Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình

Một thuận lợi cho các DN hiện nay là việc tôn vinh quảng bá thương hiệu đã được các cơ quan chức năng và tổ chức kinh tế xã hội quan tâm. Ví dụ như chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu Quốc gia đến năm 2010 đã đươc Thủ Tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 253 ngày 25/11/2003, xây dựng tiềm thức trong các DN luôn hướng về chất lượng sản phẩm và tín nhiệm của DN để nâng cao sức cạnh tranh, gắn kết hơn với hệ thống phân phối,cuốn hút nhà sản xuất, người tiêu dùng. Từ đó xây dựng hình ảnh Việt Nam - quốc gia dồi dào sản phẩm hảo hạng tăng thêm sức hấp dẫn về đất nước và con người Việt Nam, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, khuyến khích du lịch và đầu tư nước ngoài.

- Các cuộc hội thảo xúc tiến thương mại được tổ chức, các hội chợ quốc tế được tổ chức hàng năm ở Việt Nam nhằm quảng bá hình ảnh các DNNN một cách sâu rộng hơn

Một số ví dụ về thương hiệu mạnh của DNNN Việt Nam như:

- Tổng công ty sữa Việt Nam (Vinamilk): được hình thành từ năm 1976, công ty đã lớn mạnh và trở thành DN hàng đầu của ngành CN chế biến sữa, chiếm lĩnh 75% thị phần sữa Việt Nam. Ngoài ra thương hiệu này cũng được biết đến trên thị trường nước ngoài: Mỹ, Canada,Pháp,Đức.

- Tập đoàn Vinaconex cũng đã khẳng định được thương hiệu mạnh.19 năm xây dựng phát triển bền vững với tốc độ tăng trưởng cao. Thương hiệu Vinaconex đã thực hiện thành công mục tiêu đa doanh, đa dạng hóa sản phẩm ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đến nay Vinaconex đã khẳng định được uy tín và vị thế là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành xây dựng trong nước

- Bốn Ngân hàng thương mại Nhà nước:NH Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, NH Ngoại thương Việt Nam, NH Đầu tư và phát triển, NH Công thương Việt Nam cũng là những thương hiệu mạnh trong lĩnh vực NH trong và khu vực Đông Nam Á

 

doc52 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1732 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mang tinh thần của con người đó. Một doanh nghiệp cũng giống như một con người,chỉ phát triển khi cơ thể được vận hành tốt, khoẻ mạnh. Muốn trí tuệ phát triển thì cơ thể đó cũng phải khoẻ mạnh, khoẻ mạnh để tạo nên sự thoải mái và minh mẫn, là điều kiện cần của sự sáng tạo. Và “giá trị” của mỗi con người cũng thường vượt qua ngoài những yếu tố về chiều cao, cân nặng. Nó nằm ở vị thế của người đó trong xã hội, khả năng nắm và khống chế của người đó đối với xã hội và đặc biệt là năng lực trí tuệ của người đó so với xã hội. Đầu tư để phát triển một công ty cũng giống như đào tạo, phát triển một con người. Nuôi dưỡng, giáo dục và sự vận động tương tác giữa người đó với những cá nhân khác là những khía cạnh không thể tách rời để biến một đứa trẻ thành một con người. Để có được những con người theo đúng nghĩa đòi hỏi đầu tiên là phải có ba khía cạnh trên kết hợp lại. Chương II: Thực trạng của hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt Nam I. Tình hình đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình ở các nước trên thế giới: Tài sản của doanh nghiệp có thể được chia thành 2 loại: tài sản hữu hình – bao gồm nhà xưởng, máy móc, tài sản tài chính và cơ sở hạ tầng, và tài sản vô hình – được tính từ nguồn nhân lực, bí quyết kỹ thuật đến các ý tưởng, thương hiệu, kiểu dáng và các kết quả vô hình khác có được từ năng lực đổi mới và sáng tạo của doanh nghiệp. Theo truyền thống, tài sản hữu hình là tài sản