Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

-Trong hệ thống tài chính, song song với hệ thống ngân hàng đã tồn

tại lâu đời với vai trò chủ yếu là kênh dẫn vốn ngắn hạn thì h ệ thống các

tổ chức đầu tư tài chính phi ngân hàng đang và sẽ trở thành một kênh dẫn

vốn dài hạn quan trọng phục vụ cho nhu cầu đầu tư của dân chúng và huy

động vốn dài hạn của doanh nghiệp. Các tổ chức đầu tư này chủ yếu bao

gồm các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí và bảo hiểm xã hội, và các quỹ

đầu tư tín thác.

- Thế mạnh của các tổ chức đầu tư tài chính này bắt nguồn từ khả

năng huy động vốn lớn, dài hạn, trình độ quản lý đầu tư, phân tích cũng

như đánh giá đầu tư chuyên nghiệp nhờ chuyên nghiệp hóa cao. Điều này

không chỉ tạo ra mức lợi nhuận và rủi ro tối ưu cho nhà đầu tư mà còn

giúp tăng hàng hóa cho thị trường và bảo vệ quyền lợi của nha đầu tư tốt

hơn nhờ khả năng tham gia mạnh mẽ vào quản trị doanh nghiệp mà họ

đầu tư.

pdf94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2518 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơn chính vì vậy mà họ sẵn sàng mua hoặc vay tiền để mua hàng hóa tiêu dùng lâu bền, có giá trị lớn như : mua xe, mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà, mua sắm thiết bị vật dụng gia đình, hay thực hiện các kỳ nghỉ xa xỉ …. Ngược lại trong giai đoạn suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp cao, thu nhập của người tiêu dùng có khuynh hướng giảm cùng với cái nhìn bi quan hơn về nền kinh tế khiến cho các quyết định mua sắm hàng hóa lâu bền thường không có khả năng thực hiện hoặc bị trì hoãn, cầu của những loại hàng hóa này bị giảm đi rất nhiều. Trong thời kỳ mở rộng các doanh nghiệp thường mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư các dự án mới chính vì vậy mà những ngành này thường phát đạt hơn trong giai đoạn mở rộng. Nhưng cầu hàng hóa của những nhóm ngành này cũng sẽ giảm mạnh trong giai đoạn suy thoái khi 46 các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất hoặc hạn chế triển khai các dự án đầu tư mới. Bằng lý do trên ta có thể lý giải sự phản ứng khác nhau của hai nhóm ngành này trước tác động của môi trường kinh doanh. Ngoài ra ta có thể thấy hai nhóm ngành này có mức độ nhạy cảm khác nhau đối với lãi suất ( Interest Sensitivity ). Khi các doanh nghiệp mở rộng đầu tư họ cần phải phải huy động vốn, do vậy lãi suất là một yếu tố cấu thành chi phí, nên nó là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi quyết định đầu tư. Khi các cá nhân, gia đình mua nhà, mua xe hay các vật dụng có giá trị lớn họ thường cần phải vay tiền, lãi suất là một yếu tố cần cân nhắc khi đưa ra quyết định tiêu dùng. Chính vì vậy các công ty thuộc nhóm ngành Cylical tương đối nhạy cảm với lãi suất. Nó thường hoạt động tốt hơn trong những giai đoạn lãi suất thấp và gặp nhiều khó khăn trong những giai đoạn lãi suất cao. Ngược lại các công ty thuộc nhóm Stable ít nhạy cảm hơn với lãi suất vì chắc ít ai phải vay tiền ngân hàng để mua : Coca- cola, dầu gội đầu hay dao cạo râu……  Nhóm cổ phiếu năng lượng ( Energy Stocks ): Các công ty năng lượng cung cấp năng lượng cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng. Các công ty năng lượng cũng chịu ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh nhưng nó chịu ảnh hưởng nhiều hơn bởi xu hướng giá năng lượng thế giới : Nhóm này bao gồm : các công ty sản xuất dầu thô, các công ty dầu nội địa, các công ty dầu quốc tế…. Theo thống kê các công ty năng lượng thường thu được tỷ suất lợi nhuận cao khi giá dầu tăng cao và lợi nhuận thấp hơn khi giá dầu thấp. Ngược hầu hết các doanh nghiệp khác đều gặp rất nhiều khó khăn khi giá nhiên liệu tăng cao, vì chi phí nhiên liệu luôn chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong cơ cấu chi phí của tất cả các ngành. Trên cơ sở các nhóm ngành như trên và sự phản ứng khác nhau của các nhóm ngành này trước những biến động của chu kỳ kinh doanh và các biến số vĩ mô khác. Nhà đầu tư có thể theo đuổi các chiến lược khác nhau đối với yếu tố nhóm ngành.  Chiến lược chủ động ( Active Strategy ) 47 Chiến lược chủ động đối với yếu tố thị trường được gọi là chiến lược xoay vòng theo nhóm ( Group Rotation ), nhà đầu tư theo đuổi chiến lược này được gọi là Group Rotator . Nhà đầu tư sẽ phân tích dự báo về triển vọng phát triển về những yếu tố thuận lợi hay nguy cơ các ngành ( Industry ) hay nhóm cổ phiếu ( Group ). Từ đó họ sẽ điều chỉnh tăng tỷ trọng của ngành hoặc nhóm cổ phiếu có cơ hội tăng trưởng và giảm tỷ trọng của ngành và nhóm cổ phiếu có nguy cơ rủi ro cao . Ví dụ nếu như có dự báo về thời kỳ mở rộng ( expansion ) của chu kỳ kinh doanh nhà đầu tư sẽ tăng tỷ trọng của nhóm cổ phiếu chu kỳ để tăng lợi nhuận và ngược lại nếu có dự báo về giai đoạn thu hẹp ( Contraction ) nhà đầu tư sẽ giảm tỷ trọng của nhóm cổ phiếu Cylical và tăng tỷ trọng của nhóm cổ phiếu ổn định nhằm hạn chế rủi ro. Khi dự báo về xu hướng giảm xuống của lãi suất nhà đầu tư có thể tăng tỷ trọng của nhóm cổ phiếu Cylical trong danh mục đầu tư, ngược lại khi dự báo về xu hướng tăng lên của lãi suất nhà đầu tư sẽ giảm tỷ trọng của nhóm cổ phiếu Cylical trong danh mục đầu tư. Hay khi dự đoán giá dầu có khuynh hướng tăng cao, nhà đầu tư có thể tăng tỷ trọng của nhóm các công ty năng lượng và giảm tỷ trọng của các nhóm khác.  Chiến lược thụ động ( Passive Strategy ) : Ngược lại nhà đầu tư nào thấy rằng mình không đủ khả năng để dự báo về sự thay đổi của các nhóm cổ phiếu hay các ngành họ sẽ theo đuổi chiến lược thụ động đối với nhóm ngành. Có những nhà đầu tư thực hiện chiến lược khớp chỉ số tương đối theo nhóm ngành, bằng cách thay vì xây dựng DMĐT hoàn toàn giống với chỉ số như đã nêu ở phần trước, họ sẽ xây dựng DMĐT trong đó tỷ trọng của các nhóm ngành sẽ gần tương ứng với tỷ trọng của các nhóm ngành trong chỉ số chuẩn. Điều này sẽ làm cho sự tăng giảm của DMĐT do yếu tố chu kỳ kinh doanh và các biến số vĩ mô khác như : lạm phát, lãi suất, giá dầu …. Sẽ tương ứng với sự tăng giảm của chỉ số do tác động của các yếu tố trên. Ta có tỷ trọng phân bổ các nhóm ngành trong chỉ số S&P 500 như sau : 48 NHĨM NGÀNH SỐ CTY GIÁ TRỊ VỐN HĨA TỶ TRỌNG Energy ( Năng lượng ) 29 1,172,886 10.12% Materials ( Vật liệu ) 31 353,032 3.05% Industrials ( Cơng nghiệp ) 53 1,282,538 11.07% Consumer Discretionary ( Hàng tiêu dùng lâu bền và hàng khơng thiết yếu ) 89 1,197,648 10.34% Consumer Staples ( Hàng tiêu dùng thiết yếu ) 39 1,082,218 9.34% Health Care ( Y tế và dịch vụ sức khỏe ) 57 1,531,765 