LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. Ngân hàng thương mại và nghiệp vụ huy động vốn 3
1.1.1. Khái niệm và vai trò của NHTM 3
1.1.2. Khái niệm về nguồn vốn của Ngân hàng thương mại. 5
1.1.3. Tính chất và vai trò của công tác huy động vốn 5
1.1.3.1. Tính chất của nguồn vốn huy động. 5
1.1.3.2. Vai trò của công tác huy đông vốn. 6
1.1.4. Các hình thức huy động vốn. 8
1.1.4.1. Căn cứ theo thời gian huy động vốn. 8
1.1.4.2 Căn cứ vào đối tượng huy động vốn. 8
1.1.4.3. Căn cứ vào công cụ huy động vốn. 9
1.1.4.4.Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng huy động vốn. 12
1.1.5. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nghiệp vụ huy động vốn 17
1.1.5.1 Sự gia tăng ổn định của vốn huy động: 17
1.1.5.2 Tiết kiệm chi phí lãi và chi phí khác về huy động 18
1.1.5.3. Độ đa dạng các hình thức huy động: 19
1.1.5.4. Một số chỉ tiêu khác: 19
1.2. Kế toán huy động vốn. 20
1.2.1. Nhiệm vụ, yêu cầu của kế toán huy động vốn. 20
1.2.1.1 Nhiệm vụ : 20
1.2.1.2. Yêu cầu 20
1.2.2. Tài khoản sử dụng trong kế toán huy động vốn. 21
1.2.3. Chứng từ sử dụng: 21
1.2.4. Kế toán các hình thức huy động vốn. 22
1.2.4.1. Kế toán tiền gửỉ thanh toán. 22
1.2.4.1.1. Kế toán nhận tiền gửi: 22
1.2.4.1.2 Kế toán chi trả tiền gửi thanh toán: 23
1.2.4.1.3 Kế toán trả lãi tài khoản tiền gửi thanh toán 24
1.2.4.2 Kế toán tiền gửi có kỳ hạn 24
1.2.4.2.1 Kế toán nhận tiền gửi: 24
1.2.4.2.2 Kế toán chi trả tiền gửi: 25
1.2.4.2.3 Kế toán trả lãi tiền gửi có kỳ hạn: 25
1.2.4.3 Kế toán Tiền gủi tiết kiệm: 26
1.2.4.3.1 Kế toán tiền gửi tiết kiệm 26
1.2.4.3.2 Kế toán trả lãi tiền gửi tiết kiệm 26
1.2.4.4 Kế toán phát hành giấy tờ có giá 27
1.2.4.4.1 Kế toán phát hành GTCG theo mệnh giá 27
1.2.4.4.3 Kế toán phát hành giấy tờ có giá có chiết khấu 28
1.2.4.4.4 Kế toán phát hành giấy tờ có giá có phụ trội 29
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG SÔNG NHUỆ 31
2.1. Cơ cấu tổ chức hoạt động của Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Sông Nhuệ 31
2.1.1. Lịch sử ra đời và cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Sông Nhuệ 31
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển cua Chi nhánh ngân hàng công thương Sông Nhuệ 31
2.1.1.2 Cơ Cấu tổ chức của Ngân Hàng công thương Sông Nhuệ 32
2.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. 33
2.1.2.1. Thuận lợi. 33
2.1.2.2. Khó khăn. 34
2.1.3. Tình hình hoạt động của chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Sông Nhuệ. 35
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn. 35
2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn. 35
2.2. Thực trạng kế toán huy động vốn tại Chi nhánh Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ. 35
2.2.1. Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ 35
2.2.1.1. Công tác huy động vốn 35
2.2.1.2. Hoạt động thanh toán kho quỹ 35
2.2.1.3. Kết quả kinh doanh tại Chi nhánh. 35
2.2.2 Kế toán huy động vốn tại Chi nhánh NHCT Sông Nhuệ: 35
2.2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại chi nhánh 35
2.2.2.2. Ứng dụng tin học trong kế toán huy động vốn. 35
2.2.2.3. Các tài khoản sử dụng hạch toán. 35
2.2.2.4. Phương pháp hạch toán cụ thể 35
2.3. Nhận xét chung về huy động vốn và kế toán huy động vốn tại Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Sông Nhuệ . 35
2.3.1. Đánh giá chung : 35
2.3.1.1. Những kết quả đạt được 35
2.3.1.2. Những hạn chế 35
2.3.2. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác huy động vốn tại Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Sông Nhuệ 35
