PHẦN I
VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1 Vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1 Khái niệm về vốn .
1.2 Đặc trưng của vốn trong nền kinh tế thị trường .
1.3 Vai trò của vốn trong doanh nghiệp .
2. Cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp .
2.1 Căn cứ theo nguồn hình thành .
2.2 Căn cứ vào công dụng kinh tế .
3 Hiệu quả sử dụng vốn và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
3.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn.
3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn .
3.3.1 Nhân tố sản phẩm và khả năng cạnh tranh
3.3.2 Cơ cấu chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước
3.3.3 Nhân tố thi trường tài chính
3.3.4 Trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp
PHẦN II
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH MINH PHONG
1. Đặc điểm chung về công ty .
1.1 Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh .
1.2 Các đơn vị thành viên .
1.3 Quá trình xây dựng và trưởng thành .
2. Tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH MINH PHONG
2.1 Đặc điểm vốn kinh doanh của công ty .
2.1.1 Kết cấu vốn kinh doanh .
2.1.2 Cơ cấu nguồn vốn của công ty.
2.2 Tổ chức quản lý và sử dụng vốn tại công ty.
2.2.1 Cơ cấu và tính biến động của vốn cố định .
2.2.2 Cơ cấu và tính biến động của vốn lưu động .
2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH MINH PHONG.
PHẦN III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH MINH PHONG
1 Nhận xét chung về công tác quản lý và sử dụng vốn tại công ty .
2 Phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới.
3 một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tai Công ty TNHH MINH PHONG i
4 Một số kiến nghị
68 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Minh Phong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n viên trong toàn công ty, quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ tiền lương, tiền thưởng trên cơ sở quy chế đã ban hành.
Bộ phận bảo vệ: Thực hiện các phương án bảo vệ an ninh chính trị và trật tư an toàn của công ty.
Phòng kỹ thuật đầu tư: có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý kỹ thuật, xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật chất lượng sản phẩm. Đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng sản xuất theo yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từng thời kỳ.
Phòng kế toán tài chính: Đảm bảo phản ánh các nghiệp vụ đúng, chính xác kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty. Xây dựng kế hoạch tài chính , tham mưu cho giám đốc về kế hoạch tài chính.
Phòng kế hoạch thị trường : Tham mưu cho giám đốc xác định phương hướng mục tiêu kinh doanh sản xuất xuất nhập khẩu và dịch vụ , nghiên cứu chiến lược kinh doanh , tìm kiếm đầu vào và đầu ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Phòng KCS kiểm tra chất lượng, nghiệm thu sản phẩm , kiểm tra giám sát công nghệ sản xuất, quá trình sản xuất trên dây chuyền kiểm tra vật tư nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất, tham gia việc nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm.
Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty
Phòng TM
GIAM ĐÔC
PGĐ
PGĐ
PhòngKTTC
PhòngKTĐT
Phòng TT
Phòng HC
QĐPX
QĐPX
PhòngKCS
2. Tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH MINH PHONG
2.1. Đặc điểm vốn kinh doanh của công ty
2.1.1 Kết cấu vốn kinh doanh
Vốn gồm hai bộ phận là vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định dùng để trang trải cho tài sản cố định như mua sắm trang thiết bị đầu tư xây dựng cơ bản … Vốn lưu động chủ yếu để đảm bảo cho tài sản lưu động như nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tiền lương.
Số liệu biểu 1, cho thấy, trong 3 năm gần đây tỷ trọng vốn lưu động luôn chiếm tỷ trọng trên 60% tổng vốn kinh doanh còn vốn cố định chiếm dưới 40%. Đó là do đặc điểm của nhiều ngành công nghiệp nhẹ trong đó có ngành dệt may.
Từ năm 2000 đến nay tổng vốn của công ty tăng dần qua từng năm hoạt động. Cụ thể năm 2000 tổng vốn kinh doanh là 307.144.599.625 đồng. Năm 2001 tổng vốn kinh doanh là 355.159.306.167 đồng tăng so với năm 2000 là 48.014.706.542 đồng tăng (16%). Năm 2002 tổng vốn kinh doanh của công ty tăng so với năm 2001 là 14.961.958.992 đồng tăng (4%) .
