Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty Cổ phần xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng

MỤC LỤC

Đề mục Trang

Lời mở đầu 3

Chương I: Cơ sở lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 5

1.1. Một số khái niệm về kinh doanh 5

1.2. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh 5

1.3. Bản chất và phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh 7

1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 9

1.5. Các nhân tố tác động đến việc hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 17

1.6. Phương hướng chung nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 21

1.7. Các quan điểm cơ bản trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 22

Chương II: Thực trạng và phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng 26

I. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CP xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng 26

1. Lịch sử hình thành 26

2. Qúa trình phát triển và cơ cấu tổ chức 27

2.1.Qúa trình phát triển . 27

2.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty 27

2.3. Đặc điểm về lao động trong công ty . 32

II. Khái quát thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng 33

1.Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh 33

2. Nguyên nhân gây ra hạn chế. 35

III- Phân tích thực trạng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần và xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng 37

1.Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp 37

2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh 38

Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng .46

I. Phương hướng- Nhiệm vụ- Mục tiêu chủ yếu trong thời gian tới của

công ty .46

1. Mục tiêu và kế hoạch trong thời gian tới: 46

2. Phương hướng phát triển. 48

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 48

1. Thành lập bộ phận marketing, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường: 48

2. Xây dựng chính sách sản phẩm 51

3. Xây dựng chính sách giá cả hợp lý: 51

4. Sữa chữa và bảo dưỡng duy trỡ mỏy múc, thiết bị một cỏch thường xuyên 53

5. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đào tạo và bồi dưỡng lao động. 54

6. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm: 55

7. Tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả: 55

8. Xây dựng duy trì hệ thống thông tin kịp thời hiệu quả: 57

9. Nâng cao hơn nữa công tác quản trị doanh nghiệp 57

10. Tăng cường liên kết kinh tế: 58

Kết luận 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2129 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty Cổ phần xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m được lòng tin của khách hàng hay không thì lại bị chi phối bởi hiệu quả kinh doanh. Hiêu quả kinh doanh không thể chỉ hiểu đơn thuần là giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận mà hiệu quả kinh doanh đạt được là do chính chất lượng của sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và cung ứng cho khách hàng. Ngoài ra việc nâng cao hiệu quả kinh doanh còn là nhân tố thúc đẩy cạnh tranh và việc tự hoàn thiện của bản thân từng doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay. Cạnh tranh trong thương trường ngày càng trở nên khắc nghiệt bởi nó không chỉ đòi hỏi hợp lý về giá cả mà còn có những đòi hỏi rất cao về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ để không bị bóp nghẹt trong vòng quay chóng mặt của thị trường, không còn cách nào khác là phải cạnh tranh lành mạnh, đồng thời với nâng cao hiệu quả kinh doanh để đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài. 1.7.3. Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó phản ánh yêu cầu cao độ về tiết kiệm thời gian sử dụng tối đa có hiệu quả các nguồn lực tự có, phản ánh mức độ hoàn thiện của các quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất kém phát triển thể hiện sự kém hiệu quả của hoạt động kinh doanh. 1.7.4. Đối với người lao động Hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp có những tác động tương ứng với người lao động. Một doanh nghiệp làm ăn và kinh doanh có hiệu quả sẽ kích thích được người lao động hưng phấn hơn; làm việc hăng say hơn để nâng cao hiệu quả trong kinh doanh. Một doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả thì người lao động sẽ chán nản gây bế tắc trong suy nghĩ dẫn tới rời bỏ doanh nghiệp. Con người không thích bị chê bai, chê đúng lúc , đúng chỗ sẽ cảm nhận được sai lầm, khuyết điểm của bản thân mình. Một doanh nghiệp phải tạo ra sự sáng tạo và công nhận sự nỗ lực trong công việc của họ giúp họ phát huy khả năng sẵn có tạo bước đột phá trong sản xuất ra sản phẩm đứng vững trên thị trường. Chương II thực trạng và phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng I. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CP xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng 1. Lịch sử hình thành Tên Công ty : Công ty cổ phần xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng Tên giao dịch : CONTRUCTION AND INFRASTRUCTURE DEVELOPMENT JOINT STOCK CORPORATIPON Tên viết tắt : Cinde Trụ sở chính : Cụm Công nghiệp Vĩnh Niệm, Đường Nguyễn Sơn Hà, Quận Lê Chân, TP Hải Phòng. Điện thoại : + 84.31.3870577 Fax : +84.31.3870576 Email : Cinde.corp@hn.vnn.vn. Webside : www.cidvn.com Giấy phép ĐKKD : Số 055555 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hải Phòng cấp ngày 02/06/1999 Tổng giám đốc : Trần Duy Hải Thành lập Công ty: Ngày 28/5/1999 Công ty được thành lập theo quyết định số 876/QĐ-UB của UBND thành phố Hải Phòng về việc chuyển xí nghiệp xây dựng tổng hợp trực thuộc Công ty xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thành Công ty cổ phần xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng trên cơ sở cổ phần hoá xí nghiệp xây dựng và tổng hợp theo phương thức giữ nguyên phần vốn nhà nước tại xí nghiệp và phát hành thêm cổ phần để huy động thêm vốn phát triển thành công ty cổ phần xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. Niêm yết: Công ty đã được chấp nhận đăng ký giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội kể từ ngày 07/07/2005 theo quyết định số 02/QĐ-TTGDHN cấp ngày 07/07/2005. Công ty đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký giao dịch cổ phiếu – cấp ngày 12/07/2005 và giấy chứng nhận đăng ký lưu ký chứng khoán cấp ngày 08/07/2005 của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. 