Trong năm qua quỹ lương tưong đối với lao động thuê ngoài cũng tăng nhanh. Nếu như trong năm 2008 lượng lao động này giảm mạnh làm cho quỹ lương giảm 25.283.141 đồng thì đến năm 2009 lượng lao động này tăng mạnh làm cho tổng quỹ lương tăng 129.301.705 đồng, tương ứng với tỷ lệ 201,20% so với năm 2007. Nếu như lương tăng là phải trả thêm nhiều chi phí cho lao động thuê ngoài thì đây là kết quả không tốt, thế nhưng nếu đây là do thu nhập của Công ty tăng, mức lương trả cho người lao động đúng với khả năng và trình độ của họ thì đó là kết quả hết sức khả quan.
71 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1961 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản xuất kinh doanh của Công ty Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng.
Phân tích doanh thu từng lĩnh vực kinh doanh.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh thu là một yếu tố quan trọng xác định quy mô hoạt động, phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Doanh thu cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty ngày được mở rộng phát triển hơn. Phân tích chỉ tiêu doanh thu là một trong những chỉ tiêu rất cần thiết để phân tích về hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp trong thời gian qua.
Bưu chính Viettel, là công ty kinh doanh đa ngành nghề thuộc ngành viễn thông, do vậy doanh thu của Công ty được thu từ nhiều hoạt động hoạt động khác nhau, với mức tăng trưởng đáng ngờ.
Trong giai đoạn vừa qua công ty đã đẩy mạnh việc mở rộng các loại hình kinh doanh, từ chỗ chỉ có 3 ngành nghề kinh doanh chính nay đã có thêm nhiều ngành nghề mới đưa mức doanh thu của doanh nghiệp tăng lên mạnh. So sánh giữa năm 2009 và 2008, tổng doanh thu của doanh nghiệp tăng trưởng lên 192,07%.
Trong đó: Chuyển phát nhanh tăng lên 4.912.888.761 đồng với mức tăng trưởng 163,17%; phát hành báo tăng 163.571.464 đồng tương ứng với mức tăng trưởng là 113,48%; viễn thông là ngành có mức doanh thu tăng mạnh nhất với mức doanh thu năm 2008 là 126.707.723 đồng, sang năm 2009 đã phát triển đạt mức 3.010.904.761 đồng, như vậy doanh thu ngành viễn thông năm 2009 so với năm 2008 tăng 2.884.197.038 đồng tương ứng với mức tăng trưởng 2.376,26%. Đây là mức tăng trưởng nhanh, mạnh thể hiện hiệu quả làm việc ngày càng tăng của loại hình dịch vụ này trong thời gian qua cũng như trong thời gian tới đây. Điều này được thể hiện qua bảng 03.
Bảng 03: Bảng phân tích doanh thu.
STT
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Năm 2008 so với 2007
Năm 2009 so với 2007
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
1
Chuyển phát nhanh
6524881420
7777658653
12690547414
1252777233
119,2%
6165665994
194,49%
2
Phát hành báo
1080777842
1213497361
1377068825
132719519
112%
296290983
127,41%
3
Viễn thông
366313163
126707723
3010904761
(239605440)
34,59%
2644591399
821,95%
4
Doanh thu từ các hoạt động tài chính
22840824
22840824
5
Thu nhập khác
144055063
411055063
6
Tổng cộng
7971972425
9117863736
17512416886
1145891312
114,37%
9540444462
219,67%
Theo bảng số liệu 02, nhìn chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm qua có sự thay đổi lớn. Tổng doanh thu năm 2008 so với năm 2007 tăng 1.145.891.312 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng thêm 14,37%. Năm 2009 doanh thu đạt 17.512.416.886 đồng so với năm 2007 thì đây là bước nhảy vọt lớn tăng lên 9.540.444.462 đồng tương ứng tăng thêm 119,67%. Đây là một kết quả đáng khích lệ của công ty. Có được thành tích này phải kể đến sự đóng góp về doanh thu của những lĩnh vực kinh doanh sau:
Bưu chính Viettel vẫn lấy chuyển phát nhanh là loại hình kinh doanh của chính mình. Do đó, nếu như doanh thu năm 2008 so với năm 2007 tăng 1.252.777.233 đồng tỉ lệ tăng thêm 19,20% thì đến năm 2009 mức doanh thu đã tăng lên một cách bất ngờ 6.155.665.994 đồng tỉ lệ tăng lên 94,49% ( thể hiện qua biểu đồ 01 )
Biểu đồ 01: Mức tăng trưởng dịch vụ chuyển phát nhanh trong giai đoạn 2007- 2009
Chuyển phát nhanh là loại hình dịch vụ đòi hỏi có khả năng xử lý nhanh, do vậy để có được kết quả này công ty đã phải nỗ lực lớn trong việc tiếp cận thị trường, làm tốt công tác chăm sóc khách hàng, thu hút được lượng khách hàng lớn, có sự đầu tư cao cho loại hình dịch vụ này. Trên biểu đồ cho ta thấy rõ mức tăng trưởng cao trong giai đoạn 2008-2009 so với giai đoạn trước. Với mức tăng trưởng như vậy, doanh thu của nó sẽ nhanh chóng đạt tới mức và có thể vượt qua mức doanh thu mà Công ty đã đặt ra tới năm 2010. Đây cũng chính là ưu điểm nổi bật của Bưu chính Viettel đã đưa Công ty đứng thứ 2 của Hải Phòng về thị phần chuyển phát nhanh, chỉ sau VNPT ( một doanh nghiệp lâu năm ). Tuy nhiên, khoảng cách về thị phần chuyển phát nhanh giữa VNPT và Bưu chính Viettel còn khá lớn đòi hỏi Công ty không ngừng phấn đấu để phát triển hơn nữa.
Phát hành báo chí là loại hình kinh doanh xuất hiện từ những ngày đầu hoạt động của công ty, và chủ yếu phục vụ cho khối ngành quân sự. Trong 3 năm qua loại hình kinh doanh này phát triển với tốc độ đều đều, không nổi trội hẳn như những ngành khác. Năm 2008 doanh thu tăng 132.719.519 đồng tỷ lệ tăng 12%, đến năm 2009 đã tăng lên 296.290.983 đồng tỷ lệ tăng 27,41% so với năm 2007. Như vậy với kết quả này cũng là một kết quả tốt. Nhưng cũng phải xét lại tình hình kinh doanh của loại hình này: PHB xuất hiện từ những ngày đầu thành lập từ khi còn là một trung tâm nhỏ, cho tới nay mức doanh thu giữa năm không tăng trưởng mạnh điều này chứng tỏ thị phần khách hàng của nó còn ít. Công ty cần xét lại hoạt động kinh doanh của nó để có biện pháp khắc phục, nâng cao số lượng khách hàng tham gia sử dụng, đồng thời cần mở rộng quy mô kinh doanh để trong những năm sau doanh thu của PHB sẽ tăng trưởng vượt bậc.
Nếu như chuyển phát nhanh là loại hình kinh doanh chính của công ty thì viễn thông trong tương lai sẽ là ngành có tiềm năng phát triển cao. Điều này được thể hiện rõ qua bảng số liệu 03 và biểu đồ 02.
Biểu đồ 02: Mức tăng trưởng dịch vụ viễn thông trong giai đoạn 2007- 2009
Nếu như năm 2008 doanh thu chỉ đạt 126.707.723 đồng tức là giảm 239.605.440 đồng so với năm 2007 thì đến năm 2009 đã nhảy vọt lên với mức doanh thu 3.010.904.761 đồng tức là tăng 821,95% so với năm 2007. Nhìn vào biểu đồ nhận thấy độ dốc của đường doanh thu giữa năm 2008-2009 tăng mạnh, mức tăng trưởng tăng lên 2.884.197.038 đồng tương ứng với tỷ lệ 2.376,26%; đây là một kết quả bất ngờ mà không phải công ty nào cũng có được. Có được điều này chứng tỏ Công ty đã làm tốt công tác chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ, có biện pháp khắc phục những yếu kém của năm trước để đạt được thành tích cao như năm qua. Công ty lựa chọn những loại hình kinh doanh mới như: chọn số điện thoại, mở các gói dịch vụ: tomato, ciao, family…; khuyến mại cho các thuê bao cũ song song với các thuê bao mới như nhân đôi giá trị thẻ nạp vào những đợt có ngày lễ lớn, khuyến mại hòa mạng cho thuê bao trả sau.. Do vậy thu hút được lượng khách hàng ngày càng tăng. Đây cũng là điểm mạnh để Bưu chính Viettel phát triển nhanh hơn nữa, cần lấy đây là trọng điểm để phân tích khả năng và cơ hội phát triển.