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN VÀ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG SÔNG NHUỆ 35
3.1 Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Sông Nhuệ 35
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ huy động vốn và kế toán huy động vốn tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Sông Nhuệ: 35
3.2.1. Tiếp tục đa dạng hoá các hình thức huy động vốn: 35
3.2.1.1 Đối với tiền gửi dân cư: 35
3.2.1.2. Đối với tiền gửi của các tổ chức kinh tế. 35
3.2.2 Cải tiến quy trình thanh toán 35
3.2.3. Hiện đại hoá kế toán ngân hàng 35
3.2.4. Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ đội ngũ cán bộ 35
3.2.5. Tăng cường mở tài khoản cá nhân, séc cá nhân, thẻ thanh toán 35
3.2.5.1. Đối với séc cá nhân 35
3.2.5.2. Đối với thẻ thanh toán 35
3.3. Một số đề xuất và kiến nghị để thực hiện giải pháp: 35
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước. 35
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước. 35
3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. 35
KẾT LUẬN 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
75 trang |
Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và hoàn thiện kế toán huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách hàng phải trả tiền để mua giấy tờ có giá theo mệnh giá, để khi đáo hạn khách hàng sẽ nhận được Số tiền = Mệnh giá + Lãi nắm giữ GTCG
* Giai đoạn phát hành
Ngân hàng bán GTCG cho khách hàng, có thể nhận bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Hạch toán:
Nợ : - TK thích hợp
Có : - TK mệnh giá GTCG
*. Hàng tháng, kế toán tính lãi và hạch toán vào tài khoản “ Tiền lãi cộng dồn dự trả”:
Nợ : TK Chi trả lãi phát hành GTCG
Có : TK Lãi phải trả về phát hành GTCG
*. Giai đoạn thanh toán GTCG
Các loại giấy tờ có giá được thanh toán khi hết kỳ hạn gửi. Khi khách hàng đến lĩnh tiền, kế toán làm thủ tục tất toán sổ kỳ phiếu, trái phiếu của khách hàng để lưu vào tập nhạt ký chứng từ, Hạch toán:
- Trả gốc: Căn cứ giấy lĩnh tiền, kế toán ghi:
Nợ : TK mệnh giá GTCG
Có : TK Thích hợp
- Trả lãi: Nợ : TK Lãi phải trả về phát hành GTCG
Có : TK Thích hợp
b. Kế toán phát hành GTCG trả lãi trước
* Giai đoạn phát hành
Khách hàng trả tiền mua giấy tờ có giá theo Số tiền = Mệnh giá - Lãi cho ngân hàng có thể bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Kế toán hạch toán :
Nợ : - TK Thích hợp
Nợ : - TK Chi phí chờ phân bổ
Có : - TK mệnh giá GTCG
* Hàng tháng, kế toán phân bổ số lãi vào tài khoản chi phí :
Hạch toán :
Nợ : TK Chi trả lãi phát hành GTCG
Có : TK Chi phí chờ phân bổ
* Giai đoạn thanh toán GTCG
Căn cứ vào giấy lĩnh tiền, kế toán ghi :
Nợ : TK Kỳ mệnh giá GTCG
Có : TK Thích hợp
1.2.4.4.3 Kế toán phát hành giấy tờ có giá có chiết khấu
a . Loại trả lãi trước :
Khoản lãi này cùng với khoản chiết khấu được khấu trừ vào mệnh giá GTCG, người mua GTCG chỉ phải nộp số tiền chênh lệch.
Số tiền trả lãi được hạch toán vào tài khoản chi phí chờ phân bổ, từng định kỳ sẽ phân bổ vào TK 803 cùng với khoản chiết khấu trong kỳ.
* Tại thời điểm phát hành GTCG
Nợ : TK thích hợp
Nợ : TK chiết khấu GTCG
Nợ : TK chi phí chờ phân bổ
Có : TK mệnh giá GTCG
* Hàng tháng phân bổ lãi và khoản chiết khấu trong kỳ
Nợ : TK chi trả lãi phát hành GTCG
Có : TK chi phí chờ phân bổ
Có : TK chiết khấu GTCG
b. Loại trả lãi sau : Hàng tháng phải hạch toán dự trả lãi trong kỳ cùng với phân bổ chiết khấu trong kỳ. Khi thanh toán GTCG sẽ trả lãi cho khách hàng cùng gốc.