chính của doanh nghiệp và có ý nghĩa quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Trong những năm gần đây, tình hình đã thay đổi đáng kể. Các doanh nghiệp đang nhận ra rằng tài sản vô hình trở nên có giá trị hơn so với tài sản hữu hình của mình. Do thành quả của cuộc cách mạng công nghệ thông tin và sự tăng trưởng của nền công nghiệp dich vụ, các nhà xưởng và nhà máy lớn đang dần được thay thế bởi các phần mềm và các ý tưởng đổi mới mạnh như là phần thu nhập chính của phần lớn các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Do đó, tài sản vô hình đóng vai trò trung tâm và doanh nghiệp cần tìm ra cách thức sử dụng tốt nhất các tài sản vô hình của mình. Trong nền kinh tế thị trường, một trong những mục tiêu quan trọng của các doanh nghiệp là phải làm gia tăng được giá trị của doanh nghiệp mình, giá trị này bao gồm cả giá trị của tài sản hữu hình và giá trị của tài sản vô hình. Những năm 70 của thế kỷ XX, tỉ lệ trung bình giữa giá trị thị trường (dựa vào giá cổ phiếu trên thị trường) với giá trị sổ sách (dựa vào bảng cân đối kế toán) của các công ty là 1/1, thì đến thời điểm hiện nay tỉ lệ này đã lên đến 6/1. Điều đó chứng tỏ giá trị cuả các tài sản vô hình chiếm một phần rất quan trọng trong các doanh nghiệp và con số này ngày càng tăng lên. Vì vậy khi xem xét đánh giá một doanh nghiệp không thể không đi vào đánh giá yếu tố vô hình trong đó. Thấy được tầm quan trọng của các tài sản vô hình nhiều nước đã nhanh chóng tập trung mọi nỗ lực đầu tư cho loại tài sản mới này. Năm 1992, ở Hà Lan đầu tư vào tài sản vô hình chiếm 35% tổng vốn đầu tư, còn tại Mĩ vốn đầu tư cho tài sản vô hình lớn hơn đầu tư vào tài sản hữu hình. Ở Thuỵ Điển, nguồn đầu tư cho tài sản vô hình chiếm 20% GDP. Năm 2003, ở Nhật Bản, tài sản vô hình chiếm 45,2% giá trị doanh nghiệp. Tài sản vô hình là thước đo hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh và khả năng phát triển của doanh nghiệp. Singapore tăng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để tăng tính cạnh tranh bằng ý tưởng sáng tạo và phát minh trên thị trường toàn cầu, thúc đẩy kinh tế Singapore phát triển theo hướng phát minh sáng kiến. Chính phủ Singapore giúp các công ty gắn kết với những viện nghiên cứu, khuyến khích tư nhân tham gia hoạt động R&D. Ngoài ra Singapore chấp nhận nuôi dưỡng những sáng kiến phát minh của châu Á phù hợp với sự phát triển chung toàn cầu Trung Quốc phát triển kinh tế theo hướng chú trọng sáng tạo phát minh. Trước đây, các chính sách hợp tác kinh tế thương mại của TQ chỉ chú trọng chỉ số tăng trưởng GDP. Lâu ngày, chính sách này dẫn đến tình trạng thiếu thốn công nghệ mới, tạo một lực cản lớn cho sự phát triển kinh tế của TQ. Trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), 2/3 doanh nghiệp của TQ gặp khó khăn về kỹ thuật trong các hợp đồng xuất khẩu. Yếu kém này khiến các doanh nghiệp TQ mất 20 tỉ USD mỗi năm. Đã đến lúc TQ nâng cấp trình độ hợp tác kinh tế, ngoại thương của mình, chuyển “sản xuất tại TQ” (made in China) sang “sáng chế tại TQ” (created in China) II. Tình hình đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình ở Việt Nam: 1. Đầu tư vào tài sản hữu hình: Tài sản cố định hữu hình có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo cách nói của C.Mac: tài sản cố định hữu hình với tư cách là công cụ sản xuất là hệ thống “xương cốt và bắp thịt của sản xuất”. Tài sản cố định hữu hình là “lực lượng vật chất” quyết định trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội. tài sản cố định hữu hình với tư cách là kết cấu hạ tầng của sản xuất như đường xá, bến cảng, sân bay, phương tiện giao thông vận tải, điện, nước, thuỷ lợi, bưu điện, thông tin liên lạc… là điều kiện cần thiết đối với quá trình sản xuất, quyết định thành bại của doanh nghiệp. 