Danh mục sơ đồ và bảng biểu 1
Danh mục từ viết tắt 2
Phần mở đầu 3
Chương I:Cơ sở lí luận về hiệu quả kinh doanh. 5
I. Khái niệm hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng. 5
1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh. 5
2. Vai trò của hiệu quả kinh doanh. 7
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. 7
3.1. Các nhân tố bên ngoài. 7
3.1.1 Các yếu tố Thể chế- Luật pháp. 8
3.1.2 Các yếu tố kinh tế 9
3.1.3 Các yếu tố văn hóa-xã hội 9
3.1.4 Yếu tố công nghệ. 11
3.1.5 Toàn cầu hoá: 12
3.1.6. Môi trường thông tin. 12
3.2. Các nhân tố bên trong. 12
3.2.1 Nhân tố quản trị doanh nghiệp. 12
3.2.2. Nhân tố lao động và vốn. 13
3.2.3. Trình độ phát triển cơ sở vật chất kinh tế và ứng dụng khoa học kĩ thuật. 14
3.2.4. Vật tư, nguyên liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo vật tư nguyên liệu của doanh nghiệp. 14
II. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh. 14
1. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp. 15
2. Hiệu quả sử dụng vốn. 15
3. Hiệu quả sử dụng lao động. 16
4. Hiệu quả sử dụng chi phí. 17
5. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội. 17
5.1. Nộp ngân sách bình quân =MT/L 17
5.2. Thu nhập bình quân một lao động =TQL/L 18
III. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh. 18
1. Yêu cầu khi đánh giá hiệu quả kinh doanh. 18
2. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh. 19
Chương II. Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty. 20
I. Vài nét về công ty. 20
1. Quá trình hình thành và phát triển. 20
2. Tình hình sử dụng lao động của công ty. 22
3. Cơ cấu tổ chức của công ty. 23
3.1. Mô hình, cơ cấu tổ chức. 23
3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận 23
II. Khái quát thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty. 26
1. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 26
1.1. Các sản phẩm chủ yếu của công ty. 26
1.2. Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm. 30
1.3. Nguyên vật liệu. 31
1.4. Chi phí sản xuất. 33
1.5 Trình độ công nghệ. 34
1.6 Trình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm. 35
2. Những điểm mạnh, yếu trong sản xuất kinh doanh của công ty. 35
1.1 Những điểm mạnh trong sản xuất kinh doanh. 35
2.2 Những điểm yếu trong sản xuất kinh doanh. 36
II. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây. 38
1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh những năm gần đây của công ty Cổ Phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây. 38
2.Đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty. 40
2.1. Đánh giá chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp. 40
2.2.Đánh giá các chỉ tiêu sử dụng yếu tố sản xuất 43
2.2.1 Sử dụng lao động. 45
2.2.2 Sử dụng vốn. 47
2.2.3 Sử dụng nguồn lực chi phí: 49
2.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội. 49
III. Nguyên nhân kinh doanh không hiệu quả của công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây. 51
1. Nguyên nhân khách quan: 51
2. Nguyên nhân chủ quan: 52
2.1. Năng lực quản lí còn nhiều hạn chế, phương pháp bố trí sản xuất chưa khoa học gây tình trạng lãng phí trong sản xuất. 52
2.2. Công nghệ vẫn còn lạc hậu, chưa đồng bộ ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng sản phẩm. 52
2.3. Trình độ lao động vẫn còn những hạn chế nhất định, tổ chức quản lí và sử dụng lao động chưa phù hợp. 53
2.4. Về vấn đề sử dụng vốn. 53
2.5. Về hoạt động Marketing và bán hàng. 54
Chương III. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 55
I. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây. 55
1. Phương hướng của công ty: 55
2. Mục tiêu của công ty giai đoạn 2009-2011. 55
II. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 56
1. Đổi mới phương pháp quản lí. 56
2. Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp và đúng hướng. 57
3. Tập trung đầu tư, đổi mới trang thiết bị một cách đồng bộ để phát huy hết khả năng sản xuất. 58
4. Thúc đẩy mở rộng thị trường. 59
5. Sử dụng và bố trí lao động hợp lí, cơ chế trả lương thích hợp để phát huy năng lực của công nhân viên, kích thích quá trình lao động đạt năng suất cao. 62
6. Quản lí và sử dụng nguồn vốn một cách khoa học và hợp lí. Tăng cường huy động vốn để thúc đẩy sản xuất kinh doanh. 63
Kết luận 66
Tài liệu tham khảo 68
75 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Gíải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty để trình lên giám đốc. Ngoài ra phó giám đốc kinh doanh còn chịu trách nhiêm phê duyệt kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng tháng, kịp thời nắm bắt nhu cầu thị trường để điều tiết việc bán sản phẩm cho hợp lý; tổ chức nghiên cứu mở rộng thị trường. Phó giám đốc kinh doanh trục tiếp chỉ huy các phòng vật tư tiêu thụ sản phẩm và kinh doanh dịch vụ; thực hiện các công việc khác khi giám đốc giao.
