Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I

 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN SXKD TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. TỔNG QUAN VỀ VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

1.1.1. Khái niệm chung về vốn SXKD của doanh nghiệp

1.1.2. Phân loại vốn SXKD của doanh nghiệp

1.1.2.1. Căn cứ vào thời gian sử dụng

1.1.2.2. Căn cứ vào công dụng kinh tế

1.1.2.3. Căn cứ vào quyền sở hữu

1.1.2.4. Căn cứ vào nguồn hình thành

1.2. QUẢN LÝ VỐN SXKD CỦA DOANH NGHIỆP

1.2.1. Bảo toàn và phát triển vốn SXKD của doanh nghiệp

1.2.1.1. Bảo toàn và phát triển vốn cố định

1.2.1.2. Bảo toàn và phát triển vốn lưu động

1.2.2. Chi phí vốn của doanh nghiệp

1.2.2.1. Chi phí nợ vay

1.2.2.2. Chi phí lợi nhuận giữ lại

1.2.2.3. Chi phí vốn cổ phần

1.3. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN SXKD VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ

1.3.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

1.3.2.1. Các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận

1.3.2.2. Các chỉ tiêu đo lường khả năng thanh toán

1.3.2.3. Các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính

1.3.2.4. Các chỉ tiêu về năng lực hoạt động

1.3.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

1.3.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

1.4.1. Sự phát triển của thị trường tài chính

1.4.2. Trình độ tổ chức và quản lý SXKD doanh của doanh nghiệp

1.4.3. Sự quản lý vĩ mô của nhà nước về kinh tế

 

