Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Hóa

 

1.1. Khái niệm và chức năng của NHTM 2

1.1.1 Khái niệm về NHTM 2

1.1.2 Chức năng của NHTM 2

1.2. Vốn và vai trò của nguồn vốn đối với NHTM 4

1.2.1 Khái niệm về vốn kinh doanh 4

1.2.2 Kết cấu vốn kinh doanh của NHTM 4

1.2.3 Vai trò của vốn kinh doanh đối với NHTM 5

1.3. Các hình thức huy động vốn và ý nghĩa của nghiệp vụ huy động vốn 6

1.4 Hiệu quả huy động vốn 9

1.4.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn 9

1.5.Ý nghĩa của nghiệp vụ huy động vốn: 10

Chương II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNNO&PTNT CHI NHÁNH THANH HÓA

2.1. Khái quát về NHNo&PTNT chi nhánh thanh hóa 11

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 12

2.1.3 Tình hình hoạt động của chi nhánh trong thời gian qua 13

2.1.3.1 Tình hình huy động vốn 13

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng 14

2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 16

2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại chi nhánh 17

2.2.1 Tình hình huy động vốn tại chi nhánh 17

2.2.2 Các hình thức huy động vốn 19

 

doc40 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m nghèo vì sự nghiệp phát triển kinh tế và chương trình CNH_HĐH nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn. Đạt được những thành quả trên, với sự chỉ đạo của NH cấp trên, chi nhánh đã có những biện pháp quản lý đúng đắn, không ngừng nâng cao kiến thức, nghiệp vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển, chủ trương xây dựng cho mình một bộ máy hoạt động linh hoạt, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hợp lý. 2.1.2 cơ cấu tổ chức: Sơ đồ 2.1: Sơ đồ mô hình tổ chức: CáC PHó GIáM ĐốC Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng tín dụng Phòng kinh doanh ngoại hối Phòng kế toán ngân quỹ Phòng điện toán Phòng kiểm tra kiểm soát Phòng dịch vụ và marketting Phòng hành chính nhân sự các chi nhánh loại 3 Bộ phận kinh doanh trực tiếp tại hội sở phòng giao dịch Phòng giao dịch GIáM ĐốC (Nguồn: phòng tổ chức hành chính) Theo mô hình tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Hóa là một chi nhánh loại 1, trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh có trụ sở chính tại số 12 - Phố Phan Chu Trinh - Phường Điện Biên - Thành phố Thanh Hóa. Các phòng theo sơ đồ trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phối hợp với nhau để thực hiện tốt các hoạt động của ngân hàng. Cơ cấu tổ chức của các phòng ban ngày càng được cải tiến để phục vụ tốt hơn cho nhiệm vụ của một ngân hàng đa năng, hiện đại và ngày càng có nhiều sản phẩm mới, đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng trong cơ chế thị trường. 2.1.3. Tình hình kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua: 2.1.3.1.Hoạt động huy động vốn: Nguồn vốn huy động của NH đóng vai trò quan trọng, là cơ sở để mở rộng hoặc thu hẹp thị phần của NH. Trong công tác huy động vốn, mặc dù chịu nhiều biến động của thị trường, trên địa bàn lại xuất hiện thêm nhiều chi nhánh NHTMCP huy động vốn với mức lãi suất cao hơn nhiều, nhưng do chi nhánh đã kịp thời đưa ra các giải pháp đồng bộ về thị trường và khách hàng, về sản phẩm huy động sát với thực tiễn nên nguồn vốn huy động trong những năm qua tăng trưởng không ngừng. Ta có thể thấy rõ điều này qua bảng số liệu sau: Bảng 2.1. bảng kết quả huy động