Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương Hải Dương

Lời nói đầu 1

Chương I: Tổng quan về thẩm định dự án đầu tư

tại Ngân hàng Thương mại 3

I. Ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay dự án của ngân hàng thương mại 3

1. Khái niệm, vai trò và các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại 3

1.1. Khái niệm, vai trò 3

1.2. Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM 4

2. Hoạt động tín dụng (cho vay) của NHTM 8

2.1. Khái niệm, vai trò 8

2.2. Phân loại 9

II. Dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại 10

1. Dự án đầu tư (DAĐT) 10

1.1. Khái niệm, đặc điểm 10

1.2. Chu trình của dự án đầu tư 11

2. Thẩm định dự án đầu tư 12

2.1. Khái niệm, vai trò 12

2.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư 13

2.3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư 14

3. Hiệu quả thẩm định dự án đầu tư 29

Chương II: Thực trạng hoạt động thẩm định dự án các doanh nghiệp tại ngân hàng công thương Hải Dương 31

I. Khái quát về hoạt động kinh doanh của NHCT Hải Dương 31

1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức 31

2. Khái quát tình hình hoạt động của NHCT Hải Dương 35

II. Thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại NHTC Hải Dương 44

 

doc85 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này chiếm tỷ trọng 41,4% tổng nguồn vốn huy động năm. _ Nguồn vốn huy động ngoại tệ quy ra VND đạt 521.824 triệu đồng so với năm 2000 tăng 95.627 triệu đồng tương ứng là 22,5% và nguồn này chiếm tỷ trọng 58,6% tổng nguồn vốn huy động năm. * Xét về cơ cấu nguồn huy động: _Tiền gửi các tổ chức kinh tế đạt 164.854 triệu đồng so với năm 2000 giảm 1462 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 18,5% tổng nguồn huy động. _ Tiền gửi tiết kiệm + kỳ phiếu( cả VND và ngoại tệ quy ra VND ) đạt 726.032 triệu đồng so với năm 2000 tăng 134.054 triệu đồng tương ứng 22,6% và chiếm tỷ trọng 81,5% tổng nguồn huy động. * Năm 2002: Tổng nguồn vốn huy động ( bao gồm cả VND và ngoại tệ quy ra VND) là 1.096.191 triệu đồng so với năm 2001 tăng 205.307 triệu đồng tương ứng là 23% và đạt 100% so với kế hoạch NHCT Việt Nam giao. Trong đó: _ Nguồn vốn huy động VND đạt 458.895 triệu đồng so với năm 2001 tăng 89.834 triệu đồng tương ứng là 24% và nguồn vốn này chiếm tỷ trọng 41,86% tổng vốn huy động. _ Nguồn vốn huy động ngoại tệ quy ra VND đạt 637.296 triệu đồng so với năm 2001 tăng 115.472 triệu đạt tốc độ tăng trưởng 22% và nguồn vốn này chiếm tỷ trọng 56,9% tổng nguồn vốn huy động. * Xét về cơ cấu nguồn huy động: _ Tiền gửi các tổ chức kinh tế là 203.748 triệu đồng so với năm 2001 tăng 38.894 triệu đồng và nguồn vốn này chiếm tỷ trọng 18,6% tổng nguồn vốn huy động. _ Tiền gửi tiết kiệm + kỳ phiếu( cả VND và ngoại tệ quy ra VND ) là 892.443 triệu đồng so với năm 2001 tăng 166.411 triệu đồng đạt tốc độ tăng trưởng 22,9% và nguồn vốn này chiếm tỷ trọng 81,4% tổng nguồn vốn huy động. Trong những năm qua, công tác huy động vốn có những khó khăn do việc thay đổi lãi suất và biến động thị trường bất động sản, cùng với trên cùng địa bàn trong tỉnh có nhiều tổ chức tín dụng cùng huy động vốn nhưng Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải Dương vẫn luôn coi trọng và tìm mọi biện pháp tích cực để huy động vốn được nhiều hơn như từng bước đổi mới phong cách phục vụ khách hàng gửi tiền, cải tiến lề lối làm việc phục