13.22% Financials ( Tài chính ) 84 2,408,140 20.78% Information Technology Cơng nghệ thơng tin 78 1,810,833 15.63% Telecommunications Services Dịch vụ viễn thơng 8 358,677 3.10% Utilities ( Tiện ích cơng cộng ) 32 388,260 3.35% S&P 500 500 11,585,996 100.00% Nguồn : Standard and Poor’ s Trong các ngành trên nhóm được xếp là nhóm tăng trưởng ( growth stocks ) bao gồm : công nghệ thông tin, y tế và dịch vụ sức khỏe, dịch vụ viễn thông ), nhóm chu kỳ ( cylical stocks ) bao gồm : Vật liệu, công nghiệp nặng, Consumer Diccretionary ( đây là các ngành sản xuất các mặt hàng tiêu dùng lâu bền và có giá trị cao như xe hơi, thiết bị điện tử cao cấp, hàng tiêu dùng hoặc dịch vụ đắt tiền, nghành công nghệ giải trí, xuất bản… ), nhóm ổn định ( stable stocks ) gồm : hàng tiêu dùng thiết yếu, tài chính, tiện ích công cộng. Các nhà đầu tư có thể căn cứ theo các tiêu thức phân ngành và tỷ trọng các ngành của chỉ số để xây dựng danh mục đầu tư của mình. Cũng có những nhà đầu tư tùy theo mục tiêu của mình sẽ theo đuổi chiến lược tập trung vào một ngành hay nhóm ngành nào đó. Những nhóm ngành mà họ tập trung ưu tiên sẽ có tỷ trọng cao hơn so với tỷ trọng của 49 nhóm ngành đó trong chỉ số. Những nhóm ngành mà họ không ưu tiên sẽ có tỷ trọng thấp hơn, còn những nhóm ngành khác có thể có tỷ trọng tương đương hoặc chênh lệch không đáng kể Ví dụ : Ta xem xét tỷ trọng phân bổ theo ngành Equity Growth Portfolio do Morgan Stanley Institutional Fund quản lý, so với tỷ trọng của các ngành trong chỉ số chuẩn của nó là Russell 1000 Growth Ngành Tỷ trọng của DMĐT Tỷ trọng của Russel 1000 Growth Consumer Discretionary 45.73% 25.53% Information Technology 17.74 % 21.73% Health Care 11.18% 19.56% Financial 10.06% 8.05% Energy 7.91% 3.43% Consumer Staples 2.51% 8.96% Utilities 1.31% 1.90% Materials 2.87% 2.75% Nguồn : Morgan Stanley Institutional Fund Ta thấy qũy theo đuổi chiến lược tập trung đặc biệt vào nhóm ngành Consumer Discretionary tỷ trọng của nhóm này trong DMĐT là 45.73%, trong khi của chỉ số là 25.53%, Ngoài ra nhóm năng lượng ( Energy ) cũng cũng có tỷ trọng lớn hơn so với chỉ số. Các nhóm có tỷ trong thấp hơn tỷ trọng trong chỉ số bao gồm : công nghệ thông tin, dịch vụ y tế và hàng tiêu dùng thiết yếu. Trên đây chỉ là một số cách phân nhóm ngành cơ bản, trong quy trình phân tích từ trên xuống ( quy trình phân tích top – down : phân tích môi trường vĩ mô, thị trường –> phân tích ngành -> phân tích công ty ). Các nhà đầu tư rất chú trọng đến việc phân ngành cụ thể và tiến hành phân tích ngành. Họ thường dùng nhiều phương pháp và mô hình khác nhau để phân tích về cơ hội, nguy cơ triển vọng phát triển và áp lực cạnh tranh của từng ngành trước khi ra quyết định đầu tư. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: 50 -Trong hệ thống tài chính, song song với hệ thống ngân hàng đã tồn tại lâu đời với vai trò chủ yếu là kênh dẫn vốn ngắn hạn thì hệ thống các tổ chức đầu tư tài chính phi ngân hàng đang và sẽ trở thành một kênh dẫn vốn dài hạn quan trọng phục vụ cho nhu cầu đầu tư của dân chúng và huy động vốn dài hạn của doanh nghiệp. Các tổ chức đầu tư này chủ yếu bao gồm các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí và bảo hiểm xã hội, và các quỹ đầu tư tín thác. - Thế mạnh của các tổ chức đầu tư tài chính này bắt nguồn từ khả năng huy động vốn lớn, dài hạn, trình độ quản lý đầu tư, phân tích cũng như đánh giá đầu tư chuyên nghiệp nhờ chuyên nghiệp hóa cao. Điều này không chỉ tạo ra mức lợi nhuận và rủi ro tối ưu cho nhà đầu tư mà còn giúp tăng hàng hóa cho thị trường và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư tốt hơn nhờ khả năng tham gia mạnh mẽ vào quản trị doanh nghiệp mà họ đầu tư. - Trong 3 loại hình tổ chức đầu tư tài chính chủ yếu nói trên, thì quỹ hưu trí/ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm là hai loại hình có điều kiện phát triển thuận lợi trước hết nhờ nguồn vốn sẵn có, nên cần được khai thác phục vụ cho đầu tư một cách hiệu quả. Loại hình quỹ đầu tư tập thể và kèm theo đó là công ty quản lý quỹ đòi hỏi nhiều thời gian để phát triển do đây là loại hình mới đối với công chúng đầu tư, vốn đầu tư huy động khó khăn và không sẵn có như quỹ hưu trí hay công ty bảo hiểm. - Do đó, với hoàn cảnh Việt Nam, sẽ là hiệu quả hơn nếu Chính phủ cho phép và tạo cơ chế để các quỹ hưu trí/ bảo hiểm xã hội và công ty bảo hiểm tham gia tích cực và năng động hơn nữa vào đầu tư thị trường vốn. Việc phát triển các quỹ đầu tư cũng cần chú trọng và có các biện pháp khuyến khích về thuế cũng như cơ chế sử dụng đầu tư tạo điều kiện nâng cao hiệu quả đấu tư trên TTCK. - Kinh nghiệm các nước đang và mới phát triển cho thấy, việc phát triển các loại hình đầu tư tổ chức này cần có sự định hướng, hỗ trợ và khuyến khích phát triển của Chính phủ. Kinh nghiệm Malaysia trong việc hình thành các quỹ đầu tư huy động vốn trong dân nhưng có sự bảo trợ và hỗ trợ của Chính phủ là rất đáng nghiên cứu áp dụng. Đây là kênh đầu tư có tổ chức góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư trên TTCK 51 - Về chính sách thuế khuyến khích việc phát triển các quỹ đầu tư và ngành quản lý quỹ, những nguyên tắc không đánh thuế đối với quỹ đầu tư ở các nước hay ưu đãi thuế đối với quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ của Malaysia là những bài học rất bổ ích cần nghiên cứu áp dụng tại Việt Nam. - Nhân lực có kỹ năng và trình độ chuyên nghiệp cao trong hoạt động đầu tư cũng là yếu tố quan trọng để phát triển các loại hình này. Trong giai đoạn phát triển ban đầu, song song với việc đào tạo nguồn nhân lực trong nước, các nước đều khuyến khích việc tham gia của các tổ chức quản lý đầu tư chuyên nghiệp nước ngoài nhằm thu hút và sử dụng kỹ năng quản lý đầu tư chuyên nghiệp của nước ngoài mà trong nước chưa có được. Điều này cần được lưu ý ở Việt Nam do số lượng cũng như chất lượng cán bộ quản lý, phân tích và đánh giá đầu tư còn rất thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường vốn. Vì vậy, việc cho phép các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp nước ngoài tham gia vào quản lý đầu tư trong nước là cần thiết. - Ngoài ra, để đảm bảo tính chuyên nghiệp và chất lượng của việc quản lý quỹ đầu tư ( tiền của khách hàng), các nước trong khu vực cũng như các nước phát triển yêu cầu các nhân viên hành nghề quản lý quỹ phải được cấp phép hành nghề ( đạt các tiêu chuẩn hành nghề tối thiểu và thi sát hạch chuyên môn). Bên cạnh đó ta còn rút kinh nghiệm chiến lược đầu tư như sau:  Kinh nghiệm chiến lược thụ động (Buy and