Về vốn cố định : Năm 2000 vốn cố định là 119 857 265 241 đồng . Năm 2001 vốn cố định là 111.239.607.453 đồng giảm so với năm 2000 là 8.563.657.788 đồng giảm (7%) nguyên nhân là do khấu hao tài sản cố định tăng. Đến năm 2002 vốn cố định của công ty đạt mức 130.399.239.370 đồng tăng so với năm 2001 là 19.105.685.917 đồng tăng (17%). Do công ty đầu tư đổi tài sản cố định.
Biểu 01 Cơ cấu và tình hình biến động vốn của công ty trong 3 năm 2000 – 2001- 2002
Chỉ tiêu
Năm2000
Năm 2001
Năm 2002
So sánh 01/00
So sánh 02/01
số tiền
%
số tiền
%
số tiền
%
số tiền
%
số tiền
%
Tổng số vốn
307,144,549,625
100
355,159,306,167
100
370,121,265,159
100
48,014,706,542
16
14,961,958,992
4
Vốn cố định
119,857,265,241
39
111,293,607,453
31
130,399,293,370
35
-8,563,657,788
-7
19,105,685,917
17
Vốn lưu động
187,287,334,384
61
243,865,698,714
69
239,721,971,825
65
56,578,364,330
30
-4,143,726,889
-2
Nguồn trích bảng cân đối kế toán các năm 2000, 2001, 2002
Về vốn lưu động : Năm 2001 số vốn lưu động là 243.865.698.714 đồng tăng so với năm 2000 là 56.578.364.330 đồng tăng (30%) do các khoản nợ phải thu và hàng tồn kho tăng nhanh. Năm 2002 số vốn lưu động mà công ty.
Đạt được 239.721.971.825 đồng giảm so với năm 2001 là 4.143.726.898 đồng giảm (2%) Nguyên nhân là do trong năm 2002 số lượng hàng tồn kho giảm .
2.12 Cơ cấu nguồn vốn của công ty
Là một doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế kinh tế thị trường, ngoài nguồn vốn do ngân sách cấp, công ty có quyền chủ động trong việc huy động các nguồn vốn khác nhau cho hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn tự huy động của công ty chủ yếu là vay ngân hàng và nợ các nhà cung cấp nguyên vật liệu trong thời gian cho phép. Trong hoạt động vay ngân hàng công ty chủ yếu là vay ngắn hạn để bổ xung cho vốn lưu động của công ty.
Số liệu trên cho thấy, nguồn vốn của công ty tăng dần qua từng năm hoạt động. Cụ thể, năm 2001 tổng nguồn vốn của công ty đạt 355.159.306.167đồng tăng so với năm 2000 là 48.014.706.542 đồng tăng (16%). Năm 2002 tổng nguồn vốn của công ty đạt 370.121.265.195 đồng tăng so với năm 2001 là 14.961.959.028 tăng (4%) .
Biểu 02: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty qua các năm 2000 –2001- 2002
Chỉ tiêu
Năm2000
Năm2001
Năm2002
So sánh 01/00
So sánh 02/01
số tiền
%
số tiền
%
số tiền
%
số tiền
%
số tiền
%
tổng vốn
307,144,599,625
100
355,159,306,167
100
370,121,265,195,
100
48,014,706,542
16
14,961,959,028
4
1 vốn chủ sở hữu
159,885,766,535
52
161,373,984,070
45
161,410,454,070
44
1,488,217,535
1
36,470.000
0,02
ngân sách cấp
128,239,554,910
42
128,239,554,910
36
128,239,554,910
35
0
0
0
0
tự bổ sung
32,034233,311
25
33,064,779,791
9
33,064,779,791
9
1,030,546,480
3
0
0
2. Nợ phải trả
147,258,833,090
48
193,785,322,097
55
208,710,811,125
56
46,526,489,007
32
14,925,489,028
8
nợ ngắn hạn
140,254,222,393
46
185,459,380,131
52
167,731,772,260
45
45,205,157,738
32
-17,727,607,871
-10
nợ dài hạn
6,896,665,072
2
8,116,112,491
2
40,976,689,557
11
1,219,447,419
18
32,860,577,066
405
nợ khác
107,945,625
0
209,829,475
1
2,349,308
0
101,883,850
94
-207,480,167
-99
Nguồn vốn do ngân sách cấp không thay đổi qua các năm chứng tỏ nhà nước không cấp thêm vốn . Nguồn vốn tự bổ xung năm 2001 tăng chút ít so với năm 2000 là 1.030.546.480 đồng ứng với tỷ lệ tăng là 3% . Đến năm 2002 nguồn vốn tự bổ xung không tăng so với năm 2001.
