Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Tây hồ - Bộ Quốc phòng

 Lời nói đầu 1

Phần I: Vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 3

I Vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ngày nay

3

 1. Khái niệm 3

 2. Phân loại vốn 6

2.1 Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển 6

2.2 Phân loại vốn theo nguồn hình thành 11

2.3 Phân loại vốn theo thời gian huy động và sử dụng 13

 3. Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp 14

II Hiệu quả sử dụng vốn 16

 1. Quan điểm và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

16

1.1 Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn 16

1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 18

 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn 21

2.1 Các nhân tố khách quan 21

2.2 Các nhân tố chủ quan 22

 3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 23

3.1 Vai trò của việc đảm bảo đủ vốn 23

3.2 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 25

 4. Một số phương hướng biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

26

Phần II Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Tây Hồ

35

I Một số nét về công ty Tây Hồ 35

 1. Quá trình hình thành và chức năng nhiệm vụ 35

 2. Bộ máy tổ chức quản lý 37

 3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành xây dựng 39

II Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Tây Hồ 44

 1. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 44

 2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn và các giải pháp nâng cao hiệu quả tại công ty

50

2.1 Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 50

2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định 52

2.3 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động 57

 3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty 62

3.1 Những kết quả đạt được 63

3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 64

Phần III Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Tây Hồ

67

I Định hướng phát triển của công ty 67

II Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty

69

 1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ 69

 2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ 79

III Kiến nghị 86

 1. Kiến nghị với nhà nước 86

 2. Kiến nghị với tổng công ty 87

 Kết luận 88

 Tài liệu tham khảo 89

 Mục lục 90

 

 

