Công ty điện tử công nghiệp là một doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, hoạt động sản xuất kinh doanh độc lập chịu sự quản lý của nhà nước, là một thành viên trực thuộc tổng công ty điện tử và tin học Việt Nam. Từ khi thành lập năm 1984 đến nay trải qua hơn hai mươi năm hoạt động và phát triển công ty đã góp phần không nhỏ vào thực hiện các mục tiêu chung của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong thời gian đầu của giai đoạn chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường công ty điện tử công nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn như bao doanh nghiệp nhà nước khác nhưng với sự nỗ lực của ban lãnh đạo công ty, của đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty đã ổn định và đi vào phát triển không ngừng. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp, là cơ sở để tăng thu nhập,tăng vốn cho quá trình sản xuất và đầu tư mở rộng sản xuất. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nên công ty điện tử công nghiệp luôn tìm mọi biên pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
79 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1556 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty điện tử Công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
há non trẻ, tốc độ phát triển khá nhanh ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường này làm cho sự cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt dẫn tới tỉ lệ lợi nhuận của ngành giảm xuống nhanh chóng. Công ty Điện tử Công nghiệp tham gia vào thị trường này với ngành nghề đăng ký ban đầu là thiết kế, sửa chữa, bảo hành bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị điện tử. Thêm vào đó khi thực hiện công trình Công ty không trực tiếp sản xuất các linh kiện, phụ tùng mà Công ty chỉ nhập linh kiện phụ tùng từ nước ngoài về lắp ráp vì thế Công ty chịu nhiều ảnh hưởng bởi sự lên xuống, biến động của thị trường nước ngoài làm cho hiệu quả kinh tế của Công ty chưa cao.
Công ty điện tử Công nghiệp là Công ty chuyên sản xuất lắp ráp các thiết bị điện, điện tử, thiết bị công nghệ cao, các thiết bị đo lường chính xác, thiết bị điều khiển, thiết bị bảo vệ thiết bị điện năng, các sản phẩm trên của công ty rất đa dạng và phong phú xong chúng có hai mục đích là phục vụ sản xuất và phục vụ tiêu dùng.
Sản phẩm phục vụ sản xuất: Loại sản phẩm này bao gồm các sản phẩm như: hệ thống cân trọng lượng, các thiết bị điều khiển, các thiết bị bảo vệ động cơ, đây là nâng sản phẩm phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho quá trình sản xuất do đó khách hàng mua sản phẩm này thường là các cá nhân sản xuất, nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp, khu chế xuất, ngoài việc phục vụ cho sản xuất các sản phẩm này còn có đặc điểm chung đó là: những sản phẩm này có kết cấu hết sức phức tạp,yêu cầu phải có tính chính xác rất cao chất lượng phải đảm bảo tuyệt đối việc bảo quản và vận chuyển phức tạp, bao gói sản phẩm phải là những loại bao gói đặc biệt có độ an toàn cao. Những đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh doanh của Công ty cụ thể công ty phải luôn đầu tư cho những thiết bị công nghệ cao, thiết bị chính xác làm cho chi phí của công ty tăng cao ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cuối cùng.
Sản phẩm phục vụ tiêu dùng: Loại sản phẩm này bao gồm các sản phẩm như thiết bị đo lường các thông số về điện, theo dõi, giám sát, bảo vệ, các thiết bị thu tín hiệu vệ tinh, các thiết bị truyền hình, các sản phẩm tiêu dùng điện gia dụng, người tiêu dùng các sản phẩm này của công ty là các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, công ty, xí nghiệp. Các sản phẩm ngoài mục đích phục vụ tiêu dùng còn có các đặc điểm sau: đây là những sản phẩm có khối lượng nhỏ nhưng giá trị lớn, kết cấu hết sức phức tạm đòi hỏi độ chính xác cao, chất lượng đảm bảo. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì Công ty phải đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại để đáp ứng và theo kịp nhu cầu tiến bộ khoa học công nghệ cập nhật.
