Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển dich cơ cấu ngành nông nghiệp trong thời gian tới

MỤC LỤC

 

Phần I: Lời mở đầu

 

Phần II: Nội dung

 

I.- Lý thuyết chung về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp.

 

1. Một số khái niệm.

 

2. Các mô hình kinh tế về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

 

 

3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế.

 

II.- Thực trạng ngành nông nghiệp ở Việt Nam.

 

1. Tình hình thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp từ năm 1996 – 2004.

 

2. Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp.

 

III.- Áp dụng mô hình kinh tế của Harry T.Oshima vào phân tích chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp.

 

IV.- Một số đề xuất và giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển dich cơ cấu ngành nông nghiệp trong thời gian tới.

 

1. Khoa học công nghệ.

 

2. Bổ sung và sửa đổi chính sách.

 

 

3. Chủ động hội nhập kinh tế

 

Phần III: kết luận.

1

 

2

 

 

2

 

2

 

3

 

 

 

9

 

11

 

 

11

 

15

 

 

19

 

 

22

 

22

 

23

 

 

24

 

26

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1849 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển dich cơ cấu ngành nông nghiệp trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng điều kiện đó khu vực nông nghiệp có khả năng rút bớt lao động để chuyển sang các ngành công nghiệp ở thành phố mà vẫn không làm giảm sản lượng nông nghiệp ở nông thôn. Mặt khác, khu vực công nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng thay thế sản phẩm nhập khẩu và hướng về xuất khẩu với sự chuyển dịch dần về cơ cấu sản xuất sản phẩm. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế. Xu hướng chuyển dịch chung. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông – lâm – thủy sản theo xu hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lâm nghiệp và ngư nghiệp nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng đất đai trung du, miền núi, diện tích mặt nước, ao hồ, sông, suối, biển. Đồng thời kết hợp chặt chẽ với nông – lâm – thủy sản để hỗ trợ nhau cùng phát triển và bảo vệ môi trường sinh thái. Trong nông nghiệp xu hướng phát triển làm giảm dần độc canh lúa, tăng dần tỷ trọng cây công nghiệp, rau, quả, cây đặc sản, chăn nuôi để sản xuất ra nhiều nông sản hàng hóa và xuất khẩu có giá trị cao. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt và chăn nuôi. Trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành chủ yếu của nông nghiệp. Trồng trọt cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp, thức ăn cho chăn nuôi, sản phẩm cho xuất khẩu. Chăn nuôi cung cấp những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như trứng, thịt, sữa… Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, cung cấp nguyên, vật liệu quan trọng cho công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm và một số ngành công nghiệp khác (hóa chất, dược liệu…). Nó cũng cung cấp nguồn hàng xuất khẩu quan trọng ở nhiều nước đang phát triển, cũng như ở Việt Nam hiện nay chăn nuôi còn cung cấp sức kéo cho trồng trọt. Trong nền kinh tế nông nghiệp truyền thống, trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất nông nghiệp, bởi vì sản phẩm của nó đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhất cho đời sống nhân dân. Nhưng khi nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu sản phẩm chăn nuôi ngày càng gia tăng làm cho tỷ trọng ngành chăn nuôi có xu hướng tăng lên. Ở Việt Nam, ngành trồng trọt vẫn giữ vai trò chủ đạo, tỷ trọng ngành chăn nuôi có tăng, nhưng còn chậm. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành trồng trọt. Trong nội bộ ngành trồng trọt, cơ cấu chủ yếu là giữa cây lương thực với cây công nghiệp rau, quả. Lương thực là bộ phận cấu thành chủ yếu trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của con người. Lương thực đã và sẽ còn giữ vai trò chủ yếu, lâu dài trong nguồn thực phẩm mà không thể thay thế được. Tuy nhiên, xu hướng chung, cơ cấu bữa ăn sẽ dần thay đổi theo hướng giảm bớt lương thực. Cây công nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ (công nghiệp dệt, thực phẩm, dược liệu, hóa chất, …). Những ngành công nghiệp này lại là những ngành thu hút nhiều lao động, do đó phát triển những ngành này sẽ tạo thêm việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, để phát triển cây công nghiệp cần chú ý: Yêu cầu về quy trình kỹ thuật, vốn đầu tư ban đầu và thâm canh nhiều hơn so với cây lương thực. Rau, hoa quả, rất cần thiết cho đời sống con người, nó cung cấp đường, a xit, muối khoáng, sinh tố, chất kích thích khẩu vị và các chất bổ khác cho nhu cầu cơ thể. Có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm để sản xuất đồ hộp, rượu, nước ngọt, bánh mứt, kẹo với nhiều chủng loại phong phú. Cây ăn quả có tác dụng làm rừng phòng hộ và phát triển nuôi ong… nhu cầu về rau, hoa quả, cây cảnh ngày càng có xu hướng tăng lên cả trong nhu cầu bữa ăn cũng như đời sống xã hội. Sản xuất những sản phẩm này chú ý áp dụng công nghệ tiên tiến và bố trí gần nơi thuận lợi cho vận chuyển cũng như nơi tiêu thụ. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành chăn nuôi. Chăn nuôi gia súc, gia cầm là một hoạt động sản xuất quan trọng trong nông nghiệp, ở Việt Nam, trâu, bò, lợn, gà, vịt thường được nuôi phổ biến. Ngoài ra các vật nuôi khác như ngựa, dê, ngan, ngỗng… tuy còn nhỏ bé nhưng cũng góp phần đa dạng hóa sản phẩm. Đặc điểm của việc phát triển chăn nuôi phản ánh điều kiện và thế mạnh của từng vùng. Ở Việt Nam, vùng đồng hằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, đàn lợn chiếm tỷ trọng cao nhất trong đàn gia súc (trên 85%). Tây Nguyên và Duyên Hải Trung bộ có tỷ trọng đàn bò cao (30%), vùng Trung du, miền núi có tỷ trọng đàn trâu cao nhất so với các vùng trên (26%). Đối với chăn nuôi gia cầm ở tất cả các vùng, nuôi gà vẫn là chủ yếu, riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long đàn vịt chiếm tỷ trọng lớn (trên 43%). Cơ cấu các loại gia súc , gia cầm có sự chuyển dịch theo hướng tăng các loại vật nuôi có giá trị phục vụ tiêu dùng với chất lượng cao và xuất khẩu. Cụ thể thời gian qua ở Việt Nam là giảm tỷ trọng đàn lợn, tăng tỷ trọng đàn bò và gia cầm, nhưng sự dịch chuyển này rất chậm. Số lượng gia súc, gia cầm. Năm Trâu Bò Lợn Ngựa Dê, cừu Gia cầm Triệu con 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Sơ bộ2004 2854.1 2858.6 2886.5 2960.8 2977.3 2962.8 2953.9 2943.6 2951.4 2955.7 2897.2 2807.9 2814.5 2834.9 2869.8 3116.9 3135.6 3201.8 3333.0 3466.8 3638.9 3800.0 3904.8 3987.3 4063.6 4127.9 3899.7 4062.9 4394.4 4907.7 12260.5 12194.3 13891.7 14873.9 15587.7 16306.4 16921.7 17635.9 18132.4 18885.8 20193.8 21800.1 23169.5 24884.6 26143.7 141.3 133.7 133.1 132.9 131.1 126.8 125.8 119.8 122.8 149.6 126.5 113.4 110.9 112.5 110.8 372.3 312.5 312.3 353.0 427.9 550.5 512.8 515.0 514.3 470.8 543.9 571.9 621.9 780.4 1022.8 107.4 109.0 124.5 133.4 137.8 142.1 151.4 160.6 166.4 179.3 196.1 218.1 233.3 254.6 218.2 Nguồn: tổng cục thống kê – niên giám thống kê hàng năm. II.