Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Vinaconex P & C

ỤC LỤ

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN . ii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH. iii

DANH MỤC BẢNG .iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.v

PHẦN MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT

KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .5

1.1 Lý luận cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.5

1.1.1 Khái niệm về hiệu quả.5

1.1.2 Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp .7

1.1.3 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh .8

1.1.4 Đặc điểm của hiệu quả sản xuất kinh doanh.8

1.1.5 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp10

1.1.6 Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.13

1.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .15

1.2.1 Chỉ tiêu về doanh thu.15

1.2.2 Chỉ tiêu về chi phí Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh.16

1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp .16

1.2.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh bộ phận.18

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 20

1.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp .20

1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.23

1.4 Kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh .26

1.4.1 Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp.26

1.4.2 Những bài học rút ra.33

1.5 Những nghiên cứu có liên quan đến đề tài .34

Kết luận chương 1 .38

pdf100 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Vinaconex P & C, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dùng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp đó. Và điều đó thúc đẩy việc tiêu thu tăng doanh thu từ đó cho thấy hiệu quả kinh doanh tốt. - Khi thực hiện một dự án mới, cần lên kế hoạch cụ thể, tính toán chi phí và dự toán mức tiêu thụ, cần tìm hiểu thị trường, từ khâu giá cả tới chất lượng. Đối với các sản 34 phẩm đã có trước đó, khi tung ra thị trường cần đảm bảo chất lượng phải tốt nhất, khách hàng dần dần tiếp cận sản phẩm và họ thấy sản phẩm tốt chắc chắn sẽ tin dùng. - Quan tâm chất lượng hơn lợi nhuận: Một số doanh nghiệp hiện nay chỉ quan tâm tới số lượng, quan tâm tới lợi nhuận mà không quan tâm tới chất lượng sản phẩm. Với tình hình kinh tế phát triển như hiện nay các sản phẩm được tung ra thị trường ngày càng nhiều và có rất nhiều sản phẩm thay thế tương đương chính vì thế sản phẩm không tốt chắc chắn sẽ bị đào thải khỏi thị trường. Nâng cao chất lượng nguyên vật liệu, hàng hóa nếu doanh nghiệp ham rẻ nhập vào chắc chắn chất lượng sản phẩm làm ra không được tốt. Khách hàng chỉ mua một lần dùng thử, và doanh nghiệp mất khách. Doanh nghiệp không có khách hàng, đổ hết vốn vào đầu tư không thu hồi được vốn có nguy cơ giải thể thậm chí là phá sản. - Tạo ra môi trường doanh nghiệp hòa đồng, vui vẻ: Lao động chính là yếu tố then chốt trong quá trình tạo ra lợi nhuận. Môi trường làm việc thoải mái giúp cho người lao động làm việc vui vẻ và nhiệt tình hơn. Từ đó, nâng cao hiệu quả làm việc chất lượng công việc. 1.5 Nh ng nghiên cứu c liên quan đến đề tài Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng là vấn đề bao trùm và xuyên suốt mọi hoạt động kinh doanh, thể hiện chất lượng của toàn bộ công tác quản lý kinh tế. Bởi vì, suy cho cùng, quản lý kinh tế là đảm bảo tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất của mọi quá trình, mọi giai đoạn và hoạt động kinh doanh. Do vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu trong quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp. Để thành công trong quá trình kinh doanh, buộc doanh nghiệp phải kết hợp sử dụng nhiều yếu tố trong kinh tế, quản trị. Chính vì vậy, chủ đề nâng cao hiệu quả kinh doanh đã và đang là chủ để, đề tài của rất nhiều luận