Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH Ford Việt Nam

Danh mục các bảng số liệu

Danh mục các hình

Danh mục các từ viết tắt

LỜI MỞ ĐẦU - 8 -

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP - 10 -

1.1. Tổng quan về nhập khẩu - 10 -

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động nhập khẩu - 10 -

1.1.2. Các hình thức nhập khẩu chủ yếu - 11 -

1.2. Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp - 12 -

1.1.2. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp - 12 -

1.2.2. Khái niệm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp - 13 -

1.2.3. Phân loại hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp - 14 -

1.2.3.1. Căn cứ vào phương pháp tính hiệu quả hoạt động nhập khẩu - 14 -

1.2.3.2. Căn cứ vào thời gian mang lại hiệu quả - 14 -

1.2.3.3. Căn cứ vào phạm vi tính toán hiệu quả hoạt động nhập khẩu - 15 -

1.2.3.4. Căn cứ vào các khía cạnh của hiệu quả - 15 -

1.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp - 16 -

1.2.4.1. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp - 16 -

1.2.4.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh bộ phận - 17 -

1.2.5. Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp - 18 -

1.2.5.1. Tăng doanh thu - 18 -

1.2.5.2. Cắt giảm chi phí - 19 -

1.2.5.3. Đẩy mạnh tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng chi phí - 19 -

1.2.6. Các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp - 20 -

1.2.6.1. Các nhân tố khách quan - 20 -

1.2.6.2. Các nhân tố chủ quan - 25 -

1.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu đối với doanh nghiệp - 27 -

1.3.1. Do sự khan hiếm của nguồn lực sản xuất vì vậy phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu - 27 -

1.3.2. Do môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt nên doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu - 28 -

1.3.3. Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu sẽ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho những người lao động trong doanh nghiệp - 28 -

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH FORD VIỆT NAM - 30 -

2.1. Giới thiệu Công ty Ford Việt nam - 30 -

2.1.1. Khái quát sự hình thành phát triển của Công ty Ford VN - 30 -

2.1.1.1. Tổng quan về Công ty Ford VN - 30 -

2.1.1.2. Các giai đoạn phát triển của Công ty Ford VN - 30 -

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Ford VN - 33 -

2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Ford VN - 36 -

2.2. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty Ford VN - 37 -

2.2.1. Về kim ngạch nhập khẩu - 39 -

2.2.2. Về hình thức nhập khẩu - 39 -

2.2.3. Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu - 41 -

2.2.4. Về bạn hàng nhập khẩu - 43 -

2.3. Thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Ford VN - 44 -

2.3.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Ford VN - 44 -

2.3.1.1. Về nhân tố khách quan - 44 -

2.3.1.2. Về nhân tố chủ quan - 46 -

2.3.2. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Ford VN - 46 -

2.3.2.1. Về chỉ tiêu lợi nhuận - 46 -

2.3.2.2. Về chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn - 50 -

2.3.2.3. Về chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động - 53 -

2.3.3. Các biện pháp mà Công ty Ford VN áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu - 56 -

2.3.3.1. Tập trung nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao, giá thành phải chăng - 56 -

2.3.3.2. Sử dụng lao động hợp lý - 56 -

2.3.3.3. Đào tạo, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên - 57 -

2.3.3.4. Đầu tư nghiên cứu thị trường - 57 -

2.4. Đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Ford VN - 58 -

2.4.1. Kết quả đạt được trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Ford VN - 58 -

2.4.2. Những mặt hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Ford VN - 59 -

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế - 60 -

2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan - 60 -

2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan - 61 -

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH FORD VIỆT NAM - 63 -

3.1. Định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Ford VN - 63 -

3.2. Định hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Ford VN - 64 -

3.2.1. Định hướng hoạt động nhập khẩu của Công ty Ford VN - 64 -

3.2.1.1. Định hướng chung - 64 -

3.2.1.2. Mục tiêu - 65 -

3.2.2. Định hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Ford VN - 67 -

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Ford VN - 68 -

3.3.1. Giải pháp từ phía Công ty - 68 -

3.3.1.1. Nâng cao trình độ quản lý nhân lực - 68 -

3.3.1.2. Phát triển nghiên cứu và dự báo thị trường - 70 -

3.3.1.3. Lựa chọn phương thức nhập khẩu phù hợp với từng loại hàng hoá và điều kiện giao nhận - 72 -

3.3.1.4. Thực hiện tốt công tác giao nhận hàng hoá - 73 -

3.3.1.5. Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả - 73 -

3.3.1.6. Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin - 74 -

3.3.2. Kiến nghị đối với Nhà nước - 75 -

KẾT LUẬN - 78 -

TÀI LIỆU THAM KHẢO - 79 -

PHỤ LỤC - 80 -

 

