Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng ngoại thương Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

 

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 1

1.1. Tóm tắt quá trình hình thành Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 1

1.1.1. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. 1

1.1.2. Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. 3

1.2. Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. 3

1.3. Cơ cấu và sơ đồ tổ chức Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. 5

1.4. Các hoạt động chủ yếu của Ngân Hàng Ngoại thương Hà Nội. 8

1.5. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại. 9

1.6. Các danh hiệu mà Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã đạt được. 9

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG 11

CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 11

TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 11

2.1. Tnh hình hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trong năm gần đây. 11

2.1.1. Tình hình huy động vốn. 11

2.1.2. Tín dụng 12

2.1.3. Nợ quá hạn 12

2.1.4. Mua bán ngoại tệ. 13

2.1.5. Tài trợ thương mại. 13

2.1.6. Bảo lãnh 13

2.2.Công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. 14

2.3. Đánh giá tình hình hoạt động của NHNT Hà Nội. 15

2.3.1. Những kết quả đạt được. 15

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 17

2.3.2.1. Hạn chế. 17

2.3.2.2. Nguyên nhân. 17

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 19

TRONG CÁC NĂM TỚI 19

3.1. Định hướng chung. 19

3.1.1. Về huy động vốn. 19

3.1.2. Về sử dụng vốn. 19

3.2. Giải pháp nâng cao hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. 19

3.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay. 19

3.2.2. Thực hiện nghiêm túc các quy chế về hoạt động Ngân hàng. 21

3.2.3. Đa dạng hóa các hình thức cho vay phân tán rủi ro. 22

3.2.4. Xây dựng hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ hiệu quả. 23

3.2.5. Giải quyết tốt các khoản nợ quá hạn. 23

3.2.6. Thực hiện hoạt động Marketing Ngân hàng. 24

3.2.7. Nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng. 25

3.2.8. Nâng cao chất lượng cán bộ Ngân hàng. 25

3.2.9. Hiện đại hóa trang thiết bị, máy móc. 26

3.2.10. Nghiên cứu ứng dụng các sản phẩm dịch vụ mới. 26

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng ngoại thương Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c năng xử lý nghiệp vụ chuyển tiền,quản lý tài khoản khách hàng là các tổ chức, các doanh nghiệp,quản lý chi tiêu nội bộ. Phòng Hành chính – Nhân sự: Có chức năng theo dõi công tác nhân sự và công tác hành chính quản trị của chi nhánh theo chỉ đạo của Ban Giám đốc. Phòng kiểm tra nội bộ: có trách nhiệm kiểm tra hoạt động tín dụng bảo lãnh, kiểm tra hoạt động hay động vốn, phát hành thẻ, các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác, hoạt động kế toán – ngân quỹ và hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Phòng tin học: có chức năng quản lý hệ thống mạng, thiết lập cài đặt các phần mềm hệ thống mạng, thiết lập hệ thống bảo mật. Viết các chương trình trợ giúp cho hoạt động nghiệp vụ, nhận truyền dữ liệu, back up dữ liệu, kiểm tra hệ thống truyền thông giữa các chi nhánh, phòng giao dịch… Phòng tín dụng thể nhân: thực hiện cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng đối với đối tượng là khách hàng là thể nhân. Phòng tổng hợp: có chức năng kinh doanh vốn và ngoại tệ, Marketing, quan hệ công chúng… Các phòng giao dịch: có chức năng nhiệm vụ: Huy động tiết kiệm đồng Việt Nam và ngoại tệ. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu đồng Việt Nam và ngoại tệ. Dịch vụ thu đổi ngoại tệ và trả tiền kiều hối. Dịch vụ phát hành thẻ, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, Vietcombank Card, thẻ ATM… Nhận gửi và thanh toán sé nhờ thu của cá nhân. Quản lý các tài khoản tiền gửi cá nhân đồng Việt Nam và ngoại tệ. Cho vay thế chấp, cầm cố tài sản. Các hoạt động chủ yếu của Ngân Hàng Ngoại thương Hà Nội. Nhận tiền gửi: Mở tài khoản vãng lai, tài khoản có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu. Bốn loại dịch vụ trên đều được thực hiện cả bằng nội tệ và ngoại tệ mạnh như USD, bảng Anh, Mác Đức, Frăng Pháp…. Chuyển tiền: Chuyển tiền trong nước và quốc tế với nhiều loại hình: chuyển tiền nhanh Money Gram, chuyển tiền bằng điện, chuyển tiền bằng thư… Cấp tín dụng và tài trợ dự án đầu tư: cung cấp tất cả các loại tín dụng ngắn, trung và dài hạn, tham gia tài trợ hoặc đồng tài trợ cho các dự án xuất nhập khẩu… Bảo lãnh: thực hiện các ngiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh cho các khoản vay tài chính và vay thương mại, bảo lãnh hàng trả chậm, bảo lãnh tiền đặt cọc, đấu thầu quốc tế, bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Thanh toán xuất nhập khẩu: NHNT đã xây dựng mạng lưới thanh toán khắp toàn cầu với các nghiệp vụ liên quan đến các phương thức thanh toán quốc tế như: thư tín dụng, uỷ thác thu, chuyển tiền… Chuyển đổi ngoại tệ: mua bán, chuyển đổi ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ Forward, Swap… Phát hành và thanh toán thẻ: NHNT thực hiện làm đại lý thanh toán các loại thẻ quốc tế như VISA, Master Card, JCB, và American express. Ngoài ra NHNT còn phát hành thẻ tín dụng quốc tế VCB Master Card, thẻ tín dụng thanh toán trong nước Vietcombank. Cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. NHNT đã trang bị những thiết bị hiện đại phục vụ các nghiệp vụ như máy rút tiền ATM, thanh toán qua mạng Swift. Với sự đổi mới và phát triển không ngừng, hiện nay NHNT được biết đến như là một ngân hàng hiện đại nhất trong các ngân hàng thương mại quốc doanh và trong đó NHNT Hà Nội là một chi nhánh dẫn đầu. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Online – Banking, Credit Card, ATM, Internet Intranet Banking, E – Banking, IBPS, Trade Finance,Swift. Dịch vụ bảo lãnh: Bảo lãnh bằng vốn trong và ngoài nước, bảo lãnh thanh toán và thư tín dự phòng, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh chất lượng sản phẩm. Dịch vụ cho vay: NHNT Hà Nội luôn duy trì được một lượng vốn lớn đáp ứng được nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt là cho vay xuất nhập khẩu. Dịch vụ chuyển tiền: NHNT Hà Nội nhận chuyển tiền cho khách hàng trong và ngoài nước nhờ mạng lưới rộng khắp nên việc chuyển tiền rất nhanh chóng thuận tiện. Dịch vụ thanh toán quốc tế: Đây là hoạt động mạnh nhất của NHNT Việt Nam nói chung và NHNT Hà Nội nói riêng. Với mạng thanh toán quốc tế SWIFT, NHNT 5 năm liền được công nhận là ngân hàng có chất lượng thanh toán tốt nhất. Dịch vụ ngân hàng đại lý: năm 2002 Ngân hàng Ngoại thương triển khai hệ thống E – Bank, thanh toán điện tử giữa NHNT với các ngân hàng đại lý trong nước. Dịch vụ kỳ phiếu: Tuỳ theo nhu cầu vốn ngắn hạn trong từng thời kỳ, NHNT phát hành kỳ phiếu, đây là hình thức đầu tư an toàn với lãi suât cao, được đảm bảo bí mật. Dịch vụ chiết khấu chứng từ: tạo thuận lợi cho các khách hàng có nhu cầu vốn tạm thời khi những chứng từ chưa đến hạn thanh toán, hoặc các khách hàng xuất khẩu đang chờ ngân hàng nước ngoài thanh toán khi đã xuất trình chứng từ thanh toán qua NHNT thì ngân hàng có thể áp dụng dịch vụ này. Các danh hiệu mà Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã đạt được. Huân chương lao động hạng 3 của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao tặng năm 2004. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho cán bộ nhân viên chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã có nhiều thành tích trong công tác 2000-2003. Cờ thi đua xuất sắc năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cờ thi đua Ban chấp hành Công đoàn Ngân hàng Việt Nam năm 2004. Bằng khen của Chủ tịch Uỷ Ban nhân dân thành phố thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho đồng chí Giám đốc và Phó giám đốc đã có nhiều thành tích trong công tác năm 2001-2003. Và nhiều bằng khen, huy chương và các danh hiệu thi đua khác cho tập thể và cá nhân. CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 2.1. Tnh hình hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trong năm gần đây. 2.1.1. Tình hình huy động vốn. Tổng nguồn vốn tính đến 31/12/2007 đạt 7088 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2006 là 6754 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn huy động đạt 6270 tỷ , tăng 12% so với cuối năm 2006. Đơn vị: tỷ VNĐ Năm 2007 Tổng vốn huy động 6270 VNĐ 3433 Ngoại tệ(quy VNĐ) 2837 Nguồn báo cáo thực hiện 2001-2007 chi nhánh VCB Hà Nội Số liệu đã được điều chỉnh sau khi tách 4 chi nhánh trực thuộc ( Thành Công, Thăng Long, Chương Dương, Ba Đình) Như vậy năm 2007 thì huy động VNĐ chiếm 54,7% tổng nguồn vốn huy động, còn huy động ngoại tệ quy VNĐ đạt 45,3% tổng nguồn vốn huy động. Huy động vốn được thực hiện dưới các hình thức: Tiết kiệm lãi định kỳ. Tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức và cá nhân. Chứng chỉ tiền gửi ngoại tệ. Các loại kỳ phiếu, trái phiếu. Tiền gửi thanh toán. 2.1.2. Tín dụng Đơn vị: tỷ VNĐ Năm 2007 Tổng dư nợ tín dụng 2553 Cho vay trung dài hạn 569,319 Cho vay ngắn hạn 1983,681 Báo cáo thực hiện 2001-2007 chi nhánh VCB Hà Nội Số liệu đã được điều chỉnh sau khi tách 4 chi nhánh trực thuộc ( Thành Công, Thăng Long, Chương Dương, Ba Đình) Tổng dư nợ tín dụng đạt 2553 tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2006 là 2408 tỷ đồng. Hoạt động tín dụng được thực hiện dưới nhiều hình thức: Cho vay vốn lưu động: khách hàng có thể lựa chọn theo từng lần hoặc theo hạn mức tín dụng. Cho vay dự án đầu tư để đổi mới công nghệ, đáp ứng nhu cầu tài sản cố định hoặc bất động sản của khách hang. Cho vay chiết khấu bộ chứng từ. 2.1.3. Nợ quá hạn Bảng 2.6: Nợ quá hạn Đơn vị: Tỷ VND Năm 2007 Tổng dư nợ 2553 Nợ quá hạn 19,9134 Tỷ trọng (%) 0,78% Nguồn : Báo cáo thực hiện 2001-2007 Chi nhánh VCB HN 2.1.4. Mua bán ngoại tệ. Doanh số mua bán ngoại tệ của VCB Hà Nội năm 2007 đạt 725 triệu USD, tăng 3% so với năm 2006 là 704 triệu USD. Mua bán ngoại tệ được thực hiện dưới nhiều hình thức: Mua bán ngoại tệ giao ngay. Mua bán ngoại tệ kỳ hạn. Hoán đổi tiền tệ, lãi suất. Hợp đồng quyền chọn. Các sản phẩm phái sinh khác. 2.1.5. Tài trợ thương mại. Tổng doanh số xuất nhập khẩu đạt 435 triệu USD, với các mặt hang chủ yếu là nguyên vật liệu, máy móc. Xuất khẩu đạt 189 triệu USD, với các sản phẩm chính là nông, lâm sản.Các hoạt động chính tài trợ thương mại là: Dịch vụ thong báo và thong báo sửa LC. Dịch vụ xác nhận LC. Dịch vụ nhận bộ chứng từ gửi đi thanh toán theo LC, nhờ thu. Dịch vụ thanh toán tiền hàng xuất khẩu. Dịch vụ chiết khấu truy đòi. Dịch vụ chiết khấu miễn truy đòi. Dịch vụ chuyển nhượng LC,dịch vụ phát hành LC, dịch vụ thanh toán LC Ký hậu vân đơn/ uỷ quyền nhận hàng theo L/C, nhờ thu. Bảo lãnh nhận hàng. Thông báo và thanh toán nhờ thu. 2.1.6. Bảo lãnh Dư nợ bảo lãnh đến 31/12/2007 đạt 113 tỷ đồng, trong đó hoạt động bảo lãnh của VCB Hà Nội bao gồm: Bảo lãnh vay vốn. Bảo lãnh thanh toán/ thư tín dụng dự phòng. Bảo lãnh dự thầu. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bảo lãnh thanh toán tiền ứng trước, bảo lãnh khoản tiền giữ lại. Bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh 2.2.Công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Để thực hiện mục tiêu sử dụng vốn hiệu quả, mà trong đó một tỷ trọng vốn lớn được dùng cho vay tín dụng thì công tác thẩm định dự án để đảm bảo sự an toàn nguồn vốn cho vay là công việc cực kỳ quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Và dưới đây là quy trình thẩm định một dự án trước khi vay vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Trước kia cho vay ở Chi nhánh chỉ phải qua một phòng Tín dụng thì giờ quy trình thẩm định cho vay phải qua 3 phòng là phòng Khách hàng – tiếp nhận hồ sơ và thẩm định lần đầu hồ sơ tín dụng của khách hàng, những hồ sơ đủ tiêu chuẩn được gửi tiếp đến phòng Quản lý rủi ro tín dụng để thẩm định lại rồi nếu hồ sơ được chấp nhận thì chuyển lại về phòng Khách hàng, đó phòng Quản lý nợ sẽ theo dõi tiến hàng giải ngân. Quy trình thẩm định trên được thực hiện theo quyết định số 90/QĐ – NHNT – QLTĐ của Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ngày 26/5/2006. Quy trình này được tiến hành cụ thể như sau: Thứ nhất: Khách hàng muốn vay vốn sẽ mang hồ sơ đến phòng khách hàng để phòng này nhận và kiểm tra hồ sơ. Hồ sơ của khách hàng phải có các giấy tờ sau: Hồ sơ xin vay vốn: Đơn xin vay vốn, báo cáo mục đích sử dụng vốn, báo cáo khả thi về dự án sử dụng vốn. Hồ sơ pháp lý hợp pháp của khách hàng. Hồ sơ kinh tế bao gồm các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, các hợp đồng kinh tế… Hồ sơ đảm bảo tài săn thế châp bảo đảm. Các hồ sơ khác có liên quan. Phòng khách hàng sẽ kiểm tra tất cả các hồ sơ trên và lập đề xuất cấp tín dụng và chuyển qua phòng Quản lý rủi ro tín dụng. Thứ hai: Phòng Quản lý rủi ro sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ. Kiểm tra lại hồ sơ của khách hàng để đảm bảo là đúng với quy trình cho vay theo quy định của quy chế cho vay và quy định của luật pháp. Thẩm định các căn cứ sau trước khi ra quyết định cho vay vốn: Thẩm định tính pháp lý của khách hàng. Thẩm định về năng lực tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh trong một số năm gần đây. Thẩm định trực tiếp dự án xin vay vốn: Mục đích sử dụng, tính khả thi của dự án. Thẩm định về tài sản đảm bảo vay vốn. Với các dự án lớn cần khảo sát thực tế để đánh giá chính xác. Thứ ba: ra quyết định cho vay hoặc không. Nếu dự án thẩm định tại bước hai không đạt thì dự án sẽ không được vay vốn, nếu dự án đủ điều kiện thì phòng quản lý rủi ro sẽ lập báo cáo thẩm định dự án đưa đến phòng quản lý nợ xác nhận, sau đó quay lại phòng khách hàng và tiến hành lập hồ sơ cho vay, thế chấp tài săn, giải ngân. Đánh giá tình hình hoạt động của NHNT Hà Nội. 2.3.1. Những kết quả đạt được. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn bao gồm: Tổng dư nợ: Chỉ tiêu này cho biết ngân hàng cho vay được nhiều hay ít, mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng ra sao, chỉ tiêu này cao chứng tỏ ngân hàng cho vay được nhiều, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đa dạng và phong phú. Hiệu suất sử dụng vốn vay = Tổng dư nợ cho vay / Tổng nguồn vốn huy động: Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động., thể hiện khả năng tận dụng vốn của ngân hàng có tốt hay không? Thông qua chỉ tiêu này có thể cho thấy mức độ thích ứng với thị trường của bản thân ngân hàng trong việc tìm đầu ra cho chính sách sản phẩm của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn / Tổng dư nợ : Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu phổ biến nhất được dùng để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Hạn mức tỷ lệ nợ quá hạn cho các ngân hàng thương mại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hiện nay là 5%. Trên thực tế, để chỉ tiêu này phản ánh đúng chất lượng cho vay nên loại trừ đi các khoản nợ khoanh ra khỏi nợ quá hạn và loại trừ các khoản cho vay ưu đãi và cho vay theo chỉ thị nhà nước ra khỏi tổng dư nợ. Theo quyết định 493 về phân loại nợ thì nợ được phân thành 5 nhóm, nợ quá hạn gồm 4 nhóm. Tỷ lệ nợ quá hạn thông thường ( cho các khoản nợ quá hạn dưới 180 ngày, bao gồm nợ cần chú ý và nợ dưới tiêu chuẩn): tỷ lệ này chưa phản ánh hòan toàn chính xác chất lượng hoạt động cho vay bởi vì trên thực tế có thể có những doanh nghiệp vì các lý do khách quan mà không thể tính toán hợp lý được nguồn tiền trả nợ đúng hạn chứ không phải là không có khả năng trả nợ. Lãnh đạo ngân hàng cần đốc thúc nhân viên tín dụng có những biện pháp tích cực để thu nợ, sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động cho vay. Tỷ lệ nợ quá hạn áp dụng cho các khỏan nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày : Tỷ lệ này càng cao thì chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại càng kém, ngân hàng nếu không có những biện pháp xử lý kịp thời thì sẽ dẫn đến không thu hồi được nợ, mất vốn. Tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi áp dụng cho các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày: Nếu tỷ lệ này cao thì ngân hàng không những phải đối mặt với khả năng không thu hồi được nợ mà còn có thể dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán.Việc đòi được các khoản nợ này là rất khó khăn và ngân hàng có thể phải gánh chịu những tổn thất nghiêm trọng. Chỉ tiêu lợi nhuận = Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng / Tổng dư nợ cho vay: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng, chỉ tiêu này lớn chứng tỏ chất lượng hoạt động cho vay tốt, phản ánh cứ một đồng đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Và dưới đây là các phân tích cụ thể về hoạt động của Vietcombank Hà Nội: Chỉ tiêu Công thức 2007 Tổng dư nợ 2553( tỷ VNĐ) Hiệu suất sử dụng vốn Tổng dư nợ/ Tổng vốn huy động 2553/7088=36% Tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn / Tổng dư nợ 0,78% Chỉ tiêu lợi nhuận Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng/Tổng dư nợ cho vay 111/2553=4,34% Qua các kết quả trên ta đánh giá là so với năm trước đó là năm 2006 thì hoạt động của Vietcombank Hà Nội trong năm 2007 vẫn hoạt động hiệu quả. Bằng chứng thể hiện là cả tổng nguồn vốn huy động và tổng dư nợ tín dụng cho vay đều tăng so với năm 2006, khoảng từ 5-6%.Tỷ lệ nợ xấu thấp đảm bảo an toàn cho nguồn vốn, tuy nhiên mức tăng tổng nguồn vốn huy động, hay tổng dư nợ cho vay chưa thật sự cao, hiệu suất sử dụng vốn còn thấp. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 2.3.2.1. Hạn chế. Mức độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động còn thấp, năm 2007 lượng vốn huy động như vậy là chỉ tăng 5% so với năm 2006, chưa tương xứng với tiềm năng, kế hoạch đặt ra. Mức độ tăng trưởng trong hoạt động cho vay tín dụng cũng tăng chậm, dư nợ tín dụng chỉ tăng 6% so với năm 2006.Hiệu quả sử dụng vốn chỉ đạt 36% chứng tỏ nguồn vốn được sử dụng cho vay còn thấp.Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn lại thấp chỉ có 0,78% điều này là rất tốt, đảm bảo an toàn nguồn vốn. 2.3.2.2. Nguyên nhân. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh quyết liệt này, sự đổi mới diễn ra liên tục và thường xuyên đòi hỏi các ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì phải đi trước đón đầu nắm bắt được nhu cầu của nền kinh tế, của các khách hàng. Phải thường xuyên Marketing thương hiệu của ngân hàng mình trên mọi lĩnh vực để thu hút mọi tầng lớp khách hàng, từ doanh nghiệp lớn đến những khỏan tiết kiệm nhỏ của các cá nhân,… nhưng Chi nhánh lại chưa có phòng Marketing để thực hiên chuyên môn này nên cũng là một điểm chưa thuận lợi trong quá trình cạnh tranh với các ngân hàng khác. Môi trường kinh tế chưa ổn định : Nước ta đang trong quá trình hội nhập, Nhà nước phải liên tục thay đổi điều chính các chính sách kinh tế cho phù hợp nhât với đà phát triển của nước ta. Chính sách quá cởi mở thì chúng ra sẽ dễ bị lũng đoạn kinh tế và trở nên phụ thuộc kinh tế vào các cường quốc khác, chính sách quá hạn hẹp hà khắc thì lại không phù hợp với các điều ước quốc tế chung. Vì thế nên phải phát triển vừa phải, tăng trưởng vừa phải để lạm phát ở mức có thể chấp nhận được. Với tốc độ tăng trưởng năm 2007 rất ấn tượng là 8,5% nhưng tỷ lệ lạm phát lên tới 12,63%. Nước ta được đánh giá là một trong những nước tăng trưởng “nóng” nhất. Trên đà này, với chỉ số giá tiêu dùng CPI 2 tháng đầu năm tăng 5,94% mà chính phủ không kịp thời có những chính sách hiệu quả thì rất có thể xảy ra lạm phát phi mã, siêu lạm phát ở Việt Nam. Mà lạm phát thì ngân hàng chính là thành phần chịu thiệt thòi nhất, do lãi suất cho vay là không thay đổi. Ngoài ra do có sự chuyển đổi trong quy trình thẩm định dự án, trước đây chỉ qua một phòng tín dụng thì giờ phải qua 3 phòng là phòng khách hàng, phòng quản lý rủi ro và phòng quản lý nợ, do đó tiêu chuẩn thẩm định sẽ chặt chẽ hơn và sát hơn, do đó số lượng dự án được vay vốn sẽ phải có tính khả thi cao hơn, do vậy nếu giả sử nhu cầu vay là như năm trước thì số lượng dự án được cấp vốn cho vay sẽ ít hơn vì vậy dư nợ tín dụng cũng tăng chậm. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI TRONG CÁC NĂM TỚI 3.1. Định hướng chung. 3.1.1. Về huy động vốn. Phải đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhằm thu hút được càng nhiều càng nguồn vốn càng có lợi, nâng cao sức cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội so với các ngân hàng thương mại khác trong khu vực 3.1.2. Về sử dụng vốn. Mở rộng công tác cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, vừa đạt mục tiêu tăng trưởng vừa đảm bảo an toàn vốn vay. Tích cực đổi mới, cải thiện cơ chế làm việc sao cho phù hợp nhất với nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, đảm bảo làm ăn uy tín, có lãi. Hòa nhập vào xu thế chung của cả nước, không ngừng mở rộng đầu tư hợp tác giao lưu kinh tế quốc tế, thu hút ngày càng nhiều các nguồn vốn ủy thác của nước ngoài Từng bước hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đảm bảo đi trước đón đầu nhu cầu của người khách hàng. 3.2. Giải pháp nâng cao hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay. Khi thẩm định cán bộ tín dụng cần chú ý đến 5 yếu tố quan trọng nhất là : Năng lưc, Uy tín, Vốn, Tài sản thế chấp và Điều kiện hoạt động. Để đưa ra được các quyết sách đúng đắn thì cần phải thực hiện tốt khâu thẩm định. Để thực hiện tốt khâu thẩm định, Chi nhánh cần thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể như sau: Tùy theo từng loại cho vay, đối tượng khách hàng và điều kiện thực tế tại Chi nhánh, cán bộ trực tiếp cho vay và cán bộ tái thẩm định phải lựa chọn phương án thẩm định phù hợp nhưng phải đảm bảo đánh giá được một cách toàn diện về tư cách pháp nhân, năng lực hành vi dân sự của khách hàng khi vay vốn cũng như đánh giá được tính khả thi và hiệu quả của dự án, phương án vay. Đồng thời cũng phải đánh giá được khả năng tài chính, hoạt động kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng, dự kiến các rủi ro có thể xảy ra và cuối cùng là phải định giá chính xác tài sản đảm bảo Quá trình thẩm định phải bao gồm thẩm định hồ sơ do khách hàng cung cấp, trực tiếp thẩm định thông qua khảo sát thực tế và thẩm định thông quá các nguồn thông tin khác. Trong đó thẩm định hồ sơ tài liệu do khách hàng cung cấp thì cán bộ cho vay phải trực tiếp kiểm tra hồ sơ của khách hàng về số lượng, tính hợp lý, hợp lệ, sự phù hợp về nội dung và hình thức giữa các hồ sơ do khách hàng cung cấp đối chiếu vối các quy định hiện hành có liên quan. Thẩm định năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng vay vốn. Kiểm tra các phương pháp tính toán, kết quả tính toán cũng như các nội dung trong hồ sơ. Đánh giá năng lực tài chính và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng thông qua các số liệu trên báco cáo tài chính trong 3 năm gần nhất. Thẩm định cho vay thông qua khảo sát thực tế thì cán bộ cho vay phải khảo sát thực tế những nội dung liên quan đến khách hàng, phương án vay vốn và tài sản đảm bảo. Thẩm định thông qua những nguồn thông tin khác có thể khai thác từ trung tâm phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng nhà nước, phòng thông tin tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương, các ngân hàng khác, cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, cơ quan thanh tra,… Thu thập và xử lý thông tin một cách chính xác Cho vay đối vối doanh nghiệp thì chi nhánh cần phải nắm được bản chất hoạt động của doanh nghiệp, chính xác loại hàng hóa dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất, thời điểm bán hàng, tính ổn định của nguồn nguyên liệu ( sẵn có trong nước hay nhập khẩu,… ), lao động, thị trường nơi doanh nghiệp cung ứng sản phẩm. Phân tích tình hình tài chính của đơn vị vay vốn một cách chi tiết Phân tích tình hình tài chính của đơn vị/dự án vay vốn là một việc làm vô cùng cần thiết. Việc phân tích tất cả các khoản thu nhập – chi phí, phải thu – phải trả, khả năng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, các chỉ số về tình hình tài chính doanh nghiệp như vòng quay vốn, vòng quay hàng hóa, hệ số khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu,… sẽ giúp Chi nhánh phân loại khách hàng, có được các đánh giá chính xác. Phân tích các chỉ số này định kỳ còn giúp cho Chi nhánh phản ứng kịp thời và có các điều chỉnh thích hợp khi có biến động trong tình hình hoạt động của các doanh nghiệp vay vốn. Đánh giá tính khả thi của phương án vay vốn và trình độ của người điều hành Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều cho vay dựa vào giá trị tài sản đảm bảo là chủ yếu chứ chưa chú trọng đến tính khả thi và khả năng sinh lời của các dự án vay vốn, điều này sẽ dẫn đến việc bỏ qua các dự án có khả năng sinh lời cao, gây ra một sự lãng phí cho nền kinh tế. Vì trên thực tế dự án có rủi ro càng cao thì khả năng sinh lời càng lớn, không một hoạt động nào lại không tiềm tàng rủi ro, nếu không biết chấp nhận rủi ro thì khó có thể sinh lời được. Một phương thức sản xuất kinh doanh có khả thi, triển vọng tốt thì sẽ đảm bảo phần nào vốn vay của ngân hàng sẽ được hòan trả. Một phương án có mang lại hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng, trình độ và kinh nghiệm của người quản lý. Một người quản lý tốt sẽ có phản ứng kịp thời nhanh nhạy với những tình huống xảy ra bất ngờ và sẽ có những đối phó hợp lý để giải quyết những sự cố đó, đảm bảo cho dự án hoạt động trơn tru và hiệu quả. Vì thế người quản lý điều hành cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của dự án. Thực hiện nghiêm túc các quy chế về hoạt động Ngân hàng. Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội cần tuân thủ đầy đủ các văn bản pháp luật cũng như các quy chế được ban hành cho các tổ chức tín dụng của NHNN Việt Nam ban hành hay các quy định nội bộ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Các cán bộ làm công tác nghiệp vụ trong ngân hàng phải không ngừng cập nhật theo dõi xem văn bản nào còn hiệu lực, văn bản nào hết hiệu lực, văn bản nào mới được ban hành, hay bổ sung các quy định cũ như thế nào. Ví dụ luật các Tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 thì hiện nay có văn bản đi kèm bổ sung là luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11. Hoặc như Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 hiện nay có văn bản đi kèm là Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11. Hay quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng với khách hàng ban kèm theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN cũng có văn bản đi kèm là Quyết định số 28/2002/QĐ-NHNN về việc “sửa đổi Điều 2 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN”. Ngoài ra thì còn các quyết định của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam khi thay đổi quy trình thẩm định tín dụng thì các cán bộ phải nhanh ch ng thích nghi. Đa dạng hóa các hình thức cho vay phân tán rủi ro. Rủi ro lớn nhất mà một ngân hàng gặp phải đó là các khoản nợ không có khả năng thu hồi và sẽ ảnh hưởng tới tình hình tài chính của ngân hàng, do vậy một biện pháp mà Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội cần áp dụng là đa dạng hoá các hoạt động cho vay. Không nên chỉ tập trung vào một số doanh nghiệp hay các dự án quá lớn, mà cần chú trọng các khoản cho vay tiêu dùng, các dịch vụ bán lẻ… Để hạn chể rủi ro tín dụng thì Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội có thể thực hiện các hành động sau: Cho vay hợp vốn (đồng tài trợ) : Khi khách hàng đề nghị vay một khỏan vốn lớn mà ngân hàng cảm thấy phải vay hợp vốn thì ngân hàng sẽ xem xét hợp tác với ai? Nhường bao nhiêu quyền lợi để san sẻ rủi ro? Ai sẽ quản lý tài sản thế chấp?... Khi cho vay hợp vốn thì mọi vấn đề sẽ được san sẻ, từ mức vốn góp, rủi ro, lợi nhuận, trách nhiệm, quyền hạn,… Góp vốn liên doanh : Ngân hàng có thể biến khỏan cho vay dài hạn đủ tiêu chuẩn thành vốn góp liên doanh với các doanh nghiệp để có thể trực tiếp tham gia điều hành quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Lập quỹ dự phòng rủi ro : Mọi ngân hàng thương mại đều cần phải có quỹ dự phòng rủi ro, đảm bảo cho ngân hàng có thể phản ứng kịp thời khi có rủi ro xảy ra, không để mất tính thanh khoản, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Tham gia bảo hiểm tín dụng : Hợp đồng bảo hiểm tín dụng có thể đảm bảo khả năng thanh toán cho ngân hàng khi có rủi ro hệ thống xảy ra. Đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư : Đa dạng hóa danh mục, lĩnh vực đầu tư c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTại ngân hàng NHTMCP Ngoại thương Việt Nam và NHTMCP Ngoại thương Hà Nội.DOC
Tài liệu liên quan