Tác nhân là một tếbào sơcấp với các hoạt động kinh tế, là trung tâm hoạt
động độc lập và tựquyết định hành vi của mình. Tác nhân là những hộ, doanh
nghiệp tham gia trong một ngành hàng thông qua hoạt động kinh tếcủa họ. Tác
nhân chia làm hai loại:
- Tác nhân có thểlà người thực: hộkinh doanh,nông dân, người tiêu thụ
- Tác nhân tinh thần: các doanh nghiệp, xí nghiệp, công ty, nhà máy.
Một tác nhân có thểtham gia duy nhất một ngành hàng hoặc tham gia nhiều
ngành hàng trong nền kinh tế. Có thểphân loại tác nhân thành một sốnhóm tuỳ
theo bản chất hoạt động chủyếu của tác nhân trong ngành hàng nhưsản xuất, chế
biến, tiêu thụvà dịch vụ, hoạt động tài chính và phân phối.
17 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2289 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân trong ngành hàng mía nguyên liệu tỉnh Hậu Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh tế, văn hoá, chính trị quan trọng của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Đây cũng là vùng đất phù sa phù hợp phát triển nông nghiệp, trong đó có cây mía
phục vụ sản xuất hiệu quả cho các nhà máy đường.
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân… tỉnh Hậu Giang
GVHD: Lưu Tiến Thuận SVTH: Nguyễn Minh Tân 3
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình sản xuất, thu mua và vận chuyển mía, từ đó đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi tác nhân và cả kênh tiêu thụ mía
nguyên liệu ở tỉnh Hậu Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1. Đánh giá khái quát điều kiện và tình hình sản xuất - tiêu thụ mía nguyên
liệu ở tỉnh Hậu Giang
2. Mô tả kênh tiêu thụ mía nguyên liệu ở tỉnh Hậu Giang để thấy được đặc
điểm, quy mô và mối quan hệ của các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ
3. So sánh về năng suất và lợi nhuận của các vùng mía nguyên liệu chủ yếu
trong Tỉnh Hậu Giang
4. Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nhằm xác định hiệu quả sản
xuất của nhóm hộ có và không ký hợp đồng bao tiêu. Đồng thời xác định chi phí
và lợi ích của từng tác nhân tham gia ngành hàng mía nguyên liệu ở Hậu Giang
5. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân trong
ngành hàng mía nguyên liệu ở tỉnh Hậu Giang.
1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định
- Giả thuyết kiểm định giữa hai nhóm hộ:
H0: Không có sự khác biệt của hao hụt sau thu hoạch giữa hai nhóm hộ có
ký và không ký hợp đồng bao tiêu mía nguyên liệu.
H1: Có sự khác biệt của hao hụt sau thu hoạch giữa hai nhóm hộ có ký và
không ký hợp đồng bao tiêu mía nguyên liệu.
H0: Không có sự khác biệt về năng suất, chi phí, lợi nhuận giữa hai nhóm
hộ có ký và không ký hợp đồng bao tiêu mía nguyên liệu.
H1: Có sự khác biệt về năng suất, chi phí, lợi nhuận giữa hai nhóm hộ có
ký và không ký hợp đồng bao tiêu mía nguyên liệu.
- Giả thuyết kiểm định theo địa bàn nghiên cứu:
H0: Không có sự khác biệt về năng suất, chi phí, lợi nhuận giữa khu vực
Ngã Bảy và Phụng Hiệp so với Long Mỹ và Vị Thanh
H1: Có sự khác biệt về năng suất, chi phí, lợi nhuận giữa khu vực Ngã
Bảy và Phụng Hiệp so với Long Mỹ và Vị Thanh
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân… tỉnh Hậu Giang
GVHD: Lưu Tiến Thuận SVTH: Nguyễn Minh Tân 4
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Câu 1: Các tác nhân nào tham gia kênh tiêu thụ mía nguyên liệu ở Hậu
Giang?
