MỞ ĐẦU 1
Chương I. Những vấn đề lý luận chung về đầu tư xây dựng cơ bản
Và quản lý Nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản 3
I. Lý luận chung về đầu tư xây dựng cơ bản 3
1. Khái niệm vai trò và phân loại ĐT trong nền kinh tế 3
2. Khái niệm vai trò đặc điểm của ĐTXDCB 4
3. Khái niệm vốn đầu tư, các nguồn vốn đầu tư và vốn ĐTXDCB 7
II. Nội dung quản lý Nhà nước về ĐTXDCB 11
1. Khái niệm quản lý 11
2. Nội dung quản lý Nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế Việt Nam 12
3. QLNN về đầu tư xây dựng cơ bản 15
III. Nội dung cơ bản về hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 24
1. Khái niệm hiệu quả QLNN về ĐTXDCB 24
2. Hệ thống chỉ tiêu về hiệu quả quản lý ĐTXDCB 25
3. Nâng cao hiệu quả quản lý ĐTXDCB trong điều kiện
kinh tế thị trường 29
Chương II. Thực trạng và hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở
Bộ Thương Mại 32
I. Kháiquát chức năng, nhiệm vụ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và
tình hình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản của Bộ Thương Mại 32
1. Chức năng và nhiệm vụ của Bộ Thương Mại 32
2. Khái quát tình hình ĐTXDCB tại Bộ Thương Mại 41
3.Với các liên doanh 61
II.Tình hình thực hiện quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản
tại Bộ Thương Mại 61
A. Quá trình hình thành công tác QLNN về ĐTXDCB 61
B. Tình hình thực hiện QLNN về ĐTXDCB 63
1. Về xây dựng văn bản pháp quy và hướng dẫn thực hiện 63
2. Lập và quản lý kế hoạch ĐTXDCB 67
90 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý nhà nước về đào tạo xây dựng cơ bản tại Bộ Thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấu thầu:
~ Phê duyệt các nội dung cơ bản của quá trình đấu thầu
~ Chỉ đạo bên mời thầu thương thảo, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng với nhà thầu trúng thầu.
~ Kiểm tra bên mời thầu thực hiện Quy chế đấu thầu.
~ Phê duyệt nội dung hợp đồng
- Thẩm định và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư
Đối với dự án thuộc nhóm A, Bộ Tài chính chủ trì tổ chức thẩm tra.
Các dự án còn lại, cấp nào quyết định đầu tư thì cấp đó quyết toán vốn đầu tư.
Hồ sơ doanh nghiệp gửi về Bộ (Vụ Đầu tư) gồm:
Tập bản vẽ hoàn công
Nhật ký công trình, hồ sơ nghiệm thu (khối lượng, chất lượng), hồ sơ bàn giao công trình
Hoá đơn, chứng từ hợp lệ về mua bán vật tư, thiết bị
Bảng, biểu báo cáo quyết toán
Từ đó xác định nội dung thẩm tra quyết toán như sau:
~ Thẩm tra tính hợp pháp của việc đầu tư xây dựng dự án
~ Thẩm tra vốn đầu tư thực hiện hàng năm
~ Thẩm tra khối lượng xây lắp hoàn thành
~ Thẩm tra giá trị khối lượng thiết bị hoàn thành
~ Thẩm tra các khoản chi phí khác
~ Thẩm tra việc xác định giá trị tài sản bàn giao đưa vào sử dụng
~ Thẩm tra tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng
~ Đối với các dự án đấu thầu tập trung vào các nội dung sau:
Các văn bản pháp lý liên quan; giá trị đề nghị quyết toán so với giá trúng thầu; khối lượng và giá trị phát sinh ngoài gói thầu, xác định nguyên nhân tăng giảm;
~ Thời gian thẩm tra:
Dự án nhóm A không quá 4 tháng
Dự án nhóm B không quá 2 tháng
Dự án nhóm C không quá 1 tháng
Thời gian phê duyệt không quá 15 ngày
- Quản lý chất lượng công trình
~ Bộ có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng các công trình thông qua các cơ quan chuyên môn của Bộ.
~ Cơ quan chuyên trách của Bộ trực tiếp theo dõi, tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình; kiểm tra chủ đầu tư và nhà thầu xây lắp trong công tác đảm bảo về chất lượng công trình
~ Báo cáo định kỳ 6 tháng về chất lượng công trình xây dựng của Bộ gửi Bộ Xây dựng
~ Tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư
- Giám định đầu tư
~ Nhiệm vụ của giám định đầu tư
Theo dõi kiểm tra việc chuẩn bị và ra quyết điịnh đầu tư theo quy định hiện hành, phù hợp với quy hoạch và chiến lược phát triển của Nhà nước.
Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án đầu tư theo quyết định đầu tư.
Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trong từng thời kỳ, từng giai đoạn; kiến nghị các cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, hoặc sửa đổi, huỷ bỏ quyết định đầu tư đã được phê duyệt cho phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo đầu tư có hiệu quả.
~ Yêu cầu của công tác giám định đầu tư
Đảm bảo thực hiện các quy định tại Quy chế quản lý ĐT&XD
Đảm bảo tính chủ động của công tác giám định đầu tư ; Không trực tiếp can thiệp vào hoạt động nghiệp vụ cụ thể của chủ đầu tư
Phát hiện và phản ánh đầy đủ, kịp thời tình hình thực hiện quyết định đầu tư ; Đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan; Đảm bảo tính kịp thời, có luận cứ của các kiến nghị
Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cơ quan liên quan trong công tác giám định đầu tư.
~ Đối tượng của giám định đầu tư
Là hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong kế hoạch bao gồm các chuơng trình đầu tư, các dự án đầu tư thuộc kế hoạch của các doanh nghiệp Nhà nước, các cơ quan, tổ chức sử dụng VĐT ngân sách Nhà nước, Vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tự đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước ngành Thương mại.
~ Nội dung của giám định đầu tư
x Giám định việc chuẩn bị và ra quyết định đầu tư thông qua việc theo dõi, kiểm tra, phân tích, đánh giá về:
Điều kiện pháp lý, sự phù hợp với luật pháp hiện hành; các thủ tục hiện hành trước khi duyệt;
Sự phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành và lãnh thổ; các cân đối tổng thể đảm bảo cho dự án có khả năng thực hiện.
Nội dung quyết định đầu tư theo quy định tại Điều 30 của Quy chế quản lý ĐT&XD
x. Giám định quá trình bố trí kế hoạch và giải ngân cho các dự án đầu tư thông qua các công việc sau:
ã Theo dõi, kiểm tra tình hình bố trí kế hoạch đầu tư, nhằm đảm bảo các dự án đầu tư phù hợp với tiến độ và tổng mức được duyệt, phù hợp với nội dung và mục tiêu đã đề ra; các kế hoạch đầu tư của ngành phù hợp với nội dung và mục tiêu đã đề ra; các kế hoạch đầu tư của ngành phù hợp với cơ cấu đầu tư đã được Nhà nước thông qua
Qua đó phát hiện các cơ cấu bất hợp lý trong kế hoạch hoặc tổ chức thực hiện.
ã Theo dõi, kiểm tra tình hình giải ngân và đưa ra các nhận xét, kiến nghị giúp các cấp quản lý có giải pháp sử dụng vốn đúng quy định, bảo đảm thực hiện kế hoạch đầu tư
x. Giám định quá trình tổ chức thực hiện dự án đầu tư thông qua các công việc sau:
ã Theo dõi, kiểm tra quá trình chuẩn bị và tiến hành đấu thầu; phát hiện và kiến nghị các biện pháp giải quyết các vấn đề nảy sinh làm chậm quá trình đấu thầu hoặc khi kết quả đấu thầu vượt quá quy định trong quyết định đầu tư
ã Phát hiện các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư có sai khác so với quyết định đầu tư
ã Phân tích các báo cáo, số liệu thống kê, kết quả kiểm tra và các thông tin thu thập từ các nguồn khác nhau để phát hiện các sai phạm, bất hợp lý phát sinh trong quá trình thực hiện hoặc những biến động khách quan ảnh hưởng đến dự án đầu tư và kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định các biện pháp thích hợp như: bổ sung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ đầu tư, đình hoãn hoặc giãn tiến độ thực hiện, huỷ bỏ quyết định đầu tư, xử lý sai phạm
ã Đánh giá dự án đầu tư khi có những dấu hiệu không đạt mục tiêu đề ra và kiến nghị các giải pháp
x. Đánh giá kết quả thực hiện, hiệu qủa dự án đầu tư so với nội dung nêu trong các quyết định đầu tư khi kết thúc quá trình đầu tư bằng:
ã Đánh giá kết thúc quá trình bỏ vốn tạo ra tài sản cố định, quyết toán công trình
ã Đánh giá dự án đầu tư tại thời điểm dự kiến đạt công suât thiết kế tại thời điểm dự kiến thu hồi VĐT và hoàn trả nợ
ã Xác định hiệu quả và rút ra bài học kinh nghiệm .
b2/ Nhận xét chung
* Về đặc điểm của QLNN về đầu tư XDCB tại Bộ Thương mại
Bộ Thương mại là một Bộ quản lý ngành. Ngành Thương mại không thuộc các ngành có các công trình xây dựng chuyên ngành. Như vậy theo pháp luật quy định, Bộ Thương mại tiến hành nhiệm vụ QLNN về đầu tư XDCB của một Bộ chủ quản với các đơn vị trực thuộc.
