MỤC LỤC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP 3
NAM Á – CHI NHÁNH QUY NHƠN 3
1.1/ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP NAM Á : 3
1.2/ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG TMCP NAM Á – CHI NHÁNH QUY NHƠN . 4
1.3/ CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CUẢ NGÂN HÀNG TMCP NAM Á – CHI NHÁNH QUY NHƠN : 6
1.4/ BỘ MÁY TỔ CHỨC NGÂN HÀNG TMCP NAM Á – CHI NHÁNH QUY NHƠN: 8
1.5/ CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG TMCP NAM Á – CHI NHÁNH QUY NHƠN : 11
1.5.1/ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN : 11
1.5.2/ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG : 12
1.5.3/ THANH TOÁN QUỐC TẾ : 14
1.5.4/ DỊCH VỤ NGÂN QUỸ : 14
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP 16
NAM Á – CHI NHÁNH QUY NHƠN 16
2.1/ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP NAM Á – CHI NHÁNH QUY NHƠN QUA CÁC NĂM 16
2.1.1/HUY ĐỘNG VỐN: tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua các năm 16
2.1.1.1/TÌNH HÌNH TÀI KHOẢN TIỀN GỬI THEO THỜI HẠN TẠI NGÂN HÀNG QUA CÁC NĂM : 17
2.1.1.2/TÌNH HÌNH TÀI KHOẢN TIỀN GỬI THEO HÌNH THỨC HUY ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG QUA CÁC NĂM : 18
2.1.2/ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG : tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng qua các năm . 20
2.1.2.1/DOANH SỐ CẤP TÍN DỤNG GIAI ĐOẠN 2007-2009: 21
2.1.2.2/DOANH SỐ THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2007-2009: 23
2.1.2.3/TÌNH HÌNH DƯ NỢ 24
2.1.2.4/ CHẤT LƯỢNG NỢ : 27
2.1.2.5/ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU: 31
2.1.2.6/ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG: 31
2.1.2.7/ NHỮNG HOẠT ĐỘNG KHÁC : ( cho vay ủy thác ) 32
2.2/ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP NAM Á – CN QUY NHƠN: 32
2.3/KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG TMCP NAM Á – CHI NHÁNH QUY NHƠN 34
2.3.1/ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG TMCP NAM Á – CHI NHÁNH QUY NHƠN: 34
2.3.2/GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG TMCP NAM Á – CHI NHÁNH QUY NHƠN: 35
2.3.2.1/ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN: 35
2.3.2.2/ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG: 36
PHẦN KẾT LUẬN 38
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2496 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn và tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á - Chi nhánh Quy Nhơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và các tổ chức tín dụng khác dưới dạng hình thức tiền gửi không kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi , trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khi được Thống đốc NHNN chấp nhận .
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổ chức tín dụng nước ngoài.
- Vay vốn ngắn hạn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn .
- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN.
Hiện nay , chi nhánh huy động vốn chủ yếu từ tiền gửi cá nhân, và tiền gửi các tổ chức kinh tế. Huy động tiền gửi là hoạt động chiểm tỷ trọng cao trong huy động tiền gửi từ khách hàng. Bao gồm: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi ký quỹ với lãi suât hấp dẫn và nhiều tiện ích cho khách hàng đến gửi tiền tại Chi nhánh
Huy động vốn được thực hiện theo quy trình sau:
Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình huy động vốn tại Ngân hàng
(1)
(2)
(3)
Khách hàng
Nhân viên kế toán
Ngân quỹ
Kiểm soát
(4)
(5)
(1):Khách hàng có nhu cầu gửi tiền gặp nhân viên giao dịch, được nhân viên giao dịch giải thích các trường hợp và thời gian gửi tiền tiết kiệm. Khi khách hàng đồng ý một trong các trường hợp gửi tiền thì nhân viên giao dịch tiến hành lập sổ và làm thủ tục cho khách hàng nộp tiền.
(2):Nhân viên giao dịch chuyển chứng từ cho kiểm soát viên để kiểm soat .
(3):Kiểm soát viên nhập dữ liệu vào máy tính, đồng thời chuyển chứng từ cho sang bộ phận ngân quỹ thu tiền .
