Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Chè

 

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài. 1

1.2.Mục đích nghiên cứu: 1

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2

1.4.Nội dung chuyên đề bao gồm các phần sau: 2

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH 3

CỦA DOANH NGHIỆP 3

2.1.Quan niệm về hiệu quả kinh doanh và sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp. 3

2.1.1. Các quan điểm và bản chất của hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp. 3

2.1.2. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. 6

2.2. Các nhân tố tác động đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 9

2.2.1. Nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài . 9

2.2.2. Các nhân tố chủ quan. 13

2.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh 15

2.3.1. Các quan điểm cơ bản trong đánh giá hiệu quả kinh doanh 15

2.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. 18

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội 22

PHẦN III: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH 24

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ MỸ LÂM 24

3.1. Những nét khái quát về Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm 24

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 24

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty 26

3.1.3. Những lợi thế và bất lợi của công ty 36

3.2. Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm 39

3.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2008 -2010 39

3.2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm. 43

3.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm. 46

3.3.1. Những thành tựu đã đạt được của Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm trong thời gian qua: 46

3.3.2. Những tồn tại của Công ty và nguyên nhân dẫn đến tồn tại 47

PHẦN IV: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH 49

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ MỸ LÂM 49

4.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm trong những năm tới 49

4.1.1.Mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của Công ty trong những năm tới 49

4.1.2. Đinh hướng phát triển của Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm. 50