Các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Thương mại có số lượng nhiều, phân tán trên cả nước và phạm vi hoạt động phong phú, vì vậy, quản lý gặp nhiều khó khăn, khó nắm bắt được chi tiết và đầy đủ các nội dung đầu tư XDCB.
Các dự án đầu tư XDCB thường tiến hành bằng nguồn vốn tự huy động do đơn vị tự thực hiện, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ Thương mại chỉ có thể hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện theo luật định, tránh thất thoát vốn. Trách nhiệm của doanh nghiệp chưa cao nên thường chểnh mảng trong khâu quản lý đầu tư XDCB nên việc thất thoát, gặp sự cố còn phổ biến mà Bộ Thương mại chưa thể ngăn chận từ đầu.
Bộ Thương mại tiến hành QLNN một cách cụ thể với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
*Về nội dung: Nhiệm vụ QLNN về ĐT&XD trong đó có ĐTXDCB tại Bộ Thương mại đã được quy định khá rõ ràng, cụ thể và chi tiết, phù hợp với quy định chung và tinh thần của các Nghị định của Nhà nước Qua đó, có thể thấy, vai trò QLNN về ĐTXDCB của Bộ Thương mại không nhỏ. Với 72 doanh nghiệp trực thuộc, tính chất hoạt động ngày càng đa dạng, phạm vi kinh doanh ngày càng mở rộng, nhu cầu đầu tư để phát triển ngày càng lớn và cấp thiết, đòi hỏi Bộ Thương mại phải có chiến lược phát triển dài hạn, cơ chế quản lý ĐT&XD chặt chẽ và hợp lý để đạt hiệu quả cao
* Về tình hình thực hiện: Nói chung, công tác QLNN về ĐTXDCB ở Bộ Thương mại được thực hiện đầy đủ, chính xác về mặt pháp lý, phù hợp với những yêu cầu phát triển chung của đất nước và những yêu cầu cụ thể của từng công trình, từng dự án. Các dự án được xem xét kỹ và chủ đầu tư được hướng dẫn về quy định pháp luật, giúp đỡ về thủ tục và được Bộ xem xét giú đỡ về cấp phát vốn, vay vốn…
Tuy nhiên do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, công tác này còn gặp nhiều bất cập.
2. Khái quát tình hình ĐTXDCB tại Bộ Thương mại
Nhận thức được tác dụng của ĐTXDCB trong phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh, Bộ Thương mại đã thực hiện và quản lý ĐTXDCB qua các thời kỳ 1991 - 1995, 1995 - 2000 và 2001 - 2005. Mỗi giai đoạn có những đặc điểm tình hình và mục tiêu khác nhau, vì vậy, việc thực hiện ĐTXDCB cũng có nhiều biến đổi. Vượt qua tác động của những nhân tố khách quan và yếu tố chủ quan, Bộ Thương mại đã thực hiện và quản lý ĐTXDCB đạt nhiều thành quả, tuy cũng có không ít tồn tại cần giải quyết.
a..Giai đoạn 1991-1995:
a1. Đặc điểm hoạt động và mục tiêu đầu tư của Bộ Thương mại
Nền kinh tế khắc phục được tình trạng trì trệ, đạt mức tăng trưởng tương đối khả quan: GDP bình quân tăng 8 đến 8,2 % so mục tiêu đề ra 5,5% - 6%, trong đó các ngành dịch vụ năm 1995 tăng 80% so năm 1990; đẩy lùi được nạn lạm phát, chỉ số giá hàng tiêu dùng đã giảm dần. Quy mô đầu tư phát triển xã hội tăng khá, trong 5 năm ước tính VĐT khoảng 18 tỷ USD (mặt bằng giá 1995), trong đó phần nhà nước chiếm 43%, riêng ngành Thương mại chiếm từ 0,8 đến 1% của vốn nhà nước (kể cả các nguồn).