* Tại thời điểm phát hành GTCG
Nợ : TK thích hợp
Nợ : TK chiết khấu GTCG
Có : TK mệnh giá GTCG
* Hàng tháng phân bổ lãi và khoản chiết khấu
Nợ : TK chi trả lãi phát hành GTCG
Có : TK lãi phải trả về phát hành GTCG
Có : TK chiết khấu GTCG
* Đến hạn thanh toán GTCG
Nợ : TK mệnh giá GTCG
Nợ : TK lãi phải trả về phát hành GTCG
Có : TK thích hợp
1.2.4.4.4 Kế toán phát hành giấy tờ có giá có phụ trội
a. Loại trả lãi trước :
* Kế toán tại thời điểm phát hành GTCG
Nợ : TK thích hợp
Nợ : TK chi phí chờ phân bổ
Có : TK phụ trội GTCG
Có : TK mệnh giá GTCG
* Hàng tháng phân bổ lãi theo định kỳ vào TK chi phí
Nợ : TK trả lãi phát hành GTCG
Có : TK chi phí chờ phân bổ
Đồng thời kế toán phân bổ khoản phụ trội trong kỳ
Nợ : TK phụ trội GTCG
Có : TK trả lãi phát hành GTCG
* Kế toán thanh toán GTCG có phụ trội
Nợ : TK mệnh giá GTCG
Có : TK thích hợp
b. Loại trả lãi sau :
* Kế toán tại thời điểm phát hành GTCG
Nợ : TK thích hợp
Có : TK phụ trội GTCG
Có : TK mệnh giá GTCG
* Kế toán phân bổ khoản phụ trội trong kỳ
Nợ : TK phụ trội GTCG
Có : TK trả lãi phát hành GTCG
Kế toán dự trả lãi trong kỳ
Nợ : TK trả lãi phát hành GTCG
Có : TK lãi phải thu về phát hành GTCG
* Kế toán trả lãi cho khách hàng khi đến hạn thanh toán
Nợ : TK mệnh giá GTCG
Nợ : TK lãi phải trả về phát hành GTCG
Có : TK thích hợp
Tóm lại, chương 1 đã nêu khái quat lý luận về hoạt động kinh doanh của NHTM, về nguồn huy động – Nguồn vốn chủ yếu sử dụng trong kinh doanh của NHTM. Những trình bầy trong chương này chỉ rõ vốn huy động có vai trò cực kỳ quan trọng, nó quyết định quy mô kinh doanh, tới năng lực cạnh tranh, tới khả năng thanh toán của Ngân hàng và do vậy góp phần không nhỏ vào sự tồn tại phát triển của Ngân hàng. Những nhận thức, lý luận trong chương 1 làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG II
Thực trạng nghiệp vụ huy động vốn và kế toán
huy động Vốn tại Chi nhánh Ngân hàng
Công thương Sông Nhuệ
2.1. Cơ cấu tổ chức hoạt động của Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Sông Nhuệ
2.1.1. Lịch sử ra đời và cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Sông Nhuệ
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển cua Chi nhánh NHCT-SN
6 tháng đầu năm 2006 chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây, từ tháng7/2006 Ngâ hàng công thương Sông Nhuệ được ngân hàng Công thương Việt Nam quyết định nâng cấp thành chi nhánh 1 phụ thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Năm 2006 tình hình kinh tế xã hội đất nước và tỉnh Hà Tây có nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế và dân cư cũng như kinh doanh dịch vụ ngân hàng như: tốc độ phát triển kinh tế tăng khá, sản xuất kinh doanh có bước phát triển, nhiều dịch vụ trong đời sống xã hội mở rộng, giá cả thị trường cơ bản ổn định, nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu. Tuy nhiên nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh của các đơn vị, tổ chức kinh tế vẫn đòi hỏi ngày càng lớn; một số doanh nghiệp xây dựng cơ bản khi công trình hoàn thành nhưng chậm có vốn thanh toán.
- Ngân hàng Công thương Việt Nam ban hành nhiều cơ chế, quy chế nghiệp vụ có hướng kinh doanh của một ngân hàng hiện đại và đưa nhiều sản phẩm ra thị trường.
- Chuyển từ chi nhánh cấp 2 lên chi nhánh cấp 1 Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp nhiều khó khăn trong quản trị điều hành và giao dịch như: nhiều nhiệm vụ công tác phát sinh và mới mẻ; lực lượng lao động chưa đủ để thực hiện ngay mô hình tổ chức do Ngân hàng Công thương Việt nam quy định như: thành lập Tổ quản lý nợ có vấn đề, Tổ quản lí rủi ro, Tổ kinh doanh ngoại tệ, Phòng Khách hàng cá nhân.