4.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm. 57

4.2.1. Thành lập bộ phận marketing, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 57

4.2.2. Xây dựng chính sách sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 59

4.2.3.Xây dựng chính sách giá cả hợp lý 60

4.3.4. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm 61

4.3.5.Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động 62

4.3.6. Tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả hơn 62

4.3.7.Tăng cường liên kết kinh tế 64

PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66

5.1.Kết luận 66

5.2.Kiến nghị 67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4054 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Chè, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chi phí = ——————————————— x100 Tổng chi phí SX và tiêu thụ trong kỳ Chỉ tiêu này cho thấy với một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. - Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng vốn sản xuất: Doanh thu trên một đồng vốn Doanh thu tiêu thụ SP trong kỳ sản xuất = —————————————— Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ Với chỉ tiêu này cho ta thấy với một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. 2.3.3. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội Do yêu cầu của sự phát triển bền vững trong nền kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp ngoài việc hoạt động kinh doanh phải đạt hiệu quả nhằm tồn tại và phát triển còn phải đạt được hiệu quả về mặt kinh tế xã hội. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội bao gồm các chỉ tiêu sau: 2.3.3.1. Tăng thu ngân sách Mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có nhiệm vụ nộp cho ngân sách nhà nước dưới hình thức là các loại thuế như thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt... Nhà nước sẽ sử dụng những khoản thu này để cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân. 2.3.3.2. Tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động Nước ta cũng giống như các nước đang phát triển, hầu hết là các nước nghèo tình trạng kém về kỹ thuật sản xuất và nạn thất nghiệp còn phổ biến. Để tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo lạc hậu đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tòi đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. 2.3.3.3. Nâng cao đời sống người lao động Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi các doanh nghiệp làm ăn phải có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của người lao động. Xét trên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người dân được thể hiện qua chỉ tiêu như gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội... 2.3.3.4. Tái phân phối lợi tức xã hội Sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế xã hội giữa các vùng, các lãnh thổ trong một nước yêu cầu phải có sự phân phối lợi tức xã hội nhằm giảm sự chênh lệch về mặt kinh tế giữa các vùng. Theo quan điểm của các nhà kinh tế hiện nay, hiệu quả kinh tế xã hội còn thể hiện qua các chỉ tiêu: Bảo vệ nguồn lợi môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế... PHẦN III: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ MỸ LÂM 3.1. Những nét khái quát về Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm được hình thành từ việc cổ phần hóa Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty Chè Mỹ Lâm, dựa trên cơ sở tự nguyện góp vốn cổ đông. Công ty được thành lập ngày 15 tháng 4 năm 2009. Tiền thân của công ty chè Mỹ Lâm là nông trường chè Tháng Mười, được thành lập năm 1958 do trung đoàn bộ đội Hạ Sao thành lập. Sau đó được chuyển thành xí nghiệp Nông Công Chè Tháng Mười trực thuộc tổng công ty chè Việt Nam Thực hiện đề án tổ chức lại sản xuất vùng chè Tháng Mười theo chỉ đạo của ban thường vụ tỉnh ủy tại thông báo số 68/TB ─ TU ngày 29 tháng 03 năm 1999 và chỉ đạo của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, xưởng chè Tháng Mười được thành lập là đơn vị thành viên của công ty chè Sông Lô – Tuyên Quang, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Xưởng chè Tháng Mười được tổ chức theo mô hình