Chương I 1
Một số vấn đề về hiệu quả huy động 1
nguồn vốn tại ngân hàng thương mại 1
1.1. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại 1
1.1.1. Khái niệm nguồn vốn của NHTM. 1
1.1.2. Khoản mục nguồn vốn của NHTM 1
1.1.2.3. Nguồn vốn chủ sở hữu. 11
Cũng như hầu hết các doanh nghiệp khác, để thành lập và đi vào hoạt động, chủ sở hữu ngân hàng thương mại phải bỏ ra vốn đầu tư ban đầu và được ghi vào điều lệ doanh nghiệp (vốn điều lệ). Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại phải lớn hơn hoặc bằng mức vốn tối thiểu mà luật quy định (vốn pháp định). Vốn điều lệ của mỗi ngân hàng thương mại được hình thành do tích chất sở hữu của ngân hàng quy định. Ngân hàng thương mại thuộc sở hữu Nhà nước (ngân hàng thương mại quốc doanh) có vốn điều lệ do ngân sách Nhà nước cấp, vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần do sự đóng góp của các cổ đông dưới hình thức phát hành cổ phiếu, ngân hàng thương mại liên doanh có vốn điều lệ do các bên tham gia liên doanh đóng góp. 11
1.1.2.4. Các nguồn khác: 13
1.2 Vai trò của nguồn vốn đối với hoạt động kinh doanh của NHTM 14
1.2.1 Nguồn vốn là cơ sở nền tảng để NHTM hoạt động kinh doanh 14
1.2.2 Quyết định khả năng cạnh tranh của NHTM 15
1.2.3 Quyết định quy mô hoạt động kinh doanh của NHTM 15
1.3. Hiệu quả huy động nguồn vốn của ngân hàng thương mại 15
1.3.1. Quan niệm hiệu quả huy động nguồn vốn 15
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động nguồn vốn của Ngân hàng. 17
1.3.2.1. KHối lượng nguồn vốn lớn tăng trưởng với độ ổn định cao. 17
1.3.2.2. Cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn 18
1.3.2.3. Chi phí huy động nguồn vốn 20
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động nguồn vốn của ngân hàng thương mại. 21
1.4.1 Nhân tố khách quan. 21
1.4.1.1 Hành lang pháp lý: 21
1.4.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước. 21
1.4.1.3. Tâm lý, thói quen tiêu dùng của người dân. 22
1.4.2 Nhân tố chủ quan. 22
1.4.2.2 Hình thức cho vay. 22
1.4.2.3 Năng lực và trình độ của cán bộ ngân hàng. 23
1.4.2.4 Lãi suất huy động . 24
1.4.2.5 Mạng lưới phục vụ cho việc huy động vốn. 24
1.4.2.6 Vị trí và uy tín của ngân hàng: 25
Chương II: Thực trạng huy động nguồn vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển NôNg Thôn quận hai bà trưng Hà Nội 26
2.1 Khái quát về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Hai Bà trưng - Hà Nội 26
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng Hà Nội. 26
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban trong NHNo & PTNT quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. 29
2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 29
2.1.2.2. Chức năng chính của các phòng ban 29
Tổng nguồn vốn. 33
Tổng dư nợ cho vay. 33
2.2.1. Tình hình huy động nguồn vốn tại NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. 35
2.2.1.1. Quy mô và cơ cấu ngồn vốn huy động. 35
2.2.1.2. Cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn. 50
2.2.1.3. Chi phí huy động nguồn vốn. 51
2.2.2. Đánh giá hiệu quả huy động nguồn vốn tại NHNo&PTNT quận Hai Bà Trưng Hà Nội. 53
2.2.2.1. Kết quả đạt được. 53
2.2.2.2. Những thách thức lớn đối với NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng. 54
2.2.2.3. Những hạn chế vướng mắc cần tiếp tục giải quyết trong công tác huy động vốn của NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng Hà Nội thời gian tới. 58
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động nguồn vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận hai bà trưng Hà Nội. 61
3.1 . ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2000- 2005. 61
3.2. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHNO&PTNT QUẬN HAI BÀ TRƯNG HÀ NỘI. 63
3.3. một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động nguồn vốn tại NHN0&PTNT quận hai bà trưng Hà Nội 64
3.3.1. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. 64
3.3.2. Không ngừng hoàn thiện các tiện ích về công nghệ Ngân hàng để phục vụ người gửi tiền. 68
3.3.3. Mở rộng mạng lưới và thời gian giao dịch. 69
3.3.4. Hoàn thiện chính sách khách hàng. 71
3.3.5. Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ Ngân hàng. 72
3.3.6. Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý. 74
3.3.7. Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng. 75
3.3.8. Mở rộng tiếp thị và quảng cáo. 76
KẾT LUẬN 78
83 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 799 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quận Hai Bà Trưng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền tệ- tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng trên địa bàn Thủ đô nhằm phát triển kinh tế- xã hội góp phần công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
Để tồn tại, phát triển và không ngừng vươn lên trong kinh doanh, NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng Hà Nội đã thực thi các chính sách tiền tệ- tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng một cách uyển chuyển linh hoạt và có hiệu quả.
