Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Ngoại thương Việt nam

- Bổ sung thêm nghiệp vụ bán và cho thuê lại, là nghiệp vụ mới, góp phần đa dạng hoá nghiệp CTTC, đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp tăng thêm nguồn vốn lưu động.

- Mở rộng đối tượng CTTC. Theo Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của các công ty CTTC được ban hành kèm theo NĐ 64 thì đối tượng CTTC phải là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam. Nghị định 16 quy định đối tượng được thuê tài chính bao gồm các tổ chức và cá nhân hoạt động tại Việt Nam.

- Tăng thêm nguồn vốn huy động. NĐ16 đã cho phép các công ty CTTC được huy động tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên của tổ chức, cá nhân. Nội dung này chưa được đề cập trong Quy chế tạm thời ban hành kèm theo NĐ 64.

- Khắc phục một số tồn tại đã phát sinh trước đây trong quá trình hoạt động CTTC không hấp dẫn với các Doanh nghiệp, chẳng hạn:

 Quy định tránh đánh thuế trước bạ lần 2 khi chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi kết thúc thời hạn thuê.

 Quy định về thuế khi mua, nhập khẩu máy móc thiết bị để CTTC được áp dụng cho đối tượng là doanh nghiệp đi thuê chứ không phải các công ty CTTC.

 Bỏ quy định về đăng ký hợp đồng CTTC tại các cơ quan như trước đây.

 

doc85 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Ngoại thương Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dự đoán kinh tế trong hầu hết các quốc gia trên thế giới . Những vấn đề kinh tế trong những năm trước là nguyên nhân dẫn đến một loạt hoạt động tái cơ cấu, phục hồi, bán và cho thuê lại. Những người cho thuê với vai trò là nhà cung cấp thiết bị đã gặp phải khó khăn trong vấn đề thu hồi các khoản nợ định kỳ. Tuy nhiên điều này đã được cải thiện khi nền kinh tế tăng trưởng trở lại. Trạng thái ổn định của nền kinh tế dẫn đến việc sử dụng thiết cho thuê tăng, số dư nợ quá hạn giảm và khuynh hướng này sẽ vẫn tiếp tục trong thời gian tới. Trong một nền kinh tế ổn định và tăng trưởng đều đặn, đầu tư phát triển dẫn đến nhu cầu đổi mới công nghệ ngày càng cao, hoạt động cho thuê tài chính có điều kiện để phát triển và mở rộng thị trường. Một môi trường kinh doanh lành mạnh cũng là một nhân tố quan trọng đối với hiệu quả hoạt động cho thuê. Trong môi trường này các công ty CTTC có điều kiện học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm cũng như chia sẻ thị phần, tăng khả năng chuyên môn hoá trong lĩnh vực cho thuê để cùng phát triển hoạt động cho thuê trở thành một ngành công nghiệp thực thụ. Các đối thủ cạnh tranh trong môi trường kinh doanh là động lực để công ty vươn lên tự khẳng định mình, nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê. Những yếu tố từ phía doanh nghiệp đi thuê: Doanh nghiệp đi thuê là đối tác thường xuyên duy nhất trong hợp đồng cho thuê tài chính, là đối tượng để các công ty CTTC tài trợ vốn. Do đó, tình hình sản xuất kinh doanh cũng như những hiểu biết của họ về hoạt động cho thuê tài chính là rất đáng quan tâm. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đi thuê ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các công ty cho thuê. Bởi vì nó gắn liền với chất lượng tín dụng, với khả năng thu hồi nợ của các công ty CTTC. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tốt thì doanh nghiệp mới có khả năng thựch hiện nghĩa vụ thanh toán tiền thuê định kỳ cho công ty CTTC. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được xem xét ở đây là phải được thẩm định trong một thời kỳ hoặc trong một thời gian nhất định tuỳ theo thời hạn thuê. Có những doanh nghiệp trước mắt thì kết quả kinh doanh có vẻ rất khả quan nhưng chỉ hai, ba năm nữa sẽ bước vào thời kỳ đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Do đó, nguy cơ không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính đối với công ty cho thuê là có thể xảy ra. Điều này tác động trực tiếp đến doanh thu và do đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của công ty CTTC. Sự hiểu biết của các doanh nghiệp đối với hoạt động CTTC cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, nó không có tác động trực tiếp như nhân tố trước nhưng nó lại đem lại sự phát triển tiềm năng cho hoạt động CTTC sau này. Đặc biệt là ở Việt Nam, hoạt động cho thuê còn khá là mới mẻ. Các doanh nghiệp thiếu vốn hầu như đều đi tìm nguồn tài trợ ở các ngân hàng, các quỹ hỗ trợ. Thuê tài chính dường như là phương án cuối cùng mà họ nghĩ đến nếu như không tiếp cận được với các khoản vay. Điều này xuất phát từ nhận thức của các doanh nghiệp về lợi ích của thuê tài chính là chưa đầy đủ. yếu tố chủ quan: Thị trường cho thuê toàn cầu hiện nay đang bước vào giai đoạn cạnh tranh gay gắt cả về thiết bị cung cấp lẫn các dịch vụ kèm theo. Những người đi thuê với trình độ nhận thức về cho thuê ngày càng cao đang có nhu cầu đòi hỏi dịch vụ tốt, linh hoạt hơn. Thực tế này đòi hỏi các công ty cho thuê phải có những chiến lược ưu việt. Những nhân tố được nhắc tới dưới đây chỉ là tiêu biểu trong các chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê và góp phần trực tiếp vào sự thành công của nhiều công ty CTTC nổi tiếng trên thế giới hiện nay. Những ưu thế cạnh tranh: Một trong những chiến lược kinh tế cho sự thành công là lợi thế cạnh tranh. Lợi thế có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhiều công ty cho thuê tài chính đã sử dụng quy mô quy mô của họ như là một lợi thế. Họ có thể đưa ra một cơ cấu rất khả thi, tài trợ cho tất cả các loại hình thiết bị,tiếp thị cho những sản phẩm của họ ra thế giới bên ngoài, đem lại cho chúng những ưu thế riêng biệt trên thị trường. Những công ty cho thuê tài chính khác lại tạo ra lợi thế cho mình bằng cách tìm kiếm những nguồn tài trợ dồi dào. Qua nhiều năm, những người cho thuê đã phát triển hoạt động cho thuê tài chính của mình bằng nguồn vốn vay từ các ngân hàng truyền thống và vay công cộng qua các công ty bảo hiểm, các quỹ trợ cấp, những nhà đầu tư mạo hiểm, các quỹ thu nhập và phát hành chứng khoán. Đoạn quá ngắn Bên cạnh đó còn có những lợi thế cạnh tranh khác như mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp, những dịch vụ đặc thù, và các lợi thế khác. Sự chuyên môn hoá (Specialization): Chuyên sâu vào một mảng thị trường thích hợp, đây cũng là một ưu thế cạnh tranh khác đủ quan trọng để đảm bảo chỗ đứng vững chắc cho các công ty cho thuê tài chính. Rất nhiều công ty cho thuê tài chính dù lớn hay nhỏ đã trở nên thành công bằng việc tập trung vào một sản phẩm đặc thù nào đó phù hợp với đặc tính ưu việt của từng công ty. Đôi khi sự chú trọng đó nhằm vào loại hình tài sản cho thuê chẳng hạn chuyên sâu vào cho thuê máy tính, ô tô hay các thiết bị sản xuất công nghiệp. Sự chuyên dụng đó cũng có thể là theo quy mô giao dịch, có thể giới hạn về địa