2.1.1.2 Cơ Cấu tổ chức của Ngân Hàng công thương Sông Nhuệ
Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ trước đây là chi nhánh cấp 2 thuộc Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây. Đến tháng7/2006 được nâng lên thành chi nhánh cấp I, do đó còn nhiều hạn chế về nguồn lao động cũng như vốn hoạt động. Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ đã mở 5 quỹ tiết kiệm và hiện cơ cấu tổ chức của Ngân hàng như sau:
Có 4 phòng nghiệp vụ:
- Phòng kế toán giao dịch
- Phòng tiền tệ kho quỹ
- Phòng khách hàng
- Phòng Tổ chức hành chính.
5 quỹ tiết kiệm trực thuộc.
Sơ đồ bộ máy tổ chức Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ
Ban giám đốc
Phòng thanh toán quốc tế
Phòng Kế toán giao
dịch
Phòng thông tin điện toán
Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng Khách hàng
Phòng Hành chính quản trị
Phòng giao dịch số
Phòng giao dịch số
Phòng giao dịch số
Phòng giao dịch số
Phòng giao dịch số
Quỹ tiết kiệm số
Quỹ tiết kiệm số
Quỹ tiết kiệm số
Quỹ tiết kiệm số
Quỹ tiết kiệm số
2.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
2.1.2.1. Thuận lợi.
Tốc độ phát triển kinh tế năm 2006 của tỉnh Hà Tây đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 19%, là mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm gần đây. Giá trị SX công nghiệp mở rộng tăng 22,5%, trong đó riêng công nghiệp tăng 24,6%, dịch vụ tăng 8,5%, nông lâm thủy sản tăng 2,6%. Kim ngạch xuất khẩu tăng 12,5%. Kim ngạch nhập khẩu tăng 11,7%. Vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tăng 14,2% đạt giá trị 24.900 tỷ đồng. Thu ngân sách Nhà nước tăng 1,7%.
Trong lĩnh vực Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách mới, nhiều văn bản pháp quy được ban hành theo hướng mở rộng quyền tự chủ và chịu trách nhiệm của NHTM.
Ngân hàng Công Thương Việt Nam thường xuyên nắm chắc tình hình, bám sát cơ sở, quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, đưa ra nhiều giải pháp tương đối cụ thể, phù hợp với thực tế phát triển kinh doanh trên địa bàn các thành phố.
Sau nhiều năm hoạt động Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ đã tạo dựng được uy tính và lòng tin với khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế.
2.1.2.2. Khó khăn.
Cạnh tranh giữa các Chi nhánh trong và ngoài hệ thống tiếp tục gay gắt cả về mạng lưới, lãi suất, công nghệ và lao động:
Các NHTM đồng loạt mở rộng mạng lưới hoạt động, ngay từ đầu năm có ngân hàng tăng lãi suất huy động cao hơn cho vay, thể hiện cạnh tranh không lành mạnh.
Hàng loạt ngân hàng có tiềm lực về tài chính, lao động đã nhanh chóng đổi mới công nghệ đưa ra nhiều tiện ích mới, mặc dù bước đầu sẽ thua lỗ.
Tuy vậy, nhờ sự quyết tâm của ban TGĐ, các phòng ban; Sự ủng hộ nhiệt tình của cấp ủy, chính quyền địa phương; Sự chia sẻ cảm thông của các chi nhánh làn anh làn chị trong và ngoài hệ thống; Cùng sự nỗ lực của cán bộ nhân viên chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ với tinh thần vừa làm vừa học, khắc phục khó khăn, từng bước đưa hoạt động kinh doanh dần ổn định và bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định để khẳng định mình trên thương trường.
Có thể nói năm 2006 là năm mà chi nhánh tiếp tục đạt được mức tăng trưởng khá trong kinh doanh, ổn định về đời sống, phục vụ tốt cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Hà Tây.
2.1.3. Tình hình hoạt động của chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Sông Nhuệ.
Trong những năm hoạt động vừa qua chi nhánh đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những chi nhánh hoạt động có hiệu quả. Với mục tiêu trở thành một chi nhánh vững mạnh, chi nhánh đã tiến hành nhiều biện pháp để xây dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh.