Câu 2: Điều kiện đất đai, vốn, kỹ thuật và kết quả sản xuất mía của nông
dân ở hậu Giang như thế nào?
Câu 3: Những khó khăn cản trở trong sản xuất và tiêu thụ mía nguyên liệu
ở Hậu Giang?
Câu 4: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sản xuất mía của nông dân
Hậu Giang?
Câu 5: Điều kiện về phương tiện, thời gian, nguồn vốn cùng với chi phí và
lợi ích của hộ thu gom mía như thế nào?
Câu 6: Cách thức tổ chức, quản lý chuỗi cung ứng mía nguyên liệu của
Công ty CaSuCo ở Hậu Giang như thế nào?
Câu 7: Những giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác
nhân tham gia sản xuất và tiêu thụ mía nguyên liệu ở Hậu Giang?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Không gian
Nghiên cứu tập trung vào cây mía ở tỉnh Hậu Giang là chủ yếu.
1.4.2. Thời gian
- Số liệu nghiên cứu được thu thập trong phạm vi từ năm 2001 đến 2008.
- Đề tài được thực hiện từ ngày 11/02/2008 đến ngày 30/05/2008.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm tình hình sản xuất và tiêu thụ mía của nông hộ, hoạt động thu
gom, mua bán mía của thương lái và quá trình quản trị chuỗi cung ứng mía
nguyên liệu của Công ty mía đường CaSuCo Cần Thơ.
1.4.4. Giới hạn đề tài
Do giới hạn về thời gian trong việc khảo sát thực tế nên chỉ điều tra phỏng
vấn về chi phí sản xuất của 60 trong 120 hộ được phỏng vấn làm đại diện cho
nghiên cứu của đề tài.
Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi chi phí, lợi ích của tác nhân nông dân
và thương lái. Phần Công ty mía đường chỉ nghiên cứu về cách thức tổ chức,
quản lý chuỗi cung ứng và cơ hội tăng trưởng của công ty CaSuCo.
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân… tỉnh Hậu Giang
GVHD: Lưu Tiến Thuận SVTH: Nguyễn Minh Tân 5
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Theo Nguyễn Thị Ngọc Dung (2007), nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố
giá đến quyết định sản xuất của người nông dân trồng mía ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long. Nghiên cứu đã dựa trên 08 mô hình dự đoán giá và có 03 mô hình
được chọn để làm cơ sở xác định mô hình thành lập giá thích hợp cho Đồng
Bằng Sông Cửu Long. Và trong mô hình phản ứng cung Nerlove cho thấy rằng
giá không ảnh hưởng đến quyết định bố trí diện tích trồng mía. Tuy nhiên tác giả
cũng có kết luận trong dài hạn nhân tố giá có ảnh hưởng đến việc bố trí diện tích
trồng mía, do giá có độ co giãn trong ngắn hạn và dài hạn là 0,04 và 0,15. Nghiên
cứu còn cho rằng trong dài hạn giá đường Thế giới có tác động mạnh đến vấn đề
bố trí diện tích trồng mía ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, vấn đề sản xuất đường ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long và thị trường đường thế giới có mối quan hệ mật
thiết với nhau.