- Thực trạng ngành nông nghiệp ở Việt Nam. Tình hình thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp từ năm 1996 – 2004. Trong những năm đổi mới, cơ cấu kinh tế ngành nông, lâm, ngư nghiệp tiếp tục có những chuyển dịch tích cực, những lợi thế so sánh của từng ngành, từng vùng đã từng bước được khai thác và phát huy, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển với tốc độ khá cao, cải thiện chất lượng tăng trưởng. Cơ cấu GDP của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy hải sản qua các năm (%). Năm Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 80.8 81.5 81.8 81.9 80.8 78.5 78.2 76.9 76.5 6.2 6.0 5.7 5.6 5.5 5.4 5.3 5.2 5.1 12.9 12.5 12.5 12.4 13.8 16.0 16.5 17.9 18.1 Nguồn: tổng cục thống kê – niên giám thống kê hàng năm. Tỷ trọng nông nghiệp mặc dù đã giảm từ năm 2000 đến nay, nhưng vẫn còn ở mức khá cao. Tỷ trọng lâm nghiệp liên tục giảm sút, mặc dù lâm nghiệp có nhiều tiềm năng về rừng và đất rừng. Tỷ trọng thủy sản từ năm 2000 đến nay đã tăng khá hơn nhưng vẫn còn thấp. Trong ngành nông nghiệp, tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi tăng từ 16,5% vào năm 2000 lên 17,5% trong năm 2002; trồng trọt giảm từ 81% xuống còn 80%. Riêng trong ngành trồng trọt, tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực giảm nhẹ từ 60,7% trong năm 2000 xuống còn 60% vào năm 2002; cây công nghiệp giảm từ 24% xuống còn 23% (do giá cả sụt giảm mạnh, đặc biệt là giá cà phê và cao su, khiến nông dân không chăm sóc, thậm chí còn chặt bỏ một số diện tích để trồng cây khác); tỷ trọng giá sản xuất các cây trồng khác tăng mạnh (từ 15,3% lên 17%). Cơ cấu diện tích có thay đổi: một số diện tích gieo trồng lúa năng suất thấp, bấp bênh đã được chuyển sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản. Riêng các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong hai năm 2001 – 2002, đã chuyển 165 nghìn ha gieo trồng lúa sang nuôi trồng thủy hải sản. Cơ cấu sản phẩm chuyển dần theo hướng thích ứng hơn với thị trường, người sản xuất không chỉ quan tâm tới số lượng sản phẩm mà đã bắt đầu quan tâm tới chất lượng và giá trị đầu ra của sản phẩm. Do vậy, một số cây con có thị trường tiêu thụ trong nước, giá tăng nhanh như ngô, sắn, bông vải, đậu tương, cây ăn quả, đàn bò sữa. Trên mỗi vùng, cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng đa dạng hóa với nhiều loại cây con và nhiều loại sản phẩm khác nhau, đảm bảo an toàn hơn trước biến động của thị trường tiêu thụ. Chẳng hạn, ở Tây Nguyên, ngoài sản phẩm cao su, cà phê, các loại sản phẩm mới như bông, ngô phát triển mạnh. Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ có lúa mà rất nhiều địa phương đã chuyển một phần diện tích lúa sang trồng ngô, trồng sắn và đặc biệt là sang nuôi trồng thủy sản. Ngành lâm nghiệp tiếp tục chuyển từ một nền lâm nghiệp nặng về khai thác tự nhiên sang nền lâm nghiệp dựa vào lâm sinh và từ chổ chủ yếu dựa vào quốc doanh sang nền sản xuất có tính xã hội hóa cao với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành hoạt động. cơ cấu (%) Năm Trồng và nuôi rừng Khai thác lâm sản Dịch vụ và các hoạt động lâm nghiệp khác 2000 2001 2002 2003 Sơ bộ 2004 14.7 13.2 13.9 14.4 14.5 81.3 82.8 81.5 79.5 79.8 4.0 4.0 4.6 6.1 5.7 Nguồn: tổng cục thống kê – tin thống kê hàng năm. Ngành thủy sản tiếp tục có bước chuyển mạnh từ khai thác tự nhiên sang nâng cao tỷ trọng của nuôi trồng, từ đánh bắt ven bờ với tầu công suất nhỏ với các loại sản phẩm có chất lượng và giá trị thấp sang bước đầu đánh bắt xa bờ với trang thiết bị lớn hơn, sản phẩm có chất lượng và giá trị cao hơn. Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản theo giá thực tế phân theo ngành hoạt động.(%) Năm Khai thác Nuôi trồng 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 67.4 68.6 67.0 67.2 55.6 47.7 42.7 39.8 36.4 32.6 31.4 33.0 32.8 44.4 52.3 57.3 60.2 63.2 Nguồn tổng cục thống kê hàng năm. Cho đến nay, chăn nuôi vẫn còn là ngành phụ. Nguyên nhân chính là do phương thức chăn nuôi còn mang tính tự cung tự cấp, với quy mô nhỏ, phân tán theo từng hộ gia đình, với kỹ thuật lac hậu tận dụng sản phẩm phụ của ngành trồng trọt là chính, lấy công làm lãi. Cả nước hiện có trên 10,7 triệu hộ nông nghiệp, đã chăn nuôi trên 2,8 triệu con trâu, gần 4,1 triệu con bò, trên 23,1 triệu con lơn, và 233,3 triệu con gia cầm với sản lượng thịt hơi đạt 2 triệu tấn. Tính đến ngày 11/10/2001, cả nước có 1762 trang trại chăn nuôi, chỉ chiếm 2,9% tổng trang trại và mới sản xuất được khoảng 1/10 lượng sản phẩm chăn nuôi. Do vậy, chất lượng và chủng loại sản phẩm chăn nuôi còn thấp, giá cả còn cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường cả trong nước và xuất khẩu. Tỷ lệ xuất khẩu đạt còn rất thấp so với sản lượng sản xuất, mặc dù về số lượng gia súc, gia cầm ở Việt Nam đứng thứ hạng cao (số lượng lợn đứng thứ nhất Đông Nam Á, thứ hai châu Á, và đứng thứ 5 trên thế giới chỉ sau Mỹ, Trung Quốc, Braxin, Đức; số lượng bò đứng thứ 4 khu vực, thứ 14 Châu Á, thứ 53 trên thế giới; số lượng trâu đứng thứ 2 khu vực, thứ 6 Châu Á, thứ 18 trên thế giới). Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá so sánh 1994 phân theo vật nuôi và loại sản phẩm.(Tỷ đồng) Năm Gia súc Gia cầm Sản phẩm không qua giết thịt 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Sơ bộ 2004 6568.2 6481.8 7344.0 7854.0 8499.2 8848.5 9301.2 9922.6 10467.0 11181.9 11919.7 12298.3 19919.1 14419.6 16139.8 1980.1 1988.0 2229.7 2281.2 2304.2 2384.8 2506.5 2690.5 2835.0 3092.2 3295.7 3384.9 3712.8 4071.8 3456.1 1328.2 1422.2 1648.5 1724.9 1735.9 1933.7 2084.2 2389.8 2438.4 2589.1 2802.0 3106.4 3667.6 3900.6 3315.9 Nguồn tổng cục thống kê hàng năm. Tỷ trọng giá tị sản xuất của gia súc và sản phẩm không qua giết mổ năm 2004 đã cao hơn năm 1990, còn tỷ trọng của gia cầm lại giảm. Đây chính là hạn chế của chăn nuôi gia cầm khi cung thì tăng cao, nhưng cầu thì tăng chậm, lại chưa xuất khẩu được. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành hoạt động.