Về nguồn vốn tín dụng nhìn vào biểu cho thấy chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng vốn lưu động và tăng dần qua từng năm hoạt động. Cụ thể năm 2000 giá trị nợ phải trả của công ty là 147.258.833.090 đồng chiếm 48% trong tổng nguồn vốn. Năm 2001 giá trị này là 193.785.322.097 đồng tăng so với năm 1999 là 46.526.489.007đồng tăng (32%). Đến năm 2002 số nợ phải trả là 208.710.811.125 đồng tăng so với năm 2001 là 14.925.489.028 đồng tăng (8%) Với tình hình chung ở nước ta thị trường chứng khoán chưa phát triển, nên việc phát hành các loại chứng khoán để thu hút đầu tư trực tiếp từ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân là khó thực hiện được. Bên cạnh đó nguồn vốn chủ sở hữu lại chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng ngày càng giảm, cụ thể năm 2000 nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chiếm 52% thì đến năm 2002 tỷ trọng này chỉ còn 44%, hơn nữa ngân sách nhà nước cấp cho công ty không tăng qua từng năm hoạt động. Công ty tăng số vốn vay để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Có điểm đáng lưu ý là trong các khoản nợ của công ty thì hầu như năm nào cũng hơn 90% là nợ ngắn hạn. Điều này có thể giải thích là công ty sử dụng vốn vay chủ yếu bổ xung cho vốn lưu động và hầu như không sử dụng vốn vay để đầu tư vào tài sản cố định nên vốn vay dài hạn chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong khoản nợ phải trả .
Như vậy lượng vốn công ty cần ngày càng tăng mà ngân sách nhà nước cấp lại ít không đủ đáp ứng, nên công ty phải dùng nợ ngắn hạn để bù đắp.Vì vậy nguồn vốn ngắn hạn do vay nợ có vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MINH PHONG
.Việc quản lý, sử dụng vốn này phải được phân bổ cho hợp lý để có thể thu hồi vốn trả nợ, thanh toán các khoản chi phí sử dụng vốn, nộp nghĩa vụ cho nhà nước đầy đủ mà vẫn thu được lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tổ chức, quản lý và sử dụng vốn tại công ty
2.2.1 Cơ cấu và tình hình biến động vốn cố định:
Vốn cố định được hình thành từ các nguồn khác nhau tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng ngành mà mức độ trang bị cho mỗi bộ phận cũng sẽ khác nhau .
Cơ cấu vốn cố định theo nguồn hình thành và sự biến động của nó
Cơ cấu vốn cố định của công ty được hình thành từ nguồn chính đó là nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp, nguôn tự bổ sung và vay tín dụng .
Số liệu biểu 03 cho thấy, vào thời điểm đầu năm vốn cố định của công ty chủ yếu là do ngân sách cấp, cụ thể đầu năm giá trị vốn cố định do ngân sách cấp là 312.793.739.355 đồng chiếm 80% tổng vốn cố định. Đến cuối năm giá trị này là 314.074.032.707đồng tăng so với đầu năm là 1.280.293.352 đồng.
Biểu 03: Cơ cấu và sự biến động của vốn cố định cảu công ty năm 2002 .
