LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 4
1.1 KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 4
1.1.1 Khái niệm về nhập khẩu 4
1.1.2 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh 4
1.1.3 Khái niệm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp 6
1.2 PHÂN LOẠI HIỆU QUẢ KINH DOANH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 7
1.2.1 Căn cứ vào phương pháp tính hiệu quả 7
1.2.2 Căn cứ vào phạm vi tính toán hiệu quả 8
1.2.3 Căn cứ vào thời gian mang lại hiệu quả 8
1.2.4 Căn cứ vào giác độ đánh giá hiệu quả 9
1.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 9
1.3.1 Lợi nhuận và Tỷ suất lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu 9
1.3.2 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn nhập khẩu 10
1.3.3 Thời hạn thu hồi vốn nhập khẩu 11
1.3.4 Hiệu quả sử dụng lao động 11
1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP. .12
1.4.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 12
1.4.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp 16
1.5 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 18
1.5.1 Nâng cao hiệu quả kinh doanh giúp doanh nghiệp có thể tồn tại, đứng vững và phát triển trong điều kiện hội nhập, cạnh tranh ngày càng gay gắt 18
1.5.2 Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu để đáp ứng đòi hỏi của việc khan hiếm nguồn lực 18
1.5.3 Nâng cao hiệu quả kinh doanh giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho lao động trong doanh nghiệp 19
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SÔNG HỒNG 20
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SÔNG HỒNG 20
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 20
2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý 23
2.1.3 Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty 26
2.1.4 Một số kết quả hoạt động của Công ty 31
2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHÂP KHẨU TẠI CỒNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SÔNG HỒNG 35
2.2.1 Thực trạng hoạt động nhập khẩu tại Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng 35
2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty .43
2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SÔNG HỒNG 51
2.3.1 Những mặt đạt được trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty 51
2.3.2 Những hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu của Công ty 53
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 54
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SÔNG HỒNG 57
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY. 57
3.1.1 Phương hướng 57
3.1.2 Mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty 58
3.2 ĐÁNH GIÁ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TRONG THỜI GIAN TỚI. 59
3.2.1 Thuận lợi . 59
3.2.2 Khó khăn . 60
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SÔNG HỒNG 61
3.3.1 Nâng cao hiệu quả thực hiện công việc, chú trọng nâng cao đời sống của cán bộ nhân viên 61
3.3.2 Về vấn đề huy động vốn và sử dụng vốn 64
3.3.3 Về vấn đề quản lý nhân sự 65
3.3.4 Đầu tư vào vấn đề nghiên cứu thị trường 66
3.3.5 Về vấn đề phân phối 68
3.3.6 Ứng dụng thương mại điện tử 71
3.3.7 Lựa chọn mặt hàng kinh doanh 72
3.3.8 Lựa chọn thị trường nhập khẩu 73
3.3.9 Lựa chọn nhà cung cấp 73
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 74
82 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố liệu của Công ty giai đoạn 2003-2006)
Ta thấy chỉ tiêu lợi nhuận/người của công ty thay đổi qua các năm, tức là mức đóng góp của 1 người vào lợi nhuận năm 2004 là 45 triệu đồng/người, năm 2005 giảm xuống còn 38,4 triệu đồng/người, đến năm 2006 tăng trở lại và vượt năm 2004, đạt 46,56 triệu đồng/người. Thu nhập của người lao động qua các năm cũng tăng, năm 2004, khi công ty mới cổ phần hoá được 2 năm, thu nhập trung bình chỉ đạt 1.110 nghìn đồng nhưng sau 2 năm tiếp theo, thu nhập đã tăng lên 1.500 nghìn đồng, tức là tăng 135%. Nguyên nhân là do lợi nhuận của công ty tăng qua các năm, trình độ trung bình của người lao động tăng và do yêu cầu của việc nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty. Tuy nhiên, nếu so với các doanh nghiệp trong ngành thì mức thu nhập trung bình của lao động trong công ty là không cao. Nguyên nhân chính là do công ty có lực lượng lao động thời vụ khá đông đảo, chiếm khoảng 30% lao động của công ty, mà lực lượng này có mức tiền công thấp nên làm cho thu nhập trung bình của công ty giảm đi. Trên thực tế, mức thu nhập của nhân viên tại các phòng ban của công ty năm 2006 khoảng 2.150.000đ/người/tháng.