doc91 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Tây hồ - Bộ Quốc phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hay một khu vực, hình thành các giai đoạn sản xuất rõ rệt và có liên quan hữu cơ với nhau về mặt công nghệ sản xuất, để làm ra sản phẩm cuối cùng. b) Các đặc điểm của sản phẩm xây dựng. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng có ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức sản xuất và quản lý sử dụng vốn của doanh nghiệp. Sản phẩm xây dựng với tư cách là một công trình xây dựng hoàn chỉnh thường có các tính chất sau: Sản phẩm của xây dựng là những công trình nhà cửa được xây dựng và sử dụng tại chỗ, đứng cố định tại địa điểm xây dựng và phân bố tản mạn ở nhiều nơi trên lãnh thổ. Đặc điểm này làm cho sản xuất xây dựng có tính chất lưu động cao và thiếu ổn định. Sản phẩm xây dựng phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện địa phương, mang nhiều tính đa dạng và cá biệt cao về công dụng, về cách cấu tạo và phương pháp chế tạo. Sản phẩm xây dựng có kích thước lớn, chi phí lớn, thời gian xây dựng và sử dụng lâu dài. Do đó, những sai lầm về xây dựng có thể gây nên lãng phí lớn, tồn tại lâu dài và khó sửa chữa. Sản phẩm xây dựng chủ yếu đóng vai trò nâng đỡ và bao che, không tác động trực tiếp lên đối tượng lao động trong quá trình sản xuất (trừ một số loại công trình đặc biệt như đường ống, công trình thủy lực, lò luyện gang thép...) Sản phẩm xây dựng có liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung cấp nguyên vật liệu cũng như về phương diện sử dụng sản phẩm của ngành xây dựng làm ra. Sản phẩm xây dựng mang tính chất tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hoá, nghệ thuật và quốc phòng. 3.2 Những đặc điểm của sản xuất trong xây dựng. Từ những đặc điểm của sản phẩm xây dựng có thể thấy được đặc điểm của sản xuất trong xây dựng như sau: Thứ nhất, tình hình và điều kiện sản xuất trong xây dựng thiếu tính ổn doanh nghiệp giảm. định, luôn biến đổi theo địa điểm xây dựng và giai đoạn xây dựng. Cụ thể là trong xây dựng, con người và công cụ lao động luôn luôn phải di chuyển từ công trường này đến công trường khác, còn sản phẩm xây dựng (tức là công trình xây dựng ) thì hình thành và đứng yên tại chỗ, một đặc điểm hiếm thấy ở các ngành khác. Các phương án xây dựng về mặt kỹ thuật và tổ chức sản xuất cũng luôn luôn phải thay đổi theo từng địa điểm và giai đoạn xây dựng. Đặc điểm này gây ra những khó khăn cho việc tổ chức sản xuất, khó cải thiện điều kiện cho người lao động, làm nảy sinh nhiều chi phí cho khâu di chuyển lực lượng sản xuất và cho công trình tạm phục vụ sản xuất. Đặc điểm này cũng đòi hỏi các tổ chức xây dựng phải chú ý tăng cường tính cơ động, linh hoạt và gọn nhẹ về mặt trang bị tài sản cố định sản xuất, lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất linh hoạt, tăng cường điều hành tác nghiệp, phấn đấu giảm chi phí liên quan đến vận chuyển, lựa chọn vùng hoạt động thích hợp, lợi dụng tối đa lực lượng xây dựng tại chỗ và liên kết tại chỗ để tranh thầu xây dựng, chú ý đến nhân tố chi phí vận chuyển khi lập giá tranh thầu. Đặc điểm này cũng đòi hỏi phải phát triển rộng khắp trên lãnh thổ, các loại hình dịch vụ sản xuất phục vụ xây dựng, như các dịch vụ cho thuê máy xây dựng, cung ứng và vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng... Thứ hai, chu kỳ sản xuất (thời gian xây dựng công trình) thường dài. Đặc điểm này làm cho vốn đầu tư xây dựng công trình và vốn sản xuất của tổ chức xây dựng thường bị ứ đọng lâu lại công trình đang còn xây dựng, các tổ chức xây dựng dễ gặp phải các rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian, công