văn, bài báo nghiên cứu. Bởi không phải công ty, doanh nghiệp nào hoạt 35 động cũng giống nhau, do vậy các đề tài sẽ khai thác, nghiên cứu từng khía cạnh của vấn đề kinh doanh, quản trị để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp. Luận văn “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường” của tác giả Văn Đức Phúc (2009), luận văn thạc sĩ, ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường và làm rõ các yêu cầu cơ bản trong việc đánhgiá hiệu quả kinh doanh, luận văn đã phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, luận văn cũng đưa ra được những tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong quá trình phân tích và đánh giá như: hiệu quả sử dụng vốn thấp, chất lượng nguồn lực chưa tương xứng với sự phát triển của thị trường. Trên cơ sở thực trạng như vậy, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp và định hướng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp. Luận văn đã nêu bật được những tồn tại chủ yếu trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Hầu hết những doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức tham gia các dự án gặp phải các vấn đề phổ biến như vốn, chất lượng nguồn lao động. Tuy nhiên, luận văn cũng có một số hạn chế mà tác giả chưa nêu ra đó là vấn đề liên quan đến quản lý dự án. Bởi lẽ, các doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình này, chi phí thường n m trong quá trình triển khai và thực hiện dự án. Vì vậy nếu doanh nghiệp quản lý dự án tốt sẽ đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt. Luận văn “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Vận tải Duyên Hải” của tác giả Nguyễn Tuấn Anh (2009), luận văn thạc sĩ, ĐH Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội. Luận văn đã có một số đóng góp như: - Trình bày rõ khái niệm, mục đích, ý nghĩa, nội dung cơ bản của việc nângcao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải hàng hóa đường bộ nói riêng và các công ty TNHH nói chung. 36 - Phân tích được thực trạng và hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Duyên hải trong thời gian qua, nêu rõ ưu-nhược điểm, tồn tại và nguyên nhân của nó. - Đề xuất được các giải pháp chủ yếu nh m nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Duyên Hải trong thời gian tới. Luận văn “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long” của tác giả Vũ Hồng Hải - 2010, luận văn thạc sĩ Trường Đại học Mỏ Địa chất. Luận văn đã đưa ra được các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh đó là: - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn - Giải pháp về xây dựng chiến lược kinh doanh bền vững và Marketing sản phẩm. Ngoài các đề tài nghiêncứu về hiệu quả sử dụng lao động và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng còn có rất nhiều đề tài nghiên cún về hiệu quả sử dụng lao động và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác được tác giả sử dụng như tài liệu tham khảo phục vụ cho việc hoàn thiện luận văn thạc sĩ. Luận văn “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Tổng công ty 36- Bộ Quốc Phòng” của tác giả Nguyễn Thị Minh Xuân (2013), luận văn thạc sĩ Trường Đại học Mỏ Địa chất. Luận văn phân tích được thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, nêu rõ những mặt được và chưa được trong việc quản lý vốn, quản lý chi phí, đánh giá hàng tồn kho, đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng lao động trong thời gian qua, nh m đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty trong thời gian tới. Tác giả đã đưa ra các giải pháp như là. - Đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnhtranh - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ... 