1.2. Chính sách phân phối của Công ty:
Công ty thực hiện hiện hai hình thức phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng:
+ Công ty thực hiện kênh phân phối trực tiếp không qua trung gian hay sử dụng các đại lý. Người tiêu dùng của công ty trong trường hợp này thường là các hợp đồng lắp đặt các thiết bị điện, điện tử, các thiết bị âm thanh, ánh sáng, nghe nhìn... cho các Công ty, đơn vị, cơ sở trong cả nước. Với hình thức phân phối này Công ty có thể tiết kiệm được các chi phí phân phối trung gian trong khâu phân phối nhưng với hình thức phân phối này Công ty thương nhận được hợp đồng thông qua hình thức đấu thầu. Tuy nhiên việc tham gia đấu thầu của Công ty còn nhiều hạnh chế đặc biệt là trong hồ sơ dự thầu nên số Công trình mà Công ty nhận được từ thắng thầu là chưa cao làm giảm doanh thu của Công ty, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của Công ty.
+ Trường hợp bán hàng trực tiếp thông qua các đại lý của công ty thì sản phẩm thường là các sản phẩm tiêu dùng của gia đình, điện tử, điện lạnh, giảng dạy tin học...Các đại lý trực thuộc và chi nhánh của công ty bao gồm:
- Trung tâm tin học 1- Địa chỉ 23 Phan Đình Phùng.
- Trung tâm tin học 2 - Địa chỉ 109 K1 Giảng Võ.
- Trung tâm tin học 3- địa chỉ 15 Đặng Văn Ngữ.
- Cửa hàng số 3:Trung tâm bảo hành, bảo trì sản phẩm điện tử 126 Cầu
- Cửa hàng số 6: Điện lạnh thiết bị điện tử - 23 Quang Trung.
- Cửa hàng số 9: Vật liệu điện - 216 Nguyễn Trãi.
- Cửa hàng số 10 : Điện , Điện tử viễn thông- Số 8 Lý Thường Kiệt
- Chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
Cơ cấu tiêu thụ của công ty được mô tả bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tiêu thụ của Công ty.
Công Ty
Người tiêu dùng
Đại lý
Với hình thức phân phối trên Công ty có lợi thế là Công ty bao phủ được thị trường theo khu vực địa lý, sản phẩm của Công ty tiếp cận trực tiếp với khách hàng, giảm chi phí vận chuyển và thu hút được nhiều khách hàng tiêu thụ sản phẩm của Công ty, nhưng bên cạnh đó Công ty còn phải chịu nhiều chi phí tiêu thụ liên quan đến các đại lý của Công ty như chi phí thuê của hàng, chi phí nhân viên bán hàng, chi phí hàng tồn đọng trong khâu tiêu thụ...
1.3 Chất lượng lao động:
Biểu 2: Cơ cấu lao động của Công ty qua các năm 2001, 2002, 2003. Đvt: Người
Stt
Cơ cấu lao động
2001
2002
2003
KH
TH
So sánh
KH
TH
so sánh
KH
TH
so sánh
CL
%
CL
%
CL
%
Tổng cán bộ công nhân viên
Trong đó:
110
113
3
102,7
125
131
6
104,8
139
150
11
107,9
1
Theo trình độ
-
Trên đại học
2
2
0
100
4
5
1
125
8
8
0
100
-
Đại học
75
77
2
102,7
85
84
-1
98,8
88
91
3
103,4
-
Trung cấp KT
33
34
1
103,3
36
42
6
116,7
43
51
8
118,6
-
Sơ cấp
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
-
PTTH
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
2
Theo cơ cấu nghề nghiệp
-
Lao động QL
35
39
4
111.4
45
45
0
100
47
50
3
106,4
-
Nhân viên KT
75
74
-1
98,7
80
86
6
107,5
92
100
8
108,7
3
Theo giới tính
-
Nam
83
86
3
103,6
91
92
1
101,1
95
99
4
104,2
-
Nữ
27
27
0
100
34
39
5
114,7
44
51
7
115,9
4
Theo độ tuổi
-
Từ 20-27
37
39
2
105,4
42
48
6
114,3
55
63
8
114,5
-
Từ 28-35
48
49
1
102,1
54
56
2
103,7
60
62
2
103,3
-
Từ 36-55
25
25
0
100
29
27
-2
93,1
24
25
1
104,2
Biểu đồ 1: Số liệu về lao đông của Công ty