Lê Như Hải (2003), Cần ổn định nguyên liệu cho ngành mía. Đã nghiên cứu
thực trạng giống và canh tác mía ở khu vực phía Nam. Đến nay khu vực phía
Nam có 14 nhà máy đường, lượng mía ép 3,3 triệu tấn, chiếm chiếm 46,65%
lượng mía ép trong cả nước. Đề tài đã đưa ra đề xuất: Xây dựng ổn định vùng
nguyên liệu; ổn định mối quan hệ giữa nông dân với nhà máy; giảm thiểu các chi
phí; áp dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất và chất lượng,…
Phòng Thị Huỳnh Mai (2007), với đề tài “Đánh giá năng lực cạnh tranh của
một số mặt hàng nông sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long khi gia nhập WTO” có
kết luận rằng: Ngành mía đường là một trong những ngành hàng có khả năng
cạnh tranh yếu của nông nghiệp Việt Nam. Dường như chúng ta chỉ có lợi thế về
điều kiện tự nhiên thuận lợi nên năng suất mía tương đối cao và sự bảo hộ của
chính phủ còn lại chúng ta đều rất yếu kém từ khâu giống, gieo trồng mía đến
khâu sản xuất ra đường thành phẩm. Diện tích gieo trồng nhỏ manh mún, tự phát,
khả năng cơ giới hóa trong sản xuất và thu hoạch còn nhiều hạn chế, không có sự
hoạch định hợp lý làm cho chi phí sản xuất cao. Giống chủ yếu là nguồn giống đã
cũ, chất lượng mía không cao, chữ lượng đường thấp, khả năng thu hồi đường
trong sản xuất của các nhà máy không cao. Qui mô của các nhà máy nhỏ, công
nghệ lạc hậu nên chi phí sản xuất của khâu này cũng tăng cao.
Lê Văn Gia Nhỏ đã phân tích ngành hàng lúa gạo thơm tỉnh Vĩnh Long và
lúa gạo cao sản tỉnh An Giang năm 2005, đã rút ra kết luận nông dân, hàng xáo,
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân… tỉnh Hậu Giang
GVHD: Lưu Tiến Thuận SVTH: Nguyễn Minh Tân 6
nhà máy xay xát và nhà xuất khẩu đều có lợi nhuận trong quá trình sản xuất và
xuất khẩu gạo. Trong đó, lợi nhuận của nông dân chiếm khoảng 75 – 90% tổng
lợi nhuận của ngành hàng. Tuy nhiên nông dân cũng là người chịu rủi ro nhiều
nhất trong quá trình sản xuất do thời tiết, thông tin giá cả thị trường,…
Nguyễn Lê Kiều Diễm (2007), đã dùng phương pháp thống kê mô tả và hồi
quy tuyến tính để phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ mía nguyên liệu tỉnh
Hậu Giang. Kết quả cho thấy nguyên nhân chủ yếu mà người dân Hậu Giang
trồng mía là do đất đai phù hợp, lợi nhuận cao hơn cây trồng khác và một số
nguyên nhân khac. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất mía nông dân cũng gặp
không ít khó khăn đó là do giá cả đầu vào cao, thiếu kỹ thuật canh tác,…Và
nghiên cứu cũng kết luận rằng: Muốn phát triển ngành đường phải đồng bộ từ
khâu sản xuất mía nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ thành phẩm; phải gắn lợi ích
giữa nhà sản xuất và nhà chế biến. Tuy nhiên trong quá trình phân tích, đề tài
chưa tập trung lắm cho việc làm sao để mỗi tác nhân tham gia ngành hàng mía
nguyên liệu hoạt động có hiệu quả, cách thức tổ chức quản lý chuỗi cung ứng
mía nguyên liệu của nhà máy đường và cách thức liên kết đồng bộ nhà sản xuất,
thu gom và nhà máy chế biến mía nguyên liệu như thế nào? Đó là những vấn đề
mà đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân trong ngành
hàng mía nguyên liệu ở Hậu Giang” lần lược giải quyết.
Hình 1.1: MÍA 20 NGÀY TUỔI Hình 1.2: MÍA GIỐNG
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân… tỉnh Hậu Giang
GVHD: Lưu Tiến Thuận SVTH: Nguyễn Minh Tân 7
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Khái niệm chung về ngành hàng(1)
Ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế (hay các thành phần)
qui tụ trực tiếp vào việc tạo ra các sản phẩm cuối cùng. Như vậy ngành hàng đã
vạch ra sự kế tiếp của các hành động, xuất phát từ điểm ban đầu đến điểm cuối
cùng của nguồn lực, trải qua nhiều giai đoạn của quá trình gia công, chế biến để
tạo ra một hay nhiều sản phẩm hoàn tất ở mức độ của người tiêu thụ.