doc74 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sáu trưởng phòng và hai quản đốc phân xưởng. Với mô hình cơ cấu trực tuyến này, các cán bộ quản lý có thể thi hành các quyết định một cách nhanh chóng, chính xác góp phần to lớn vào việc nâng cao năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm công ty. Sơ đồ Giám đốc Phó giám đốc KD kiêm phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc sản xuất Phòng kế toán tài chính Phòng sản xuất kinh doanh Phòn hành chính tổng hợp Phòng khoa học công nghệ Phân xương sợi dệt Phân xưởng nhúng keo Phòng dịch vụ đời sống Phòng bảo vệ Phân xưởng may tổ chức bộ máy quản lý của công ty Giám đốc: là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc quản lý của công ty và là người chỉ huy cao nhất điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra giám đốc còn là người đảm bảo việc làm củng như thu nhập của CBCNV trong toàn bộ công ty theo luật lao động của nhà nước ban hành. Giúp việc cho giám đốc có hai phó giám đốc: *Phó giám đốc kinh doanh kiêm phó giám đốc kỹ thuật chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác kỹ thuật và vấn đề kinh doanh của công ty. +Giám đốc về kỹ thuật trong viêc ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào cải tiến mẩu mã, an toàn kỹ thuật. +Phụ trách công tác đầu ra đầu vào, các vấn đề tài chính của công ty, đồng thời phụ trách các vấn đề kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. *Phó giám đốc sản xuất : Giúp giám đốc trong việc tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thành các kế hoạch được giao. Ngoài ra còn có kế toán trưởng giúp giám đốc thực hiện pháp lệnh kế toán trong công ty và các phòng ban khác. Tổ chức bộ máy quản lý nghiệp vụ gồm có: a. Phòng hành chính tổng hợp : gồm 19 người - Chức năng: tham mưu cho giám đốc về: Quản lý hành chính quản trị Tổ chức bộ máy quản lý và lao động tiền lương. - Nhiệm vụ: Nghiên cứu xây dựng hoàn thiện mô hình tổ chức công ty, đào tạo săp xếp CBCNV. Xây dựng quỹ tiền lương, định mức lao động, tổng hợp ban hành quy chế quản lý, sử dụng lao động, giải quyết các chế độ lao động theo quy chế của nhà nước. Thực hiện các nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ quản trị. Thư ký giám đốc. Thực hiện các nghiệp vụ văn thư. b. Phòng sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu: gồm 19 người - Chức năng: Tổng hợp xây dựng các kế hoạch sản xuât kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản , kế hoạch xuất nhập khẩu. Chỉ đạo sản xuất, điều hoà thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch xuất nhập khẩu, cân đối toàn công ty để đảm bảo tiến độ yêu cầu của khách hàng. Thưc hiện các nghiệp vụ cung ứng vât tư và quản lý kho. Tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm. Kiểm tra, giám sát,xác nhận mức độ hoàn thành kế hoạch, quyết toán vật tư cấp phát và sản phẩm nhập kho đối với các phân xưởng. c. Phòng tài chính kê toán : gồm 8 người - Chưc năng: tham mưu cho giám đốc về. Quản lý, huy độngvà sử dụng các nguồn vốn của công ty đúng mục đích, đạt hiệu quả cao nhât. Giám sát kiểm tra công tác tài chính kế toán ở các đơn vị trực thuộc công ty. Hoạch toán bằng tiền mặt mọi hoạt động của công ty. - Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch tài chính,tổ chức thực hiện các nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Theo dỏi, giám sát thực hiện các hợp đồng kinh tế về mặt tài chính, theo dõi đốc thu hồi. Quản lý nghiệp vụ hoạch toán kế toán trong công ty. Chủ trì công tác kiểm kê trong công ty theo định kỳ quy định. Xây dựng quản ly, giám sát bán giá thành phẩm. d. Phòng khoa học công nghệ: gồm 10 người -Chức năng: Xây dựng chiến lược sản phẩm của