Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Rising Dragon

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC SƠ ĐỒ

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1

1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài 1

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài 1

1.3 Các mục tiêu nghiên cứu 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu 2

1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung 2

1.5.3 Một số lý luận cơ bản về khách sạn và kinh doanh khách sạn 2

1.5.2 Kinh doanh lưu trú 3

1.5.3 Phân định nội dung nghiên cứu vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn 5

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH LƯU TRÚ CỦA KHÁCH SẠN RISING DRAGON 12

2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Rising Dragon 12

2.1.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp 12

2.1.2 Phân tích dữ liệu thứ cấp 12

2.2 Đánh giá tổng quan và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Rising Dragon 12

2.2.1 Giới thiệu khách sạn Rising Dragon 12

2.2.2 Kết quả kinh doanh của khách sạn Rising Dragon năm 2009 15

2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Rising Dragon 16

2.3 Kết quả phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh lưu trú của khách sạn Rising Dragon 20

2.3.1 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả 20

2.3.2 Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú khách sạn Rising Dragon đã áp dụng 23

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH LƯU TRÚ TẠI KHÁCH SẠN RISING DRAGON 24

3.1 Một số phát hiện và kết luận qua nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Rising Dragon 24

3.1.1 Ưu điểm và nguyên nhân 24

3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân 25

3.2 Mục tiêu và phương hướng kinh doanh của khách sạn Rising Dragon 26

3.3. Một số giải pháp và đề xuất nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Rising Dragon 27

3.3.1 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Rising Dragon. 27

3.3.2 Một số kiến nghị 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5483 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Rising Dragon, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kĩ năng, thái độ,…của các bộ phận trên là các yếu tố tạo nên sự thỏa mãn về nhu cầu của khách, hoặc sự không hài lòng của khách. Nên nhân tố này có tác động quan trọng đến hiệu quả kinh doanh lưu trú của khách sạn. - Vốn: Trong kinh doanh lưu trú, vốn đầu tư ban đầu (xây khách sạn, trang thiết bị trong phòng …) rất lớn. Do đó, vốn sẽ là căn cứ tác động đến quy mô kinh doanh lưu trú cũng như là giá phòng và các dịch vụ khác trong khách sạn. Thông thường việc đầu tư ban đầu sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế đạt được. Song đầu tư là đòi hỏi mục tiêu không ngừng nâng cao văn minh phục vụ người tiêu dùng, thu hút khách du lịch tạo ra tính cạnh tranh cao cho doanh nghiệp và cũng là mục tiêu chiến lược nâng cao hiệu quả kinh doanh về lâu dài. - Cơ sở vật chất kỹ thuật: Trong kinh doanh lưu trú, cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn, cũng như tiện nghi của các trang thiết bị trong phòng chính là yếu tố đầu tiên và hữu hình để thông qua đó khách hàng cảm nhận, đánh giá về chất lượng của dịch vụ lưu trú. Vì vậy, đây cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn. - Chất lượng phục vụ: Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh lưu trú của khách sạn. Nâng cao