Phó giám đốc tài chính: phụ trách các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính và việc lập kế hoạch, mục tiêu cho công ty nhằm đưa ra các mục tiêu phương hướng thích hợp với từng giai đoạn, thời kỳ trong công ty. Phó giám đốc tài chính trực tiếp chỉ huy phòng kế toán tài vụ; thực hiện các công việc khác do giám đốc uỷ quyền.
Các phòng ban khác:
Phòng tổ chức lao động tiền lương: tham mưu cho lãnh đạo, định ra đường lối sắp xếp, phân phối lao động một cách hợp lý, xây dựng kế hoạch cán bộ quản lý và các bộ phận khoa học kỹ thuật trong công ty, xây dựng chế độ tiền lương, thưởng,bảo hiêm xã hội.
Phòng hành chính: phụ trách việc tiếp khách và các thủ tục hành chính trong công ty.
Phòng vật tư, tiêu thụ sản phẩm: bộ phận tiêu thụ bán hàng có trách nhiệm nghiên cứu, thâm nhập khảo sát thị trường để từ đó đưa ra các phương án tiêu thụ tốt nhất, hiệu quả nhất nhằm thu hút số lượng lớn khách hàng tìm đến sản phẩm của công ty, đem lại doanh thu và lợi nhuận đáng kể.
Phòng kinh doanh phục vụ đời sống: quan tâm chăm lo đời sống các bộ, công nhân viên, đồng thời phụ trách việc tổ chức, giới thiệu và bán sản phẩm.
Phòng kế toán tài vụ: quản lý và chịu trách nhiệm chính trong vấn đề quản lý tài chính của công ty. Thực hiên các chế độ, chính sách kế toán hiện hành của nhà nước. Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đề ra những phương án, chiến lược tối ưu nhất phù hợp với quy mô sản xuất của công ty.
Các phân xưởng: bao gồm phân xưởng cơ điện và phân xưởng bia rượu.
- phân xưởng cơ điện có nhiệm vụ quản lý các loại máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất. Kiểm tra máy móc thiết bị trước và sau khi vận hành để phát hiện và xử lý kịp thời đối với mọi biến cố xảy ra nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra xuyên suốt, đảm bảo an toàn cho người lao động.
- Phân xưởng sản xuất bia, rượu: phụ trách sản xuất các sản phẩm của công ty.
Phòng kĩ thuật kiểm nghiệm KCS: Có nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới và nghiệm thụ sản phẩm hàng hoá; nghiên cứu, cải tạo, đổi mới quy trình công nghệ.
Qua sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây, ta thấy giữa các bộ phận, phòng ban và giám đốc, Hôi đồng quản trị có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trên cơ sở chức năng quyền hạn của mình, Giám đốc phân quyền cho các phó giám đốc. Trên cơ sở được phân quyền các phó giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo các phòng ban thực hiện các nhiệm vụ được giao. Giữa các phòng ban trong công ty cũng có sự phối hợp hoạt động với nhau, cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
II. Khái quát thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty.
1. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
1.1. Các sản phẩm chủ yếu của công ty.
Các sản phẩm của công ty rất đa dạng như: bia trong đó có bia hơi và bia chai, nước giải khát, bánh mứt và rượu. Nhưng trong đó thì sản phẩm chính của công ty là sản phẩm bia hơi mang thương hiệu Hado.
a/ Bia hơi Hado
Sản phẩm này luôn chiếm 80% tổng sản lượng bia sản xuất hàng năm (tương đương khoảng 8 triệu lít). Đặc biệt sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả phù hợp với đa số người tiêu dùng. Và thị trường chủ yếu của sản phẩm là tỉnh Hà tây cũ và các tỉnh lân cận.