Một trong những điểm nổi bật của Công ty là luôn đi tiên phong trong hoạt động kinh doanh không ngừng xâm chiếm thị trường, chủ động nghiên cứu, có những loại hình kinh doanh mới mang lại doanh thu cao. Lĩnh vực hoạt động tài chính và các lĩnh vực khác ( in ấn, kho vận, thương mại điện tử, tài chính bưu điện ) là hai loại hình kinh doanh mới đã mang lại kết quả không ngờ. Tổng doanh thu của hai lĩnh vực này đạt 433.895.887 đồng trong đó doanh thu từ thu nhập khác chiếm 411.055.063 đồng. Có thể nói đây là một bước đột phá của Bưu chính Viettel, mạnh dạn tiếp cận thị trường, song cũng phải nói rằng có được kết quả này chứng tỏ dịch vụ kinh doanh có chất lượng tốt, tạo được niềm tin cho khách hàng, vừa giữ được khách hàng tiềm năng vừa không ngừng thu hút được lượng khách hàng mới. Công ty cần không ngừng củng cố tạo được niềm tin cho khách hàng hơn nữa.
Tổng quan mà nói, doanh thu của Công ty trong các năm qua không ngừng gia tăng thể hiện rõ sự phấn đấu không ngừng trong việc tiếp cận thị trường, sự lãnh đạo của đội ngũ cán bộ Công ty đưa Bưu chính Viettel từ một trung tâm phát hành báo chí thành một Công ty trực thuộc Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel, ngày một phát triển hơn nữa.
Phân tích lao động và tiền lương
Hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp gắn liền với việc sử dụng lao động trong đó cùng với các chế độ chính sách về tiền lương thưởng. Từ một Công ty ngày thành lập chỉ có 5 người đến nay Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng đã đưa số nhân viên của mình lên trên 100 người.
Bưu chính Viettel là Công ty trực thuộc Tập đoàn viễn thông Quân đội, nằm trong khối quân sự do vậy việc quản lý lao động là điều hết sức cần thiết. Hầu hết lao động trong công ty hiện nay đều thuộc lực lượng vũ trang, ngoài ra có một phần lao động thuê ngoài.
Bảng 04: Bảng phân tích lao động và tiền lương.