1.1. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng là rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, không có cơ sở hạ tầng thì không thể có điểm tựa cho nền kinh tế được. Cơ sở hạ tầng là điều kiện thiết yếu đầu tiên cho việc xây dựng một doanh nghiệp và là điều kiện cần để doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động. Những năm gần đây, cùng với việc tăng trưởng nền kinh tế thì tốc độ đô thị hóa xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật ở nước ta cũng tăng một cách nhanh chóng, bộ mặt đất nước cũng có những biến chuyển rõ rệt Năm 2005 2006 2007 Vốn đầu tư CSHT 3275 4023 4272 GTVT 1162 2201 2541 Trạm nước 240 355 235 Thoát nước đô thị 155 50 136 Sự nghiệp, nhà ở 890 663 222 (Đơn vị tính: Tỷ đồng) Nguồn: Niên giám thống kê Tuy nhiên, một vấn đề đáng lo ngại là cơ sở hạ tầng trong các doanh nghiệp Việt Nam đang còn rất yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự tăng trưởng kinh tế trong các doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ, không theo kịp nền kinh tế, không đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Tại diễn đàn doanh nghiệp, đại diện các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế cho rằng, tăng trưởng khá mạnh mẽ và liên tục của VN đang khiến cơ sở hạ tầng bị quá tải. Một doanh nghiệp muốn đi vào hoạt động được thì trước tiên phải có một cơ sở hạ tầng vững chắc, đó là hệ thống nhà xưởng và vật kiến trúc. Chọn được một địa điểm để xây dựng nhà xưởng cũng là một vấn đề hết sức khó khăn khi mà xây dựng ở những khu vực có nguồn nguyên liệu dồi dào thì lại khó khăn về hạ tầng và giao thông. Còn ở những nơi giao thông thuận lợi thì vận chuyển nguyên vật liệu lại xa. Hơn nữa việc đền bù giải phóng mặt bằng cũng còn nhiều nan giải. Giá đất ở các đô thị và sắp trở thành đô thị của Việt Nam tương đương với mức giá ở những khu vực tương tự ở Nhật Bản, một quần đảo đông dân với thu nhập trung bình cao hơn Việt Nam tới 50 lần. Giá đất cao một cách phi lý không chỉ dừng lại ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh mà đã lan rộng ra các tỉnh xung quanh. Đất của một dự án phát triển đô thị mới ở Thủ Dầu Một (Bình Dương) hiện đã lên tới 26 triệu/m2. Ở một số tỉnh, hàng ngàn héc-ta đất đã bị chuyển thành đất của khu công nghiệp mà trên thực tế gần như còn trống trơn chưa có hoạt động gì. Giá đền bù cho người nông dân thường quá thấp khiến họ không muốn bán đất cho các dự án công nghiệp. Trên thực tế, một bộ phận nông dân Việt Nam đang phải đối đầu với cảnh mất đất, trong khi tương lai nghèo vẫn hoàn nghèo vì họ không biết sẽ làm gì sau khi mất đất Giá đất tại một số khu đô thị mới ở miền Đông Nam Bộ Hệ thống điện nước và cảng biển cũng gây không ít khó khăn. Điện năng hiện nay chưa đủ để đáp ứng nhu cầu trong các trung tâm công nghiệp chủ chốt. Chi phí điện năng và viễn thông quá cao, thêm vào đó là tình trạng thiếu điện nước vẫn xảy ra thường xuyên gây ảnh hưởng xấu đến việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Năm nay có khá nhiều công ty thuộc nhiều ngành nghề khác nhau của Nhật đầu tư sang VN, đặc biệt trong đó có sự tham gia của nhiều nhà cung cấp cho các công ty sản xuất lớn như ô tô, xe máy, máy móc thiết bị văn phòng... Đại diện của Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại VN cho biết, thời gian tới, sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư từ xứ sở mặt trời mọc đến với VN. Trong bình chọn của các công ty Nhật về địa điểm đầu tư có triển vọng về trung hạn, VN đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan. Tuy nhiên, hiện không ít nhà đầu tư Nhật rất lo lắng về sự yếu kém của cơ sở hạ tầng của VN, đặc biệt là vấn đề điện năng Đặc biệt hạ tầng kỹ thuật của các cảng biển tại Việt Nam cũng còn nhiều vấn đề đáng lo ngại. Theo nhận xét của các đại diện những tập đoàn, cảng biển tại Việt Nam đang có dấu hiệu tắc nghẽn, nhất là tại khu vực TP.HCM. Việc huy động vốn vào đầu tư các cảng biển hiện còn chậm trễ, cụ thể là một số dự án như cảng Cái Lân, Sao Mai, Vân Phong... Chính vì vậy các cảng biển vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển hạ tầng kỹ thuật, không nên quá coi trọng về số lượng mà cần quan tâm đến hiệu quả của các dự án. Các hạng mục hạ tầng phải bảo đảm sự kết nối, đáp ứng được yêu cầu vận chuyển cũng như tiến độ, thời gian... Đầu tư CSHT nhiều khi bị phung phí hoặc là đối tượng của tham nhũng. Ngay cả những dự án cấp thiết cũng thường bị chậm tiến độ so với kế hoạch. Việt Nam cố gắng tìm kiếm sự bình đẳng trong phát triển giữa các vùng miền, và vì vậy đầu tư rất nhiều cho các vùng kém phát triển. Tuy nhiên, nhiều dự án như thế trên thực tế rất lãng phí và không hiệu quả. Những chương trình như “Một triệu tấn đường” hay “đánh bắt cá xa bờ” và phong trào xây dựng các khu công nghiệp, và mới đây là khu kinh tế mà trên thực tế là không đem lại nhiều lợi ích cho người dân ở các khu vực nông thôn, vốn là mục tiêu ban đầu của những dự án này. Đấy là chưa kể tình trạng ô nhiễm tràn lan tới mức khó kiểm soát ở rất nhiều khu công nghiệp hiện nay đang ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sản xuất và mưu sinh của người dân. Trong khi nguồn lục bị phung phí vào các dự án này thì CSHT đô thị lại ít được đầu tư và đang xuống cấp nghiêm trọng, và đang tiệm cận mức độ khủng hoảng Những hạn chế về cơ sở hạ tầng vật chất ở VN đang bắt đầu đe dọa đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất và cả xuất khẩu trong tương lai. Các chuyên gia của các tổ chức quốc tế cho rằng, để giải quyết những bất cập của cơ sở hạ tầng hiện nay, sự tham gia của khu vực tư nhân - cả trong nước và nước ngoài - đang là sự cần thiết cấp bách, đặc biệt trong lĩnh vực điện, viễn thông và cảng nước sâu. Đến nay ở VN có khoảng 60 dự án BOT hoặc các dự án có hình thức tương tự đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng với tổng vốn đăng ký là 44.610 tỷ đồng, trong đó có 43 dự án xây dựng công trình giao thông. Tuy nhiên, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mới có 18 dự án đầu tư vào lĩnh vực điện, nước và bưu chính viễn thông. Từ các số liệu này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh cho rằng, mức độ đầu tư của khu vực tư nhân vào đầu tư toàn xã hội nói chung, vào cơ sở hạ tầng nói riêng chưa tương xứng với nhu cầu và tiềm năng của khu vực kinh tế năng động và có tiềm năng này. Ông Joshua Magennis, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Australia tại VN phàn nàn, trong khi Chính phủ VN vẫn thường xuyên kêu gọi đầu tư hơn nữa vào cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp luật của VN quy định về các dự án phát triển cơ sở hạ tầng chỉ được xây dựng một cách chậm chạp và việc thực hiện và mong muốn thực sự cho phép đầu tư của tư nhân và nước ngoài vào cơ sở hạ tầng vẫn còn vắng bóng. Vì vậy sự cần thiết phải huy động nguồn vốn mới bởi hiện nay nguồn tài chính quốc tế tài trợ gần 40% đầu tư cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Khi Việt Nam giàu mạnh, hỗ trợ từ nguồn này sẽ đóng vai trò thứ yếu Việc tạo được cơ sở hạ tầng tốt sẽ làm cho việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Như ta thấy, vào tháng 3-2008, 7doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao và sản xuất sản phẩm phụ kiện điện tử đã chọn khu công nghiệp đô thị Yên Phong để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất. Ông Đào Đình Thi, Tổng giám đốc Công ty kinh doanh bất động sản Viglacera- chủ đầu tư Tổ hợp khu công nghiệp đô thị Yên Phong- cho biết: “sở dĩ các nhà đầu tư chọn khu công nghiệp này làm địa điểm đặt nhà máy sản xuất là do khu công nghiệp được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ”. Với diện tích 351.33 ha, được quy hoạch xây dựng theo mô hình khu công nghiệp hiện đại, lại nằm trong tam giác tăng trưởng: Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Có hệ thống giao thông hoàn thiện, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, trung tâm kho vận, ngân hàng cho đến những dịch vụ hỗ trợ đa dạng… tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong sản xuất kinh doanh. Trung tâm kho vận rộng 3.5ha giành cho hệ thống có mái che và ngoài trời sẵn sàng đáp ứng nhu cầu kho bãi, hải quan và vận chuyển hàng hoá. Nước thải công nghiệp và các chất thải rắn được thu gom và xử lý theo công nghệ hiện đại. Bảy nhà đầu tư sẽ thuê với tổng số vốn đăng kí gần 1000 tỷ đồng và khi đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm cho hơn 2000 lao động đia phương, hàng năm đóng góp cho ngân sách nhà nước 200 tỷ đồng. Năm 2007, ban quản lý dự án công nghiệp cao Hòa Lạc (Hà Tây) đã trao chứng nhận đầu tư cho 4 chủ dự án với tổng số vốn đầu tư gần 3000 tỷ đồng. Theo đó công ty Thuận Phát sẽ đầu tư 1120 tỷ để xây dựng nhà máy sản xuất bản mạch điện tử và điện thoại di động. Công ty TNHH Silicon Thái Dương Hằng Việt Nam đầu tư 1442 tỷ đồng xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu mới trong ngành công nghiệp sử dụng mặt trời. Trung tâm công nghệ cao Viettel đầu tư 281 tỷ đồng nâng cấp hệ thống truyền tải viễn thông. Công ty công nghệ Laser đầu tư 128 tỷ đồng xây dựng cơ sở nghiên cứu, phát triển tạo khu công nghiệp cao Hòa Lạc. Tính đến đầu năm 2008, tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng và đổi mới công nghệ của tập đoàn than khoáng sản Việt Nam là 12200 tỷ đồng. Tập đoàn này sẽ tập trung vào việc mở rộng các phân xưởng sản xuất, hiện đại hóa các mỏ than, thủy điện, may mặc Do vậy vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp hiện nay là một vấn đề rất nan giải. 1.2. Đầu tư vào máy móc thiêt bị sản xuất: Máy móc thiết bị được coi là xương sống của một doanh nghiệp nên việc đầu tư vào nó phải được chọn lựa kĩ càng. Nguồn vốn đầu tư vào máy móc thiết bị chiếm một tỉ trọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp. Theo Bộ công nghiệp, việc đổi mới máy móc thiết bị đã đóng góp tăng trưởng 30 -40% GDP toàn ngành. Như vậy việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ là một nhân tố rất quan trọng đến khả năng cạnh tranh và tồn tại của DN. Ở Việt Nam, một thực trạng đáng báo động trong các doanh nghiệp máy móc thiết bị chủ yếu nhập về từ bên ngoài với rất nhiều thiết bị cũ, lỗi thời. Các thiết bị mua về không đồng bộ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc khai thác vận hành và sử dụng. Hơn 50% máy móc thiết bị tại các công ty sản xuất công nghiệp bị hỏng hoặc hư hại nghiêm trọng do không được bảo dưỡng. Theo Bộ Công nghiệp, phần lớn giá trị máy móc thiết bị sản xuất chỉ còn 30% so với giá trị ban đầu và đã lạc hậu hơn 30 năm như dệt may có đến 45% thiết bị máy móc của các DN cần phải đầu tư nâng cấp và 30-40% cần thay thế; mũi nhọn công nghiệp là cơ khí thì đã lạc hậu hơn 40 năm so với khu vực và 50 năm so với các nước phát triển về công nghệ và thiết bị sản xuất. Một minh chứng xác thực trên “ Danh mục & Thuế suất đối với hàng hóa xuất - nhập khẩu” do Bộ Tài chính ban hành tháng 04-2004, ở đó có nhiều mặt hàng; sau khi trích lược có tới 3704 chủng loại, hàng hóa có tên, mô  tả và mã số hàng, khi nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng thuế suất là 0%. Qua khảo sát sơ bộ những chủng loại máy móc, thiết bị có sản xuất tại Việt Nam để thay thế được, đang sử dụng tại nội địa đủ các lĩnh vực và kể cả xuất khẩu đếm không đến số 15, quả thật 15/3704 là quá thấp. Chúng ta lệ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu thiết bị công nghệ cao. Nền kinh tế nước ta phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mức vốn thấp -dưới 10 tỷ đồng- nên khả năng trang bị máy móc thiết bị, kỹ thuật công nghệ tiên tiến là rất hạn chế. Mức trang bị tài sản cố định cho một lao động ngoài quốc doanh là 50 triệu đồng, chỉ bằng 20% so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Máy móc thiết bị còn lạc hậu, chưa đồng bộ, khoảng cách về quy mô sản xuất, trình độ công nghệ của Việt Nam dần xa so với các nước khác, chưa đáp ứng được yêu cầu cấp bách của thị trường trong nước và thế giới. Ngay cả trong những ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn cũng trong tình trạng công nghệ, máy móc thiết bị lạc hậu. Việt Nam là nước xuất khẩu điều đứng thứ hai thế giới, tuy nhiên đến thời điểm này ngành công nghiệp điều của VN vẫn chưa có thiết bị cơ khí tự động hóa cho công đoạn cắt tách và bóc vỏ mà phải làm thủ công. Chính công đoạn này đã làm tăng giá thành và làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm điều Việt Nam trên thị trường quốc tế. Ngành dệt may được coi là ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực nhưng hiện nay có đến 45% thiết bị máy móc của các doanh nghiệp cần phải đầu tư, nâng cấp và 30-40% cần thay thế. Những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính yếu thường rất lo ngại khi đầu tư một khoản tiền lớn để mua sắm máy móc thiêt bị sản xuất vì mỗi máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất đều mang bí quyết công nghệ riêng. Với trình độ các kỹ sư, công nhân hiện nay thì việc làm chủ dây chuyền sản xuất là một công việc khó khăn. Nếu không may với sự hiểu biết ít ỏi, không nhờ vào các chuyên gia tư vấn khi đàu tư mua sắm, họ có thể sẽ gặp phải việc mua phải các thiết bị bị hư hỏng, công năng không phù hợp với thực tế sản xuất. Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật như hiên nay và do quá trình cạnh tranh nên các máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất phải thường xuyên nâng cấp, đổi mới liên tục để phù hợp với sự phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. 