Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ cho vay và kế toán cho vay tại ngân hàng liên doanh Lào Việt - Chi nhánh Hà Nội

BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I : LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG VÀ KẾ TOÁN CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM 4

1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng 4

1.1.2. Sự cần thiết và vai trò của tín dụng ngân hàng. 6

1.1.2.1. Sự cần thiết của hoạt động tín dụng ngân hàng. 6

1.1.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng 6

1.1.3. Các phương thức cho vay. 8

1.1.4. Chỉ tiêu đánh chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng. 10

1.2. VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN CHO VAY. 13

1.2.1.Vai trò, nhiệm vụ của kế toán ngân hàng. 13

1.2.1.1. Nhiệm vụ của kế toán ngân hàng: 13

1.2.1.2. Vai trò của kế toán ngân hàng 14

1.2.2. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán cho vay. 15

1.3. NỘI DUNG NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHO VAY. 16

1.3.1. Tài khoản sử dụng. 16

1.3.2. Chứng từ kế toán cho vay 18

1.3.3. Nghiệp vụ kế toán cho vay theo phương thức cho vay thông thường. 18

1.3.3.1. Giai đoạn phát tiền vay: 18

1.3.3.2. Kế toán giai đoạn thu nợ. 19

1.3.3.3. Kế toán chuyển nợ quá hạn: 20

1.3.3.4. Kế toán thu lãi cho vay: 21

1.3.4. Đặc điểm quy trình kế toán cho vay theo hạn mức tín dụng. 23

CHƯƠNG II: THƯC TRẠNG NGHIỆP VỤ CHO VAY VÀ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO VIỆT - CHI NHÁNH HÀ NỘI 25

2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI 25

2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng liên doanh Lào Việt 25

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Liên doanh Lào Việt Chi nhánh Hà Nội. 26

2.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng liên doanh Lào Việt - Chi nhánh Hà Nội. 28

2.1.3.1. Môi trường hoạt động. 28

2.1.3.2. Tình hình huy động vốn của chi nhánh Ngân hàng Liên doanh Lào Việt - Chi nhánh Hà Nội. 30

2.1.3.3. Tình hình hoạt động sử dụng vốn. 31

2.1.3.4. Công tác thanh toán tiền tệ và kinh doanh dịch vụ ngân hàng 33

2.2. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO VIỆT – CHI NHÁNH HÀ NỘI. 35

2.2.1. Đặc điểm khách hàng vay vốn.35

2.2.2. Quy mô và tốc độ tăng trưởng của hoạt động TD 36

2.2.3. Cơ cấu dư nợ tín dụng.37

2.2.4. Phương thức cho vay áp dụng. 40

2.2.5. Chất lượng tín dụng. 42

2.3. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO VIỆT - CHI NHÁNH HÀ NỘI. 43

2.3.1. Quy trình về chứng từ kế toán cho vay 44

2.3.2 Kế toán phát tiền vay 45

2.3.3. Kế toán giai đoạn thu nợ 46

2.3.4. Tình hình định kỳ hạn trả nợ và thu lãi tại NH liên doanh Lào Việt - Chi nhánh Hà Nội. 48

2.3.5. Kế toán giai đoạn chuyển nợ quá hạn. 51

2.3.6. Lưu giữ và quản lý hồ sơ 52

2.3.7. Vấn đề tin học trong công tác kế toán cho vay 54

2.3.8. Mối quan hệ giữa CBTD và CBKT cho vay. 56

2.3.9. Những nhận xét về hoạt động TD, KT cho vay tại Ngân hàng Liên doanh Lào Việt - chi nhánh Hà Nội 57

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHO VAY VÀ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO VIỆT - CHI NHÁNH HÀ NỘI 59

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO VIỆT – CHI NHÁNH HÀ NỘI NĂM 2004 59

3.1.1. Công tác huy động vốn 59

3.1.2. Công tác tín dụng và bảo lãnh 60

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHIỆP VỤ CHO VAY VÀ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO VIỆT - CHI NHÁNH HÀ NỘI. 62