công ty. Quản lý các hoạt động kỹ thuật của công ty. Tiêp nhân, phân tích các thông tin khoa học kinh tế mới. Xây dựng quản lý các quy trình, quy phạm tiêu chuẩn kỹ thuật ,chất lượng sản phẩm, định mưc kỹ thuật. Tiến hành nghiên cứu chế thử sản phẩm mới. Tổ chức quản lý, đánh giá các sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong công ty. Tổ chức kiêm tra , xác định trình độ tay nghề cho công nhân. Kiểm tra quản lý mức kỹ thuật , quản lý hồ sơ kỹ thuật của công ty. e. Phòng dịch vụ đời sống: gồm 36 người - Chức năng: Nuôi dạy các cháu nhà trẻ mẩu giáo. Khám chửa bệnh. Tổ chức các bửa ăn công nghiệp. Các hoạt động dịch vụ khác. - Nhiệm vụ. Tổ chức nuôi dạy các cháu lứa tuổi nhà trẻ mẩu giáo. Tổ chức bửa ăn giửa ca, bồi dưởng độc hại cho người lao động, phục vụ cơm khách hội nghị khi có yêu cầu. Khám chửa bệnh cho người lao động và các chau nhà trẻ trong công ty. Theo dõi bệnh nghề nghiệp. Chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường. Thực hiện chỉ đạo công tác dân số kế hoạch hoá gia đình. Sửa chữa nhỏ và các dịch vụ khác. g. Phòng bảo vệ: gồm 20 người Chịu trách nhiệm trước giám đốc về tài sản của công ty như vật tư hàng hoá, máy móc thiết bị, nhà xưởng để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh. Trong cơ chế hiện nay, lực lượng bảo vệ giư vai trò gương mẩu trong mạng lưới của công ty, bảo vệ tài sản của công ty, không để mất mát hư hỏng. Nếu thấy có trường hợp nghi vấn phải báo ngay cho giám đốc để có biện pháp sử lý kịp thời. Háng năm cán bộ phòng bảo vệđược đi tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ bảo vệ tài sản cũng như bảo vệ an ninh chính trị của đơn vị. h. Phân xưởng dệt: Là phân xưởng chính của công ty chịu trách nhiệm sản xuất các loại vải mà công ty ký kết hợp đồng với khách hàng trong kỳ. Phân xưởng vừa nhận nguyên liệu gia công cho khách hàng vừa sản xuât khép kín. Sơ đồ về quy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm dệt Đóng gói Nhập kho thành phẩm Kho nguyên liệu Tổ đậu Tổ xe Tổ ống, suốt Tổ lờ Tổ dồn Tổ go Tổ dệt KCS kỹ thuật Tiêu thụ Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty là quá trình sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục , loại hình sản xuất với lượng lớn, chu ký sản xuất ngắn và xen kẻ liên tục. Nguyên vật liệu chính là sợi đơn nhập về tứ kho nguyên liệu theo từng chủng loại sợi mà phòng khoa học công nghệ yêu cầu cho từng mã hàng. Sau đó đưa vào ghép sợi( qua máy điện) tuỳ theo yêu cầu. i. Phân xưởng nhúng keo: Là phân xưởng chịu trách nhiệm nhúng keo tự động cho vẩi mành. Vải mành sau khi nhung keo sẽ được bán cho các công ty chuyên sản xuất lốp xe đạp và ôtô. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất phân xưởng nhúng keo Vải mộc Máy tở vải Máy may đầu tấm Máy lôi vải trước Máy nhúng keo Khu sấy trước Khu sấy sau Tổ kéo dãn số 1 Khu kéo dãn Tổ kéo dãn sô 2 Khu định hình Khu làm lạnh Tổ kéo dãn số 3 Giá tồn vải sau Máy lôi vải sau Máy cuộn vải Đóng gói Nhập kho thành phẩm Máy lôi vải giữa Giá tốn vải trước k. Phân xưởng may: Là phân xưởng mới thành lập, khi chuyển sang cơ chế thị trường phân xưởng chịu trách nhiệm gia công sản phẩm may mặc cho các tổ chức cá nhân có yêu cầu, nguyên vật liệu do các khách hàng đưa đến, phân xưởng chịu trách nhiệm gia công. Sơ đồ công nghệ phân xưởng may Tổ cắt Tổ may Nhóm là Nhóm KCS Nhập kho Đóng kiện l/Phân xưởng xản xuất vải không dệt. Phân xưởng sản xuất vải không dệt được lắp đặt vào tháng 4 năm 2002. Đây là một công nghệ mới, sản xuất ra vải trực tiếp từ sơ không qua công đoạn dệt. Vải không dệt này dùng để sản xuất ra nhiều mặt hàng khác nhau như: lót giày, thảm trải nhà… Sơ đồ công nghệ phân xưởng vải không dệt Máy sé trộn sơ bộ Sơ Máy sé trộn lại Máy sé mịn Máy trải tạo màng sơ Máy kéo dãn Máy xuyên kim 1 Máy xếp lớp Máy quận cắt đóng gói Máy xuyên kim 2 Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Công ty có 4 Phân xưởng thành viên: Phân xưởng vải Bạt, Phân xưởng vải Mành, Phân xưởng May, Phân xưởng Vải không dệt mới lắp đặt gần đây. Mỗi phân xưởng có quy trính sản xuất khác nhau, nên việc sản xuất sản phẩm khác nhau, ở phân xưởng thành viên bộ máy tổ chức bao gồm: 1 phó giám đốc công ty kiêm phó giám đốc phân xưởng phụ trách chung, 1 phó giám đốc phân xưởng phụ trách công tác lao động tiền lứơng và hạch toán, 1 phó giám đốc phân xưởng phụ trách công tác kỹ thuật. Nhân viên phân xưởng bao gồm các kế toán thống kê làm nhiệm vụ ghi chép số liệu ban đầu và báo cáo lên các bộ phận có liên quan như: Phòng TCKT, SXKD, KTĐT…. Định kỳ hàng tuần (thứ hai) các giám đốc phân xưởng họp giao ban cùng lãnh đạo Công ty và các bộ phận phòng ban của Công ty báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh. Thông qua mọi hoạt động của phân xưởng thành viên, Giám đốc Công ty cùng các phòng chức năng chỉ đạo sản xuất xuống từng phân xưởng. Các sản phẩm chính của Công ty Về sản phẩm chính của Công ty đó là các loại vải mành, vải bạt và các loại vải mộc (không qua tẩy nhuộm), sợi xe các loại và sản phẩm may, những sản phẩm này được sử dụng rộng rãi cho nhiều ngành công nghiệp trong nước và ngoài nước. Vải mành Được dùng làm nguyên liệu trong sản xuất lốp ô tô, xe máy, xe đạp, dây đai thang, khách hàng chủ yếu là các công ty cao su như: Công ty cao su Miềm Nam, Cao su Hải Phòng, Cao su Sao Vàng, Cao su Đà Nẵng, Cao su Biên Hoà…. Vải bạt các loại Với kích cỡ, khổ vải, dày mỏng khác nhau được các khách hàng, các nhà sản xuất dùng làm dầy vải các loại, ống dẫn nước, băng tải loại nhỏ, găng tay BHLĐ, vải bọc bia, vải may quần áo BHLĐ…. Khách hàng chủ yếu là các công ty như : Công ty giầy Thăng Long, Giầy Thuỵ Khuê, Giầy Thượng Đình, Giầy Hiệp Hưng, Giầy Cần Thơ… và các cơ sở sản xuất bia tiêu thụ mạnh. c. Sợi xe các loại Dùng làm chỉ khâu công nghiệp, khách hàng là các công ty xi măng dùng để khâu bao xi măng. Ngoài ra còn xe sợi cho các công tynhư : Công ty dệt lụa Nam Định, Dệt Hà Nội… để dệt các loại vải dầy. Hàng may Chủ yếu may gia công cho nước ngoài như thị trường EU, ngoài ra còn may xuất khẩu, bán trong nước. Vải không dệt Đây là một sản phẩm mới, được sản xuất từ một công nghệ rất hiện đại nhập từ nước ngoài. Sẵn có kinh nghiệm trong ngành dệt-may cùng với tính năng động trong nền kinh tế thị trường, Công ty đã tiến hành lắp đặt vào tháng 4 năm 2002 và sản phẩm đầu tiên được tung vào thị trường vào tháng 8 năm 2002. Vải không dệt được dùng để sản xuất: vải địa kỹ thuật, lót giày, thảm trải nhà…. Khách hàng của Công ty cho sản phẩm là: Các Công ty giày, các Công ty sản xuất đồ dùng gia đình, may thêu, Cục quân trang, Tổng Công ty Xây dựng…. Quý iv năm 2002, 412.342 mét vuông vải đã được tiêu thụ và đem lại doanh thu là 2.908 triệu đồng. Ngoài ra Công ty còn được phép kinh doanh một số loại vật tư cho ngành dệt như nhập bông từ nước ngoài và bán cho các nhà máy sợi như: Dêt 8/3, Dệt Vĩnh Phú… Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội Qua nhiều năm hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội luôn phấn đấu giải quyết những vấn đề khó khăn trong nền kinh tế thị trường, từng bước thích nghi và khẳng định mình trên thương trường. Trong mấy năm gần đây hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn đạt kết quả cao, doanh thu và lợi nhuận đều tăng hàng năm. Các chỉ tiêu đó được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1:(đ/v triệu đồng) Năm Tổng doanh thu