mô và tốc độ tăng của doanh số cho vay lớn cho thấy khả năng mở rộng đầu tư TD.
- Dư nợ cho vay phản ánh lượng vốn cho vay mà khách hàng đang còn nợ NH tại một thời điểm cụ thể.
Chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng:
Chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động:
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng lợi nhuận thu được từ hoạt động TD trong tổng lợi nhuận NH. Từ đó thấy được vai trò, vị trí hoạt động cho vay trong việc tạo ra LN cho toàn bộ hoạt động NH.
Hậu quả tất yếu của rủi ro cho vay là nợ quá hạn. Chỉ tiêu này phản ánh tình trạng an toàn cho vay của NH và toàn hệ thống NH. Nếu các chỉ số này nhỏ phản ánh chất lượng đầu tư TD là tốt, ngược lại, các chỉ số này lớn phản ánh chất lượng TD là chưa cao. Khủng hoảng cho vay hay khủng hoảng nợ xảy ra khi tỷ lệ nợ quá hạn quá cao, NH mất khả năng thanh toán lâm vào tình trạng phá sản.
Để quản lý chặt chẽ, nợ quá hạn được phân chia theo thời hạn: nợ quá hạn đến 180 ngày có khả năng thu hồi; nợ quá hạn từ 181-360 ngày, có khả năng thu hồi và nợ quá hạn từ 361 ngày trở lên (nợ khó đòi). Theo quyết định 284/2000/QĐ-NHNN 1
Như vậy, dù dưới hình thức nào một sự vật hiện tượng tồn tại hai mặt song song. Mặt trái của hiệu quả tín dụng là rủi ro tín dụng.
II. NHỮNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
Khái niệm
Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến thất về tài sản của ngân hàng (NH), giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định Trần Huy Hoàng, (2003), Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê, trang 98-99
Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượng đồng biến với nhau. Khoản cho vay nào có rủi ro cao thì lợi nhuận kỳ vọng càng cao.
Phân loại rủi ro
Trong hoạt động ngân hàng có rất nhiều loại rủi ro (RR) khác nhau, tác động qua lại làm ảnh hưởng đến hoạt động, kết quả kinh doanh của ngân hàng. Mỗi loại rủi ro mang một đặc điểm riêng đượcc phân loại theo các hình thức sau:
Rủi ro môi trường hoạt động đầu tư:
Bao gồm rủi ro pháp lý, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản. Rủi ro pháp lý là rủi ro chịu tác động mạnh của luật Ngân hàng Nhà Nước khi ban hành chính sách tín dụng mới, công bố lãi suất cơ bản hoặc chỉ định ngân hàng cho vay đối với các dự án đầu tư có số vốn lớn phục vụ cho công cộng. Rủi ro hoạt động và rủi ro thanh khoản là những loại rủi ro NH không mong đợi, trái lại ngân hàng quản lý chặt chẽ rủi ro này đảm bảo không mất khả năng chi trả mang đến hậu quả nặng nhất làm các nhân hàng bị phá sản nền kinh tế lâm vào khủng hoảng nợ kéo theo khủng hoảng bầy đàn trong ngành tài chính tiền tệ mà điển hình là khủng hoảng tài chính năm 1997 vừa qua.
Rủi ro giá thị trường
Sản phẩm của NH được mua bán thông qua giá cả là lãi suất, lãi suất của NH được thay đổi thông qua chính sách lãi suất cơ bản của Ngân hàng Trung Ương (NHTW) nên lãi suất ảnh hưởng mạnh đến hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, chiết khấu của ngân hàng. Việc tăng, giảm lãi suất do bản thân NH quyết định nhưng phải nằm trong khung lãi suất mà NHNN cho phép tránh huy động với lãi suất cao cho vay với lãi suất thấp làm mất cân đối thu - chi, NH không có nguồn tiền chi trả gây mất khả năng thanh toán mà bài học cay đắng là sựï vỡ nợ của hợp tác xã tín dụng trong thời kỳ nền kinh tế trong giai đoạn chuyển sang kinh tế thị trường. Rủi ro tỷ giá cũng thuộc nhóm rủi ro giá thị trường, khi tỷ giá thay đổi tùy thuộc vào tình trạng ngoại hối của ngân hàng sẽ có thu nhập tăng hoặc giảm mất cân đối chi tiêu trong hoạt động của ngân hàng. Chỉ số giá hàng tiêu dùng gia tăng, lãi suất của ngân hàng không bù đắp được tốc độ trượt giá NH không huy động được vốn cấp tín dụng, tình trạng thiếu vốn xảy ra mất đi một khoản thu nhập cho ngân hàng. Thị trường luôn biến động theo quy luật cung cầu, nên giá cả thị trường luôn vận động không ngừng theo nhịp sống con người, vai trò trung gian này sẽ thay đổi uyển chuyển nhịp nhàng mới có khả năng tồn tại.