2.1.2. Khái niệm tác nhân(2)
Tác nhân là một tế bào sơ cấp với các hoạt động kinh tế, là trung tâm hoạt
động độc lập và tự quyết định hành vi của mình. Tác nhân là những hộ, doanh
nghiệp tham gia trong một ngành hàng thông qua hoạt động kinh tế của họ. Tác
nhân chia làm hai loại:
- Tác nhân có thể là người thực: hộ kinh doanh, nông dân, người tiêu thụ…
- Tác nhân tinh thần: các doanh nghiệp, xí nghiệp, công ty, nhà máy.
Một tác nhân có thể tham gia duy nhất một ngành hàng hoặc tham gia nhiều
ngành hàng trong nền kinh tế. Có thể phân loại tác nhân thành một số nhóm tuỳ
theo bản chất hoạt động chủ yếu của tác nhân trong ngành hàng như sản xuất, chế
biến, tiêu thụ và dịch vụ, hoạt động tài chính và phân phối.
2.1.3. Khái niệm chức năng(3)
Mỗi tác nhân có hoạt động kinh tế riêng, đó là chức năng của tác nhân trong
chuỗi ngành hàng. Để dễ hình dung người ta thường đặt tên của tác nhân trùng
với chức năng của tác nhân. Ví dụ hộ sản xuất có chức năng sản xuất, hộ thu gom
có chức năng thu gom hàng hoá, hộ chế biến có chức năng chế biến. Các chức
năng kế tiếp nhau tạo nên sự chuyển dịch về mặt tính chất của luồng vật chất
trong ngành hàng. Các tác nhân đứng sau thường có chức năng hoàn thiện sản
phẩm của các tác nhân đứng trước kề nó cho đến khi chức năng của tác nhân cuối
cùng ở từng luồng hàng kết thúc thì ta có sản phẩm cuối cùng của ngành hàng.
2.1.4. Định nghĩa về kênh(4)
Trong lĩnh vực nông nghiệp kênh được định nghĩa như tổng thể tất cả các
thành phần (agents) đóng góp trực tiếp vào quá trình sản xuất, chế biến và mang
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân… tỉnh Hậu Giang
GVHD: Lưu Tiến Thuận SVTH: Nguyễn Minh Tân 8
một loại nông sản đến thị trường cuối cùng. Vì thế kênh phản ảnh kết quả của
việc vận hành sản xuất, từ những nguyên liệu thô, tạo ra một sản phẩm hoàn
chỉnh cho người tiêu dùng sau một vài giai đoạn chế biến.
Kênh bao gồm một tiến trình các hoạt động vận hành của các thành phần
(agents) và của thị trường bao hàm các dòng chảy tiền tệ và vật chất. Kênh được
đặc trưng hoá bởi xác định những dòng này và sự phân đoạn trong các chức năng
kinh tế xã hội. Một kênh có thể được phân chia thành một vài kênh phụ nếu
những sản phẩm riêng lẻ đi theo những mạng lưới chế biến, phân phối khác nhau
sau quá trình sản xuất.
2.1.5. Khái niệm hiệu quả sản xuất(5)
Hiệu quả là kết quả sản xuất đạt cao nhất, trong đó gồm ba yếu tố mà
Pauly.1970 và Culyer.1985 đã rút ra nhận xét như sau: (1) Không sử dụng nguồn
lực lãng phí, (2) Sản xuất với chi phí thấp nhất, (3) Sản xuất để đáp ứng nhu cầu
của con người. Muốn đạt hiệu quả sản xuất cần quan tâm một số vấn đề sau:
* Hiệu quả kỹ thuật: Đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng sản phẩm
nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Hiệu quả kỹ
thuật được xem chỉ là một thành phần của hiệu quả kinh tế.
* Hiệu quả kinh tế: tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị. Có nghĩa
là, khi có sự thay đổi làm tăng giá trị sản xuất kinh doanh thì sự thay đổi đó có
hiệu quả và ngược lại không có hiệu quả.