khép kín giữa sản xuất nguyên liệu với nhà máy chế biến, gồm 14 đội sản xuất, quản lý 472.09 ha chè.Trong quá trình sản xuất kinh doanh xưởng chè Tháng Mười gặp không ít khó khăn trong việc vay vốn, liên doanh, liên kết với các đối tượng trong và ngoài nước, việc tiếp cận với thị trường tiêu thụ sản phẩm và đầu tư mở rộng sản xuất. Nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế quốc doanh đối với vùng nguyên liệu chè phía tây huyện Yên Sơn. Công ty chè Mỹ Lâm được hình thành theo quyết định số 400/QĐ – UB ngày 11/04/2000 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tuyên Quang, có số đăng ký kinh doanh 112736 và mã số thuế là 5000193784. Căn cứ vào : - Luật doanh nghiệp đã được kỳ họp thứ VIII Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2005. - Nghị Định số: 109/2007/NĐ – CP ngày 26/06/2007 của Chính Phủ về việc chuyển hóa vốn doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành lập Công ty cổ phần. - Quyết định số 591/QĐ – CT ngày 04/03/2009 của chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển công ty chè Mỹ lâm thành công ty cổ phấn. - Trụ sở chính tại: Thôn Lập Thành – xã Mỹ Bằng – huyện Yên Sơn – tỉnh Tuyên Quang. Với ngành nghề kinh doanh chính là trồng và chế biến chè xanh, chè đen xuất khẩu cùng các loại chè xanh phục vụ nội tiêu trong nước, mua nguyên liệu chè búp tươi của các hộ đân trong vùng. Với thế mạnh của một vùng chè truyền thống, cây chè đã trở thành cây công nghiệp Tyên Quang,. Hiện tại công ty đang quản lý 504.5 ha chè kinh doanh tại 10 đội sản xuất nông nghiệp, chức năng nhiệm vụ của các đội sản xuất nông nghiệp là trồng, chăm sóc, thâm canh cải tạo chè, thu hái nguyên liệu chè búp tươi đạt tiêu chuẩn bán cho nhà máy để sản xuất chế biến chè xanh,chè túi lọc, chè đen xuất khẩu và nội tiêu, công nhân trồng và thu hái chè được trả lương theo hình thức lương sản phẩm.kế hoạch chăm sóc và thu hái chè do Công ty quy định với diện tích chè trên, với mỗi đội sản xuất có một trạm thu mau chè búp tươi riêng và tiến hành thu mua theo giá mà công ty quy định ở mỗi thời điểm, sau đó lượng chè thu mua được chuyển về nhà máy. Ngoài vùng nguyên liệu do công ty quản lý, công ty còn tiến hành thu mua nguyên liệu chè búp tươi của các hộ chè dân (không thuộc vùng nguyên liệu quản lý của công ty) thuộc các xã xung quanh công ty như: Phú Lâm, Nhữ Khê, Nhữ Hán, Mỹ Bằng nằm trong dự án thâm canh cải tạo vùng nguyên liệu bổ sung cho công ty. Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm ra đời tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, đóng góp thêm cho ngân sách nhà nước. Công ty luôn chủ động nghiên cứ thị trường, định hướng cho phát triển sản xuất kinh doanh, lựa chọn những phương án tổ chức sản xuất gọn nhẹ, thông thoáng tiết kiệm chi phí nhất. Vốn điều lệ của Công ty khi được thành lập là 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ đồng chẵn) Trong đó: Cổ phần của pháp nhân và thể nhân là: 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ đồng chẵn) Năm 2009 công ty đã đầu tư dây truyền công nghệ mới nên sản phẩm của công ty rất đa dạng với số lượng lớn, chất lượng cao. Bởi vậy tổng doanh thu năm 2009 tăng 14.022.166.000 đồng tương ứng với 157,35% so với năm 2008. Do đó lợi nhuận gộp của công ty cũng tăng lên là 581.468.000 đồng, tăng 133,04% so với năm 2008. Điều này chứng tỏ sản phẩm của công ty có uy tín trên thị trường do chất lượng sản phẩm tốt. Được như vậy là nhờ sự nỗ lực và cố gắng cảu Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty với sự giúp đỡ của UBND tinh, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn đã góp phần đưa Công ty ổn định sản xuất và kinh doanh, doanh thu hàng năm không ngừng tăng lên. Cụ thể là kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây như sau: Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu thể hiện sự phát triển của công ty cổ phần chè Mỹ Lâm năm 2009 - 2010 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2010/2009 +/- % Tổng doanh thu 38.470.000 44.473.000 6.003.000 115,60 Lợi nhuận gộp 1.760.000 2.341.468 581.468 133,04 Nộp NSNN 1.173.240 1.505.211 331.971 128,29 Tổng