Hoạt động chủ yếu của Chi nhánh đó là tìm kiếm khách hàng mới bằng việc thu hút nhiều loại khách hàng: Từ dân cư, doanh nghiệp, tổng công ty... cụ thể đến 31/12/06 đã có 145 doanh nghiệp có quan hệ giao dịch với chi nhánh, trong đó có 57 doanh nghiệp nhà nước, 88 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 9 tổ chức đoàn thể khác. Trong khách hàng của Chi nhánh có nhiều Tổng công ty 90 - 91 thuộc mọi thành phần kinh tế đang hoạt động có hiệu quả. Cùng với đó là việc đa dạng các hình thức huy động vốn, cho vay và thanh toán quốc tế (không nhiều), nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng đến với Ngân hàng.
Tuy nhiên, để cho kinh tế ngoài quốc doanh của tỉnh có bước phát triển mới, các cấp ngành phải có chính sách rõ ràng, nhất là thủ tục cấp phép và ưu tiên cơ sở hạ tầng. Cấp uỷ chính quyền càn dành nhiều thời gian hơn nữa tới sự phát triển kinh tế ngoài quốc doanh.
Nhìn chung uy tín và niềm tin của khách hàng với Chi nhánh đã được nâng lên một bước rõ rệt, nhiều khách hàng lớn đã chủ động chọn Chi nhánh là Ngân hàng phục vụ chính.
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn.
Huy động vốn được xem là một trong những hoạt động quan trọng đối với Ngân hàng Thương mại nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ nói riêng. Trong hơn mười năm qua, cùng với sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh cùng với sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên, Chi nhánh đã tiến hành đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và lãi xuất. Do vậy, nguồn vốn huy động được của Chi nhánh đã tăng trưởng mạnh sau hơn mười năm hoạt động. Nguồn huy động của Chi nhánh chủ yếu dưới các hình thức:
- Tiền gửi của tổ chức kinh tế, dân cư.
- Phát hành các công cụ nợ như: Kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi.
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối
Tổng nguồn vốn huy động
1.273.600
2.036.000
+ 762.400
+ 59,86%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ năm 2005 – 2006)
Sau hơn mười năm đi vào hoạt động, Chi nhánh đã có những đóng góp đáng kể trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thông qua công tác huy động vốn có hiệu quả cao, đã đáp ứng được phần nào nhu cầu về vốn phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn, Chi nhánh đã nâng cao được hiệu quả của công tác huy động vốn. So với năm 2005 thì tốc độ tăng trưởng trong năm 2006 đạt 59,86%. So với chỉ tiêu được giao trong đề án phát triển kinh doanh trong địa bàn, tốc độ tăng trưởng về nguồn vốn đạt 407% .
Bằng các biện pháp, chính sách cụ thể, nguồn vốn của Chi nhánh ngày càng tăng với khối lượng vốn năm sau cao hơn hẳn năm trước. Trong hai năm hoạt động tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đã không ngừng tăng trưởng với cơ cấu phong phú, hình thức huy động ngày càng đa dạng. Đến cuối năm 2006, thì tổng nguồn vốn huy động được là 2.036.000 triệu đồng tăng 59.86% so với năm 2005. Kết quả này đã góp phần không nhỏ vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận cũng như thị phần hoạt động của Chi nhánh.
Như vậy, trong hai năm qua công tác huy động vốn của Chi nhánh đã đạt được những kết quả khá tốt đặc biệt là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt về lãi suất huy động giữa các ngân hàng hiện nay.
Đây có thể coi là thành công trong công tác quản lý và sử dụng hiệu quả các công cụ nợ, cũng như việc huy động vốn nhàn rỗi trên thị trường dể đưa vào đầu tư một cách có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư của thị trường hiện nay.
2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn.
Hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Chi nhánh là hoạt động cho vay. Lợi nhuận mang lại từ hoạt động cho vay thường chiếm tỷ lệ cao. Nguồn vốn huy động chủ yếu cho các thành phần kinh tế, phần vốn không sử dụng hết thường được ngân hàng điều chuyển để điều hoà cho các chi nhánh khác thiếu vốn. Sau đây là kết quả hoạt động cho vay trong hai năm vừa qua của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ:
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối
Tổng dư nợ
200.000
620.000
420.000
210%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ năm 2005 – 2006)
Từ thực tế trên ta thấy việc sử dụng vốn tại Chi nhánh tăng khá cao, mức tăng về cho vay đạt 420.000 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng về cho vay năm 2006 đạt 210% so với năm 2005. So với chỉ tiêu đề án phát triển kinh doanh trên địa bàn về tốc độ tăng trưởng về dư nợ đạt 214.6%. Điều này chứng tỏ khả năng và tiềm lực trong công tác sử dụng hiệu quả và tối đa nguồn vốn huy động được để cho vay với nền kinh tế mà dư nợ cho vay ở đây chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước (chiếm tới 51.6% tổng dư nợ vào năm 2006), các loại hình doanh nghiệp khác chiếm tới 42.8% tổng dư nợ, phần còn lại là cho vay hộ sản xuất và tư nhân cá thể.
Chất lượng tín dụng tại Chi nhánh tính đến thời điểm này được coi là tương đối tốt, chưa phát sinh nợ quá hạn. Đây có thể coi là tín hiệu tốt của thị trường với công tác cho vay của ngân hàng đồng thời cũng là cơ sở để
Chi nhánh phát huy hơn nữa công tác huy động vốn nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu vốn với nền kinh tế.
Trong kết cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng thì nguồn vốn dài hạn thường chiếm tỷ trọng khá cao gần 40% tổng vốn huy động. Đây là một điều kiện tương đối thuận lợi để từ đó Ngân hàng có thể tăng số lượng dư nợ trung và dài hạn. Tuy nhiên để tăng số dư nợ trung và dài hạn thì chi nhánh và cán bộ tín dụng cần tăng cường hoạt động thẩm định chặt chẽ các dự án cần sử dụng vốn trung và dài hạn.
2.2. Thực trạng kế toán huy động vốn tại Chi nhánh Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ.
2.2.1. Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ
2.2.1.1. Công tác huy động vốn
a . Cơ cấu nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh.
Với mục tiêu phát triển bền vững, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ đã thực hiện đa dạng hoá các hình thức, các biện pháp, các kênh huy động vốn khác nhau nhằm tạo cho nguồn vốn tăng trưởng ổn định. Hiện nay Chi nhánh đã và đang thực hiện tốt công tác huy động vốn. Nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu bao gồm: Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi khác.
Kết cấu nguồn vốn huy động tại Chi nhánh có sự biến động tăng giảm theo từng năm do nhiều nguyên nhân khác nhau, điều này được thể hiện qua các bảng sau:
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ phân theo loại tiền.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Mức thay đổi
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
Tuyệt đối
Tương đối
- N/vốn huy động
+ Bằng VNĐ
+ Bằng USD, EUR
1.273.600
1.086.380,8
187.219,2
100%
85,3%
14,7%
2.036.000
1.649.160
386.840
100%
81%
19%
562.779,2
199.620,8
51,8%
106,6%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ năm 2005 – 2006)
Qua bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu về nguồn vốn huy động có những biến động đáng kể. Tỷ trọng nguồn vốn huy động bằng USD, EUR có xu hướng tăng lên. Nếu năm 2005 vốn huy động bằng USD, EUR chỉ chiếm 14.7% tổng vốn huy động thì dến năm 2006 chiếm 19% tổng vốn huy động. Xét về mức tăng thì năm 2006 tăng tới 106,6% so với năm 2005. Ngược lại với sự tăng trưởng của đồng EUR, USD thì VNĐ lại có xu hướng giảm. Năm 2005 huy động bằng VNĐ chiếm 85,3% tổng vốn huy động thì đến năm 2006 giảm xuống còn 81% trong tổng vốn huy động. Còn xét về mức tăng thì năm 2006 tăng so với năm 2005 là 51,8%, thấp hơn so với tốc độ tăng của ngoại tệ.
Thực chất của sự thay đổi tỷ trọng và mức tăng không đều giữa vốn huy động bằng VNĐ và ngoại tệ là do tình hình kinh tế, chính trị thế giới trong những năm gần đây là bất ổn định, kéo theo nó là giá trị đồng tiền cũng thường xuyên biến động. Chính vì thế có thể coi đây là một nguyên nhân khách quan tác động tới việc huy động vốn của Chi nhánh.
Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ phân theo thành phần kinh tế.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Mức thay đổi
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
Tuyệt đối
Tương đối
- Tổng NVHĐ
+ TG của TCKT
+ TG của dân cư.