chỉ tiêu
đầu năm
cuối năm
so sánh 02/01
Số tièn
%
Số tièn
%
Số tièn
%
1Ngân sách cấp
312,793,739,355
100
314,074,032,707
100
1,280,293,352
0,4
quyền sử dụng đất
26,273,967
0
26,273,967
0
0
0
Nhà cửa vật kiến trúc
51,036,161,127
16
47,313,490,735
15
-3,722,670,392
-7
Máy móc thiết bị
253,807,506,505
81
259,004,543,47/
82
5,197,036,966
2
Phương tiện vận tải
2,715,296,920
0,9
2,675,215,059
1
-40,081,861
-1
Thiết bị quản lý
4,609,323,958
1,5
4,504,854,242
1
-104,469,716
-2
TSCĐ khác
599,176,875
0,2
549,655,233
0
-49,521,642
-8
2tự bổ sung
31,152,110,145
100
32,977,711,377
100
1,825,601,192
6
quyền sử dụng đất
0
0
0
0
0
0
Nhà cửa vật kiến trúc
5,082,933,997
16
4,987,097,673
15
-95,836,325
-2
Máy móc thiết bị
24,880,617,829
80
26,774,731,056
81
1,894,113,227
8
Phương tiện vận tải
270,429,333
0,9
281,982,128
0,9
11,552,795
4
Thiết bị quản lý
459,064,493
1,5
474,835,988
1,4
15,771,495
3
TSCĐ khác
459.064.493
1.5
459.064.493
1.4
0
0
3 Vay ngân hàng
43,806,647,087
100
75,816,032,150
100
32,009,385,063
73
Quyền sử dụng đất
0
0
0
0
0
0
Nhà cửa vật kiến trúc
7,148,195,853
16
10,485,439,681
14
3,337,243,828
47
Máy móc thiết bị
35,548,633,076
81
63,429,497,757
84
27,880,864,681
78
Phương tiện vận tải
380,308,271
0,9
657,958,598
0,9
277,650,327
73
Thiết bị quản lý
645,588,337
1,5
1,107,950,638
1,5
462,362,301
72
TSCĐ khác
83,921,548
0,2
135,185,476
0,2
51,263,928
61
Trong cơ cấu vốn ngân sách cấp thì vốn được tập trung chủ yếu vào máy móc thiết bị với giá trị là đầu năm là 253.807.506.505 đồng chiếm 81% tổng giá trị vốn ngân sách nhà nước cấp đến cuối năm giá trị này là 259.004.543.471 đồng tăng so với đầu năm là 5.197.036.966 đồng tăng là (2%). Các loại tài sản khác như nhà cửa phương tiện vận tải, thiết bị quản lý chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn do ngân sách cấp cụ thể với giá trị là 58.986.232.850 đồng chiếm 19% tổng vốn do ngân sách cấp.Trong năm 2001 việc sử dụng vốn ngân sách vào việc sửa sang nhà cửa kho tàng và mua sắm một số tài sản khác nhìn chung là giảm đi so với đầu năm.
Còn đối với vốn tự bổ xung đầu năm giá trị này là 31.152.110.145đồng đến cuối năm là 32.977.711.337 tăng so với đầu năm về số là 1.825.601.192 đồng tăng (6%). Trong đó vốn tự bổ xung tập trung đâu tư vào máy móc thiết bị với giá trị cuối năm 28.164.676.049 đồng tăng so với đầu năm là 1.894.113.227 đồng tăng là (8%). Nhìn chung vốn tự bổ xung của công ty tập trung đầu tư sửa chữa toàn bộ tài sản cố định của công ty. Cụ thể thiết bị quản lý cuối năm là 474.835.988 đồng tăng là 15.771.495 đồng (3%) so vơi đầu năm. Giá trị TSCĐ khác phương tiện vận tải cuối năm tăng 11.552.795 đồng (4%) so với đầu năm. Chỉ có duy nhất yếu tố nhà cửa là công ty không sử dụng vốn tự bổ xung để sửa chữa .
Điều đáng chú ý là trong năm 2002 công ty đã quyết định vay ngân hàng để đầu tư vào TSCĐ thể hiện ở việc giá trị tài sản cố định do vay tín dụng đầu năm là 43.806.647.087 đồng đến cuối năm giá trị này là 75.816.032.150 đồng tăng 32.009.385.063 đồng (73%) so với đầu năm. Công ty vẫn tiếp tục tập trung vốn để đâu tư vào máy móc thiết bị với giá trị là 35.548.633.076 đồng chiếm 79% tổng vốn công ty vay ngân hàng làm cho giá trị máy móc thiết bị cuối năm tăng 27.880.864.681 đồng (78%) so với đầu năm.
Trong năm 2002 công ty sử dụng vốn vay để đầu tư sửa chữa toàn bộ tài sản cố định của công ty. Thể hiện ở việc tất cả các yếu tố của tài sản cố định cuối năm đều tăng hơn so với đầu năm với tỷ lệ tăng rất cao. Cụ thể, nhà cửa tăng 47%, phương tiện vận tải tăng 73%, thiết bị quản lý tăng 72%, tài sản cố định khác tăng 61%.