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SÔNG HỒNG
Thực trạng hoạt động nhập khẩu tại Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng
Các hình thức nhập khẩu tại Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng
Trong quá trình hoạt động của mình, Công ty đã từng áp dụng các hình thức nhập khẩu trực tiếp, uỷ thác (hay còn gọi là nhập khẩu gián tiếp), hàng đổi hàng, tuy nhiên hình thức nhập khẩu hàng đổi hàng rất ít, chủ yếu là hai hình thức trực tiếp và uỷ thác.
Hình thức nhập khẩu trực tiếp
Đây là hình thức nhập khẩu mà bên bán và bên mua trực tiếp giao dịch với nhau, hàng hoá được mua trực tiếp từ nước ngoài mà không thông qua trung gian. Bên xuất khẩu trực tiếp giao hàng cho bên nhập khẩu.
Hình thức này mang lại lợi nhuận cao hơn hình thức nhập khẩu uỷ thác nhưng độ rủi ro của nó lại lớn hơn.
Các mặt hàng nhập khẩu trực tiếp chủ yếu: Điện tử gia dụng, lốp ô tô, đá xây dựng, hoá chất, hạt nhựa,…
Hình thức nhập khẩu uỷ thác
Nhập khẩu uỷ thác là hình thức nhập khẩu mà bên nhờ uỷ thác sẽ phải trả một khoản phí cho bên nhận uỷ thác, gọi là phí uỷ thác. Còn bên nhận uỷ thác có trách nhiệm thực hiện các điều khoản trong hợp đồng uỷ thác nhập khẩu đã kí giữa hai bên. Đặc điểm của loại hình nhập khẩu này là đối với công ty nhận nhập khẩu ủy thác, giá trị lô hàng giao cho người uỷ thác không được tính vào doanh thu của công ty mà chỉ được tính vào kim ngạch nhập khẩu, doanh thu của công ty thực tế là phí uỷ thác nhận được. Do đó, khi hạch toán vào doanh thu, công ty chỉ hạch toán phần phí uỷ thác.
Loại hình nhập khẩu uỷ thác ở Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng khá đặc biệt. Về danh nghĩa, loại hình này ở Công ty là nhập khẩu trực tiếp. Sở dĩ có thể nói như vậy vì giữa đơn vị uỷ thác và công ty không kí hợp đồng uỷ thác nhập khẩu mà kí hợp đồng mua bán trực tiếp. Sau khi đàm phán, kí hợp đồng, thanh toán, nhận hàng từ đối tác nước ngoài, Công ty sẽ giao hàng ngay tại cảng cho đơn vị uỷ thác. Tổng giá trị lô hàng giao được tính như sau:
Tổng giá trị lô hàng giao
=
Giá CIF (Hải Phòng)
+
Các chi phí liên quan
Các chi phí khác bao gồm: chi phí giao dịch, phí hải quan, các phí thanh toán hàng nhập khẩu, tiền lãi khoản kí quỹ mở thư tín dụng, thuế nộp ngân sách Nhà nước,…
Sau khoảng thời gian thông thường từ 4 đến 5 tháng, Công ty nhận được khoản phí uỷ thác từ 1 đến 3% giá CIF lô hàng nhập khẩu, tuỳ vào khoản kí quỹ của đơn vị uỷ thác. Đơn vị uỷ thác kí quỹ càng nhiều thì phí uỷ thác nhận được càng ít và ngược lại. Thông thường, mức kí quỹ là 10% và mức phí uỷ thác nhận được khoảng 2,8% giá trị hợp đồng. Mức phí này cao hơn so với mức phí uỷ thác nhập khẩu tối đa (1,5%) được quy định trong luật (trên danh nghĩa, loại hình nhập khẩu uỷ thác ở Công ty là nhập khẩu trực tiếp nên không bị điều chỉnh bởi mức phí tối đa này).
Sở dĩ có thể coi đây là nhập khẩu gián tiếp vì lợi nhuận Công ty nhận được dưới dạng phần trăm giá trị lô hàng và nó là cố định do hai bên thoả thuận từ trước.
Do trên danh nghĩa Công ty nhập khẩu trực tiếp nên doanh thu từ loại hình nhập khẩu này được tính theo giá trị hợp đồng mua bán mà Công ty ký với bên uỷ thác. Khoản thuế mà Công ty nộp hộ đơn vị uỷ thác (đã được tính vào giá bán) được tính là khoản nộp ngân sách Nhà nước của Công ty.