chất lượng phục vụ sẽ làm tăng chi phí kinh doanh, song nếu chất lượng phục vụ tốt sẽ là yếu tố quyết định đến số lượng phòng khách thuê. Do vậy, nâng cao chất lượng phục vụ là một trong những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú của khách sạn. Chất lượng phục vụ trong kinh doanh lưu trú được quyết định bởi các yếu tố: nhân viên phục vụ, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật, quy trình phục vụ. - Trình độ tổ chức quản lý: Sự gắn kết và phối hợp nhịp nhàng giữa bộ phận lễ tân, bộ phận buồng sẽ tạo ra hiệu quả hoạt động kinh doanh lưu trú, giảm thiểu đến mức thấp nhất những sai sót có thể xảy ra khi khách lưu trú tại khách sạn. - Chính sách kinh doanh: Các yếu tố về giá cả, số lượng, chất lượng của sản phẩm dịch vụ lưu trú tác động quan trọng đến hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn. Giá cả mà doanh nghiệp đưa ra phải phù hợp với chất lượng dịch vụ mà khách hàng nhận được và quy mô (số lượng phòng, cơ sở vật chất) của khách sạn. Khi các yếu tố này có sự gắn kết hợp lý với nhau mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và tạo ra hiệu quả trong kinh doanh lưu trú. CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH LƯU TRÚ CỦA KHÁCH SẠN RISING DRAGON 2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Rising Dragon 2.1.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp Trong thời gian thực tập tại khách sạn Rising Dragon, từ ngày em đã thu thập được các số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh, dữ liệu về cơ cấu lao động, thị trường khách mục tiêu, cơ cấu khách... Đó là các dữ liệu nội bộ của khách sạn, do bộ phận kế toán, bộ phận lễ tân cung cấp. 2.1.2 Phân tích dữ liệu thứ cấp Sau khi thu thập được các dữ liệu, tiến hành tổng hợp, phân tích, xử lý và tập hợp thành các bảng số liệu: Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Rising Dragon 2008 – 2009, Bảng 2.3. Tổng hợp các loại phòng trong khách sạn, Bảng 2.2. Cơ cấu lao động trong kinh doang lưu trú, Bảng 2.4. Hiệu quả kinh doanh lưu trú, Bảng 2.5. Hiệu quả sử dụng lao động trong kinh doanh lưu trú, Bảng 2.6. Hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh lưu trú, Bảng 2.7. Hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật trong kinh doanh lưu trú. 2.2 Đánh giá tổng quan và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Rising Dragon 2.2.1 Giới thiệu khách sạn Rising Dragon 2.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Rising Dragon Khách sạn Rising Dragon thành lập vào tháng 6 năm 2007, địa chỉ 24 Hàng Gà - Hoàn Kiếm - Hà Nội. Khách sạn là một trong bốn khách sạn thuộc hệ thống khách sạn của Công ty TNHH Thương Mại và Du lịch Hoàng Sơn. Khách sạn có lợi thế là nằm ở trung tâm khu phố cổ Hà Nội rất thuận tiện trong việc thu hút khách và việc đi lại thăm quan của khách. Từ khách sạn chỉ cần đi bộ 5 phút là tới Bờ Hồ, hay sang các phố cổ khác hoặc các điểm mua sắm, hay đi tới các điểm di tích lịch sử khác cũng rất dễ dàng và nhanh chóng bằng nhiều phương tiện khác nhau. Khách sạn còn cung cấp các chương trình du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt là các tour trong nước cho khách nước ngoài và city tour, đem đến cho khách những chuyến đi thoải mái, nhanh chóng và tiện nghi nhất. Khách hàng của khách sạn chủ yếu là các thương gia và khách du lịch nước ngoài có thu nhập khá và khách công vụ dài hạn. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của khách sạn bao gồm: Dịch vụ lưu trú: Khách sạn gồm có 40 phòng, tất cả được trang bị đầy đủ tiện nghi sang trọng và hiện đại tương đương với chất lượng 3 sao. Khách sạn có các hạng phòng như: Superior (Double room), Deluxe (Double room), Deluxe (Double with city view), Deluxe Triple City View, Family Suite, Dragon Suite, với mức giá từ 39$ đến 79$/ 1 đêm (kèm ăn sáng). Dịch vụ lữ hành: Tổ chức, tư vấn cho khách các tuor trong nước ngắn ngày, city tour, với 2 xe 16 chỗ để đưa đón khách và một xe 4 chỗ. Dịch vụ ăn uống: Khách sạn không có nhà hàng riêng biệt, chỉ có một phòng ăn chưa được khoảng 50 khách một lượt. 2.2.1.2 Cơ cấu tổ chức của khách sạn Rising Dragon Khách sạn có 34 nhân viên chính thức, ngoài ra khách sạn còn sử dụng thêm nhân viên partime vào thời điểm đông khách chủ yếu là dẫn các tour trong thành phố. Trong đó: Quản lý điều hành: 2; Bộ phận lữ hành: 5; Bộ phận lễ tân: 5; Bộ phận bàn + bếp: 6; Bộ phận buồng: 6; Bộ phận kế tóan: 2; Bảo vệ: 3; Đội xe: 5. Số nhân lực có trình độ đại học trở lên là 14 người, chiếm 41% trong tổng cơ cấu nhân viên của khách sạn; Số nhân lực tốt nghiệp khối kinh tế QTKD là 12 người chiếm 35,3% tổng số nhân viên. Khách sạn chưa có nhân viên nào tốt nghiệp trường Đại học Thương Mại. Sơ đồ bộ máy tổ chức của khách sạn: Giám đốc Bộ phận lữ hành Bộ phận bàn + bếp Bộ phận buồng Bộ phận lễ tân Bộ phận kế tóan Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của khách sạn Rising Dragon Cơ cấu tổ chức của khách sạn khá đơn giản, tất cả các bộ phận đều chịu sự quản lý, giám sát của Giám đốc, Giám đốc nắm mọi quyền điều hành cũng và khối lượng công việc lớn. Bộ phận kế toán là bộ phận riêng biệt và chịu trách nhiệm về tình hình thu chi, tài chính của khách sạn. Sở dĩ cơ cấu tổ chức của khách sạn Rising Dragon còn đơn giản như vậy là vì khách sạn có quy mô nhỏ, việc chia ra thành các phòng ban sẽ làm tăng thêm chi phí cho đội ngũ quản lý cũng như làm cồng kềnh thêm cơ cấu và thiếu không gian để hoạt động. Mặc dù đã phân chia ra các bộ phận, nhưng do sự quản lý còn thiếu chuyên nghiệp nên đôi khi các nhân viên ở các bộ phận làm việc vẫn chưa ăn khớp và rơi vào tình trạng chồng chéo hoạt động làm giảm hiệu quả công việc. Đội ngũ nhân viên của khách sạn hầu hết là những người trẻ, nhiệt huyết, yêu nghề, ngoại ngữ tương đối tốt. Tạo ra một không khí luôn vui vẻ, thân thiện, ấm cúng nên khách hàng rất có cảm tình với khách sạn, và thường giới thiệu bạn bè, người thân đến lưu trú và sử dụng dịch vụ của khách sạn. Đây cũng là một lợi thế đáng kể của khách sạn Rising Dragon. Kết quả kinh doanh của khách sạn Rising Dragon năm 2009 Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Rising Dragon 2008 – 2009 Các chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 So sánh % 1. Tổng doanh thu Trđ 8409.49 8703.95 +294.46 3.50 Doanh thu lưu trú Trđ 6023.60 6334.30 +310.70 5.16 Tỷ trọng % 71.63 72.78 (+1.15) Doanh thu ăn uống Trđ 768.20 831.23 +63.03 8.20 Tỷ trọng % 9.13 9.55 (+0.42) Doanh thu các dịch vụ khác Trđ 1617.70 1538.40 -79.30 4.90 Tỷ trọng % 19.24 17.67 (-1.56) 2. Tổng chi phí Trđ 7635.00 7800.00 +165.00 2.16 Tỷ suất chi phí % 90.79 89.61 (-1.18) 3. Tổng lao động người 34 34 0.00 0.00 4. Lương BQ 1 người/tháng Trđ/ng 3.67 3.97 +0.3 8.17 5. Năng suất lao động Trđ/ng 247 256 +8.66 3.50 6. Công suất sử dụng buồng phòng % 54.42 60.23 (-5.81) 7. Thuế Trđ 216.86 253.11 +36.25 16.72 8. Lợi nhuận sau thuế Trđ 557.63 650.84 +93.21 16.72 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế % 6.63 