Nhìn chung trong năm 2002 công ty sử dụng kết hợp nguồn vốn từ ngân sách cấp, tự bổ xung, vay tín dụng để đầu tư vào máy móc thiết bị điều này được giải thích là hợp lý bởi vì công ty hoạt động sản xuất nên để sản phẩm có thể cạnh tranh đưọc thị trường trong và ngoài nước thì đòi hỏi công ty phải luôn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị để không ngừng tăng số lượng và chất lượng sản phẩm.
Tình hình biến động về cơ cấu tài sản cố định
Tài sản cố định là bộ phận cần thiết để giảm nhẹ sức lao động và nâng cao trình độ, do đó nó có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh .Tài sản cố định của công ty bao gồm nhà cửa, máy móc thiết bị, thiết bị quản lý tài sản khác .
Tình hình biến động nguyên giá tài sản cố định
Biêu 04 cho thấy, nguyên giá tài sản cố định tăng dần qua từng năm hoạt động cụ thể ; nguyên giá tài sản cố định năm 2001 đạt 386.090.930.367đồng tăng 10.669.955.624 đồng (3%) so với năm 2000. Năm 2001 giá trị này đạt 422.867.776.194 đồng tăng 36.776.845.827 đồng (10%) so với năm 2002.
Biểu 04 Sự biến động về tài sản cố định của công ty
2000
2001
2002
2001/2000
2002/2001
NGTSCdo NS cấp
300844199289
309274655054
314074032707
1429455765
479377653
2%
NGTSCĐ tự bổ sung
26289468232
33524503110
32977711337
7245034878
28%
-546791773
2%
GTCLại
102729949665
111293607453
276242785820
8563657788
7%
21805367003
2%
Trong đó, nguyên giá tài sản cố định do ngân sách cấp năm 2001 đạt 309.274.655.054 đồng tăng 1.429.455.765 đồng so với năm 2000. Năm 2002 giá trị này đạt 314.074.032.707 đồng tăng 4.799.377.653 đồng (2%) so với năm 2001. Nguyên giá tài sản cố định từ nguồn tự bổ xung năm 2001 đạt 33.524.503.110 đồng tăng 7.245.034.878 đồng( 28%) so với năm 2000. Đến năm 2002 giá trị này chỉ còn 32.977.711.337 đồng giảm 546.791.773 đồng (2%) so với năm 2001. Nguyên nhân của việc năm 2002 nguyên giá tài sản cố định từ nguồn tự bổ xung giảm so vơí năm 2001 là do trong năm 2002 công ty thanh lý một số tài sản cố định lạc hậu . Nguyên giá tài sản cố định từ nguồn khác tăng với tỷ lệ rất cao, nếu như năm 2001 giá trị này chỉ tăng 1.995.464.981đồng so với năm 2000 thì dến năm 2002 đã tăng lên 32.524.259.947 đồng ứng với tỷ lệ tăng là 75% so với năm 2001. Điều này cho thấy trong năm 2002 công ty đã vay nhiều vốn vay dài hạn để đầu tư tài sản cố định.
Tình hình biến động giá trị còn lại của tài sản cố định.
Giá trị còn lại năm 2001 là 111.293.607.453 đồng giảm 8.563.657.788 đồng (7%) so với năm 2000. Nguyên nhân là do trong năm 2001 công ty quyết định tăng mức khấu hao so với năm 2000. Thể hiện, trong năm 2001 công ty chỉ đầu tư tài sản cố định tăng so với năm 2000 là 3% nhưng mức khấu hao tài sản cố định năm 2001 lại tăng hơn so với năm 2000 rất cao. Cụ thể giá trị khấu hao năm 2000 là 254.437.418.017 đồng năm 2001 giá trị này là 276.242.785.820 đồng tăng 21.805.367.003 đồng 9% so với năm 2000.
Số liệu biểu trên cho thấy, giá trị còn lại của tài sản có định từ nguồn ngân sách cấp năm 2001 giảm đi 7.244.951.038 đồng (8%) so với năm 2000. Giá trị còn lại của tài sản cố định từ nguồn khác giảm đi 5.932.045.442 đồng (33%) so với năm 2000. Chỉ có duy nhất giá trị còn lại của tài sản cố dịnh từ nguồn tự bổ xung là tăng 4613851706 ứng với tỷ lệ giảm là 35% so với năm 2000.