vụ khách hàng nhanh chóng, thuận lợi, có khuyến mại khách hàng theo từng thời kỳ,có nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn như gửi tiền tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, vận động mở tài khoản tiền gửi cá nhân, bố trí mạng lưới huy động hợp lý và ở nơi tập trung dân cư, khu vực tế tập trung, thuận tiện cho giao dịch giữa khách hàng và Ngân hàng. Do vậy, qua các năm số dư nguồn vốn huy động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải dương luôn vững chắc, năm sau cao hơn năm trước tạo điều kiện cho đơn vị kinh doanh hiệu quả, góp phần điều hoà vốn trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam, cũng như điều hoà lưu thông tiền tệ trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Một điều đáng nói trong công tác huy động vốn của CNNHCT Hải Dương những năm qua là đảm bảo an toàn vốn, tài sản của khách hàng và NH, bằng cách chi nhánh luôn luôn tôn trọng và thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang bị phương tiện làm việc, đến nay ngoài việc tin học hoá công tác hạch toán kế toán, tổng hợp thống kê, các quỹ tiết kiệm điện tử thuận lợi, chính xác an toàn. Có lực lượng cán bộ sử dụng thành thạo vi tính, kinh nghiệm và có phong cách giao tiếp với khách hàng vui vẻ lịch sự, khiêm tốn và chu đáo. Đặc biệt là tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Từ đó tạo được niềm tin cho khách hàng đối với NHCT Hải Dương. Đây là thành công lớn nhất trong công tác huy động vốn, nguồn vốn liên tục tăng trưởng có ý nghĩa to lớn, khẳng định uy tín và vị thế của NHCT Hải Dương, yếu tố thuận lợi trong cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. b. Hoạt động sử dụng vốn: Quán triệt phương châm hoạt động kinh doanh của NHCT Việt Nam là “ ổn định an toàn, hiệu quả và phát triển”, thực hiện đi vay để cho vay nhằm phục vụ việc phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, thực hiện đường lối công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Dựa trên cơ sở những mục tiêu kinh doanh từng thời gian của mình, yêu cầu của sự phát triển kinh tế địa phương nói chung và nhu cầu hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân, CNNHCT Hải Dương đã chủ động đề ra những biện pháp, tổ chức thực hiện nhiệm vụ kinh doanh để nâng dần mức đầu tư tín dụng hợp lý, an toàn phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, nhu cầu của các doanh nghiệp cá nhân sản xuất kinh doanh. Cụ thể được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3: Tình hình sử dụng vốn của NHCT Hải Dương Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 I.Tổng dư nợ và đầu tư 255.123 257.284 438.602 A_Cho vay nền kinh tế 244.812 256.111 432.976 _ Cho vay ngắn hạn 191.277 161.227 252.874 _Cho vay trung và dài hạn 40.488 80.041 167.123 _Cho vay bằng vốn uỷ thác 5.792 8.762 11.350 _Nợ được khoanh 7.255 6.081 1.629 B-Đầu tư khác 10.311 1.173 5.626 _Mua trái phiếu, cổ phiếu 10.311 1.173 5.626 II.Dư nợ quá hạn 1.085 989 602 C- Chia theo thành phần kinh tế 244.812 256.111 432.976 _Quốc doanh 99.326 141.194 72.966 _Ngoài quốc doanh 145.486 114.917 360.010 Nhìn vào bảng 3 ta thấy : * Năm 2001: Tổng dư nợ và đầu tư năm 2001 tăng 2.161 triệu đồng đạt tốc độ tăng trưởng 0,85%, trong đó: Cho vay nền kinh tế đạt 256.111 triệu đồng so với năm 2000 tăng 11.299 triệu đồng đạt tốc độ tăng trưởng 4,62%. * Về cơ cấu cho vay nền kinh tế: _ Dư