Trong thực tế, xu hướng tất yếu hình thành thị trường cạnh tranh thực sự gay gắt - nguy cơ tụt hậu về kinh tế quốc doanh (trong nước) so với nền kinh tế nói chung và quốc tế là có cơ sở. Nguyên nhân chính là xuất phát điểm của ta quá thấp cả về cơ sở vật chất và trình độ cán bộ quản lý.
Trong tình hình đó, việc đầu tư xây dựng ngành Thương mại là một việc cần bàn. Bộ Thương mại vừa hình thành từ 3 Bộ: Bộ Vật tư, Bộ Nội thương và Bộ Ngoại thương và Tổng cục Du lịch (tách ra năm 1992). Gặp nhiều khó khăn về giải quyết nhân lực, sắp xếp cán bộ, nắm bắt tình hình … nên hoạt động của Bộ Thương mại giai đoạn đầu còn chuệch choạc, đặc biệt là khâu quản lý. Trong khi một mặt, nhà nước đòi hỏi thương mại phải làm chủ thị trường. Mặt khác, nhà nước lại đầu tư qúa ít ỏi: tỷ lệ đầu tư cho thương mại so với các ngành không đáng kể. Dẫn tới sự nghèo nàn về cơ sở vật chất, không đủ sức cạnh tranh và chi phối thị trường tự do.
Trong điều kiện đó, mục tiêu ĐTXDCB thời gian này được xác định là:
- ĐTXDCB hệ thống kho xăng dầu
- Đầu tư phát triển ngành muối
- Xây dựng khối văn phòng
- Cơ sở vật chất của các đơn vị cơ sở.
a2. Tình hình thực hiện
ã Tình hình vốn cấp phát và vốn tự huy động trong ĐTXDCB tại Bộ Thương mại
Trong 5 năm kế hoạch 1991 -1995, Bộ Thương mại đã được nhà nước đầu tư 164, 1 tỷ đồng, đạt 30% so với nhu cầu Bộ đăng ký. Cụ thể như sau:
Bảng 1: Tổng vốn Nhà nước cấp cho Bộ Thương mại
Đơn vị: tỷ đồng
STT
Năm
Tổng mức đầu tư của
Nhà nước
Vốn cấp cho Bộ Thương mại
1
1990
2 124
60
2
1991
2135
35
3
1992
6 452
16,9
4
1993
1 116
4,7
5
1994
8 413
21,7
6
1995
1 070
25,8
Nguồn: Vụ đầu tư - Bộ Thương mại
Qua bảng có thể thấy: 2 năm 1990, 1991, do tính cả vốn cấp phát cho du lịch nên mức vốn nhà nước cấp cho Bộ Thương mại đạt 28% (năm1990), 16% (năm 1991) trên tổng mức đầu tư của Nhà nước. Còn lại, các năm 1992 - 1995 chỉ đạt không tới 3% tổng mức đầu tư của Nhà nước. Như vậy tỷ lệ đầu tư cho Thương mại của Nhà nước so với các ngành là không đáng kể. Trong khi, Nhà nước đòi hỏi Thương mại phải làm chủ thị trường. Đây là một khó khăn lớn cho ngành Thương mại.
Trong tổng số 164,1 tỷ đồng vốn nhà nước cấp, có 101,95 tỷ là vốn Ngân sách nhà nước. Nguồn vốn này được đưa vào thực hiện đầu tư XDCB cụ thể như sau:
Biểu : Ngân sách đầu tư thực hiện
Đơn vị: Tỉ đồng
Năm kế hoạch
Thực hiện
Thực hiện
Cơ cấu được cấp
Tổng số
Xây lắp
Thiết bị
Tổng số
Xây lắp
Thiết bị
1991
33,2
31,6
0,10
34,86
26,1
5,80
1992
17,1
15,2
0,25
16,92
15,1
0,25
1993
5,59
4,04
0,20
4,69
4,32
0,20
1994
21,44
15,75
2,88
21,69
14,49
4,27
1995
27,86
20,54
1,63
25,79
17,87
2,21
Tổng số
105,19
87,13
5,06
103,95
77,91
12,73
Nguồn : Vu đầu tư - Bộ Thương mại
Qua bảng trên có thể thấy, lượng vốn Ngân sách Nhà nước được không đồng đều qua các năm, đạt cao nhất là năm 1991 (34,86 tỷ đồng) trong khi năm thấp nhất 1993 chỉ có 4,65 tỷ đồng. Tình hình thực hiện vốn đầu tư XDCB của Bộ Thương mại vượt chỉ tiêu ngân sách Nhà nước cấp thời kỳ này là 1,24 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là năm 1995 vượt 2,07 tỷ đồng, năm 1993 vượt 0,9 tỷ đồng, năm 1992 vượt 1,8 tỷ đồng; còn lại hai năm 1991 và 1994 chưa sử dụng hết vốn được cấp.