 

doc83 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2264 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH Ford Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thị trường trong nước về nhiều mặt. Nhà máy Ford tại Hải Dương là nhà máy ô tô đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được cấp cả ba chứng chỉ chất lượng ISO 9001; ISO 14001 và QS 9000. Đặc biệt tháng 6/2005, Ford Việt Nam đã vượt qua các kiểm định rất gay gắt và đạt tiêu chuẩn nhận chứng chỉ chất lượng ISO:TS 16949 chuyên ngành Công nghiệp ôtô. Như vậy, Ford Việt Nam đã và đang dẫn đầu trong công tác nâng cao chất lượng và thoả mãn nhu cầu khách hàng. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Ford VN Công ty có bộ máy tổ chức khá phức tạp, với rất nhiều bộ phận, phòng ban và các văn phòng đại diện. Tất cả đều có nhiệm vụ giúp việc, tham mưu cho Tổng Giám Đốc, thực hiện các công việc theo chức năng. TP NS TP MKT Phó Tổng Giám Đốc Giám Đốc Tài Chính Giám Đốc Kỹ Thuật TP KD TP DV-PT TP IT TP XNK TP TC TP KT TP SX TP CƯ Tổng Giám Đốc VP Hà nội VP Đà nẵng VP TP HCM Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Ford VN. Tổng Giám đốc: Là ông Michael Pease - người có quyền cao nhất trong Công ty, có quyền điều hành mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty. Phải chịu trách nhiệm trước Công ty về tất cả kết quả sản xuất kinh doanh, bảo toàn, phát triển vốn, sử dụng vốn sao cho hiệu quả. Chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty. Có quyền quyết định, phê duyệt mọi chủ trương, chính sách, điều lệ, các chiến lược, mục tiêu của Công ty. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty. Khi Tổng Giám Đốc vắng mặt khi Phó Tổng Giám Đốc sẽ thay mặt Tổng Giám Đốc giải quyết công việc. Thư kí TGĐ, Trợ lý điều hành, Trợ lý kinh doanh & quan hệ cộng đồng là những người trợ giúp, tham mưu cho Tổng Giám Đốc, thực hiện các công việc sắp xếp lịch làm việc, tiếp khách cho Tổng Giám Đốc. Phòng Xuất Nhập khẩu (XNK): Phòng XNK có nhiệm vụ: Tìm kiếm thị trường, xây dựng, thực hiện các kế hoạch, dự án liên quan đến XNK. Tham mưu cho Ban Lãnh đạo về những thông tin liên quan đến XNK, luật Việt nam, luật quốc tế Nghiên cứu, đánh giá năng lực của các đối tác từ đó lựa chọn ra các đối tác tin cậy để hợp tác lâu dài. Thực hiện các chương trình giới thiệu sản phẩm qua các triển lãm, các live show giới thiệu, quảng bá sản phẩm Phòng XNK thực hiện mọi công tác XNK của công ty: giao dịch với các đối tác nước ngoài, nhập khẩu các loại linh kiện, nguyên liệu nhằm phục vụ cho việc sản xuất, lắp ráp xe trong nhà máy và nhập khẩu xe nguyên chiếc về cung cấp tại thị trường Việt nam. Đồng thời thực hiện việc thương lượng xuất trả lại những hàng hoá không đủ tiêu chuẩn, chất lượng như trong hợp đồng. Các nghiệp vụ của phòng XNK: viết thư hỏi hàng, chào hàng đến các đối tác, trả lời thư của các đối tác, xử lý hoá đơn chứng từ, thực hiện công tác Hải quan, lập các hoá đơn thuế nộp cho Nhà nước. Phòng Tài chính - Kế toán (TC – KT): Phòng TC – KT có nhiệm vụ: Thực hiện công tác quản lý quỹ, vốn của doanh nghiệp, hạch toán kế toán các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay, nghiệp vụ kinh doanh khác Thực hiện thanh toán, theo dõi tín dụng. Kiểm tra kết quả kinh doanh từng tháng, từng quý, phân tích hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không có hiệu quả. Báo cáo kết quả kinh doanh. Cân đối thu – chi. Tính lương và trả lương cho công nhân và cán bộ cô꺆g nhân viên của công ty. Thực hiện quyết toán cho khách hàng, tính thuế và nộp thuế cho Nhà nước. Tổng kết, lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác tài chính - kế toán. Phòng kinh doanh: Tiếp nhận các nguồn vốn vay, vốn góp huy động từ các cổ đông, ngân hàng Xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, vạch định các chương trình, dự án thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Thực hiện, triển khai công tác sản xuất kinh doanh và các trương trình dự án theo kế hoạch đã đề ra đó. Chịu trách nhiệm marketing, đấu thầu, thương thảo, kí kết hợp đồng kinh doanh, tìm kiếm các đối tác, nguồn cung cấp cho các nguyên liệu đầu vào và thị truờng tiềm năng cho các sản phẩm sẽ tung ra thị trường. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kế hoạch sản xuất, báo cáo tình hình thường xuyên lên cấp trên. Bộ phận sản xuất: Trực tiếp thực hiện công việc sản xuất, lắp ráp tạo ra sản phẩm và báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh cho phòng kinh doanh. Phòng Marketing: Phòng Marketing có nhiệm vụ: tìm kiếm thị trường, phân tích cơ hội của thị trường, phát hiện ra các khách hàng tiềm năng. Nghiên cứu, phân tích sở thích, mong muốn của khách hàng. Xây dựng các chương trình khuyến mại, bốc thăm trúng thưởng để thu hút khách hàng. Quảng bá sản phẩm ra thị trường Việt nam, và phát triển thương hiệu ra ngoài quốc tế. Phòng Nhân lực: Giải quyết các vấn đề về nhân sự, thay đổi, điều chuyển nhân viên. Thực hiện công tác tuyển chọn nhân viên, công nhân cho các vị trí còn thiếu. Tổ chức, thực hiện các khoá đào tạo cán bộ nhân viên, công nhân cho công ty, đặc biệt là những người mới sẽ có các khoá huấn luyện, đảm bảo sẽ đảm nhiệm tốt công việc được giao. Đánh giá, thưởng, phạt nhằm khuyến khích nhân viên làm việc. Bộ phận chăm sóc khách hàng: Các dịch vụ hậu mãi, tư vấn sản phẩm, bảo hành, sửa chữa nhằm đáp ứng nhu cầu một cách tốt nhất cho khách hàng. Thực hiện các chương trình khuyến mại, trúng thưởng, giảm thuế trước bạ khích thích, tạo sự chú ý của khách hàng. Các văn phòng đại diện: Là đại diện pháp lý của Công ty, có chức năng giao dịch, ký kết hợp đồng, thực hiện, triển khai hợp đồng, theo dõi, cung ứng sản phẩm kịp thời, hướng dẫn sử dụng, bảo hành, các dịch vụ sau bán 2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Ford VN - Xây dựng và thực hiện các kế hoạch về xuất nhập khẩu linh kiện, sản xuất, lắp ráp thành các sản phẩm ôtô các loại thuộc hãng Ford và xe đạp điện “Think”, nhập khẩu xe nguyên chiếc và các dịch vụ đi kèm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên thị trường Việt nam. - Thực hiện đủ và vượt mức các chỉ tiêu đã đặt ra, đảm bảo lợi ích và mục đích kinh doanh thu lợi nhuận của công ty. - Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như các dịch vụ chăm sóc khách hàng, dịch vụ sau bán hàng, nâng cao uy tín công ty. Và hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế với nhà nước. - Phấn đấu mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động, không ngừng đào tạo, nâng cao cho người lao động, cán bộ, công nhân viên về trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kĩ thuật. - Đảm bảo an toàn cho người lao động và các nhân viên của công ty, thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường, trật tự an toàn xã hội và các nghĩa vụ quốc phòng 2.2. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty Ford VN Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty phản ánh rõ nét kết quả kinh doanh nhập khẩu của công ty, vì vậy muốn tìm hiểu kết quả kinh doanh nhập khẩu trước tiên ta tìm hiểu kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. Theo bảng 2.1 ta có thể thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khá khả quan và có chiều hướng tốt. Năm 2004, tổng doanh thu Công ty thu về là 235.030 nghìn USD, trong đó lợi nhuận là 82.871 nghìn USD. Năm 2005, nối tiếp thành