Mặt hàng nhập khẩu uỷ thác là máy móc thiết bị xây dựng và lốp ô tô.
Tình hình hoạt động nhập khẩu hàng hoá
Giá trị hàng hoá nhập khẩu theo thị trường
Bảng 6: Cơ cấu giá trị hàng hoá nhập khẩu theo thị trường
Đơn vị: nghìn USD
STT
Năm
Thị trường
2003
2004
2005
2006
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
1
Trung Quốc
503,5
14,5
654,5
16,3
1.059,0
22,4
1.359,9
14,1
2
Nhật Bản
623,0
17,9
738
18,4
960,7
20,3
1.125,5
11,7
3
Châu Âu
234,0
6,7
250,6
6,2
270,4
5,7
201,3
2,1
4
Thị trường khác
2.119,5
60,9
2.376,9
59,1
2.441,9
51,6
6.931,6
72,1
Tổng
3.480,0
100
4020,3
100
4.732,0
100
9.618,3
100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phòng Xuất Nhập Khẩu năm 2003-2006)
Giá trị hàng hoá nhập khẩu theo mặt hàng
Bảng 7: Cơ cấu giá trị hàng hoá nhập khẩu theo mặt hàng
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Năm
Mặt hàng
2003
2004
2005
2006
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
1
Điện tử gia dụng
5.858
11,1
6.454
10,2
8.980
11,94
18.267
11,87
2
Máy móc thiết bị
11.472
21,8
13.280
20,9
8.922
11,86
18.281
11,88
3
Đá xây dựng
3.107
5,9
5.600
8,8
8.500
11,3
13.010
8,5
4
Lốp ô tô
22.350
42,4
30.730
48,4
43.430
57,7
83.193
54,05
5
Hàng hóa khác
9.885
18,8
7.456
11,7
5.407
7,2
21.142
13,7
Tổng
52.672
100
63.520
100
75.239
100
153.893
100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phòng Xuất Nhập Khẩu năm 2003-2006)
Trong cơ cấu hàng nhập khẩu, hàng điện tử gia dụng có doanh số chiếm tỉ lệ tương đối và tăng qua các năm, nhưng tỉ trọng của nó lại tăng giảm thất thường. Năm 2003 doanh số là 5.858 triệu đồng, chiếm 11,1%, liên tục tăng qua các năm 2004, 2005 và đến năm 2006 là: 18.267 triệu đồng, chiếm 11,9% tổng giá trị hàng nhập khẩu, năm 2006 giá trị nhập khẩu tăng đột biến 203,4% so với năm 2005. Tỷ trọng trung bình của giai đoạn 2003-2006 là 11,3%. Nguyên nhân là do đời sống của nhân dân ngày càng cao, nhu cầu mặt hàng này tăng khá cao. Hơn nữa, một số mặt hàng gia dụng đang tăng về nhu cầu hiện nay như máy rửa hoa quả bằng Ozone, máy làm đá siêu tốc,…Công ty hiện đang là nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam. Tuy nhiên sản xuất trong nước cũng đã có những tiến bộ đáng kể, người tiêu dùng lựa chọn ngày càng nhiều hàng sản xuất trong nước (Hàng Việt Nam chất lượng cao - giá rẻ hơn và chất lượng tương đối đồng đều), bên cạnh đó, công ty phải cạnh tranh rất gay gắt trên thị trường với các nhà nhập khẩu khác về các mặt hàng tương tự.
Nhóm hàng máy móc thiết bị nhập khẩu kém ổn định hơn nhóm trên, tỷ trọng bình quân trong cả giai đoạn này là 16,6%, giá trị nhập khẩu tăng từ 11.472 triệu đồng năm 2003 lên 13.280 triệu vào năm 2004 nhưng đến năm 2005, giá trị lại giảm xuống chỉ còn 8.922 triệu đồng nhưng đã tăng trở lại vào năm 2006 với tổng giá trị là 18.281 triệu đồng. Tuy nhiên, xu hướng cho thấy tỉ trọng mặt hàng này giảm qua các năm. Nguyên nhân chính là do giá trị nhập khẩu của lốp ôtô tăng quá nhanh làm cho giá trị của mặt hàng này tuy có tăng nhưng tỉ lệ không tăng tương ứng được.