(%) Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 79.3 79.6 76.5 75.7 77.0 78.1 77.9 77.9 79.7 79.2 78.2 77.9 76.7 75.4 76.3 17.9 17.9 20.7 21.4 20.2 18.9 19.3 19.4 17.8 18.5 19.3 19.6 21.1 22.4 21.6 2.8 2.5 2.8 2.9 2.8 3.0 2.8 2.7 2.5 2.3 2.5 2.5 2.2 2.2 2.1 Nguồn tổng cục thống kê hàng năm. Ta thấy trong nông nghiệp ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn bởi vì sản phẩm của nó đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhất cho đời sống nhân dân nhưng tỷ trọng của ngành trồng trọt ngày càng giảm dần năm 1990 là 79,3% giảm xuống còn 76,3% vào năm 2004. Khi đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu sản phẩm chăn nuôi ngày càng gia tăng làm cho tỷ trọng ngành chăn nuôi có xu hướng tăng lên từ 17,9% vào năm 1990 lên 21,6% vào năm 2004. 2.- Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế của nước ta. Những năm gần đây, thế giới biết đến Việt Nam như là một đất nước đang tiến hành thành công công cuộc đổi mới, trong đó có sự đóng góp đáng kể của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trong 15 năm qua. Thập kỷ 90, thập kỷ thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 của Đại hội VII Đảng Cộng Sản Việt Nam (tháng 6 năm 1991) và hiện đại hóa, công nghiệp hóa, của Đại Hội VIII Đảng Cộng Sản Việt nam (tháng 6 năm 1996), nền nông nghiệp có những bước chuyển mạnh, nhanh và toàn diện, từ nền sản xuất tự cung tự cấp sang nền sản xuất hàng hóa. Những thành tựu quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trong thập kỷ 90 được thể hiện. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 4,3%, riêng năm 1999 đạt 5,5% với GDP theo giá hiện hành của nông nghiệp đạt 89 nghìn tỷ đồng (22,3% GDP). Nông nghiệp phát triển đa dạng và nổi bật là sản xuất lương thực với tốc độ tăng trưởng 5,8%, năm 1999 sản xuất được gần 34,25 triệu tấn lương thực quy thóc. Cây công nghiệp, ăn quả, rau, chăn nuôi phát triển nhanh, đáp ứng phần lớn các loại nông sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Xuất khẩu nông sản trong 10 năm qua liên tục tăng, bình quân tăng 13,05%/ năm, năm 1999 đạt khoảng 3 tỷ USD. Tỷ trọng hàng hóa tăng nhanh, năm 1999 tỷ lệ xuất khẩu lúa gạo là 25%, cao su 80%, cà phê 95%, chè 60%. Năm 1999, xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới (4,4 triệu tấn) và xuất khẩu cà phê và hạt điều đứng thứ 3. Trình độ sản xuất nông nghiệp có nhiều tiến bộ, nhiều loại sản phẩm đã được xây dựng thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng; vùng cà phê Tây Nguyên, Đông Nam Bộ; vùng chè miền núi và trung du phía băc; vùng cao su Đông Nam Bộ; vùng cây ăn quả Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long… Trình độ thâm canh sản xuất trong hầu hết các ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được nâng cao lên rõ rệt thông qua việc áp dụng các phương thức canh tác thâm canh, áp dụng công nghệ cao, chất lượng nông sản ngày càng được cải thiện đáng kể. Trong lĩnh vực lâm nghiệp, chuyển biến sâu sắc nhất là từ lâm nghiệp Nhà Nước, chủ yếu do quốc doanh quản lý thực hiện, lấy khai thác gỗ rừng tự nhiên làm mục tiêu sang lâm nghiệp xã hội (dân doanh), giao khoán rừng đưa lại. Khuyến khích đa dạng sinh học rừng (bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng) có nhiều tiến bộ. Với nhiều chương trình như chương trình “327”, dự án tạo mới 5 triệu ha rừng, sau 10 năm đã trông được 1,5 triệu ha rừng tập trung, tình trạng phá rừng tự nhiên giảm, mầu xanh đã trở lại với nhiều vùng đất trống đồi trọc. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp trong thời gian qua tuy đạt được nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn những yếu kém và thách thức quan trọng sau đây: Một là, hiệu quả kinh tế của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp về năng suất và thu nhập còn thấp. Hiện nay bình quân sản xuất trên một ha đất nông nghiệp năm 2003 khoảng 20 triệu đồng và thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn mới đạt 275 nghìn đồng/ tháng, còn thấp xa so với nhiều nước trong khu vực. Vùng đồng bằng sông Hồng, nơi có trình độ thâm canh cao, mới 9% diện tích đất nông nghiệp đạt bình quân 50 triệu đồng/ ha và chỉ có 10% số hộ đạt bình quân 50 triệu đồng. Trong lúc đó, mục tiêu của chúng ta đề ra năm 2005 cả nước phải đạt 30 triệu đồng bình quân trên một ha đất nông nghiệp và thu nhập bình quân hộ ở nông thôn hơn 5 triệu đồng/ tháng, còn đến năm 2010 phải đạt 50 triệu dồng/ ha và gần 8 triệu đồng/ tháng. Đó là thách thức lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hai là, tốc độ chuyển dịch tích cực nhưng vẫn còn chậm. Có thể thấy rõ điều đó trong phân công lao động xã hội. Trong nhiều năm, nông nghiệp vẫn chiếm khoảng 70% lực lượng lao động xã hội, 80% số dân ở nông thôn. Cũng có nghĩa là phần lớn lao động trong xã hội có năng suất lao động thấp và phần lớn dân cư cả nước có thu nhập và đời sống thấp. Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đến nay thấp hơn sáu lần so với thu nhập bình quân đầu người ở đô thị. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho nước ta vẫn là một nước nông nghiệp kém phát triển. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu chậm còn thể hiện trong cơ cấu nông nghiệp, trong quan hệ giữa trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp, trong nhiều năm, giá trị nông nghiệp chiếm 80%, còn thủy sản và lâm nghiệp chỉ chiếm 20% (riêng lâm nghiệp chỉ còn có 4%) là điều bất hợp lý không tương xứng tiềm năng dồi dào của diện tích núi rừng bằng hai phần ba diện tích đất đai cả nước, với mặt nước sông ngòi, ao hồ dầy đặc và 2500 km bờ biển. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, việc chuyển dịch giữa trồng trọt và chăn nuôi trong nhiều năm cũng rất chậm. Giá trị trồng trọt chiếm 80% và giá trị chăn nuôi chiếm 20% trong giá trị nông nghiệp. Trong trồng trọt, lương thực có những tiến bộ rõ rệt, không đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước mà còn xuất khẩu hàng năm 3,5 – 4 triệu tấn. Tuy nhiên, cơ cấu trồng trọt chưa chuyển dịch được nhiều. Cây lương thực vẫn chiếm tỷ trọng cao trong diện tích gieo trồng, các loại cây có giá trị cao như công nghiệp, rau đậu, cây ăn quả chiếm tỷ trọng thấp. Nếu xét về mặt giá trị trong 10 năm từ 1990 đến 1999 thì tỷ trọng giá trị cây lương thực giảm từ 66,63% còn 63,80%, nhưng vẫn còn lớn, còn giá trị cây ăn quả, cây công nghiệp, rau đậu tỷ trọng mặc dù tăng từ 33,7% lên 37,2% nhưng vẫn còn nhỏ và tăng chậm không tương xứng với tiềm năng đất đai và khí hậu của vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Chính sự tăng chậm tỷ trọng cây công nghiệp và cây ăn quả, rau đậu còn thấp cho nên đã làm cho nông nghiệp chưa thoát khỏi tình trạng độc canh cây lương thực. Điều này làm giá trị sản xuất, giá trị sản lượng hàng hóa xuất khẩu bình quân trên một ha đất nông nghiệp và thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Ba là, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu phải gắn liền với tập trung hóa sản xuất. Nhưng hiện nay