Giá trị còn lại của tài sản cố định năm 2002 đạt 123.895.333.814 đồng tăng 12.601.726.631 đồng (11%) so với năm 2001 . Nguyên nhân là do trong năm 2002 công ty đã dùng nguồn vốn vay dài hạn để đầu tư thêm tài sản cố định. Thể hiện ở việc nguyên giá tài sản cố định từ nguồn khác tăng lên so với năm 2001 là 75% và giá trị còn lại của tài sản cố định tăng lên so với năm 2000 là 20.505.139.649 đồng (167%).
2.2.2Cơ cấu và tình hình biến động vốn lưu động .
Vốn lưu động là một bộ phận cấu thành vốn sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất đòi hỏi phải tăng nhanh số vòng quay của vốn lưu động tức là giảm thiểu số ngày của một vòng luân chuyển. Nhưng trước khi xem xét hiệu quả vốn lưu động ta hãy xem xét cơ cấu vốn lưu động của cộng ty qua biểu sau.
Số liệu biểu 05 cho thấy, vốn lưu động tại công ty trong 3 năm gần đây có sự biến động theo các chiều hướng khác nhau. Nếu như năm 2001 vốn lưu động đạt 243.865.696.714 đồng tăng 56.578.362.330 đồng (30%) so với năm 2000. Thì đến năm 2002 vốn lưu động của công ty chỉ đạt 239.721.971.825 đồng giảm 4.143.724.889 đồng (2%) so với năm 2001.
Bảng 05: Cơ cấu vốn
2000
2001
2002
2001/2000
2002/2001
Tiền
14164881272
4635783645
5502630045
-9529097627
67%
866846409
19%
Các khoản phải thu
16807283963
Hàng tồn kho trong đó có NL& CCDC
1851458469
4%
Thành phẩm tồn kho
94589025784
75266451801
19322573980
Vốn bằng tiền .
Nếu xét về tỷ trọng thì lượng vốn bằng tiền tại công ty trong những năm gần đây thường chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn lưu động. Điều đó chứng tỏ công ty luôn cố gắng tối thiểu hoá lượng tiền mặt dự trữ
Nếu như năm 2000 lượng vốn bằng tiền của công ty là 14.164.881.272 đồng. Thì đến năm 2001 giá trị này chưa bằng một phần ba của năm trước tức là trong năm 2001 lượng vốn bằng tiền của công ty chỉ đạt là 4.635.783.645 đồng giảm 9.529.097.627 đồng ứng với tỷ lệ giảm là 67% so với năm 2000. Đây là một tốc độ giảm rất nhanh, với tốc độ giảm này đã làm cho tỷ trọng vốn bằng tiền trong tổng vốn lưu động giảm từ 8% của năm 2000 xuống còn 2% trong năm 2001. Việc giảm nhanh lượng vốn bằng tiền có nhiều nguyên nhân và một trong những nguyên nhân đó là trong năm 2001 công ty cho khách hàng nợ quá nhiều và nguyên vật liêu dự trữ tăng hơn so với năm 2000.
Năm 2002 lượng vốn bằng tiền của công ty đạt 5.502.630.045 đồng tăng 866.846.409 đồng (19%) so với năm 2001. Nguyên nhân là do trong năm 2002 công ty đã tiêu thụ được nhiều sản phẩm, thể hiện ở việc lượng thành phẩm tồn kho giảm từ 94.589.025.784 xuống còn 75.266.451.801 tức là giảm 19.322.573.980 đồng. Trong khi đó các khoản phải thu của khách hàng chỉ tăng nên 16.807.283.963 đồng. Hơn nữa nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ giảm đi so với năm 2001 là 1.851.458.469 đồng (4%). Vì vậy trong năm 2002 công ty đã giữ lại lượng vốn bằng tiền tăng so với năm 2001 để có thể đáp ứng nhu cầu của quá trình sản xuất. Tuy lượng vốn bằng tiền trong năm 2001 tăng hơn so với năm 2000 nhưng tỷ trọng của vốn bằng tiền trong tổng vốn lưu động cũng chỉ chiếm 2%.