(4): Khách hàng nộp tiền mặt cho ngân quỹ để kiểm nhận.
(5): Sau khi ngân quỹ thu đủ tiền, nhân viên giao dịch tiến hành lập thẻ tiết kiệm để trao cho người gửi tiền.
Tùy theo phương thức trả lãi mà kế toán tiến hành tính tiền lãi cho khách hàng : trả trước , trả sau hay trả lãi định kỳ.
Để nâng cao nguồn vốn, chi nhánh một mặt vẫn tiếp tục các giải pháp đa dạng hóa hình thức huy động vốn, áp dụng chính sách lãi suất huy động linh hoạt , cạnh tranh , nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng.
1.5.2/ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG:
Tín dụng ngân hàng là hoạt động cơ bản, thường xuyên nhất của ngân hàng chiếm 60% tổng tài sản của ngân hàng, đây là hoạt động đem lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng.
Tín dụng ngân hàng thể hiện sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một số lượng tiền nhất định của ngân hàng cho bên đi vay trong một thời gian nhất định với cam kết hoàn trả gốc và lãi. Thực chất tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn có hoàn trả cả gốc và lãi – đây là quan hệ chuyển nhượng tạm thời về quyền sử dụng vốn .
Tại Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Quy Nhơn có các nghiệp vụ cho vay chủ yếu sau:
- Sản phẩm cho vay dành cho cá nhân:
+ Cho vay tiêu dùng.
+ Cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
+ Cho vay hợp tác lao động nước ngoài.
+ Cho vay trả góp mua xe.
+ Cho vay xây dựng, sữa chữa nhà, mua nhà và nền nhà.
+ Cho vay mua cổ phiếu.
+ Cho vay chiết khấu, cầm cố sổ tiết kiệm và giấy tờ có giá.
+ Cho vay trong “ Dự án tài chính Nông Thôn II “.
- Sản phẩm cho vay dành cho doanh nghiệp.
+ Cho vay bổ sung vốn lưu động.
+ Cho vay đầu tư mua sắm trang thiết bị.
Sơ đồ quy trình tín dụng .
Sơ đồ 3: Sơ đồ quy trình tín dụng tại ngân hàng .
(3)
(6)
(2)
(1)
Cán bộ
tín dụng
Giám đốc
Người đi
vay
(4)
(5)
Kế toán
(1): người đi vay nộp hồ sơ xin vay vốn. Cung cấp tài liệu và thông tin. Sau đó, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn; nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị vay vốn.
(2): cán bộ tín dụng thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, nếu hồ sơ xin vay đủ các điều kiện như qui định của Ngân hàng thì cán bộ tín dụng tiến hành lập hợp đồng, thủ tục cho vay và trình lên trưởng phòng tín dụng và giám đốc ký duyệt.
(3): Giám đốc ký duyệt và giao lại cho cán bộ tín dụng; cán bộ tín dụng nhập dữ liệu vào máy tính và theo dõi kỳ hạn để thông báo thu hồi nợ.
(4): cán bộ tín dụng giao 01 bộ hồ sơ cho kế toán kiểm soát, giải ngân .
(5):Kế toán thực hiện việc phát tiền vay cho khách hàng và thu lãi.
(6): theo dõi quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng.
1.5.3/ THANH TOÁN QUỐC TẾ :
Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Quy Nhơn có các phương thức thanh toán như sau:
- Thanh toán hàng nhập khẩu:
+ Thanh toán chuyển tiền bằng điện ( telegraphic transfer – TT )
+ Thanh toán bộ chứng từ nhờ thu trả ngay ( D/P) , trả chậm ( D/A)
+ Tín dụng thư nhập khẩu ( L/C nhập )
- Thanh toán hàng xuất khẩu.
- Thanh toán nhờ thu xuất khẩu.
- Tín dụng thư xuất khẩu (L/C xuất )
- Tài trợ xuất khẩu.