Đá Granit và Marble nhập khẩu cũng tương tự như máy móc thiết bị, tăng về giá trị, nhưng tỉ lệ lại tăng giảm thất thường và mức đóng góp vào tổng giá trị nhập khẩu không cao, trung bình khoảng 8,6%. Giá trị mặt hàng này tăng qua các năm là do nhu cầu về xây dựng trong cả nước tăng nên nhu cầu về mặt hàng này cũng tăng theo.
Về mặt hàng lốp ô tô, tăng cả về giá trị và tỉ trọng nhưng nhìn thấy rõ nhất sự tăng trưởng qua giá trị nhập khẩu qua các năm 2003, 2004, 2005 và đặc biệt năm 2006 lên đến 83.193 triệu đồng, chiếm 54,05% tổng giá trị hàng nhập.
Nhóm hàng nhập khẩu khác gồm hoá chất các loại, hạt nhựa, thép, ván sàn,… tăng, giảm thất thường cả về tỷ trọng và kim ngạch. Năm 2003, giá trị đạt 9.885 triệu đồng, tỷ trọng của nhóm hàng này chiếm tới 18,8% nhưng đến năm 2004, giá trị mặt hàng này giảm khá mạnh cả về giá trị nhập khẩu và tỉ trọng, năm 2005 giá trị và tỷ trọng tiếp tục giảm. Đến năm 2006 giá trị nhập khẩu mặt hàng này có sự tăng lên đột biến, lên gấp 3,9 lần và tỷ trọng tăng trở lại đạt 13,7% so với tỷ trọng bình quân giai đoạn 2003-2006 là 12,85%.
Doanh thu nhập khẩu theo loại hình nhập khẩu
Bảng 8: Doanh thu nhập khẩu theo loại hình nhập khẩu
Đơn vị: triệu đồng
STT
Năm
Loại hình
2003
2004
2005
2006
1
Nhập khẩu trực tiếp
21.765
28.348
39.675,5
85.710
2
Nhập khẩu uỷ thác
40.567
44.696
45.324,5
98.740
Tổng
62.343
73.044
85.000
184.450
(Nguồn: Phòng Kế Toán 2003-2006)
Doanh thu và giá trị hàng hoá theo loại hình nhập khẩu của các mặt hàng cụ thể như sau:
Nhập khẩu trực tiếp
Bảng 9: Cơ cấu giá trị, doanh thu theo loại hình nhập khẩu trực tiếp
Đơn vị: triệu đồng
stt
Năm
Mặt hàng
2003
2004
2005
2006
Giá trị
Doanh thu
Giá trị
Doanh thu
Giá trị
Doanh thu
Giá trị
Doanh thu
1
Điện tử gia dụng
5.858
6.806
6.454
7273
8.980
9867
18.267
21.052
2
Đá xây dựng
3.107
3.606
5.600
6.252
8.500
9.356
13.010
15.075
3
Lốp ô tô
0
0
5.720
6.463
13.126
14.495
20.937
24.213
4
Hàng hóa khác
9.885
11.353
7.456
8.360
5.407
5.958
20.142
25.370
Tổng
18.850
21.765
25.230
28.348
36.013
39.676
72.356
85.710
(nguồn: Tổng hợp số liệu của Phòng Kế Toán từ 2003-2006)
Từ bảng 9 ta có thể thấy được doanh thu nhập khẩu trực tiếp có xu hướng ngày càng tăng qua các năm. Năm 2004 tăng 130% so với năm trước đó, năm 2005 tăng 140% và đặc biệt năm 2006, doanh thu tăng đột biến lên đến 216%. Nguyên nhân là do năm 2006, tất cả các mặt hàng nhập khẩu trực tiếp đều tăng về giá trị nhập khẩu và doanh thu nhập khẩu so với năm 2005. Doanh thu mặt hàng điện tử gia dụng tăng 11.185.000.000đ ( tăng 213% so với năm 2005) góp phần làm cho doanh thu nhập khẩu trực tiếp tăng thêm 28,2% so với năm 2005. Doanh thu đá xây dựng tăng 5.719.000.000đ góp phần làm cho doanh thu nhập khẩu trực tiếp tăng 14,4%. Lốp ô tô nhập khẩu cũng góp phần làm tăng doanh thu nhập khẩu trực tiếp thêm 24,5%. Đặc biệt là giá trị và doanh thu của các loại hàng hoá khác tăng mạnh, góp phần làm tăng doanh thu nhập khẩu lên 48,9%.