QUY TRÌNH SẢN XUẤT BIA HƠI HADO
Làm sạch & nghiền
Lắng trong
Lên men
Đun hoa và lọc hoa
Dịch hoá,đườnghoá
Houblon
Nguyên liệu
H2O
Nạp CO2
Lọc bia
Bia hơi thành phẩm
Men giống
Chiết xuất
CO2
Nguồn: CTCP Liên hợp Thực phẩm Hà Tây
b/ Bia chai Hado.
Bên cạnh sản phẩm bia hơi, sản phẩm bia chai cũng được công ty tập trung sản xuất, với sản lượng hàng năm khoảng 2 triệu lít (chiếm 20% tổng sản lượng bia hàng năm).Sản phẩm này thường tiêu thụ mạnh vào các dịp lễ tết và mùa lạnh.
Bia chai Hado gồm 2 loại: bia chai 450 ml và 500 ml. Sản phẩm có thời hạn sử dụng là 4 tháng kể từ ngày sản xuất.
Hiện mức thuế đặc biệt đang áp dụng cho bia chai là 70%, với mức thuế cao như vậy, việc kinh doanh sản phẩm bia chai gặp nhiều khó khăn.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm bia chai là các vùng nông thôn lân cận,
QUY TRÌNH SẢN XUẤT BIA CHAI HADO
Làm sạch và nghiền
Lắng trong lạnh nhanh
Lên men
Đun hoa và lọc hoa
Dịch hoá, đường hoá
Houblon
Nguyên liệu
(Malt+Gạo)
H2O
Nạp CO2
Lọc bia
Đóng chai tiệt trùng
Dán nhãn
CO2
Men giống
Nguồn: CTCP Liên hợp Thực phẩm Hà Tây
c/ Sản phẩm nước giải khát có ga.
Đây là sản phẩm phụ của công ty, nhằm giải quyết việc làm cho cán bộ công nhân viên. Sản lượng nước giải khát hàng năm khoảng 200.000 đến 300.000 lít. Và lợi nhuận từ sản phẩm này là rất ít.
QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC GIẢI KHÁT CÓ GA
Máy vi lọc
Hạ nhiệt độ
Bão hoà CO2
Chiết chai, lon
Dập nút + ghép mí
Nước khoáng
Kiểm tra
Dán nhãn
Đường + hương liệu acid chanh + chất bảo quản
Nguồn: CTCP Liên hợp Thực phẩm Hà Tây
d/ Các sản phẩm khác
Bánh mứt: Thường được công ty sản xuất theo mùa vụ, vào dịp tết trung thu và tết cổ truyền. Doanh thu từ sản phẩm này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu của công ty.
-Rượu: Đây vốn là sản phẩm truyền thống của công ty, tuy nhiên từ năm 2008 công ty đã ngừng sản xuất do không có sức cạnh tranh trên thi trường và việc sản xuất không đem lại hiệu quả.
e/ Hoạt động cửa hàng và dịch vụ.
Vì lợi thế đất tại mặt đường công ty đã xây dựng nhà hàng và các quầy phục vụ ăn uống, giải khát sau đó cho cán bộ trong công ty đấu giá nhận khoán kinh doanh và một phần cho thuê kiốt.
1.2. Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm.
Doanh thu chủ yếu của công ty là từ sản phẩm bia hơi và bia chai (khoảng 90% tổng doanh thu). Những sản phẩm khác như nước giải khát, bánh mứt tết chỉ là sản phẩm sản xuất theo thời vụ với sản lượng thấp. Doanh thu từ cước vận chuyển là rất thấp do đây là phần phí vận chuyển them vào khi công ty phải vận chuyển bán sản phẩm đến các khách hàng ở xa nhà máy.
Ngoài ra công ty còn có lợi thế tận dụng để tăng doanh thu là một phần mặt bằng( sát mặt đường) để kinh doanh dịch vụ. Tuy nhiên khi Hà Tây sát nhập Hà Nội, Công ty có thể xem xét tiến hành mở rộng diện tích và đối tượng cho thuê để thu về lợi nhuận cao nhất.
Bảng 2: Chi tiết doanh thu theo sản phẩm của công ty.
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
Chi tiết doanh thu theo sản phẩm
2006
2007
2008
1
Tổng doanh thu thuần
26.382
(100%)
28.178
(100%)
29.324
(100%)
2
Sản xuất bia
(% so với doanh thu thuần)
22.893
(86,8%)
26.713
(95,1%)
28.574
(97,4 %)
3
Nước giải khát
(% so với doanh thu thuần)
696.