Hold Strategy) Theo chiến lược này, nhà đầu tư sau khi đã phân tích và lựa chọn một cách cẩn trọng họ sẽ mua và nắm giữ các chứng trong thời gian dài, họ chỉ quan tâm đến sự tăng trưởng dài hạn của công ty mà không quan tâm đến những biến động ngắn hạn trên thị trường. Chiến lược này thường được sử dụng bởi các nhà đầu tư lớn, họ nắm giữ tỷ lệ cổ phần tương đối lớn trong các công ty mà họ đầu tư. Họ cũng có những ảnh hưởng nhất định trong quá trình hoạch định chiến lược và điều hành doanh nghiệp. Nhà đầu tư dài hạn tiêu biểu chính là Warren Buffett, chiến lược nổi bật của ông là nắm giữ chứng khoán lâu dài. Để xem xét xem các khoản đầu tư của Berkshire, ông thường xem xét kết quả hoạt động thực sự của các công ty, chứ không quan tâm nhiều đến bảng yết giá ngắn hạn của nó trên 52 thị trường. Buffet nói rằng “ tôi hoàn toàn hài lòng nắm giữ vô hạn bất kỳ loại chứng khoán nào, chừng nào triển vọng từ lợi suất vốn vẫn còn thỏa đáng, ban giám đốc vẫn còn năng lực và lương thiện, và thị trường vẫn chưa định giá cao doanh nghiệp ấy.” ( Chiến lược đầu tư vào thị trường chứng khoán của Warrant Buffet – Minh Đức – NXB Thống Kê) Ưu điểm nổi bật của chiến lược này là sự ổn định và triển vọng lâu dài,chi phí giao dịch và chi phí quản lý thấp nhưng nhược điểm của nó là sự thiếu linh hoạt, chậm thích ứng với những biến động của thị trường.  Kinh nghiệm chiến lược chủ động hoàn toàn : Ngược lại với chiến lược mua và nắm giữ, nhà đầu tư theo chiến lược này thường không gắn bó với loại cổ phiếu nào một cách lâu dài. Họ thường dùng các phương pháp phân tích cơ bản phân và đặc biệt là phân tích kỹ thuật tích kỹ thuật để định giá chứng khoán và để dự báo các xu hướng ngắn hạn và dài hạn của thị trường. Nhà đầu tư chủ động mua bán chứng khoán liên tục, thay đổi danh mục đầu tư liên tục, tận dụng những khoảng thay đổi nhỏ nhất của thị trường để thu lợi nhuận. Chiến lược này thích hợp với những quỹ nhỏ, ưu điểm của nó là tính linh hoạt phản ứng nhanh trước những thay đổi của thị trường, thông thường nó mang lại khả năng sinh lời cao hơn và giảm thiểu được rủi ro kỳ hạn. Tuy nhiên do phải thường xuyên điều chỉnh DMĐT nên chi phí quản lý và chi phí giao dịch cũng sẽ cao hơn.  Kinh nghiệm chiến lược hỗn hợp vệ tinh hạt nhân : Các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư lớn thường không theo đuổi chiến lược mua và nắm giữ thuần túy hay chiến lược chủ động thuần túy. Họ theo đuổi chiến lược kết hợp nhằm tận dụng ưu thế của cả hai chiến lược này Ta có sơ đồ minh hoạ chiến lược này như sau : 53 Theo chiến lược này chúng ta sẽ xây dựng danh mục đầu tư gồm 2 phần : phần hạt nhân và phần vệ tinh.  Phần hạt nhân : thường chiếm tỷ trọng lớn nhất, đây là phần mà nhà đầu tư theo đuổi chiến lược thụ động. Đây là danh mục gồm các chứng khoán được các nhà đầu tư phân tích và thẩm định kỹ càng về triển vọng phát triển lâu dài. Nhà đầu tư có thể nắm giữ tỷ lệ cổ phần tương đối lớn trong công ty và họ có khả năng chi phối ở mức độ tương đối quá trình quản trị và điều hành công ty.  