* Các yếu tố đánh giá hiệu quả kinh tế:
- Tổng thu nhập = Giá bán * Tổng sản lượng
- Tổng chi phí = Chi phí lao động + Chi phí vật chất + Chi phí khác
- Lợi nhuận = Tổng thu nhập - Tổng chi phí
- Thu nhập/Chi phí (chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư, nghĩa là khi nông hộ
đầu tư một đồng sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất)
- Lợi nhuận/Thu nhập (chỉ tiêu phản ánh tỷ xuất lợi nhuận, nghĩa là nông hộ
giữ được bao nhiêu phần trăm trong giá trị sản xuất tạo ra)
- Thu nhập/Ngày công (chỉ tiêu phản ánh giá trị sản xuất mà mỗi thành viên
trong hộ tham gia trồng mía tạo ra)
- Lợi nhuận/Ngày công (tiêu chí phản ánh số tiền mà nông dân kiếm được
khi tham gia sản xuất mía)
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân… tỉnh Hậu Giang
GVHD: Lưu Tiến Thuận SVTH: Nguyễn Minh Tân 9
* Rủi ro trong quá trình sản xuất: Rủi ro là một điều kiện về các thay đổi
của tất cả các dạng hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Có một số rủi ro mà ta
có thể dự đoán được, nhưng cũng có một số rủi ro không thể dự đoán trước đặc
biệt là trong nông nghiệp.
2.1.6. Các khái niệm cơ bản về lợi nhuận(6)
* Có một số khái niệm về lợi nhuận như sau:
- Lợi nhuận được xem là một khoản dôi ra sau khi trừ đi các khoản chi phí.
- Khái niệm kinh tế về lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi
phí cơ hội của tất cả các nguồn lực được sử dụng để sản xuất [Robert Schenk].
- Joseph Schempeter thì cho rằng lợi nhuận là khoản thu nhập đối với nhà
kinh doanh thành công.
- Một số nhà kinh tế khác thì cho rằng lợi nhuận là một loại thu nhập ẩn đặc
biệt, có nghĩa là thu nhập chấp nhận rủi ro. Nhà kinh doanh sẵn sàn chấp nhận rủi
ro ở mức trung bình để tìm kiếm thu nhập nhiều hơn.
* Lợi nhuận có hai loại: Lợi nhuận không tính lao động nhà và lợi nhuận có
tính công lao động nhà
(Ghi chú:(1), (2), (3), (4)Lê Văn Gia Nhỏ, 2005; (5), (6) Nguyễn Phú Sơn và ctv, 2004).
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Chọn đại diện một số ấp, xã, huyện có trồng mía thuộc địa bàn tỉnh Hậu
Giang, bao gồm:
- Ấp Quyết Thắng và Mỹ Lợi B thuộc xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp,
tỉnh Hậu Giang
- Ấp 7, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
- Khu vực 8, phường Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang
- Ấp Thạnh Hoà 1, ấp Mỹ Hiệp 3, xã Tân Tiến, TX. Vị Thanh, Hậu Giang.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1. Số liệu thứ cấp
Nguồn số liệu thu thập:
Từ các số liệu thống kê, các tài liệu báo cáo của tỉnh, huyện và các cơ quan
có liên quan như: Sở nông nghiệp & phát triển nông thôn, Công ty mía đường
CaSuCo Cần Thơ, …Thông tin từ sách, báo, tạp chí chuyên ngành, chuyên trang
mía đường, cổng thông tin điện tử Hậu Giang và các website có liên quan khác.
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân… tỉnh Hậu Giang
GVHD: Lưu Tiến Thuận SVTH: Nguyễn Minh Tân 10
Số liệu bao gồm:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hậu Giang
- Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính ở Hậu
Giang từ năm 2001 đến nay.
- Các báo cáo tổng kết, các kết quả nghiên cứu về tình hình sản xuất và tiêu
thụ mía nguyên liệu ở Hậu Giang.
- Thông tin về hệ thống các nhà máy đường ở Hậu Giang.