(2,6%)
503
(1,8%)
363
(1,2%)
4
Bánh mứt kẹo
(% so với doanh thu thuần)
739
(2,8%)
343
(1,2%)
160
(0,54%)
5
Rượu
(% so với doanh thu thuần)
22
(0,1%)
28
(0,1%)
36,65
(0,12%)
6
Cho thuê mặt bằng và dịch vụ
(% so với doanh thu thuần)
2.032
(7,7%)
192
(0,7%)
40,15
(0,14%)
7
Cước vận chuyển
0%
319
(1,1%)
Nguồn: CTCP Liên hợp Thực phẩm Hà Tây
1.3. Nguyên vật liệu.
- Malt: là một trong những nguyên liệu đầu vào chủ yêú để sản xuất bia,có nguồn gốc từ lúa mạch. Hiện tại hầu hết nguyên liệu này đều có nguồn gốc từ nước ngoài, được mua về qua các công ty xuất nhập khẩu. Trong thời gian gần đây giá Malt trên thế giới có xu hướng tăng đã làm ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của công ty.
Cuối năm 2006
Cuối năm 2007
Cuối năm 2008
Giá Malt ( đồng/kg)
9.500
16.000
19.000
Nguồn: CTCP Liên hợp Thực phẩm Hà Tây
- Hoa Houblon: Là thành phần quan trọng không thể thiếu trong sản xuất bia. Hoa Houblon có tác dụng mang lại hương thơm cho bia, tăng khả năng tạo và dữ bọt, tăng độ bền keo và ổn định thành phần sinh học của sản phẩm.
Cuối năm 2006
Cuối năm 2007
Cuối năm 2008
Giá hoa Houblon
280.000
1.100.000
1.300.000
Nguồn: CTCP Liên hợp Thực phẩm Hà Tây
- Gạo: cũng là một trong những sản phẩm trong sản xuất bia. Trong thời gian qua, giá gạo trên thị trường đã gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, làm đội giá thành sản phẩm.
- Men bia: là các loại vi sinh vật có tính chất lên men, giúp chuyển hoá đường thu được từ hạt ngũ cốc.
1.4. Chi phí sản xuất.
Bảng 3: Chi tiết chi phí sản xuất của công ty
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
Yếu tố chi phí
2006
2007
2008
1
Giá vốn hàng bán
tỉ trọng % so doanh thu thuần
20.449
77,5%
24.142
85,9%
24.780
87,92%
Sản xuất bia
18.153
23.392
23.797
Sản xuất nước giải khát
490
415
425
Sản xuất bánh mứt kẹo
610
189
256
Sản xuất rượu
22
33
39
Cho thuê mặt bằng và dịch vụ
1.174
113
263
2
Chi phí bán hàng
- Tỉ trọng % so doanh thu thuần
3.887
14,7%
2.764
9,5%
1.793
6,33%
3
Chi phí quản lí doanh nghiệp
- Tỉ trọng % so doanh thu thuần
1.007
3,8%
1.417
5%
1.468
5,3%
4
Chi phí tài chính
-Tỉ trọng % so doanh thu thuần
347
1,3%
1.460
5,2%
452
1,54%
Nguồn: CTCP Liên hợp Thực phẩm Hà
Ta thấy giá vốn hàng bán luôn chiếm phần lớn tổng chi phí của công ty, đây là đặc thù của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất. Năm 2007, giá vốn của bia tăng đột biến, chiếm đến 85,9 % doanh thu thuần xuất phát từ thực tế giá thành nguyên vật liệu đầu vào ( gạo, malt, men bia) tăng đột biến. Đến năm 2008 giá vốn hàng bán tăng lên đáng kể chiếm tới 87,92% doanh thu thuần.
Chi phí tài chính năm 2008 giảm đáng kể so với năm 2007 do công ty đã trả tiền gốc hơn 7 tỷ nợ ngân sách.
1.5 Trình độ công nghệ.
Hiện tại, kĩ thuật công nghệ của công ty chủ yếu áp dụng theo công nghệ của Cộng Hoà Liên Bang Đức.
Công nghệ và công suất của các bộ phận cấu thành như hệ thống nấu, hệ thống làm lạnh, hệ thống lên men của công ty hiện nay chưa đồng bộ nên chưa phát huy được tối đa công suất của các thiết bị trên.