nợ cho vay ngắn hạn là 161.227 triệu đồng so với năm 2000 giảm 30.050 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 62,95% tổng cho vay. _ Dư nợ cho vay trung và dài hạn là 80.041 triệu đồng so với năm 2000 tăng 39.553 triệu đồng đạt tốc độ tăng trưởng 97,69% và chiếm tỷ trọng 31,25% tổng cho vay. _ Cho vay bằng tài trợ uỷ thác là 8.762 triệu đồng so với năm 2000 tăng 585 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 3,42% tổng cho vay. _ Nợ được khoanh là 6.081 triệu đồng so với năm 2000 giảm 1.174 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 2,38%. Dư nợ của chi nhánh tăng không đáng kể, song cơ cấu dư nợ thay đổi theo chiều hướng tăng dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn. Vốn tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh đã góp phần thúc đẩy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế tư nhân cá thể.... thực hiện dự án mới, nâng cấp nhà xưởng máy móc thiết bị, dây chuyền, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh..v.v, giúp cho các hộ gia đình đầu tư, mở rộng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đã hỗ trợ vốn cho một số hộ chuyển đổi dần cây trồng, vật nuôi theo mô hình trang trại, một số hộ thu mua chế biến hàng nông sản xuất khẩu. * Vốn tín dụng tập trung cho vay các doanh nghiệp lớn, đồng thời mở rộng cho vay các thành phần kinh tế, các lĩnh vực của nền kinh tế. _ Dư nợ cho vay kinh tế quốc doanh là 141.194 triệu đồng so với năm 2000 tăng 41.868 triệu đồng đạt tốc độ tăng trưởng 42,15% và chiếm tỷ trọng 55,13% tổng cho vay. _Dư nợ cho vay ngoài quốc doanh là 114.917 triệu đồng so với năm 2000 giảm 30.569 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 44,87% tổng dư nợ. * Năm 2002: Tổng đầu tư và cho vay tính đến ngày 31/12/2002 là 438.602 triệu đồng so với năm 2001 tăng 181.318 triệu đồng đạt tốc độ tăng trưởng 70,47%. Trong đó: cho vay nền kinh tế đạt 432.976 triệu đồng. * Cơ cấu cho vay nền kinh tế: _Dư nợ cho vay ngắn hạn là 252.874 triệu đồng so với năm 2001 tăng 91.647 triệu đồng đạt tốc độ tăng trưởng 56,84% và chiếm tỷ trọng 58,4% tổng dư nợ. _ Dư nợ cho vay trung và dài hạn là 167.123 triệu đồng so với năm 2001 tăng 87.082 triệu đồng đạt tốc độ tăng trưởng 108,8% và chiếm tỷ trọng 38,6% so với tổng dư nợ. _ Dư nợ cho vay tài trợ uỷ thác là 11.350 triệu đồng tăng 2.588 triệu đồng đạt tốc độ tăng trưởng 29,54% và chiếm tỷ trọng 2,62% tổng dư nợ. _ Nợ được khoanh là 1.629 triệu đồng giảm 4.452 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 0,38% tổng dư nợ. Như vậy, dư nợ của chi nhánh tăng nhanh so với năm 2001. Cơ cấu dư nợ tăng theo hướng tăng kể cả ngắn hạn, trung và dài hạn, song tỷ trọng đầu tư trung và dài tăng với tốc độ nhanh hơn, vốn tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh đã giúp các doanh nghiệp nhà nước đổi mới trang thiết bị, dây truyền công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh... như dự án của: Công ty Đá Mài, Công ty Xây dựng số 18, công ty sản xuất vật liệu XD số 11, công ty xây lắp xây dựng Hà Nội, công ty phát hành sách..v.v.; hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế tư nhân trên địa bàn, thực hiện dự án đầu tư mới nhà xưởng, máy móc thiết bị, dây truyền, công nghệ phục vụ cho sản xuât....như dự án: Nhà máy sản xuất bao bì PP Trung Kiên, công ty giầy Việt Phát, Nhà máy Cơ khí nông nghiệp Hùng Vang, công ty may Phương