công năm 2004, công ty đầu tư thêm vốn, số lượng xe bán ra cũng tăng lên đáng kể khiến tổng doanh thu tăng cao - 255.841 nghìn USD, chi phí cũng tăng do đầu tư khá nhiều vào chi phí bán hàng, và nhiều chương trình hậu mãi nhưng lợi nhuận thu về vẫn tăng cao – 83.924 nghìn USD. Năm 2006, trước bối cảnh tình hình thị trường biến động mạnh do những thay đổi về chính sách trong ngành Công nghiệp Ôtô và sự biến động tiêu cực trên thị trường ôtô thế giới. Do Tổng công ty Ford Motor cũng bị sụt giảm khá mạnh nên công ty không thể khắc phục được tình hình và đành chấp nhận với con số doanh thu thu về là 187.640 nghìn USD, và lợi nhuận là 56.378 nghìn USD, thấp hơn xấp xỉ 1,5 lần so với năm 2005. Đến năm 2007, sự đổi mới trong ban quản trị Công ty dần dần lấy lại được sức mạnh, cùng với các biện pháp kích cầu, kết quả đã tăng lên khá cao với doanh thu - 223.685 nghìn USD và lợi nhuận - 71.307 nghìn USD, tăng 126,5 % so với năm 2006. Năm 2008, nền kinh tế thế giới đi vào suy thoái, lạm phát kinh tế tăng cao nhưng Ford VN đã phát huy được lợi thế có những dòng xe sang trọng nhưng giá cả rất phải chăng. Hơn nữa, Công ty đã nắm bắt tâm lý khách hàng với sự kiện chạy đua với thuế trước bạ do vậy doanh thu Công ty thu về còn cao hơn năm 2005 22 nghìn USD nhưng chi phí thuế nhập khẩu phụ tùng tăng cao, cùng các chi phí khác đều tăng nên lợi nhuận thấp hơn năm 2005 2.356 nghìn USD với 81.568 nghìn USD, nhưng vẫn tăng 114,4 % so với năm 2007. Đây cũng là thành công lớn của Công ty nhờ những cố gắng hết mình của Ban lãnh đạo và các thành viên trong Công ty. Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2004 – 2008) (Đơn vị: 1000USD) Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng Doanh thu 235.030 255.841 187.640 223.685 255.863 Tổng Chi phí 124.536 143.942 112.469 128.609 147.118 Lợi nhuận sau thuế 82.871 83.924 56.378 71.307 81.568 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán - Công ty Ford VN) Công ty luôn có cách vượt lên khó khăn và đem lại lợi nhuận cao, đóng góp khá lớn cho Nhà nước nhưng thực tế lợi nhuận đó vẫn chưa thật xứng đáng với quy mô nhập khẩu, sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty là việc rất cần thiết. Chúng ta sẽ xem xét kỹ lưỡng tình hình nhập khẩu của Công ty qua các khía cạnh khác nhau. 2.2.1. Về kim ngạch nhập khẩu Số liệu bảng 2.2 cho thấy kim ngạch nhập khẩu thay đổi theo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2006, giá trị nhập khẩu khá cao nhưng đã giảm 11.566 nghìn USD so với năm 2005 từ 46.660 nghìn USD xuống còn 35.094 nghìn USD, do sự sụt giảm chung của nền Công nghiệp ôtô thế giới. Năm 2007, giá trị nhập khẩu giảm mạnh còn hơn 17 triệu USD bằng 50,3 % so với năm 2006 vì lượng tồn kho trong năm 2006 tồn đọng khá lớn, Công ty đành phải chấp nhận giảm số lượng hàng nhập khẩu. Năm 2008, tình hình kinh doanh có khởi sắc do vậy giá trị nhập khẩu tăng lên đôi chút với 19.941 nghìn USD, tăng 112,9 % so với năm 2007. Bảng 2.2: Kim ngạch nhập khẩu của Công ty (2005 – 2008) (Đơn vị: 1000USD) 2005 2006 2007 2008 Chỉ tiêu Giá trị Giá trị 2006/2005 (%) Giá trị 2007/2006 (%) Giá trị 2008/2007 (%) Kim ngạch Nhập khẩu 46.660 35.094 75,2 17.651 50,3 19.941 112,9 (Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu - Công ty Ford VN) 2.2.2. Về hình thức nhập khẩu Hình thức nhập khẩu chủ yếu mà công ty thường hay áp dụng là nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác. Hình thức nhập khẩu trực tiếp là hình thức Công ty trực tiếp giao dịch mua bán với các đối tác nước ngoài, không qua trung gian. Hình thức nhập khẩu ủy thác là hình thức Công ty trả 1 khoản phí cho bên nhận ủy thác thường là các đại lý nước ngoài, và bên nhận ủy thác này có trách nhiệm thực hiện mua bán hàng hóa nhập khẩu từ các nhà cung cấp theo các điều khoản trong hợp đồng mà hai bên đã ký kết. Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu (2005 – 2008) (Đơn vị: 1000USD) Loại hình nhập khẩu 2005 2006 2007 2008 Nhập khẩu trực tiếp 30.329 26.320 12.002 12.563 Nhập khẩu ủy thác 16.331 8.773 5.648 7.378 Tổng 46.660 35.094 17.651 19.941 (Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu - Công ty Ford VN) Nhìn vào bảng 2.3 ta có thể thấy rõ rằng nhập khẩu trực tiếp là hình thức chủ yếu của Công ty vì nhập khẩu trực tiếp sẽ giúp Công ty giảm bớt một khoản phí đó là phí ủy thác, không những thế còn tiết kiệm được thời gian. Qua hình 2.1 cho thấy Công ty luôn giữ tỷ lệ khá đồng đều giữa nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác. Năm 2005, giá trị nhập khẩu ủy thác chiếm 53,8 % so với nhập khẩu trực tiếp. Năm 2006, tỷ lệ nhập khẩu ủy thác giảm so với trực tiếp còn 33,3 %, đến năm 2007, 2008, tỷ lệ này có tăng đôi chút nhưng vẫn chỉ ở mức tương ứng là 47 % và 58,7 %. Nhìn chung giá trị nhập khẩu ủy thác chỉ chiếm khoảng một nửa so với giá trị nhập khẩu trực tiếp, một tỷ lệ khá tốt, Công ty cần phải tiếp tục duy trì. (Đơn vị: 1000USD) Hình 2.2: Kim ngạch nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu (2005-2008) 2.2.3. Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu Theo bảng 2.4 ta có thể thấy Công ty nhập khẩu linh kiện, phụ kiện chia theo từng dòng xe, trong đó dòng xe Everest luôn chiếm tỷ kệ cao nhất trong tất cả các năm do dòng xe này được bán chạy nhất trên thị trường. Các tỷ lệ này cũng thay đổi dần theo thị hiếu của khách hàng, các dòng xe đời cao như Focus 2.0, Meodeo 2.5, Everest 4x2 được khách hàng ưa chuộng hơn do vậy được nhập khẩu với tỷ trọng cao dần lên, các đời xe thấp hơn như Focus 1.6LX, Focus 1.8AT , Mondeo 2.0, Everest 4x2 Diesel mất dần chỗ đứng trên thị trường nên tỷ trọng nhập khẩu giảm dần. Bảng 2.4: Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng nhập khẩu (2005-2008) (Đơn vị: 1000USD) 2006 2007 2008 Sản phẩm Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷtrọng (%) Focus 1.6LX 1.302 3.71 300 1.70 317 1.59 Focus 1.8AT 1.228 3.50 685 3.88 459 2.30 Focus 1.8MT 839 2.39 612 3.47 630 3.16 Focus 2.0AT 1.158 3.30 711 4.03 991 4.97 Focus 2.0MT 1.256 3.58 549 3.11 861 4.32 Focus 2.0AT 5cửa 2.986 3.14 561 3.18 855 4.29 Mondeo 2.0 1.544 4.40 771 4.37 778 3.90 Meodeo 2.5 1.302 3.71 676 3.83 849 4.26 Escape 2.3XLT 1.449 4.13 669 3.79 712 3.57 Escape 2.3XLS 1.200 3.42 681 3.86 794 3.98 Escape 3.0XLT 1140 3.25 581 3.29 768 3.85 Transit 16chỗ Diesel 1.695 4.83 847 4.80 981 4.92 Transit 16chỗ Petrol 1.520 4.33 750 4.25 730 3.66 Transit 10chỗDiesel 1.425 4.06 706 4.00 840 4.21 Transit 9chỗ Diesel 1.232 3.51 650 3.68 778 3.90 Transit Van 1.225 3.49 565 3.52 662 3.32 Ranger 4x2XL 1.499 4.27 466 2.64 518 2.60 Ranger 4x4XL 1.200 3.42 657 3.72 847 4.25 Ranger 4x4XLT 1.488 4.24 831 4.71 784 3.93 Ranger 4x2XLCanopy 1.548 4.41 888 5.03 855 4.29 Ranger 4x4XL Canopy 1.463 4.17 718 4.07 849 4.26 Ranger 4x4XLT Styling 1.316 3.75 563 3.70 768 3.85 Everest 4x4 Diesel 1.797 5.12 1.050 5.95 1.019 5.11 Everest 4x2 Diesel 1.934 5.51 763 4.32 847 4.25 Everest 4x2 Petrol 2.197 6.26 1.253 7.10 1.448 7.26 Tổng 35.094 100 17.651 100 19.941 100 (Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu – Công ty Ford VN) 2.2.4. Về bạn hàng nhập khẩu Thị trường Việt nam hiện nay là một thị trường rất tiềm năng, các nhà cung cấp nước ngoài luôn tìm cách xâm nhập vào thị trường này vì vậy các doanh nghiệp nhập khẩu nói chung và Công ty Ford Việt nam nói riêng có rất nhiều thuận lợi và lợi thế. Đặc biệt đối với