Dư nợ cho vay của NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng Hà Nội không ngừng tăng lên qua các năm, tập trung chủ yếu cho vay các DNNN làm ăn có hiệu quả như: Công ty cơ giới và xây lắp 12, Công ty xây dựng và tư vấn thiết kế, Công ty vàng bạc đá quý Hà nội...và tập trung cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNTN, Công ty TNHH), hộ sản xuất, cho vay tiêu dùng, cho vay cầm cố giấy tờ có giá. NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng Hà Nội đã góp phần tích cực trong việc xây dựng công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Nếu như tính đến 31/12/2000 dư nợ của Ngân hàng mới chỉ là 61,5 tỷ đồng, thì đến ngày 31/12/2003 dư nợ đã đạt 110 tỷ đồng, tăng gấp hơn 1,78 lần .
Năm 2003, NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng Hà Nội đã từng bước nâng dần lãi suất cho vay đối với các DNNN từ 0,72% đến 0,75 %, đối với các Công ty TNHH, DNTN, Hộ sản suất... duy trì lãi suất cho vay từ 0,8% đến 0,85%. Đồng thời chú trọng khâu thẩm định cho vay, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Từng bước chọn lọc các khách hàng làm ăn có hiệu quả, có uy tín. Hàng quý, 6 tháng phân loại khách hàng theo công văn 1963– NHNo&PTNT Việt nam.
NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng Hà Nội là một trong số các Ngân hàng dẫn đầu về nguồn vốn huy động, không những đáp ứng đủ nhu cầu vốn kinh doanh tại địa phương, mà còn có một lượng vốn “thừa” điều chuyển lên NHNo&PTNT Hà Nội, góp phần điều hoà vốn trong toàn hệ thống.
Nguồn vốn huy động tăng trưởng qua các năm là thành công và là thế mạnh trong cạnh tranh của NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng Hà Nội. Nếu so sánh với 2000 nguồn vốn chỉ có 236,780 tỷ đồng, thì đến 31/12/2003 nguồn vốn đã tăng trưởng lên tới 580.400 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2,45 lần, đạt 99,1% so với kế hoạch đề ra. Để đạt được kết quả này, NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng Hà Nội được sự quan tâm của Ban giám đốc, các phòng ban NHNo&PTNT Hà Nội có sự điều chỉnh lãi suất kỳ phiếu linh hoạt, mềm dẻo để thu hút vốn. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng Hà Nội mở rộng mạng lưới bằng việc hỗ trợ mở thêm 1 bàn tiết kiệm số 14 Phố Lò đúc. Quỹ tiết kiệm này được mở là nơi tập trung đông dân cư, một điểm thu hút vốn lớn. Mặt khác, đó còn là một sự cố gắng lớn của tập thể ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng đã nỗ lực hết mình vì nhiệm vụ chung. Thể hiện, NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng Hà Nội đã chú trọng mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch, tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát tờ rơi... và mở nhiều hình thức huy động vốn.
Hiệu quả công tác huy động vốn không chỉ tính riêng phần chênh lệch lãi suất giữa lãi suất điều chuyển vốn của NHNo&PTNT cấp trên với lãi suất bình quân trong huy động vốn tại địa phương, mà còn phải tính đến hiệu quả kinh tế toàn ngành và hiệu quả toàn xã hội trong việc sử dụng vốn thừa đó để phát triển kinh tế- góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Bảng 1. Tổng hợp nguồn vốn và dư nợ của NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Đơn vị tính: Triệu đồng.
STT
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
I
Tổng nguồn vốn.
236.780
304.922
555.166
580.400
1
Tiền gửi tổ chức tín dụng trong nước
1.980
2.929
31.919
41.494
2
Tiền gửi tổ chức kinh tế.