vốn Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 07/06 Số tiền Tỷ lệ % Tổng vốn huy động 5444.863 6283.213 838.350 15,40 (Nguồn: Báo cáo Tài chính của chi nhánh năm 2006-2007). Tính đến ngày 31/12/2007 tổng nguồn vốn huy động là 6283.213 triệu đồng tăng 838.350 triệu đồng, với tốc độ tăng 15,4% so với năm 2006 đạt 97% kế hoạch TW giao. Đây là một dấu hiệu khả quan, có được một nguồn vốn dồi dào sẽ đảm bảo cho nhu cầu sử dụng vốn, cũng như uy tín của NH đối với khách hàng. Để xem xét cụ thể hơn về cơ cấu nguồn vốn huy động, ta có thể xem bảng 2.5 ở phần thực trạng huy động vốn của chi nhánh.( sẽ phân tích ở mục 2.2) 2.1.3.2. Hoạt động tín dụng: Công tác tín dụng của chi nhánh đã bám sát thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động tín dụng, điều chỉnh cơ cấu dư nợ phù hợp với cơ cấu kinh tế và định hướng chỉ đạo của NHNo&PTNT VN. Ta có thể xem qua bảng số liệụ 2.2 sau: Bảng 2.2: bảng cơ cấu dư nợ đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 07/06 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ % Cho vay ngắn hạn 3007.958 60,84 3369.748 58,62 361.790 12,02 Cho vay trung và dài hạn 1935.827 39,16 2378.042 41,38 442.215 22,84 Nội tệ 4895.821 99 5665.942 98 770.121 15,73 Ngoại tệ quy đổi 47.964 1 81.848 2 33.884 70,64 Tổng 4943.785 100 5747.790 100 804.005 16,26 (Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh năm 2006-2007). Tăng trưởng dư nợ đạt mục tiêu kế hoạch được giao, cụ thể: năm 2006 tổng dư nợ là 4943.785 triệu đồng, đến năm 2007 tăng lên là 5747.790 triệu đồng, tăng 804.005 triệu đồng. Trong cơ cấu dư nợ của chi nhánh thì dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với dư nợ trung và dài hạn. cụ thể như sau: Đối với dư nợ ngắn hạn, năm 2006 là 3007.958 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 60,84% so với tổng dư nợ, đến năm 2007 tăng lên với mức là 3369.748 triệu đồng, tốc độ tăng là 12,02% chiếm tỷ trọng 58,62% trong tổng dư nợ. Đối với dư nợ trung và dài hạn, năm 2006 là 1935.827 triệu đồng chiếm tỷ trọng 39,16, đến năm 2007 tăng lên là 2378.042 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 41,38% tốc độ tăng là 22,84%.Tổng dư nợ của chi nhánh đã tăng cao qua hai năm, tuy nhiên trong cơ cấu dư nợ, tỷ trọng dư nợ ngoại tệ rất thấp, năm 2006 dư nợ ngoại tệ là 47.964 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1% tổng dư nợ, sang năm 2007 tăng thêm là 81.848 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2% tổng dư nợ. Chi nhánh cần có những biện pháp để nâng cao tỷ trọng dư nợ ngoại tệ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngoại tệ. Mức tăng trưởng về dư nợ vẫn chưa thể nói lên được rằng trong hoạt động tín dụng Chi nhánh đã đạt được hiệu quả cao hay không mà ta còn phải xem xét đến tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh để đánh giá một cách toàn diện hơn. Bảng 2.3: Bảng tỷ lệ nợ xấu Đơn vị:triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Nguồn vốn cho vay 4943.785 5747.790 Nợ xấu 71.882 46.954 Tỷ lệ nợ xấu 1,45% 0.81% ( Nguồn: báo cáo tài chính của chi nhánh năm 2006-2007) Trong 2 năm qua chi nhánh đã tích cực xử lý các khoản nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, năm 2006 tỷ lệ nợ xấu là 1,45% so với tổng nguồn vốn cho vay, đến năm 2007, tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 0,81%. Đây là một kết quả đáng mừng trong hoạt động tín