Một cách tổng quát ta thấy, lực lượng lao động của Công ty tuy không lớn nhưng lại luôn tăng nhanh qua các năm. Nếu như năm 2001 Công ty chỉ có 113 cán bộ công nhân viên thì đến năm 2003 số cán bộ công nhân viên của Công ty đã là 150 người tăng lên 37 người tương ứng với tốc độ tăng là 37%, một con số rất cao thể hiện sự lớn mạnh không ngừng của Công ty. Mặt khác đội ngũ lao động của Công ty có trình độ tương đối cao và đồng đều đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và ngành nghề của Công ty là một lợi thế rất lớn tác động tới hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Do đặc điểm chủ yếu là hoạt động lắp ráp, thương mại và dịch vụ nên cơ cấu lao động của Công ty có những nét đặc trưng so với những doanh nghiệp khác. Điểm khác biệt rõ nhất là Công ty không có công nhân mà chỉ có nhân viên quản lý và nhân viên kỹ thuật và do đó cán bộ công nhân viên của Công ty ít nhất cũng có trình độ trung cấp kỹ thuật trở lên, lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ cao. Qua đó Công ty dễ quản lý lao động và mọi người đầu có ý thức trách nhiệm, có trình độ đáp ứng được nhu cầu cũng như đòi hỏi của công việc. Đặc điểm này chi phối rất nhiều tới hiệu quả hoạt động của Công ty.
Biểu đồ 2: Biến động cơ cấu lao động của Công ty theo trình độ.
Về cơ cấu lao động theo giới tính cũng do đặc điểm ngành nghề sản suất kinh doanh của Công ty nên lao động của Công ty chủ yếu là lao động nam giới. Nữ giới trong Công ty chiếm tỷ lệ nhỏ và chủ yếu là các nhan viên quản lý, các nhan viên bán sản phẩm, giới thiệu sản phẩm của Công ty tại các cửa hàng, trung tâm trực thuộc Công ty. Nhưng qua các số liệu lao động ta thấy lực lượng lao động nữ của Công ty tăng lên rất nhanh qua các năm. Nếu như năm 2001 lực lượng lao động nữ của Công ty chỉ là 27 người chiếm 23,8% tổng lực lượng lao động toàn Công ty, thì đến năm 2003 lực lượng lao động nữ của Công ty đã là 51 người chiếm tỷ lệ 34%. Con số tăng tuyệt đối là 24 người trong 3 năm tương ứng với tốc độ tăng là 88,9% đây la hiện tượng tốt, vì lực lượng lao động nữ này có những dặc tính phù hợp với công việc mà họ đảm nhận như đã nêu ở trên, góp phần không nhỏ vào tăng doanh thu của Công ty.
Biểu đồ 3: Cơ cấu lao động của Công ty theo giới tính.
Về cơ cấu lao động theo độ tuổi ta thấy lực lượng lao động trẻ của Công ty đã liên tục tăng nhanh lên qua các năm thể hiện sự trẻ hoá lực lượng lao động của Công ty góp phần rất lớn và việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty thông qua việc tạo ra đội ngũ lao động nhiệt tình, năng động, nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu của thị trường
Biểu đồ 4: Cơ cấu lao động của Công ty theo độ tuổi
Độ tuổi từ 20- 27: Là độ tuổi của những người vừa mới ra trường hoặc đã công tác một vài năm, họ có sức trẻ và sự nhiệt tình tuy còn non yếu trong kinh nghiệm song họ lại là những người được đào tạo để tiếp thu công nghệ, khoa học hiện đại, phương phấp quản lý tiên tiến. Đây chính là lực lượng lao động tương lai của Công ty, họ góp phần tạo nên sự năng động nhạy bén trong việc sử lý các tình huống kinh doanh của Công ty và do đó lực lượng lao động này tác động mạnh mẽ tới hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Độ tuổi từ 28-35: Là độ tuổi tương đối trưởng thành cả về kiến thức lẫn kinh nghiệm. Công ty cần khai thác triệt để lực lượng nay về kinh nghiệm, kiến thức truyền lai cho các thế hệ sau của Công ty.