ngành Công nghiệp ôtô rất phát triển hiện nay thì số lượng nhà cung cấp không ngừng ra tăng và rất đa dạng do nhu cầu về xe cộ ngày càng lớn. Sự cạnh tranh của các nhà cung cấp này tạo cho Công ty có nhiều cơ hội lựa chọn các đối tác tốt nhất cho mình. Bảng 2.5: Các thị trường nhập khẩu của Công ty (2006-2008) (Đơn vị: 1000USD) 2006 2007 2008 Thị trường Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Nhật Bản 4.106 11,7 1.800 10,2 1.954 9,8 Đài Loan 6.422 18,3 3.301 18,7 3.849 19,3 Trung Quốc 5.194 14,8 2506 14,2 3.011 15,1 Đức 3.194 9,1 1.589 9,0 1.894 9,5 Anh 2.983 8,5 1.483 8,4 1.595 8,0 Pháp 1.614 4,6 688 3,9 738 3,7 Italia 2.035 5,8 1.147 6,5 1.456 7,3 Mĩ 2.914 8,3 1.712 9,7 1.635 8,2 Thái Lan 3.123 8,9 1.677 9,5 1.914 9,6 Singapo 2.386 6,8 1.236 7,0 1.336 6,7 Malaysia 1.123 3,2 512 2,9 559 2,8 Tổng 35.094 100 17.651 100 19.941 100 (Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu – Công ty Ford VN) Từ thông tin bảng 2.5 mang lại ta có thể thấy Ford Việt nam có rất nhiều bạn hàng, rải rác trên khắp thế giới. Bạn hàng lớn nhất của công ty là Đài Loan, đây là đối tác khá gần với Việt nam nên tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển hơn nữa các sản phẩm của họ rất đa dạng, chất lượng tốt. Hàng năm công ty nhập khẩu khoảng 18 – 19 % giá trị hàng hóa tù thị trường này. Bạn hàng lớn thứ hai là Trung Quốc, thứ ba la Nhật Bản. Ngoài ra còn rất nhiều bạn hàng nữa ở Châu Âu, Châu Mĩ như Đức, Anh, Pháp, Ý, Hoa Kì những bạn hàng này phần lớn cung cấp những thiết bị, phụ tùng tối tân và quan trọng. Ở khu vực Đông Nam Á công ty cũng có một số bạn hàng như Thái Lan, Singapo, Malaysia. Tất cả đều là các bạn hàng lâu năm và đáng tin cậy của Công ty. Tỷ trọng nhập khẩu các mặt hàng từ các bạn hàng trong các năm có sự chênh lệch không đáng kể vì công ty luôn muốn tạo mối quan hệ lâu dài với các đối tác của mình. 2.3. Thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Ford VN 2.3.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Ford VN 2.3.1.1. Về nhân tố khách quan - Môi trường kinh tế: Những năm vừa qua môi trường kinh tế có rất nhiều biến động làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty. Năm 2006, ngành Công nghiệp ôtô thế giới lâm vào khó khăn, tất cả các hãng ôtô đều chịu chung tình trạng sụt giá, xe sản xuất ra không bán được. Ford Motor cũng không trách khỏi gặp phải khó khăn này, doanh thu sụt giảm nhanh chóng, Công ty Ford VN cũng bị ảnh hưởng lớn từ Công ty mẹ, do vậy doanh thu trong năm 2006 tụt dốc nhanh chóng xuống còn 57.925 nghìn USD, giảm 21.298 nghìn USD so với năm 2005, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu vì vậy cũng bị giảm mạnh. Việt nam ra nhập WTO với chính sách mở cửa thông thương cũng tạo khá nhiều thuận lợi cho Công ty chính vì vậy mà năm 2007, công ty đã khắc phục khó khăn trong năm 2006, tạo đà cho năm 2008 lấy lại sức mạnh của mình mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới. Các chính sách thuế trong các năm gần đây tác động rất lớn đến tình hình nhập khẩu cũng như kinh doanh của Công ty. Năm 2008, thuế nhập khẩu phụ tùng ôtô tăng liên tục từ 5 – 10% tùy loại khiến chi phí sản phẩm tăng cao gây khó khăn cho việc tiêu thụ. Thuế trước bạ cũng tăng nhưng Công ty đã tận dụng cơ hội chạy đua với thuế của khách hàng mà đã bán được với số lượng khá lớn trong mỗi lần chuẩn bị tăng thuế của nhà nước. Trong năm 2009, dự báo thuế xuất nhập khẩu sẽ giảm 2 – 5%, điều này sẽ giúp Công ty giảm bớt trở ngại về thuế. Cở sở hạ tầng, giao thông vận tải và thông tin liên lạc của Việt nam tuy đã tốt hơn rất nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển của Công ty, nhiều nơi trên đất nước còn chưa có