STT
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Năm 2008 so với 2007
Năm 2009 so với 2007
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
1
Lao động
1.1
LĐ bình quân trong danh sách
89
86
83
(3)
96,52%
(6)
93,03%
1.2
LĐ thuê ngoài bình quân
7
5
10
(2)
77,14%
3
151,43%
1.3
Tổng LĐ có đến ngày 31/12
90
80
105
(10)
90,84%
15
116,98%
2
Tiền lương
2.1
Quỹ lương lao động trong danh sách
1650429032
1856732661
3430173386
206303629
112,50%
1779744355
207,84%
2.2
Lương LĐ thuê ngoài
127768290
102485149
257069995
(25283141)
80,21%
129301705
201,20%
2.3
Tổng quỹ lương
1778197322
1959217810
3687243382
181020487
110,18%
1909046060
207,36%
2.4
Tiền lương bình quân cho người LĐ
1227849
1801254
3452268
573405
146,70%
2224419
281,16%
2.5
Thu nhập bình quân cho người LĐ
1332870
2525388
4089948
1192518
189,47%
2757078
306,85%
Nhìn chung trong các năm qua lượng lao động chủ chốt trong Công ty là quân nhân chiếm tỉ trọng lớn trên 80 người, tuy nhiên lượng lao động đang có xu hướng giảm. Nếu như năm 2008 lao động giảm 3,84% thì đến năm 2009 giảm 6,97% so với năm 2007. Việc giảm lao động bình quân này phải tìm hiểu rõ nguyên nhân. Quỹ lương cho đối tượng lao động này tăng nhanh 12,5% năm 2008 và 107,84 % vào năm 2009 so với năm 2007 là một kết quả khả quan. Như vậy sẽ không xét tới khả năng luân chuyển công tác để tăng thu nhập. Việc giảm lao động trong danh sách sẽ xuất phát từ phía công ty, có thể do cắt giảm biên chế những người không có khả năng làm việc cao. Điều này thể hiện rõ trong quá trình hoạt động công ty luôn kiểm tra trình độ tay nghề, ngay trong năm 2009 Công ty đã tổ chức thi tuyển công chức vào 5 chức danh lãnh đạo của Công ty. Việc thi tuyển này thu hút 39 người tham gia vào các vị trí chủ chốt kể cả ban giám đốc Công ty diễn ra minh bạch. Như vậy giảm lao động trong danh sách tức là có sự sàng lọc để có lao động tốt, chất lượng ngày càng tăng. Bên cạnh đó thì lượng lao động thuê ngoài ngày càng tăng, năm 2009 tăng 51,43% so với năm 2007. Điều này thể hiện rõ công ty có nhiều chính sách lớn để thu hút người lao động, nhất là về chế độ tiền lương. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển sẽ thu hút lượng lao động lớn có trình độ, tay nghề. Mức tăng trưởng về từng loại lao động giữa các năm sẽ được mô tả trong biểu đồ sau ( biểu đồ 03 )
Biểu đồ 03 biểu hiện rõ, độ chênh lệch về từng loại lao động giữa các năm. Lao động trogn danh sách có xu hướng giảm dần và thu nhập ngoài danh sách giảm nhẹ trong năm 2008 và tăng trưởng mạnh trong năm 2009.
Biểu đồ 03: Mức tăng trưởng lao động trong giai đoạn 2007-2009
Do tổng lao động trong Công ty thay đổi mạnh do đó thu nhập của người lao động cũng chịu ảnh hưởng theo chế độ tiền lương.
Trong quá trình quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong Công ty, chế độ tiền lương không ngừng tăng ( biểu đồ 04 )
Quỹ lương lao động trong danh sách tăng 206.303.629 đồng với tỷ lệ tăng thêm 12,5% vào năm 2007. Quỹ lương tăng, mà lao động trong danh sách lại giảm, điều này làm cho lương bình quân cho nguồn nhân lực này tăng 573.045 đồng tương ứng với tỷ lệ 146,7%. Sang năm 2009 tổng quỹ lương này tăng lên 1.779.744.355 đồng tương ứng với tỷ lệ 207,84% so với năm 2007, mức tăng trưởng này tác động tới tiền lương bình quân cho người lao động làm cho tiền lương bình quân tăng 2.224.419 đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 281,16%. So với mức tăng trưởng của năm 2008 với năm 2007 tăng lên gấp 4 lần. Điều này chứng tỏ việc thực hiện chế độ tiền lương cho CBCNV trong Công ty được thực hiện rất tốt.
Biểu đồ 04: Mức tăng trưởng tiền lương và thu nhập bình quân cho người lao động trong danh sách.