dụng của chi nhánh. Nhìn chung hoạt động tín dụng của chi nhánh đã có những kết quả khả quan, chi nhánh đã thực hiện thành công mục tiêu: “đưa NH Nông Nghiệp xuống gần dân và sát dân hơn, tạo mọi điều kiện cho nông dân vay vốn”, đồng thời cũng chú trọng khai thác để tăng trưởng mạnh việc đầu tư cho khu vực doanh nghiệp để phát triển hơn nữa hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, theo số liệu tiền tệ tín dụng của NHNN Thanh Hóa thì về dư nợ cho vay, NH Nông Nghiệp tăng 804 tỷ, NH Công Thương tăng 509 tỷ, NH Đầu Tư tăng 247 tỷ, VPBank tăng 105 tỷ, VIBank tăng 122 tỷ, NHCSXH tăng 630 tỷ. Vậy ta có thể thấy được rằng mức tăng trưởng dư nợ của chi nhánh chỉ chiếm 29% tổng mức tăng toàn tỉnh, so sánh với các NHTM khác trên địa bàn thì mức tăng trưởng của chi nhánh cũng chưa tương xứng với quy mô về mạng lưới. 2.1.3.3.Kết quả hoạt động kinh doanh: Bảng 2.4: BảNG KếT QUả HOạT Động kinh doanh Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 07/06 Số tiền tỷ lệ % Thu nhập - Thu từ hoạt động tín dụng - Thu từ hoạt động dịch vụ - Thu từ kinh doanh ngoại tệ - Thu khác 611.947 582121 10.239 1.396 18.191 781.066 718.704 16.835 1.097 44.430 169.119 136.583 6.596 -299 26.239 27,63 23,4 64,4 -27 144 Chi phí - Chi hoạt động tín dụng - Chi hoạt động dịch vụ - Chi kinh doanh ngoai tệ - Chi nộp thuế - Chi lương - Chi khác 540.872 356000 6.350 41 485 45.996 132.000 707.498 451.201 9.770 73 566 72.892 172.996 166.626 95.201 3.420 32 81 26.896 40.996 30,8 26,74 53,85 78 16,7 58,4 31 3. kết quả KD 71.075 73.568 2.493 3,50 (Nguồn: báo cáo tài chính của chi nhánh năm 2006-2007). Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rõ kết quả tăng trưởng trong các hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Tổng thu nhập của năm 2006 là 611.947 triệu đồng đến năm 2007 tăng lên với mức là 781.066 triệu đồng, tốc độ tăng là 27,63%. Bên cạnh đó, tổng chi phí cũng tăng, năm 2007 là 707.498 triệu đồng, tăng 166.626 triệu đồng so với năm 2006. Tuy tổng chi phí năm 2007 có cao hơn năm 2006 nhưng bù lại mức tổng thu nhập năm 2007 cũng tăng lên so với năm 2006 là 169.119 triệu đồng, do đó mà lợi nhuận năm sau cũng cao hơn, năm 2007 là 73.568 triệu đồng, tăng 2.493 triệu đồng. Trong đó nổi bật nhất là hoạt động dịch vụ với tốc độ tăng trưởng cao( 53,85%), thu nhập khác của NH tốc độ cũng tăng cao hơn so với năm 2006(144%). Đây là một phần thưởng xứng đáng cho chi nhánh trong việc nỗ lực nâng cao và mở rộng các hoạt động này trong thời gian vừa qua. Bên cạnh những tín hiệu đáng mừng đó, chúng ta cũng phải thẳng thắn nhìn lại những mặt còn hạn chế của chi nhánh đó là hoạt động kinh doanh ngoại tệ và hoạt động tín dụng không đạt hiệu quả cao. Năm 2007, lượng tiền chi cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ tăng lên (tăng 78%) nhưng thu nhập lại giảm đi( giảm 27%). Còn đối với hoạt động tín dụng, một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của NH nhưng tốc độ tăng thu nhập chỉ đạt 23,4%, tốc độ chi cho hoạt động này lên tới 26,74%. Trong khi đó tốc độ chi lương cho cán bộ công nhân viên lên đến 58,4%. Đây là những lý do khiến cho lợi nhuận năm sau có cao hơn năm trước nhưng tốc độ tăng chỉ đạt 3,5%. Lợi nhuận tăng nhưng chưa tương xứng với một chi nhánh có mạng lưới rộng lớn. Vì vậy mà chi nhánh cần có những biện pháp kịp thời để khắc phục những hạn chế này. 2.2. thực trạng