sản xuất trong nông nghiệp lại quá phân tán và manh mún. Bình quân một lao động nông nghiệp chỉ có 0,27 ha và một nhân khẩu cả nước khoảng 869m2; ở đồng băng sông Hồng là 500m2. Quy mô đất canh tác cũng rất nhỏ. Bình quân một hộ ở đồng bằng sông Cửu Long là 1,4 – 1,5 ha, ở đồng bằng sông Hồng và miền Trung chỉ có 0,21 – 0,26 ha; số hộ ở đây có quy mô 0,5 – 1 ha chỉ chiếm 1,5% tổng số hộ nông dân trong vùng. Diện tích đất nông nghiệp đã nhỏ nhưng lại quá phân tán và manh mún. Hơn 10,5 triệu hộ nông nghiệp có gần 75 triệu thửa đất. Dân số nông thôn tăng hang năm là 2% lại càng làm cho ruộng đất phân tán và manh mún hơn. Đây là một thách thức rất lớn để bảo đảm ruộng đất cho nông dân, để tiến hành cơ giới hóa, điện khí hóa để đi vào sản xuất tập trung quy mô lớn. Cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, điện, cơ sở bảo quản và chế biến nông sản còn thiếu làm trở ngại cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Tỷ trọng chế biến nông sản phẩm còn thấp, như chế biến chè mới đạt 40 – 45%, cao su 26%, rau quả thực phẩm 10%, cây có dầu 15 – 20%, thịt lợn chiếm 15%; tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch còn lớn đối với lúa 13 – 15%, rau quả 25 – 30%, lương thực 13%, đường thủ công 30 – 40%. Thủy lợi tuy phát triển mạnh nhưng chủ yếu mới tưới tiêu nước cho lúa, còn 37% diện tích lúa chưa được tưới tiêu, tiêu nước chủ động, có 37% diện tích lúa chưa làm đất bằng máy. Hơn 10% số xã chưa có điện, 20% số hộ chua có điện, 6% số xã chưa có đường ôtô đến trung tâm xã, 28% số xã chưa có bưu điện, 44% số xã chưa có chợ, 65% số xã chưa có nhà trẻ, 16% số xã chưa có trường trung học, bình quân mười nghìn dân mới có 0,76 bác sĩ ở trạm y tế. Rõ ràng, với cơ sở hạ tầng trên, làm sao có thể nâng cao hiệu quả và tốc độ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Bốn là, công nghệ kỹ thuật còn lạc hậu, chậm được biến đổi, đặc biệt là ở các vùng nghèo và bị cô lập phát triển. Tình trạng này có nguyên nhân từ sự dư thừa lao động và thiếu thốn các nguồn tài chính, từ tình trạng hoạt động khuyến nông không được quan tâm đầy đủ, đúng hướng và rộng khắp… Vì cơ sở hạ tầng bao gồm cả cơ sở hạ tầng thông tin, nói chung còn yếu kém, nền kinh tế ngành nông nghiệp khó có thể tạo ra được sự đột biến về hiệu quả sản xuất – kinh doanh. Môi trường cạnh tranh không lành mạnh vì thề mà cũng khó phát triển bình thường. Sự yếu kém của hệ thống hạ tầng cơ sở là nguyên nhân trực tiếp của tình trạng manh mún, bị chia cắt giữa các vùng các địa phương. Ngoài những yếu kém và thách thức nói trên, cần chú ý những hạn chế về quan hệ sản xuất, như sự chuyển đổi hợp tác xã kiểu cũ sang hợp tác xã kiểu mới chậm và hiệu quả thấp, sự chuyển đổi hệ thống nông – lâm trường quốc doanh và các doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường còn yếu kém, trình độ cán bộ quản lý kỹ thuật còn thấp cũng những chính sách kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh tốc độ nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. III.