Nhập khẩu uỷ thác
Bảng 10: Cơ cấu giá trị, doanh thu theo loại hình nhập khẩu uỷ thác
Đơn vị: triệu đồng
stt
Năm
Mặt hàng
2003
2004
2005
2006
Giá trị
Doanh thu
Giá trị
Doanh thu
Giá trị
Doanh thu
Giá trị
Doanh thu
1
Máy móc thiết bị
11.472
13.604
13.280
15.326
8.922
10.197
18.281
22.131
2
Lốp ô tô
22.350
26.964
25.010
29.370
30.304
35.127
62.256
76.609
Tổng
33.822
40.568
38.290
44.696
39.226
45.324
80.537
98.740
(nguồn: Tổng hợp số liệu của Phòng Kế Toán từ 2003-2006)
Giá trị hàng hoá và doanh thu từ hoạt động nhập khẩu uỷ thác tăng khá ổn định qua các năm nhưng có sự tăng lên đột biến vào năm 2006, doanh thu tăng 217,8% so với năm 2005. Máy móc thiết bị tăng 11.934 triệu đồng, góp phần làm cho doanh thu nhập khẩu uỷ thác tăng 26,3%. Lốp ô tô tăng 41.482 triệu đồng, góp phần làm cho doanh thu nhập khẩu uỷ thác tăng 91,5%.
Nhìn chung, giá trị hàng hoá và doanh thu nhập khẩu từng mặt hàng có sự biến động tăng giảm qua các năm 2003, 2004, 2005 nhưng không nhiều. Đến năm 2006, có sự tăng đột biến về giá trị nhập khẩu ở tất cả nhóm hàng làm cho doanh thu nhập khẩu tăng mạnh (217%). Nguyên nhân chính là do nhu cầu trong nước về nhóm hàng điện tử gia dụng và một số mặt hàng khác như thép, hạt nhựa, ván sàn, hoá chất…tăng lên. Mặt hàng máy móc thiết bị và đá xây dựng cũng tăng mạnh trong năm qua cũng là do nhu cầu xây dựng trong cả nước tăng lên. Riêng đối với mặt hàng lốp ô tô, giá trị nhập khẩu và doanh thu nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác đều tăng mạnh. Mặc dù thị trường trong nước trong năm 2005, 2006 giảm nhu cầu nhập mặt hàng này do chất lượng lốp ôtô của các công ty trong nước như Casumina, Sao Vàng tương đương hàng ngoại nhập mà giá cả lại rẻ hơn từ 5-15% nhưng số lượng nhập của công ty vẫn không ngừng tăng lên là do công ty chỉ chuyên nhập các loại lốp ô tô có chất lượng cao của các thương hiệu nổi tiếng như Bridgestone hay Ornest, do đó đã đáp ứng nhu cầu của một bộ phận lớn khách hàng.
Thực trạng hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng.
Các biện pháp Công ty đã thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu
Nâng cao trình độ, nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên xuất nhập khẩu
Do mới cổ phần hoá được 4 năm, lực lượng lao động của cả Công ty phần lớn vẫn là lực lượng lao động cũ từ khi công ty còn chưa cổ phần hoá. Rất nhiều người trong số họ có trình độ không cao, kinh nghiệm được tích luỹ qua năm tháng làm việc. Một điểm đáng lưu ý là phong cách làm việc vẫn còn mang tính hành chính bao cấp vẫn còn tồn tại trong bộ phận lớn nhân viên. Nhận thấy vấn đề đó, ban lãnh đạo Công ty đã có khá nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng làm việc của nhân viên, đáp ứng được yêu cầu phát triển của Công ty trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay.
Đầu tiên là việc tuyển nhân viên. Công ty ưu tiên lựa chọn ứng viên có trình độ đại học, trên đại học chuyên ngành xuất nhập khẩu. Phần lớn nhân viên mới của Công ty có trình độ đại học. Đội ngũ này trẻ, năng động, có trình độ đã góp phần nâng cao trình độ lao động chung của doanh nghiệp và phong cách làm việc của nhân viên cũng đã có những chuyển biến tích cực.
Công ty cũng đã chú ý đến việc nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên xuất nhập khẩu. Trong năm vừa qua Công ty đã cử một số nhân viên đi học lớp đào tạo về nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
Công ty luôn chú ý nâng cao đời sống cho cán bộ nhân viên. Lương của nhân viên xuất nhập khẩu trong những năm qua liên tục tăng, năm 2006 lương cơ bản trung bình khoảng hơn 2 triệu đồng/người/tháng kèm theo các khoản thưởng, phúc lợi khác. Đời sống của nhân viên ngày càng được nâng cao đã tác động tích cực đến động lực làm việc của nhân viên.