Anh, nhà máy Xi măng Thành Công, nhà máy xi măng Tân Phú Xuân, Nhà máy may DAESHIN Việt Nam co vốn 100% nước ngoài, công ty Cổ phần Quê Hương, Xí nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu Hùng Sơn, Công ty chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Thắng Lợi.v.v... giúp kinh tế tư nhân và kinh tế hộ gia đình đầu tư, mở rộng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo mô hình trang trại, một số hộ thu mua chế biến hàng nông sản xuất khẩu. * Vốn tín dụng đầu tư theo hướng chú trọng cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước sản xuất kinh doanh có hiệu quả, song mở rộng cho vay đối với công ty TNHH, công ty Cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, Công ty có 100% vốn nước ngoài, các HTX, tổ hợp .v.v.. các thành phần kinh tế trên mọi lĩnh vực: _Dư nợ quốc doanh là 72.966 triệu đồng so với năm 2001 giảm 68.228 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 16,86% tổng dư nợ. _Dư nợ ngoài quốc doanh là 360.010 triệu đồng so với năm 2001 tăng 254.093 triệu đồng đạt tốc độ tăng trưởng 213,28% và chiếm tỷ trọng 83,14% tổng dư nợ. Chi nhánh chú trọng đầu tư vốn cho các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả, tiếp cận hoàn thiện và giải ngân một số dự án lớn, song dư nợ cho vay vẫn giảm do giảm dư nợ vay của công ty Xi măng Hoàng Thạch có dư nợ năm 2001 là 80 tỷ đồng nhưng sang năm 2002 công ty đã trả hết nợ, mặc dù chi nhánh đã sử dụng mọi biện pháp tìm kiếm khách hàng nhằm tăng trưởng dư nợ quốc doanh, song vẫn không bù đắp được việc giảm trên. Mặt khác chi nhánh tranh thủ khai thác tìm kiếm thêm khách hàng mới là những doanh vừa và nhỏ ngoài quốc doanh để đầu tư vốn trung và dài hạn, các doanh nghiệp có vốn xây dựng cơ sở vật chất, mua máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ.v.v... nên dư nợ tăng trưởng nhanh tạo ra nhiều công việc cho người lao động. Cũng từ bảng 2 ta thấy rằng nợ quá hạn của chi nhánh cũng giảm qua các năm từ 1.085 triệu đồng năm 2000 xuống còn 989 triệu đồng năm 2001 và đến cuối năm 2002 chỉ còn 602 triệu đồng Từ đó cho thấy rằng dư nợ tín dụng và chất lượng tín dụng của chi nhánh NHCT Hải Dương trong những năm qua đã đạt kết quả tương đối tốt. Tuy nhiên, nhìn về góc độ sử dụng vốn của NH thì chưa được tốt vì chưa sử dụng hết nguồn vốn huy động để cho vay. Chi nhánh phải nộp điều hoà vốn về Ngân hàng Công thương Việt Nam. Tóm lại, đánh giá một cách tổng quát hoạt động của chi nhánh NHCT Hải Dương trong các năm qua đã đạt được những kết quả khá là khả quan. Đặc biệt là trong công tác huy động vốn và sử dụng vốn.Với tư cách là người đi vay để cho vay, ngân hàng Cong thương Hải Dương đã sử dụng nguồn vốn của mình để đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng vốn của các đơn vị, tổ chức kinh tế trên địa bàn. Khối lượng tín dụng lành mạnh được duy trì, tỷ lệ nợ quá hạn thấp.Vốn tín dụng đã góp phần thúc đẩy kinh doanh cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương, từng bước đáp ứng việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định, cũng như trong công cuộc CNH-HĐH đất nước.Những thành công đạt được trong thời gian qua là nhân tố hết sức cơ bản, tạo điêu kiện thuận lợi cho hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới. II.thực trạng về hiệu quả thẩm định dự án đầu tư tại NHCT Hải Dương. Khi doanh nghiệp đến vay NH thì cả hai bên đều đóng