hoạt động huy động vốn tại chi nhánh: 2.2.1. Tình hình huy động vốn tại chi nhánh: Bản chất của hoạt động NH là kinh doanh trên đồng vốn đi vay, vốn huy động chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn. Muốn mở rộng quy mô tín dụng thì NH phải có nguồn vốn lớn, đồng thời nhìn vào nguồn vốn của 1 NH người ta có thể đánh giá được rằng NH đó có hoạt động hiệu quả hay không. Vậy để mở rộng kinh doanh, đạt được lợi nhuận cao, chi nhánh đã nỗ lực không ngừng trong công tác huy động vốn. Ta có thể nhận thấy rõ qua bảng số liệu 2.5 sau: BảNG 2.5: bảng cƠ CấU NGUồN VốN HUY Động đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 07/06 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng % Tiền gửi dân cư -Tiền gửi tiết kiệm - Giấy tờ có giá 3004.987 2935.879 69.108 55,19 3779.631 3767.725 11.906 60,15 774.644 4,96 25,77 Tiền gửi tckt 582.380 10,7 590.066 9,39 7.686 -1,31 1,32 Tiền vay tctd 24.557 0,45 1.868 0,05 -22.689 -0,4 - 92,39 Tiền vay từ NHNo&PTNT VN 1832.939 33,66 1911.648 30.42 78.709 -3,24 4,29 Tổng 5444.863 100 6283.213 100 838.350 100 15,40 (Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh năm 2006-2007). Tổng nguồn vốn của chi nhánh năm 2007 là 6283.213 triệu đồng, tăng 838.350 trệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng là 15,40%. Trong đó: - Nguồn tiền gửi dân cư và giấy tờ có giá năm 2007 đạt 3779.631 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất (60,15%) tăng 25,77% so với năm 2006, tăng tỷ trọng 4,96%. Nguồn tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động là một kết quả rất khả quan, vì sự ổn định trong nguồn vốn này được đánh giá rất cao. Môi trường cạnh tranh luôn biến động, sự ổn định trong nguồn vốn kinh doanh giúp NH hạn chế được rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận. - Nguồn tiền gửi của tckt có tốc độ tăng đạt 1,32% nhưng tỷ trọng lại giảm từ 10,7% năm 2006 xuống còn 9,39% năm 2007. Các TCKT là một nguồn vốn đầy triển vọng đối với NH vì chủ yếu nguồn tiền gửi này là không kỳ hạn nên chi phí cho nguồn này thấp hơn các nguồn khác. Chi nhánh cần nâng cao tỷ trọng nguồn vốn này để giảm bớt chi phí huy động vốn cho NH. - nguồn tiền vay của tctd giảm mạnh với tỷ trọng từ 0,45% (năm 2006) xuống còn 0,05 (năm 2007). Nguồn tiền vay của TCTD có xu hướng giảm dần qua các năm là một thành công của chi nhánh vì tiền vay của TCTD thường có kỳ hạn ngắn, lãi suất huy động cao nên rủi ro đối với NH cũng cao hơn. Như vậy, giảm tỷ trọng nguồn tiền vay này chính là nâng cao hiệu quả huy động vốn. Tuy có sự tăng trưởng mạnh từ nguồn tiền gửi dân cư và tiền gửi TCKT, giảm nguồn tiền vay của TCTD nhưng nguồn vốn đi vay từ NHNo&PTNT VN vẫn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2006 nguồn vốn này chiếm tỷ trọng 33.66% đến năm 2007 chỉ giảm được 3,24%, chiếm tỷ trọng 30,42% trong tổng nguồn vốn. Do huy động tại chỗ không đủ cho hoạt động kinh doanh nên NH buộc phải vay từ cấp trên, chi nhánh khi vay nguồn vốn này phải trả phí điều hòa rất cao. Chính vì vậy mà việc giảm tỷ trọng nguồn vốn này là rất cần thiết để tăng hiệu quả huy động vốn cho NH. 2.2.2 các hình thức huy động vốn: Để phân tích toàn diện, ta có thể xem xét cụ thể từng nguồn vốn huy động. 2.2.2.1 Tiền gửi dân cư: Dân cư là đối tượng khách hàng lớn nhất trong số các đối tượng khách hàng của NH, NH nào mở rộng mạng lưới, tiếp cận gần dân nhất, nắm