Lợi nhuận 2000 68.446 37 2001 79.502 106 2002 83.955 334 (Trích bảng cân đối kế toán của Công ty) Qua bảng trên ta thấy quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty ngày một mở rộng, cụ thể tổng doanh thu năm 2001 tăng 11.056 triệu đồng tương ứng tăng 19,15% so với năm 2000 và năm 2002 tăng 4.453 triệu đồng so với năm 2001 tương ứng 5,6% so vơí năm 2001. Lợi nhuận năm 2002 là 334 triệu đồng tăng 228 triệu đồng so với năm 2001, lợi nhuận tăng nhiều như vậy là vì ngoài lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh còn lợi nhuận khác. 2.2. thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn tại công ty dệt vải công nghiệp hà nội 2.2.1 Đặc điểm cơ cấu nguồn vốn Công ty 2.2.1.1. Phân tích kết cấu nguồn vốn sản xuất kinh doanh của Công ty theo công dụng kinh tế của nguồn vốn Theo công dụng kinh tế của nguồn vốn thì vốn sản xuất kinh doanh chia làm hai bộ phận là vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định chủ yếu đầu tư vào tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh như máy móc, nhà xưởng, thiết bị, trụ sở giao dịch… Còn vốn lưu động chủ yếu được sử dụng để tài trợ cho tài sản lưu động tham gia chủ yếu vào một kỳ sản xuất kinh doanh như nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ. a-Vốn cố định của Công ty: Trong năm 2000 tổng vốn cố định của Công ty là 29.490 triệu đồng chiếm 41,7% tổng vốn kinh doanh. Sang năm 2001, vốn cố định tăng lên 31.052 triệu đồng, đây là do Công ty đầu tư vào tài sản cố định( xây dựng cơ bản). Đặc biệt, năm 2002 vốn cố định của Công ty tăng lên tới 102.249 triệu đồng, tăng 71.179 triệu đồng tương ứng 229,3% so với năm 2001, lượng vốn này tăng đột ngột năm 2002 là do Công ty lắp đặt thêm một phân xưởng mới, đó là phân xưởng sản xuất vải không dệt. Như vậy, nếu như năm 2000 và 2001 tỷ trọng vốn lưu động trên tổng nguồn vốn lớn hơn vốn cố định thì năm 2002 tỷ trọng vốn cố định đã chiếm tới 61% tổng nguồn vốn. b-Vốn lưu động của Công ty: Trong năm 2000 tổng vốn lưu động của Công ty là 43.074 triệu đồng, sang năm 2001 tăng lên 52.216 triệu đồng do tiền mặt, các khoản phải thu và hàng tồn kho đều tăng lên. Năm 2000, tiền mặt là 1.297 triệu đồng, năm 2001 là 4.297 triệu đồng tăng 3 tỷ đồng. Hàng tồn kho năm 2001 tăng 3.634 triệu đồng so với năm 2000. Năm 2002 nguồn vốn lưu động tiếp tục tăng lên đến 65.674 triệu đồng chủ yếu là do các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng lên, tiền mặt thay đổi không đáng kể. Các khoản phải thu năm 2001 là 29.563 triệu đồng, năm 2002 là 35.147 triệu đồng tăng 5.584 triệu đồng. Hàng tồn kho năm 2001 là 17.285 triệu đồng, năm 2002 lên đến 25.527 triệu đồng tăng 8.242 triệu đồng, trong đó chủ yếu là do nguyên liệu, vật liệu tồn kho tăng lên còn hàng hoá tồn kho tăng ít và thành phẩm tồn kho còn giảm. Điều này cho thấy mặc dù hàng tồn kho khá nhiều nhưng chủ yếu là ở nguyên liệu vật liệu do vậy cũng không ảnh hưởng lắm đến vòng quay của vốn. Bảng 2: Kết cấu nguồn vốn sản xuất kinh doanh của Công ty (đ/v triệu đồng) Năm Tổng nguồn Vốn Vốn cố định Vốn lưu động Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2000 72.570 29.490 41.7% 43.074 58.3% 2001 83.284 31.052 37% 52.216 63% 2002 167.923 102.249 61% 65.674 39% (Trích bảng cân đối kế toán của Công ty) 2.2.1.2. Phân tích kết cấu nguồn vốn sản xuất kinh doanh của Công ty căn cứ vào quyền sở hữu đối với vốn. Căn cứ vào quyền sở hữu đối với vốn ta có nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn nợ là nguồn vốn được tài trợ bởi những người không phải là chủ sở hữu của doanh nghiệp, việc mua bán trao đổi được thoả thuận như một hợp đồng vay mượn, vốn nợ được huy động từ trên thị trường tài chính từ các ngân hàng thương mại, vay của các tổ chức cá nhân, phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Nguồn vốn cổ phần được tài trợ bởi các chủ sở hữu doanh nghiệp thông qua việc trao đổi mua bán cổ phiếu, huy động vốn góp cổ phần… a-Nợ phải trả của Công ty: Năm 2000, nguồn vốn nợ của Công ty là 57.693 triệu đồng chiếm tỷ trọng khá cao 79,5%, trong đó nợ ngắn hạn là chiếm tỷ trọng lớn hơn với số tuyệt đối là 36.351 triệu đồng. Sang năm 2001, nguốn vốn chủ sở hữu có tăng nhưng tỷ lệ tăng nhỏ, do vậy nguồn vốn nợ vấn chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 81,5% tương ứng với số tuyệt đối là 67.921 triệu đồng. Nguồn vốn nợ tăng lên chủ yếu là do Công ty vay ngắn hạn đầu tư vào tài sản lưu động. Như ta đã nghiên cứu ở phần trước, tỷ trọng vốn lưu động tại Công ty là cao bởi vì ngoài sản xuất sản phẩm Công ty còn tham gia vào kinh doanh thương mại, vì vậy việc tăng vốn cho tài sản lưu động cũng là hợp lý, tuy nhiên năm 2002 thành phẩn tồn kho và hàng hoá tồn kho khá cao so với năm 2000, điều này sẽ không có lợi cho Công ty bởi vì nó ảnh hưởng đến vòng quay của vốn kinh doanh. Sang năm 2002, nguồn vốn nợ tiếp tục tăng cao lên đến 151.925 triệu đồng chiếm tỷ trọng cũng rất cao 90,5%, nguồn vốn nợ chiếm tỷ trọng cao như vậy bởi vì, vốn chủ sở hữu có tăng nhưng không đáng kể. Nguồn vốn nợ tăng cao là do Công ty được vay ưu đãi dài hạn từ Quỹ đầu tư phát triển để lắp đặt thêm một phân xưởng mới, đó là phân xưởng vải không dệt. Như vậy, năm 2002 Công ty tiêp tục vay ngắn hạn để đầu tư cho tài sản lưu động nhưng đây không phải là nguyên nhân chính làm nguồn vốn nợ tăng cao mà là vay dài hạn, điều này cho thấy Công ty đang mở rộng quy mô và hoạt động có hiệu quả vì lợi nhuận mấy năm liền đều tăng liên tục. Song, nguồn vốn nợ chiếm tỷ trọng cao tuy tiết kiệm được thuế lại gây khó khăn cho Công ty khi muốn đi vay từ các trung gian tài chính vì hệ số đo khả năng thanh toán sẽ thấp. Để sử dụng vốn một cách hiệu quả và có lợi, Công ty cần có một cơ cấu vốn hợp lý vừa tiết kiệm được thuế TNDN vừa thuận lợi cho việc tham gia vào thị trường tài chính. b-Vốn chủ sở hữu của Công ty: Vốn chủ sỏ hữu của Công ty qua mấy năm gần đây có tăng nhưng tăng rất ít, tỷ lệ tăng rất nhỏ so với tỷ lệ tăng của vốn vay, do đó tỷ trọng của vốn chủ sỏ hữu là nhỏ trong tổng nguồn vốn. Năm 2000 vốn chủ sỏ hữu là 14.877 triệu đồng tương ứng 20,5% tổng nguồn vốn. Năm 2001 là 15.363 triệu đồng chiếm 18,5% tổng nguồn vốn. Năm 2001 vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu là do lợi nhuận gĩư lại của Công ty. Năm 2002 vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng rất chậm trong khi đó vốn vay của Công ty lại tăng mạnh trong năm này vì vậy tỷ trọng vốn chủ sở hữu chỉ chiếm có 9,5% với số tuyệt đối là 15.998 triệu đồng. Tình trạng này của Công ty chưa phải là nguy hiểm lúc này nhưng sẽ bất lợi về lâu dài, nó ảnh hưởng đến việc huy động vốn của Công ty và Công ty chịu sự phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường tài chính, đặc biệt là từ lúc này về sau , mọi doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp nhà nước đều phải tự chủ về tài chính hơn trước, phải đương đầu với mọi thách thức trong nền kinh tế thị trường. Bảng 3: Kết cấu nguồn vốn căn cứ vào quyền sở hữu vốn. (đ/v : triệu đồng) Năm Tổng nguồn Vốn Nguồn vốn nợ Nguồn vốn chủ sở hữu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2000 72.570 57.693 79,5 14.877 20,5 2001 83.284 67.921 81,5 15.363 18,5 2002 167.923 151.925 90,5 15.998 9,5 ( Trích từ bảng cân đối kế toán hàng năm của Công ty) 2.2.1.3. Phân tích cơ cấu nguồn vốn sản xuất kinh doanh của Công ty theo nguồn hình thành của các khoản vốn Là