vốn kinh doanh 19.280.000 23.816.000 4.536.000 1123,5 TNBQ/ người/tháng 1.449,6 2.500 1.050,4 172,4 (Nguồn : Phòng kinh doanh) 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm là một doanh nghiệp với mô hình khép kín từ sản xuất chè búp tươi đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho nên hoạt động sản xuất của công ty chia làm 2 ngành chính đó là:Sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp. - Sản xuất công nghiệp: Công ty có một nhà máy chế biến chè đen xuất khẩu và một nhà máy chế biến chè xanh. Nhà máy chế biến chè đen đang hoạt động 3 ca (8h/ca) liên tục với công suất 48 tấn chè búp tươi/ngày, với thiết bị của Nga. Sản xuất chế biến chè xanh theo công nghệ truyền thống với thiết bị chủ yếu là của Trung Quốc và Đài Loan, công suất máy đạt 30 tấn chè tươi/ngày. - Sản xuất nông nghiệp: Là bộ phận quan trọng trong sản xuất của công ty đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp chè búp tươi cho nhà máy chế biến. Ngành sản xuất đều có nhà làm việc cho bộ phận quản lý, trạm thu mau chè, kho vật tư. *)Dây chuyền công nghệ sản xuất chè đen 1 – Nguyên liệu chè búp tươi 2 – Héo chè 3 – Cắt sơ bộ qua Rotorvane 4 – Cắt tạo hình qua máy CTC 5 – Vê viên 6 – Lên men bằng máy 7 – Sấy khô 8 – Sàng phân loại 9 – Đấu trộn – đóng bao Sơ đồ 3.1 DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN CHÈ ĐEN THEO CÔNG NGHỆ CTC Lên men bằng máy Sấy khô Sàng phân loại Cắt sơ bộ qua Rotorvane Cắt tạo hình qua máy CTC Vê Viên Héo chè Nguyên liệu chè búp tươi Đấu trộn, đóng bao (Nguồn: Phòng kinh doanh) Chè búp tươi khi nhập để chế biến đều được kiểm tra đánh giá chất lượng, phân lọai sau đó đưa lên máng héo theo từng phẩm cấp loại chè cho từng máng héo. a) Héo chè : Chè tươi được rải đều tơi xốp, phủ kín lưới trên máng héo, độ dầy từ 25 cm đến 30 cm. Chè ướt rải mỏng, tránh dính bết vón cục. Khi rải xong, bật quạt 15 đến 20 phút làm mát nguyên liệu. Diện tích máng héo 750 m2 x 30 kg/m2 x 2 lần/ngày = 45 tấn/ngày. Diện tích máng héo đủ cho giai đoạn định hình của Nhà máy, nhưng được đầu tư ngay từ đầu để sử dụng một phần làm máng bảo quản chè tươi. Tùy theo phẩm cấp và thủy phần chè búp tươi để điều chỉnh nhiệt độ không khí nóng và thời gian héo; nhiệt độ không khí nóng cung cấp cho máng héo từ 35 độ C đến 38 độ C, độ ẩm không khí 40 - 50%. Thời gian héo từ 6 - 8 giờ (thậm chí 12 - 16 giờ). Quá trình héo được tiến hành theo quy trình sau : - Cấp gió mát vào máng héo đã rải kín chè trên máng, thời gian từ 10 - 20 phút. Cấp không khí nóng sau 2 giờ, lần thứ nhất, lật úp chè, các lần sau đảo rũ. Kết thúc công đoạn héo, thủy phần trong chè còn 70 – 75% tiếp tục quạt mát chè héo trong 30 phút. Sau đó, vận chuyển chè héo sang c¾t s¬ bé. b) Cắt sơ bộ qua Rotorvane và tạo hình qua máy CTC : Chè sau khi héo được cắt sơ bộ qua Rotorvane. Sau đó được cắt tạo hình và vê viên qua máy CTC. c, Vê viên: Là công đoạn tạo ngoại hình đặc thù của chè CTC (tạo viên) tạo điều kiện cho quá trình sàng phân loại và đống gói. d) Lên men : Là công đoạn chuyển hoá các chất hữu cơ trong chè và tạo hương thơm đặc trưng của chè đen. Lên men chè bằng máy lên men. Trong phòng lên men có bố trí các máy phun suơng (phun ẩm) *Yêu cầu môi trường phòng vò và phòng lên men phải đạt tiêu chuẩn sau: - Nhiệt độ từ 24 - 28 độ C. - Độ ẩm từ 95 - 98%. - Không khí thoáng mát (Phòng thoáng để cung cấp đầy đủ ôxy cho chè lên men triệt để) e) Sấy chè: Chè được đổ vào buồng sấy của máy qua băng tải. Đầu tiên chè được tiếp xúc ngay với nhiệt độ 140°C để chấm dứt ngay quá trình lên men. Sau đó chè được chuyển bằng gió nóng và tác động rung của sản sấy sang tới khu vực nhiệt độ thấp hơn. Các yếu tố lưu lượng gió, độ dầy chè trên mặt băng tải, tốc độ và nhiệt độ không khí trong quá trình sấy đều là những nhân tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng chè. *)Dây chuyền công nghệ sản xuất chè xanh 1 – Nguyên liệu chè búp tươi 2 – Sào chè , diệt men 3 – Vò chè 4 – Sàng tơi 5 – Sấy khô 6 – Sàng phân loại 7 – Đóng gói thành phẩm Sơ đồ 3.2 SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN CHÈ XANH Sàng phân loại Đóng gói thành phẩm