1.273.600
948.832
324.768
100%
74,5%
25,5%
2.036.000
1.571.792
464.208
100%
77,2%
22,8%
622.960
139.440
65,66%
42,94%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ năm 2005 – 2006)
Theo số liệu trên thì Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ trong hai năm nguồn từ TCKT trong dân cư đều có xu hướng tăng lên. Cụ thể: Nguồn huy động từ TCKT tăng về số tuyệt đối là 622.960 triệu đồng, số tương đối là 65,66%. Nguồn huy động từ dân cư tăng về số tuyệt đối là 139.440 triệu đồng, tương ứng với số tương đối là 42,94%. Tuy nhiên nguồn huy động từ TCKT thường chiếm tỷ trọng cao, và với tỷ trọng năm sau cao hơn năm trước. Nếu năm 2005 nguồn này chiếm tỷ trọng 74,5% thì đến năm 2006 nguồn này chiếm 77,2% trong tổng nguồn vốn huy động.
Nhìn chung nguồn vốn huy động từ các TCKT của Chi nhánh có những bước tiến mạnh, điều này chứng tỏ trong hai năm vừa qua Chi nhánh đã không ngừng thiết lập mối quan hệ với các TCKT trong tổ chức khác trong địa bàn. Đồng thời nguồn huy động từ dân cư cũng phần nào khẳng định hơn nữa uy tín của Chi nhánh.
Hình thức huy động nguồn vốn theo thời hạn cũng phần nào đánh giá được tính ổn định hay không ổn định của nguồn vốn huy động được. Do đó, ta có bảng số liệu sau:
Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ phân theo thời hạn.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Mức thay đổi
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
Tuyệt đối
Tương đối
- Tổng NVHĐ
+ TG không kỳ hạn
+ TG kỳ hạn <12 tháng
+ TG kỳ hạn >12 tháng
1.273.600
214.919,6
434.389,2
624.291,2
100%
16,87%
34,11%
49,02%
2.036.000
376.000
907.000
753.000
100%
18,47%
44,56%
36,98%
161.080,4
472.610,8
128.7088
74,95%
108,8%
20,62%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ 2005 – 2006)
Thông qua bảng 5 ta thấy qua hai năm:
* Tiền gửi không kỳ hạn tăng trưởng tương đối cao cụ thể: Năm 2005 thì tiền gửi không kỳ hạn là 214.919,6 triệu đồng, đến năm 2006 thì số này tăng lên 74,95% tức đạt 376.000 triệu đồng. Đây là một điều hết sức thuận lợi cho Chi nhánh vì nguồn tiền gửi không kỳ hạn có chi phí vốn nhỏ nhất so với các nguồn huy động theo thời hạn khác. Điều này chứng tỏ Chi nhánh đã có những biện pháp thích hợp để nâng cao công tác thanh toán.
* Về nguồn gửi kỳ hạn <12 tháng: Năm 2005 là 434.389,2 triệu đồng, đến năm 2006 là 907.000 triệu đồng. Như vậy, so với năm 2005 thì năm 2006 tăng về số tuyệt đối là 472.610,8 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 108,8%.
* Về nguồn gửi kỳ hạn > 12 tháng: Năm 2005 Chi nhánh huy động được 624.291,2 triệu đồng, đến năm 2006 là 753.000 triệu đồng. Như vậy, so với năm 2005 thì năm 2006 tăng 20,62%.
Việc gia tăng nguồn tiền gửi có kỳ hạn là một thuận lợi cho bản thân Chi nhánh bởi sự gia tăng này giúp Chi nhánh có nguồn vốn trung và dài hạn tương đối dồi dào để đầu tư vào các dự án mang tính dài hơn, lãi suất cao hơn, mang đến cho Chi nhánh nhiều lợi nhuận hơn và có kế hoạch thu hồi vốn đúng hạn.