lý hay sự chuyên môn về công nghệ. Ngoài ra sự chuyên môn hoá còn có thể dẫn đến thành công trong một thị phần với kiến thức chuyên gia cao cấp, những dịch vụ phi nhượng bộ và những sản phẩm giá trị gia tăng. Đoạn quá ngắn Dịch vụ khách hàng và sự linh hoạt (Customer service & Flexibility). Trong một môi trường của những lãi vay, lãi suất thuê và giá trị còn lại, người ta dễ dàng quên đi cho thuê tài chính, ở một nghĩa rộng, là một nghề nghiệp của các mối quan hệ. Mọi người kinh doanh với những người họ thích và họ tin tưởng. Những mối quan hệ tốt bao giờ cũng bắt đầu cùng với dịch vụ khách hàng chất lượng. Chưa cần quan tâm đến quy mô của các công ty cho thuê tài chính, khách hàng chắc chắn sẽ tìm kiếm một nơi khác nếu như dịch vụ không đạt như họ kỳ vọng. Thêm vào nữa, sự linh hoạt liên quan đến những sản phẩm được cung cấp và trách nhiệm của bên cho thuê luôn là những tiêu chí lựa chọn quan trọng của khách hàng trước khi quyết định ai sẽ là người cho thuê. Khả năng tài trợ (Funding Ability). Một trong những chiến lược quan trọng nữa góp phần thúc đẩy sự thành công của một công ty cho thuê tài chính là tạo lập cho mình một khả năng tài trợ hàng đầu. Mặc dù khả năng này sẽ chuyển thành lợi thế cạnh tranh nhưng nó cũng là một phần thiết yếu, là nền tảng cơ sở cho sự phát triển dài hạn. Khả năng tài trợ hàng đầu bao gồm nhiều khía cạnh. Một trong những khía cạnh quan trọng nhất là tìm được những nguồn tài trợ chắc chắn, đáng tin cậy. Không được tài trợ liên tục, một công ty khó có thể phát triển một cách chủ động được. Bên cạnh đó chi phí của các nguồn tài trợ cho công ty phải thấp để đảm bảo phí cho thuê hợp lý nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Các công ty cho thuê nên phân loại các nguồn vốn của mình theo thời gian và xuất xứ, trên cơ sở đó đảm bảo sự tương thích giữa những nguồn tài trợ và kế hoạch cho thuê của công ty. Bằng cách thiết lập một nguồn tài trợ vững mạnh và một hệ thống quản lý nguồn tài trợ đó một cách thường xuyên, các công ty cho thuê tài chính sẽ đạt được những thành công dài hạn. Quản lý các chi phí (Control of back-office costs). Dòng tiền được tạo ra bởi một công ty cho thuê tài chính được sử dụng cho ba mục đích khác nhau. Thứ nhất và quan trọng nhất là thanh toán các khoản nợ. Bởi vì các công ty cho thuê tài chính sử dụng đòn bẩy tài chính rất cao, chi phí nợ cấu thành nên chi phí lớn nhất của họ. Dòng tiền vào này cũng phải trang trải cho chi phí quản lý của công ty. Phần còn lại là lợi nhuận có thể giữ lại cho những hoạt động đầu tư tương lai hoặc được phân phối cho các cổ đông. Để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn thì phải giảm các chi phí nợ cũng như chi phí quản lý. Hầu hết các công ty cho thuê tài chính đều bị giới hạn trong những điều kiện về quản lý chi phí nợ, mặc dù như đã đề cập ở trên các công ty linh hoạt là những công ty biết tìm kiếm các nguồn tài trợ mới. Theo như kết quả điều tra, rất nhiều những nhà cho thuê thành công đã giành toàn bộ thời gian và nỗ lực để tăng cường lợi nhuận bằng cách tái cơ cấu lại công ty để đạt được sự kinh tế trong quy mô, giảm được chi phí và loại bỏ được những lãng phí không cần thiết. Đánh giá lại, cải tiến các hệ thống cùng với một nguồn nhân lực hữu hiệu hơn là một chiến lược cơ bản giúp nhưngx nhà cho thuê vươn tới những vị thế cao hơn trong thị phần cạnh tranh. Nguồn nhân lực trình độ cao (Highly-trained workforce). Vì các công ty đang theo đuổi chiến lược một nguồn nhân lực hữu hiệu nên việc đào tạo nhân lực đã trở nên rất quan trọng. Cùng với số lượng lao động ít hơn, các công ty cho thuê tài chính sẵn sàng dành toàn bộ những nguồn lực cần thiết cho sự đào tạo và huấn luyện đội ngũ nhân viên một cách đúng đắn. Nhiều các công ty cho thuê tài chính thành công nhất hiện nay đã thực hiện chiến lược này từ nhiều năm trước đây và bây giờ thu được rất nhiều lợi ích từ nguồn nhân lực được đào tạo đó. Sự thích ứng với thị trường (Adaptability to market shifts). Đứng trước một nền kinh tế thị trường luôn luôn biến động, các công ty cho thuê tài chính cần phải có những dịch chuyển phù hợp một cách hiệu quả. Ví dụ người cho thuê có thể sẽ cảm thấy cần thiết khi chuyển đổi loại tài sản cho thuê từ nhứng hệ thống máy tính lớn khổng lồ sang những máy tính cá nhân gọn nhẹ hay từ lĩnh vực máy tính sang lĩnh vực thiết bị y tế tuỳ theo nhu cầu thị trường. Nếu như thị trường có những thay đổi mang tính chất bước ngoặt thì sự thích nghi linh hoạt này sẽ giúp cho người cho thuê tránh được những rủi ro do đầu tư vào những loại hình thiết bị đã ở giai đoạn suy thoái của chu kỳ sống với tính thanh khoản rất thấp. Bên cạnh đó sự nhanh nhạy trước những biến đổi của môi trường kinh tế sẽ giúp họ thu được những khoản lợi nhuận rất lớn. Phải nói là toàn bộ chương 1 của em không sai, đủ các vấn đề, nhưng quá dài. Em cố gắng cắt bớt nếu không sẽ không cân xứng. Vả lại, khi viết dài, em dễ bị chép ở tài liệu, dễ dấn đến giống nhiều bạn khác. Vì trường sẽ scan so sánh toàn trường trong cùng năm và các năm đã qua.CHƯƠNG II HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH (CTTC) Ở VIỆT NAM. Sự ra đời và phát triển của hoạt động CTTC ở Việt Nam. Sự ra đời của hoạt động cho thuê ở Việt nam. Nền kinh tế Việt Nam vốn xuất phát từ một nền nông nghiệp lạc hậu, hình thành chủ yếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các loại hình doanh nghiệp này vừa eo hẹp về vốn lại lạc hậu về công nghệ. Chính vì lẽ đó, nhu cầu thuê tài sản đã xuất hiện và một điều tất nhiên là có cầu thì phải có cung, một số người đã cho thuê tài sản nhàn rỗi của mình. Bởi vậy hoạt động cho thuê đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu. Tuy nhiên, những hoạt động này mới chỉ là hình thức cho thuê đơn thuần mang tính tự phát, riêng lẻ, chưa phát triển rộng rãi thành một hệ thống. Mặc dù trên thế giới và đặc biệt là các nước trong khu vực Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc,... nghiệp vụ CTTC đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ những năm 70, thì ở Việt Nam vẫn còn là một lĩnh vực hết sức mới mẻ. đoạn quá ngắn. Thường em sửa bằng cách, nếu các đoạn cùng 1 vấn đề thì gộp lại. Đoạn 1-2 câu chỉ chấp nhận được trong các trường hợp đặc biệt, hoặc liệt kê Hoạt động CTTC hiện nay ở Việt nam: Mặc dù cho thuê tài chính là loại hình cấp tín dụng trung và dài hạn khá phổ biến trên thế giới và có nhiều lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên, sau 12 năm có mặt, thị trường cho thuê tài chính Việt Nam chỉ có 13 công ty được thành lập dưới các hình thức sở hữu khác nhau. đoạn quá ngắn. Vốn điều lệ trung bình của một doanh nghiệp cho thuê tài chính là 150 tỉ đồng - rất nhỏ so với vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại (thường là trên 1.000 tỉ đồng). Và hiện có nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. đoạn quá ngắn. Thực tiễn cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam không mấy quan tâm đến loại hình dịch vụ này, nguyên nhân có thể là vì: Đây là ví dụ liệt kê này, nên đoạn ngắn chấp nhận được Thứ nhất, doanh nghiệp hiểu biết về kênh cấp vốn qua dịch vụ cho thuê tài chính còn hạn chế; hoạt động quảng bá, giới thiệu dịch vụ này đến doanh nghiệp còn yếu. đoạn quá ngắn. Theo một cuộc khảo sát ngẫu nhiên mới đây đối với 1.