giao thông thuận tiện, hệ thông thông tin liên lạc chưa được phủ sóng khiến việc mở rộng thị trường ra khắp đất nước còn gặp khó khăn, trở ngại. - Môi trường pháp luật: Công ty không chỉ chịu ảnh hưởng của luật pháp Việt nam mà còn của các nước có đối tác của Công ty. Riêng luật pháp Việt nam cũng có nhiều điểm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động nhập khẩu của Công ty như chính sách thuế nhập khẩu còn điều chỉnh quá nhiều, thay đổi liên tục khiến Công ty luôn phải có các biện pháp nhằm điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho phù hợp. 2.3.1.2. Về nhân tố chủ quan - Trình độ đào tạo nhân lực của Việt nam còn nhiều hạn chế nên khi tuyển dụng nhân viên mới Công ty phải mất thời gian đào tào gần như từ đầu. Hơn nữa, trình độ quản lý nguồn nhân lực vẫn còn thiếu sót, vẫn còn để tình trạng dư thừa nhân lực, không khai thác hết nguồn nhân lực sẵn có. - Công tác giao nhận hàng hóa của công ty tốn khá nhiều chi phí do Công ty không có sẵn các phương tiện chuyển chở do vậy hầu như là đi thuê hoàn toàn, khiến chi phí nguyên vật liệu tăng lên, lợi nhuận thu về giảm đáng kế. - Công ty luôn cần một lượng vốn lớn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng công tác huy động vốn từ các nhà đầu tư và ngân hàng chưa thật sự hiệu quả điển hình là trong năm 2006, 2007 lượng vốn huy động được thấp hơn rất nhiều so với các năm trước đó. 2.3.2. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Ford VN 2.3.2.1. Về chỉ tiêu lợi nhuận Mục đích của mọi doanh nghiệp là lợi nhuận, lợi nhuận của mỗi kì kinh doanh sẽ nói lên hiệu quả của hoạt động kinh doanh là cao hay thấp. Do vậy để đánh giá hiệu quả kinh doanh ta đi xem xét sự tăng trưởng lợi nhuận của Công ty. Theo hình 2.2 ta nhận thấy, lợi nhuận của Công ty giảm đột ngột trong năm 2006, nhưng sau đó Công ty dần khắc phục được khó khăn và lợi nhuận tăng dần trong các năm sau đó, đến năm 2008 lợi nhuận đạt được gần bằng năm 2005, song ta có thể thấy độ dốc của đường lợi nhuận năm 2007 – 2008 không bằng năm 2006 – 2007, do vậy Công ty cần phải cố gắng hơn nữa nhằm nâng cao đến mức tối đa hiệu quả kinh doanh. (Đơn vị: 1000USD) Hình 2.3: Tăng trưởng lợi nhuận nhập khẩu (2005- 2008) Trên đây chỉ là cái nhìn khái quát để có thể đánh giá chính xác, cụ thể hơn về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty qua lợi nhuận, ta sẽ đi sâu hơn về các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu. Bảng 2.6: Chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ xuất lợi nhuận nhập khẩu (2005-2008) (Đơn vị: 1000USD) STT Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 1. Tổng doanh thu 1000USD 255.841 187.640 223.685 255.863 2. Tổng chi phí 1000USD 143.942 112.469 128.609 147.118 3. Tổng nguồn vốn 1000USD 79.223 57.925 67.358 76.254 4. Lợi nhuận sau thuế 1000USD 83.924 56.378 71.307 81.568 5. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = (4)/(1)*100 % 32,8 30 31,9 31,8 6. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = (4)/(2)*100 % 58,3 50,1 55,4 55,3 7. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn = (4)/(3)*100 % 105,9 97,3 105,9 107,0 (Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán 2005 – 2008) * Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu nhập khẩu. Dựa vào hình 2.3 có thể thấy tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu nhập khẩu của Công ty cũng khá đồng đều, năm 2005 Công ty thu về 32,8 USD lợi nhuận trong 100 USD doanh thu. Con số này giảm đôi chút trong năm 2006 với 30 USD lợi nhuận, song sang năm 2007 và 2008 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đã tăng trở lại tương ứng là 31,9 USD và 31,8 USD. Như