Tiền lương tăng thể hiện quá trình kinh doanh của Công ty không ngừng tăng, làm cho tiền lương cho người lao động cũng tăng theo. Ngoài ra Công ty cũng thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho người lao động:chế độ BHXH, BHYT cho người lao động. Ví dụ như trong năm 2009, Công ty trích nộp đầy đủ các khoản phúc lợi cho người lao động đạt 185.706.743 đồng tăng 55.366.376 đồng tương đương 142,43%. Việc tăng chi phí các khoản phúc lợi thể hiện sự quan tâm tới người lao động. Bên cạnh đó các khoản thưởng và các thu nhập phụ cho đối tượng này cũng tăng, điều này làm cho thu nhập bình quân cho người lao động ngày càng tăng. Thu nhập bình quân cho người lao động hàng tháng giữa các năm nhìn chung tăng lên gấp 2 lần, làm cho đời sống người lao động ngày càng tăng cao, tăng uy tín của Công ty trên thị trường, làm cho người lao động thấy phấn chấn, từ đó giúp tuyển mộ và giữ gìn một lực lượng lao động có trình độ cao.
Trong năm qua quỹ lương tưong đối với lao động thuê ngoài cũng tăng nhanh. Nếu như trong năm 2008 lượng lao động này giảm mạnh làm cho quỹ lương giảm 25.283.141 đồng thì đến năm 2009 lượng lao động này tăng mạnh làm cho tổng quỹ lương tăng 129.301.705 đồng, tương ứng với tỷ lệ 201,20% so với năm 2007. Nếu như lương tăng là phải trả thêm nhiều chi phí cho lao động thuê ngoài thì đây là kết quả không tốt, thế nhưng nếu đây là do thu nhập của Công ty tăng, mức lương trả cho người lao động đúng với khả năng và trình độ của họ thì đó là kết quả hết sức khả quan.
Tổng hợp tiền lương giữa các đối tượng lao động ta có biểu đồ thể hiện mức tăng tổng quỹ lương của Công ty ( biểu đồ 05 )
Biểu đồ 05: Mức tăng trưởng tổng quỹ lương trong Công ty
Trên biểu đồ nhận thấy rõ, nếu như năm 2008 tổng quỹ lương của Công ty không tăng là mấy so với năm 2007 thì đến năm 2009 nó tăng mạnh so với 2 năm trước. Điều này có được một phần do tổng số lao động trong năm 2009 tăng, mặt khác doanh thu của Công ty tăng cao, công ty cũng đã làm tốt các chính sách đối với người lao động. Đây là một kết quả tốt mà Công ty cần phát huy.
Phân tích các khoản mục chi phí trong Công ty
Quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty gắn liền với các khoản chi phí, số liệu được thể hiện trong bảng 05.
Bảng 05: Bảng tổng hợp chi phí
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
CP trực tiếp+CP sx chung
5.427.452.979
6.678.480.891
10.614.001.743
CP khác
360.309.268
CP bán hàng
1.503.854.716
1.397.832.958
2.032.723.206
CP quản lý DN
393.936.147
426.908.603
1.288.716.823
Tổng cộng
7.325.243.842
8503.222.452
14.295.751.040
Theo như bảng tổng hợp chi phí ta thấy rõ trong giai đoạn 2007- 2009, chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty không ngừng tăng. Tổng chi phí năm 2009 là 14.295.751.040 đồng tăng 195,16% so với năm 2007 chỉ có 7.325.243.842 đồng và 168,12% so với năm 2008 với tổng chi phí là 8.503.222.452 đồng. Mức tăng trưởng được thể hiện trong biểu đồ 05.
Như vậy mức chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng tăng, do đó Công ty cần xét xem nguyên nhân là do đâu. Cụ thể như sau:
Chi phí trực tiếp và chi phí sản xuất chung năm 2008 tăng 1.251.027.912 đồng tương ứng với tỷ lệ 123,05%, và năm 2009 tăng 5.186.548.763 đồng tương ứng với 195,56% so với năm 2007. Khoản mục chi phí này tăng lên thể hiện chi phí cho nguyên vật liệu trực tiếp ( giấy, mức, ghim…), nhân công trực tiếp ( nhân công tham gia vào quá trình in ấn)… tăng lên. Điều này có được do Công ty không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh, đặc biệt là Công ty đã mở thêm lĩnh vực in ấn báo chí, sách, tài liệu… Do vậy khối lượng công việc ngày càng tăng, đòi hỏi chi phí chi trả cũng phải tăng lên. Tuy nhiên mức tăng của năm 2009 cao hơn hẳn so với 2 năm trước, điều này là do quá trình sản xuất nhiều công nhân chưa có ý thức gây ra lãng phí nguyên vật liệu, làm thiệt hại nhiều đến tổng mức chi phí của toàn Công ty.