Tỷ trọng vốn Ngân sách thực hiện theo cơ cấu đầu tư được thể hiện qua bảng sau:
Năm
Vốn ngân sách Nhà nước thực hiện
Tổng số
Xây lắp
Thiết bị
tuyệt đối
tỷ trọng (%)
tuyệt đối
tỷ trọng
1991
33,2
31,6
95
0,10
5
1992
17,1
15,2
88
0,25
12
1993
5,59
4,04
72
0,20
28
1994
21,44
15,75
73
2,88
27
1995
27,86
20,54
73
1,63
27
Tổng số
105,19
87,13
5,06
Qua bảng trên ta thấy, tỷ trọng vốn đầu tư về xây lắp chiếm phần lớn trong tổng vốn, như vậy thực chất hiêu quả tạo ra cơ sở vật chất trực tiếp của đồng vốn không cao.
Mục đích sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước tại Bộ Thương mại là chủ yếu đầu tư cho cơ sở vật chất của khối văn phòng, ngành giáo dục đào tạo và ngành muối, điều đó thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Biểu : Ngân sách đầu tư theo ngành
đơn vị: tỷ đồng
Năm kế hoạch
1991
1992
1993
1994
1995
Tổng số
Tổng mức đầu tư
34,86
16,92
4,69
21,96
25,79
103,95
Ngành muối
22,00
2,4
1,92
13,29
16,54
36,35
Xây dựng
0,85
0,45
1,3
Nghiên cứu khoa học
0,26
0,35
0,50
0,53
1,64
Giáo dục đào tạo
2,07
2,10
1,70
2,00
2,82
10,69
chuẩn bị đầu tư
0,112
0,32
0,44
Quy hoạch
0,52
0,72
0,90
0,90
3,04
Xăng dầu
5,00
5,00
10,00
Nguồn: Vụ Đầu tư - Bộ Thương mại
Nguồn vốn này chủ yếu đầu tư vào ngành Muối do chủ trương toàn dân dùng muối iôt, với 36,35 tỷ đồng chiếm 34,97% so tổng số vốn Ngân sách Nhà nước cấp. ĐTXDCB cho ngành Giáo dục và đào tạo cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn, với tốc độ ĐTXDCB tăng dần qua các năm: năm 1991 là 2,07 tỷ đồng, năm 1992: 2,1 tỷ đồng, năm 1993: 1,7 tỷ đồng, năm 1994: 2 tỷ đồng, và năm 1995: 2,82 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ vai trò quan trọng của Giáo dục và đào tạo trong hoạt động kinh tế nói chung và Ngành Thương mại nói riêng.
Ngành Xăng dầu thời gian này còn non trẻ nhưng đã dần chứng minh được tầm quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tổng mức đầu tư vào ngành này đứng thứ 3 và tập trung vào 2 năm 1994, 1995.
Về vốn tín dụng, được phân bổ 62, 15 tỷ, quá ít so với nhu cầu:
Bảng 2: Vốn tín dụng nhà nước cấp cho Bộ Thương mại
Đơn vị: triệu đồng
Năm
1991
1992
1993
1994
1995
Vốn được cấp
29 400
11 450
5 300
16 000
0
Nguồn: Vụ Đầu tư - Bộ Thương mại
Như vậy, trong khi năm 1992, tín dụng đầu tư đạt mức lớn nhất là 44,45 tỷ đồng thì năm 1995, Bộ Thương mại không có đầu tư tín dụng. Nguyên nhân của việc đầu tư tín dụng còn ít là do cơ cấu vay rườm ra, đòi hỏi nhiều thủ tục và điều kiện trong khi số vốn được cấp vay lại quá ít.
Tín dụng đầu tư thực hiện được xem xét theo 2 tiêu chí: tiêu chí cơ cấu được cấp, tiêu chí ngành. Số liệu cụ thể thể hiện qua các bảng sau
Bảng : Vốn tín dụng đầu tư thực hiện theo cơ cấu được cấp
Năm kế hoạch
Cơ cấu được cấp
Thực hiện
Tổng số
Xây lắp
Thiết bị
Tổng số
Xây lắp
Thiết bị
1991
29,40
21,80
5,70
24,00
23,40
0,60
1992
11,45
10,95
0,25
11,60
11,40
0,25
1993
5,3
5,30
5,30
5,30
1994
16,00
13,10
2,86
15,90
13,10
2,80
1995
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
Tổng số
62,15
51,15
8,81
56,80
52,90
3,85
Nguồn: Vụ Đầu tư - Bộ Thương mại
Tín dụng đầu tư tại Bộ Thương mại theo cơ cấu chưa thực hiện hết số vốn được cấp vay, đạt 91,4%.