1.3. Đầu tư vào tài sản hữu hình khác: Như chúng ta đã biết việc đầu tư vào các loại tài sản hữu hình hiện nay là việc đầu tiên, không thể thiếu được của các doanh nghiệp khi mới đi vào hoạt động, kinh doanh. Việc đầu tiên khi muốn thành lập doanh nghiệp thì phải có một vị trí địa lý tốt, mặt bằng để đặt doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể thuê văn phòng hoặc mua đất để kinh doanh lâu dài. Hiện nay giá thuê văn phòng cũng như mua đất(BĐS) là rất đắt… Khung giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp hiện nay được xác định là quá cao. Theo quy định của Bộ tài chính, khung giá đất tối đa cho sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại các xã đồng bằng tối đa là 900 ngàn đồng/m2, ở khu đô thị loại đặc biệt là 47,81 triệu đồng/m2, loại 2 là 20 triệu đồng/m2… đều cao hơn giá thị trường. Trong khi đó, khung giá đất sản xuất nông nghiệp lại quá thấp nên người bị thu hồi đất thường gây khó khăn khi chính quyền muốn thu hồi đất để giao cho doanh nghiệp. Ngoài ra việc sử dụng đất hiện nay ở một số địa phương còn gây lãng phí. Ví dụ như việc chúng ta chuẩn bị quỹ đất khu công nghiệp quá lớn trong khi các nhà đầu tư mới đăng kí 50% diện tích. Tất cả cho thấy đất đai còn là chuyện khiến doanh nghiệp và các cơ quan chức năng liên quan phải quan tâm lo lắng nhiều, tốn nhiều thời gian, tiền của. Và việc quan tâm của các cơ quan chính quyền về vấn đề này cần được đặc biệt chú trọng hơn nữa. Những tài sản như dụng cụ văn phòng, các loại tranh ảnh, trong văn phòng bước đầu sẽ phải đầu tư cho các phòng ban trong doanh nghiệp, đến các trang thiết bị liên quan như máy tính, máy in, máy fax, điện thoại để liên lạc với đối tác… Hiện nay thời đại công nghệ thông tin, nên nhu cầu của con người về việc cập nhật tin tức hàng ngày là điều rất cần thiết, và việc các công ty đã lắp đặt các thiết bị internet trên diện rộng đã ngày càng phổ biến, mỗi một thành viên trong công ty đều có một máy vi tính riêng và nối mạng internet của công ty. Hiện nay việc sử dụng mạng đã trở nên phổ biến, và giá của nó cũng ngày một giảm hơn so với trước. Hơn nữa kinh doanh của các công ty hiện nay không phải chỉ trong phạm vi thành phố nữa mà đã vượt ra bên ngoài. Khi làm ăn với các công ty nước ngoài việc liên lạc qua mail là phổ biến hiện nay, vì không phải lúc nào cũng có thể gặp trực tiếp được đối tác, và gửi các văn bản thông qua máy fax. Một số doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp thì lại chú trọng vào các cây trồng, vật nuôi… Tài sản hữu hình này chính là vấn đề quan tâm của các doanh nghiệp, vì đây là tài sản mà họ tạo ra sau quá trình nghiên cứu, sản xuất để cho ra được sản phẩm cung cấp cho thị trường. Đó là một số tài sản hữu hình khác trong một số ngành riêng biệt mà họ sản xuất ra. Hiện nay, Việt Nam là một nước nông nghiệp, nhưng việc bảo hộ giống cây trồng vẫn là vẫn đề rất mới đối với Việt Nam. Cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm gốm, sứ, bát, lọ hoa, tranh ảnh… đó là các sản phẩm hữu hình mà các doanh nghiệp tạo ra. Việc đầu tư để tạo ra được những sản phẩm ấy được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư. 2. Đầu tư vào tài sản vô hình: Hiện nay với nền kinh tế thị trường với đặc trưng tự do hoá cạnh tranh, xu thế thương mại tự do, xu thế toàn cầu hoá… thì mỗi doanh nghiệp phải chú trọng vào việc tự hoàn thiện mình để tồn tại và có vị trí vững chắc trên thị trường. Một vấn đề đặt ra hiện nay là: liệu các doanh nghiệp đã thực sự nhận ra được tầm quan trọng, sự đóng góp của các tài sản vô hình vào sự thành công của doanh nghiệp và đầu tư đúng mức vào tài sản vô hình. 2.1. Đầu tư vào thương hiệu: Bất kỳ một doanh nghiệp nào trước khi quyết tâm thực hiện một chiến lược hay một kết hoạch đều phải xác định mục tiêu và phương pháp để thực