Biểu đồ 06: Mức tăng trưởng chi phí hoạt động kinh doanh giai đoạn 2007-2009
Năm 2009 Công ty tiến hành nhiều hoạt động kinh doanh mới, do đó xuất hiện nhiều khoản mục chi phí khác so với các năm qua.
Hoạt động bán hàng trong lĩnh vực viễn thông, báo chí của Công ty tăng lên mạnh nhất là viễn thông, mặt khác càng ngày có càng nhiều đối thủ cạnh tranh. Điều này dòi hỏi Công ty phải có nhiều chính sách xúc tiến, yểm trợ bán hàng: Thuê thêm các địa điểm mới, tiến hành các hoạt động marketing, chi trả lương cho nhân viên bán hàng do đó tổng hợp chi phí cho khoản mục này tăng. Điều này thể hiện rõ qua mức tăng của năm 2009 với năm 2008 tăng 634.890.248 đồng tương ứng với tỷ lệ 145,42%. So với năm 2007 chỉ tăng lên 135,17%. Tuy nhiên trong năm tới Công ty cũng phải có biện pháp giảm chi phí này một cách tối đa, song vẫn đảm bảo được tăng trưởng của hoạt động kinh doanh, để có thể giảm bớt tổng chi phí, mang lại lợi nhuận cao cho Công ty.
Khoản mục tăng mạnh nhất trong năm qua phải nhắc đến chi phí quản lý doanh nghiệp: tăng 327,14% năm 2009 và 108,37% năm 2008 so với năm 2007. Trong giai đoạn 2007- 2009 Công ty không ngừng xây thêm các bưu cục, do đó chi phí cho hoạt động quản lý là rất cao. Tuy nhiên năm 2009 chi phí cho hoạt động này khá cao, điều này chứng tỏ chi phí quản lý của doanh nghiệp còn nhiều bất cập khiến cho mức chi phí tăng. Xét trong quá trình kinh doanh, việc tăng chi phí quản lý doanh nghiệp có thể là do công tác quản lý còn chưa tốt, cũng có thể do Công ty phải chi nhiều khoản cho hoạt động tiếp khách… đây là nguyên nhân chính làm cho tổng các khoản mục chi phí của Công ty tăng lên. Năm 2009 mức doanh thu tăng nhưng lại có khoản mục chi phí doanh nghiệp lại tăng cao, làm cho lợi nhuận của Công ty giảm mạnh. Vậy trong năm tới phải có biện pháp khắc phục.
Chi phí đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Một Công ty có quá trình hoạt động kinh doanh phát triển đồng thời tiết kiệm tối đa chi phí không cần thiết sẽ tạo điều kiện cho tăng lợi nhuận. Trong 3 năm liên tiếp, hoạt động kinh doanh được mở rộng làm cho tổng chi phí của Công ty tăng mạnh so với những năm trước, tổng doanh thu cũng như doanh thu từng ngành tăng vượt kế hoạch nhưng lại thu được lợi nhuận thấp hơn so với năm trước. Điều này chứng tỏ công tác thu chi của Công ty còn có nhiều tồn tại chưa thực sự có hiệu quả. Tuy nhiên cũng phải nhận thấy rằng trong giai đoạn vừa qua Công ty đang có chiến lược mở rộng ra thị trường nước ngoài, do vậy chi phí cho các hoạt động tại đây là rất lớn. Trong thời gian tới Công ty phải đánh giá lại các khoản mục chi phí kịp thời để tìm ra những mặt hạn chế, khắc phục những tồn tại, nếu như đưa ra những biện pháp kịp thời để trong thời gian tới sẽ phát huy được hết nội lực của Công ty, đưa mức lợi nhuận của Công ty tăng cao để công ty ngày một phát triển hơn nữa.
Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm
( 2007- 2009 ) được thể hiện qua bảng số 06
Nhìn chung trong giai đoạn vừa qua hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều tăng trưởng mạnh. Với việc mở rộng thêm các bưu cục trong thành phố đảm bảo tốt cho việc phục vụ ngành bưu chính viễn thông trong thành phố cũng như cả nước, với mức giá ưu đãi thu hút lượng khách hàng lớn. Mặt khác Bưu chính Viettel kết hợp chặt chẽ với các Công ty thành viên trong Tập đoàn ( nhất là Công ty truyền dẫn ) xây dựng và phát triển hoạt động được 35 tuyến phát chính, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, luôn tạo được niềm tin đối với khách hàng, nên mức doanh thu tăng lên nhanh chóng. Đồng thời tiền lương và thu nhập bình quân cho người lao động cũng tăng bất ngờ so với những năm trước.
Bảng 06: Đánh giá hoạt động kinh doanh giai đoạn 2007- 2009
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
2007
2008
2009
Năm 2008 so với 2007
Năm 2009 so với 2007
Tuyệt đối
Tương
đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
1
Tổng doanh thu
đ
7967374813
9117863736
17512416886
1150488923
14,44
9545042073
119,80
2
Tổng vốn đầu tư
đ
172987400
153898900
978120000
19088500
-11,03
805132600
465,43
3
Tổng chi phí
đ
8140362414
9271762837
18490537087
1131400423
13,90
10350174673
127,15
4
Lợi nhuận gộp
đ
2539436649
2439382845
3737964448
100053804
-3,94
1198527798
47,20
5
Lợi nhuận trước thuế
đ
641654958
614641285
416524419
(27013674)
-4,21
( 225130540)
-35,09
6
Nộp thuế TNDN
đ
179663388
172099560
116626837
(7563829)
-4,21
( 63036551 )
-35,09
7
Lợi nhuận sau thuế
đ
461991570
442541725
299897581
(19449845)
-4,21
( 162093989)
-35,09
8
Tổng lao động bình quân
94
86
83
8
-8,13
11
-11,45
9
Thu nhập bình quân tháng
đ
1332870
2525388
4089948
1192518
89,47
2757078
207
10
Khấu hao TSCĐ
đ
72315807
82656967
139515548
10341160
14,30
67199741
93
I
Nhóm chỉ tiêu suất sinh lời
1
Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
Lần
2,67
2,88
0,31
0,11
4,30
-2,36
-89
2
Sức sinh lời của lao động
đ
4940997
5151825
3621951
210828
4,27
-1319045,69
73,30
3
Tỷ suất lợi nhuận gộp
%
31,87
26,75
21,34
-5,12
-16,06
-10,53
66,97
4
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
%
8,05
6,74
2,38
-1,31
-16,30
-5,68
29,53
5
Tỷ suất khấu hao và lợi nhuận trước thuế
%
8,96
7,65
3,18
-1,31
-14,66
-5,79
-64,57
II
Nhóm chỉ tiêu năng suất
1
Năng suất lao động theo doanh thu
đ/ng
85211027
106145096
211502619
20934069
24,57
126291592
148
2
Năng suất theo chi phí
đ/ng
87061129
107936704
223315665
20875575
23,98
136254537
157
3
Năng suất của tài sản theo doanh thu
đ
110
110
126
0
0,12
15
14
Thông qua các chỉ tiêu được phân tích và đánh giá ở trên, ta có thể tổng hợp được bảng thống kê về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mức chi phí bình quân, doanh thu bình quân, tỷ lệ suất sinh lời của vốn, tỷ suất lợi nhuận trước thuế của Công ty. Ta có thể nhận thấy rằng trong năm 2009 doanh thu đã tăng rất nhanh so với những năm trước. Đó là do năm 2009 Công ty đã mở rộng loại hình kinh doanh của mình. Ngoài 3 ngành kinh doanh chính là chuyển phát nhanh, phát hành báo, viễn thông, Công ty đã có thu nhập thêm từ hoạt động tài chính và các ngành khác như in ấn, kho vận… Trong năm 2007,2008 Công ty đã mở rộng quy mô hoạt động của mình với đội ngũ CBCNV có đầy đủ với năng lực và chuyên môn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty ( biểu đồ 07 )
Biểu đồ 07: Mức tăng doanh thu trong giai đoạn 2007- 2009
Và để đánh giá chi tiết hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty, ta cần phân tích cụ thể các chỉ tiêu đã được tính toán:
Căn cứ vào kết quả so sánh ở trên ta thấy nhóm chỉ tiêu năng suất được thực hiện khá tốt cao hơn hẳn so với năm 2007, 2008. Đây là một kết quả hết sức khả quan. Nhưng bên cạnh đó trị số của nhóm chỉ tiêu sinh lợi thì ngược lại, nó giảm trong năm 2007 và giảm mạnh vào năm 2009.