Vò chè Sàng tơi Sấy khô Sào chè,diệt men Nguyên liệu chè búp tươi (Nguồn: Phòng kinh doanh) Nguyên liệu chè búp tươi dùng trong sản xuất chè xanh là búp chè được hái đúng tiêu chuẩn kĩ thuật vào những ngày không mưa, nguyên liệu non, không bị ôi ngốt, dập nát. Chè búp tươi khi nhập để chế biến đều được kiểm tra đánh giá chất lượng, phân lọai sau đó đưa lên máng héo theo từng phẩm cấp loại chè cho từng máng héo. a)Sào chè, diệt men:Chè búp tươi được đưa vào máy sào dưới tác dụng của nhiệt độ từ 230 - 250°C và chuyển động của máy làm cho búp chè mềm dẻo và mất đị 1 lượng nước (thủy phần còn lại 60 – 65%) dưới tác dụng của nhiệt độ, quá trình diệt men sẩy ra triệt để làm cho sản phẩm có màu xanh đặc trưng. b)Vò chè:Sau khi sào, chè được chuyển sang vò trên máy vò nhằm phá vỡ tổ chức tế bào của lá, làm cho các chất hòa tan được dàn đều và dễ hòa tan trong nước khi pha, công đoạn vò còn tạo ra ngoại hình của búp chè theo ý muốn và làm giảm thể tích của búp chè tươi. c)Sàng tơi : Sau khi vò, một phần lá chè bị vón cục nên cần đưa sang máy sàng tơi nhằm rũ tơi phần bị vón cục, giảm nhiệt độ của khối chè sau khi vò phân loại tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sấy. d)Sấy khô: Sấy làm giảm thủy phần trong chè, cố định ngoại hình và hương vị của búp chè. Sau khi sấy thủy phần còn lại của chè từ 3 – 5% tùy từng loại sản phẩm mà quyết định sấy 1 lần hoặc 2 lần và quyết định nhiệt độ sấy cho thích hợp. e)Sàng phân loại: Chè sau khi sấy song được phân loại trên các máy sàng có kích cỡ lưới khác nhau và thu được sản phẩm có tiêu chuẩn khác nhau f)Đóng gói thành phẩm: Chè được đóng gói theo từng cấp có tiêu chuẩn riêng biệt. Tùy theo thị trường tiêu thụ chè có thể được đóng gói trong các loại túi, hộp, thùng, bằng chất liệu PVC, PPHD, hộp Carton bao giấy Crap.....với trọng lượng từ 2gr – 1000gr, từ 25 – 50kg/bao giấy hoặc thùng. Sơ đồ 3.3 Dây chuyền công nghệ sản xuất chè túi lọc Đóng hộp và màng chống ẩm Đóng thùng nhập kho Nghiền chè Đóng túi lọc,mắc chỉ (Nguồn: Phòng kinh doanh) a)Nghiền chè: Chè bán thành phẩm xanh hoặc đen, được đưa vào qua máy nghiền, nghiền nhỏ đạt kích thước yêu cầu b)Đóng túi lọc, mắc chỉ: Chè sau khi nghiền(xanh hoặc đen) được đưa vào máy đóng túi với công suất 100 túi/phút, trọng lượng 1 túi từ 2 – 2,5 gr, sau công đoạn đóng túi sản phẩm được mắc chỉ (một hoặc hai chỉ theo yêu cầu của khách hàng). c)Đóng hộp và đóng màng chống ẩm: Nhằm mục đích bảo quản sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, sản phẩm chè túi lọc xanh hoặc đen được đóng trong hộp có căng màng PE chống ẩm, có trọng lượng từ 10 – 100 gói/hộp. d)Đóng thùng nhập kho: Các hộp chè được đóng trong các thùng Carton với trọng lượng từ 5 – 25 kg tùy theo yêu cầu cảu khách hàng 3.1.2.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần chè Mỹ Lâm Bộ máy quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 3.4 Cơ cấu bộ máy HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG BAN Phòng KẾ TOÁN TÀI VỤ Phòng KINH DOANH Phòng KĨ THUẬT Phòng NÔNG NGHIỆP NHÀ MÁY CHẾ BIẾN Các Đội Sản Xuất Xưởng Chè Đội sản xuất Đội 12 Đội 13- 18 Đội 14- 20 Đội 23 - QT Đội17 - KP Đội 19 Đội 16 Đội 15 Đội Tiền phong Ghi chú: Đội 23 – QT: Đội 23 – Quyết Thắng Đội 17 – KT: Đội 17 – Kim Phú (Nguồn: Phòng kinh doanh) 1.Hội đồng quản trị Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông a) Chủ tịch hội đồng quản trị: Do hội đồng quản trị (HĐQT) bầu ra, có quyền và nghĩa vụ là lập chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT, giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT, triệu tập và chủ tọa các cuộc họp của HĐQT, chủ tọa họp đại hội cổ đông. b) Phó chủ tịch HĐQT Do HĐQT bầu ra, có nhiệm vụ thực hiện sự phân công của chủ tịch HĐQT, thay mặt chủ tịch HĐQT trong thời gian chủ tịch HĐQT vắng mặt để duy trì hoạt động cảu HĐQT. 2.Ban giám đốc: Có 01 giám đốc và 03 phó giám đốc. a) Giám đốc: Phụ trách chung là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật mọi hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. b) Phó giám đốc 1: Là người giúp việc cho Giám đốc Công ty, trực tiếp phụ trách sản xuất