vai trò là người khách hàng cần thiết đối với nhau. Thực tế khi chưa vay được thì NH là người nắm đằng chuôi trong quan hệ này,vay được rồi thì ngược lại (vì xử lý tài sản thế chấp, cầm cố không phải là mong muốn của NH). Với lý do đó, NH cần phải rất thận trọng khi thẩm định DA ( khâu quan trọng nhất ) để cho vay. Vì vậy, một doanh nghiệp khi đến vay vốn cần phải: - Lập dự án ( có ý kiến xác nhận của người quản lý cao nhất doanh nghiệp )trình lên cấp chủ quản có tư cách pháp nhân xem xét, nếu đồng ý thì trình dự án đó cùng các bản Báo cáo tài chính và các giấy tờ liên quan khác lên cán bộ thẩm định DA của NH. - Các giấy tờ trên bao gồm các quyết định, hồ sơ báo cáo về: (1). Năng lực pháp lý của khách hàng: quyết định thành lập, bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng, giấy phép ĐKKD. (2). Lịch sử phát triển, khả năng tài chính, khả năng quản lý của doanh nghiệp. + Tên văn phòng đăng ký, các chi nhánh, tên doanh nghiệp, địa chỉ, tel, fax, email + Khách hàng tự giới thiệu về doanh nghiệp trong mối tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực, cùng ngành với khách hàng, nhà cung cấp của họ, đoàn thể xã hội + Giới thiệu qua về ngành nghề kinh doanh, quy mô vốn, cơ cấu tài sản, lợi nhuận + Minh chứng khả năng quản lý tốt của cán bộ doanh nghiệp, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc (3). Dự án đầu tư: - Minh chứng cơ sơ pháp lý của DA( quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền, hợp đồng mua bán, hợp đồng xây dựng, hợp đồng xuất nhập khẩu Sự cần thiết của DA, nhu cầu thị trường..) - Tổng quan về phương diện thị trường: + Tình hình cung cầu sản phẩm dịch vụ + Đối tượng và phương thức tiêu thụ sản phẩm +Tình hình cạnh tranh và các chiến lược như: chiến lược giá cả, sản phẩm, xúc tiến hỗn hợp. - Phương diện kỹ thuật: + Quy mô dự án, hình thức đầu tư + Công nghệ, trang thiết bị + Các điều kiện về nhân lực, cơ sở hạ tầng, môi trường, an toàn lao động. + Địa điểm và kế hoạch triển khai dự án. - Tổng quan về phương diện kinh tế tài chính: + Dự toán và nguồn vốn đầu tư + Bảng dự trù doanh thu- chi phí, lỗ lãi, kế hoạch lưu chuyển tiền tệ. - Phương án cho vay, trả nợ. + Phương thức và hình thức vay ( căn cứ hợp đồng tín dụng, các hợp đồng, chứng từ thanh toán, biên bản nghiệm thu..) + Phương án trả nợ: nguồn trả nợ (khấu hao, lợi nhuận, nguồn khác), thời gian vay, thời gian trả nợ. - Phương án đảm bảo tiền vay: + Biện pháp bảo đảm tiền vay + Tài sản bảo đảm + Giấy tờ pháp lý + Tình trạng tài sản + Định giá tài sản (4). Các báo cáo tài chính về 3 năm hoạt động kinh doanh gần đây nhất bao gồm: - Bảng cân đối kế toán có ý kiến của Giám đốc, Kế toán trưởng, Người lập báo cáo. - Báo cáo kết quả kinh doanh: lãi lỗ, đóng góp ngân sách Nhà Nước - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính Các tài liệu đó phục vụ chính cho hoạt động thẩm định của NH. Ta đi sâu vào nghiên cứu công tác này qua một ví dụ cụ thể dưới đây: Phần I Tờ trình thẩm định cho vay trung dài hạn theo dự án đầu tư Tên doanh nghiệp : Công ty TNHH vận tải Hưng Thịnh Địa chỉ: số 197 đường Trần Hưng Đạo, phường Ngọc Châu, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Tên dự án: Đóng mới tàu đoàn vận tải thuỷ nội địa Tổng số tiền đầu tư: 1.900.000.000 VND Vay ngân hàng: 700.000.000 VND Mục đích đầu tư: như trên A_thẩm định khách hàng vay vốn. i. năng lực pháp lý. * Tư cách