44.330
54.513
77.830
80.206
* Nội tệ.
14.800
26.993
49.444
51.651
* Ngoại tệ.
29.530
27.520
28.386
28.555
3
Tiền gửi tiết kiệm.
102.470
139.480
188.614
254.697
* Nội tệ.
14.000
31.000
50.000
80.000
* Ngoại tệ.
88.470
108.480
138.614
174.697
4
Phát hành giấy tờ có giá.
88.000
108.000
256.803
205.003
* Ngắn hạn.
600
600
1.746
1.543
* Dài hạn.
87.400
107.400
255.057
203.460
II
Tổng dư nợ cho vay.
61.500
67.000
87.000
130.000
1
Dư nợ ngắn hạn.
57.000
63.000
69.000
114.500
* DNNN.
51.000
44.000
35.000
0
* DNTN, Công ty TNHH.
3.900
8.000
19.600
16.500
* Hộ sản xuất, thành phần khác.
2.100
11.000
14.400
98.000
2
Dư nợ trung - dài hạn.
4.500
4.000
18.000
15.500
* DNNN.
3.100
2.300
15.500
1.805
* DNTN, Công ty TNHH.
300
0
0
0
* Hộ sản xuất, thành phần khác.
1.100
1.700
2.500
13.695
(Trích từ hồ sơ quyết toán của Ngân hàng)
Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2003 là 130 tỷ đồng. Trong đó:
- Dư nợ cho vay đối với DNNN chiếm 1,38%/Tổng dư nợ.
- Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNTN, Công ty TNHH) chiếm 12,69%/Tổng dư nợ.
- Dư nợ cho vay hộ sản xuất và thành phần khác chiếm 85,92%/Tổng dư nợ.
Vốn tín dụng NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng Hà Nội đã thực sự góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và dân cư phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp, lương thực, phân bón, cà phê, chế biến tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp, xuất nhập khẩu...
Công tác kho quỹ và kế toán: Luôn đảm bảo tuyệt đối an toàn tài sản không để xảy ra nhầm lẫn, mất mát trong khi thu, chi và vận chuyển trên đường đi. Kết quả thu được 471 tỷ đồng, chi 464 tỷ đồng. Các chị em ngân quỹ làm việc nhiệt tình, có trách nhiệm cao được khách hàng tin tưởng
Kế toán giám sát chặt chẽ trong khâu quản lý tài sản nói chung và tiền mặt nói riêng, luôn phải đảm bảo đúng theo các chế độ quản lý: Đối với cán bộ kiểm ngân phải đảm bảo đúng nguyên tắc, quy trình thu chi và luân chuyển chứng từ. Tác phong của nhân viên giao dịch nhiệt tình, vui vẻ, văn minh, lịch sự. Đối với công tác quyết toán đã hoàn thành tốt chính xác và kịp thời.
Các dịch vụ Ngân hàng ngày càng hoàn thiện và phát triển mang lại lợi ích kinh tế cho Ngân hàng và cho toàn xã hội như: Tài trợ các hoạt động xuất nhập khẩu, bảo lãnh, kinh doanh mua bán ngoại tệ, chuyển tiền trong phạm vi toàn quốc, tư vấn, dịch vụ kiều hối, thu đổi ngoại tệ... Nhận vốn và thực hiện uỷ thác tài trợ đầu tư của Ngân hàng thế giới (WB).
Nói chung, toàn thể cán bộ công nhân viên NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng Hà Nội dưới sự lãnh đạo của chi bộ, lãnh đạo và tổ chức đoàn thể đã có sự đoàn kết nhất trí, yên tâm công tác, vựơt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2.2. Thực trạng huy động nguồn vốn tại NHNo & PTNT quận Hai Bà Trưng Hà Nội.
2.2.1. Tình hình huy động nguồn vốn tại NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.
2.2.1.1. Quy mô và cơ cấu ngồn vốn huy động.
a. Quy mô nguồn vốn huy động.