Hệ thống nấu hiện tại có công suất thiết kế khoảng 20 triệu lít bia một năm, hệ thống làm lạnh đáp ứng được 12 triệu lít/năm, hệ thống lên men có công suất chỉ khoảng 10-12 triệu lít /năm. Trong thời điểm hiện tại, mức công suất này đáp ứng tốt khả năng tiêu thụ khoảng 10 triệu lít bia một năm của người tiêu dung đối với sản phẩm của công ty. Trong tương lai, nếu công ty mở rộng sản xuất kinh doanh, hệ thống làm lạnh và hệ thống lên men sẽ cần được mở rộng để đảm bảo sự đồng bộ cho việc tăng sản lượng bia cung cấp ra thị trường.
1.6 Trình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống các tiêu chuẩn và quy định thống nhất, từ khâu nguyên vật liệu đầu vào đến khâu thành phẩm tiêu thụ. Doanh nghiệp đã đăng kí quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn cơ sở. Theo quy định của Bộ Y Tế, Sở Y Tế Hà Tây(cũ) và trung tâm y tế dự phòng Hà Tây theo định kì lấy mâu xét nghiệm kiểm tra các chỉ tiêu hoá lí, kiểm nghiệm vi sinh trên từng loại sản phẩm.
Phòng kĩ thuật chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phâm trên từng công đoạn sản xuất, đảm bảo sản phẩm khi được đưa đến các đại lí tiêu thụ đạt tiêu chuẩn cả về mặt cảm quan lẫn hương vị sản phẩm.
2. Những điểm mạnh, yếu trong sản xuất kinh doanh của công ty.
1.1 Những điểm mạnh trong sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây là công ty cổ phần có dây chuyền sản xuất công nghệ được đảm bảo thông suốt từ trên xuống dưới. Những công nghệ mới được đưa vào sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Những công nghệ này được nhập từ nước ngoài, cùng với các công nhân kĩ thuật cao được đào tạo cơ bản do các chuyên gia hướng dẫn nên đáp ứng được các nhu cầu đặt ra để nâng cao năng suất lao động, tận dụng được nguồn lực sẵn có và tạo thế chủ động cho công ty.
- Với sản phẩm chủ yếu của công ty là bia, rượu và các loại nước giải khát...thì phương thức sản xuất kinh doanh là một điều kiện hết sức thuận lợi cho công ty tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm của mình, mở rộng thị trường tiêu thụ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Công ty có được mối quan hệ mật thiết với những cơ sở cung cấp nguyên liệu trong và ngoài nước. Công ty đã tạo được chữ tín để kinh doanh lâu dài trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Công ty đã có nguồn cung cấp nguyên liệu đầy đủ và có chất lượng.
- Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, kĩ thuật tay nghề cao. Họ là những người đã gắn bó và tâm huyết với công ty trong khoảng thời gian khá dài.
- Công ty nằm ở trung tâm Hà Đông nên có vị trí thuận lơi trong việc phát triển các cửa hàng tiêu thụ sản phẩm, thuận tiện về giao dịch mua bán, thu thập thông tin thị trường. Ngoài ra có thể cho thuê mặt bằng để tăng thêm doanh thu cho công ty.
2.2 Những điểm yếu trong sản xuất kinh doanh.
Một công ty dù có rất nhiều những lợi thế, những điểm mạnh bao giờ song hành với nó là những điểm yếu, những khó khăn mà công ty phải khắc phục. Và công ty Cổ Phần LHTP Hà Tây cũng không loại trừ. Bên cạnh những ưu điểm trên, công ty vẫn còn những khó khăn tồn tại trong việc nâng cao hiệu quả sản xu kinh doanh.
Vấn đề kĩ thuật công nghệ: Ngoài những dây chuyền máy móc nhập từ nước ngoài còn lại một loạt những máy móc đã lạc hậu so với sự phát triển một cách nhanh chóng hiện nay. Mặt khác những máy móc mới đó chưa đồng bộ nên chưa phát huy được hết công suất. Đây là một lí do làm hạn chế sức sản xuất sản phẩm của công ty.
Công tác kinh doanh của công ty bao gồm: thu thập thông tin, xử lí thông tin và ra quyết định kinh doanh. Đối với công ty cổ phần LHTP Hà Tây thì các khâu này hoạt động rất thủ công. Các khâu của hoạt động này rất cần sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại như: dịch vụ mạng internet, các phương pháp nghiên cứu hiện đại, các ứng dụng thương mại điện tử Email...Những hạn chế về kỹ thuật này gây ra tình trạng thiếu thông tin, lúng túng trong lựa chọn phương án kinh doanh, không xử lí và phân loại thông tin thứ cấp.