công nghiệp tại Nhà máy sản xuất chè xanh và Nhà máy sản xuất chè đen. Trực tiếp phụ trách công tác kế hoạch,vật tư,KSC. c)Phó giám đốc 2: Là người giúp việc cho giám đốc, phụ trách sản xuất nông nghiệp, phụ trách hệ thống kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, hệ thống thu mua nguyên liệu và các dự phát triển vùng nguyên liệu chè. d) Phó giám đốc 3: Là người phụ trách quản lý nhân sự, thủ tục hành chính, phụ trách ngân hàng kiêm chủ tịch công đoàn. 3.Các phòng ban a) Phòng Kế toán – Tài vụ Có nhiệm vụ: Thu thập, phân loại, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh, tính toán tiền lương công nhân. Hạch toán thống kê các hoạt động, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh định kì lập các báo cáo kế toán theo quy định của nhà nước và của Công ty quản lý các tài sản, đảm bảo huy động các nguồn vốn phục vụ đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Kiểm tra thể thức, thủ tục, nội dung, số liệu của bộ chứng từ thanh toán, đảm bảo chứng từ hợp pháp. b) Phòng Kinh Doanh Tổ chức thực tiến hiện hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu, giới thiệu sản phẩm, đề xuất các chiến lược xúc tiến bán hàng… Chào hàng và xác nhận chào hàng với đối tác nước ngoài, tổ chức thu gom hàng nội địa theo đúng chất lượng, số lượng đã kí hợp đồng với khách hàng nước ngoài, làm các thủ tục hải quan xuất khẩu và theo dõi tiến độ thanh toán của khách hàng nước ngoài, c) Phòng Kĩ Thuật Nghiên cứu, áp dụng các kĩ thuật vào thâm canh cây chè và các kĩ thuật chế biến sản xuất chè thành phẩm. d) Phòng Nông Nghiệp Quản lý hoạt động của các đơn vị sản xuất nông nghiệp, bao gồm cung cấp vật tư, cây giống, kĩ thuật thu hái và chăm sóc vườn chè, đảm bảo nguồn nguyên liệu chè tươi. Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về quản lý sản xuất nông nghiệp,quản lý đất đai và các tài sản nông nghiệp của đơn vị. 4.Nhà máy: Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về tổ chức sản xuất chế biến các sản phẩm tại nhà máy, tổ chức bảo dưỡng hệ thống máy móc,nhà xưởng. 5.Các đội sản xuất: Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về quản lý sản xuất nông nghiệp, quản lý đất đai và các tài sản của đơn vị. Bộ máy quản lý điều hành công ty luôn năng động sáng tạo nêu cao vai trò tự chủ trong việc tổ chức thực hiện các mục tiêu kế hoạch đặt ra. Có phương hướng tổ chức hợp lý làm cho sản xuất ngày càng phát triển. Để thấy rõ được cơ cấu tổ chức. 3.1.3. Những lợi thế và bất lợi của công ty a. Thuận lợi Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm là một doanh nghiệp vừa và nhỏ do vậy nó có những lợi thế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ như: Với đặc tính chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn Công ty có thể mạnh dạn sử dụng vốn tự có và vốn vay mượn để “Đánh nhanh, thắng nhanh và chuyển hướng nhanh”. Công ty có thể phát huy tiềm lực của thị trường trong nước, có thể có cơ hội để lựa chọn các mặt hàng sản xuất thay thế được hàng nhập khẩu, với chi phí thấp và vốn đầu tư thấp và nguồn nguyên liệu sãn có. Sản phẩm của Công ty đảm bảo chất lượng nhưng hợp với túi tiền của đại bộ phận dân cư. Trong điều kiện thị trường “mở cửa” việc cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất của công ty có nhiều thuận lợi. Nguyên liệu của công ty thường là nguyên vật liệu sẵn có và thu mua thông qua các đội sản xuất. Cơ chế “mở cửa” nền kinh tế tạo cho công ty thu mua dự trữ nguyên vật liệu dễ dàng. Quan trọng hơn là Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm có đội ngũ công nhân có tay nghề cao, trình độ vững chắc, ý thức trách nhiệm tốt, có thể tiếp thu được sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật mà công ty áp dụng. Thêm vào đó, công ty còn có thế mạnh nữa là trang bị máy móc thiết bị hiện đại, phương pháp hạch toán phù hợp, tránh được sự thất thoát vốn do hao mòn vô hình gây ra. Trong vài năm gần đây tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đã có nhiều biến chuyển tốt nhờ những thuận lợi cơ bản Sản xuất chè tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh và các ngành chức năng về cơ chế