Ta biết rằng vốn bằng tiền là loại tài sản có tính lưu động nhất, có thể sử dụng ngay để mua hàng hoá nguyên vật liệu thanh toán các khoản công nợ hoặc trang trải các khoản chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên công ty nên tính toán kỹ để giữ lại lượng vốn dự trữ cho phù hợp tránh tình trạng để cho đồng tiền chết không sinh lời.
Nợ phải thu trong vốn lưu động
Nợ phải thu là những khoản tiền hoặc tài sản của doanh nghiệp hiện bị các doanh nghiệp khác hoặc cá nhân chiếm dụng một cách hợp pháp. Số liệu trên biểu 05 cho thấy, công ty ngày càng bị chiếm dụng vốn nhiều, cụ thể nếu như năm 2001 các khoản phải thu của khách hàng tăng 45.070216.864 đồng (152%) so với năm 2000. Năm 2002 các khoản phải thu của công ty tăng16.807.283.963 đồng 22% so với năm 2001. Vì vậy trong thời gian tới công ty nên tìm cách để lượng vốn bị chiếm dụng hợp pháp giảm bớt đi .
Vốn lưu động trong khâu dự trữ
Là toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu thành phẩm, bán thành phẩm. Mà công ty hiện có cuối kỳ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty .
Năm 2001 lượng hàng tồn kho của công ty là 162.609.727.806 đồng tăng 23.424.546.723 đồng (17%) so với năm 2000. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hàng tồn kho tăng nhưng nhưng nguyên nhân chủ yếu là do và thành phẩm tồn kho tăng. Cụ thể, năm 2000 giá trị thành phẩm tồn kho chỉ là 64.934.498.909 đồng đến năm 2001 giá trị này là 94.589.025.780 đồng tăng 29.654.526.871đồng 46% so với năm 2000. Như vây trong năm 2001 công tác khai thác thị trường của. Công ty còn làm chưa tốt .
Năm 2002 giá trị hàng tồn kho của công ty là 139.148.531.637đồng giảm 23.461.196.169đồng (14%) so với năm 2001. Nguyên nhân là do giảm dự trữ nguyên vật liệu, đặc biệt là trong năm 2002 số lượng thành phẩm tồn kho giảm đi một lượng đáng kể, cụ thể là năm 2001 giá trị thành phẩm tồn kho là 94.589.025.784 đồng đến năm 2002 giá trị này chỉ còn 75.266.451.801 đồng giảm 19.322.573.979 đồng (20%) so với năm 2000. Đây được coi là một thành tích của công ty và cần phát huy trong thời gian tới.
Tóm lại, cơ cấu giá trị tài sản lưu động trên đây phản ánh tình hình chung của Công ty TNHH MINH PHONG đó là bộ phận khoản phải thu và khoản dự trữ thường chiếm một tỷ lệ rất cao trong tổng vốn lưu động. Đây là vấn đề mà công ty cần giải quyết trong thời gian tới .
2.3Đánh giá hịệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH MINH PHONG
Trước khi đi sâu vào phân tích một cách cụ thể về hiệu quả sử dụng của từng loại vốn ta đi phân tích hiệu quả vốn kinh doanh của công ty nói chúng.
2.3.1 Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh
Biểu 06: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
So sánh
Chênh lệch
%
1Tổng doanh thu
379.306,165.615
411.112.575.340
31.806.409.725
8
2 Dthu thuần
370.024.023.708
405.301.998.895
26.642.024.816
10
3 Lợi nhuận
1.003.597.989
1.659.841.352
650.243.363
65
4 Vốn sx BQ
332.173.838.788
362.321.233.071
30.147.394.283
9
Sức sinh lợi của
Vốn (5)=(3)/(4)
0,003
0,00458
0,0015
52
Sức sx của
Vốn (6)=(1)/(4)
1,14
1,13
-0,01
1
Vòng quay của
Vốn(7)=(2)/(4)
1,113
1,118
0,005
4
Sức sinh lợi của vốn sản xuất kinh doanh
Năm 2002 chỉ tiêu này là 0,00458, tức là cứ một đồng vốn sản xuất bỏ ra thì công ty tạo ra được 0,00458 đồng lợi nhuận, tăng hơn so với năm 2001 là 0,0015 ( lợi nhuận /1đồng vốn ) ứng với tỷ lệ tăng là 52%. Như vậy chỉ tiêu này của công ty có tốc độ tăng tương đối cao đây là dấu hiệu đáng mừng trong công tác quản lý và sử dụng vốn ở công ty .