vậy, tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu của Công ty so với doanh thu rất ổn định, chiếm khoảng trên 30 % doanh thu. (Đơn vị: %) Hình 2.4: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu nhập khẩu (2005-2008) * Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí nhập khẩu của Công ty tương tự như trên doanh thu, tỷ suất này dao động trong khoảng 50 % đến gần 60 %. Theo hình 2.4, năm 2006 có giảm đôi chút song năm 2007, 2008 lại tăng trở lại. Tuy nhiên vẫn không cao bằng năm 2005 do phát sinh nhiều chi phí cho hoạt động Marketing, dịch vụ sau bán hàng Như vậy cho thấy hiệu quả kinh doanh nhập khẩu có giảm đôi chút. ( Đơn vị: %) Hình 2.5: Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí nhập khẩu (2005-2008) * Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo tổng vốn nhập khẩu. Xét trên tổng vốn thì tỷ suất lợi nhuận của công ty khá cao và tăng đều trong các năm, tuy năm 2006 đột ngột giảm 8,6 % so với năm 2005 từ 105,9 % xuống 97,3 %, nhưng đã ngay lập tức tăng trở lại trong năm 2007 và tiếp tục tăng trong năm 2008 lên tới 107 %. Như vậy, với 100 USD vốn bỏ ra Công ty thu về từ trên 97 USD đến gần 110 USD lợi nhuận - một tỷ lệ rất cao. Dựa vào hình 2.5 ta thấy mặc dù độ dốc năm 2007 – 2008 không bằng năm 2006 – 2007 nhưng với đà tăng này thì hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty sẽ được nâng cao rất nhanh chóng. Hình 2.6: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn (2005-2008) - (Đơn vị:%) 2.3.2.2. Về chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cho biết khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư, chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao, hiệu quả kinh doanh cũng càng cao. Bảng 2.7: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động (2005-2008) STT Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 1. Doanh thu thuần 1000USD 255.247 181.823 220.777 247.250 2. Vốn lưu động 1000USD 76.616 56.983 62.171 73.280 3. Số vòng quay vốn LĐ = (1)/(2) Vòng 3,33 3,19 3,55 3,37 4. Hệ số đảm nhiệm vốn LĐ = (2)/(1) - 0.3 0,31 0,28 0,29 5. Thời gian 1 vòng quay vốn LĐ = 360/(3) Ngày 108,1 112,8 101,4 106,8 (Nguồn: Phòng tài chính, kế toán – Công ty Ford VN) * Số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu: Hình 2.7: Số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu (2005-2008) Căn cứ theo hình 2.6, ta có thể thấy số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu là không đồng đều tuy nhiên khá cao so với các Công ty khác. Năm 2005 vốn lưu động quay được 3.33 vòng/năm, đến năm 2006 giảm xuống 3,19 vòng/năm do kinh doanh giảm sút, vốn đầu tư giảm và doanh thu cũng giảm. Đến năm 2007 lại tăng khá mạnh lên tới 3,55 vòng/năm do kim ngạch nhập khẩu giảm đi nên lượng vốn bỏ ra giảm theo nhưng doanh thu lại tăng từ việc bán được hàng tồn đọng. Năm 2008, vòng quay vốn lại giảm đôi chút cho thấy kinh doanh chưa đạt hiệu quả như mong muốn. * Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động nhập khẩu: Hệ số này chính là sự đảo ngược của số vòng quay vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ hiệu quả sử dụng vốn mới càng cao. Nhìn vào hình 2.7 ta thấy rõ ràng năm 2007 Công ty sử dụng vốn có hiệu quả nhất, để tạo ra 1đồng doanh thu công ty chỉ phải bỏ ra 0,28 đồng vốn, sang năm 2008 có tăng đôi chút nhưng không đáng kể. Nếu Công ty luôn giữ được ở mức này trong các năm tới thì có nghĩa công tác quản lý và sử dụng vốn của công ty là khá tốt. Hình 2.8: Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động nhập khẩu (2005 – 2008) * Thời gian 1 vòng quay vốn lưu động nhập khẩu: Các nhân tố tác động làm ản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2142.doc
Tài liệu liên quan