37 Luận văn “Huy động và sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh tại công ty TNHH Niềm tin – Thực trạng và giải pháp” của tác giả Lê Thị Lan Phương (2006), luận văn thạc sĩ, ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận văn đã hệ thống những vấnđề lý luận cơ bản về vốn và hiệu quả huy động vốn, sử dụng vốn trong nền kinh tế thị trường đồng thời khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó luận văn cũng đã nêu lên được các vấn đề còn tồn tại trong việc huy động và sử dụng vốn tại công ty TNHH Niềm Tin, điều này làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi lẽ vốn là một nhân tố thiết yếu để doanh nghiệp hoạt động, giúp doanh nghiệp hiện thực hóa các chiến lược và phát triển kinh doanh. Trên cơ sở những tồn tại đó, tác giả cũng đề xuất những định hướng và giải pháp tăng cường khả năng huy động vốn và nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng vốn của công ty, góp phần quan trọng trong việc thực hiện chiến lược của công ty trong thời gian tới Xây dựng chính sách huy động vốn hợp lý bao gồm việc xem xét cơ cấu vốn, lựa chọn và quyết định hình thức huy động vốn. Xây dựng kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn. Cải tiến hoạt động quản lý và sử dụng vốn. Cải tiến tình trạng đọng vốn tồn kho. Đảm bảo vốn cố định phù hợp với nguồn vốn kinh doanh chiến lược của công ty. Đề tài này là nguồn tham khảo rất có ích. Nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua việc tiếp cận, sử dụng và quản trị vốn là một trong những giải pháp thiết thựcđối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên luận văn cần phải phân tích cụ thể,so sánh giữa các phương án huy động vốn. Trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án huy động tối ưu phù hợp với chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp 38 Kết luận chương 1 Trong chương một, luận văn đã khái quát những vấn đề lý luận làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo của đề tài đó là: Tìm hiểu khái niệm, bản chất và tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các nhân tố đặc thù ngành nói riêng. Những kết quả nghiên cứu này sẽ tạo tiền đề và cơ sở lý luận để đánh giá thực trạng về hiệu quả kinh doanh của đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là Công ty, mà tác giả sẽ trình bày ở chương 2. Phân tích các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan cần phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo nền tảng để so sánh những bước phát triển và hiệu quả kinh doanh của Công ty ở Chương 2 và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh phù hợp cho Công ty ở Chương 3. 39 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY VINACONEX P&C 2.1 Khái quát về Công ty cổ phần Vinaconex P&C Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Phát triển Năng lượng Vinaconex (Vinaconex P&C) là Doanh nghiệp hạng I, với 3 chi nhánh và 2 đơn vị thành viên được thành lập vào ngày 18/5/2004. Trải qua gần 15 năm hoạt động, Công ty đã và đang khẳng định được vị thế vững vàng trong lĩnh vực năng lượng, đầu tư xây dựng... Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG VINACONEX Tên tiếng Anh: VINACONEX POWER DEVELOPMENT AND CONSTRUCTION INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY Tên giao dịch viết tắt: VINACONEX P&C Trụ sở chính: Tầng 19 Tòa nhà Vinaconex 34 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội E-mail:info@vinaconexpc.com.vn Website: Số tài khoản: 1001158468 tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Thăng Long Mã số thuế: 2800799804 Công ty có vốn điều lệ: 569,99 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế năm 2017 đạt 135,9 tỷ đồng; Tổng giá trị thị trường tài sản là 3.500 tỷ đồng; số lượng nhân lực: 170 người. 