Quy mô, nguồn vốn huy động được thể hiện trong bảng số liệu sau:
Bảng 2: Biến động nguồn vốn huy động từ 2000 đến 2004
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
Tổng nguồn vốn huy động
236.786
304.922
555.166
580.400
Tăng trưởng tuyệt đối
68.136
250.241
25.234
Tỷ lệ % biến động
128,78
182,07
104,55
Qua biểu đồ ta thấy tổng nguồn vốn huy động tăng nhanh qua các năm. Năm 2000 tổng nguồn vốn huy động đạt 236.786 triệu đồng, năm 2001 tổng nguồn vốn huy động là 304.922 triệu đồng, tăng 68.136 triệu đồng so với năm 2000, tỷ lệ tăng trưởng là 128,78%, năm 2002 tổng nguồn vốn huy động là 555.166 triệu đồng, tăng 250.244 triệu, tỷ lệ tăng trưởng đạt 182,07%, năm 2003 tổng nguồn vốn huy động là 580.400 triệu, tăng 25.234 triệu, tỷ lệ tăng trưởng đạt 104,55%.
Sự gia tăng một cách nhanh chóng của nguồnvốn là đã tạo đà và mở rộng đường thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tạo ra sức mạnh trong kinh doanh giúp ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận, điều đó chứng tỏ rằng hoạt động ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Hai bà Trưng đã có những bước phát triển đổi mới vượt bậc trong hoạt động kinh doanh. Có được những kết quả như vậy là do có sự nỗ lực, đồng tâm nhất trí của tập thể cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh, sự năng động sáng tạo tìm tòi, lựa chọn những bước đi phù hợp với điều kiện môi trường kinh tế, luôn chủ động đoán thời cơ, linh hoạt trong việc vận dụng chính sách phù hợp, tích cực vượt qua khó khăn. Hơn nữa, ngân hàng luôn đổi mới công nghệ, tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật, đa dạng hoá các hình thức huy động, tận dụng mọi nguồn vốn trong nước, mặt khác chi nhánh chấp hành tốt các quy định của pháp luật, các quy chế, chính sách, chế độ của ngành và các văn bản hướng dẫn hoạt động kinh doanh của ngân hàng, không ngừng học tập tìm hiểu các chế độ văn bản mới, làm tốt công tác kiểm tra giám sát. Ngoài ra chi nhánh còn được sự giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương và ban lãnh đạo, đã tạo điều kiện để chi nhánh hoạt động, thực hiệt tốt huy động nguồn vốn có hiệu quả.
b. Cơ cấu nguồn vốn huy động
Hiệu quả của nguồn vốn huy động không những phụ thuộc vào số lượng nguồn vốn huy động mà còn phụ thuộc khá lớn vào kết cấu của nguồn vốn huy động.
Kết cấu của nguồn vốn huy động NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng có sự thay đổi là do từng loại vốn mỗi loại vốn vốn huy động có những đặc điểm khác nhau. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu nguồn vốn huy động. Có thể do ảnh hưởng của tình hình kinh tế xã hội, chính sách của Nhà nước, tâm lý của người dân, hay ảnh hưởng của tỷ lệ lãi suất,.v..v. Qua bảng số liệu dưới đây ta có thể thấy rõ hơn sự biến động đó.
Bảng 3: Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng tại NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Gửi tổ chức kinh tế
44.330
18,72
54.513
17.88
77.830
14,02
80.206
13.82
- Không kỳ hạn
32.170
72,57
44.128
80,95
67.042
86,14
68.343
85.21
- Có kỳ hạn
12.160
27,43
10.385
19,05
10.788
13,86
11.863
14.79
2. Tiết kiệm dân cư
102.470
43,28
139.480
45,74
188.614
33,97
254.697
43.76
- Không kỳ hạn
1629
1,59
4.352
3,12
3.998
2,12
8.940
3.51
- Có kỳ hạn
100.841
98,41
135.136
96,88
184.616
97,81
245.575
96.47
3. Tổ chức tín dụng
1980
0,84
2.929
0,96
31.919
5,75
41.494
7,1
4. Phát hành giấy tờ có giá
88.000
37,17
108.000
35,42
256.803
46,26
205203
35,32
Tổng cộng
236.780
100
304.922
100
555.166
100
58.400
100
Nhìn vào bảng 3 ta thấy tổng nguồn vốn huy động liên tục tăng mạnh qua các năm, đặc biệt tăng nhanh năm 2002 nhưng tỷ trọng không đồng đều giữa các đối tượng khách hàng. Nhìn chung ta thấy nguồn vốn huy động chủ yếu từ tiền gửi dân cư và phát hành giấy tờ có giá. Tiền gửi dân cư, đây là nguồn tiền thường xuyên ổn định và có chi phí đầu vào thấp. Trong những năm tới, theo định hướng phát triển kinh tế của thành uỷ, uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội thì thu nhập của người dân sẽ từng bước tăng lên, do vậy ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Hai Bà Trưng - Hà Nội phải tập trung huy động nguồn vốn này.
Tiền gửi tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên tiền gửi tổ chức tín dụng có xu hướng đi lên. Năm 2002 chiếm 5,75%/tổng nguồn vốn. Năm 2003 chiếm 7,1%/tổng nguồnvốn. Nhìn vào trước mắt thì việc tăng trưởng nguồn vốn mạnh là tốt nhưng nếu lâu dài thì ngân hàng cần phải xem xét lại cơ cấu từng loại tiền gửi cho hợp lý, sao cho phù hợp với nhu cầu kinh doanh của ngân hàng. Bởi lẽ, tiền gửi tổ chức tín dụng tăng nhanh nhưng lãi suất đầu vào là lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động (với lãi suất của loại tiền gửi này thì chỉ có thể điều chuyển vốn lên NHNo& PTNT cấp trên, chứ nếu ngân hàng dùng để cho vay thì không có hiệu quả, vì lãi suất huy động là 0,65 - 0,68%/tháng, trong khi đó cho vay phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước lãi suất cũng như vậy), và bên cạnh đó thời hạn của loại tiền gửi này lại ngắn, không ổn định và phụ thuộc vào khả năng cân đối vốn của các ngân hàng thương mại, cho nên gây khó khăn cho việc điều hành cân đối vốn trong NHNo & PTNT quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. Nhiều khi ngân hàng không chủ động được trong điều hành vốn, dẫn tới không chủ động được việc mở rộng đầu tư tín dụng, do đó sẽ ảnh hưởng làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
- Tiền gửi tiết kiệm dân cư
Bảng 4: Biến động tiền gửi tiết kiệm dân cư qua các năm 2000 - 2004
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
Tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư
102.470
139.480
188.614
254.697
Tăng trưởng tuyệt đối
37.010
49.434
66.083
Tỷ lệ tăng trưởng %
136,12
195,23
136,24
Qua biểu đồ ta thấy tổng nguồn vốn huy động từ dân cư đều tăng dần trong các năm. Năm 2000 tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư của chi nhánh là 102.470 triệu đồng, năm 2001 huy động được 139.480 triệu đồng, tăng 37010 triệu đồng so với năm 2000, tỷ lệ tăng trưởng đạt 136.112%, năm 2002 huy động được 188.614 triệu đồng, tăng 49.434 triệu đồng so với năm 2001, tỷ lệ tăng trưởng đạt 135,32%, đến năm 2003 tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm dân cư đạt 254.697 triệu đồng, tăng 66.083 triệu đồng so với năm 2002, tỷ lệ tăng trưởng đạt 136,24%. Trong vòng 4 năm (từ năm 2000 đến 2004) nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tăng hơn 2 lần. Nếu giữ được tốc độ tăng như vậy thì lượng vốn tiết kiệm sẽ là một trong những nguồn vốn huy động có hiệu quả cao, tạo sự ổn định cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì nó luôn chiếm tỷ trọng lớn trong kết cấu nguồn vốn huy động.
Việc mở rộng hình thức huy động nguồn vốn, lãi suất huy động phù hợp, công tác chi trả thuận tiện nhanh chóng, uy tín của ngân hàng cũng có tác động mạnh đến nguồn tiền gửi này. Do đó để nguồn tiết kiệm tiếp tục tăng trong các năm tới, ngân hàng cần giữ vững uy tín của mình đối với khách hàng và có những chính sách phù hợp với những biến động của nguồn vốn này. Những nguyên do gây biến động đối với nguồn vốn thường được ấn định vào các thời điểm cụ thể như vào dịp cuối năm dân chúng rút tiền để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của mình hay ảnh hưởng của bất kỳ lý do khách quan như: biến động của thị trường tài chính tiền tệ thế giới, ảnh hưởng của thiên tai bão lụt, ảnh hưởng của các chính sách mới của Nhà nước, hay một vài yếu tố tâm lý lan truyền trong dân chúng đều tác động đến nguồn gửi tiết kiệm. Do đó ngân hàng luôn cần có lượng vốn để đáp ứng nhu cầu chi trả và duy trì hoạt động cho vay của mình .
* Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm dân cư
Bảng 5. Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm tại NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng Hà Nội.