3.2.1. Những giải pháp chung 63

3.2.2. Giải pháp cụ thể 63

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 74

3.3.1. Kiến nghị với NHTƯ hai nước và LVB Hội Sở Chính. 74

3.3.2. Trích lập dự phòng rủi ro TD phù hợp 75

KẾT LUẬN 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

 

doc84 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ cho vay và kế toán cho vay tại ngân hàng liên doanh Lào Việt - Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quầy giao dịch mà còn sử dụng ở tất cả các phòng ban. Về hoạt động thanh toán trong nước, Chi nhánh đã thực hiện tham gia thanh toán điện tử liên NH, đây là một trong những kênh thanh toán tốt nhất ở Việt Nam, giải quyết việc thanh toán chậm trễ trước đây, đáp ứng nhu cầu chuyển tiền nhanh, an toàn và thuận tiện của KH. Bên cạnh đó nghiệp vụ thanh toán liên NH cũng đã đáp ứng được yêu cầu của công tác nguồn vốn liên NH giữa Chi nhánh và các tổ chức TD khác, nâng cao uy tín của Chi nhánh trên thị trường tiền tệ. Ngoài ra, với nghiệp vụ thanh toán tập trung, thanh toán bù trừ Chi nhánh có thể xử lý tức thời các khoản phải thu, phải trả của KH một cách nhanh chóng, chính xác, tạo tâm lý thoải mái, tin cậy đối với KH. Tổng mức thanh toán năm 2003 của Chi nhánh là 1.657 tỷ đồng tăng 27,6% so với năm 2002, trong đó thanh toán không dùng tiền mặt là 1.384 tỷ đồng tăng lên so với năm 2002 là 206 tỷ đồng ( tăng tương ứng là 17% ). Song song với nghiệp vụ thanh toán trong nước thì thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ hết sức quan trọng, nếu làm tốt sẽ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động TD tài trợ xuất nhập khẩu, đồng thời tăng nguồn thu đáng kể cho Chi nhánh. Vì vậy, năm 2003 Chi nhánh đã cử 2 cán bộ tu nghiệp thêm nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Sở Giao dịch BIDV nhằm bổ sung và nâng cao trình độ cho cán bộ nghiệp vụ, đảm bảo đáp ứng được nghiệp vụ thanh toán quốc tế của Chi nhánh, thu hút được KH. Nhờ sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh nên năm qua, Chi nhánh đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ như: thực hiện được 42 món L/C nhập khẩu và 1 L/C xuất khẩu. Doanh thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế của Chi nhánh đạt 289 triệu đồng. Đối với nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế, đặc biệt là chuyển và nhận tiền từ Việt Nam sang Lào và từ Lào về Việt Nam đã và đang được Chi nhánh rất quan tâm. Chi nhánh Hà nội đã dần trở thành cầu nối thanh toán quan trọng cho DN hai nước có mối quan hệ hợp tác. Sau đây là kết quả về doanh số chuyển tiền của Chi nhánh trong các năm gần đây: Bảng 2.3: Tình hình chuyển tiền của Chi nhánh Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Chuyển tiền đi 217.540 342.950 397.270 Chuyển tiền đến 207.019 250.645 320.476 (Nguồn: Bảng báo cáo tài chính các năm 2001, 2002, 2003) Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số chuyển tiền đi và chuyển tiền đến của Chi nhánh tăng lên hàng năm điều đó chứng tỏ KH sử dụng dịch vụ chuyển tiền của Chi nhánh đang ngày tăng lên. Bên cạnh đó cũng có nghĩa là dịch vụ chuyển tiền của Chi nhánh đã và đang ngày càng có uy tín đối với KH, thu hút được nhiều KH đến với NH. Về công tác ngân quỹ: công tác ngân quỹ của Chi nhánh cũng được sự quan tâm đúng mực, do vậy trong những năm qua hoạt động kho quỹ đảm bảo tuyệt đối an toàn, không xảy ra trường hợp sai sót nào. Bên cạnh đó, Chi nhánh đã tự xây dựng được kho tiền riêng, đảm bảo chủ động trong công tác quản lí thu chi tiền mặt. 2.2. khái quát thực trạng hoạt động cho vay tại ngân hàng liên doanh lào việt – chi nhánh hà nội. 2.2.1. Đặc điểm khách hàng vay vốn. Ngân hàng liên doanh Lào Việt - Chi nhánh Hà Nội là một NH thương mại hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nên KH của NH là tất cả các đối tượng có nhu cầu về vốn trong nền kinh tế. KH của Chi nhánh thường được phân thành hai loại chính là KH có hoạt động kinh doanh trong nước và các KH có hoạt động kinh doanh với nước ngoài mà ở đây chủ yếu là các DN có hoạt động kinh doanh tại nước bạn Lào. NH liên doanh Lào Việt là một NH mới được thành lập nên KH đến với Chi nhánh phần lớn chưa hiểu nhiều về Chi nhánh, quan hệ còn mang tính chất thăm dò, tìm hiểu. Ngoài ra, KH đến quan hệ với NH thường là các KH đang có nhu cầu về nguồn lưu động nên khối lượng các khoản vay thường không lớn lắm và tính ổn định thấp. 2.2.2. Quy mô và tốc độ tăng trưởng của hoạt động TD Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động quan trọng nhất của một NH thương mại vì đây là hoạt động mang lại thu nhập chính cho NH, nó có thể quyết định sự tồn tại và phát triển của một NH. Do nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này nên NH Liên doanh Lào Việt - Chi nhánh Hà Nội đã không ngừng cố gắng mở rộng hoạt động TD tạo đà cho sự phát triển của mình và cạnh tranh cùng với các tổ chức TD khác trên cùng địa bàn. Bảng thống kê số liệu trang sau sẽ cho thấy quy mô và tốc độ tăng trưởng hoạt động TD trong những năm gần đây của Chi nhánh: Bảng 2.4: Quy mô hoạt động tín dụng Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tổng dư nợ 104.775 179.604 257.961 Tổng tài sản 203.820 238.354 336.053 Tỷ trọng (%) 51,4 75,4 76,8 Tốc độ tăng trưởng(%) 50,2 71,4 43,6 (Nguồn: Bảng báo cáo hoạt động kinh doanh) Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động TD của Chi nhánh đã tăng lên cả về mặt số lượng lẫn tỷ trọng. Cụ thể, năm 2001 tổng dư nợ đạt 104.775 triệu đồng chiếm 51,4% tổng tài sản, năm 2002 tổng dư nợ đã tăng lên 179.604 triệu đồng chiếm 75,4% tổng tài sản. Không dừng lại ở đó, tính đến cuối năm 2003 toàn bộ công nhân viên của Chi nhánh đã đưa tổng dư nợ tăng lên 257.961 triệu đồng, chiếm 76,8% tổng tài sản. Qua số liệu phân tích trên ta thấy quy mô tín dụng của Chi nhánh khá cao so với tổng tài sản, ngoài ra các cán bộ TD vẫn đang cố gắng để đưa tổng dư nợ ngày một tăng lên. Không chỉ tăng lên về quy mô mà sự tăng lên của TD còn được thể hiện qua sự tăng về tốc độ. Cụ thể năm 2002 tổng dư nợ của Chi nhánh đã tăng lên so với năm 2001 là 74.829 triệu đồng ( tương ứng 71,4%), năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 là 78.357 triệu ( tương ứng 43,6%). Tốc độ tăng trưởng về TD của Chi nhánh là khá lớn chứng tỏ hoạt động TD của NH đang rất có hiệu quả. 2.2.3. Cơ cấu dư nợ tín dụng NH Liên doanh Lào Việt - Chi nhánh Hà Nội thực hiện phương châm "Đi vay để cho vay", ngay từ đầu năm 2003, Chi nhánh đã tích cực mở rộng hoạt động TD trên nguyên tắc đảm bảo an toàn và hiệu quả, chủ động tìm kiếm KH, quán triệt đến từng cán bộ về thái độ phục vụ tận tình trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng KH, nhằm mục đích đưa đồng vốn đến KH để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, làm ăn có hiệu quả góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế đất nước, kiềm chế lạm phát, nâng cao giá trị đồng Việt Nam, ổn định giá trị ngoại tệ hợp lý. Sau đây là bảng số liệu về tình hình tín dụng của Chi nhánh trong những năm gần đây: Bảng 2.5: Tình hình cho vay theo thời hạn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 104.775 100 179.604 100 257.961 100 Dư nợ ngắn hạn 77.157 73,7 115.485 64,3 141.879 55 Dư nợ trung-dài hạn 27.597 26,3 64.119 35,7 116.064 45 (Nguồn:Báo cáo hoạt động kinh doanh 2001, 2002,2003). Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng doanh số cho vay của Chi nhánh các năm sau đều tăng lên so với năm trước mà cụ thể: năm 2002 đã tăng lên so với năm 2001 là 74.829 triệu (hay tăng 74,4%). Năm 2003 cũng đã tăng lên so với năm 2002 là 78.357 triệu (hay tăng 43,6%). Để có được thành tích trên là sự có gắng không ngừng của tất cả cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh và điều đó cũng cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của NH cho nền kinh tế ngày càng lớn, số dự án khả thi được vay vốn nhiều hơn, thu hút được khối lượng KH đông đảo hơn. Từ bảng số liệu trên ta có biểu đồ về cơ cấu dư nợ tín dụng của Chi nhánh trong ba năm qua: Biểu 2: Tình hình sử dụng vốn theo thời hạn Qua biểu đồ ta thấy, trong các năm 2001, 2002 phần lớn vốn TD của NH được đầu tư ngắn hạn, tỷ trọng của tổng đầu tư ngắn hạn chiếm mức cao so với tổng dư nợ. Năm 2001 dư nợ ngắn hạn chiếm 73,7% trong tổng dư nợ, sang năm 2002 mặc dù có giảm nhưng vẫn chiếm 64,3%, điều đó chứng tỏ dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm số lượng lớn gấp đôi so với dư nợ trung dài hạn. Năm 2003, cơ cấu dư nợ của NH đang dần đi đến sự cân bằng, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chỉ chiếm 55% trong tổng dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn đã tăng lên 45%. Từ đó cho thấy NH đang cố gắng làm cho cơ cấu dư nợ ngày càng hợp lí hơn giảm bớt tình trạng kém ổn định do nợ ngắn hạn có tỷ trọng quá cao. Với chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá KH từ ngày thành lập đến nay NH liên doanh Lào Việt - Chi nhánh Hà Nội cùng với việc củng cố và phát triển quan hệ tín dụng với các KH là DN Nhà nước, Chi nhánh luôn chú trọng đẩy mạnh thực hiện đa dạng hoá loại hình KH thuộc mọi thành phần kinh tế. Tính đến 31/12/2003 dư nợ của các DN Nhà nước đạt 167.675 triệu quy đổi, tăng 9% so với năm 2002 và chiếm 65% trên tổng dư nợ, dư nợ của các DN ngoài quốc doanh đạt 74.809 triệu quy đổi, tăng gấp 3,2 lần so với năm 2002, chiếm 29% tổng dư nợ. Cho vay tư nhân, cá thể đạt 15.477 triệu quy đổi, tăng gấp 3 lần năm 2002, chiếm 6% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, Chi nhánh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với những DN đang hoạt động và kinh doanh tại nước bạn Lào, trong năm qua dư nợ của các DN đang hoạt động tại Lào đạt 10.226 triệu. Song song với hoạt động cho vay thì công tác thu nợ cũng luôn được các CBTD thường xuyên quan tâm nhằm cố gắng đạt kết quả tốt, điều đó được thể hiện thông qua việc họ luôn bám sát KH vay vốn để thu nợ và xử lý kịp thời khi cần thiết. Bảng tổng kết dưới đây sẽ cho thấy tình hình thu nợ của Chi nhánh trong những năm gần đây: Bảng 2.6: tình hình thu nợ của Chi nhánh Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 104.775 179.604 257.961 Tổng doanh số thu nợ 97.596 100 91.141 100 175.896 100 Ngắn hạn 96.231 98,6 89.635 98,3 164.287 93,4 Trung - dài hạn 1.365 1,4 1.506 1,7 8.394 6,6 Tỷ lệ thu nợ(%) 93,1 50,7 68,2 ( Nguồn: Bảng báo cáo tài chính năm các 2001,2002,2003) Qua bảng chi tiết trên ta thấy tình hình thu nợ của Chi nhánh năm 2002 đã giảm đi so với năm 2001 cả về số lượng lẫn tỷ trọng, cụ thể doanh số thu nợ năm 2001 là 97.596 triệu đạt 93,1%, năm 2002 doanh số thu nợ chỉ đạt 91.141 triệu đạt 50,7%. Năm 2003, doanh số thu nợ của Chi nhánh đã tăng lên rất nhiều so với cả hai năm trước nhưng về tỷ trọng thì chưa cao. Biên cạnh đó ta thấy, trong tổng doanh số thu nợ thì chủ yếu vẫn là nợ ngắn hạn mà cụ thể: Năm 2001 tỷ trọng thu nợ ngắn hạn chiếm 98,6% tổng doanh số thu nợ, năm 2002 tỷ trọng thu nợ ngắn hạn chiếm 98,3% tổng doanh số thu nợ, sang năm 2003 tình hình có thay đổi, tỷ trọng thu nợ trung và dài hạn đã tăng lên 6,6% nhưng không đáng kể vì tỷ trọng thu nợ cho vay ngắn hạn vẫn là chủ yếu. Tuy nhiên, những kết quả mà Chi nhánh đã đạt được là phù hợp vì đây là một NH mới được thành lập, các khoản vay dài