40 Hình 2.1. Quy mô của Công ty Hình 2.2. Các cổ đông sáng lập CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP VINACONEX P&C TCT XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM (VINACONEX) TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ TỔNG CÔNG TY CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG (AGRIMECO) TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG THỦY LỢI 4 3 CHI NHÁNH 2 ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN VINACONEX P&C VỐN ĐIỀU LỆ 569,99 TỶ ĐỒNG VỐN ĐIỀU LỆ 75 TỶ ĐỒNG VINACONEX PC SỞ HỮU 51% VỐN ĐIỀU LỆ 50 TỶ ĐỒNG VINACONEX PC SỞ HỮU 51% CÔNG TY CP THỦY ĐIỆN BÁI THƯỢNG CÔNG TY CP THỦY ĐIỆN XUÂN MINH NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN CỬA ĐẠT CHI NHÁNH THANH HÓA CHI NHÁNH PHÚ YÊN 41 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Đăng ký thuế Công ty số: 2800799804, đăng ký thay đổi lần 4, do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà nội cấp ngày 12/07/2010. VINACONEX P&C trở thành công ty đại chúng từ ngày 31/12/2009. CÁC NGÀNH NGHỀ CHÍNH VINACONEX P&C Đầu tư xây dựng các dự án thuỷ điện; Sản xuất và kinh doanh điện năng; Tư vấn xây lắp các công trình điện. Nhận thầu xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng khác; xây dựng và kinh doanh nhà ở, văn phòng cho thuê. Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng; thiết bị xây dựng; bất động sản. Dịch vụ cho thuê, sửa chữa, bảo dưỡng xe máy, thiết bị. Thẩm tra các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, thủy điện. Tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý dự án. Một số ngành nghề kinh doanh khác phù hợp quy định Pháp luật. Sản xuất, cung cấp nước sạch, xử lý nước thải. Hình 2.3. Các ngành nghề chính của Công ty 42 N BAN KIỂM SOÁT BAN TỔNG GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÁC PHÒNG, BAN CHỨC NĂNG BAN TỔ CHỨC– HÀNH CHÍNH BAN KINH TẾ - ĐẦU TƯ BAN CÔNG NGHỆ - THIẾT BỊ - KỸ THUẬT XKIXKĨ BAN TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH CÔNG TY CP THỦY ĐIỆN BÁI THƯỢNG CÔNG TY CP THỦY ĐIỆN XUÂN MINH CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN BAN QLĐH DỰ ÁN CHI NHÁNH PHÚ YÊN CHI NHÁNH THANH HÓA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN CỬA ĐẠT Hình 2.4. Sơ đồ tổ chức Công ty 43 Công ty cổ phần VINACONEX P&C là doanh nghiệp hạng I, với đội ngũ hơn 170 cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân viên được đào tạo ở nhiều chuyên ngành khác nhau, đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện đầu tư, quản lý, vận hành các dự án Thuỷ điện; quản lý đầu tư xây dựng trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, hạ tầng kỹ thuật và tổng thầu thi công các công trình xây dựng. Nhân sự của Công ty cổ phần Vinaconex P&C đã trải qua nhiều công trình lớn trong các lĩnh vực Công nghiệp, Thuỷ lợi, Thuỷ điện, Năng lượng tái tạo, Bất động sản như: Thuỷ điện Hoà Bình, Thuỷ điện Yaly, Thuỷ điện Tuyên Quang, Thuỷ điện Cần Đơn, Sê San 3A, Thủy điện Buôn Kuốp, Thủy lợi - Thủy điện Cửa Đạt, Xi măng Bút Sơn, Xi măng Nghi Sơn, Khu đô thị Splendora, Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính, Nước sạch Sông Đà ... Vinaconex P&C đã có 1 quá trình phát triển, trưởng thành mạnh mẽ qua những dự án thủy điện mà công ty đã thực hiện. Việc triển khai các dự án theo thời gian cho thấy quá trình lớn mạnh của công ty cả về chất lượng và quy mô. Ngay thời gian đầu, công trình thủy điện Cửa Đạt đã mang lại sự thành công và vị thế cho công ty từ những ngày thành lập. Hiện tại, Công ty là chủ đầu tư, quản lý vận hành và bán điện của 03 nhà máy thủy điện là thủy điện Cửa Đạt, thủy điện Xuân Minh, thủy điện Bái Thượng. Do những đặc thù của ngành điện về kỹ thuật - kinh tế và đặc điểm của sản phẩm điện năng đòi hỏi phải tập trung thống nhất về tổ chức và quản lý ở trình độ cao mới đưa lại hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất và kinh doanh điện năng. 2.2 Thực t ạng hoạt động kinh doanh sản xuất kinh doanh của Công ty Vinaconex P&C 2.2.1 Cơ cấu tổ chức và nhân sự công ty Công ty cổ phần VINACONEX P&C là doanh nghiệp hạng I, với đội