pháp nhân: là công ty TNHH, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tình hình tài chính lành mạnh, có uy tín trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Quyết định thành lập: Biên bản cuộc họp về việc thành lập ngày 20/02/2002. - Quyết định bổ nhiệm Giám đốc: Biên bản cuộc họp về việc thành lập ngày 20/02/2002. - Giấy phép kinh doanh : số 0402000111 do Sở KHĐT thành phố cấp ngày 11/04/2002. ii. lịch sử phát triển,khả năng tài chính, khả năng quản lý của khách hàng vay vốn. 1. Lịch sử phát triển và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. - Công ty TNHH vận tải Hưng Thịnh thành lập ngày 20/02/2002. - Tổng vốn: 2.200.000.000 VND trong đó: + Vốn cố định: 894.345.700 VND + Vốn lưu động: 1.305.654.300 VND - Giám đốc, người quản lý công ty đều có trình độ thuyền máy trưởng tàu sông, bằng máy trưởng, và kinh nghiệm trong nghề vận tải thuỷ nội địa. - Ngành nghề kinh doanh: Vận tải và dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường thuỷ và đường bộ, đóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải thuỷ, mua bán vật liệu xây dựng, than mỏ, thiết bị phụ tùng máy thuỷ. - Uy tín của khách hàng: có uy tín trong quan hệ với khách hàng - Số lượng lao động: 18 người. Nội dung thẩm định trên tiến hành thông qua kiểm tra độ tin cậy các tài liệu như con dấu , chữ ký xác nhận của đơn vị cá nhân thành lập công ty, bổ nhiệm Giám đốc. Xem xét các quyết định đó có còn hiệu lực không? Các vị lãnh đạo công ty có còn đủ tư cách pháp lý để điều hành công ty không? Công ty có bị truy tố, tranh chấp, kiện tụng không? Phương pháp tiến hành: - Liên hệ với nơi có thẩm quyền ra quyết định xác nhận - Điều tra thực tế qua các đối tác của công ty. 2. Thẩm định về tình hình sản kinh doanh, tài chính trong 2 năm gần nhất. Bảng số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong quý I năm đầu: Đơn vị : nghìn đồng Số TT Các chỉ tiêu Tháng 05/2002 I Tình hình sản xuất kinh doanh Tổng sản lượng DT bán hàng 79.766 Lợi nhuận ròng 14.832 II Tình hình tài chính -Tổng tài sản 2.232.382 +Tài sản LĐ và đầu tư ngắn hạn 1.128.656 +Tài sản CĐ và đầu tư dài hạn 1.103.725 -Tài sản nợ và vốn chủ sở hữu 2.232.382 +Nợ ngắn hạn 0 +Nợ dài hạn 0 +Nguồn vốn chủ sở hữu 2.232.382 III Các chỉ tiêu tài chính -Tỷ suất LN/vốn đầu tư 0,051 -Tỷ suất LN/VTC 0,081 -Các hệ số thanh toán nhanh +Hệ số TT chung +Hệ số TT nhanh +Hệ số tài trợ * Trước hết cán bộ thẩm định kiểm tra độ xác thực của các thông tin BCTC bằng cách yêu cầu các minh chứng: Hoá đơn giao dịch, hợp đồng kế toán đơn vị cung ứng mua sản phẩm nếu thấy có nghi nghờ, các số liệu có hợp lý không? Có bỏ qua chi tiết nào không? Có phù hợp với quy định pháp luật không? * Các thuyết minh BCTC như: - Đặc điểm của doanh nghiệp: + Hình thức sở hữu vốn: Vốn tự có: 2.200.000.000 VND trong đó: Vốn cố định: 894.345.700 VND Vốn lưu động:1.305.654.300 VND + Hình thức hoạt động: hạch toán độc lập + Lĩnh vực kinh doanh: dịch vụ vận tải thuỷ , mua bán vật liệu xây dựng, đóng mới, sửa chữa tàu. + Số công nhân viên: 18 người trong đó: nhân viên quản lý: 03 người - Chế độ kế toán tại doanh nghiệp: + Niên độ kế toán:(từ ngày-ngày) + Đơn vị tiền tệ sử dụng: trong ghi chép kế toán đồng ngân hàng Việt Nam . + Hình thức kế toán: ghi sổ chứng từ + Phương pháp kế toán TSCĐ: phương pháp đường thẳng + Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: giá thực tế + Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: giá bình quân + Phương pháp hạch toán: kê khai thường xuyên - Chi tiết các khoản mục trong BCTC - Nghiên cứu lý giải, thuyết minh tình hình tài chính gắn với tình hình sản xuất kinh doanh, phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tợi. * Tính toán lại các chỉ tiêu cần thiết ở bảng trên cùng các chỉ tiêu kinh tế khác ở dưới bảng đó. Các chỉ tiêu đó đã được khẳng định lại về các điều kiện cho vay của NH là: - Tình hình tài chính lành mạnh, có khả năng tài chính, uy tín với các đối tác. - Tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, có thể thực hiện triển khai dự án. b_thẩm định dự án đầu tư. i. cơ sở pháp lý của dự án. - Biên bản họp hội đồng thành viên về thành lập dự án ngày 20/05/2002. - Hợp đồng kinh tế số 08/HĐ-KT ngày 20/05/2002 - Văn bản: Dự toán đóng mới 2 Sà lan Boong nổi 400 tấn của Xí nghiệp cơ khí thuỷ Hải Dương. - Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa do Sở GTVT Hải Dương cấp ngày 12/12/2002. II. sự cần thiết của dự án. Thứ nhất, theo quy luật phát triển, cạnh tranh có hiệu quả, công ty cần phải đổi mới, mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh. Thứ hai, khi dự án được thực hiện sẽ tạo ra công việc cho người lao động, đáp ứng một phần nhu cầu vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ, tạo ra thu nhập ổn định cho Công ty, người lãnh đạo, góp phần phát triển kinh tế đất nước. III. Thẩm định phương diện thị trường. 1.Quan hệ cung cầu về sản phẩm. Trước sự phát triển nhanh chóng CNH-HĐH nói riêng và cả nước nói chung cho nên thời gian gần đây, nhu cầu về vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ ngày càng tăng. Trong khi đó, số lượng phương tiện vận chuyển của Công ty chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Xuất phát từ thực tế đó, Công ty TNHH vận tải Hưng Thịnh quyết định đầu tư vốn để mở rộng lĩnh vực kinh doanh, thực hiện dự án đóng mới tàu đoàn vận tải thuỷ nội địa. 2.Đối tượng và phương thức tiêu thụ sản phẩm. - Đối tượng tiêu thụ sản phẩm: có thể là các doanh nghiệp Nhà Nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH có nhu cầu về vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ. - Phương thức tiêu thụ sản phẩm: + Sản phẩm của dự án là: giá cả thuê tầu. + Thanh toán: khách hàng trả tiển trước theo tháng, quý hoặc theo hợp đồng. Hiện nay Công ty đã ký hợp đồng với công ty than Tây Bắc- Yên Bái. 3. Tình hình cạnh tranh trên thị trường. Xu thế vận chuyển bằng đường thuỷ ngày càng gia tăng, giá cước vận chuyển bằng đường thuỷ lại tương đối rẻ nên có khả năng cạnh tranh của các công ty khác. Nội dung và phương pháp thẩm định tính chất pháp lý của dự án cũng tiến hành tương tự mục AI và AII của phần A. Sự cần thiết của dự án đầu tư, thẩm định phương diện thị trường đều được khách hàng cung cấp trong tờ trình dự án. Để kiểm nghiệm, các cán bộ NH dựa trên kinh nghiệm, hiểu biết thị trường, thông tin khác, dựa vào các câu hỏi điều tra biết được đối tượng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ phù hợp với đặc điểm loại hình kinh doanh của NH. Nhờ vào quan hệ tín dụng, dịch vụ thanh toán với khách hàngvà khách hàng của NH cùng hệ thống cũng có thể cho biết thực tế phương thức tiêu thụ, tình hình cạnh tranh, cung cấp sản phẩm, dịch vụ của khách hàng là Công ty TNHH vận tải Hưng Thịnh đang ở vị trí tốt như đã ơhân tích ở trên. IV. thẩm định phương diện kỹ thuật. 