hạn phần lớn chưa đến hạn trả nợ. Qua số liệu về tình hình thu nợ của Chi nhánh cho thấy công tác thu hồi nợ của Chi nhánh là khá tốt, năm 2002 doanh số về thu nợ có giảm đi nhưng nguyên nhân là do doanh số thu nợ ngắn hạn giảm đi còn doanh số thu nợ dài hạn thì đã tăng lên vì các khoản vay dài hạn đã bắt đầu đến hạn nhiều hơn. Đến năm 2003 Chi nhánh đã tích cực đưa doanh số thu nợ tăng lên rất nhiều so với các năm trước cả về ngắn hạn lẫn dài hạn chứng tỏ NH đã luôn theo dõi, bám sát KH vay vốn để thu nợ. Để có được kết quả này là do Chi nhánh đã biết tập trung năng lực và trí tuệ, tạo điều kiện để giải quyết tối đa nhu cầu vốn của KH. Bên cạnh đó, Chi nhánh có đội ngũ cán bộ tận lực với công việc, luôn có những ý kiến sáng tạo nhằm giúp Chi nhánh giải quyết có hiệu quả nguồn vốn phát ra. Những hoạt động này đã giúp Chi nhánh đứng vững và đủ sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường như hiện nay. 2.2.4. Phương thức cho vay áp dụng. ở Việt Nam hiện nay các NH thường sử dụng nhiều hình thức cho vay song song với nhau theo Quyết định số 1627/2001/QĐ - NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NH Nhà nước Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của KH. NH liên doanh Lào Việt - Chi nhánh Hà Nội là một NH liên doanh với nước ngoài nhưng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nên cũng không phải là ngoại lệ. Các phương thức cho vay tại NH bao gồm: Cho vay từng lần: là loại hình cho vay thường được áp dụng với KH có nhu cầu và đề nghị vay vốn từng lần, KH có nhu cầu vay vốn không thường xuyên, hoặc KH mà NH cho vay xét thấy phải áp dụng cho vay từng lần để giám sát, kiểm tra, quản lý việc sử dụng tiền vay chặt chẽ, an toàn. Tại NH liên doanh Lào Việt - Chi nhánh Hà Nội thì đối tượng KH mà NH áp dụng cho vay từng lần thường là các cá nhân, các công ty có hoạt động kinh doanh không thường xuyên hoặc có nhu cầu ay vốn từng lần như Công ty Cổ phần Văn Minh, Công ty Bê tông và xây dựng Vĩnh Tuy, Công ty TNHH Vận tải Hoa Phượng, Công ty Xây lắp điện Bắc Thái, Công ty TNHH KD thép và VT Tổng hợp... Cho vay theo hạn mức TD theo chu kỳ sản xuất kinh doanh quý, năm hoặc theo thời vụ: là loại hình cho vay áp dụng cho KH sản xuất, kinh doanh ổn định; có quan hệ TD thường xuyên với NH, tín nhiệm trong vay, trả với NH, có TK tiền gửi thanh toán và hoạt động chủ yếu tại NH. Các KH thuộc đối tượng vay theo hạn mức tín dụng tại Chi nhánh phần lớn là các DN có hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam như Công ty Thăng Long - BQP, Công ty giầy Thượng Đình, Công ty TNHH ĐTTM và XNK Hải An. Bên cạnh đó Chi nhánh cũng có áp dụng phương thức cho vay này đối với một số doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh tại Lào như Công ty XD CTGT Việt - Lào, Công ty XL và VTXD 1, Công ty TMLS Hà Nội (VINAFOR Hà Nội). Cho vay theo dự án: là loại hình cho vay áp dụng cho KH có dự án đầu tư mới, đầu tư chiều sâu phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đảm bảo các điều kiện, thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật. Cho vay hợp vốn, đồng tài trợ: NH và tổ chức TD khác thực hiện cho vay hợp vốn, đồng tài trợ đối với một dự án hoặc phương án vay vốn của một KH khi nhu cầu vay vốn của KH vượt quá khả năng cho phép của một NH hoặc nhằm mục đích phân tán và chia sẻ rủi ro, trong đó có một tổ chức làm đầu mối, giàn xếp. Việc cho vay hợp vốn, đồng tài trợ thực hiện thông qua hợp đồng. Năm 2002, Chi nhánh đã thực hiện đồng tài trợ với SGDI - BIDV để tài trợ ứng trước và thực hiện hợp đồng cho CEI 18 thực hiện công trình xây dựng truyến đường hành lang Đông Tây đoạn phía Lào với giá trị tài trợ150 tỷ VNĐ, tài trợ cho công ty XD CTGT 889, Công ty Xây dựng và Phát triển Hạ tầng đầu tư