ngũ hơn 170 cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân viên được đào tạo ở nhiều chuyên ngành khác nhau, đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện đầu tư, quản lý, vận hành các dự án Thuỷ điện; quản lý đầu tư xây dựng trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, hạ tầng kỹ thuật và tổng thầu thi công các công trình xây dựng. Nhân sự của Công ty cổ phần Vinaconex P&C đã trải qua nhiều công trình lớn trong các lĩnh vực Công nghiệp, Thuỷ lợi, Thuỷ điện, Năng lượng tái tạo, Bất động sản như: Thuỷ điện Hoà Bình, Thuỷ điện Yaly, Thuỷ điện Tuyên Quang, Thuỷ điện Cần Đơn, Sê San 3A, Thủy điện Buôn Kuốp, 44 Thủy lợi - Thủy điện Cửa Đạt, Xi măng Bút Sơn, Xi măng Nghi Sơn, Khu đô thị Splendora, Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính, Nước sạch Sông Đà... Tính đến điểm hiện tại tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty Vinaconex P&C là 170 người, trong đó: Lao động ký HĐLĐ không xác định thời hạn: 140 Lao động ký HĐLĐ có thời hạn từ 12 đến 36 tháng: 30 Lao động có trình độ trên đại học: 22 Lao động có trình độ đại học: 45 Lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng: 103 Hình 2.5: Biểu đồ nhân lực Công ty Vinaconex P&C Theo biểu đồ trên ta thấy trình độ học vấn của cán bộ nhân viên trong Công ty Vinaconex P&C không đồng đều. Số người có trình độ trên đại học tương đối ít chỉ có 22 người chiếm 13%, số người có trình độ đại học là 45 người chiếm 26% số người có trình độ trung cấp, cao đẳng chiếm 61% (tập trung chủ yếu ở bộ phận viên chức quản lý và viên chức chuyên môn nghiệp vụ); Như vậy phần lớn các cán bộ quản lý là những người có trình độ học vấn tương xứng với chức danh công tác mà mình đang đảm nhiệm, Trong thời gian đến công ty cần bố trí sắp xếp thêm những lao động có trình độ, 45 tăng cường đào tạo và ưu tuyển lao động lao động trực tiếp cho những bộ phận trực tiếp tham gia vào việc sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời cần có kế hoạch đào tạo cán bộ có trình độ trên đại học cho các lãnh đạo quản lý trong Công ty nh m đáp ứng nhu cầu sản xuất của đơn vị trong tương lai. Trình độ nghiệp vụ: Nhìn chung trình độ nghiệp vụ của CBCNV trong công ty khá đồng đều, hầu hết CBCNV trong công ty đều được đào tạo qua các khoá đào tạo ngắn hạn, bồi huấn hàng năm đối với cán bộ quản lý ,bên cạnh việc thường xuyên được bồi huấn về chuyên môn nghiệp vụ còn được tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý kinh tế. Điểm mạnh: Đội ngũ CBCNV nắm chắc công việc mình đang làm, có mối quan hệ khá khăng khít với các đơn vị vận hành, quản lý hệ thống điện Quốc gia và khách hàng mua điện, am hiểu điều kiện kỹ thuật lưới điện. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tranh thủ được sự ủng hộ của khách hàng. Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển, do thay đổi về cơ cấu tổ chức, do yêu cầu về hội nhập và phát triển nên CBCNV cũng đã thay đổi về trình độ, cũng như về số lượng như phân tích trên. + Điểm yếu: Theo số lượng cơ cấu cán bộ và độ tuổi thì yếu điểm nhất của Công ty Vinaconex P&C là có số lượng lao động trẻ lớn là cán bộ kỹ thuật, trong khi đó công tác kỹ thuật điện lại rất cần những người lao động có thâm niên công tác và bề dày kinh nghiệm. * Về cơ cấu lao động theo giới tính và độ tuổi Lực lượng lao động 170 người, Lực lượng lao động nữ 36 người, Tuổi đời bình quân của CBCNV trong Công ty là: 39 tuổi. Tuổi đời cao nhất là: 59 tuổi. Tuổi đời thấp nhất là: 21 tuổi. Độ tuổi của CNV dưới 30 tuổi: chiếm tỷ lệ: 17%; Độ tuổi của CNV từ 30 - 39 tuổi: chiếm tỷ lệ: 37%; Độ tuổi của CNV từ 40 - 49 tuổi: chiếm tỷ lệ: 32%; Độ tuổi của CNV từ 50 - 59 tuổi: chiếm tỷ lệ: 14% 46 Nhìn vào số liệu trên ta thấy, trong số 170 CBCNV của Công ty Vinaconex P&C thì nữ chỉ có 36 người chiếm ≈ 21%, còn lại lực lượng lao động chủ yếu của Công ty là nam chiếm ≈ 