Đầu tư nghiên cứu thị trường
Nhận thức được giá trị to lớn của thông tin kịp thời, chính xác đối với việc kinh doanh nhập khẩu trong điều kiện hội nhập như hiện nay, năm 2006, Công ty đã thành lập phòng kế hoạch thị trường, phòng này chuyên nghiên cứu về thị trường trong và ngoài nước và lập kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu. Trước đây, phòng kinh doanh và phòng xuất nhập khẩu kiêm luôn nhiệm vụ này cùng với nhiệm vụ chính của phòng. Thành lập phòng kế hoạch thị trường, Công ty sẽ nghiên cứu được sâu hơn, chính xác hơn, nhanh nhạy hơn các thông tin về thị trường và những biến động ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó nắm bắt tốt hơn cơ hội kinh doanh, giảm rủi ro kinh doanh xuất nhập khẩu do vấn đề thông tin gây ra và có được kế hoạch hoạt động tốt hơn.
Tận dụng các ưu đãi về thuế của Nhà nước đối với những mặt hàng và thị trường mà Công ty nhập khẩu
Đến năm 2006, Việt Nam chưa gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) nên mức thuế quan nhập khẩu của nước ta đối với hàng hoá được nhập khẩu từ những nước khác nhau còn có sự khác biệt đáng kể. Thuế nhập khẩu được ưu đãi chủ yếu với các nước mà Việt Nam có các hiệp định thương mại song phương, cùng khu vực mậu dịch tự do ASEAN (NAFTA) hoặc các nước như Lào, Campuchia,…Với những hàng hoá nhập khẩu được sản xuất ở nhiều nước mà chất lượng tương đương nhau, Công ty lựa chọn nhập khẩu ở nước mà thuế quan nhập khẩu có ưu đãi. Ví dụ như mặt hàng lốp ô tô thương hiệu Bridgestone hay Ornest, Công ty nhập khẩu ở thị trường Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Inđônêxia nhưng thị trường chủ yếu là Thái Lan, Inđônêxia vì mức thuế nhập khẩu khoảng 5%, tiếp đến là thị trường Ấn Độ, mức thuế khoảng 10%, thị trường Nhật Bản rất ít, mức thuế nhập khẩu là 30% nên nhập khẩu từ thị trường này hoàn toàn theo đơn đặt hàng nhập khẩu uỷ thác.
Thuế được tính là một khoản chi phí của doanh nghiệp nên tận dụng được các ưu đãi về thuế của Nhà nước tức là đã làm giảm chi phí cho doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu.
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty
Chỉ tiêu về lợi nhuận và Tỷ suất lợi nhuận
Trên danh nghĩa, doanh thu nhập khẩu bao gồm doanh thu từ hoạt động nhập khẩu trực tiếp và doanh thu từ hoạt động nhập khẩu uỷ thác (doanh thu từ hoạt động nhập khẩu uỷ thác ở đây là tổng giá trị hàng hoá giao cho bên uỷ thác nhập khẩu). Tuy nhiên, doanh thu thực tế của Công ty không lớn như vậy, nó chỉ bằng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu trực tiếp và phí uỷ thác nhận được từ đơn vị uỷ thác. Do đó, dùng doanh thu thực tế để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả sẽ thấy được rõ hơn thực trạng hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty.
Bảng 11: Chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2003
2004
2005
2006
1
Doanh thu NK thực tế
Tr.đồng
22.819,7
29.510,1
40.854,4
88.277,2
2
Chi phí NK thực tế
Tr.đồng
22.109
28.691
39.868,4
86.798,2
3
Tổng lợi nhuận NK
Tr.đồng
711
819
986
1.479
4
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu NK
%
3,12
2,78
2,41
1,68
5
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
%
3,22
2,85
2,47
1,70
(nguồn: Tổng hợp số liệu phòng kế toán 2003-2006)
Nhìn vào bảng 11 có thể thấy lợi nhuận nhập khẩu qua các năm 2003, 2004, 2005 tăng khá đều nhưng không nhiều, đến năm 2006 lợi nhuận tăng lên 1.479.000.000đ, gấp 1,5 lần so với năm 2005. Điều này cho thấy, công ty đang kinh doanh ngày càng có lãi. Tuy nhiên, lợi nhuận năm 2006 tăng 1,5 lần nhưng vẫn không tương xứng với doanh thu năm 2006 của công ty (năm 2006 doanh thu tăng 2,16 lần so với năm 2005). Năm 2003, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu thực tế đạt 3,12% tức là cứ 1.000.000đ doanh thu thì công ty thu được 31.200đ lợi nhuận, đến năm 2004, con số này giảm xuống còn 27.800đ. Năm 2005, chỉ tiêu này đã tiếp tục giảm xuống còn 2,41%. Đến năm 2006, tỷ suất lợi nhuận lại giảm rõ rệt, chỉ đạt 1,68%, bằng khoảng 69,7% năm 2005. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu liên tục giảm như vậy cho thấy hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty có vấn đề không ổn.