một doanh nghiệp nhà nước hình thành trong điều kiện cơ chế thị trường ngoài vốn do NSNN cấp, công ty còn chủ động huy động các nguồn vốn khác nhau cho sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn tự huy động của Công ty chủ yếu là vay các trung gian tài chính như ngân hàng, các quỹ đầu tư phát triển... ngoài ra Công ty còn huy động được một nguồn vốn đáng kể từ cán bộ công nhân viên chức, người lao động trong Công ty đây là một lợi thế mà Công ty đã tận dụng được. Từ ngày hình thành và đi vào hoạt động, nguồn vốn sản xuất kinh doanh của Công ty tăng hàng năm. Nguồn vốn NSNN cấp chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và thường không ổn định, năm 2000 là 500 triệu đồng, đến năm 2001 vốn được cấp có tăng nhưng chỉ là 1tỷ đồng, sang năm 2002 chỉ còn là 500 triệu đồng. Mặc dù chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng so với doanh nghiệp Nhà nước khác vẫn còn là được, điều này nói nên rằng Công ty đang làm ăn có hiệu quả. Mặt khác với tỷ lệ vốn NSNN cấp rất nhỏ, nhưng Công ty vẫn đứng vững trên thương trường và nguồn vốn sản xuất kinh doanh vẫn tăng hàng năm, điều này chứng tỏ khả năng sản xuất kinh doanh độc lập tự chủ của Công ty. Để tăng nguồn vốn chủ sở hữu, Công ty đã đầu tư từ lợi nhuận giữ lại và các khoản tự bổ sung khác. Nguồn vốn tín dụng chiếm một tỷ lệ rất lớn trong cả vốn lưu động và vốn cố định và đều tăng dần hàng năm qua mấy năm gần đây. Cụ thể năm 2000 các khoản vay ngắn và dài hạn của Công ty là 30.607 triệu đồng trong đó vay ngắn hạn là 24.810 triệu đồng chiếm chủ yếu, vay dài hạn chỉ chiếm 5.797 triệu đồng. Sang năm 2001 các khoản vay là 39.559 triệu đồng, phần tăng là do vay ngắn hạn tăng lên, vay ngắn hạn năm 2001 là 33.904 triệu đồng, tức là năm 2001 vay ngắn hạn tăng lên là 9.094 triệu đồng. Sang năm 2002, vay ngắn và dài hạn tăng mạnh lên đến 111.941 triệu đồng, trong đó vay ngắn hạn cũng vẫn tăng nhưng vay dài hạn mới làm cho các khoản vay năm 2002 tăng lên nhiều như vậy. Vay dài hạn năm 2002 tăng lên 67.582 triệu đồng so với năm 2001, đây là Công ty được vay ưu đãi từ Quỹ đầu tư phát triển để mở rộng quy mô kinh doanh, cụ thể là lắp đặt thêm phân xưởng vải không dệt. Như vậy nguồn vốn tín dụng đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong tình hình hiện nay, khi thị trường chứng khoán của ta chưa phát triển, việc phát hành các loại chứng khoán để thu hút trực tiếp các nguồn vốn nhàn rỗi từ thị trường rất khó thực hiện được trong khi yêu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao và đổi mới năng lưc sản xuất đòi hỏi Công ty phải tiếp cận các nguồn vốn tín dụng. Việc tiếp cận này là hoàn toàn hợp lý đảm bảo nguồn tài trợ thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy vậy, vốn nợ của Công ty mấy năm trở lại đậy chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nguồn vốn, đây sẽ là kho khăn cho Công ty khi cần huy động vốn từ thị trường tài chính. Mặt khác, sử dụng vốn nợ sẽ phải trả lãi vay, điều này đòi hỏi Công ty phải sử dụng hợp lý nguồn vốn vay để thu hồi và trả nợ cũng như thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước và người lao động. Bảng 4 : Nguồn vốn kinh doanh của Công ty mấy năm gần đây (đ/v : triệu đồng) Năm Nguồn vốn kinh doanh 2000 72.564 2001 83.268 2002 167.923 ( Trích từ bảng cân đối kế toán hàng năm của Công ty) 2.2.2. Sự biến động về vốn của Công ty 2.2.2.1 Sự biến động về vốn cố định Vốn cố định của Công ty được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau song chủ yếu là từ NSNN cấp, nguồn lợi nhuận tự bổ sung và tín dụng dài hạn từ các trung gian tài chính. Riêng năm 2002, tài sản cố định của công ty đột ngột tăng cao, đó là việc lắp đặt thêm