bắt được nhiều thông tin khách hàng, NH đó sẽ chiến thắng trong cạnh tranh. Chính vì lẽ đó mà từ khi đi vào hoạt động, chi nhánh đã tập trung, chú trọng vào việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, coi đây là “phần gốc của biểu đồ huy động vốn”. Hiện nay nguồn vốn từ dân cư tại chi nhánh bao gồm tiền gửi tiết kiệm và giấy tờ có giá, lượng vốn huy động từ việc phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm dần, từ năm 2006 là 69.108 triệu đồng đến năm 2007 giảm chỉ còn 11.906 triệu đồng, lãi suất của nguồn vốn này luôn cao hơn lãi suất của huy động tiền gửi tiết kiệm nên chi nhánh không thể tùy tiện phát hành mà chỉ khi nào thấy thực sự cần vốn đảm bảo thanh khoản hoặc do sự chỉ đạo của NHNo&PTNT VN thì mới phát hành. Để có thể thấy rõ được tình hình huy động từ nguồn tiền gửi tiết kiệm, ta có thể xem bảng 2.6 sau: bảng 2.6 cơ cấu tiền gửi tiết kiệm Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 07/06 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % -Tiền gửi không kỳ hạn + Tiền VNĐ + Ngoại tệ quy đổi 44.817 44.615 202 1,53 60.211 59.907 304 1,60 15.394 34,34 -Tiền gửi có kỳ hạn +Kỳ hạn <12 tháng VNĐ Ngoại tệ quy đổi + Kỳ hạn >12 tháng VNĐ Ngoại tệ quy đổi 2891.062 807.220 705.614 101.606 2083.842 1763.091 320.751 98,47 27,50 70,97 3707.514 1168.698 1007.130 161568 2538.816 2153.055 385.761 98,40 31 67,4 816.452 361.478 454.974 28,24 44,78 21,83 Tổng 2935.879 100 3767.725 100 831.846 28,33 (Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh năm 2006-2007). Nhìn vào bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm luôn tăng. Năm 2006 lượng tiền tiết kiệm mà chi nhánh huy động được là 2935.879 triệu đồng, đến năm 2007 lượng tiền tiết kiệm đã tăng lên là 3767.725 triệu đồng, tốc độ tăng là 28,33%. Trong cơ cấu tiền gửi tiết kiệm thì lượng tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với loại không kỳ hạn( tiền gửi có kỳ hạn thường chiếm trên 95% trong tổng nguồn vốn huy động). Trong đó, lượng tiền trên 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao hơn lượng tiền dưới 12 tháng( tiền gửi trên 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng trên 65% so với kỳ hạn dưới 12 tháng). Với cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là có kỳ hạn thì chi nhánh sẽ thực hiện tốt hơn việc quản lý thanh khoản đồng thời cũng chủ động hơn trong việc sử dụng vốn để thực hiện các dự án đầu tư cho vay có kỳ hạn. Để đạt được kết quả trên, chi nhánh đã đưa ra nhiều hình thức huy động với nhiều kỳ hạn khác nhau như chương trình tiết kiệm dự thưởng, gửi tiền tiết kiệm đảm bảo giá trị theo giá vàng, các hình thức này đều có sức hấp dẫn đối với khách hàng vì việc đưa ra những giải thưởng lớn hoặc bảo đảm giá trị đồng tiền theo giá vàng đều thu hút được sự chú ý của người dân nhất là khi mà lãi suất tiền gửi của các TCTD trên địa bàn đều ngang bằng nhau. Qua đó khối lượng tiền gửi tiết kiệm đã tăng đáng kể. Nếu so với các tctd khác trên địa bàn thì nguồn vốn từ dân cư của NHNo&PTNT thanh Hóa luôn chiếm thị phần cao nhất (thường trên 50%). Cụ thể, trong năm 2007 nguồn vốn dân cư của chi nhánh tăng hơn 774 tỷ chiếm 57% tổng mức tăng toàn Tỉnh, trong khi NH Công Thương chỉ tăng được 17 tỷ, NH Đầu Tư tăng 34 tỷ, Sacombank tăng 180 tỷ, VP bank tăng 128 tỷ, VI bank tăng 129 tỷ( theo số liệu báo cáo tiền tệ tín dụng NHNN Thanh Hoá). Đối