Nhóm chỉ tiêu sinh lợi:
Qua bảng trên ta thấy nhóm chỉ tiêu sinh lợi thực hiện chưa tốt, trong khi tổng doanh thu của doanh nghiệp ngày một tăng mà sức sinh lời lại giảm, đây là một trong những trọng điểm cần phân tích. Đặc biệt phải quan tâm tới hoạt động trong năm 2009. Cụ thể là:
Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu:
Số liệu trên bảng cho thấy bình quân cứ 1 đồng vốn của năm 2007 tạo ra 2,67 đồng lợi nhuận ròng, năm 2008 đã tăng so với năm 2007 là 0,21 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng thêm 7,67%. Như vậy mức lợi nhuận tính cho vốn chủ sở hữu tăng 0,21 đồng/ 1 đồng vốn chủ sở hữu. Chỉ số này có được do Công ty đã mua tài sản cố định có giá trị lớn bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Nói cách khác, do tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tăng hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu nên sức sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng lên. Tuy nhiên đến năm 2009 sức sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm hẳn, bất ngờ ở con số giảm 2,36 lần tức là giảm 92,93% so với năm 2007. Điều này cũng có nghĩa là trong năm 2009, 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thu về mức lợi nhuận thấp hơn năm 2007 là 2,36 lần. Công ty cần xem xét lại việc dùng vốn. Có thể do việc đầu tư của Công ty chưa thực sự hiệu quả, chưa sử dụng tối đa đồng vốn bỏ ra, còn gây lãng phí trong quá trình kinh doanh nhất là đối với việc sử dụng kho tàng, phương tiện hoạt động.
Sức sinh lời của lao động:
Số liệu trên bảng cho thấy bình quân cứ một người lao động năm 2007 tạo ra được 4.940.997 đồng lợi nhuận ròng, năm 2008 là 5.151.825 đồng và năm 2009 chỉ có 3.621.951 đồng. Như vậy mức tăng trưởng qua các năm là không ổn định. Nếu như năm 2008 sức sinh lời của lao động tăng lên 210.828 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 4,27%. Kết quả này thể hiện, trong năm 2008 bình quân cứ 1 người lao động tạo ra 5.151.825 đồng lợi nhuận ròng của Công ty. Đây là kết quả tốt, thể hiện hiệu quả làm việc của người lao động cao, không ngừng tăng trưởng tạo động lực tăng lợi nhuận của Công ty. Nhưng đến năm 2009, sức sinh lời của lao động giảm 1.319.046 đồng giảm 26,7% so với năm 2007. Như vậy, mức lợi nhuận bình quân mà một người lao động chỉ tạo ra 3.621.951 đồng lợi nhuận ròng của Công ty. Cần xét xem nguyên nhân này xảy ra là do đâu. Nếu như do người lao động chưa thực sự quan tâm tới công việc, chưa phát huy hết năng lực của mình vào hoàn thành công việc được giao thì Công ty cần có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, giảm thiểu hậu quả trong năm tới. Còn nếu việc giảm lợi nhuận ròng của Công ty là do biến động của môi trường kinh doanh, làm cho người lao động không thể hoàn thành tốt công việc, thì Công ty phải tìm giải pháp khắc phục để tạo mọi điều kiện ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng).doc