Độ tuổi từ 36-55: Là độ tuổi tương đối trưởng thành và có đầy đủ kinh nghiệm, kiến thức nhưng tuổi đã cao và sự nhiệt tình cũng đã giảm. Công ty cần tận dụng khai thác triệt để lực lượng lao động này về kinh nghiệm, kiến thức để truyền lại cho các thế hệ lao động sau của Công ty.
Do đặc điểm về sản xuất kinh doanh của Công ty là Công ty phải thường xuyên tham gia đấu thầu để có được hợp đồng sản xuất, lắp ráp va khi có được hợp đồng thì Công ty lại phải tuyển thêm lao động hoặc thuê lao động mùa vụ nên nếu không nhận được hợp đồng thì Công ty có thể bị thừa lao động tạm thời nhưng khi có nhiều hợp đồng cùng một lúc thì Công ty lại bị thiếu lao động tạm thời. Biện pháp giải quyết vấn đề tốt nhất trong trường hợp này là việc Công ty thuê lao động tạm thời, lao động thời vụ. Ngoài lực lượng lao động chính trong biên chế không thể thiếu thì Công ty có thể thuê lao động tạm thời khi có nhiều hợp đồng hoặc đa dạng hoá các sản phẩm, ngành nghề kinh doanh, mở thêm cửa hàng kinh doanh để tận dụng lao động dư thừa. góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở Công ty.
1.4 Cơ cấu vốn kinh doanh:
Biểu4: Cơ cấu tài sản- nguồn vốn của Công ty qua các năm. Đvt: VNĐ
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
Tài sản
A
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
20.615.933.689
47.615.933.689
59.837.609.129
I
Tiền
4.047.036.918
2.084.591.487
5.646.542.320
1
Tiền mặt
164.389.996
14.086.990
91.150.000
2
Tiền gửi ngân hàng
3.882.646.992
1.943.504.497
555.392.320
II
Các khoản phải thu
13.340.565.001
37.964.715.557
41.081.473.269
1
Phải thu của khách hàng
5.691.495.925
13.754.519.502
21.157.305.000
2
Phải thu khác
7.649.069.076
24.210.196.005
19.927.168.269
III
Hàng tồn kho
2.528.000
0
343.245.000
IV
Tài sản lưu động khác
3.224.803.770
7.884.012.090
12.763.348.540
B
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
1.308.981.115
1.728.275.594
2.958.401.750
I
Tài sản cố định
1.308.981.115
1.728.275.594
2.958.401.750
1
Nguyên giá
1.538.317.239
2.034.471.678
2.444.645.549
2
Giá trị hao mòn luỹ kế
-229.336.084
-306.196.084
-472.267.265
II
Đầu tư tài chính dài hạn
0
0
0
Tổng tài sản
21.924.914.844
49.661.954.728
62.323.743.614
Nguồn vốn
A
Nợ phải trả
19.967.278.908
46.353.318.795
56.687.017.723
I
Nợ ngắn hạn
19.406.195.908
45.792.235.795
56.125.932.723
II
Nợ dài hạn
561.083.000
561.083.000
561.083.000
III
Nợ khác
0
0
0
B
Nguồn vốn chủ sở hữu
1.957.635.267
3.308.635.933
5.636.725.891
I
Nguồn vốn kinh doanh
1.848.635.267
3.148.635.933
5.366.725.891
II
Lợi nhuận chưa phân phối
109.000.000
160.000.000
270.000.000
Tổng nguồn vốn
21.924.914.175
49.661.954.728
62.323.743.614
Xét theo tính chất, công dụng của vốn:
- Năm 2001 tổng số vốn của công ty là 21.942.914.175 ( VNĐ) trong đó vốn lưu động là 20.615.933.689 ( VNĐ) chiếm 93,39% tổng số vốn. Vốn cố định là 1.326.980.486 (VNĐ) chiếm 6,61% tổng số vốn.
- Năm 2002 tổng số vốn của Công ty là 49.661.954.728 (VNĐ) trong đó vốn lưu động là: 47.933.319.134 (VNĐ) chiếm 96,5% tổng số vốn, vốn cố định là 1.728.635.594 (VNĐ) chiếm 3,5% tổng số vốn.