2.2.2.2. Số liệu sơ cấp
Các số liệu điều tra phải đảm bảo yêu cầu:
- Thoả mãn mục tiêu của đề tài đặt ra
- Thuộc địa bàn tỉnh Hậu Giang
- Phải có hai nhóm hộ có ký hợp đồng và không ký hợp đồng
2.2.2.3. Chọn hộ điều tra
* Nhóm hộ điều tra:
- Bao gồm những hộ nông dân trồng mía có và không có ký hợp đồng bao
tiêu với nhà máy đường, tổng cộng 120 hộ được điều tra.
- Các bước tiến hành điều tra
B1: Liên hệ với chính quyền địa phương, tổ khuyến nông của Công ty mía
đường CaSuCo Cần Thơ để chọn hộ có trồng mía theo nhóm hộ yêu cầu.
B2: Điều tra cấu trúc theo diện rộng để thu thập thông tin của các hộ.
B3: Tiến hành kiểm tra lại sự hợp lý của số liệu sau đó khảo sát lại nếu có
sai sót.
* Nhóm thương lái được điều tra:
- Bao gồm 10 thương lái đại diện có hoạt động thu mua mía ở Hậu Giang
- Các bước tiến hành điều tra
B1: Liên hệ với phòng nông vụ của nhà máy đường để chọn thương lái theo
yêu cầu.
B2: Điều tra ngẫu nhiên các thương lái thu mua mía
B3: Tiến hành kiểm tra lại sự hợp lý của số liệu sau đó khảo sát lại nếu có
sai sót.
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân… tỉnh Hậu Giang
GVHD: Lưu Tiến Thuận SVTH: Nguyễn Minh Tân 11
2.2.2.4. Thông tin thu thập
* Điều tra phỏng vấn Nông hộ
Nội dung chính của bộ câu hỏi bao gồm:
- Đặc điểm nông hộ
- Điều kiện cơ sở sản xuất của nông hộ
- Hoạt động sản xuất của nông hộ
- Các thông tin hỗ trợ từ phía đối tác, Nhà nước
- Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ mía
- Chi phí sản xuất mía vụ gần nhất
- Nguyên nhân sản xuất mía
- Nguyên nhân ký hợp đồng bao tiêu mía với Công ty
- Năng suất sản xuất, giá cả và thu nhập từ cây mía của nông hộ
* Điều tra phỏng vấn thương lái
Nội dung chính của bảng câu hỏi bao gồm:
- Đặc điểm chủ ghe
- Điều kiện cơ sở sản xuất của chủ ghe
- Hoạt động thu mua của Thương lái
- Những thuận lợi và khó khăn trong
mua bán mía
- Chi phí mua bán mía vụ gần nhất
- Thu nhập từ hoạt động mua bán mía
* Đánh giá Nông thôn có sự tham gia PRA
Để chuẩn đoán các trở ngại, những tiềm năng, xu thế phất triển trồng mía
của từng địa phương trong tỉnh và sự chấp nhận hình thức ký hợp đồng bao tiêu
sản phẩm của Công ty mía đường.
* Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Tiếp cận, phỏng vấn, thu thập thông tin từ các chuyên gia thuộc bộ phận
khuyến nông của Công ty mía đường CaSuCo Cần Thơ, khuyến nông cơ sở của
tỉnh Hậu Giang.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
2.2.3.1. Chương trình quản lý và xử lý số liệu
Các phần mềm quản lý số liệu và phân tích thông dụng như: Word, Excel
và phần nềm xử lý số liệu thống kê SPSS,…
Hình 2.1: PHỎNG VẤN THƯƠNG LÁI
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân… tỉnh Hậu Giang
GVHD: Lưu Tiến Thuận SVTH: Nguyễn Minh Tân 12
2.2.3.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của các tác nhân sản xuất,
kinh doanh
- Hoạch toán chi phí và lợi nhuận đối với các chỉ tiêu giá trị tổng sản phẩm
- So sánh các chỉ tiêu chi phí và lợi nhuận giữa các khu vực, từng nhóm hộ
2.2.3.3. Phân tích nguồn lực của nông hộ và thương lái
- Phân tích nguồn tài nguyên nông hộ và thương lái
- Phân tích chi phí đầu tư, lợi nhuận của nông hộ giữa hai nhóm hộ và giữa
các vùng mía nguyên liệu
- Những trở ngại khó khăn trong sản xuất của nông hộ
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu cụ thể
2.2.4.1. Phương pháp phân tích lợi ích-chi phí (CBA)
Phương pháp này thường được sử dụng trong phân tích kết quả hoạt động
sản xuất hay các dự án đầu tư. Trong nghiên cứu này, CBA được sử dụng để
phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tác nhân tham gia trực tiếp trong
quá trình sản xuất và tiêu thụ mía nguyên liệu ở Hậu Giang bao gồm: hộ nông
dân, người thu gom (thương lái).
2.2.4.2. Phân tích mô tả
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày
số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra kết
luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn.
Thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng
sản xuất, tiêu thụ mía nguyên liệu.
Các công cụ thống kê được sử dụng để phân tích số liệu:
- Phương pháp ước lượng khoảng tin cậy của các chỉ tiêu nghiên cứu
- Phương pháp phân tích hồi quy tương quan để phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến lợi nhuận kinh tế trong sản xuất mía.
- Bảng thống kê là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu
thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả đã nghiên
cứu.
- Xếp hạng theo tiêu thức là sử dụng phương pháp xếp hạng theo tiêu thức
để xác định các nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất và tiêu
thụ mía.
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân… tỉnh Hậu Giang
GVHD: Lưu Tiến Thuận SVTH: Nguyễn Minh Tân 13
2.2.4.3. Phương pháp hồi quy tuyến tính
Phân tích phương sai và so sánh trung bình chỉ có thể đánh giá từng biến
(“chỉ tiêu”: variable) riêng biệt nên chúng ta không rỏ các tác động, ảnh hưởng
của chúng với nhau. Ngoài ra, các mối quan hệ giữa các nghiệm thức khảo sát
đến các chỉ tiêu khảo sát cũng không được chú ý. Việc tìm hiểu mối tương quan
(correlation) này qua phân tích hướng (trend analysis, còn gọi là phân tích hồi
quy) sẽ giải quyết được vấn đề trên. Ngoài ra phân tích hồi quy (dưới dạng hồi
quy nhiều chiều: Multiple regression) còn giúp chúng ta tuyên đoán được các kết
quả (dưới dạng hàm Y: biến phụ thuộc) dựa vào các biến (X: biến độc lập) tác
động đến chúng. Dạng phân tích hướng này thường được áp dụng trong các mô
hình (modeling) toán học để dự đoán sản lượng cây trồng hoặc các thiệt hại do
sâu bệnh, các thuận lợi và trở ngại ngoài đồng,…
* Phương pháp hồi quy bội
Còn gọi là phương pháp hồi quy đa biến, dùng phân tích mối quan hệ giữa
nhiều biến độc lập (tức biến giải thích hay biến nguyên nhân) ảnh hưởng đến một
biến phụ thuộc (tức biến phân tích hay biến kết quả).
Trong thực tế có rất nhiều bài toán kinh tế - cả lĩnh vực kinh doanh và kinh
tế học, phải cần đến phương pháp hồi quy đa biến. Chẵng hạn như phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập, phân tích tổng chi phí với nhiều nhân tố tác
động, những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất,…
Một chỉ tiêu kinh tế chịu sự tác động cùng lúc của rất nhiều nhân tố thuận
chiều hoặc trái chiều nhau. Phân tích hồi quy vừa giúp ta kiểm định lại giả thuyết
về những nhân tố tác động và mức độ ảnh hưởng, vừa định lượng được các quan
hệ kinh tế giữa chúng. Từ đó, làm nền tảng cho phân tích dự báo và có những
quyết sách phù hợp, hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng.