trình xây dựng xong dễ bị hao mòn vô hình, do tiến bộ của khoa học và công nghệ, nếu thời gian xây dựng quá dài. Đặc điểm này đòi hỏi các tổ chức xây dựng phải chú ý đến nhân tố thời gian khi lựa chọn phương án, phải lựa chọn phương án có thời gian hợp lý, phải có chế độ thanh toán và kiểm tra chất lượng trung gian thích hợp, dự trữ hợp lý ... Thứ ba, sản xuất xây dựng phải tiến hành theo đơn đặt hàng cho từng trường hợp cụ thể, vì sản xuất xây dựng rất đa dạng, có tính cá biệt cao và chi phí lớn. Trong phần lớn các ngành sản xuất khác, người ta có thể sản xuất hàng loạt sản phẩm để bán. Nhưng với các công trình xây dựng thì không thể làm thế được, trừ một số trường hợp hiếm hoi khi chủ đầu tư làm sẵn một số nhà để bán, nhưng ngay cả ở đây, mỗi nhà cũng đều có những đặc điểm riêng do điều kiện địa chất và địa hình đem lại. Đặc điểm này dẫn đến yêu cầu là phải xác định giá cả của sản phẩm xây dựng trước khi sản phẩm được làm ra và hình thức giao nhận thầu hoặc đấu thầu cho xây dựng từng công trình cụ thể trở nên phổ biến trong sản xuất xây dựng. Đặc điểm này cũng đòi hỏi các tổ chức xây dựng muốn thắng thầu phải tích luỹ nhiều kinh nghiệm cho nhiều trường hợp xây dựng cụ thể và phải tính toán cẩn thận khi tranh thầu. Thứ tư, quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp, các đơn vị tham gia xây dựng công trình phải cùng nhau kéo đến hiện trường thi công với một diện tích có hạn để thực hiện phần việc của mình, theo một trình tự nhất định về thời gian và không gian. Đặc điểm này đòi hỏi các tổ chức xây dựng phải có trình độ tổ chức phối hợp cao trong sản xuất, coi trọng công tác chuẩn bị xây dựng và thiết kế tổ chức thi công, phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức xây dựng tổng thầu, hay thầu chính và các tổ chức thầu phụ. Thứ năm, sản xuất xây dựng phải tiến hành ngoài trời nên chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, điều kiện làm việc nặng nhọc. ảnh hưởng của thời tiết thường làm gián đoạn quá trinh thi công, năng lực sản xuất của tổ chức xây dựng không được sử dụng điều hoà theo bốn quý, gây khó khăn cho việc lựa chọ cho trình tự thi công, đòi hỏi dự trữ vật tư nhiều hơn ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp...Đặc điểm này đòi hỏi các các tổ chức xây dựng phải lập tiến độ thi công hợp lý để tránh thời tiết xấu, phấn đấu tìm cách hoạt động tròn năm, áp dụng kết cấu lắp ghép làm sẵn trong xưởng một cách hợp lý để giảm bớt thời gian thi công tại hiện trường áp dụng cơ giới hoá hợp lý, chú ý độ bền chắc của máy móc, đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, chú ý đến nhân tố rủi ro về thời tiết khi tính toán tranh thầu, quan tâm phát triển phương pháp xây dựng trong điều kiện nhiệt đới ... Thứ sáu, sản xuất xây dựng chịu ảnh hưởng của lợi nhuận chênh lệch do điều kiện của địa điểm xây dựng đem lại. Cùng một loại công trình xây dựng nhưng nếu nó được đặt ở nơi có sẵn nguồn nguyên vật liệu xây dựng, nguồn máy móc xây dựng cho thuê và sẵn nhân công thì người nhận thầu xây dựng ở trường hợp này có nhiều cơ hội hạ thấp chi phí sản xuất và thu được lợi nhuận cao hơn. Tất cả các đặc điểm kể trên đã ảnh hưởng đến mọi khâu của sản xuất kinh doanh xây dựng, kể từ khâu tổ chức dây truyền công nghệ sản xuất, lập phương hướng phát triển khoa học - kỹ thuật xây dựng, xác định trình tự của quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức cung ứng vật tư, cấu tạo vốn và trang bị vốn cố định, quy định chế độ thanh toán, lập chế độ kiểm tra chất lượng sản phẩm đến khâu hạch toán sản xuất kinh doanh trong xây dựng nói chung và quản lý sử dụng tài sản nói riêng. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp xây dựng cần có những giải pháp phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành. II Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty: 1 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty: Trong thời gian qua nhờ sự năng động sáng tạo, chủ động tìm kiếm thị trường, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tổng tài sản của công ty tăng liên tục qua các năm: Các năm 2000, 2001 tổng tài sản tăng tương ứng là 3.619 và 21.793 triệu đồng, với tỷ lệ là 5,1 % và 20,9%. Trong đó tài sản cố định tăng mạnh năm 2000 với mức tăng là 2.417 triệu đồng hay 21,7 %, năm 2001 tài sản cố định của công ty tăng 883 triệu đồng, tương đương với 6,5 %. Ngược lại, tài sản lưu động tăng ít vào năm 2000 nhưng năm 2001 tăng 20.910 triệu đồng, tức tăng 34,4 %. Bảng 2- Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm. Đơn vị : triệu đồng S tt Chỉ tiêu Năm Tỷ lệ (%) 1999 2000 2001 00/99 01/00 1 Doanh thu 88.462 98.327 105.364 111,15 107,16 2 Doanh thu thuần 85.519 96.774 102.879 113,16 106,30 3 Lợi nhuận trước thuế 1.602 1.950 1.153 121,72 59,10 4 Tỷ suất LN/ DTTx100 (đ) 1,873 2,015 1,121 - - 5 Tổng quỹ lương 9.673 11.472 9.916 118,60 86,43 6 TNBQ 1người/ 1 tháng(1000đ) 760 785 846 103,29 103,86 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Tây Hồ các năm 1999,2000,2001. Kết cấu tài sản thay đổi không đáng kể, tài sản lưu động luôn chiếm trên 80 % tổng tài sản của đơn vị. Tổng doanh thu tăng kéo theo sự gia tăng của doanh thu thuần, năm 2001 doanh thu thuần đạt 102.879 triệu đồng, tăng 6.105 triệu đồng, tốc độ tăng nhỏ hơn so với năm 2000 (tăng 6,3 % so với tốc độ tăng 13,16 % năm 2000). Đời sống công nhân viên được cải thiện dần, tổng quỹ lương năm 2001 bằng 86,43% so với năm 2000, nhưng thu nhập bình quân đầu người tăng lên 3,86% so với năm 2000 tức là đạt 846 nghìn đồng. Nói chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn luôn có lãi. So với năm 1999, năm 2000 lợi nhuận trước thuế tăng 348 triệu đồng, đạt 1.950 triệu đồng, năm 2001 lợi nhuận trước thuế giảm xuống còn 1.153 triệu đồng, mức giảm là 797 triệu đồng hay hơn 40%. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ở mức 2,015 (năm 2000) và 1,121 (năm 2001). Tức là cứ 100 đồng doanh thu được 2,015 đồng lợi nhuận (năm 2000) và 1,121 đồng là số lợi nhuận thu được từ 100 đồng doanh thu của năm 2001. Vì vậy, năm 2001 tỷ suất lợi nhuận giảm. Nguyên nhân là do chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu : năm 2001 mặc dù doanh thu thuần tăng hơn năm 2000, lợi nhuận gộp đạt 5.558 triệu đồng song chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng (4.405 triệu đồng so với 3.004 triệu đồng của năm 2000) làm lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp giảm. Hơn nữa năm 2001 tốc độ tăng của hoạt động xây dựng lắp đặt (có doanh thu lớn nhưng tỷ suất lợi nhuận nhỏ) lớn hơn nhiều so với tốc độ của hoạt động kinh doanh thương mại cả về doanh thu lẫn lợi nhuận. Hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được kết quả tốt khiến tình hình tài chính của công ty được cải thiện hơn. Tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện ở trong bảng 3. Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm, năm 2000 tổng tài sản tăng 5,1% so với năm 1999 và năm 2001 tăng 29,3% so với năm 2000. Giá trị tổng tài sản tăng từ 70.743 triệu đồng lên 96.155 triệu đồng gấp hơn 1,3 lần, điều đó cho thấy doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn, tài trợ cho các tài sản của doanh nghiệp để có thể sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, những phân tích cụ thể sự hợp lý của việc tăng tài sản cũng như nguồn vốn của công ty sẽ được đề cập trong những phần sau. ở đây ta xem xét một số chỉ tiêu tài chính để có một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Về tỷ suất tài trợ, năm 1999 chỉ tiêu này là 17,4% đến năm 2000 giảm xuống còn 16,8% và năm 2001 chỉ còn 13,0%. Sở dĩ như vậy là vì tổng nguồn vốn tăng trong khi vốn chủ sở hữu tăng chậm (2,0 % năm 2000 và 3,6 % năm 2001), sự biến động như vậy là không hợp lý, nó cho thấy mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp là không cao. Về tỷ suất đầu tư, công ty duy trì ở mức dưới 20%: năm 1999 tỷ suất này là 15,7% tứclà tài sản cố định chiếm tới 15,7% và tỷ trọng này tăng trong năm 2000 (đạt 18,2 %) sau đó năm 2001 giảm xuống còn 15%. Sự chuyển biến về cơ cấu tài sản như vậy giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực giá đấu thầu cao do phải trích khấu hao tài sản cố định lớn. Bảng 3 Tình hình tài chính của doanh nghiệp Stt Chỉ tiêu Đơn vị Năm Chênh lệch 00//99 Chênh lệch 01/00 1999 2000 2001 Số tiền % Số tiền % 1 Tổng tài sản Tr đ 70.743 74.362 96.155 3.619 5,1 21.793 29,3 2 Tài sản lưu động - 59.610 60.812 81.722 1.202 2,0 20.910 34,4 3 Vốn bằng tiền - 55.215 58.650 76.939 3.435 6,2 18.289 31,2 4 Tài sản cố định - 11.133 13.550 14.433 2.417 21,7 883 6,5 5 Tổng nguồn vốn - 70.743 74.362 96.155 3.619 5,1 21.793 29,3 6 Nợ phải trả - 60.942 63.643 85.052 2.701 4,5 21.409 33,6 7 Nợ ngắn hạn - 58.515 62.119 83.054 3.604 6,2 20.935 33,7 8 Vốn chủ sở hữu - 10.510 10.719 11.103 209 2,0 384 3,6 9 Tỷ suất tài trợ: (8)/(5)% % 17,4 16,8 13,0 - - - - 10 Tỷ suất đầu tư: (4)/(1)% - 15,7 18,2 15,0 - - - - 11 Tỷ lệ (6)/(1) - 86,1 85,6 88,5 - - - - 12 Tỷ suất TT NH: (2)/(7) - 101,9 97,9 98,4 - - - - 13 Tỷ suất TT tức thời (3)/(7) - 94,4 94,4 92,6 - - - - 14 Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ (8)/(4) - 94,4 79,1 77,0 - - - - Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Tây Hồ năm 1999,2000,2001 Về tỷ suất tài trợ tài sản cố định, tỷ lệ giảm dần trong các năm qua. Năm 1999, vốn chủ sở hữu đủ để tài trợ gần đủ tài sản cố định (94,4%). Các năm sau tỷ lệ này giảm xuống ở mức dưới 80%. Điều này chứng tỏ hai năm qua nhu cầu đầu tư vào tài sản cố định lớn, vốn chủ sở hữu không đủ để đáp ứng. Do đó doanh nghiệp phải tài trợ một phần tài sản cố định của mình bằng các khoản nợ. Ngoài ra, tỷ trọng nợ phải trả trên tổng tài sản đều cao qua các năm, năm 1999 tỷ trọng này là 86,1%, năm 2001 công nợ phải trả còn chiếm 88,5 % tổng tài sản của đơn vị. Điều này dễ thấy vì nợ phải trả của công ty tăng nhanh hơn so với sự gia tăng của tổng tài sản. Tỷ trọng nợ phải trả cao và chủ yếu là khoản vay có tính lãi gây ảnh hưởng bất lợi đến kết quả sản xuất kinh doanh. Tỷ suất thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2000 và 2001 giảm hơn so với năm 1999 nhưng đều đạt khoảng 98%. Do đó việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tương đối thuận lợi. Đó là vì tài sản lưu động của công ty đã có tăng mạnh trong những năm này. Đồng thời khả năng thanh toán nhanh của đơn vị cũng khá cao vì các khoản tồn kho chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản của đơn vị và tồn quỹ tiền mặt được duy trì một mức thường xuyên từ 3 đến 6 tỷ đồng. Ngoài ra ta xét chỉ tiêu: Vốn lưu động thuần = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn Hoặc: Vốn lưu động thuần = Vốn dài hạn - Tài sản cố định Vốn lưu động thuần (vốn lưu động ròng) tại công ty trong ba năm qua được phản ánh qua bảng sau: Bảng 4 - Vốn lưu động ròng của công ty Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tài sản lưu động 59.610 60.812 81.722 Nợ ngắn hạn 58.515 62.119 83.054 Vốn lưu động ròng 1.095 -1.307 -1.332 Vốn lưu động thuần của doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Năm 1999, vốn lưu động thuần là 1.095 triệu đồng, hai năm 2000 và 2001 đều âm. Điều này chứng tỏ nợ ngắn hạn quá cao so với tài sản lưu động, hay vốn trung dài hạn không đủ để tài trợ cho tài sản cố định của đơn vị. Một phần nợ ngắn hạn được dùng để tài trợ cho tài sản cố định. Điều này không đảm bảo sự tương thích giữa tính chất về thời gian và lãi suất. Do đó, cần có sự điều chỉnh để duy trì mức vốn luân chuyển thuần hợp lý. Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng vốn năm 1999 cũng giảm mạnh so với các năm trước. Bảng 5- Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Stt Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1 Doanh thu Tr đ 85.519 96.774 102.879 2 Lợi nhuận trước thuế “ 1.602 1.950 1.153 3 Lợi nhuận sau thuế “ 1.210 1.492 886 4 Tổng tài sản “ 70.743 74.362 96.155 5 Vốn chủ sở hữu “ 10.510 10.719 11.103 6 Hiệu suất sử dụng TTS % 120,89 130,14 106,99 7 Doanh lợi vốn % 2,26 2,62 1,20 8 Doanh lợi vốn CSH % 11,51 13,92 7,98 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Tây Hồ-Bộ Quốc phòng Năm 2000, hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 130,14% tăng cao hơn so với mức 120,89% của năm 1999. Nhưng năm 2001 hiệu suất này lại giảm xuống còn 106,99. Nó cho biết một đồng tài sản đem lại cho doanh nghiệp 1,2 đồng doanh thu (năm 1999) và 1,3 đồng doanh thu nhưng đến năm 2001 chỉ là 1,1 đồng. Doanh lợi vốn và doanh lợi vốn chủ sở hữu đều tăng trong năm 2000 nhưng giảm hơn vào năm 2001. Một trăm đồng vốn kinh doanh thu được 2,26 (năm 1999) đồng và 2,62 (năm 2000) đồng là lợi nhuận song năm 2001 chỉ còn 1,2 đồng. Số lợi nhuận tương ứng kiếm được từ vốn chủ sở hữu là 11,51 đồng (1999); 13,92 đồng (2000) và chỉ còn 7,98 đồng vào năn 2001. Qua những chỉ tiêu phân tích sơ bộ trên đây có thể thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không phải hoàn toàn thuận lợi, một só chỉ tiêu đã phản ánh tình trạng không ổn định trong hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài những bất lợi do điều kiện khách quan mang lại thì hoạt động quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng tác động không nhỏ. Do vậy, cần đi sâu phân tích chi tiết để thấy được những mặt được và những mặt hạn chế để có giải pháp kịp thời và hiệu quả. 2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp: 2.1. Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn và tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Để hình thành hai loại tài sản này phải có các nguồn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xây dựng nhu cầu vốn đầu tư cho máy móc thiết bị là tương đối lớn vì vậy cần xem xét mức độ an toàn của nguồn vốn khi đầu tư vào tài sản này để có chính sách huy động các nguồn vốn vay trung và dài hạn một cách hợp lý vì nguồn vốn chủ sở hữu không thể đảm bảo cho toàn bộ tài sản cố định. Như phần trước ta đã phân tích, nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng chậm trong những năm qua. Điều này là do doanh nghiệp phải nộp khấu hao về Tổng cục công nghiệp quốc phòng hơn nữa hàng năm công ty nhận được rất ít nguồn vốn từ cơ quan chủ quản. Trong khi đó nhu cầu về máy móc thiết bị để thi công các công trình mà thuộc hạng mục quốc phòng và kinh tế đang tăng nhanh. Công ty đã cố gắng huy động vay nợ dài hạn song mức vốn dài hạn vẫn không đủ tài trợ cho tài sản cố định. Vì vậy công ty đã phải huy động nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ một phần cho tài sản cố định. Các năm 2000 và 2001 số tài sản cố định được tài trợ bởi nợ ngắn hạn lần lượt là 1.307 triệu đồng và 1.332 triệu