- Năm 2003 tổng số vốn là 62.323.743.614 (VNĐ) trong đó vốn cố định là 59.837.609.129 (VNĐ) chiếm 96,1% tổng số vốn, vốn cố định là 2.486.137.485 (VNĐ) chiếm 3,9 % tổng số vốn.
Biểu đồ 5: Biểu đồ cơ cấu vốn lưu động và vốn cố định của Công ty:
Xét về nguồn vốn:
Nguồn hình thành vốn chủ yếu của Công ty bao gồm vốn chủ sở hữu (vốn ngân sách nhà nước cấp) và vốn vay. Cơ cấu vốn như sau:
- Năm 2001 tổng nguồn vốn là 21.942.914.175 (VNĐ) trong đó nợ phải trả là: 19.967.278.267 (VNĐ) chiếm 90,9% tổng nguồn vốn; tổng nguồn vốn chủ sở hữu là 1.975.635.908 (VNĐ) chiếm 9,1% tổng nguồn vốn.
- Năm 2002 tổng nguồn vốn là 49.661.954.728 (VNĐ) trong đó nợ phải trả là: 46.353.318.623 (VNĐ) chiếm 93,33% tổng số nguồn vốn. Nguồn vốn chủ sở hữu là: 3.308.635.933 (VNĐ) chiếm 6,67 % tổng nguồn vốn.
- Năm 2003 tổng nguồn vốn là: 62.323.743.614 (VNĐ) trong đó nợ phải trả là: 56.687.014.723 (VNĐ) chiếm 90,95% tổng nguồn vốn. Vốn chủ sở hữu là: 5.636.728.891 (VNĐ) chiếm 9.05% tổng nguồn vốn.
Do tính chất sản phẩm điện tử thường có giá trị rất lớn nên ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của Công ty, tỷ trọng vốn lưu động thường rất lớn so với tổng vốn kinh doanh của Công ty. Thêm vào đó hoạt động dịch vụ của Công ty thường là các hoạt động sửa chữa, lắp ráp, thiết kế, đào tạo. Các hoạt động này cũng đòi hỏi lượng vốn lưu động rất lớn. Chẳng hạn khi Công ty nhận được một hợp đồng thiết kế lắp đặt sản phẩm điện tử cho khối điều khiển bảo vệ module của nhà máy nghiền than của nhà máy nhiệt điện Phả Lại, ở đây khi nhận được hợp đồng thì Công ty bắt đầu nghiên cứu, thiết kế sau đó Công ty tiến hành đàm phán với các nhà cung ứng để mua linh kiện thiết bị về tiến hành lắp ráp cho nhà máy. Hoạt động trên đòi hỏi lượng vốn lưu động rất lớn để mua thiết bị về lắp ráp cho đối tác, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu vốn của Công ty. Ví dụ trên cho ta thấy tại sao tỷ lệ vốn lưu động và vốn cố định của Công ty lại chênh lệch nhau đến như vây? Vốn cố định của Công ty thường xuyên chiếm tỷ lệ dưới 10%. Các hoạt động của Công ty không cần phải đầu tư nhiều cho tài sản cố định. Mặt khác do đặc điểm kinh doanh của Công ty, các sản phẩm khi nhập về phục vụ kinh doanh hay lắp ráp thường có giá trị lớn và rất khó mua trên thị trường nên khi mua Công ty thường bị chiếm dụng vốn, tức là phải ứng trước cho người bán làm cho lượng vốn bị chiếm dụng của Công ty tăng lên ảnh hưởng tới hiệu quả hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Khi thực hiện hợp đồng do hợp đồng có giá trị lớn nên các đối tác nợ lại cũng rất nhiều. Như vậy công ty bị hai lần chiếm dụng vốn, việc này đòi hỏi Công ty phải tập trung vào lượng lớn vốn lưu động cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc vốn lưu động bị chiếm dụng, ứ đọng quá nhiều làm cho Công ty bị thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong khi Công ty vẫn luôn luôn phải chịu chi phí sử dụng vốn, lam giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty. Đây chính là nguyên nhân làm cho hiệu quả kinh sản xuất kinh doanh của công ty không cao.