Về thị trường: Thị trường của công ty về cơ bản vẫn còn rất nhỏ. Trong khi thị trưòng về mặt hàng của công ty rất nhiều nhưng lượng sản phẩm của công ty cung cấp trên thị trường không lớn, đây là thiếu sót của công ty khi không quan tâm nhiều đến nghiên cứu nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng dẫn đến sản phẩm của công ty chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Hiện nay, công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường của công ty rất kém, công ty chưa có biện pháp nghiên cứu của riêng mình, nên việc nắm bắt nhu cầu không nhanh nhạy làm cản trở việc nâng cao hiẹu quả sản xuất kinh doanh.
Vấn đề vốn: Việc sản xuât đòi hỏi phải có lượng vốn lưu động lớn, trong khi nguồn vốn của công ty không lớn. Nợ nhiều, công ty phải trả lãi nhiều làm lợi nhuận của công ty giảm đi, phải đối mặt với thanh toán nợ đến hạn.
Vấn đề lao động: Tuy công ty có lượng công nhân có trình độ tay nghề cao, có kinh nghiệm tốt nhưng lượng lao động này không thể duy trì được lâu do tuổi tác, sức khoẻ và sự tiếp thu công nghệ không nhanh nhạy. Bên cạnh đó công ty còn rất nhiều lao động trẻ mới vào công ty nên trình độ còn thấp kém chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy việc đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân trong công ty là rất quan trọng và cần thiết.
Nguyên liệu: nguyên liệu làm bia của công ty chủ yếu nhập từ nước ngoài nên giá cao và tăng giảm thất thường, điều này làm công ty bị thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Vấn đề chính sách: Bất cứ công ty nào tồn tại trên một vùng lãnh thổ đều chịu sự tác động của những chính sách của lãnh thổ đó. Chính vì vậy mà những chính sách về thuế, chính sách phát triển ngành, hay chính sách hỗ trợ người tiêu dùng cũng gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
II. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây.
1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh những năm gần đây của công ty Cổ Phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây.
Là công ty thành lập được nhiều năm, công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây không ngừng cố gắng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất gửi tới khách hàng, từ mẫu mã tới chất lượng sản phẩm. Trong những năm gần đây công ty đã 3 lần được nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3, hạng 2 và sản phẩm của công ty đã nhận được nhiều huy chương, bằng khen tại các hội chợ trong và ngoài tỉnh.
Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty một số năm gần đây được khái quát qua bảng số liệu sau:
Bảng 4: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Doanh thu
thuần
26.382.449.770
28.065.688.785
29.324.118.653
Giá vốn
hàng bán
20.449.012.707
21.871.615.595
21.233.241.522
Lợi nhuận
sau thuế
650.383.688
885.386.583
926.250.716
Nguồn: CTCP Liên hợp Thực phẩm Hà Tây
Trong 3 năm gần đây doanh thu, lợi nhuận của công ty có tăng so với các năm trước. Doanh thu thuần năm 2007 so với 2006 tăng 1,683 tỉ đồng tương đương với 6,4 %, năm 2008 tăng 1,295 tỷ đồng tương đương với 4,48 %. Lợi nhuận năm 2007 so với năm 2006 tăng 0,235 tỷ đồng tương đương với 36 %, năm 2008 so với năm 2007 là 0,41 tỷ đồng tương đương với 4,63 %. Tuy các chỉ số trên có tăng nhưng tăng với tỉ trọng không đáng kể, điều này một phần là do năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, mặt khác còn chịu những tác động của các nhân tố bên ngoài. Việc gia nhập WTO mang lại những cơ hội nhưng bước đầu sẽ đem đến cho doanh nghiêp nhiều khó khăn hơn, tình hình nền kinh tế thế giới đang lâm vào suy thoái, và giá thành của các nguyên vật liệu tăng cao. Tất cả đều ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
Bảng 5: Cơ cấu vốn của công ty cổ phần LHTP Hà Tây
Đơn vị tính: 1.000.000VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng tài sản
36.305,8
100
37.573,6
100
38.366.3
100
Tài sản
ngắn hạn
9.419,1
26
10.779,9
28,6
10.579
27,6
Tài sản
dài hạn
26.886,7
74
26793,7
71,4
27787,3
72,4
Tổng nguồn vốn
36.305,8
100
37.573,6
100
38.366.3
100
Nợ phải trả
14.885,5
41
15.740,9
41,9
16.830,5
43,9
Nguồn vốn
CSH
21.420,3
59
21.832,7
58,1
21.535,8
56,1
Nguồn: CTCP Liên hợp Thực phẩm Hà Tây
Qua bảng trên ta thấy, trong 3 năm gần đây, tổng tài sản và nguồn vốn của công ty không ngừng tăng lên. Điều đó chứng tỏ quy mô sản xuất của công ty đang được mở rộng. Không chỉ thế, ta còn thấy tỉ trọng vốn cố định ngày càng tăng trong khi tỉ trọng vốn lưu động ngày càng giảm. Như vậy công ty vẫn chú trọng đầu tư vào tài sản dài hạn như: máy móc, dây truyền công nghệ
Năm 2008, tuy có nhiều khó khăn thách thức song công ty vẫn không ngừng cố gắng. Ngoài việc duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định chất lượng sản phẩm, Công ty còn tập trung đầu tư nâng công suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng đủ bia phục vụ nhu cầu của thị trường.