7.48 (+0.85) Các chỉ tiêu ở bảng trên cho thấy, tình hình kinh doanh của khách sạn Rising Dragon trong 2 năm gần đây phát triển tương đối tốt. Hầu hết các chỉ tiêu năm 2009 tăng so với năm 2008, đã giúp cho tổng doanh thu của khách sạn tăng lên 294.46 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng là 3,5%. Các chỉ tiêu trọng yếu trong kinh doanh khách sạn là lưu trú và ăn uống đều tăng đã giúp khách sạn đứng vững trong suy thóai kinh tế toàn cầu, dù với mức tăng trưởng doanh thu không cao. Các chỉ tiêu giảm như tỷ suất chi phí, là do khách sạn muốn cắt bớt một số chi tiêu không cần thiết để chú trọng cho dịch vụ chiếm tỷ trọng cao là kinh doanh lưu trú, tỷ trọng doanh thu các dịch vụ khác giảm cũng cùng lý do trên. Tuy nhiên cũng có thể nhận thấy chi phí có tăng nhưng tỷ suất chi phí lại giảm, điều này cho thấy cắt giảm chi phí chưa hợp lý, và chi phí tăng thêm cũng không tương xứng với mức tăng của doanh thu. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Rising Dragon a. Các nhân tố khách quan - Giá cả thị trường: Giá cả tác động đến cả đầu ra và đầu vào của dịch vụ kinh doanh lưu trú.Cục Thống kê Hà Nội cho biết, năm 2008 giá cả thị trường Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đều biến động tăng, giảm bất thường chủ yếu do thiên tai, dịch bệnh và phản ứng với những biến động của nền kinh tế. Đến năm 2009,tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước đạt 5,32%, vượt mục tiêu đề ra và đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực và trên thế giới. Chỉ số tăng giá tiêu dùng tháng 12 năm 2009 so với tháng 12 năm 2008 tăng 6,52%, chỉ số giá bình quân năm 2009 là 6,88%, thấp nhất trong 6 năm gần đây. Giá phòng trong khách sạn Rising Dragon cũng chịu tác động của sự biến động giá chung này do: giá các nguyên vật liệu cao cấp tăng, chi phí điện nước tăng... Điều này cũng làm giảm một lượng khách nhất định đến với khách sạn. - Chính sách của Nhà nước: Với việc đưa ra hàng loạt các chính sách như chính sách thuế, chính sách về thị thực, thủ tục xuất nhập cảnh, chính sách cho vay vốn ưu đãi và trợ giá phát triển sản phẩm, hỗ trợ xúc tiến, quảng bá, đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch. Có thể nói chính sách Nhà nước hiện nay của Việt Nam đang là điểm thuận lợi cho việc kinh doanh của khách sạn. Với việc mở cửa để hội nhập đã khiến lượng khách đến tham quan và lưu trú tại Việt Nam tăng lên. Điều đó có nghĩa là lượng khách đến lưu trú tại khách sạn Rising Dragon sẽ có cơ hội tăng lên. Hơn nữa chính sách tiền lương cũng được cải thiện rất nhiều, vì thế mà tinh thần làm việc của nhân viên trong bộ phận kinh doanh lưu trú ngày càng hăng say, làm việc hiệu quả cao hơn. - Tính thời vụ, thời tiết và những yếu tố bất thường Do hoạt động kinh doanh du lịch mang tính thời vụ rõ rệt, do vậy nhu cầu lưu trú của khách du lịch trong khách sạn thường không ổn định. Thời tiết có những biến động cũng làm lượng khách lưu trú đến khách sạn giảm đi, ví dụ như các đợt nắng nóng kéo dài, hay mưa bão, khách du lịch cũng sẽ hạn chế đến Hà Nội hơn. Vào mùa lễ hội hay dịp cuối năm lượng khách đến khách sạn để lưu trú lại tăng mạnh, điều đó ảnh hưởng cả đến doanh thu cũng như việc sử dụng lao động trong kinh doanh lưu trú - Các yếu khác + Nhà cung ứng: Là nhân tố ảnh hưởng tới đầu vào của việc kinh doanh lưu trú. Đó bao gồm các tổ chức kinh doanh du lịch, các cơ sở kinh doanh lữ hành… Đây có thể nói là các đối tác rất quan trọng của khách sạn. Nhờ mối quan hệ qua lại giữa nhà cung ứng nên khách sạn Rising Dragon đã đón nhận được nhiều tập khách hàng khác nhau đến từ nhiều nơi, nhiều điểm trong nước, khu vực và thế giới. Tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc kinh doanh lưu trú của khách sạn. + Khách hàng: Đóng vai trò cực kỳ quan trọng và là một trong 2 yếu tố cốt lõi không thể thiếu trong việc kinh doanh lưu trú của khách sạn Rising Dragon nói riêng và các khách sạn khác nói chung. Khách sạn sản xuất và khách hàng tiêu dùng. Hai quá trình này phải đồng nhất. Lượng khách đến lưu trú tại khách sạn tăng đồng nghĩa với việc khách sạn bán được nhiều phòng và do đó hiệu quả kinh doanh lưu trú tăng. Theo tính toán của Sở Du lịch Hà Nội, Hà Nội đã trở thành một trong 2 địa phương của cả nước có lượng khách du lịch đến đông nhất, khả năng đạt được khoảng 2 triệu khách quốc tế, 6 - 7 triệu khách nội địa hàng năm vào năm 2010 rất khả thi. Chính điều này đang tạo ra cho khách sạn Rising Dragon có được đà phát triển thuận lợi. Do địa điểm thuận lợi, nằm ở trung tâm khu phố cổ Hà Nội nên tập khách hàng của khách sạn Rising Dragon chủ yếu là: Khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa,khách công vụ… Trong đó thị trường trọng điểm là khách công vụ quốc tế và khách du lịch quốc tế.Khách quốc tế gồm khách đến từ Úc chiếm tới 27.73% tổng lượng khách tới lưu trú tại khách sạn năm 2009; từ Mỹ là 15.04%; tiếp đó là khách Anh (9.9%); khách Pháp (7.5%) khách Trung Quốc (6.95%); khách Nhật (4.27%); khách Canada (3.82%); khách Singapore (3.14%)… + Đối thủ cạnh tranh: Tính đến cuối năm 2008, trên địa bàn Hà Nội có hơn 516 cơ sở lưu trú du lịch với hơn 12.894 phòng, trong đó có 181 khách sạn đã được xếp hạng với 8.562 phòng. Cụ thể, có 8 khách sạn hạng 5 sao với 2.361 phòng; 6 khách sạn 4 sao với 1.074 phòng; 20 khách sạn 3 sao với 1.708 phòng; 82 khách sạn 2 sao với 2.407 phòng; 56 khách sạn 1 sao với 909 phòng. Với lượng khách sạn và cơ sở kinh doanh lưu trú thế này chắc chắn sẽ khiến khách sạn Rising Dragon gặp rất nhiều trở ngại trong việc kinh doanh lưu trú của mình. Do đó muốn kinh doanh tốt thì khách sạn cần có các chính sách về giá, sản phẩm, quảng cáo, khuyến mãi phù hợp để có thể giữ vững được nguồn khách của mình b. Các nhân tố chủ quan - Đội ngũ cán bộ công nhân viên: Xét cơ cấu lao động trong kinh doanh lưu trú Bảng 2.2. Cơ cấu lao động trong kinh doanh lưu trú tại khách sạn Rising Dragon năm 2009 STT Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Tổng lao động 11 100 2 Cơ cấu lao động đã qua đào tạo 11 100 Trình độ đại học 4 36.36 Trình độ cao đẳng 4 36.36 Trình độ trung cấp 1 9.09 Trình độ sơ cấp nghề 2 18.18 3 Trình độ ngoại ngữ ( Tiếng Anh) 11 100.00 Bằng C 5 45.45 Bằng B 4 36.36 Bằng A 2 18.18 4 Độ tuổi Dưới 30 7 63.64 Từ 30 đến 40 2 18.18 Từ 40 đến 55 2 18.18 Trên 55 0 0 5 Giới tính Nữ 10 90.91 Nam 1 9.09 6 Hình thức hợp đồng lao động Hợp đồng chính thức 11 100 Hợp đồng thời vụ 0 0 Nhìn bảng trên ta thấy, nguồn nhân lực trong kinh doanh lưu trú tại khách sạn Rising Dragon có trình độ tương đối khá. Có 36.36% nhân viên có trình độ Đại học, 36,36% có trình độ Cao đẳng, Có 45.45% nhân viên có trình độ Tiếng Anh bằng C hoặc tương đương, 36.36% có trình độ bằng B, điều này cho thấy số lượng nhân viên có trình độ nghiệp vụ chắc, có khả năng ngoại ngữ tương đối tốt. Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình nên dễ dàng làm hài lòng khaác.Khách hàng sẽ được đáp ứng tốt các nhu cầu khi lưu trú tại khách sạn, như vậy khách hàng sẽ quay lại và giới thiệu bạn bè đến cho khách sạn. - Cơ sở vật chất và sản phẩm: Để thu hút được nhiều đối tượng khách hàng, khách sạn đã có nhiều loại phòng có giá cả và chất lượng phù hợp với yêu cầu của khách đến lưu trú. Đó là các loại phòng sau Bảng 2.3. Tổng hợp các loại phòng trong khách sạn Rising Dragon Loại phòng Số lượng Giá Superior (Single room) 5 35$ Superior (Double room) 10 40$ Deluxe (Single room) 8 40$ Deluxe (Double room) 8 55$ Deluxe (with City View) 6 60$ Dragon Suite 3 79 $ Khách sạn có cơ sở vật chất tương đương với mức tiêu chuẩn 3 sao, với kiến trúc Tây Âu sang trọng. Giá phòng thì rất phải chăng và phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng khách, đó là một nơi nghỉ ngơi tiện nghi, nhân viên thân thiện... 2.3 Kết quả phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh lưu trú của khách sạn Rising Dragon 2.3.1 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả 2.3.1.1 Chỉ tiêu hiệu quản tổng hợp Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp này, chính là hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Rising Dragon. Dưới đây là bảng phân tích hiệu quả kinh doanh lưu trú của khách sạn Rising Dragon năm 2009 Bảng 2.4. Hiệu quả kinh doanh lưu trú của khách sạn Rising Dragon STT Chỉ tiêu Đvt Năm So sánh 2008 2009 % 1 Doanh thu Trđ 6023.60 6334.30 +310.70 5.16 2 Chi phí Trđ 5574.70 5704.66 +129.96 2.33 3 Lợi nhuận sau thuế Trđ 323.21 453.34 +130.13 40.26 4 Sức sản xuất kinh doanh H= D/F Lần 108.05 111.04 +2.32 2.15 5 Sức sinh lợi H = L/F Lần 0.06 0.08 +0.02 37.07 6 Tỷ suất sinh lợi L'= 100xL/D % 5 7 (+2) Qua bảng phân tích tình hình kinh doanh lưu trú tại khách sạn Rising Dragon ta thấy doanh thu từ hoạt động kinh doanh lưu trú năm 2009 tăng so với năm 2008 là 310.7 triệu đồng, tương ứng với 5.16%. Tốc độ tăng của doanh thu cao hơn tốc độ tăng của chi phí điều này cho thấy khách sạn đã đầu tư hợp lý cho kinh doanh lưu trú, vì thế mà lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh lưu trú cũng tăng lên 130.13 triệu đồng tương ứng với 40.26% so với năm 2008. Từ bảng ta đã thấy sức sản xuất kinh doanh lưu trú của khách sạn Rising Dragon cũng tăng cao hơn năm 2008 là 2.32 lần, tương đương với 2.15%; sức sinh lời tăng 0.02 tương ứng với 37.07%; tỷ suất sinh lợi tăng 2%. Có được kết quả này khách sạn đã phải có nhiều nỗ lực cũng như cắt giảm các chi phí ở một số hoạt động kinh doanh khác để tập trung cho kinh doanh lưu trú. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các nguồn lực * Hiệu quả sử dung lao động Bảng 2.5. Hiệu quả sử dụng lao động kinh trong kinh doanh lưu trú tại khách sạn Rising Dragon STT Chỉ tiêu Đvt Năm So sánh 2008 2009 % 1 Doanh thu kinh doanh lưu trú Trđ 6023.60 6334.30 +310.70 5.16 2 Lợi nhuận kinh doanh lưu trú Trđ 323.21 453.34 +130.13 40.26 3 Tổng số lao động trong kinh doanh lưu trú Người 11 11 0 0 4 Chi phí tiền lương (P) Trđ 602.63 635.12 +32.49 5.39 5 Doanh thu bình quân 1 nhân viên Trđ 547.6 575.85 +28.25 5.16 6 Lợi nhuận bình quân 1 nhân viên Trđ 29.38 41.21 +11.83 40.26 7 Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương D/P 10.00 9.97 (-0.02) 0.22 8 Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương L/P 0.54 0.71 +0.18 33.09 Hiệu quả sử dụng lao động của khách sạn theo bảng trên được phản ánh như sau. Naăg suất lao động bình quân của một nhân viên năm 2009 tăng lên 28.25 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng với 5.16%. Lợi nhuận bình quân một nhân viên tạo ra tăng 29.38 triệu đồng, tương ứng với 40.26%. Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương tính theo doanh thu là chưa thực sự tốt, giảm so với năm 2008 là 0.02, tương ứng với 0.22%; ngược lại hiệu quả sử dụng chi phí tính theo lợi nhuận thì tăng 0.18 tương ứng với 33.09% so với năm 2008. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng lao động của khách sạn là tương đối tốt. * Hiệu quả sử dụng vốn Bảng 2.6. Hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh lưu trú của khách sạn Rising Dragon STT Chỉ tiêu Đvt Năm So sánh 2008 2009 % 1 Doanh thu kinh doanh lưu trú Trđ 6023.60 6334.30 +310.70 5.16 2 Lợi nhuận kinh doanh lưu trú Trđ 323.21 453.34 +130.13 40.26 3 Vốn cố định kinh doanh lưu trú Người 3780 4080 +300.00 7.94 4 Sức sản xuất của vốn cố định KD lưu trú 1.59 1.55 -0.04 -2.57 5 Sức sinh lời của của vốn cố định KD lưu trú 0.09 0.11 +0.03 29.95 Ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của khách sạn là khá tốt, khi sức sản xuất của trong kinh doanh lưu trú có giảm cụ thể là giảm 0.04 so với năm 2008 tương ứng với 2.57%, tuy nhiên sức sinh lời của vốn kinh doanh lưu trú vẫn tăng. Điều này cho thấy trong năm tới khách sạn Rising Dragon có những chính sách sử dụng vốn đúng đắn hơn thì hiệu quả sử dụng vốn càng tốt hơn nữa. * Hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật Bảng 2.7. Hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật trong kinh doanh lưu trú tại khách sạn Rising Dragon STT Chỉ tiêu Đvt Năm So sánh 2008 2009 % 1 Doanh thu kinh doanh lưu trú Trđ 6023.60 6334.30 +310.70 5.16 2 Lợi nhuận kinh doanh lưu trú Trđ 323.21 453.34 +130.13 40.26 3 Chi phí cho cơ sở vật chất Fcsvc Trđ 5574.70 5704.66 +129.96 2.33 4 Tổng số phòng 40.00 40.00 0.00 0.00 5 Hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất H = D/F 1.08 1.11 +0.03 2.76 6 Hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất H = L/F 0.06 0.08 +0.02 37.07 7 Doanh thu trung bình 1 phòng Trđ 150.59 158.36 +7.77 5.16 8 Lợi nhuận trung bình 1 phòng Trđ 8.08 11.33 +3.25 40.26 9 Công suất sử dụng phòng % 54.42 60.23 +5.81 Từ số liệu ở bảng trên ta thấy hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn là tốt. Cụ thể ở các chỉ tiêu điều cho thấy sự tăng trưởng, hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật theo doanh thu tăng 0.03 tương đương 2.76%, hiệu quả tính theo lợi nhuận tăng 0.02 tương đương với 37.07%. Tỷ lệ tăng tương đối tốt dù trong điều kiện khó khăn về giá cũng như lạm phát bùng nổ như hiện nay. Ngoài ra các chỉ số về mức doanh thu hay lợi nhuận trên một phòng lưu trú cũng tăng dõ rệt. Công suất sử dụng phòng cũng tăng, đây là một trong những chỉ số phản ánh rõ nhất hiệu quả kinh doanh lưu trú của khách sạn. Điều này cho thấy khách sạn có những chính sách thu hút khách hiệu quả. 2.3.2 Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú khách sạn Rising Dragon đã áp dụng Nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn là hết sức cần thiết đối với bất kỳ khách sạn nào. Nhận biết được điều đó khách sạn Rising Dragon đã đưa ra một số quyết định cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú là: - Nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ nhân viên phục vụ nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ trong kinh doanh lưu trú. - Quản lý, giám sát quy trình cung ứng dịch vụ cho khách hàng - Mở rộng thị trường, mở rộng tập khách hàng, hướng tới tập khách hàng tiềm