2. Qúa trình phát triển và cơ cấu tổ chức 2.1.Qúa trình phát triển Công ty luôn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chính phủ, các doanh nghiệp, tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước về thi công xây dựng và kinh doanh bất động sản, kinh doanh thương mại, sản xuất công nghiệp. Với kinh nghiệm hơn 35 năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, với trang thiết bị tiên tiến, với đội ngũ cán bộ vững vàng Công ty luôn giành được sự tin cậy của khách hàng, khẳng định vị trí ngày càng cao trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Hiện nay, các ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là: -Xây dựng các công trình công nghiệp – dân dụng - công cộng – giao thông thuỷ lợi – cơ sở kỹ thuật hạ tầng, lắp máy, điện nước. - Tư vấn đầu tư xây dựng – giám sát công trình. - Kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và khu chế xuất. - Xây dựng và cải tạo lưới điện cao, hạ thế đến 35 KV. - Kinh doanh bất động sản - Sản xuất kết cấu thép 2.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Hiện nay, Công ty CP xây dựng và phát triển có hơn 500 cán bộ công nhân viên lập thành bộ máy quản lý gọn nhẹ đảm bảo khâu thông suốt tránh mọi sự chồng chéo trong quá trình quản lý Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Chủ tịch Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị Giám đốc điều hành Ban giám đốc điểu hành QMR Phòng kế hoạch dự án Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Ban an toàn lao động Các ban quản lý dự án các công trình Nhà máy chế tạo kết cấu thép tiền chế Đường gạch liền chỉ mối quan hệ chỉ huy trực tuyến từ trên xuống. Đường gạch đứt chỉ mối quan hệ phối hợp theo chức năng cơ quan đơn vị ngang cấp Trưởng ban kiểm soát Ban kiểm soát - Nhiệm vụ các phòng ban. Công ty gồm có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc. - Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty - Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất Công ty do đại hội đồng cổ đông bầu, thay mặt cho cổ đông giữa 2 kì đại hội đồng cổ đông, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyềnvà nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. - Giám đốc công ty: là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước Pháp luật và tổng công ty về việc điều hành mọi hoạt động của Công ty. Giám đốc do tổng công ty hay hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm. Chịu sự giám sát của tổng công ty và của hội đồng quản trị và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện nhiệm vụ điều hành của mình. - Phó giám đốc công ty : là người giúp viẹc cho giám đốc và có trách nhiệm thường xuyên báo cáo và thông tin cho giám đốc về các diễn biến, tiến trình công việc trong khâu mình phụ trách, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của giam đốc. Phó giám đốc do HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc kí hợp đồng theo đề nghị của giám đốc. - Ban kiểm soát là cơ quan thực hiện giám sát HĐQT, Giám đốc công ty trong việc điều hành, quản lý công ty. Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc, HĐQT và Ban kiểm soát là các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ thuộc công ty - QRM: Đại diện lãnh đạo chất lượng có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ quy trình chất lượng của công ty. - Phòng kế hoạch dự án Chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường nắm nguồn hàng, xây dựng phương án kinh doanh đảm bảo hiệu quả kinh tế, theo dõi hoạt động vận tải, giải quyết các yêu cầu sản xuất kinh doanh hàng ngày. Đồng thời đề xuất với giám đốc các biện pháp thúc đẩy phát triển Công ty. * Phòng tổ chức hành chính Tổ chức quản lý và thực hiện công tác hành chính quản trị, lưu trữ… theo đúng quy định. Quản lý công văn giấy tờ sổ sách hành chính và con dấu, xây dựng lịch công tác lập kế hoạch đầu tư, mua sẵm trang thiết bị tham mưu cho giám đốc ký hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực xây dựng điện, điện thoại. Việc mua sắm trang thiết bị phục vụ cho văn phòng được tham gia ý kiến về tổ chức nhân sự của phòng. - Phòng tài chính kế toán Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực tài chính kế toán. Đưa ra các giải pháp tăng vòng quay của vốn lưu động, tăng sản lượng hàng bán ra, quản lý chặt chẽ chi phí bán hàng. Xây dựng kế hoạch tài chính, hoàn thành kế hoạch năm, kết hợp với phòng kinh doanh hoàn thiện các hợp đồng. Kiểm tra cập nhật các chứng từ hoá đơn, kết hợp với các phòng ban có liên quan thực hiện chế độ kiểm kê định kỳ để lập báo cáo Công ty. - Ban an toàn lao động Tham mưu cho Ban giám đốc các kế hoạch đảm bảo an toàn lao động trong công ty. - Các ban quản lý dự án các công trình. Khi có công trình nào thì sẽ lập ra các ban quản lý dự án, công trường thi công. - Nhà máy chế tạo kết cấu thép tiền chế: Đây là một dạng mô hình sản xuất. 2.3. Đặc điểm về lao động trong công ty . - Hiện nay tình hình tổ chức lao đông ở công ty là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Tình hình sử dụng số lượng lao động . a. Tổng số cán bộ công nhân viên: 500 người. Trình độ đại học : 120 người. Trong đó: Kỹ sư xây dựng : 40 người Kỹ sư thuỷ lợi : 5 người Kỹ sư máy xây dựng : 10 người Kỹ sư giao thông : 5 người Kỹ sư cơ khí : 5 người Kỹ sư điện : 10 người Kỹ sư điện tự động hoá : 10 người Cử nhân kinh tế : 30 người Cử nhân tin học : 5 người Công nhân trực tiếp : 380 người Trong đó: - Bậc <4 : 220người. - Bậc >4, ≤7 : 160 người b. Cơ cấu tổ chức: Hội đồng quản trị : 03 người Ban Giám đốc điều hành : 03 người Các phòng ban nghiệp vụ : 03 phòng Các đơn vị trực thuộc : 07 đơn vị - Số lượng công nhân viên của công ty hiện nay là 500 người. Điều này phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty. - Hình thức quản lý lao động: Cán bộ công nhân viên trong công ty thực hiện tốt cơ bản về nội quy quy định của công ty về thoả ước lao động tập thể, chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. II. Khái quát thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng 1.Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh Từ khi được thành lập và trải qua nhiều khó khăn, Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đã đạt được những thành công nhất định, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế còn non trẻ của chúng ta nói chung và nâng cao đời sống cán bộ Công nhân viên trong Công ty nói riêng. Trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty luôn đặt ra cho mình mục tiêu phát triển và luôn nỗ lực thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Trong điều kiện hiện nay, mọi nỗ lực của công ty đều nhằm mở rộng quy mô hoạt động của mình trên cơ sở mở rộng thị trường, đồng thời công ty cũng đặt ra vấn đề hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh lên hàng đầu. Thực tế trong thời gian vừa qua Công ty mới chỉ thực hiện được mục tiêu mở rộng kinh doanh còn mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh vẫn đang là bài toán khó đang được lãnh đạo công ty quan tâm và tìm giải pháp phù hợp nhất. Một dấu hiệu đáng ghi nhận là so với các năm trước thì những năm sau doanh thu của Công ty đang được tăng dần lên. Đó là dấu hiệu rõ nhất về sự nỗ lực của công ty trong việc tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Công ty luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch về doanh thu, lợi nhuận. Đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện thu nhập bình quân tăng lên đáng kể. Công ty hàng năm đã đóng góp một phần nhỏ cho ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước cũng như tạo công ăn việc làm cho người lao động cùng với sự phát triển của Công nghệ tạo nên bước đi mới trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Những thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty có một dây chuyền công nghệ cao mới được đưa vào sản xuất với một loật các dây chuyền khác nhằm phục vụ cho hoạt động của công ty luôn được đảm bảo một cách thông suốt từ trên xuống dưới. Những công nghệ mới được đưa vào ứng dụng đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ưu điểm của dây chuyền công nghệ này là do nhập từ nước ngoài cùng với đội ngũ công nhân kỹ thuật cao được đào tạo cơ bản do các chuyên gia hướng dẫn nên đáp ứng được nhu cầu đặt ra để nâng cao năng xuất lao động, tận dụng nguồn nhân lực sẵn có và tạo thế chủ động cho công ty. Với sản phẩm là các thiết bị máy móc, công cụ trong ngành xây dựng có chất lượng cao, có uy tín của Công ty về chất lượng sản phẩm, phương thức sản xuất kinh doanh là một điều kiện hết sức thuận lợi cho Công ty tiếp tục mở rộng thị trường nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Về quan hệ giao dịch của Công ty, Công ty có mối quan hệ mật thiết với các đối tác trong và ngoài thành phố và luôn đạt được chữ tín để kinh doanh lâu dài trên cơ sở hai bên đều có lợi. Công ty có nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầy đủ và có chất lượng cao. Như vậy, trong môi trường cạnh tranh gay gắt này, Công ty vẫn chiếm thị trường được bằng uy tín, chất lượng sản phẩm mặc dù công ty còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu thị trường nước ngoài, sự thay đổi trong môi trường kinh doanh, các chính sách của Nhà nước và các ngành. Hiện nay bậc thợ trung bình trong Công ty là 4,5/7, chỉ tiêu này tương đối cao so với các doanh nghiệp khác, chứng tỏ trình độ tay nghề của công nhân là khá cao nên vấn đề chất lượng lao động công ty đang có là một lợi thế. Một doanh nghiệp nếu có đội ngũ lao động trình độ tay nghề cao, có nhiều kinh nghiệm sẽ có khả năng chủ động đàm phán cũng như việc nhận thi công các công trình có công nghệ cao cho một số doanh nghiệp khác. Chất lượng của người công nhân ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm. - Ngoài ra công ty còn có một số thuận lợi như: Hải phòng có vị trí kinh tế, địa lý thuận lợi gần cảng, biển lên công ty có những thuận lợi nhất định để thu hút khách hàng đến đầu tư xây dựng, liên doanh liên kết. Nguồn lao động dồi dào tại địa phương và các tỉnh lân cận lại đang dư thừa, thuận lợi cho công ty trong công tác tuyển dụng, bổ sung và đào tạo lao động 1.2. Những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh Mặc dù có những thuận lợi trên nhưng công ty vẫn gặp phải một số khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vấn đề về vốn: Những công trình xây dựng đòi hỏi phải có một lượng vốn lưu động tương đối lớn. Năm 2008 vừa qua vốn lưu động của công ty tăng lên chủ yếu bằng nguồn vay ngắn hạn, điều này làm ảnh hưởng đến tài chính cũng như khả năng thanh toán của công ty. Nợ nhiều, công ty phải trả lãi nhiều làm cho lợi nhuận giảm đi phải đối mặt với áp lực thanh toán nợ đến hạn. Vấn đề về bộ máy quản lý: Có được bộ máy gọn nhẹ sẽ giảm được chi phí quản lý, dễ điều hành. Song, tinh giảm quá mức, vượt quá giới hạn sẽ làm công ty thiếu đi mất một số bộ phận chức năng, người cán bộ sẽ phải kiêm nhiệm quá nhiều công việc sẽ tạo cho họ sự mệt mỏi không chuyên tâm vào công việc. Công ty đang rơi vào tình trạng này và gặp phải rất nhiều khó khăn khi nhu cầu về bộ máy quản lý chức năng tăng lên và đòi hỏi có trình độ chuyên môn cao để giải quyết các công việc cụ thể. Vấn đề chính sách: hoạt động sản xuất của công ty phụ thuộc chặt chẽ vào chính sách nhà nước, chính sách về thuế suất ưu đãi cho các doanh nghệip có tỷ lệ nội địa hoá theo quy định. Do vậy mà hoạt đọng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải chịu sự chi phố của nhà nước và có những thay đổi theo sự thay đổi của chính sách. 2. Nguyên nhân gây ra hạn chế. 2.1. Nguyên nhân khách quan: Về môi trường kinh doanh, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệu của cơ chế thị trường, những mặt trái và khuyết tật của cơ chế thị trường luôn tạo ra những cái bẫy vô hình để đưa bất cứ doanh nghiệp nào rơi vào vực thẳm của sự phá sản. Hơn nữa, Công ty còn phải đối phó với sự ra đòi của hàng loạt các Công ty, doanh nghiệp khác có cùng loại hình sản xuất. Sự đoàn kết của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao, không những không tăng cường liên kết với nhau mà còn có xu hướng cạnh tranh nhau. Nguyên nhân này dẫn đến sự thiếu tin tưởng lẫn nhau của các doanh nghiệp trong nước. Không những vậy, nhiều cơ sở tư nhân núp bóng các doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh để làm lũng đoạnt hị trường về giá cả cũng như nhiều yếu tố khác vượt khỏi sự kiểm soát của nhà nước, dẫn đến chất lượng sản phẩm không được đảm bảo, gây thiệt hại cho các nhà sản xuất chính. Về chính sách pháp luật của Nhà nước: Nhà nước chưa thực sự có những chính sách hợp lý trong việc khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị công nghệ, chủ động trong việc sản xuất kinh doanh. Mặt khác, hệ thống pháp luật của nước ta chưa đầy đủ và thiếu sự đồng bộ, đặc biệt là sự thay đổi đột ngội của các văn bản mới ra đời, phủ định không thống nhất với các văn bản cũ là vấn đề gây rất nhiều khó khăn, phiều toái trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó việc cải cách thủ tục hành chính ở nước ta vẫn cồng kềnh, các thủ tục nhập khẩu hàng hoá cũng như các thủ tục vay vốn để sản xuất kinh doanh vấn gặp nhiều khó khăn. 2.2. Nguyên nhân chủ quan: Ngoài việc quan tâm