đồng. Tình hình này không đảm bảo an toàn cho tài sản cố định của công ty vì vòng quay của nguồn vốn ngắn hạn nhỏ hơn rất nhiều so với thời gian thu hồi vốn cố định do vậy sẽ gây khó khăn cho khả năng thanh toán và trả nợ ngắn hạn của công ty. Bảng 6: Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh (triệu đồng) Stt Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1 Vốn dài hạn 12.228 12.243 13.101 - Vốn chủ sở hữu 10.510 10.719 11.103 - Nợ dài hạn 1.718 1.524 1.998 2 TSCĐ & đầu tư dài hạn 11.133 13.550 14.433 3 Vốn lưu động thường xuyên (1) - (2) 1.095 -1.307 -1.332 Để tiến hành thi công được các công trình xây dựng chỉ chuẩn bị các máy móc thiết bị thôi thì chưa đủ, doanh nghiệp còn cần phải đảm bảo đủ vốn lưu động đáp ứng cho nhu cầu vốn trong quá trình thi công. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là số lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động bao gồm hàng tồn kho và các khoản phải thu. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty Tây Hồ trong 3 năm qua như sau: Bảng 7: Nhu cầu vốn lưư động thường xuyên Đơn vị: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm1999 Năm 2000 Năm 2001 1 Nợ ngắn hạn 58.515 62.119 83.054 2 Các khoản phải thu 44.374 48.067 61.822 3 Hàng tồn kho 3.506 2.162 4.783 4 Nhu cầu VLĐ thường xuyên 10.635 11.890 16.449 Bảng trên cho thấy các nguồn vốn ngắn hạn đã thừa để tài trợ cho khoản phải thu và hàng tồn kho: ba năm qua nhu cầu vốn lưu động thường xuyên đều dương tức là các khoản tài sản lưu động ngoài ngân quỹ đều do nợ ngắn hạn tài trợ, công ty không phải vay nợ dài hạn để tài trợ cho các tài sản ngắn hạn. Nói chung điều này đảm bảo sự tương thích về mặt thời gian. Tuy nhiên, với mức nợ ngắn hạn cao và tỷ lệ vay ngắn hạn ngân hàng lớn như ở công ty khiến công ty phải mất thêm chi phí trả lãi ngân hàng. Năm 2000 và 2001 tỷ lệ vay ngắn hạn/ nợ ngắn hạn là 30% (năm 2000, tương ứng18.635/32.119) và 35% (năm 2001, tương ứng 29.069/83.054). Qua phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ta thấy vốn lưu động ròng thì âm và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là dương. Điều đó chứng tỏ tỷ trọng nợ ngắn hạn cao đến mức không hợp lý, tỷ trọng nợ dài hạn thấp ảnh hưởng đến sự an toàn trong thanh toán của công ty. Như vậy, công ty cần xem xét lại cơ cấu vốn phải cân đối lại nguồn vốn nâng cao tính an toàn và tiết kiệm chi phí trả lãi vay tránh tình trạng thừa vốn ngắn hạn mà lại thiếu vốn dài hạn. 2.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định: 2.2.1 Tình hình và cơ cấu tài sản cố định của công ty: Tài sản cố định là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định vì vậy để đánh giá tình hình vốn cố định của doanh nghiệp cần phân tích cơ cấu tài sản cố định. Cơ cấu tài sản cố định cho ta biết những nét sơ bộ về công tác đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, về việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất của các máy móc trang thiết bị của công ty. Tình hình nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định của công ty Tây Hồ biểu hiện trong hai bảng sau: Bảng 8- Nguyên giá và giá trị còn lại tài sản cố định Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 NG GTCL NG GTCL NG GTCL Nhà cửa, vật kiến trúc 1.743 1.610 1.810 1.685 2.842 2.608 Máy móc thiết bị 6.724 6.126 6.827 6.564 8.906 7.412 Phương tiện vận tải 3.051 2.897 3.102 2.598 2.778 2.613 Tổng cộng 11.518 10.633 11.739 10.847 14.526 12.633 Bảng 9 -Tỷ trọng nguyên giá và giá trị còn lại tài sản cố định Đơn vị :% Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 NG GTCL NG GTCL NG GTCL Nhà cửa, vật kiến trúc 15,1 15,1 15,4 15,5 19,6 20,6 