với lượng tiền gửi không kỳ hạn thì chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, năm 2006 chiếm tỷ trọng 1,53% thì đến năm 2007 tăng thêm 15.394 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 1,60% trong tổng nguồn vốn. Tiền gửi không kỳ hạn là một nguồn vốn rẻ vì chi phí trả lãi thường không cao, nhưng thực tế cho thấy rằng chi nhánh vẫn chưa huy động được nhiều nguồn tiền gửi này. Đây là một hạn chế rất lớn đối với NH vì nếu không tăng được lượng tiền gửi không kỳ hạn thì cũng sẽ không tăng được cơ sở tạo tiền cho NH. 2.2.2.2. tiền gửi tckt: Tiền gửi tckt được xem là bộ phận tiền tệ tạm thời chưa sử dụng đến trong quá trình sản xuất kinh doanh, được gửi vào NH nhằm mục đích thực hiện các khoản chi trả trong quá trình kinh doanh: như trả lương, trả tiền dịch vụ thông tin. Mặc dù nguồn tiền gửi này không ổn định, ngân hàng luôn phải đáp ứng các nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp nhưng khi đã mở rộng được quan hệ, tạo được uy tín với nhiều doanh nghiệp thì nguồn vốn gửi này sẽ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác huy động vốn của ngân hàng. Ta có thể xem tình hình huy động vốn từ các TCKT qua bảng sau: bảng 2.7: bảng cơ cấu tiền gửi tckt đơn vị : triệu đồng chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 07/06 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Tiền gửi không kỳ hạn - Nội tệ - Ngoại tệ quy đổi 466.116 456.973 9.143 80,03 508.998 495.424 13.574 86,26 42.882 9,2 Tiền gửi có kỳ hạn - Nội tệ - Ngoại tệ quy đổi 116.264 116.070 194 19,97 81.068 80.815 253 13,74 -35.196 -30,27 Tổng 582.380 100 590.066 100 7.686 1,32 (Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh năm 2006-2007). Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy lượng tiền gửi của tckt năm 2006 là 582.380 triệu đồng thì năm 2007 tăng thêm 7.686 triệu đồng, đạt 590.066 triệu đồng, tốc độ tăng là 1,32%. Tuy lượng tiền của tckt tăng không nhiều so với lượng tiền gửi tiết kiệm nhưng phần nào cũng phản ánh được sự tín nhiệm của chi nhánh đối với các tckt, thỏa mãn được nhu cầu của doanh nghiệp khi gửi tiền vào NH. Trong cơ cấu tiền gửi của TCKT , lượng tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với lượng tiền gửi có kỳ hạn. Năm 2007 lượng tiền này chiếm tỷ trọng 86,26% trong khi đó năm 2006 chỉ chiếm 80,03%. Lượng tiền không kỳ hạn tăng lên thì lượng tiền gửi có kỳ hạn lại có dấu hiệu giảm dần, năm 2006 chiếm tỷ trọng là 19,97%, đến năm 2007 chỉ chiếm 13,74%. Lượng tiền gửi không kỳ hạn của doanh nghiệp là một nguồn vốn rẻ, có chi phí thấp , tạo điều kiện cho NH thực hiện các sản phẩm dịch vụ nên đảm bảo được hiệu quả kinh doanh. Như vậy ta có thể đánh giá được rằng nguồn tiền gửi của các TCKT còn thấp. Hiện nay, trên thị trường đa số các doanh nghiệp tư nhân, công ty liên doanh, công ty quốc doanh đa số chọn NH để đặt quan hệ tín dụng đó là NH Công Thương, NH Cổ Phần, Một phần do các ngân hàng đó có lãi suất linh hoạt, thủ tục gọn nhẹ hơn. Thiết nghĩ trong thời gian tới ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp nhằm thu hút lượng khách hàng là các tổ chức kinh tế. 2.2.2.3. Tiền đi vay từ NHNo&PTNT VN: Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, không phải lúc nào NH cũng có thể đem hết số vốn huy động được để sử dụng cho mục đích kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận, mà còn phải cân