đến lợi ích người lao động thì việc sắp xếp bố trí phù hợp với khả năng của họ cho phép công ty tận dụng được năng lực của người lao động, khuyến khích họ phát huy hết khả năng của mình. Trong công ty có sự sắp xếp từ ban lãnh đạo đến các phòng ban phải gánh vác nhiều nhiệm vụ khác nhau không tạo được điều kiện thuận lợi cho cán bộ tham gia các chương trình đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình. Sự chủ động của các đơn vị còn hạn chế, xử lý của các phòng ban có nơi vẫn chưa kịp thời, thiếu linh hoạt, sắp xếp công việc tại một số phòng ban tham mưu vẫn chưa thực sự khoa học. III- Phân tích thực trạng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần và xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Năm 2008 chỉ tiêu Mã số Năm 2007 VNĐ Năm 2008 VNĐ Chênh lệch 2008/2007 Tuyệt đối Tương đối 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 13.015.362.211 20.296.145.416 7.280783205 56% 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 0 0 0 0 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 13.015.362.211 20.296.145.416 7280783205 56% 4. Giá vốn bán hàng 11 11.258.474.696 18.334.052.209 70755577513 62.8% 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 1.756.887.515 1.962.093.207 205205692 11.7% 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 28.694.200 66.810.826 38116626 132.8% 7. Chi phí hoạt động tài chính -Trong đó chi phí lãi vay 22 537.360 0 301.541.617 300.168.417 301004257 300168417 1..7% 100% 8. Chi phí bán hàng 23 0 0 0 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 24 775.431.611 788.902.967 13471356 1,7% 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 25 733.253.757 1.214.818.436 481564679 65.7% 11. Thu nhập khác 30 500.000 720.000 220.000 44% 12. Chi phí khác 31 9.800.000 37.836.000 28036000 286% 13. Lợi nhuận khác 32 9.080.000 37.336.000 28256000 310..2% 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 40 724.173.757 1.177.482.436 453308679 62.6% 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 60 101.384.326 164.847.541 63473215 62.6% 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 51 0 0 0 0 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 52 622.789.431 1.012.634.895 389845464 62.6% 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 1.151 1.872 721 62.6% Nguồn: Phòng kế toán Nhận xét: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm vừa qua: + Về kết quả kinh doanh: Năm 2008 lợi nhuận trước thuế tăng so với năm 2007 là 453.308.679 VNĐ, tương đương với 62.6% trong đó lợi nhuận thuần từ hoạt đông kinh doanh tang 481.564.679VNĐ, tương đương với 65.7% lợi nhuận khác cũng tăng 28.256.000VNĐ tương đương với 311.2%. +Về hoạt động kinh doanh ta thấy năm 2008 tốc độ tăng doanh thu thuần so với năm 2007 là 56% trong khi đó tốc độ tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là 65.7%. Điều đó thể hiện việc quản lý chi phí giá thành khá tốt. Cũng như mọi doanh nghiệp khác, doanh thu và lợi nhuận là hai chỉ tiêu mà công ty xem là động lực thúc đẩy sự phát triển. Doanh thu chính là giá trị hay số tiền mà doanh nghiệp có được nhờ thực hiện sản xuất kinh doanh, còn lợi nhuận chính là kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được. Theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ta mới chỉ biết doanh nghiệp chỉ có thể phát triển theo chiều rộng hay không, để biết được sự phát triển theo chiều sâu phải xem xét các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp 2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh 2.1 Phân tích yếu tố sử dụng lao động. Lao động là nhân tố sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. Số lượng và chất lượng lao động là nhân tố quan trọng nhất tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng lao động được biểu hiện ở năng xuất lao động, mức sinh lời của lao động và hiệu xuất tiền lương. Xét theo cơ cấu lao động của công ty trong những năm qua ta thấy có một sự thay đổi đáng kể với chiều hướng tốt. Nhìn chung công ty đã sử dụng các biện pháp để giảm biên chế đồng thời cũng tuyển những lao động có tay nghề và trình độ vào làm việc tại xí nghiệp. Nếu xét về trình độ của lao động: Cũng ngày càng được tâng lên lao động có trình độ đại học năm 2007 là 60 người thì đến năm 2008 là 120 người chiếm 24% lao động toàn công ty . Tuy nhiên để đánh giá cụ thể hơn về cơ cấu