Rủi ro thất thoát:
Rủi ro thất thoát bao gồm các loại rủi ro sau: rủi ro tín dụng và rủi ro khác mà ngân hàng không thu được tài sản khi cho vay, làm giảm nguồn thu nợ của NH ảnh hưởng khả năng chi trả nợ gốc tiền gửi của khách hàng khi đến hạn thanh toán. Rủi ro tín dụng, rủi ro giá thị trường ở trên là loại rủi ro mà NH chủ động tiếp cận nhằm tăng thu nhập ngược lại có những rủi ro mà NH tìm cách khắc phục, hạn chế tối đa hoặc được chấp nhận trong chừng mực nào đó không phải tạo thu nhập mà là vì cân nhắc chi phí.
Rủi ro uy tín:
Uy tín là tài sản vô hình không thể đo lường được, uy tín giúp cho ngân hàng tạo được sự tín nhiệm với đối tác, có được nhiều khách hàng, nâng cao vị thế. Uy tín là sản phẩm kết hợp giữa ngân hàng và khách hàng, ngân hàng phục vụ tốt cho khách hàng tạo được niềm tin cho khách hàng. Một khi khách hàng đến đặt quan hệ với ngân hàng cảm thấy hài lòng thì từ vị khách hàng đó uy tín của NH nhích dần lên và lan truyền sang người thân, bạn hàng mà ngân hàng không cần quảng cáo tiếp thị sản phẩm nhiều. Đây làvũ khí lợi hại của NH. Rủi ro xảy ra, giảm lòng tin của khách hàng và khách hàng rút tiền hàng loạt trong khi vốn ngân hàng huy động cho vay chưa tới kỳ hạn thu hồi. Ngay thời điểm đo, NH không có nguồn tiền chi trả mất khả năng thanh khoản cuối cùng là phá sản nếu không có được nguồn tài trợ từ NH, TCTD khác nên uy tín của NH có hai mặt và NH luôn giữ gìn và phát huy mặt tích cực.
Rủi ro trong hoạt động tín dụng:
Khái niệm rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay của ngân hàng, biểu hiện trong thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả được nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả hay rủi ro sai hẹn.
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng:
Rủi ro TD chịu tác động của nhân tố bên ngoài thuộc môi trường kinh doanh như môi trường kinh tế xã hội, chính trị, pháp luật, các biến động tự nhiên lũ lụt, hạn hán, thiên tai, hỏa hoạn,..bên cạnh các nhân tố bên ngoài tác động, còn các nhân tố bên trong thuộc về NH như nhân tố con người, trình độ quản lý, trình độ khoa học công nghệ,và cuối cùng thuộc về khách hàng.
- Xuất phát từ bản thân ngân hàng: bắt nguồn từ chính sách cho vay thiếu chặt chẽ, quy trình tín dụng rườm rà phức tạp còn nhiều khe hở. Các khoản mục trong hợp đồng tín dụng còn nhiều khoản mục chưa rõ ràng, không ràng buộc được trách nhiệm giữa ngừơi đi vay và NH. Nguồn nhân lưcï: cán bộ thẩm định thiếu kinh nghiệm trong thẩm định không thu hòi được nợ vay nợ không đảm bảo.
- Khách hàng thua lỗ không có nguồn trả nơ; cố ý không hoàn nợ; lừa gạt NH.