Năm 2001 ngân sách nhà nước cấp là 1.175.285.936 (VNĐ)
Năm 2002 ngân sách nhà nước cấp là 1.448.635.936 (VNĐ)
Năm 2003 ngân sách nhà nước cấp là 2.048.635.936(VNĐ)
Điều này chứng tỏ việc huy động vốn của công ty là khá hiệu quả. Ngày nay theo cơ chế mới nhà nước càng ít can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc một doanh nghiệp hàng năm được nhà nước cấp vốn như trên là rất ít. Điều này ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm tới.
1.5 Cơ cấu, tính chất máy móc thiết bị công nghệ:
Vì hầu hết các sản phẩm của công ty đều là các sản phẩn gia công, lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng, giá trị hợp đồng là rất lớn, nhưng các sản phẩm này lại rất đa dạng và phong phú nó phụ thuộc vào hợp đồng mà công ty nhận được. Vì thế để tối ưu hoá hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị về mặt công xuất cũng như về mặt giá trị thì phần lớn máy móc thiết bị phục vu sản xuất, lắp đặt ở Công ty mà có giá trị lớn đều được đi thuê dưới dạng thuê tài chính.
Biểu 3: Máy móc thiết bị chủ yếu của công ty:
STT
Nội dung
Slg
Chức năng
Ghi chú
1
Thiết bị đo dòng điện một chiều (Có dòng tới 5000A FLUKE ).
10
Đo dòng điện một chiều khi kiểm tra, hiệu chỉnh hệ thống.
Được huy động khi
thực hiện
2
Thiết bị đo dòng điện áp một chiều có điện áp tới 1200 VDC.
5
Kiểm tra điện áp ra vào của hệ thống.
Được huy động khi
thực hiện
3
Thiết bị đo điện áp xoay chiều FLUKE.
10
Kiểm tra điện áp xoay chiều của hệ thống.
Được huy động khi
thực hiện
4
Thiết bị oxiloscope 2 tia tốc độ cao DIGITAL (LKUKE 100 ).
2
Kiểm tra các đặc tính của hệ thống.
Được huy động khi
thực hiện
5
Hệ thống phát triển bộ vi điều khiển Intel 8051,8031 8931,8951.
4
Phục vụ nghiên cứu thử nghiệm các sản phẩm ứng dụng vi điều khiển công nghiệp.
Được huy động khi
thực hiện
6
Thiết bị đo tốc độ truyền số liệu thông tin RS485, loại FLUKE 9000.
1
Phục vụ thí nhiệm, hiệu chỉnh các hệ thống có ứng dụng truyền tin CN.
Được huy động khi
thực hiện
7
Phần mềm mô tả hệ thống điều khiển và mạch điện EEPIS-Mỹ sản xuất.
1
Thử nghiệm các dạng tín hiệu trong hệ thống điều khiển.
Được huy động khi
thực hiện
8
Phần mềm mô phỏng các hệ thống điều khiển theo hàm toán học: MATLAP-Mỹ sản xuất.
1
Mô phỏng hệ điều khiển để kiểm tra đặc tính điều khiển với các tín hiệu vào khác nhau.
Được huy động khi
thực hiện
9
Thiết bị truyền hình qua vệ tinhTVRO,thiết bị Camera quan sát CCTVSYSTEM
5
Giám sát Camera theo dõi kiểm soát mọi hoạt động CCTVSYSTEM.
Được huy động khi
thực hiện
Việc thuê tài chính phần lớn máy móc, thiết bị có giá trị rất lớn như trên làm giảm đáng kể lượng vốn bỏ ra cho đầu tư máy móc thiết bị, tránh được tình trạng ứ đọng vốn lớn mang lại hiệu quả kinh kế cao trong điều kiện Công ty phải thường xuyên tham gia ký kết hợp đồng. Tuy nhiên việc thuê tài chính máy móc thiết bị đôi khi xẩy ra tình trạng Công ty không huy động được kịp thời máy móc thiết bị khi có hợp đồng thực hiện dẫn đến tình trạng cong ty mất khách hàng hoặc không thực hiện được hợp đồng theo đúng tiến độ của bên A, cũng có trường hợp để thực hiện đúng tiến độ của bên A Công ty đã phải đi thuê máy móc thiết bị với giá rất cao làm tăng chi phí sử dụng máy móc thiết bị của Công ty dẫn đến làm tăng giá thành công trình ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh cuối cùng của Công ty.
2. nhân tố bên ngoài:
2.1 Thị trường, khách hàng:
Với phương trâm đáp ứng và thoả mãn nhu cầu tối đa của khách hàng. Có thể phân loại thị trường của Công ty thành thị trường theo ngành và thị trường theo địa lý.
Thị trường theo ngành:
Với việc cung cấp các thiết bị điện, điện tử, các thiết bị đo lường chính xác, các thiết bị theo dõi, thiết bị truyền hình thì thị trường ngành của Công ty rất đa dạng và phong phú bao gồm một số ngành sau
- Ngành điện tử, tin học: Đối với ngành này Công ty luôn cung cấp các thiết bị máy tính, hệ thống mạng máy tính, phần mềm, thiết bị tin học, xây dựng kho dữ liệu cho các trường đại học, cấp Công ty, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, sở giáo dục, đào tạo... Đây là thị trường lớn nhất của doanh nghiệp đòi hỏi chất lượng hàng hoá, dịch vụ phải đảm bảo chính xác, là thị trường tương đối khắt khe và khó tính song Công ty có ưu thế là doanh nghiệp Nhà nước có mối quan hệ rộng rãi, thêm vào đó chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của Công ty luôn luôn đảm bảo. Do đó Công ty cũng luôn được thị trường này tín nhiệm, dù thị trường này còn có sự cạnh tranh gay gắt và phải kể đến các Công ty lớn như FPT, VASC, SACOM.
Ngành phát thanh truyền hình: Đối với ngành này công ty chuyên cung cấp , lắp đặt hệ thống âm thanh hội thảo, hội nghị, các hệ thống phát thanh truyền hình, thiết bị chiếu phim cho khách sạn lớn, các phòng hội thảo, các ngân hàng, các nhà khách chính phủ: như khách sạn Daewoo, Sunred River, Hạ Long plaza, việc cung cấp các sản phẩm trên cho khách hàng thể hiện ưu thế tuyệt đối của Công ty trong lĩnh vực này. Thị trường này tuy khách hàng không nhiều nhưng giá trị hợp đồng thường rất lớn, ví dụ hợp đồng cung cấp máy tính, thiết bi truyền hình TVRO, Camera quan sát cho Đại học Quốc Gia Hà Nội có giá trị là 1.350.000.000. Mặt khác ta thấy đây là thị trường đòi hỏi chất lượng hàng hoá, dịch vụ, hình thức thể hiện tương đối cao.
- Ngành điện lực: Công ty lắp đặt, cung cấp các hệ thống đo nồng độ chất khí, thiết bị cho lò thổi bụi, Khối điều khiển bảo vệ cho các nhà máy điện phía Bắc như nhà máy nhiệt điện Phả Lại, nhiệt điện Ninh Bình, uông Bí. Đây là thị trường truyền thống và thường xuyên của Công ty do có các quan hệ mật thiết với các đối tượng trên. Thị trường này đòi hỏi chất lượng sản phẩm ở mức bình thường như dịch vụ bảo hành sửa chữa thương xuyên phải đảm bảo. Đây là thi trường có những hợp đồng tương đối lớn có giá trị rất cao, có hợp đồng trị giá tới 5,5 tỷ đồng.
- Ngành xi măng: Công ty cung cấp các hệ thống cân ô tô, cân cơ khí cho các nhà máy ximăng ở miền Bắc như nhà máy ximăng Hà Bắc, Bỉm Sơn, Hải Phòng. Đây là thi trường của những sản phẩm cơ khí chính xác và chất lượng đòi hỏi một cách không nghiêm ngặt như các thị trường trên.