hiện. Có nhiều hướng đi để đạt đến mục tiêu nhưng quan trọng là phải biết chọn hướng đi “với cùng một chi phí nhưng hiệu quả cao hơn” . Khi một doanh nghiệp chuẩn bị niêm yết trên thị trường chứng khoán thì một trong những mục tiêu của họ là mong muốn được nhiều nhà đầu tư quan tâm và được công chúng biết đến thương hiệu nhiều hơn để hy vọng giá cổ phiếu thị trường cao hơn mệnh giá. Ngược lại, đối với nhà đầu tư chỉ chấp nhận trả cho một cổ phiếu với giá cao hơn thì họ đang kỳ vọng vào thương hiệu sẽ mang lại cổ tức cao và giá trị cổ phiếu tăng hơn so với giá hiện tại. Một thương hiệu được đánh giá là mạnh khi có nhiều người biết đến với những nhận thức tích cực và sự trung thành đối với thương hiệu thông qua sự quan tâm và sử dụng thường xuyên sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu mạnh thì không chỉ nâng được uy tín và vị thế của mình mà giúp cho công ty có cơ hội mang lại lợi nhuận cao hơn bởi khách hàng sẵn sàng trả ở mức giá cao hơn cho thương hiệu nổi tiếng, cho sự an tâm về chất lượng và đẳng cấp sản phẩm trên thị trường. Chính thương hiệu là tài sản vô hình của công ty nên doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng, cần bảo vệ và nuôi dưỡng nó để tạo nên giá trị lâu dài. Với từng sản phẩm riêng biệt, cho đến hôm nay, chỉ riêng những cái tên như Samsung, Cola Coke hay Google đã trở thành tài sản đáng giá hàng tỷ đôla Mỹ. Thực tế, ngay tại thị trường Việt Nam cũng có những thương hiệu mà để sở hữu chúng, người ta sẵn sàng chi trả hàng triệu đôla. Thống kê của Interbrand về tỷ lệ giá trị tài sản trong tổng tài sản doanh nghiệp cho thấy tài sản vô hình, trong đó có thương hiệu rất quan trọng. Thương hiệu chiếm ít nhất 1/3 giá trị cổ phiếu, có những trường hợp rất cao như McDonald’s (71%), Disney (68%), Coca-Cola và Nokia (51%). Còn tại Việt Nam, thương hiệu kem đánh răng P/S đã được mua lại với giá 5,3 triệu USD, nhãn hiệu bia Sài Gòn là 9.5triệu USD. Tập đòan Vina Capital mua 30% cổ phần (tương đương 3 triệu USD) của công ty Phở 24 của Việt Nam, họ đã định giá thương hiệu Phở 24 giá 7 triệu USD, tương đương 70% tổng giá trị của hiện nay của chuỗi nhà hàng này. Năm 2002, Tạp chí Business Week hợp tác cùng Tập đoàn Interbrand công bố danh sách 100 thương hiệu hàng đầu thế giới Đơn vị: tỷ USD Thương hiệu Năm 2002 Năm 2003 Coca Cola 68.945 69.637 Microsoft 65.068 64.09 IBM 52.752 51.188 General Electric 42.396 41.311 Intel 34.665 30.861 Nokia 35.035 29.970 Disney 32.691 29.256 Mc Donald’s 25.289 26.375 Thương hiệu được phát triển thì hình ảnh của công ty quản lý thương hiệu đó cũng được đánh giá cao. Giữa hình ảnh của công ty (cooperateimage) và thương hiệu (brand) có mối quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau. Vì vậy, tất cả các chương trình xây dựng hình ảnh của công ty cũng như xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cần được hoạch định một cách rõ ràng trong chiến lược kinh doanh của công ty. Công ty Cổ phần Kinh Đô mua lại thương hiệu kem Wall's cùng toàn bộ nhà máy, dây chuyển sản xuất của nhà máy kem Wall's của Tập đoàn Unilever được giới chuyên gia đánh giá cao về tính nhạy bén thị trường trong chiến lược kinh doanh của Kinh Đô. Đây là tín hiệu chứng tỏ các doanh nghiệp nội địa đã tiếp cận tính chuyên nghiệp trong đầu tư vào thương hiệu. Thực ra, trên thế giới, các hợp đồng mua bán công ty, mua bán thương hiệu hay nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu là ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình.doc
Tài liệu liên quan