Đơn vị: Triệu đồng
Tiền gửi
tiết kiệm
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Số tiền
Tỉ trọng (%)
Số tiền
Tỉ trọng (%)
Số tiền
Tỉ trọng (%)
Số tiền
Tỉ trọng (%)
Không kỳ hạn
3.035
2,96
7.730
5,54
9.750
5,17
14.255
3,89
* Bằng nội tệ
1.058
34,86
2.849
36,86
4.807
49,30
4683
37,59
* Bằng ngoại tệ
1.977
65,14
4.881
63,14
4.943
50,70
7772
62,41
Có kỳ hạn
99.435
97,04
131.750
94,46
178.864
94,83
242.242
95,11
* Bằng nội tệ
12.942
13,02
28.151
21,37
45.193
25,27
65.768
27,15
* Bằng ngoại tệ
86.493
86,98
103.599
78,63
133.671
74,73
176.474
72,88
Tổng cộng
102.470
100
139.480
100
188.614
100
254.697
100
(Trích từ hồ sơ quyết toán của Ngân hàng)
Nhìn vào bảng 2 ta thấy trong 4 năm qua tổng nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm tăng năm sau lớn hơn năm trước, tuy nhiên tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tăng chậm và chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm (bình quân chỉ chiếm khoảng 4,46%). Còn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm phần lớn (bình quân chiếm khoảng 95,44% tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm), mà lãi suất trả cho tiền gửi có kỳ hạn lại cao, do vậy sẽ ảnh hưởng đến lãi suất đầu vào của Ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến lãi suất đầu ra trong việc đầu tư tín dụng.
Bên cạnh đó nhìn vào bảng 5 ta còn thấy tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ (USD) chiếm tỷ trọng lớn và tăng mạnh hơn tiền gửi tiết kiệm nội tệ qua các năm, sở dĩ tăng như vậy là do tỷ giá đồng USD liên tục tăng trong các năm qua cho nên gây tâm lý không ổn định của người gửi tiền, người gửi tiền đã rút tiền gửi tiết kiệm nội tệ để mua ngoại tệ và chuyển sang gửi tiết kiệm ngoại tệ. Việc tăng tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ những năm gần đây chủ yếu tập trung vào tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, mà lãi suất tiền gửi ngoại tệ lại giảm liên tục trong thời gian qua, nên đã ảnh hưởng làm giảm thu nhập của NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng Hà Nội vì phải bù lỗ lãi suất (đây chính là rủi ro lãi suất mà NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng Hà Nội đã gặp phải trong thời gian này).
* Tiềngửi các tổ chức kinh tế
Bảng 6: Biến động nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế qua các năm 2000 - 2004.
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
44.330
54.513
77.830
80.206
Tăng trưởng tuyệt đối
10.183
23.317
2.376
Tỷ lệ tăng trưởng %
122,97
142,77
103,05
Qua bảng trên ta thấy nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế biến động như sau: năm 2000 lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 44.300 triệu đồng, năm 2001 là 54513 triệu đồng, tăng 10183 triệu đồng so với năm 2000, tỷ lệ tăng trưởng 122,97%, năm 2002 lượng tiền gửi đạt 77.830 triệu đồng tăng 23317 triệu đồng so với năm 2001, tỷ lệ tăng trưởng là 142,77%, năm 2003 lượng tiền gửi là 80206 triệu đồng, tăng 2376 triệu đồng so với năm 2002, tỷ lệ tăng trưởng đạt 101,05%.
Lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ lệ không cao từ 2000 - 2004 chi là 16,11% trong tổng nguồn vốn huy động. Là ngân hàng cấp 3 của NHNo & PTNT Việt Nam, những ưu thế về quan hệ hoạt động với các doanh nghiệp lớn chưa được phát huy triệt để, cho nên lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế chưa nhiều. Nhưng NHNo & PTNT quận Hai Bà Trưng đã có vị trí thuận lợi ở khu vực trung tâm, điều đó thể hiện khả năng huy động nguồn vốn ở hình thức tiền gửi tiết kiệm dân cư có một tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn huy động, trung bình từ năm 2002 - 2004 là 41,69 tỷ đồng.
Hiện nay NHNo & PTNT quận Hai Bà Trưng đang mở rộng và đặt mối quan hệ tín dụng với một số doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có lãi như: Tổng Công ty cà phê Việt Nam, công ty vàng bạc đá quý Hà Nội, LICOGI12, Công ty xuất nhập khẩu cà phê 1, Công ty Mai Động và một số công ty khác. Nhưng đây mới là các doanh nghiệp Nhà nước lượng tiền gửi vào ngân hàng còn nhỏ, bên cạnh đó nguồn tiền gửi này không ổn định, ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh toán cho doanh nghiệp, nhưng đã mở rộng được quan hệ, tạo được uy tín với nhiều doanh nghiệp, thì nguồn vốn tiền gửi này sẽ đóng một vai trò tích cực trong hoạt động huy động nguồn vốn của ngân hàng.