Phương trình hồi quy đa biến dưới dạng tuyến tính:
Y = b0 + b1X1 + b2X2 +….+ biXi + bnXn + e
* Trong đó: Y: biến số phụ thuộc (kết quả phân tích)
b0: tung độ góc
bi: các độ dốc của phương trình theo các biến Xi
Xi: các biến số (các nhân tố ảnh hưởng)
e: các sai số
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân… tỉnh Hậu Giang
GVHD: Lưu Tiến Thuận SVTH: Nguyễn Minh Tân 14
Mục tiêu của phương pháp hồi quy đa biến là dựa vào dữ liệu lịch sử của
các biến số Yi, Xi, dùng thuật ngữ để đi tìm các thông số b0 và bi xây dựng
phương trình hồi quy để dự báo cho các ước lượng trung bình của biến Yi.
Sau khi chạy ra kết quả từ SPSS ta có được hệ số xác định R2 và hệ số đó
được giải thích như sau: Như là tỷ lệ (hay phần trăm) biến động của biến phụ
thuộc (Y) được giải thích bởi các biến độc lập (Xi).
Tỷ số F trong bảng kết quả dùng để so sánh với F trong bảng phân phối F ở
mức ý nghĩa α . Tuy nhiên trong bảng kết quả ta có giá trị Significance F, giá trị
này cho ta kết luận ngay mô hình hồi quy có ý nghĩa khi nó nhỏ hơn mức ý nghĩa
α nào đó.
Hình 2.2: MÍA ĐÃ THU HOẠCH
Hình 2.3: MÍA 30 NGÀY TUỔI
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân… tỉnh Hậu Giang
GVHD: Lưu Tiến Thuận SVTH: Nguyễn Minh Tân 15
CHƯƠNG 3
MÔ TẢ TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ NGÀNH MÍA
ĐƯỜNG TỈNH HẬU GIANG
3.1. TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH
HẬU GIANG
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hậu Giang là tỉnh nằm về phía Tây của sông Hậu, cách TP. Cần Thơ 60 km
và cách TP. Hồ Chí Minh 250 km. Tỉnh được thành lập ngày 01/01/2004 với địa
giới hành chính xác định như sau:
- Phía Bắc giáp TP. Cần Thơ
- Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang
- Phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu
- Phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng
- Phía Đông Bắc giáp sông Hậu
Giang
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.600,59 km2 (chiếm 0,49% diện tích cả
nước và đứng thứ 11 về quy mô diện tích tự nhiên ở ĐBSCL), dân số trung bình
năm 2007 là 802.797 người (thấp nhất so với các tỉnh trong vùng ĐBSCL). Hiện
tỉnh có 07 đơn vị hành chính, bao gồm: 2 thị xã là Vị Thanh, Tân Hiệp và 05
huyện là: Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, Vị Thuỷ, Long Mỹ.
Với vị trí ở trung tâm ĐBSCL, nằm chọn trong vùng Tây Sông Hậu, có
nhiều tuyến giao thông thuỷ bộ Quốc gia quan trọng nối với các tỉnh trong vùng,
bao gồm: về đường bộ có QL1A, QL61, QL61B và về đường thuỷ có sông Hậu,
kênh Xà No, kênh Quản lộ - Phụng Hiệp, kênh Nàng Mau và đặc biệt là tiếp giáp
với TP.Cần Thơ, một trung tâm động lực về kinh tế - văn hoá và khoa học kỹ
thuật lớn nhất ở ĐBSCL, nên về lâu dài nông nghiệp và nông thôn của tỉnh có
nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên cũng cần xem xét đến điều
kiện tự nhiên khác ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp của địa phương, mà
trước hết là điều kiện khí hậu (Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang, 2008).
Hình 3.1: BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI HẬU GIANG
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân… tỉnh Hậu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân trong ngành hàng mía nguyên liệu tỉnh Hậu Giang.pdf