Sức sản xuất của vốn sản xuất kinh doanh
Năm 2002 cứ một đồng vốn khi tham gia vào quá trình sản xuất thì tạo ra được 1,13 đồng doanh thu, giảm đi so với năm 2001 là 0,01 ( đồng doanh thu / 1 đồng vốn )
Vòng quay của vốn sản xuất kinh doanh
Năm 2001 vốn của công ty quay được 1,118 vòng như vậy tăng lên 0,005 vòng so với năm 2000 ứng với tỷ lệ tăng là 4%
Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn tại công ty chúng ta sẽ đánh giá về hiệu quả của từng loại vốn
2.32Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Đối với một doanh nghiệp sản xuất thì tài sản có định thường chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn kinh doanh. Tài sản cố định có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp sản xuất. Vì nó chính là máy móc thiết bị quyết định cho chất lượng và hiệu quả kinh tế của sản phẩm.
Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định một cách chính xác là một trong những việc làm quan trọng để tìm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chúng.
Biểu 07 : Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Đơn vị: đồng
So sánh
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch
%
1 Tổng doanh thu
379.306.165.6155
411.112.575.340
31.806.409.725
8
2 Lợi nhuận
103.597.989
1.659.841.352
650.243.363
65
NG TSCĐ
bình quân
378.329.281.947
402.589.340.390
24.260.058.443
6,4
Vốn CĐ bquân
111.727.847.274
120.614.676.561
8.886.829.289
8
Sức sinh lợi của
TSCĐ(5)=(2)/(3)
0,00265
0,0041
0,00145
55
Sức sản xuất
TSCĐ(6)=(1)/(3)
1,0025
1,021
0,0186
1,85
Suất hao phí
TSCĐ(7)=(3)/(1)
0,997
0,979
-0,017
-1,7
HQSD vốn CĐ
+TheoDT=(1)/(4) +Theo LN=(2)/(4)
3,39
0,0089
3,408
0,014
0,018
0,005
0,5
56
Sức sinh lợi của TSCĐ
Trong năm 2001 một đồng nguyên giá cố định đem lại 0,00245 đồng lợi nhuận. Đến năm 2002 chỉ tiêu này của công ty là 0,0041 ( đồng lợi nhuận / 1 đồng nguyên giá TSCĐ ). Như vậy tăng hơn so với năm 2001 là 0,00145 ( đồng lợi nhuận / NG TSCĐ) tỷ lệ tăng là 55 %.
Điều này cho thấy để đạt được mức lợi nhuận của năm 2002 mà mức sinh lợi không thay đổi công ty cần sử dụng .
1659841352 / 0.00245 = 262.355.227.169 đồng NG TSCĐ
Với thực tế sử dụng TSCĐ năm 2002 Công ty đã tiết kiệm được
262.355.227.169 - 402.589.340.390 = 274.896.925.732 đồng
Mặc dù chỉ tiêu này của công ty không cao nhưng tốc độ tăng thì rất lớn. Nguyên nhân là do lợi nhuận của công ty tăng nhanh .
Sức sản xuất của TSCĐ .
Năm 2002 chỉ tiêu này của công ty đạt 1,021. Nghĩa là cứ một đồng nguyên giá đem lại 1,021 đồng doanh thu. Chỉ tiêu này tăng hơn so với năm 2001 là 0,0186 (đồng doanh thu /đồng nguyên giá ) với tỷ lệ tăng là 1,85% .
Điều này cho thấy để đạt được mức doanh thu năm 2002 với mức sản xuất không đổi so với năm 2001 thì cần sử dụng
411.112.575.340 / 1,0025 = 410.087.356.997 (Nguyên giá tài sản cố định)
So với thực tế sử dụng năm 2002 công ty đã tiết kiệm được
410.087.356.947 - 402.589.340.390 = 7.498.016.557 đồng
Suất hao phí của tài sản cố định
Năm 2002 chỉ tiêu này là 0,98 giảm đi 0,017 đồng với tỷ lệ giảm là 1,7% . Điều này có nghĩa là so với năm 2001 thì mỗi đồng doanh thu năm 2002 đã tiết kiệm đượ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0080.doc