Phần vệ tinh: chiếm tỷ trọng nhỏ hơn và được chia thành nhiều danh mục nhỏ. Phần vệ tinh này sẽ theo đuổi chiến lược chủ động hoàn toàn. Các Portfolio manager được giao quản lý những danh mục này sẽ tiến hành mua bán chứng khoán một cách chủ động nhằm tạo ra lợi nhuận cao nhất. Trên đây là một số vấn đề mang tính học thuật cũng như kinh nghiệm thực tiễn về chiến lược quản lý đầu tư của các nhà đầu tư tại các quốc gia có thị trường tài chính phát triển. Trong một môi trường đầy biến động như thị trường chứng khoán, chắc chắn không có công thức thành công nào được áp dụng chung cho tất cả mọi lúc, mọi nơi. Nhất là những kinh nghiệm cũng như những lý thuyết về chiến lược quản lý đầu tư trong bài viết này được đúc rút từ những thị trường chứng khoán đã phát triển PHẦN HẠT NHÂN ( 60% ) VỆ TINH (10%) VỆ TINH 10% VỆ TINH ( 10%) VỆ TINH 10% 54 hàng trăm năm, có những điều kiện và hoàn cảnh khác biệt rất nhiều so với thị trường chứng khoán còn non trẻ của Việt Nam. Nhưng như người xưa vẫn thường nói “ Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, lấy những nguyên lý, những điều cơ bản, những nguyên tắc không thay đổi để ứng phó với muôn vạn cái thay đổi. Việc đi tìm hiểu những chiến lược quản lý đầu tư của chúng ta chính là quá trình đi tìm cái “ bất biến” ấy. Dù không phải tất cả những kinh nghiệm trên đều hữu ích và có thể áp dụng được trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng hy vọng rằng phần nghiên cứu trên sẽ giúp chúng ta phần nào đó có được những kinh nghiệm cần thiết và đặc biệt là định hướng trong tư duy để ứng phó thành công trước những cái “ vạn biến ” của thị trường chứng khoán. 55 CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM 2.1.1 Diễn biến hoạt động của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam Thị trường Chứng khoán Việt Nam đã ra đời và chính thức đi vào hoạt động hơn 5 năm qua. Mặc dù sự ra đời của thị trường chứng khoán đã mở ra một giai đoạn phát triển mới cho hệ thống tài chính Việt Nam nhưng chúng ta vẫn còn rất nhiều việc phải làm để thúc đẩy sự phát triển của thị trường này cho đúng với tiềm năng của nó. Từ khi thành lập đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam không ngừng phát triển, từ chỗ chỉ có vài trăm nhà đầu tư trong những ngày đầu mới thành lập, đến nay tổng số tài khoản giao dịch chứng khoán đã tăng lên mức hơn 55.0001 tài khoản, tăng gần gấp đôi so với cuối năm 2005, ngoài ra còn có một lực lượng hàng chục ngàn, thậm chí háng trăm ngàn nhà đầu tư tiềm năng hiện đang tham gia giao dịch chứng khoán chưa niêm yết. Tuy nhiên số lượng nhà đầu tư tham gia mở tài khoản và đầu tư trên thị trường vẫn còn rất ít so với các nước khác trong khu vực và chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân, ít vốn và chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tâm lý, nhất là khi thị trường thăng trầm. Lực lượng nhà đầu tư có tổ chức còn quá ít là một trong những nguyên nhân làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam dễ bị tổn thương trước những cú sốc. Hẳn nhiều nhà đầu tư chưa quên sự kiện thị trường chứng khoán Việt Nam tăng nóng với mức tăng VN Index từ 100 điểm lên 571,04 điểm (ngày 6/7/2001) và rồi sau đó thị trường sụp đổ, VN Index “rơi tự do” từ đỉnh cao 571,04 xuống gần 130 điểm làm cho nhiều nhà đầu tư đang trong tình trạng lãi lớn đã nhanh chóng trở thành con nợ lớn. Sự kiện tương tự xảy ra vào năm 2006, VN Index đã đạt đến mức 632,69 điểm tại phiên giao dịch ngày 