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí cũng vậy, năm 2003 đạt 3,22%, tức là 1.000.000đ chi phí bỏ ra kinh doanh thì thu được 32.200đ lợi nhuận, chỉ tiêu này cũng giảm liên tục vào năm 2004, 2005 và giảm rõ rệt vào năm 2006, chỉ đạt 1,7%, bằng 68,8% so với năm 2005 và bằng 52,8% so với năm 2003. Ba chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và tỷ suất lợi nhuận theo chi phí chịu ảnh hưởng bởi sự tăng giảm của ba nhân tố cùng loại của hai loại hình nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác.
Chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận loại hình nhập khẩu trực tiếp
Bảng 12: Các chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận theo loại hình nhập khẩu trực tiếp
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
2003
2004
2005
2006
1
Doanh thu nhập khẩu trực tiếp
Tr.đồng
21.765
28.348
39.676
85.710
2
Chi phí nhập khẩu trực tiếp
Tr.đồng
21.395
27.906
39.124
84.804
3
Lợi nhuận từ hoạt động NK trực tiếp
Tr.đồng
370
442
552
906
4
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
%
1,70
1,56
1,39
1,06
5
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
%
1,73
1,58
1,41
1,07
(nguồn: Tổng hợp số liệu phòng kế toán 2003-2006)
Từ bảng 12 có thể thấy được lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu trực tiếp của Công ty qua các năm đều tăng nhưng rõ rệt nhất là vào năm 2006, tăng 304.000.000đ tương ứng với số tương đối là 180% so với năm 2005, góp phần làm cho tổng doanh thu tăng 150% so với năm 2005. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu nhập khẩu trực tiếp cho thấy, năm 2003, cứ 1.000.000đ doanh thu cho 17.000đ lợi nhuận, năm 2004 giảm xuống 15.600đ, năm 2005 là 13.900đ lợi nhuận và năm 2006 tiếp tục giảm xuống còn 10.600đ lợi nhuận. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí cho thấy, năm 2003, cứ 1.000.000đ chi phí bỏ ra kinh doanh thì thu được 17.300đ lợi nhuận, và con số này cũng liên tục giảm qua các năm, đến năm 2006 chỉ thu được 10.700đ lợi nhuận. Hai chỉ tiêu này liên tục giảm qua các năm góp phần làm giảm chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận chung của cả hoạt động nhập khẩu. Chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận hoạt động nhập khẩu trực tiếp của Công ty so với các doanh nghiệp trong ngành như vậy là rất thấp, hơn nữa, chỉ tiêu này lại liên tục giảm qua các năm cho thấy đây là xu hướng biến động xấu. Nếu xu hướng này còn tiếp tục diễn ra thì sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Do đó, Công ty cần chú ý để có các biện pháp nâng cao chỉ tiêu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của mình.
Chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận loại hình nhập khẩu uỷ thác
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo loại hình nhập khẩu uỷ thác ở đây được tính theo công thức: Ddt (cf) =
Để thấy rõ hơn tác động của các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo loại hình nhập khẩu uỷ thác đến chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của cả hoạt động nhập khẩu thì ta sẽ xét tỷ suất lợi nhuận theo loại hình nhập khẩu uỷ thác thực tế. Tức là ta xét phần lợi nhuận uỷ thác thực tế và doanh thu (chi phí) nhập khẩu uỷ thác thực tế. Doanh thu uỷ thác thực tế ở đây là phần phí uỷ thác nhận được từ đơn vị uỷ thác, còn chi phí uỷ thác ở đây chỉ là các loại chi phí mà Công ty thực hiện hoạt động uỷ thác đó, không bao gồm các chi phí đã tính vào giá thành lô hàng giao cho bên uỷ thác.