2.Đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty.
2.1. Đánh giá chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp.
Bảng 6: Số liệu phân tích chỉ tiêu tổng hợp.
(Đơn vị tính: triệu đồng)
STT
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
1
Doanh thu thuần
26.382
30.178
29.324
2
Chi phí trong kì
25.690
29.783
28.474
3
Lợi nhuận trước thuế(tr.đ)
650
395
850
4
Lợi nhuận sau thuế(tr.đ)
650
395
850
Nguồn:Phòng kế toán của
Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy doanh thu và chi phí luôn biến động qua các năm, riêng năm 2007 doanh thu đạt cao nhất, tăng 1,14 lần so với năm 2006. Nhưng chi phí lại rất cao chính vì vậy mà năm 2007 là năm công ty đạt được mức lợi nhuận thấp nhất. Ngoài ra mức chi phí năm 2007 tăng gấp 3 lần so với năm 2006 do phải hoàn trả lãi vay 1,08 tỷ từ số tiền 9,7 tỷ vay nhà nước. Năm 2008, doanh thu và chi phí sản xuất được cải thiện, lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên đáng kể ( tăng 115 % so với năm 2007). Đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với công ty trong giai đoạn nền kinh tế đang lâm vào khủng hoảng.
Để xem xét trên góc độ hiệu quả kinh doanh thì các chỉ tiêu này chưa phản ánh được quy mô sản xuất và chi phí bỏ ra nên ta chưa thể đánh giá về tính hiệu quả thông qua các chỉ tiêu này mà chỉ xem xét kết quả đạt được. Như vậy để thấy rõ hơn hiệu quả trong kinh doanh, ta phân tích đánh giá qua các chỉ tiêu:
Bảng 7: Nhóm chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp.
STT
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Chênh lệch
2007/2006
2008/2007
1
Lợi nhuận sau thuế(tr.đ)
650
395
850
-255
455
2
Hiệu quả tổng hợp (H)
1,05
1,03
1,08
-0.02
0,05
3
Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu(Lần)
0,0246
0,0130
0,0289
-0.0116
0,0519
4
Tỷ suất lợi nhuận / chi phí( lần)
0,0253
0,0133
0,0298
-0.012
0,0165
Nguồn: CTCP Liên hợp Thực phẩm Hà Tây
Hiệu quả kinh doanh tổng hợp (H):
H>1 chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpđều mang lại hiệu quả. Năm 2006, nếu bỏ ra một đồng chi phí thì thu lại được 1,05 đồng giá trị sản xuất, năm 2007 là 1,03 đồng, năm 2008 là 1,08 đồng. Mặc dù hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có tăng nhưng không đáng kể vẫn còn ở mức thấp làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận /doanh thu, tỷ suất lợi nhuận /chi phí.
Chỉ tiêu này cho biết bỏ ra một đồng doanh thu (chi phí) thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao càng tốt đối với doanh nghiệp.
Trong giai đoạn 2006-2008, năm 2007 là năm cả 2 chỉ tiêu trên đều giảm. Đây là giai đoạn khó khăn chung nên doanh nghiệp khó có thể tránh khỏi, nhưng sang năm 2008 thì cả 2 chỉ tiêu trên đều tăng vượt mức năm 2006. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ doanh nghiệp đang từng bước khắc phục trong môi trường nền kinh tế gặp khó khăn.
Tuy nhiên ta thấy rằng nguyên nhân chủ yếu là do giá thành sản xuất ở mức cao, nguyên vật liệu đều phải nhập từ nước ngoài nên giá thành bị phụ thuộc. Chính vì vậy công ty không có sự chủ động trong sản xuất kinh doanh.