Máy móc thiết bị 58,4 57,6 58,2 60,5 61,3 58,7 Phương tiện vận tải 26,5 27,3 26,4 24,0 19,1 20,7 Tổng cộng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Với hoạt động chủ yếu là xây dựng các nhà cửa, các công trình dân dụng sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng nên công ty Tây Hồ có cơ cấu tài sản cố định rất đặc trưng đó là giá trị máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn: khoảng ở mức 58- 61 % nguyên giá tức là chiếm quá nửa tài sản cố định của công ty. Giá trị còn lại của máy móc thiết bị cũng chiếm khoảng 58 % giá trị còn lại tài sản cố định của đơn vị. Kế đến là phương tiện vận tải, tỷ trọng phương tiện vận tải là khá cao, hai năm 199 và 2000 luôn chiếm khoảng một phần tư nguyên giá và giá trị còn lại, năm 2001 giảm xuống còn 20%. Các tài sản cố định là nhà cửa, vật kiến trúc bao gồm trụ sở, nhà sản xuất và các thiết bị văn phòng...nói chung giữ mức độ ổn định khoảng dưới 20%. Những tài sản cố định này không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất nên chỉ cần duy trì ở mức độ vừa đủ để duy trì hoạt động, tỷ trọng như ở công ty đã là khá cao. 2.1.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Bảng 10- Hiệu quả sử dụng tài sản cố định và vốn cố định Đơn vị : Triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm % tăng, giảm 00/99 % tăng, giảm 01/00 1999 2000 2001 1 Doanh thu thuần 85.519 96.774 102.879 13,2 6,3 2 LN trước thuế 1.602 1.950 1.153 21,7 -40,9 3 NG bình quân TSCĐ 10.961 11.629 13.133 6,1 12,9 4 VCĐ bình quân 11.133 13.550 14.433 21,7 6,5 5 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (1)/(3) đơn vị Đồng 7,80 8,32 7,83 6,67 -5,88 6 Sức sinh lợi của TSCĐ (2)/(3) đơn vị Đồng 0,146 0,167 0,088 14,38 -47,3 7 Suất hao phí TSCĐ (3)/(1) đơn vị Đồng 0,128 0,120 0,128 -6,25 6,67 8 Hiệu suất sử dụng VCĐ (1)/(4) đơn vị Đồng 7,68 7,14 7,13 -7,03 -0,14 9 Hiệu quả sử dụng VCĐ (2)/(4) đơn vị Đồng 0,144 0,144 0,080 0,00 -44,44 Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp ta không chỉ căn cứ vào tính hiệu quả trong sử dụng vốn cố định mà còn phải đánh giá năng lực hoạt động của tài sản cố định thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định như hiệu suất sử dụng tài sản cố định, sức sinh lời của tài sản cố định ... So với năm 1999, năm 2000 chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định và sức sinh lợi của tài sản cố định đều tăng và do đó suất hao phí tài sản cố định (bằng nghịch đảo của sức sinh lợi của tài sản cố định) giảm đi. Năm 1999 một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ tạo ra được 7,8 đồng doanh thu, tương ứng tạo ra được 0,146 đồng lợi nhuận. Đến năm 2000 các con số tương ứng là 8,32 đồng và 0,167 đồng. Suất hao phí TSCĐ giảm đi 6,25% trong năm 2000 (để có một đồng doanh thu thuần cần 0,12 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định). Đến năm 2001 thì có sự sụt giảm trong hiệu suất sử dụng cũng như sức sinh lợi của TSCĐ, đồng thời kéo theo sự gia tăng suất hao phí TSCĐ. Đặc biệt sức sinh lợi của TSCĐ giảm 47,3%, từ 0,167 giảm xuống còn 0,088, chứng tỏ trong năm 2001 nguyên giá bình quân tăng mạnh trong khi lợi nhuận lại giảm đi. Điều này là dễ hiểu vì trong năm 2001 doanh nghiệp đã đầu tư thêm máy móc thiết bị mới làm nguyên giá bình quân tăng lên 12,9% nên năng lực sản xuất của tài sản cố định tăng lên khiến doanh thu tăng lên 6,3% so với năm 2000 nhưng sức sinh lợi của tài sản cố định lại giảm xuống. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của đặc điểm sản xuất ngành xây dựng với cơ chế đấu thầu hiện nay, bên A sau khi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0105.doc
Tài liệu liên quan