một phân xưởng lớn, nguồn tài trợ cho tài sản cố định này là do Công ty được vay ưu đãi dài hạn từ Quỹ đầu tư phát triển. Trong năm 2000 vốn NSNN cấp là 500 triệu đồng, sang năm 2001 Nhà nước cấp thêm 1 tỷ đồng, đây là nhu cầu đòi hỏi từ việc mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty. Năm 2002 vốn NSNN cấp là 500 triệu đồng. Phần lớn vốn được cấp từ NSNN Công ty dùng để đầu tư vào tài sản cố định phục vụ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, phần vốn NSNN cấp này không đáp ứng nhu cầu, cho nên Công ty phải tăng cường thêm huy động từ các nguồn khác cho tài sản cố định. Phần lớn lợi nhuận giữ lại hàng năm được bổ sung vào vốn cố định. Mấy năm gần đây hoạt động kinh doanh của Công ty đều đạt kết quả cao, vì vậy đây là một nguồn bổ sung có giá trị. Việc huy động vốn tín dụng để đầu tư vào tài sản cố định của Công ty chiếm tỷ trọng khá cao, đặc biệt là năm 2002 vốn tín dụng đầu tư vào tài sản cố định là 67.582 triệu đồng, nâng giá trị tài sản cố định lên đến 102.179 triệu đồng. Sử dụng tổng hợp các nguồn tài trợ nhằm nâng cao nguồn vốn cố định của Công ty là một giải pháp có tính khả thi vừa đảm bảo tốt việc huy động tối đa lại giảm thiểu tính rủi ro của các nguồn vốn tài trợ vì đầu tư vào tài sản cố định là đầu tư dài hạn. * Sự biến động về nguyên giá tài sản cố định: nguyên giá tài sản cố định năm 2001 so với năm 2000 tăng rất ít. Năm 2000 nguyên giá TSCĐ là 38.518 triệu đồng, sang năm 2001 là 39.618 triệu đồng, tức là tăng 1.100 triệu đồng tương ứng 2,86% so với năm 2000. Sang năm 2002, nguyên giá tài sản cố định tăng rất mạnh do Công ty lắp đặt thêm một phân xưởng sản xuất lớn. Nguyên giá tài sản cố định năm 2002 là 114.725 triệu đồng tăng số tuyệt đối là 75.107 triệu đồng, tương ứng 189,58% so với năm 2001. Sự gia tăng về nguyên giá tài sản cố định năm 2001 so với năm 2000 là do quá trình đổi mới tài sản cố định hữu hình hàng năm, tài sản cố định vô hình không thay đổi vẫn cố định ở mức 13 triệu đồng. Năm 2002 nguyên giá tài sản cố định tăng là do bên cạnh việc đổi mới, Công ty còn đầu tư thêm TSCĐ hữu hình có giá trị rất lớn, TSCĐ vô hình cũng tăng thêm làm nguyên giá TSCĐ vô hình cuối năm tăng lên 146 triệu đồng. Bảng 5: Tình hình tăng giảm tài sản cố định của Công ty (đ/v: triệu đồng) chỉ tiêu năm 2001 năm 2002 Số dư đầu kỳ 38.518 39.618 Số tăng trong kỳ 2.157 75.721 Số giảm trong kỳ 1.057 614 Số cuối kỳ 39.618 114.725 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty) * Sự biến động về giá trị còn lại của TSCĐ: Giá trị còn lại của TSCĐ năm 2001 là 28.488 triệu đồng có tăng so với năm 2000 nhưng tăng rất chậm, tăng chậm hơn so với tỷ lệ gia tăng về nguyên giá TSCĐ. Tỷ lệ gia tăng về nguyên giá TSCĐ năm 2001 so với năm 2000 tăng 2,86% trong khi đó giá trị còn lại chỉ tăng 74 triệu đồng tương ứng 0,26%. Nguyên nhân là do Công ty tăng mức khấu hao, khấu hao luỹ kế năm 2000 là 10.104 triệu đồng, sang năm 2001 tăng lên 11.130 triệu đồng, tức là tăng 1.026 triệu đồng so với năm 2000. Năm 2002, giá trị còn lại của TSCĐ là 101.642 triệu đồng tăng 73.154 triệu đồng tương ứng 256,79% so với năm 2001. Năm 2001 tài sản cố định đã khấu hao hết 28,09% còn 71,91%, sang năm 2002 do đầu tư thêm tài sản cố định mới nên tỷ lệ đã khấu hao giảm xuống còn 1,4%. 2.2.2.2. Sự biến động về vốn lưu động của Công ty Có thể thấy rằng từ năm 2001 trở về trước, vốn lưu động chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu tổng nguồn vốn của Công ty. Năm 2000 tổng vốn lưu động là 43.074 triệu đồng chiếm 58,3% tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh của Công ty. Năm 2001 vốn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37134.doc
Tài liệu liên quan