Trong những năm gần đây, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ đã không ngừng mở rộng mạng lưới huy động, cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Chi nhánh không những mở rộng vốn nội tệ mà còn đa dạng hoá huy động vốn bằng ngoại tệ. Ta hãy xét qua bảng sau:
Bảng 6: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn phân theo loại tiền của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Mức thay đổi
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
Tuyệt đối
Tương đối
* TG không kỳ hạn
+ VNĐ
+ USD, EUR
214.919,6
212.856
2.063,6
100%
99,04%
0,96%
376.000
356.000
20.000
100%
94,68%
5,32%
143.144
17.936,4
67,25%
869,2%
* TG có kỳ hạn <12 tháng
+ VNĐ
+ USD, EUR
434.389,2
342.090
92.299,2
100%
78,75%
21,25%
907.000
700.840
206.160
100%
77,27%
22,73%
358.750
113.860,8
104,9%
123,4%
* TG có kỳ hạn >12 tháng
+ VNĐ
+ USD, EUR
624.291,2
531.054
93.237,2
100%
85,07%
14,93%
753.000
592.160
160.840
100%
78,64%
21,36%
61.160
67.602,8
11,5%
72,5%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ năm 2005 – 2006)
Từ bảng 6 ta thấy qua hai năm thì:
+ Nguồn tiền gửi không kỳ hạn là ngoại tệ tăng tương đối cao, tốc độ tăng của năm 2006 so với năm 2005 là 869,2%. Tuy nhiên, nguồn ngoại tệ chiếm tỷ trọng rất nhỏ vào năm 2005 là 0,96% và năm 2006 tăng lên chiếm 5,32%. Trong khi đó nguồn tiền gửi không kỳ hạn là VNĐ cũng tăng năm sau hơn năm trước là 67,25%.
+ Nguồn tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng là ngoại tệ vào năm 2005 là 92.299,2 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 21,25%, đến năm 2006 thì tăng lên 123,4% với tỷ trọng 22,73%. Nguồn tiền VNĐ cũng tăng đáng kể năm 2006 so với năm 2005 là 104,9%.
+ Nguồn tiền gửi có kỳ hạn > 12 tháng là ngoại tệ năm 2005 là 93.373,2 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 14,93% đến năm 2006 tăng lên là 72,5% chiếm tỷ trọng là 21,36%. Nguồn VNĐ cũng tăng năm 2006 so với năm 2005 là 11,5%.
Nhìn chung nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ có xu hướng tăng mạnh với tốc độ tăng luôn lớn hơn tốc tăng của nguồn tiền gửi bằng VNĐ. Do đó, tỷ trọng của nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ cũng được tăng lên khá cao vào năm 2006 so với năm 2005, đặc biệt là tốc độ tăng của nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ không kỳ hạn là tăng với tốc độ cao nhất. Như vậy, người gửi có xu hướng gửi ngoại tệ vào Ngân hàng, đây có thể nói là thành công của Ngân hàng trong việc đa dạng hoá việc huy độngvốn bằng ngoại tệ, đồng thời nó cũng được xem là một tâm lý chung của thị trường trước tình hình kinh tế biến động trong những năm gần đây.
Trên đây là những nét khái quát về cơ cấu nguồn vốn huy động và mức biến động của từng loại nguồn vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ.
b. Mạng lưới huy động vốn.
Một trong những giải pháp đầu tiên để Ngân hàng tiến hành huy động vốn và mở rộng mạng lưới huy động. Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ là một Ngân hàng hoạt động trên địa bàn tỉnh Hà Tây, là một tỉnh nằm sát Thành phố Hà Nội một trung tâm văn hoá chính trị của cả nước. Tuy vậy, ở đây cũng tập trung nhiều Ngân hàng khác dẫn đến có sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng khác trong cùng địa bàn. Do vậy, để huy động được một lượng vốn lớn thì Chi nhánh cần có một mạng lưới huy động rộng lớn. Tính đến nay Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ có 5 phòng giao dịch và 5 quỹ tiết kiệm. Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ cũng sẽ dự kiến mở thêm Chi nhánh cấp II khác trong những năm tiếp theo đây cũng được coi là một chiến lược trong việc huy động vốn của Chi nhánh.
*Tóm lại:
Như vậy, có thể nói công tác huy động vốn của Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Sông Nhuệ đã và đang đạt được những thành tích đáng khích lệ. Với kết quả này thì ta có thể nhận thấy được vai trò của Chi nhánh đối với việc tạo ra nguồn vốn lớn cho toàn hệ thống ngân hàng.
Với nhận thức đúng đắn vai trò của nghiệp vụ huy động vốn, sau hơn mười năm hoạt động Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Sông Nhuệ đã cố gắng hiện đại hóa các hình thức các biện pháp, các kênh huy động vốn khác nhau để tạo ra nguồn vốn tăng trưởng ổn định.
2.2.1.2. Hoạt động thanh toán kho quỹ
Cùng với sự phát triển kinh doanh và tăng doanh số cho vay, thu nợ của Ngân hàng hoạt động về nghiệp vụ thanh toán kho quỹ cũng phát triển theo, góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn cho nền kinh tế, hạn chế mứ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5573.doc