Bảng : Vốn tín dụng đầu tư cho các ngành tại Bộ Thương mại
Đơn vị: tỷ đồng
Năm kế hoạch
Tổng mức được vay
Công nghiệp
Xây dựng
Thương nghiệp
Du lịch
1991
29,40
0,85
0,80
11,7
16,01
1992
44,45
0,75
7,47
3,23
1993
5,30
0,00
2,70
2,60
1994
16,00
5,00
8,00
3,00
1995
0,00
0.00
0.00
0,00
Tổng cộng
62,15
0,80
29,87
24,84
Nguồn: Vụ đầu tư - Bộ Thương mại
2 bảng trên cho thấy, Trong các ngành, ngành Thương nghiệp được đầu tư cao nhất: 29,87 tỷ đồng, chiếm 48,06% so tổng vốn tín dụng nhà nước cấp. Tiếp theo đó là ngành Du lịch, Công nghiệp và Xây dựng.
Nhận xét chung về đầu tư XDCB theo cơ cấu đầu tư của cả hai nguồn vốn Ngân sách Nhà nước và vốn tín dụng qua hai bảng số và số có thể thấy: Vốn đầu tư cho xây lắp chiếm phần lớn trong tổng số vốn thực hiện, khoảng trên 90%; còn lại là vốn đầu tư cho thiết bị. Như vậy, chủ yếu vẫn là đầu tư cho nhà xưởng, kho bãi mà chưa được đầu tư lớn về thiết bị, chưa nâng cao được trình độ kỹ thuật cho sản xuất. Tình trạng như vậy là do cơ sở vật chất thời kỳ đó của Bộ Thương mại còn lạc hậu, phần nhiều đã hư hỏng sau những năm bao cấp, đòi hỏi phải sửa chữa lại và xây dựng mới.
Ngoài ra, các đơn vị cũng tự vận động để tìm nguồn vốn cho đầu tư XDCB tạo cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp phục vụ sản xuất kinh doanh - trong đó có vốn tự bổ sung, vốn liên doanh, vốn tự vay tự trả và vốn góp cổ phần. Lượng vốn tự huy động này phần lớn tập trung ở các đơn vị mạnh (Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, Petec…)
Bảng : Vốn tự huy động của các đơn vị Bộ Thương mại
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
1991
1992
1993
1994
1995
Vốn tự huy động
40
81
150
380
360
Nguồn: Vụ Đầu tư - Bộ Thương mại
Qua biểu trên có thể thấy lượng vốn tự huy động của các đơn vị tăng đều qua các năm chứng tỏ sự năng động, nhạy bén của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên, trong khi một số đơn vị ngày càng phát triển, tự khẳng định được vai trò làm chủ thị trường; thì chiếm phần đông lại là các đơn vị không đầu tư thêm được về cơ sở vật chất và dần dần kéo theo thua lỗ trong kinh doanh.
a3. Kết quả và hiệu quả về đầu tư xây dựng cơ bản
Trong giai đoạn 1991- 1995, tuy vốn ĐTXDCB không nhiều nhưng hiệu quả đạt được khá lớn, thể hiện qua năng lực sản xuất tăng thêm đáng kể biểu hiện trong bảng sau:
Bảng 7: Năng lực sản xuất tăng thêm 5 năm 1991 - 1995
Ngành
Đơn vị
Năng lực tăng thêm
Ngành Muối
Triệu tấn
186.000
Xây dựng
M²
3.100
Giáo dục
Học sinh/năm
2.200
Khoa học
200
Du lịch
Buồng
111
Thương nghiệp
8.400
Nguồn: Vụ Đầu tư - Bộ Thương mại
Bộ Thương mại là Bộ đầu ngành với hệ thống doanh nghiệp trực thuộc số lượng lớn (thời kỳ này là gần 80 doanh nghiệp ), hoạt động ở nhiều lĩnh vực trong ngành thương mại. Vì vậy, cơ sở vật chất (phần quốc doanh) của Bộ Thương mại chiếm hầu hết trong tổng số cơ sở vật chất ngành thương mại. Điều đó thể hiện qua bảng sau:
Cơ sở vật chất hiện có
Toàn ngành thương mại
Bộ Thương mại
Kho xăng dầu
hơn 1 triệu m³
995.000 m³
Kho thông dụng
hơn 2,6 triệu m²
2.205.000 m²
Nhà văn phòng
377.000 m²
357.000 m²
Diện tích chợ
9,1 triệu m²
1,27 triệu m²
Diện tích bãi
1,31 triệu m²
10,829 triệu m²
Nguồn: Bộ Thương mại
Ngoài ra, Bộ Thương mại còn có 17 xí nghiệp muối Iôt công suất 270.000 tấn/ngày.