- Các ngành khác: Công ty cung cấp các thiết bị thí nghiệm, cảnh báo, quan trắc cho các trung tâm nhà máy, các viện nghiên cứu, Uỷ ban thể dục thể thao. Tuy không phải thị trường truyền thống nhưng đối với ngành này đôi khi Công ty nhận được những hợp đồng có giá trị rất lớn như hợp đồng cung cấp các thiết bị đo thành tích môn điền kinh cho Uỷ ban thể dục thể thao giá trị hợp đồng tới 10,838 tỉ đồng vì vậy doanh nghiệp cần tận dụng những mối quan hệ của Công ty để khai thác tận dụng thị trường này.
Thị trường theo khu vực địa lý:
- Khu vực phía Bắc: Đây là thị trường chính, chủ yếu và là thị trường truyền thống của doanh nghiệp bao gồm các thành phố như Hà Nội, Hải Phòng. Quảng Ninh và các tỉnh phía Bắc khác. Khách hàng trong khu vực này là các khu công nghiệp, khu chế xuất các Công ty lớn, các trương Đại học, một số bộ ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố, các khách sạn. Hầu hết doanh thu của doanh nghiệp có được đều từ thị trường này. Đối với khu vực thị trường này doanh nghiệp cần tận dụng khai thác lợi thế về bạn hàng quen biết hữu hảo lâu dài để mở rộng và phát triển thị trường lâu dài góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Thị trường nước ngoài: Đây là thị trường nằm trong chiến lược phát triển lâu dài của Công ty trong tương lai. Đây là thị trường hoàn toàn mới đối với Công ty và có nhiều điểm khác biệt so với thị trường trong nước như đòi hỏi về chất lượng hành hoá, dịch vụ, mẫu mã, phương thức thanh toán cực kỳ cao và luôn luôn biến động.
2.2. Sự biến động của thị trường vật liệu đầu vào và nhà cung ứng:
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty là sản xuất lắp ráp theo đơn đặt hàng hàng nên khi nhận được hợp đồng Công ty phải tổ chức nhập vật liệu về lắp ráp cho khách hàng nên thị trường vật liệu đầu vào của Công ty ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty, mà thị trường vật liệu đầu vào của Công ty lại luôn luôn biến động, giá cả lên xuống thất thường gây ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty.
Do đặc thù về kinh doanh của Công ty nên yêu cầu về công tác mua hàng đối với bộ phận thu mua là rất linh hoạt, để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì bộ phận mua hàng. Trong công tác thu mua hàng hoá Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau trong hoạt động khai thác và tạo nguồn hàng, ví dụ Công ty vẫn áp dụng biện pháp khoán theo doanh số mua hàng, bán nhanh có thưởng cho nhân viên. Biện pháp này đã có tác dụng kích thích bộ phận mua hàng của Công ty hơn trong việc khai thác các nguồn hàng. Công ty đã tổ chức được hệ thống thông tin kinh tế về các nguồn hàng về Công ty bằng cách cử đại diện ở nhiều nơi, chọn cộng tác viên hoặc quan hệ thường xuyên với các đơn vị cung cấp trong và ngoài nước góp phần làm giảm chi phí mua hàng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty
2.3 Đối thủ cạnh tranh:
Có thể nói trong thi trường của nhành điện tử Công nghiệp thì Công ty Điện tử Công nghiệp luôn luôn dẫn đầu về thị phần với những hợp đồng cung cấp, lắp ráp thiết bị lớn như: Hợp đồng cung cấp thiết bị âm thanh cho nhà khách Chính phủ, thiết bị âm thanh, ánh sáng, thiết bị theo dõi, bảo vệ, thiết bị báo cháy cho các khách sạn lớn như khách sạch DAEWOO, Hạ long plada, Khách sạn Hà Nội, khách sạn MELIA... các hợp đồng cung cấp thiết bị cho các nhà máy nhiệt điện, nhà máy giấy có hợp đồng trị giá tới hơn 5 tỷ VNĐ. Tuy nhiên ngành Điện tử Công nghiệp cũng như ngành điện tử nói chung là một ngành luôn luôn phát triển với tốc độ cao, lợi nhuận bình quân ngành cũng ở mức cao nên có rất nhiều Công ty tham gia vào thị trường này làm cho thị phần của các doanh nghiệp trong ngành giảm xuống. Thêm và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0112.doc