Qua phân tích chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp ở trên đã phản ánh khái quát kết quả cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Liên hợp thực phẩm trong 3 năm qua. Nhận xét về mặt định lượng có thể thấy, mặc dù doanh thu và chi phí qua các năm có tăng nhưng lợi nhuận không tăng đều do chi phí tăng nhiều hơn so với doanh thu do chi phí không ổn định. Hiệu quả kinh doanh của công ty không cao, điều này được thể hiện thông qua con số tương đối ở trên mà nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinh doanh không cao do tổng chi phí ở mức độ cao, tốc độ tăng của chi phí tăng gần như bằng tốc độ tăng của doanh thu. Do vậy những năm tới doanh nghiệp cần khắc phục tình trạng này.
2.2.Đánh giá các chỉ tiêu sử dụng yếu tố sản xuất
Bảng 8: Số liệu phân tích các nhóm chỉ tiêu liên quan.
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Chênh lệch
2007/2006
2008/2007
1
Doanh thu thuần
26382
30178
29324
3796
-854
2
Chi phí trong kì
25690
29783
28474
4093
-1309
3
Vốn kinh doanh
36305
37573.6
38366
1268.6
792.4
4
Vốn lưu động
8967
9257
9262
290
5
5
Vốn cố định
27338
28316
29014
978
698
6
Lợi nhuận thuần
650
395
850
-255
455
7
Số lao động bình quân
395
350
340
-45
-10
8
Tổng mức nộp ngân sách
11892
12963
13481
1071
518
9
Tổng quỹ lương
3404
3441
4114
137
4
10
Tổng giá trị sản xuất
27096
30962
30874
3866
-88
Nguồn: CTCP Liên hợp Thực phẩm Hà Tây
Nguồn vốn kinh doanh của công ty: Nguồn vốn kinh doanh của công ty được hình thành từ 3 nguồn chính:
+ Nguồn vốn do tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước(SCIC)
+ Công ty vận tải dầu khí Việt Nam( Falcon).
+ Ông Đỗ Quốc Thái
Và một số cổ đông khác.
Giai đoạn trên ta thấy nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tăng. Trong cơ cấu vốn kinh doanh, vốn cố định vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhưng có xu hướng giảm, vốn lưu động ngỳa càng tăng lên là tiền đề để công ty tăng khả năng sử dụng vốn, đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh cả khâu sản xuất lẫn tiêu thụ sản phẩm.
Tổng mức nộp Ngân sách: Các khoản nộp ngân sách bao gồm:
- Khấu hao
-Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn.
- Thuế.
- Nộp từ hoạt động kinh doanh.
- Nộp khác.
Trong 3 năm gần đây nói chung lợi nhuận, doanh thu, quỹ tiền lương, vốncủa công ty đều tăng dẫn đến mức nộp ngân sách có xu hướng tăng, năm 2008 mức nộp ngân sách là 13481 triệu đồng, tăng gấp 1,14 lần so với năm 2006.
Bảng 9: Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
STT
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Chênh lệch
2007/2006
2008/2007
1
NSLĐ bình quân/năm (tr.đ)
68.60
88.46
90.81
19.87
2.34
2
LNBQ 1 lao động/năm (tr.đ)
1.65
1.13
2.5
-0.52
1.37
3
Hệ số doanh lợi(%)
0.018
0.011
0.222
-0.007
0.212
4
Hiệu quả sử dụng vốn KD(lần)
0.73
0.803
0.76
0.076
-0.039
5
Tỉ suất lợi nhuận VLĐ (%)
0.072
0.043
0.092
-0.030
0.049
6
Tốc độ chu chuyển VLĐ(ngày)
124
112
115
-12
3
7
Vòng quay VLĐ (vòng)
2.94
3.26
3.17
0.32
-0.09
8
Hiệu quả sử dụng chi phí (lần)
1.03
1.013
1.03
-0.014
0.017
9
Mức sinh lợi 1đơn vị chi phí(lần)
0.025
0.013
0.030
-0.012
0.017
10
Nộp NS bình quân(trđ/năm)
30.1
37.04
39.65
6.94
2.61
11
Thu nhập bình quân 1LĐ (trđ/t)
0.86
0.98
1.21
0.054
0.05
Nguồn: CTCP Liên hợp Thực phẩm Hà Tây
Để hiểu rõ hơn về hiệu quả kinh doanh của công ty trong 3 năm qua, chúng ta nghiên cứu hiệu quả sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm:
2.2.1 Sử dụng lao động.
Lao động là nhân tố trực tiếp tác động các yếu tố của quá trình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1876.doc