chính sách, sự giúp đỡ phối hợp của UBND các xã trên địa bàn. Quy trình chăm sóc chè đông xuân được thực hiện đầy đủ, đúng kĩ thuật nên cây chè nguyên liệu sinh trưởng và phát triển tốt, đảm bảo tương đối nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Thị trường chè được mở rộng hơn, công ty đã xây dựng được thị trường xuất khẩu tương đối ổn định. Các cơ chế chính sách của công ty ban hành kịp thời, phù hợp với nguyện vọng của người lao động có tác dụng kích thích sản xuất phát triển. Tập thể lãnh đạo, CBCNVC và hộ nhận khoán trong toàn công ty đã có sự đoàn kết nhất trí, cố gắng nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành kế hoạch thu hái và sản xuất chè búp tươi Máy móc, nhà xưởng được xây dựng và củng cố kịp thời đảm bảo sản xuất phù hợp với các yêu cầu của thị trường. Đặc biệt là công ty mới đầu tư hơn 6 tỷ đồng nhập khẩu hệ thống dây chuyền sản xuất chè đen CTC. b. Khó khăn Công ty gặp khó khăn trong đầu tư công nghệ mới, mặc dù đã trang bị một số máy móc hiện đại nhưng công suất thấp, muốn trang bị đồng bộ đòi hỏi vốn đầu tư lớn, dẫn đến hạn chế sức cạnh tranh trên thị trường. Để đầu tư công nghệ mới đòi hỏi Công ty phải có vốn lớn nhưng vốn chủ yếu của Công ty là vốn tự có. Hiện nay, thủ tục vay vốn ở Ngân hàng hiện nay đối với các doanh nghiệp tư nhân còn phức tạp, khó khăn, với lãi suất tiền vay cao. Tuy công ty có chỗ đứng vững chắc tại thị trường chè tại tỉnh Tuyên Quang cũng như trong ngành chế biến và xuất khẩu chè nhưng sức ép cạnh tranh của thị trường này rất lớn, trên thị trường còn có nhiều mặt hàng khác, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt làm cho công ty gặp không ít khó khăn trong việc tiêu thụ. Mặc dù công ty năng động tìm kiếm hợp đồng, đáp ứng mọi nhu cầu cầu khách hàng đến đặt hàng ở công ty, nhưng khối lượng sản phẩm cần sản xuất vẫn chưa khai thác hết được công suất của máy móc thiết bị (mới chỉ khai thác được 80-85% công suất của máy). Giá các loại vật tư nông nghiệp phục vụ cho sản xuất như: phân bón, thuốc trừ sâu, than, điện……tiếp tục tăng cao. Trong khi đó giá thành sản phẩm chè lại thấp,sản xuất không đem lại hiệu quả kinh tế. Thị trường đầu vào tiếp tục bị cạnh tranh bởi các cơ sở chế biến và các công ty tronh khu vực lân cận. Vì vậy xuất hiện rất nhiều điểm thu mua chè tại các đội sản xuất. Nguồn nguyên liệu bị thất thoát bán ra ngoài nhiều. Công tác quản lý sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn. Thị trường đầu ra không ổn định. Do ảnh hưởng chung của tình hình lạm phát, thị trường thế giới có nhiều biến động. Tình hình chính trị ở một số nước là khách hàng truyền thống của công ty không ổn định như Pakistan, Apakistan….vì vậy thị trường xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn. Tóm lại, bên cạnh những thuận lợi là chủ yếu thì công ty vẫn còn tồn tại một số điểm khó khăn. Nếu công ty biết khai thác triệt để được những lợi thế của mình và khắc phục được khó khăn một cách kịp thời thì nhất định quá trình sản xuất kinh doanh sẽ được diễn ra tốt hơn. 3.2. Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm 3.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2008 -2010 Trong những năm gần đây Công ty đã đạt được nhiều thành công đáng khích lệ. Công ty đã không ngừng đổi mới một cách toàn diện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cả về số lượng lẫn chất lượng, cả về quy mô tổ chức đến công nghệ khoa học kỹ thuật. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua được thể hiện thông qua biểu dưới đây: Bảng 3.2 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh(%) 09/08 10/09 Tổng doanh thu 24.447.833,298 38.470.000 44.473.000 157,35 115,60 Tổng chi phí 1.824.044 1.963.342 2.037.373 107,63 103,77 Lợi nhuận 110.324 122.031 190.681 110,61 156,25 Thuế thu nhập DN 35.303 39.049 61.017 110,58 156,25 Lợi nhuận sau thuế 75.021 82.982 129.664 110,61 156,25 (Nguồn : phòng kinh doanh) Mặc dù hoạt động kinh doanh trong điều kiện hết sức khó khăn, eo hẹp về tài chính, thị trường biến động, cạnh tranh gay gắt nhưng Công ty

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Chè.doc
Tài liệu liên quan