đối để thực hiện việc thanh toán chi trả, hoặc đảm bảo khả năng thanh khoản. Như vậy, khi các nguồn huy động khác không đủ cho hoạt động kinh doanh thì chi nhánh đã sử dụng hình thức đi vay của NH cấp trên. bảng 2.8: bảng kết quả tiền đi vay Đơn vị: Triệu đồng chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 07/06 Số tiền % Tiền đi vay 1832.939 1911.648 78.709 4.29 (Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh năm 2006- 2007) Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy lượng vốn mà chi nhánh đã đi vay năm 2007 là 1911.648 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 78.709 triệu đồng, tốc độ tăng là 4,29%. Khối lượng tiền vay tăng lên nhưng dư nợ cũng tăng lên với tốc độ 16,26%. Tuy nhiên chi nhánh cần nỗ lực trong hoạt động tín dụng hơn nữa để nâng cao hiệu quả kinh doanh, có như vậy thì thu nhập mới đủ bù đắp được chi phí do phải trả lãi cao từ nguồn vốn vay của NH cấp trên. Ngoài những hình thức huy động vốn nói trên, NH còn huy động vốn qua một số hình thức khác như: nhận vốn ủy thác đầu tư, làm trung gian thanh toán…,từ đó có thể sử dụng nguồn vốn tạm thời ký quỹ chưa sử dụng đến cho hoạt động tín dụng ngắn hạn, tuy nhiên hình thức này chưa phát huy tác dụng, chưa đạt hiệu quả cao tại chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Hóa, nhưng đa dạng hình thức huy động vốn chính là nâng cao hiệu quả huy động vốn của NH. 2.2.3. Hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Hóa: 2.2.3.1. Chi phí huy động vốn: Trong hoạt động kinh doanh của NH thì lĩnh vực kinh doanh chủ yếu đó là huy động vốn và lựa chọn tài sản sinh lời để đầu tư các nguồn vốn huy động được. Vì vậy mà một nguồn vốn huy động được coi là hiệu quả khi nó đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của NH đồng thời chi phí bỏ ra để huy động được nguồn vốn đó phải ở mức thích hợp nhất. Chi phí cho hoạt động huy động vốn của NH bao gồm: chi phí trả lãi, chi phí tiền lương, chi phí quảng cáo, … Trong đó quan trọng nhất là chi phí trả lãi.Ta có thể xem xét hoạt động huy động vốn có đạt hiệu quả hay không qua việc tính chi phí cho 1 đồng vốn huy động dựa vào chi phí trả lãi so với nguồn vốn huy động được. Bảng 2.9 chi phí huy động vốn: Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 07/06 Số tiền Tỷ lệ% CP trả lãi tiền gửi dân cư 179.604 261.301 81.697 45 Số lượng vốn huy động từ dân cư 3004.987 3779.631 CP 1 đồng vốn huy động từ dân cư 0,059 0,069 0,01 16,9 CP trả lãi tiền vay NHNo&PTNT VN 158.183 172.196 14.013 8,8 Số lượng tiền vay từ NHNo&PTNT VN 1832.939 1911.648 CP1 đồng vốn đi vay từ NHNo&PTNT VN 0.08 0.09 0,01 12,5 Tổng CP trả lãi 355.652 451.107 Tổng Số lượng VHĐ được 5444.863 6283.213 CP 1 đồng vốn huy động 0.065 0,071 0,006 9,2 (Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh năm 2006-2007) Tại NHNo&PTNT Thanh Hoá hiện nay chi phí trả lãi lớn nhất là chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động từ dân cư và vốn vay NHNo&PTNT VN do những nguồn vốn này chiếm tỷ trọng rất cao nên ta xem xét cụ thể những chi phí này và tổng chi phí trả lãi của chi nhánh. Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy được: - Chi phí bỏ ra để đi vay 1 đồng vốn từ NHNo&PTNT VN (năm 2006 là 0,08 đồng năm 2007 là 0,09 đồng) cao hơn so với chi phí bỏ ra để huy động 1 đồng vốn từ nguồn tiền gửi dân cư (năm 2006 là 0,059 đồng- năm 2007 là 0,069 đồng). Vì vậy chi nhánh nên huy động vốn tại chỗ và hạn chế đi vay từ NH cấp trên. - Chi phí bỏ ra để huy động được 1 đồng vốn năm 2007(0,071 đồng) cao hơn năm 2006( 0,065 đồng). Tuy tốc độ tăng của chi phí huy đông vốn là 9,2% nhưng tốc độ tăng trưởng của dư nợ đạt 16,26%, chi phí tăng cao nhưng đầu ra của nguồn vốn cũng tăng nên trong năm qua lợi nhuận của NH vẫn không bị giảm sút. Việc tăng chi phí tră lãi có thể giải thích được là do ngày càng có nhiều NHTM cổ phần mới thành lập trên địa bàn, nên cạnh tranh giữa các NH trở nên gay gắt hơn, chi nhánh đã thực hiện khung lãi suất năm sau có cao hơn năm trước nhằm huy động được nguồn vốn cao hơn với mục tiêu: thu nhập đủ bù đắp chi phí và có lãi, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các TCTD trên địa bàn. Ta có thể thấy rõ khung lãi suất thay đổi qua 2 năm theo bảng 2.10 sau: bảng 2.10: bảng lãi suất huy động vốn Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 USD VND USD VND Không kỳ hạn 1,25%/ năm 0,25%/ tháng 1,3%/ năm 0,3%/ tháng Kỳ hạn 3 tháng 2,8%/ năm 0,55%/ tháng 4,25%/ năm 0,68%/ tháng Kỳ hạn 6 tháng 3,3%/ năm 0,67%/ tháng 4,5%/ năm 0,7%/ tháng Kỳ hạn 9 tháng 3,5%/ năm 0,7%/ tháng 4,6%/ năm 0,72%/ tháng Kỳ hạn 12 tháng 4%/ năm 0,73%/ tháng 4,8%/ năm 0,73%/ tháng Kỳ hạn 18 tháng 4,2%/ năm 0,74%/ tháng 4,9%/ năm 0,74%/ tháng Kỳ hạn 24 tháng 4,4%/ năm 0,75%/ tháng 5%/ năm 0,75%/ tháng Kỳ hạn 36 tháng 4,6%/ năm 0,77%/ tháng 5,2%/ năm 0,77%/ tháng ( Nguồn: phòng kế hoạch nguồn vốn của chi nhánh) Số liệu bảng trên cho ta thấy: mức lãi suất đối với đồng VND hầu như không có biến động, đặc biệt là kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng. Với lãi suất huy động đồng USD thì lại tăng lên đáng kể qua 2 năm, lãi suất huy động tăng đồng thời khối lượng tiền huy động ngoại tệ cũng tăng cao hơn. Năm 2006 tổng lượng tiền ngoại tệ thu được là 441.241 triệu đồng, năm 2007 là 564.816 triệu đồng, tăng thêm 123.575 triệu đồng. Tuy nhiên nếu so sánh với sự tăng trưởng dư nợ thì chi nhánh chưa tăng trưởng được dư nợ cho vay ngoại tệ. Huy động được 564.816 triệu đồng nhưng chỉ cho vay được 81.848 triệu đồng, phần còn lại phải điều hòa về trung ương nên dẫn đến hiệu quả thấp. 2.2.3.2. Hệ số sử dụng vốn huy động: Sự tăng trưởng liên tục về quy mô của nguồn vốn vẫn chưa đủ để nói lên rằng NH đó huy động vốn có hiệu quả hay không. Nếu như huy động vốn nhiều mà cho vay vốn ít thì tình trạng tồn đọng vốn sẽ xảy ra. Do đó, để đạt được hiệu quả cao thì cần phải kết hợp hài hòa giữa nguồn vốn huy động và khả năng cho vay. Cùng với việc đẩy mạnh huy động vốn NHNo&PTNT đã mở rộng hoạt động tín dụng, đáp ứng nguồn vốn đầu tư trên địa bàn. bảng 2.11: bảng so sánh huy động vốn Ngắn hạn và cho vay ngắn hạn Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Huy động vốn ngắn hạn 3361.021 3744.397 383.376 Dư nợ cho vay 3007.958 3369.748 361.790 Phần dư 353.063 374.649 21.586 Hệ số đảm bảo sử dụng vốn 89,49% 90% 0,51% ( Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006-2007) Nhìn vào bảng số liệu 2.11, ta có thể thấy, trong năm 2006 tổng vốn huy động ngắn hạn, kể cả đi vay từ NHNo&PTNT VN của chi nhánh là 3361.021 triệu đồng và cho vay ngắn hạn là 3007.958 triệu đồng, hệ số sử dụng vốn là 89,49%. Đến năm 2007 thì tổng nguồn vốn huy động bao gồm cả đi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37289.doc
Tài liệu liên quan