Xác định nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế là rất quan trọng bởi vì đây là nguồn vốn huy động ngắn hạn, có số dư ngắn và lãi suất thấp, nó góp phần mở rộng quy mô kinh doanh của ngân hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại. Thấy được tầm quan trọng đó nên trong thời gian qua NHNo & PTNT quận Hai Bà Trưng đã hết sức cố gắng nhưng cũng chưa đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng như: hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, các hình thức thanh toán qua ngân hàng còn hạn chế, phầm mềm chương trình giao dịch chưa được hiện đại hoá.
Tuy nhiên để đạt được kết quả như trên là sự cố gắng rất lớn của Chi nhánh NHNo & PTNT quận Hai Bà Trưng. Để từng bước khắc phục những khó khăn và tồn tại này thì ngân hàng cần áp dụng những biện pháp như: xây dựng chính sách khách hàng hai bên cùng có lợi, thiết lập mối quan hệ ổn định, tin cậy lẫn nhau, nhất là khách hàng lớn, khách hàng truyền thống.
Bảng 6: Cơ cấu tiền gửi của các tổ chức kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tiền gửi tổ chức kinh tế
44.330
100
54.513
100
77.830
100
80.206
100
Tiền gửi không kỳ hạn
- Nội tệ
- Ngoại tệ
32170
12850
19320
72,57
39,94
60,06
44.128
19.943
24.185
80,95
45,02
54,8
67.042
40.015
27.027
86,14
59,68
40,3
68.343
41.103
27.240
8521
60,01
39,99
Tiền gửi có kỳ hạn
- Nội tệ
- Ngoại tệ
12.160
1950
10.210
27,43
16,04
83,96
10.385
7050
3335
19,05
67,88
32,12
10.788
9.439
1.349
13,68
87,49
12,57
11.863
10548
1315
14,79
88,92
11,08
(Nguồn: Phòng nguồn vốn)
Nhìn vào bảng 6 ta thấy tiền gửi của các tổ chức kinh tế rất đa dạng về hình thức: nội tệ, ngoại tệ, có kỳ hạn, không kỳ hạn trong đó tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn. Bởi vì tiền gửi của các doanh nghiệp bắt nguồn chủ yếu từ các nguồn tạm thời nhàn rỗi, doanh nghiệp gửi vào ngân hàng để đảm bảo, một phần không nhỏ tiền gửi vào ngân hàng để thực hiện các giao dịch, tận dụng các tiện ích của ngân hàng, mục tiêu gửi tiền của các đối tượng này không vì mục tiêu lãi suất nên vấn đề lãi suất không quan trọng, gửi tiền vào để tránh tình trạng ứ đọng về vốn trong thời gian ngắn.
Để huy động tối đa nguồn này chi nhánh đã tạo mọi điều kiện để giúp đỡ các doanh nghiệp bằng các công nghệ hiện đaị, giúp các doanh nghiệp có điều kiện cạnh tranh lành mạnh đem lại hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh.
Chi nhánh có chính sách ưu đãi về vật chất cụ thể cho từng nhóm khách hàng phù hợp với chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ. Đối với khách hàng có uy tín, giao dịch thường xuyên với các giao dịch vay mượn, thanh toán, mua bán ngoại tệ, tiền gửi tại chi nhánh có giá trị lớn thì chi nhánh giảm lãi suất tiền vay, tăng lãi suất tiền gửi, giảm phí phục vụ, ưu tiên trong việc cung ứng, mua bán chuyển đổi ngoại tệ để giữ khách hàng.
Chi nhánh luôn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền theo yêu cầu đảm bảo đầy đủ đúng hạn cả vốn và lãi của mọi khoản tiền gửi.
Chi nhánh luôn đảm bảo bí mật số dư tiền gửi của khách hàng, từ chối việc điều tra, chuyển tiền gửi mà không được sự đồng ý của khách hàng, trừ trường hợp pháp luật quy định.