Bảng 13: Các chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận loại hình nhập khẩu uỷ thác
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2003
2004
2005
2006
1
Doanh thu NK uỷ thác
Tr.đồng
1.054,7
1.162,1
1.178,4
2.567,2
2
Chi phí NK uỷ thác
Tr.đồng
714,1
785
744,5
1.994,2
3
Lợi nhuận từ NK uỷ thác
Tr.đồng
340,6
377,1
433,9
573
4
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
%
32,3
32,4
36,82
22,3
5
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
%
47,7
48
58,3
28,7
(Nguồn: Tổng hợp số liệu phòng kế toán 2003-2006)
Lợi nhuận hoạt động nhập khẩu uỷ thác liên tục tăng qua các năm nhờ tăng số lượng đơn hàng uỷ thác nhập khẩu. Năm 2003, lợi nhuận đạt 304,6 triệu đồng, sang năm 2004, tăng lên 377,1 triệu đồng (tăng 111%) so với năm 2003, năm 2005 tiếp tục tăng thêm 56,8 triệu đồng tương ứng với số tương đối là 15,065. Năm 2006 lợi nhuận đạt 573 triệu đồng, tăng 132% so với năm 2005 nhưng mức lợi nhuận này vẫn chưa tương xứng với mức tăng về giá trị hàng hoá được uỷ thác nhập khẩu. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và tỷ suất lợi nhuận theo chi phí của loại hình nhập khẩu này rất cao, gấp hơn 10 lần tỷ suất lợi nhuận loại hình nhập khẩu trực tiếp. Nguyên nhân do chi phí của hoạt động này ít, chỉ bao gồm các chi phí phát sinh của Công ty để thực hiện hoạt động uỷ thác đó, không có giá vốn hàng hoá, không có các phí thanh toán, lãi vay, vận chuyển,…trong khi doanh thu uỷ thác của Công ty cao, trung bình trên 2% (trong khi luật quy định, mức phí uỷ thác tối đa là 1,5%). Do doanh thu và chi phí của loại hình nhập khẩu uỷ thác thấp nên mặc dù các chỉ tiêu bộ phận này cao nhưng sức tác động đến chỉ tiêu tổng hợp không cao.
Năm 2004 tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và tỷ suất lợi nhuận theo chi phí không thay đổi đáng kể so với năm 2003, sang năm 2005 đã tăng lên tương ứng là 36,82% và 58,3%. Điều này đã tác động tăng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và tỷ suất lợi nhuận theo chi phí của cả hoạt động nhập khẩu. Tuy nhiên, do tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu trực tiếp giảm mạnh nên đã tác động làm giảm tỷ suất lợi nhuận tổng hợp. Sang năm 2006, hai chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu uỷ thác giảm mạnh, đặc biệt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí giảm một nửa so với năm 2005, do đó tác động làm giảm mạnh chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận chung của cả hoạt động nhập khẩu.
Nhìn vào 2 biểu đồ trên ta có thể thấy rõ hơn sự biến động của chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận qua các năm và sự ảnh hưởng của chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận loại hình nhập khẩu trực tiếp đến chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận tổng hợp. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu uỷ thác đã tính toán ở trên cho thấy luôn cao hơn chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu trực tiếp nên đã có tác động làm tăng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận tổng hợp lên khá nhiều.
Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn
Chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn đầu tư được tính toán bằng công thức:
Tv =
Vốn đầu tư cho hoạt động nhập khẩu bao gồm vốn lưu động nhập khẩu và vốn cố định đầu tư cho hoạt động nhập khẩu. Phần vốn cố định trong tổng nguồn vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm không nhiều (trung bình khoảng 14,7%), trong khi đó hoạt động nhập khẩu lại là hoạt động chủ yếu của công ty nên có thể tạm coi vốn cố định của hoạt động sản xuất kinh doanh là vốn cố định đầu tư cho hoạt động nhập khẩu để phục vụ cho việc tính toán chỉ tiêu này.
Bảng 14: Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
2003
2004
2005
2006
1
Doanh thu nhập khẩu thực tế
Tr.đồng
22.819,7
29.510,1
40.854,4
88.277,2
2
Lợi nhuận
Tr.đồng
711
819
986
1.479
3
Vốn lưu động
Tr.đồng
7.637
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0550.doc