25/4, vượt xa kỷ lục cũ là 571,04 1 www.mof.gov.vn, 21/04/2006, “Sôi động thị trường chứng khoán ” 56 điểm, nhưng đến tuần thứ 2 của tháng 5/2006 thị trường chứng khoán Việt Nam “rơi tự do”, đưa chỉ số VN Index quay trở về mức mở đầu tháng 3/2006 dưới ngưỡng 400 điểm. Chỉ trong vòng hai tháng thị trường biến động nhanh đến nỗi nhà đầu tư không kịp “trở tay”. So sánh hai trường hợp trên, có thể thấy rằng mặc dù kịch bản cũng diễn ra tương tự, nhưng bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2006 khác so với năm 2001. Số lượng cổ phiếu năm 2006 tăng lên 35 loại, hơn nhièu lần so với năm 2001, khối lượng và giá trị khớp lệnh cũng ở một mức khác hẳn. Khối lượng khớp lệnh trung bình từ đầu năm 2006 đến nay đạt 1.837.094 cổ phiếu/phiên, trong khi khối lượng khớp lệnh trung bình giai đoạn 2000 – 2001 chỉ ở mức 83.580 cổ phiếu/phiên. Có thể nói, trong “cơn sốt” cổ phiếu năm 2001, số lượng chứng khoán niêm yết còn thấp khi trào lưu mua cổ phiếu tăng mạnh đã khiến giá chứng khoán tăng vọt mà không có ai bán, cán cân cung cầu vô cùng căng thẳng và lệch lạc. Còn trong “cơn sốt 2006” giá chứng khoán vẫn tăng nhanh do những nhận định đánh giá hết sức lạc quan của cộng đồng quốc tế về thị trường chứng khoán Việt Nam vào thời điểm đó và sự nới lỏng “room” cho nhà đầu tư nước ngoài từ 30% lên 49% đã tạo ra một sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài và kéo theo sự hưng phấn đầu tư cho các nhà đầu tư trong nước, đầu tháng 4/2006 trung bình mỗi ngày thị trường tiếp nhận thêm từ 3.000 đến 4.000 nhà đầu tư. Cầu tăng mạnh nhưng lượng cung muốn bán ra thu lợi cũng rất nhiều; cán cân cung cầu tuy căng thẳng nhưng nhìn chung vẫn ở mức có thể chấp nhận. Tuy nhiên có một điểm tương đồng trong cả hai trường hợp trên là: sự trường chuyển từ cực nóng sang cực lạnh, nguyên nhân phần lớn là do tâm lý đầu tư không được ổn định của các nhà đầu tư trong nước, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân vốn nhỏ, ít kiến thức, thời gian và thông tin về thị trườmg thực hiện chiến lược mua bán theo những biến động giá ngắn hạn. Sự không ổn định của thị trường chứng khoán Việt Nam trong hai sự kiện trên là hệ quả tất yếu của một thị trường mang nặng yếu tố tâm lý. Hiện tượng tham gia thị rường chứng khoán theo kiểu phong trào, đôi khi mang tính chụp giật vừa qua đã phá vỡ diễn tiến thực chất của thị trường. Hàng ngày, một lực lượng lớn các nhà đầu tư mới hăm hở lao vào thị trường chứng khoán mà chưa kịp trang bị cho mình lượng kiến thức tối thiểu về chứng khoán, bỏ qua thông tin, bỏ qua những cảnh báo…, đã dẫn tới hiện tượng tranh mua, tranh bán (mua thì mua thật nhanh, bán cũng bán thật nhanh) khiến thị trường cũng chẳng kịp điều chỉnh. 57 Hơn nữa một nghịch lý của kịch bản năm 2006 là trong khi quy mô thị trường ngày càng được mở rộng đồng nghĩa với việc tăng tính thanh khoản cho các loại cổ phiếu trên thị trường thì vòng xoáy giảm giá vẫn tiếp tục diễn ra. Trong bối cảnh đồng loạt hàng triệu cổ phiếu của các công ty niêm yết mới và phát hành thêm nối đuôi nhau lên sàn, thì có một làn sống rời khỏi thị trường. Một số nhà đầu tư thì án binh bất động, số khác chỉ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNang cao hieu qua dau tu Chung khoan.pdf
Tài liệu liên quan