xây dựng các công trình trong nước. Chi nhánh luôn tranh thủ sự hỗ trợ của NHĐT và PTVN và phối hợp chặt chẽ với NHĐT và PTVN để thực hiện tốt các dự án đồng tài trợ đảm bảo an toàn, có hiệu quả. Đến 31/12/2003 doanh số về cho vay hợp vốn và đồng tài trợ tại Chi nhánh đạt 52 tỷ VNĐ, doanh thu từ hoạt động này đạt 1.254 triệu đồng. Ngoài ra NH còn áp dụng một số phương thức cho vay khác phù hợp với quy định của NH Nhà nước Việt Nam. 2.2.5. Chất lượng tín dụng. Như ta đã biết, hiện nay tại Việt Nam đang áp dụng phương pháp đánh giá chất lượng TD của một NHTM thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Sau đây là bảng tổng kết về tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ của NH liên doanh Lào Việt - Chi nhánh Hà Nội trong những năm gần đây. Bảng 2.7: Tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2002 Nợ quá hạn 2.372 3.912 8.378 Tổng dư nợ 104.775 179.604 257.961 NQH có tài sản đảm bảo 2.372 3.905 8.365 NQH không có tài sản đảm bảo 0 7 13 2,3 2,2 32 (Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2001, 2002, 2003.) Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng nợ quá hạn tại Chi nhánh đang ngày một tăng lên. Năm 2001, nợ quá hạn của Chi nhánh là 2.372 triệu đồng chiếm 2,3% tổng dư nợ, năm 2001 nợ quá hạn là 3.912 triệu đồng chiếm 2,2% tổng dư nợ trong đó có 7 triệu đồng là nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo. Sang năm 2003, số lượng nợ quá hạn của Chi nhánh đã là 8.378 triệu đồng chiếm 3,2% tổng dư nợ trong đó có 13 triệu đồng là nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo. Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ nợ quá hạn không quá 5% tổng dư nợ hàng năm và tỷ lệ nợ khó đòi thấp thì được đánh giá là TD có chất lượng tốt, ngược lại là có vấn đề. Điều đó cho thấy mặc dù số lượng nợ quá hạn của Chi nhánh đang ngày một tăng lên nhưng chất lượng TD của Chi nhánh vẫn tốt vì tỷ lệ tăng vẫn đang nằm trong giới hạn cho phép và Chi nhánh lại không có nợ khó đòi. 2.3. thực trạng kế toán cho vay tại ngân hàng liên doanh lào việt - chi nhánh hà nội. Bước sang thời kỳ mới, sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế dần dần được loại bỏ mặc dù thành phần kinh tế Quốc doanh vẫn nắm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Nhưng Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp, nhiều chính sách nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Điều này đã được khẳng định trong các văn kiện Đại hội Đảng VII, VIII. Trong phần III mục I của chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2010 có viết: Nền kinh tế hàng hoá có cơ cấu nhiều thành phần với nhiều loại hình sở hữu, nhiều tổ chức kinh tế, mọi đơn vị không phân biệt quan hệ sở hữu và hình thức tổ chức đều bình đẳng trước pháp luật". Do vậy trong hoạt động kinh doanh của NH cũng không nằm ngoài hướng đi đó. Hoạt động NH được coi như "huyết mạch" của nền kinh tế, nó có vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Vì thế, KTNH càng trở nên quan trọng hơn khi mà nghiệp vụ KTNH không chỉ là việc theo dõi, hạch toán kịp thời, chính xác tài sản của bản thân NH mà còn là tài sản của dân chúng, xã hội. Muốn vậy, bộ phận KT của NH phải làm sao đảm bảo an toàn cho mặt hoạt động, đảm bảo quyền lợi của KH, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của NH. Vì vậy, trước hết CBKT phải là những người giỏi chuyên môn, hiểu và làm đúng quy chế, quy định chế độ một cách linh hoạt. Để triển khai được nghiệp vụ TD phải tổ chức tốt nghiệp vụ KT cho vay. Trên thực tế tại NH Liên doanh Lào Việt - Chi nhánh Hà Nội nghiệp vụ KT cho vay vẫn còn tồn tại một số vấn đề, nhưng nghiệp vụ KT cho vay cũng đã góp phần thực hiện tốt nghiệp vụ kinh doanh của NH. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu công tác KT cho vay tại NH Liên doanh Lào Việt - Chi nhánh Hà Nội để thấy được những hoạt động tại Chi nhánh này. 2.3.1. Quy trình về chứng từ kế toán cho vay Ngân hàng Liên doanh Lào Việt - Chi nhánh Hà Nội áp dụng nhiều phương thức cho vay và mở TK cho vay thông thường đối với tất cả các KH có quan hệ vay vốn với NH. Căn cứ vào luật các tổ chức TD ngày 12/12/1997 của nước CHXHCN Việt Nam quyết định số 324/1998/QĐ- NHNN1 ngày 30/09/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “V/v ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng”, Căn cứ điều lệ Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt ngày 18/05/1999”. Hồ sơ xin vay bao gồm: Đơn xin vay Hợp đồng tín dụng Đối với cho vay ngắn hạn có ba bản có giá trị pháp lý ngang nhau (1 bản gửi cho KH, 1 bản CBTD giữ, 1 bản CBKT cho vay giữ) và loại HĐTD ngắn hạn có hai loại: Hợp đồng tín dụng ngắn hạn cho vay theo món Hợp đồng tín dụng ngắn hạn vay bổ sung vốn lưu động thường xuyên Đối với cho vay dài hạn có 5 bản có giá trị pháp lý ngang nhau (NH giữ 3 bản và KH giữ hai bản). Đối với KH là cá nhân và các DN ngoài quốc doanh khi vay vốn cần có thế chấp hoặc cầm cố tài sản qua công chứng nhà nước, cam kết của người vay có chính quyền địa phương ký và đóng dấu. Để đảm bảo cho công tác TD đạt hiệu quả, Bên vay vốn phải gửi giấy đề nghị vay vốn đến NH ít nhất trước một ngày làm việc. Trong thời gian đó, CBTD tiến hành thẩm định các dự án, phương án sản xuất kinh doanh để đưa ra một quyết định dúng đắn có cho vay hay không cho vay. Nếu có thể cho vay được thì CBTD hướng dẫn bên vay vốn lập HĐTD, HĐTD yêu cầu phải đúng mẫu theo quy định của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Ngược lại, đối với đơn xin vay mà xét thấy không có hiệu quả, không thể cho vay được thì CBTD phải thông báo cho KH bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ từ chối cho vay. Đối với những món vay theo hạn mức TD, trên giấy nhận nợ từng lần ngoài các yếu tố như trên, còn phải có thêm chữ ký của KT trưởng của bên xin vay vốn, chữ ký của trưởng phòng TD. Sau khi kiểm tra tính chất pháp lý, đầy đủ, hợp lệ và chính xác, CBTD chuyển hồ sơ cho CBKT để tiến hành phát tiền vay. 2.3.2 Kế toán phát tiền vay Căn cứ HĐTD vay vốn đã được Giám đốc (hoặc người uỷ quyền) ký duyệt, kế toán tiến hành hạch toán phát tiền vay. Kế toán trưởng căn cứ vào bộ hồ sơ thấy đầy đủ điều kiện pháp lý thì tiến hành mở tài khoản cho KH vay vốn, kế toán viên giữ tài khoản tiền vay sau khi kiểm tra hồ sơ, chứng từ hợp lệ, hợp pháp thì sẽ tiến hành hạch toán: Nợ : TK Cho vay thích hợp Có : TK Cho vay của KH (nếu cho vay bằnh tiền mặt) TK Người thụ hưởng (nếu cho vay bằng chuyển khoản) Đối với những món vay được đảm bảo bằng biện pháp thế chấp, cầm cố, kế toán ghi: Nhập : TK Tài sản cầm cố thế chấp giá trị tài sản đã được định giá. Căn cứ vào chứng từ đã được kiểm soát, nhập vào máy và có đầy đủ dấu chữ ký của kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) thủ quỹ tiến hành giải ngân. Với tất cả món vay theo HMTD, bên vay vốn có thể nhận vốn vay vào nhiều lần khác nhau tuỳ theo tiến độ thi công công trình và khối lượng thanh toán giữa người vay và người cung cấp. Thông qua các TK đã hạch toán mà khi nhìn vào TK, kế toán có thể thấy được số tiền mà KH đang nợ NH là bao nhiêu và biết được KH vay vốn NH dưới hình thức nào. Ví dụ: Công ty XD số 2 có nhu cầu vay vốn để thực hiện dự án sản xuất kinh doanh với số tiền là 800 triệu đồng trong thời gian 2 năm thì phải làm đơn xin vay gửi đến phòng TD. CBTD sẽ xem xét, thẩm định đánh giá tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty tại thời điểm xin vay, nếu thấy khả năng tài chính của công ty tốt và có đủ tư cách pháp nhân, đánh giá giá trị