Từ những con số trên, không thể phản ánh hết năng lực của Bộ, tuy nhiên, có thể thấy, lực lượng quốc doanh ngành Thương mại là quá mảnh, cơ sở vật chất nghèo nàn. Nguyên nhân chính là do vốn được cấp quá ít, dẫn tới mặc dù rất cố gắng vẫn không thể đảm bảo đầu tư đủ cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh, không nâng cao tính cạnh tranh của thương mại nhà nước trên thị trường.
Giai đoạn này, Bộ Thương mại đã tập trung chỉ đạo:
- Xây dựng cơ sở vật chất cho ngành Muối nhằm thực hiện chủ trương của Nhà nước là Iốt hoá toàn dân
- Xây dựng cơ sở vật chất cho khối giáo dục đào tạo
- Xây dựng và hoàn thiện dần quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thương mại 2000 - 2010
- Một số dự án quy hoạch phát triển vùng.
b. Giai đoạn 1996-2000
b1.. Tình hình chung và mục tiêu ĐTXDCB tại Bộ Thương mại
Những chính sách pháp luật về mọi mặt nói chung và ĐTXDCB nói riêng liên tục thay đổi, chưa kịp thấu suốt đến các đơn vị cơ sở. Đồng thời là việc ra đời những chính sách chế độ mới về đơn giá, định mức … làm hoạt động nói chung và công tác quản lý ĐTXDCB nói riêng tại Bộ Thương mại gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, bối cảnh thế giới đầy biến động, ảnh hưởng khủng hoảng tài chính Đông Nam á … khiến các doanh nghiệp có nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức, nguy hiểm. Vì vậy, hoạt động của ngành Thương mại với sự quản lý của Bộ Thương mại đòi hỏi sự sâu sát cẩn trọng nhưng linh hoạt, kịp thời phù hợp tình hình mới. Từ đó mục tiêu ĐTXDCB thời kỳ 1996 -2000 được xác định là:
- Những công trình hạ tầng cơ sở của đồng muối:
Xây dựng các đồng muối mới có công suất lớn, sản xuất theo phương pháp công nghiệp; phấn đấu đến năm 2000 tổng sản lượng muối cả nước đạt xấp xỉ 1 300 000 tấn. Song song đó duy trì các đồng muối cũ có công suất ổn định. Duy trì, phát triển các xí nghiệp muối iôt, thực hiện triệt để phủ muối iôt toàn dân. ổn định hệ thống đê điều, mương cống thuỷ lợi đồng muối.
- Cơ sở vật chất phục vụ học tập và giảng dạy của các trường TH, Cao đẳng Thương mại:
Tập trung đầu tư 2 trường KT ĐN TP HCM và trường Cán bộ T M TW. Xây dựng cơ quan văn phòng Bộ Thương mại và Viện nghiên cứu Thương mại đúng với tầm vóc và vai trò của Bộ và Viện trước Nhà nước
- Trang bị cho các trung tâm khoa học
- Trung tâm thương mại tại các đô thị lớn
- Nâng cấp mở rộng kho bể, bến cảng, đầu tư phát triển kho, cảng mới, đầu tư thêm phương tiện vận tải chuyên dụng, hệ thống mạng lưới trạm, cây xăng, hiện đại hoá hệ thống truyền dẫn, bán buôn, bán lẻ.