79%, số lao động nữ chủ yếu tập trung ở một số phòng ban chức năng nghiệp vụ của Công ty. Lao động nam làm những công việc yêu cầu sức mạnh về thể chất và tay nghề kĩ thuật như: phân xưởng cơ khí sửa chữa, phân xưởng vận hành, phân xưởng điện tự động, tổ duy tu, bảo trì đường dâyNgành điện là ngành lao động đặc thù nên cơ cấu lao động nam nữ như vậy là hợp lý. Hình 2.6: Biểu đồ cơ cấu theo độ tuổi của Công ty Qua phân tích ở trên ta thấy được lực lượng lao động của Công ty Vinaconex P&C tương đối trẻ lao động trong độ tuổi dưới 40 chiếm trên 54%. Điều này đảm bảo nguồn nhân lực trẻ, phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện, do phần lớn công việc liên quan đến việc bảo trì sửa chữa hệ thống điện là công việc đòi hỏi về kỹ thuật, nặng nhọc và nguy hiểm cần phải có lực lượng lao động có sức khỏe và trình độ nhất định. Tuy nhiên trong thời gian tới Công ty Vinaconex P&C phải có những chính sách về nguồn nhân lực, đặc biệt công tác đào tạo, đào tạo lại và cơ cấu độ tuổi lao động đồng đều cho các đơn vị thì mới đáp ứng tốt được nhiệm vụ sản xuất và phát triển của Công ty 47 2.2.2 Kết quả kinh doanh và bảng cơ cấu tài sản của công ty Bảng 2.1. Bảng tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh 2017 Đơn vị: triệu đồng Hình 2.7. Lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2014-2018 - Từ năm 2010 đến nay, doanh thu chính của Công ty là từ việc quản lý vận hành và bán điện của 03 nhà máy thủy điện. Sản lượng điện hàng năm phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, thủy văn. Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh và biểu đồ phản STT Nội dung Kế hoạch năm 2017 Thực hiện năm 2017 Tỷ lệ TH/KH (%) Tỷ lệ TH 2017/ TH 2016 (%) 1 Doanh thu 369,79 427,82 115,69 167,20 Trong đó: Doanh thu bán điện 288,80 302,88 104,87 143,10 Doanh thu tổng thầu 80,99 124,94 154,26 156,85 Doanh thu khác 2 Thu nhập hoạt động tài chính và thu nhập khác 1,00 1,45 3 Chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí quản lý 228,35 246,44 107,90 115,15 4 Chi phí tài chính 43,21 38,98 90,21 83,00 5 Lợi nhuận t ước thuế 98,33 143,85 146,28 186,25 6 Thuế TNDN 6,34 7,95 125,35 163,46 7 Lợi nhuận sau thuế 91,99 135,90 147,78 187,78 8 Nộp NSNN 40,80 69,36 170 154,70 48 ánh lợi nhuận Công ty có thể thấy tổng lợi nhuận có biến đổi thất thường qua các năm, tăng giảm đột ngột. Năm 2015 con số là 111 tỷ đồng, giảm 17 tỷ đồng so với năm 2014, nhưng đến năm 2016 lại giảm thêm 39 tỷ đồng. Do tình hình thủy văn bất lợi, năm 2016 lại giảm xuống còn 72,3 tỷ đồng. Xét trên báo cáo tổng thể toàn năm của Công ty có thể cho thấy mấy năm gần đây Công ty sản xuất kinh doanh tương đối tốt. Năm 2017 lợi nhuận là 135,8 tỷ đồng nhưng đến năm 2018 lợi nhuận là 239 tỷ đồng. Sở dĩ lợi nhuận cao là do có phương án chào giá hợp lý để bán điện trên thị trường với giá cao, khâu quản lý chi phí tốt và khâu quản trị chi phí tốt làm cho lợi nhuận cao. Và các năm tiếp theo cần thắt chặt chi phí hơn nữa để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong những năm tới việc doanh nghiệp cần làm ngay đó là đưa ra chính sách hợp lý về các hoạt động khác để lợi nhuận thu từ hoạt động nay không bị âm. Và doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ ngay khâu quản trị chi phí, chi phí ảnh hưởng rất nhiều tới báo cáo kết quả kinh doanh của đơn vị. Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của Công ty được thể hiện ở bảng sau. Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về hiệu quả chủ yếu trong sản xuất kinh doanh Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu / Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 354,60 323,20 255,78 427,80 587,80 Lợi nhuận sau thuế 128,70 111,07 72,30 135,80 239,40 Vốn chủ sở hữu 554,70 594,50 571,80 634,80 796,20 Lao động 146 154 160 166 170 Doanh thu/Vốn 0,64 0,54 0,45 0,67 0,74 Doanh thu/Lao động 2,43 2,10 1,60 2,58 3,46 49 Hình 2.8. Biểu đồ doanh thu và vốn chủ sở hữu Qua các phân tích nêu trên chúng ta nhận thấy năm 2018 có rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức thực hiện các mục tiêu định hướng mà nghị quyết đại hội công nhân viên chức năm 2017 đã đề ra. Song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban lãnh đạo Công ty cùng với sự đoàn kết nỗ lực phấn đấu của tập thể CBCNV lao động trong toàn Công ty nên đơn vị đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu định hướng đã đề ra, đặc biệt đã thực hiện hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh doanh bán điện năm 2018.Thu nhập bình quân hàng tháng của nhân viên công ty có mức tăng ổn định do Công ty hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh và tình hình kinh doanh của công ty ổn định không bị ảnh hưởng nhiều bởi tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay xã hội. 2.3 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của Công ty Hệ thống các chỉ tiêu là sự cốt yếu đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty. Công ty lựa chọn hai nhóm chỉ tiêu, nhóm thứ nhất là nhóm chỉ tiêu tổng quát- đánh giá một cách tổng quát nhất về hiệu quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp, phản ảnh mối quan hệ cơ bản giữa doanh thu chi phí lợi nhuận và nguồn vốn trong của tổ chức, nhóm chỉ tiêu này được tổng hợp từ nhóm chỉ tiêu bộ phận, lợi nhuận của nó được tổng hợp từ lợi nhuận của 3 nhà máy thủy điện Cửa Đạt, Xuân Minh và Bái Thượng, và nhóm thứ hai là nhóm chỉ tiêu bộ phận phản ảnh tổng quát hơn về tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của từng bộ phận, đánh giá chi tiết cụ thể hiệu quả kinh doanh của từng bộ phận, sức sinh lời của tài sản, số tài sản bỏ ra tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận và một 50 đồng vốn bỏ ra tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuân, tất nhiên tài sản nguồn vốn đầu tư cho mỗi bộ phận là khác nhau và chắc chắn mang lại lợi nhuận khác nhau. Tài sản bỏ ra nhiều mà mang lại lợi nhuận không cao cho thấy bộ phận đó hoạt đồng chưa thực sự hiệu quả, các chi tiêu bộ phận đánh giá được hiệu quả làm việc của bộ phận đó và tư đó làm công tác thi đua khen thưởng, kỉ luật giữa các bộ phận. 2.3.1 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp Mục đích cao nhất của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là lợi nhuận. Muốn vậy các doanh nghiệp phải khai thác triệt để mọi nguồn lực sẵn có là việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận thắt chặt chi phí, đây là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Để đạt được điều đó các doanh nghiệp cần có một hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh. Hệ thống chỉ tiêu sẽ được đi từ tổng quát tới chi tiết. Các số liệu được dùng để phân tích và đánh giá chủ yếu lấy từ các báo cáo tài chính cuả Công ty như bảng cơ cấu tài sản và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Để đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách tổng quát, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: Báo cáo tài chính được tổng hợp trong bảng sau: Bảng 2.4: Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp Bảng 2.5. So sánh chênh lệch các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp TT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Chi phí tính trên 1 đồng doanh thu (lần) 0,26 0,25 0,14 0,22 0,16 0,23 2 Doanh lợi của doanh thu (%) 7,51 5,09 6,14 7,25 9,61 7,26 3 Tỉ suất lợi nhuận trên chi phí(%) 29,18 20,73 43,55 32,53 59,41 32,4 4 Doanh thu trên 1 đồng vốn sản xuất (lần) 1,57 1,82 2,00 1,77 1,64 1,63 TT Chỉ tiêu Chêch lệch 51 Nhận xét: * Chi phí tính trên 1 đồng doanh thu: Công thức: Chi phí trên 1 đồng = Các khoản chi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_san_xuat_kinh_doanh_tai_c.pdf
Tài liệu liên quan