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau thì hơn 70% số doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng họ biết rất ít và chưa bao giờ tìm hiểu, sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính; gần 20% hoàn toàn không biết về dịch vụ này, thậm chí có doanh nghiệp hiểu cho thuê tài chính như hoạt động mua trả góp, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ bản chất cấp tín dụng của dịch vụ cho thuê tài chính, chưa thấy rõ được hiệu quả, lợi ích từ dịch vụ cho thuê tài chính mang lại... Thứ hai, giá cho thuê (gồm tiền trích khấu hao tài sản thuê, phí, bảo hiểm...) hiện nay còn cao. Nếu bỏ qua các yếu tố an toàn, chi phí bỏ ra ban đầu thấp... thì cho đến hết thời hạn thanh lý hợp đồng cho thuê tài chính, bên thuê sẽ phải thanh toán tổng số tiền đối với tài sản thuê cao hơn so với đi vay từ các nguồn khác như ngân hàng.Như vậy, nếu tính ra lãi suất thì lãi suất thuê tài chính cao hơn lãi suất vay ngân hàng, bởi vì lãi suất thuê tài chính còn phải cộng thêm các chi phí về lắp đặt, vận hành, bảo hiểm... của bên cho thuê phải bỏ ra. Thứ ba, hành lang pháp lý về cho thuê tài chính chưa hoàn thiện đồng bộ, nhiều quy định cần phải được luật hóa. Các quy định về sở hữu, về tổ chức, hoạt động, vốn điều lệ... trong các văn bản còn nhiều vấn đề phải bàn. Ví dụ như quy định về vốn điều lệ là 50 tỉ đồng đối với công ty trong nước và 5 triệu USD đối với công ty nước ngoài trong giai đoạn hiện nay là không phù hợp. Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản dưới luật khi quy định về cho thuê tài chính đã không phân định triệt để các khái niệm liên quan đến sở hữu, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản thuê trong các giai đoạn của quá trình cho thuê tài chính, giá trị cho thuê tối đa... gây cản trở đối với hoạt động cho thuê tài chính. Thứ tư, mạng lưới hoạt động còn hẹp, chỉ có trụ sở chính hoặc chi nhánh của công ty nên địa bàn hoạt động chưa có điều kiện mở rộng ra các khu vực khác ngoài thành phố, để trống khu vực rộng lớn là vùng nông thôn. Điều này thực sự là một thiếu sót lớn đặc biệt là khi NĐ16/CP nới lỏng đối tượng được thuê tài chính bao gồm các tổ chức và cá nhân có đăng ký kinh doanh tại Việt Nam. Cuối cùng là sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các cơ quan quản lý trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn. Đây là ví dụ liệt kê này, nên đoạn ngắn chấp nhận được Hành lang pháp lý của hoạt động CTTC ở Việt Nam. Từ khi Thể lệ tín dụng thuê mua do Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành tháng 5/1995 ra đời được coi là bước mở đường cho hoạt động CTTC, rất nhiều các văn bản pháp lý liên tục ra đời sau đó không ngừng hoàn thiện hoạt động CTTC tại Việt Nam. Tháng 12/1997, Quốc hội đã thông qua Luật các tổ chức tín dụng trong đó đã quy định “Công ty CTTC là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như