lao động cũng như việc sử dụng nguồn lao động có hiệu quả hay không ta xét qua bảng sau: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm2008 Tổng chi phí tiền lưong 12.552.216 16.223.588 20.156.000 Thu nhập bình quân 2.500.000 3.000.000 4.000.000 Số lao động hiện có 400 người 450 người 500 người Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng lao động tăng lên qua các năm, tuy nhiên số lượng này tăng không đáng kể trong khi đó mức thu nhập bình quân một người lao động cũng tăng lên và có xu hướng tăng nhanh hơn số lượng. Điều này có lợi cho người lao động chứng tỏ công nhân được sử dụng nhiều về mặt thời gian, hiệu quả sử dụng lao động của công ty khá tốt. 2.2. Phân tích các yếu tố về tài sản và nguồn vốn Bảng cân đối kế toán rút gọn Đơn vị tính: VNĐ Tài sản Mã số Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2008/2007 Trung bình Tỷ Trọng % Trung bình Tỷ Trọng % Tuyệt đối % A. Tài sản ngắn hạn 100 9.182.883.111 100% 11.228.152.608 100% 2.045.269.497 22.3% 1.Tiền và các khoản tương đương tiền 110 1.855.996.359 20.2% 3.106.774.760 27.6% 1.250.778.401 67.4% 2.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 0 0 450.000.000 4% 450.000.000 100% 3.Các khoản phải thu ngắn hạn 130 6.296.641.155 68.57% 6.461.986.745 57.5% 165.345.590 2.6% 4.Hàng tồn kho 140 450.153.100 5% 1.209.391.103 10.9% 759.238.003 168% 5.Tài sản ngắn hạn khác 150 580.092.497 6.23% 0 0 (580.092.497) (100%) B.Tài Sản dài hạn 200 11.951.338.856 100% 12.518.333.999 100% 566.995.143 4.7% 1.Các khoản phải thu dài hạn 210 0 0 0 0 0 0 2.Tài Sản cố định 220 11.795.817.900 98.7% 10.316.912.098 82.4% (1.478.905.802) (12.5%) 3.Bất động sản đầu tư 240 0 0 2.122.565.859 17% 2.122.565.857 100% 4.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 0 0 0 0 0 0 5.Tài sản dài hạn khác 270 155.520.9546 1.3% 78.856.042 0.6% (76.664.914) (49.3%) Tổng cộng tài sản 21.134.221.967 23.746.486.607 2.612.264.640 12.36% Nguồn vốn A. Nợ phải trả 300 15.558.194.321 100% 15.493.023.229 100% 65.171.092 0.5% 1.Nợ ngắn hạn 310 8.520.472.943 54.7% 9.957.733.229 64.3% 1.437.260.286 16.87% 2.Nợ dài hạn 330 7.037.721.338 45.3% 5.535.290.000 35.7% (1.502.431.378) (21.35%) B. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 5.576.027.646 100% 8.253.463.378 100% 2.677.435.732 48% 1.Vốn chủ sở hữu 410 5.470.695.095 97.7% 8.166.441.725 98.9% 2.695.746.630 49.3% 2.Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 105.332.551 2.3% 87.021.653 1.1% (18.310.898) (17.38%) Tổng cộng nguồn vốn 21.134.221.967 23.746.486.607 Nhận Xét: * Về phần tài sản: Năm 2008 tổng tài sản của công ty tăng 2.162.264.640 VNĐ so với năm 2007. Trong đó tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng 2.045.269.497 VNĐ còn tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng 566.995.143 VNĐ . Trong đó tài sản lưu động tăng 2.045.269.497 VNĐ là do tiền và các khoản tương đương tiền năm 2008 cao hơn năm 2007 là 1.250.778.401 VNĐ tương đương với 67.4%, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 450.000.000 VNĐ tương đương với 100%, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 165.345.590 VNĐ tương đương 2.6% và hàng kho tăng 759.238.003 VNĐ tương với 168% . Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng là do bất động sản đầu tư tăng 2.122.565.875 VNĐ tương đương với 100%. *Về phần nguồn vốn: Năm 2008 tổng cộng nguồn vốn tăng so với năm 2007 . Trong đó nợ phải trả giảm 65.171.092VNĐ và nguồn vốn chủ sở hữu tăng 3.677.435.732VNĐ. 2.3. Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động và vốn cố định của công ty Những chỉ tiêu này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của một doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các tài sản khác nhau. Vòng quay hàng tồn kho - Trong năm 2007 450.153.100 + 632.688.000 Giá trị hàng tồn kho bình quân = —————————————— 2 11.258.474.696 = 541.420.550 đồng Vòng quay hàng tồn kho = ————————— = 20,79 vòng 541.420.550 360 Kỳ luôn chuyển hàng tồn kho bình quân = ——— = 17,3 ngày 20,79 - Trong năm 2008 450.153.100 + 1.209.391.103 Giá trị hàng tồn kho bình quân = —————————————— 2 = 829.772.101,5 đồng 18.334.052.209 Vòng quay hàng tồn kho = ———————— = 22,1 vòng 829.772.101,5 360 Kỳ luôn chuyển hàng tồn kho bình quân = —————

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthng.doc
  • pptthang.ppt
Tài liệu liên quan