- Cơ sở chế biến nông sản phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu
- Những công trình tham gia xoá đói giảm nghèo:
Thực hiện có hiệu quả hơn nữa Nghị quyết 22 là phải đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế xã hội miền núi và vùng dân tộc. Tập trung đầu tư các cửa khẩu quốc tế và quốc gia, xây dựng một số chợ miền núi. Tổ chức hoạt động thị trường có sự điều tiết của Nhà nước một cách chặt chẽ các chợ biên giới.
b2. Tình hình thực hiện ĐTXDCB tại Bộ Thương mại
Nhu cầu đầu tư của Bộ Thương mại hàng năm rất lớn, theo đăng ký kế hoạch danh mục đầu tư mỗi năm các doanh nghiệp trực thuộc Bộ dự kiến tổng mức đầu tư từ 400 - 800 tỷ đồng, có năm đến 950 tỷ đồng (năm 1997), trong đó Vốn ngân sách nhà nước cấp chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn. Những năm 1996 đến đầu 1998, khi Tổng công ty Muối trực thuộc Bộ thì nguồn vốn này chiếm từ 2 - 3,1 % tổng mức đầu tư hàng năm, sau khi Tổng công ty Muối sáp nhập về Bộ NN&PTNT thì tỷ lệ nguồn vốn này chỉ chiếm khoảng 0,7 - 1,2%. Sau năm 1998, Bộ Thương mại chỉ được cấp 5.100 triệu để đầu tư cho khối trường trung học thương mại và các dự án quy hoạch phát triển ngành. Ngoài đầu tư cho Tổng công ty Muối trước đây, cho khối nhà trường và một số dự án quy hoạch, các đối tượng còn lại muốn thực hiện dự án đầu tư thì phải vay vốn ưu đãi hoặc tự khai thác.
Nguồn vốn vay ưu đãi chiếm 5 - 7% còn lại là các dự án đầu tư bằng nguồn vốn tự khai thác của đơn vị (bao gồm vốn khấu hao cơ bản để lại các doanh nghiệp, một phần vốn lưu động; vốn sửa chữa lớn; vốn huy động từ các nguồn khác…). Nguồn này, năm nhiều nhất lên đến 94,3% tổng mức đầu tư . Tuy nhiên, vẫn chỉ tập trung ở một số tổng công ty, công ty có ngành hàng chuyên dùng có tiềm lực lớn, như Tổng công ty xăng dầu, Công ty Petec…
Nhu cầu về vốn đầu tư XDCB tại Bộ Thương mại khá lớn và tăng dần qua các năm. Các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Thương mại đã cố gắng tồn tại và phát triển, lĩnh vực kinh doanh đa dạng và phong phú. Nhận thấy rõ đầu tư là hoạt động có tính quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nên nhu cầu về vốn để ĐTXDCB tăng nhanh. Tuy nhiên, đáp ứng được nhu cầu này là một vấn đề nan giải, không thể giải quyết ngay. Điều này đòi hỏi sự tự lực vươn lên của từng doanh nghiệp .
Với sự cố gắng đó, Bộ Thương mại đã thực hiện được số vốn là:
Bảng 6: Tổng nguồn vốn ĐTXDCB thực hiện thời kỳ 96-2000
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn vốn
Ngân sách
Vốn vay
Vốn tự bổ sung
Tổng vốn đầu tư
1996
12,875
25,79
11,3
49,965
1997
12,942
27,4
15,8
56,142
1998
5,1
20,75
18,9
44,75
1999
3,635
20,4
23,21
47,245
2000
5,431
30,00
25,11
60,54
5 năm
(1996-2000)
39,983
124,34
94,32
258,643
Nguồn: Bộ Thương mại
Cũng như thời kỳ 1990 - 1995, thời kỳ này vẫn có sự chệnh lệch lớn giữa nhu cầu về vốn với vốn thực hiện, chênh lệch về mức cấp phát và huy động giữa các nguồn vốn. Về tổng các nguồn vốn, lượng thực hiện chỉ đạt khoảng từ 1,6% - 46% so với nhu cầu.
Vốn ngân sách Nhà nước cấp cho đầu tư XDCB của Bộ Thương mại như sau:
Bảng : Vốn đầu tư XDCB do Ngân sách Nhà nước cấp qua Bộ Thương mại
Đơn vị: tỷ đồng
Ngành
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng số
Công nghiệp muối iốt
4,075
0,342
4,417
Thuỷ lợi
(đồng muối)
0,5
3,0
3,0
6,5
Giao thông (đồng muối)
4,0
1,75
5,75
Giáo dục đào tạo
2,0
4,0
0,6
0,6
0,681
7,881
Kho xăng dầu
1,7
1,6
1,5
4,8
Quy hoạch
0,6
0,45
1,0
0,735
1,25
4,035
Nghiên cứu khoa học
1,5
2,3
1,5
5,8
Chuẩn bị đầu tư
0,3
0,5
0,5
1,3
Tổng cộng
12,875
12,942
5,1
3,635
5,431
39,983
Nguồn: Vụ đầu tư - Bộ Thương mại
Qua bảng trên ta thấy,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0069.doc