* Phát hành kỳ phiếu
Ngoài hai hình thức huy động vốn trên ngân hàng còn tiến hành nghiệp vụ phát hành kỳ phiếu nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh và cũng để thu hút về một phần tiền mặt trong lưu thông. Tình hình phát hành kỳ phiếu của ngân hàng được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 7: Phát hành kỳ phiếu.
Năm
2000
2001
2002
2003
Kỳ phiếu
88.000
10800
256.803
205.003
Tăng trưởng tuyệt đối
20.000
148.803
- 51.800
Tỷ lệ biến động %
122,73
237,78
79,8
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình phát hành kỳ phiếu của ngân hàng không ổn định, trong hai năm từ 2001, 2002 lượng tiền huy động từ phát hành kỳ phiếu luôn tăng mạnh, cụ thể là năm 2000 nguồn vốn huy động được từ phát hành kỳ phiếu là 88.000 triệu, năm 2001 huy động được 10800 triệu, tăng 20.000 triệu so với năm 2001, năm 2002 nguồn huy động là 256.803 triệu đồng, tăng 148.803 triệu, tỷ lệ tăng trưởng là 237,8. Nhưng đến năm 2003 nguồn vốn huy động từ kỳ phiếu chỉ còn 205.003 triệu, giảm 51.800 triệu so với năm 2002.
Nhìn chung lượng vốn huy đọng bằng kỳ phiếu chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn.
Như chúng ta đã biết, việc phát hành kỳ phiếu trái phiếu của ngân hàng nhằm thực hiện các chính sách tiền tệ của ngân hàng. Thực hiện phát hành kỳ phiếu trái phiếu căn cứ vào từng thời kỳ và sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên.
Từ năm 2000 hình thức huy động nguồn vốn bằng kỳ phiếu đã đem lại hiệu quả thiết thực thu hút.
b. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền.
Bảng 8.Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền.
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Loại tiền
2000
2001
2002
2003
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Nội tệ
93.780
39,68
140.670
46
320.989
57,82
302.504
52,12
Ngoại tệ quy đổi (USD quy đổi)
143.000
60,4
164.252
54
234.177
42,18
277.896
47,88
Tổng nguồn vốn huy động
236.780
100
304.922
100
555.166
100
580.400
100
(Nguồn: Phòng kế toán )
Từ bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng nguồn vốn nội tệ huy động có xu hướng tăng dần từ 2000 tỷ trọng là 39,6% đến 2001 là 46%, năm 2002 tăng lên 57,82%. Còn tỷ trọng ngoại tệ huy động của ngân hàng có xu hướng giảm từ 2002 chiếm 60,4% tổng nguồn vốn huy động rồi giảm xuống còn 54% năm 2001 và đến năm 2003 giảm còn 47,58% tồng nguồn vốn huy động . Tuy nhiên khối lượng nguồn vốn ngoại tệ mà ngân hàng huy động chiếm khá cao so với tổng nguồn vốn. Trung bình trong bốn năm 2001 - 2004, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ của ngân hàng chiếm trung bình 51,12% so với tổng nguồn vốn huy động. Sở dĩ tỷ trọng huy động ngoại tệ so với tổng vốn huy động cao như vậy là do đặc điểm tâm lý người dân Việt Nam hiện nay do họ thường dùng đồng USD để đo giá trị những hàng hoá tài sản có giá trị lớn như: Nhà cửa, xe máy, máy vi tính. Và các hàng hoá tiêu dùng cao cấp khác. Việc dùng USD để mua những hàng hoá có gía trị lớn đã trở thành một tập quán chung của thị trường, nói cách khác người Việt Nam hiện nay vẫn tin tưởng vào việc đảm bảo giá trị của USD hơn là của VNĐ.
2.2.1.2. Cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn.
Hoạt động huy động nguồn vốn với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định chưa đủ để đánh giá là hoạt động có hiệu quả. Hoạt động huy động nguồn vốn là hoạt động khởi đầu song phải gắn với hoạt động sử dụng vốn, hoạt động huy động huy động nguồn vốn phải lấy sử dụng vốn làm mục tiêu. Nếu nguồn vốn huy động thấp không đủ đáp ứng những nhu cầu sử dụng vốn làm cho ngân hàng bỏ qua cơ hội đầu tư có hiệu quả, hơn nữa nó còn giảm uy tín của khách hàng đối với ngân hàng. Ngược lại nếu huy động nguồn vốn quá nhiều vượt quá nhu cầu sử dụng vốn có hiệu quả sẽ gây tình trạng ứ đọng vốn, khoản ứ đọng vốn này phả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NH396.doc