- Áp dụng mô hình kinh tế của Harry T.Oshima vào phân tích chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. Harry T.Oshima là nhà kinh tế học người Nhật Bản, ông nghiên cứu mối quan hệ giữa hai khu vực đó là một nền nông nghiệp lúa nước có tính thời vụ cao, vào thời gian cao điểm của mùa vụ vẫn có hiện tượng thiếu lao động và lại dư thừa nhiều trong mùa nhàn rỗi. Trong tác phẩm “Tăng trưởng kinh tế ở các nước Châu Á gió mùa” ông đã đưa ra những quan điểm mới về mô hình phát triển và mối quan hệ công – nông nghiệp dựa trên những đặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp và hoạt động kinh tế Châu Á. Nước ta là một nước nằm trong khu vực Châu Á có khí hậu và điều kiện phù hợp với điều kiện của mô hình kinh tế của Oshima. Đặc điểm đó được biểu hiện rõ rệt trong quá trình sản xuất nông nghiệp: tính thời vụ cao, lao động thất nghiệp mang tính thời vụ lại càng trầm trọng. Sản xuất nông nghiệp mang nặng tính độc canh, nhỏ lẻ, phân tán. Nước ta đa số dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu chính vì vậy ngành nông nghiệp được coi là một ngành đầu tầu từ đó kéo theo sự tăng trưởng và phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành đó trước tiên phải có vốn tích lũy ban đầu phụ thuộc vào ngành thế mạnh của nước ta, điều đó cần phải thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp. Khí hậu nước ta rất đa dạng và phong phú, là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với bốn mùa rõ rệt rất phù hợp cho quá trình sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế ngành nông, lâm, ngư nghiệp tiếp tục có những chuyển biến tích cực, những lợi thế so sánh của từng ngành, từng vùng đã từng bước được khai thác và phát huy, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển với tốc độ cao, cải thiện chất lượng tăng trưởng. Nông nghiệp Việt nam chiếm 30% giá trị xuất khẩu, và 25% trong tổng GDP quốc gia, lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp còn tạo ra công ăn việc làm cho hơn 66% lao động trong cả nước. Thu nhập của người dân ngày càng tăng. Sản lượng lương thực trong 10 năm qua tăng bình quân 1,2 triệu tấn/ năm. Việc tăng sản lượng đó là nhờ vào quá trình mùa vụ, trước kia chúng ta thường trồng một vụ lúa nhưng bây giờ đã biết tận dụng điều kiện của từng mùa, từng vùng mà trồng hai hoặc ba vụ lúa làm năng suất ngày càng tăng. Người nông dân không chỉ biết có trồng lúa đơn thuần đem lại thu nhập cho họ mà người nông dân còn biết chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Trong 9 tháng đầu năm 2005 theo điều tra của tổng cục thống kê thì diện tích lúa đạt 7339,5 nghìn ha, bằng 98,6% năm 2004, giảm 105,8 nghìn ha, sản lượng giảm do giảm diện tích năng suất thấp sang trồng cây khác có hiệu quả hơn và nuôi thuỷ sản. Diện tích lúa đông xuân giảm 36,5 nghìn ha, lúa hè thu giảm 18,7 nghìn ha và lúa mùa giảm 50,6 nghìn ha. Năng suất lúa cả năm ước tính đạt 49,5 tạ/ ha, tăng 1 tạ/ ha so với năm trước; sản lượng đạt 36,3 triệu tấn, tăng 19,2 vạn tấn. Nếu tính cả 3,7 triệu tấn lương thức có hạt khác thì sản lượng lương thực có hạt năm nay đạt 40,03 triệu tấn, tăng 44,9 vạn tấn so với năm 2004. Sản lượng lúa đông xuân đạt 17,33 triệu tấn, tăng 252,7 nghìn tấn so với lúa đông xuân 2004, tiếp tục là vụ lúa mùa, năng suất đạt 58,9 tạ/ ha, tăng 1,6 tạ/ha. Lúa hè thu năng suất chung của cả nước ước tính đạt 44,1 tạ/ ha, xấp xỉ hè thu năm 2004. Lúa mùa sản lượng lúa mùa dự kiến tăng thấp, chủ yếu do ảnh hưởng của thời tiết. Các tỉnh phía Nam, ước tính diện tích đạt 834,5 ngàn ha, giảm 3,8% do hạn han. Sản lượng ước tính đạt 3,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA256.doc
Tài liệu liên quan