năng - Đa dạng hóa các loại hình cung cấp dịch vụ - Phối hợp, đồng bộ hóa các bộ phận có liên quang trong quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ lưu trú, tạo ra chất lượng phục vụ ca. - Tạo các mối quan hệ với các cơ quan, tố chức doanh nghiệp để tạo dựng nguồn khách thường xuyên, ổn định trong tương lai. CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH LƯU TRÚ TẠI KHÁCH SẠN RISING DRAGON 3.1 Một số phát hiện và kết luận qua nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Rising Dragon 3.1.1 Ưu điểm và nguyên nhân Từ những số liệu khách sạn Rising Dragon cung cấp và phân tích số liệu về hoạt động kinh doanh lưu trú của khách sạn, có thể thấy một số ưu điểm và nguyên nhân như sau: * Ưu điểm: - Kết quả hoạt động kinh doanh lưu trú của khách sạn vẫn tăng đều và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu của toàn khách sạn. Cụ thể năm 2009 lợi nhuận chung của tòan khách sạn tăng là 93.21 triệu đồng tương đương 16.72% so với năm 2008, doanh thu từ kinh doanh lưu trú tăng 310 triệu đồng, tương đương 5.16% so với năm 2008. (bảng 2.1 và 2.4) - Hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong kinh doanh lưu trú như lao động, vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật tăng tương đối so với năm 2008. Mức doanh thu bình quân một nhân viên tăng 28.25 triệu đồng tương đương 5.16%, lợi nhuận bình quân một nhân viên cũng tăng 11.83 triệu đồng tương đương 40.26%, doanh thu, lợi nhuận trung bình một phòng cũng tăng. (bảng 2.5, 2.6, 2.7) - Công suất sử dụng phòng năm 2009 tăng so với năm 2008 là 5.81%. (bảng 2.1) - Tỷ lệ khách quay lại khách sạn, cũng như giới thiệu bạn bè người thân đến khách sạn ngày càng tăng theo số liệu thống kê của khách sạn. * Nguyên nhân đạt được những ưu điểm đó là: - Chiến lược kinh doanh của khách sạn là tập trung vào kinh doanh lưu trú trong tình hình suy thoái kinh tế, đúng hướng với các mục tiêu đề ra năm 2008 của khách sạn. - Khách sạn thành lập năm 2007 nên hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị vẫn rất tiện nghi và hiện đại, tương đương tiêu chuẩn 3 sao, đáp ứng khá tốt yêu cầu của khách. Khách hàng thấy hài lòng vì được sử dụng cơ sở vật chất tiện nghi - kèm bữa ăn sáng miễn phí với chi phí không cao. - Vị trí của khách sạn, nằm ở trung tâm phố cổ Hà Nội, đi bộ tới Bờ Hồ mất 5 phút, thuận tiện đi đến các điểm thăm quan du lịch khác trong thành phố Hà Nội. Trong khi khách du lịch đến Hà Nội thì thích đi bộ thăm quan khu phố cổ chợ Đồng Xuân, Hồ Gươm, các di tích lịch sử khác, nên họ chọn khách sạn có vị trí ở trung tâm. - Đội ngũ nhân viên làm việc ở bộ phận kinh doanh lưu trú, đa số là trẻ năng động, nhiệt tình, có trình độ và kỹ năng tốt và đặc biệt thân thiện, tạo cho khách ấn tượng tốt đẹp về khách sạn, không gian thân thiện, sự sang trọng và chuyên nghiệp trong các dịch vụ. - Khách sạn có chế độ đãi ngộ nhân viên hợp lý, mức lương ổn định, không khí làm việc thân thiện, áp lực không cao, tạo cho nhân viên cảm giác thoải mái và gần gũi, thêm gắn bó với khách sạn. 3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân * Hạn chế - Chi phí cho kinh doanh lưu trú trong thời gian trái vụ còn lớn, như chi phí cho lao động biểu hiện ở tỷ suất tiền lương năm 2009 tăng so với năm 2008 - tức là khách sạn đã vượt chi quỹ lương trong năm 2009, tỷ suất chi phí năm 2009 cũng tăng (bảng 2.1, 2.4). - Hiệu quả kha

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc110834.doc
Tài liệu liên quan