tài sản thế chấp (nếu có) thì CBTD sẽ lập tờ trình đề nghị duyệt cho vay vốn. Khi giám đốc Chi nhánh và hội đồng TD đồng ý thì yêu cầu KH đến làm hồ sơ vay vốn theo từng loại thời hạn cho vay khác nhau. Sau khi CBTD và KH làm xong hồ sơ vay vốn thì chuyển sang cán bộ kế toán để CBKT đăng ký mã KH, mở tài khoản tiền vay cho KH... và thực hiện giải ngân cho KH, ghi: Nợ : TK 211101.A 800 trđ Có : TK 101101 800 trđ Hoặc TK 431101.A 800 trđ Giả sử công ty có thế chấp tài sản trị giá 975 triệu đồng, kế toán ghi Nhập tài khoản ngoại bảng “TK 994”: 975 trđ. 2.3.3. Kế toán giai đoạn thu nợ Đến hạn trả nợ, bên vay phải có trách nhiệm trả nợ NH bằng tiền mặt hay trích TK Tiền gửi thanh toán. Hạn trả nợ do NH và bên vay vốn thoả thuận với nhau và được ghi rõ trong HĐTD. Việc trả nợ có thể là một hoặc nhiều lần trong mỗi kỳ hạn vay tuỳ thuộc vào phương thức vay vốn. CBKT cho vay phối hợp với CBTD đôn đốc bên vay trả nợ NH đúng kỳ hạn , khi bên vay trả nợ, KT căn cứ chứng từ nhập dữ liệu vào máy. Khi hạch toán thu nợ, KT viên sẽ hạch toán: Nợ :TK Tiền mặt TK Tiền gửi của KH TK Thích hợp khác Có : TK Cho vay Đối với những KH có tài sản thế chấp, cầm cố thì ngoài bút toán trên mỗi lần tất toán hết nợ KT viên ghi Xuất TK ngoại bảng: "TK Thế chấp, cầm cố". Khi thu lãi, tuỳ theo thoả thuận giữa CBTD với KH vay đã ký kết trong HĐTD. Sau mỗi lần thu nợ, KT phải tiến hành xoá nợ trên khế ước. Ví dụ: Cũng ví dụ trên, khi đến hạn trả nợ kế toán cho vay sẽ lập giấy thông báo đến hạn trả nợ cho công ty, nếu sau khi nhận được giấy thông báo nợ thì công ty có thể trực tiếp đến NH để trả nợ hoặc NH sẽ trích từ tài khoản tiền gửi của công ty để thu nợ. Kế toán sẽ hạch toán: Nợ : TK 101101 :800 trđ Hoặc TK 431101A : 800 trđ Có : TK 211101A : 800 trđ Giả sử lãi suất cho vay là 0,6%/năm thì tiền lãi thu được kế toán sẽ hạch toán: Nợ : TK 101101 : 9,6 trđ Hoặc TK 431101.A :9,6 trđ Có : TK 217 :9,6 trđ Sau khi thu được nợ thì tiến hành trả tài sản thế chấp, kế toán hạch toán: Xuất TK ngoại bảng “TK994”: 975 trđ 2.3.4. Tình hình định kỳ hạn trả nợ và thu lãi tại NH liên doanh Lào Việt - Chi nhánh Hà Nội. Định kỳ hạn nợ. Năm 1990, đánh dấu sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, theo đó các đơn vị, tổ chức kinh tế cũng phải có những thay đổi phù hợp với cơ chế mới không phân biệt các đơn vị trong hay ngoài quốc doanh, đơn vị hành chính sự nghiệp hay đơn vị kinh doanh... mà tất cả đều phải lo cho sự tồn tại của đơn vị mình. Không nằm ngoài cơ chế đó, NH liên doanh Lào Việt - Chi nhánh Hà Nội cũng phải lo cho hoạt động kinh doanh của mình, nếu không thu được nợ thì Chi nhánh mất vốn và phải bù vào số chưa tiền chưa thu được đó. Định kỳ hạn nợ là công tác nghiệp vụ của các CBTD nhưng lại liên quan đến việc thanh toán lãi của KH nên trong KT cho vay - một trong những giai đoạn của công tác cho vay cũng cần phải tìm hiểu để kiểm tra lại tính chính xác. Việc định kỳ hạn nợ trong quá trình cho vay cho từng KH vay và từng món vay là rất khó lại liên quan đến nguồn thu nhập chính cũng như chất lượng TD của NH, nên đòi hỏi CBTD không những phải giỏi kỹ thuật nghiệp vụ mà còn phải hiểu được đặc điểm chu kỳ sản xuất kinh doanh của từng đối tượng vay vốn. Năm 2002, tại NH liên doanh Lào Việt - Chi nhánh Hà Nội có 56 món, trị giá 3.275 triệu đồng chiếm 1,82% trong tổng dư nợ. Sang năm 2003, số nợ trả trước hạn đã tăng lên 82 món, trị giá 4.925 triệu đồng chiếm 1,9% trong tổng dư nợ. Mặc dù, tỷ lệ nợ trả trước hạn trên tổng dư nợ tăng lên là không lớn nhưng về khối lượng thì đã tăng lên rất nhiều, cụ thể giá trị nợ trả trước hạn năm 2003 đã tăng lên so với năm 2002 là 1.650 triệu đồng và mức tăng tương ứn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0315.doc
Tài liệu liên quan