1. Quy mô dự án. - Đóng mới 2 Sà lan có trọng tải 400tấn*2= 800 tấn - 1đầu máy đẩy công suất 180CV. 2. Công nghệ và trang thiết bị. - Lắp ráp kết cấu với các kết cấu, kết cấu với vỏ tầu đảm bảo tiêu chuẩn đóng tầu Việt Nam. - Đường hàn, mối hàn phải đúng đủ, tránh ngậm xỉ, cháy mép, tôn dày 8mm trở lên, sang phanh đường hàn phía trong tàu. - Que hàn phải đúng 4mm-N46-loại 1 do nhà máy que hàn Việt Đức sản xuất. 3. Nguyên liệu, vật liệu và các yếu tố đầu vào: - Thép tấm, thép hình, sơn tôn, que hàn, ôxi, gađúng, đủ theo yêu cầu của bản thiết kế. 4. Các điều kiện về cơ sở hạ tầng, môi trường. - Cơ sở hạ tầng: Xí nghiệp cơ khí thuỷ HD có qui hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, có trạm biến thế, hệ thống giao thông nội bộ khá hoàn chỉnh, thuận tiện. - Môi trường: Xí nghiệp cơ khí thuỷ HD nằm xa khu dân cư, ít ảnh hưởng đến môi trường. 5. Địa điểm và kế hoạch triển khai dự án. - Dự án được thực hiện tại Xí nghiệp CK thuỷ HD, đây là nơi đóng tàu có uy tín lớn, đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế của khách hàng. - Thời gian thi công: sau 90 (+-5) ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực. Mục đích của thẩm định phương diện kỹ thuật của NH là để đảm bảo cho thẩm định phương diện thị trường và tính cạnh tranh để sản phẩm, dịch vụ dự tính của dự án sau này có độ chính xác cao. V. thẩm định phương diện kinh tế tài chính. Dự toán và nguồn vốn đầu tư Từ hoạt động thẩm định của phương diện kỹ thuật cũng như mặt thị trường, nhân lực cho ta một con số tổng quát về vốn đầu tư của dự án đóng mới 2 sà lan boong nổi 400 tấn/1 sà lan và 1 đầu máy đẩy công suất 180 cv như sau: - Tổng dự toán theo quyết định phê duyệt: 1.900.000.000đ - Tổng dự toán sau khi thẩm định: 1.900.000.000đ - Nguồn vốn đầu tư: + Vốn tự có: 1.200.000.000đ chiếm tỷ lệ 63,2% + Vốn huy động: 0 + Vốn vay: 700.000.000đ chiếm 36,8% Nội dung đầu tư: - 2 sà lan: 800 tấn * 2.000.000đ/tấn = 1.600.000.000đ - 1 đầu máy đẩy: 300.000.000đ 3. Danh muc đầu tư: Bảng danh mục đầu tư (tính cho 1 sà lan): Số TT Hạng mục chi phí Thành tiền I Chi phí trực tiếp 1 Vật tư thiết bị 579.955.000 2 Nhân công 63.000.000 3 Điện năng 31.600.000 II Chi phí chung 29.343.000 III Thu nhập chịu thuế tính trước 24.508.000 IV VAT (5%) 35.194.000 V Chi phí khác 36.400.000 Tổng cộng 800.000.000 Vậy tổng vốn đầu tư: 800 * 2 + 300 = 1.900 (triệu đồng) Bảng tổng hợp vật tư thiết bị sà lan boong nổi 400 tấn (trong hợp đồng kinh tế). 4. Tính toán hiệu quả kinh tế vốn đầu tư a. Tính toán doanh thu: Doanh thu của Công ty tính trên cơ sở sau: - Hợp đồng kinh tế đã ký với Công ty than Tây Bắc – Yên Bái. - Tính trên thời gian khai thác có hiệu quả các hợp đồng, trên nguyên tắc thuê theo đơn giá cố định. - Qua khảo sát thị trường: Thực tế Công ty đã ký hợp đồng vận chuyển với Công ty than Tây Bắc – Yên Bái với giá cước Tây Bắc 70.000đ/tấn. Do vậy tổng giá thành một năm cho thuê sẽ là: 800 tấn * 70.000đ/tấn * 2 chuyến/tháng * 9 tháng = 1.008.000.000đ (một năm kinh doanh 9 tháng, 3 tháng nghỉ mưa bão, bảo dưỡng tàu). Xác định chi phí hàng năm - Nhiên liệu + Lệ phí giao thông 39% doanh thu: 1.008.000.000đ * 39% = 393.120.000đ - Chi phí hao hụt hàng hoá: 1.008.000.000đ * 0,5% = 5.040.000đ - Chi phí khấu hao TSCĐ: 1.900.000.000/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH334.doc
Tài liệu liên quan