nội dung kinh doanh thường xuyên, được dùng vốn tự có, vốn huy động để CTTC". Khác với các loại hình cho thuê khác, CTTC là hoạt động tín dụng trung và dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là tổ chức tín dụng với khách hàng thuê. Công ty CTTC là chủ sở hữu tài sản, khi kết thúc thời hạn thuê, khách hàng mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng. Nhằm tiếp tục phát triển hoàn thiện cơ sở pháp lý cho ngành CTTC tại Việt Nam, ngày 5-2-2001 Thủ tướng chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 16/CP về tổ chức và hoạt động của công ty CTTC và Thông tư 08/2001/TT-NHNN kèm theo hướng dẫn thực hiện Nghị định. Đây là Nghị định chính thức đầu tiên được ban hành dưới Luật các tổ chức tín dụng về CTTC. Nghị định mới này vẫn giữ lại những nội dung cơ bản về tổ chức và hoạt động của các công ty CTTC đã quy định tại Nghị định 64. Đồng thời, Nghị định 16 đã sửa đổi bổ sung thêm một số nội dung khác nhằm khắc phục những vướng mắc tồn tại về cơ chế chính sách các công ty CTTC đang gặp phải trong thời gian vừa qua. Trong đó, đáng chú ý là các vấn đề sau: Bổ sung thêm nghiệp vụ bán và cho thuê lại, là nghiệp vụ mới, góp phần đa dạng hoá nghiệp CTTC, đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp tăng thêm nguồn vốn lưu động. Mở rộng đối tượng CTTC. Theo Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của các công ty CTTC được ban hành kèm theo NĐ 64 thì đối tượng CTTC phải là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam. Nghị định 16 quy định đối tượng được thuê tài chính bao gồm các tổ chức và cá nhân hoạt động tại Việt Nam. Tăng thêm nguồn vốn huy động. NĐ16 đã cho phép các công ty CTTC được huy động tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên của tổ chức, cá nhân. Nội dung này chưa được đề cập trong Quy chế tạm thời ban hành kèm theo NĐ 64. Khắc phục một số tồn tại đã phát sinh trước đây trong quá trình hoạt động CTTC không hấp dẫn với các Doanh nghiệp, chẳng hạn: Quy định tránh đánh thuế trước bạ lần 2 khi chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi kết thúc thời hạn thuê. Quy định về thuế khi mua, nhập khẩu máy móc thiết bị để CTTC được áp dụng cho đối tượng là doanh nghiệp đi thuê chứ không phải các công ty CTTC. Bỏ quy định về đăng ký hợp đồng CTTC tại các cơ quan như trước đây. Ngoài ra hiện nay, NHNN đang xem xét nghiên cứu để khắc phục những vướng mắc tồn tại thuộc thẩm quyền của NHNN như: Việc thu các khoản tiền thuê bằng ngoại tệ đối với máy móc thiết bị cho thuê bằng ngoại tệ. Việc ban hành văn bản hướng dẫn các công ty CTTC vay vốn trung và dài hạn từ các tổ chức tín dụng khác. Việc hướng dẫn hạch toán đối với một số khoản phát sinh trong nghiệp vụ CTTC mà Thông tư 08/2001/TT-NHNN hướng dẫn về việc hạch toán nghiệp vụ CTTC vẫn chưa được giải quyết. Phần này để viết ngắn lại, em chỉ cần liệt kê các văn bản, không trình bày dài dòng Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động CTTC hiện nay tại Việt Nam. Luật các Tổ chức tín dụng được Quốc hội nước CH XHCN Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 12/2/1997. Có hiệu lực từ ngày 01/10/1998. Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty CTTC. Có hiệu lực từ ngày 17/5/2001. Thông tư số 08/2001/TT-NHNN ngày 06/09/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001. Nghị định số 64/CP ngày 09/10/1995 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty CTTC tại Việt Nam. Thông tư số 03/TT-NH5 ngày 09/02/1996 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện Nghị định 64/CP ngày 09/10/1995. Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ tài chính về ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Thông tư số 49/1999/TT-BTC ra ngày 06/05/1999 của Bộ tài chính quy định về việc áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với các hoạt động CTTC ký từ ngày 01/01/1999. Nghị định số 65/2005/NĐ-CP (19/05/2005) về sửa dổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP (02/05/2001) về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính Quyết định số 40/2007/QĐ-NHNN (02/11/2007) Ban hành Quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động Tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần Thông tư số 03/2005/TT-NHNN (20/05/2005) hướng dẫn các công ty cho thuê tài chính thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động cho thuê tài chính Thông tư số 06/2005/TT-NHNN (12/10/2005) Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP (02/05/2001) về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP (19/05/2005) về sửa dổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP (02/05/2001). Thông tư số 09/2005/TT-NHNN (06/12/2005) hướng dẫn về thẩm quyền, trình tự, thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về hợp đồng cho thuê tài chính và việc quản lý nhà nước về đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính Thông tư số 05/2006/TT-NHNN (25/07/2006) hướng dẫn một số nội dung về hoạt động cho thuê tài chính và dịch vụ uỷ thác cho thuê tài chính theo quy định tại Nghị định số 16/2001/NĐ-CP (02/05/2001) và  Nghị định số 65/2005/NĐ-CP (19/05/2005) Thông tư số 07/2006/TT-NHNN (07/09/2006) hướng dẫn một số nội dung về hoạt động mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính theo quy định tại Nghị định số 16/2001/NĐ-CP (02/05/2001) và  Nghị định số 65/2005/NĐ-CP (19/05/2005) Thông tư số 08/2006/TT-NHNN (12/10/2006) hướng dẫn hoạt động cho thuê tài chính hợp vốn của các công ty cho thuê tài chính theo quy định tại Nghị định số 16/2001/NĐ-CP (02/05/2001) và  Nghị định số 65/2005/NĐ-CP (19/05/2005) Thông tư số 09/2006/TT-NHNN (23/10/2006) hướng dẫn hoạt động bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính theo quy định tại Nghị định số 16/2001/NĐ-CP (02/05/2001) và  Nghị định số 65/2005/NĐ-CP (19/05/2005) Thông tư số 02/2007/TT-NHNN (21/05/2007) sửa đổi khoản 5 Thông tư số 07/2006/TT-NHNN (07/09/2006) hướng dẫn một số nội dung về hoạt động mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính theo quy định tại Nghị định số 16/2001/NĐ-CP (02/05/2001) và  Nghị định số 65/2005/NĐ-CP (19/05/2005) Các văn bản khác có liên quan. Luật Doanh nghiệp. Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài. Luật thuế Giá trị gia tăng. Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp Luật phá sản doanh nghiệp. Bộ luật Dân sự. Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế. Pháp lệnh Kế toán - Thống kê. Như vậy, mặc dù ra đời chưa lâu nhưng hoạt động CTTC tại Việt Nam đã có một số cơ sở pháp lý nền tảng, tạo điều kiện cho việc quản lý và thúc đẩy hoạt động này phát triển một cách hiệu quả. Các công ty CTTC hiện nay ở Việt Nam. Theo thông tư số 08/2001/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện Nghị định 16/CP về tổ chức và hoạt động của công ty CTTC thì “Công ty CTTC là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, là pháp nhân Việt nam, hoạt động chủ yếu là CTTC”. Công ty CTTC được thành lập và hoạt động tại Việt nam dưới các hình thức sau: Công ty CTTC Nhà nước. Công ty CTTC cổ phần. Công ty CTTC trực thuộc các tổ chức tín dụng. Công ty CTTC liên doanh. Công ty CTTC 100% vốn nước ngoài. Đến nay ở Việt Nam có 12 công ty CTTC. Trong đó có 8 công ty trong nước, 3 công ty 100% vốn nước ngoài, và 1 liên doanh. Dư nợ đến tháng 7 năm 2007 của các công ty này đạt gần 10.000 tỷ đồng. Con số này tuy còn khiêm tốn so với thị trường VN rộng lớn với gần 300.000 DN trong đó chủ yếu là DN vừa và nhỏ, tuy nhiên, theo nhận xét của các công ty CTTC, các DN vừa và nhỏ đã chọn kênh huy động vốn này Tuy là một là một loại hình kinh doanh mới, nhưng thị trường CTTC đang có sức cạnh tranh khá mạnh mẽ giữa 5 công ty thuộc 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước, 1 công ty liên doanh và 2 công ty 100% vốn nước ngoài. Sự ra đời của các công ty CTTC này khẳng định nhu cầu phát triển của loại hình kinh doanh đầy tiềm năng này và là bàn đạp mở rộng thị trường trong tương lai. Công ty CTTC ngân hàng Ngoại thương. Công ty thuê mua và đầu tư - ngân hàng Ngoại thương (Linco) được thành lập theo Quyết định số 724/QĐ-NH 9 ngày 14/10/1994 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt nam. Sau khi Nghị định 64/CP ra đời, để thích ứng với nhu cầu thị trường cũng như cơ chế pháp lý, ngân hàng Ngoại thương đã quyết định thành lập công ty CTTC - ngân hàng Ngoại thương Việt nam (Vietcombank Leaco) theo quyết định số 108/QĐ - NHNN 5 ngày 25/3/1998 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt nam với số vốn điều lệ là 55 tỷ đồng. Ngày 1/4/2001, công ty CTTC Việt nam (Vinalease) đã sáp nhập với công ty CTTC - Ngân hàng Ngoại thương Việt nam và lấy tên là công ty CTTC - ngân hàng Ngoại thương Việt nam với số vốn điều lệ tăng lên 75 tỷ đồng. Công ty CTTC ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NH NN&PTNT). Công ty CTTC I NH NN &PTNT được thành lập ngày 14/7/1998 theo quyết định số 238/1998/QĐ-NHNN 5 của Thống đốc NHNN Việt nam với số vốn điều lệ 65 tỷ đồng. Công ty này hoạt động chủ yếu từ Huế trở ra. Công ty CTTC II NH NN & PTNT được thành lập tại TP. Hồ Chí Minh ngày 27/8/1998 hoạt động từ Quảng Nam trở vào với số vốn điều lệ là 65 tỷ đồng. Công ty CTTC ngân hàng Đầu tư và Phát triển (NH ĐT& PT). Công ty CTTC NH ĐT &PT Việt nam (BIDV Leasing Công ty) ra đời theo Quyết định số 305/1998/QĐ-NH 5 ngày 4/9/1998 với số vốn điều lệ là 55 tỷ đồng. Nhằm mở rộng địa bàn hoạt động và mạng lười khách hàng, nâng cao vị thế của công ty và tăng sức cạnh tranh trên thị trường, công ty đã trình và được Ngân hàng Nhà nước cho phép mở chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh. Ngày 14/4/2001, chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Công ty CTTC ngân hàng Công thương (NHCT). NHCT Việt nam thành lập phòng tín dụng thuê mua từ tháng 7/1995. Từ khi Nghị định số 64/CP ra đời, chức năng của một phòng không còn phù hợp nữa, đòi hỏi phải thành lập một công ty độc lập. Ngày 26/1/1998, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam ra quyết định số 53/QĐ-NHNN5 thành lập công ty CTTC NHCT VN với số vốn điều lệ là 55

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2513.doc
Tài liệu liên quan