1.5.4/ DỊCH VỤ NGÂN QUỸ:
Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ: với nguồn ngoại tệ dồi dào, phong phú; hệ thống trang thiết bị hiện đại; đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm sẽ đáp ứng nhu cầu mua, bán, hoán đổi ngoại tệ theo yêu cầu của khách hàng.
Dịch vụ chi lương hộ: Chi nhánh thực hiện chi trả lương vào tài khoản cho mỗi cán bộ - công nhân viên theo danh sách được cung cấp, thông tin hoàn toàn bảo mật giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian, tiết kiệm, nhân sự, tạo điều kiện cho cán bộ - công nhân viên của doanh nghiệp làm quen với các dịch vụ tài chính Ngân hàng, tăng tính chuyên nghiệp của đơn vị …
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP
NAM Á – CHI NHÁNH QUY NHƠN
2.1/ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP NAM Á – CHI NHÁNH QUY NHƠN QUA CÁC NĂM
2.1.1/HUY ĐỘNG VỐN: tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua các năm
Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà Ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng , huy động vốn thanh toán, các nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng làm vốn để kinh doanh. Bản chất của vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau. Nguồn vốn này không thuộc sở hữu của Ngân hàng, nhưng Ngân hàng được quyền sử dụng trong thời gian huy động, có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn đối với tiền gửi có kỳ hạn hoặc khi họ có nhu cầu rút vốn tiền gửi không kỳ hạn. Vốn huy động đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, là nguốn gốc kinh doanh của Ngân hàng. Nhưng với tính chất là nguồn vốn rất dễ biến động, nên Ngân hàng không được phép sử dụng hết số vốn này vào mục đích kinh doanh mà phải tuân thủ các quy định về dự trữ bắt buộc để đảm bảo khả năng thanh toán.
Từ đó Ngân hàng TMCP Nam Á – CN Quy Nhơn luôn xác định vốn giữ vai trò quyết định. Từ đó vấn đề khách hàng được đặt lên vị trí hàng đầu của kinh doanh. Mọi hoạt động đều hướng tới khách hàng, coi trọng khách hàng và Ngân hàng là bạn hàng thực hiện đi vay để cho vay, nhằm huy động tạo lập nguồn vốn lớn. Năm 2009 Ngân hàng có nguồn vốn huy động đạt gần 300 tỷ đồng.
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay Ngân hàng đã đa dạng hóa phương thức huy động vốn, đa dạng hóa mối quan hệ, không ngừng mở rộng . Do đó khách hàng của Ngân hàng ngày một phong phú, nhu cầu đa dạng với nhiều mục đích khác biệt trong quan hệ giữa khách hàng với Ngân hàng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường biến động vô cùng phức tạp Ngân hàng muốn cạnh tranh giành giật chiếm lĩnh thị trường và thu hút khách hàng thì Ngân hàng phải đổi mới một cách toàn diện, tạo ra các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng đa dạng để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu trong kinh doanh.
2.1.1.1/TÌNH HÌNH TÀI KHOẢN TIỀN GỬI THEO THỜI HẠN TẠI NGÂN HÀNG QUA CÁC NĂM.
Bảng 1 : Bảng tình hình tài khoản tiền gửi theo thời hạn
Dvt: Triệu đồng
(Nguồn : báo cáo hoạt động tín dụng qua các năm 2007,2008,2009)
Bảng 2 : Bảng tỷ trọng các loại tài khoản tiền gửi theo thời hạn
Dvt: Triệu đồng
(Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng qua các năm 2007,2008,2009)
Qua số liệu ở bảng 1 ta thấy nguồn vốn tiền gửi tăng qua các năm với các mức tăng tương ứng năm 2008 so với năm 2007 là 19,06% và tăng mạnh vào năm 2009 với mức tăng so với năm 2008 là 54,9% với nguồn vốn huy động được vào cuối năm 2009 là hơn 300 tỷ đồng. Cụ thể ở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn đến 12 tháng thì năm 2007 chỉ huy động được 128913 triệu đồng, đến năm 2008 thì tăng lên 148777 triệu đồng với mức tăng là 15,41% và đến năm 2009 thì con số này là 289256 triệu đồng với tỷ lệ tăng so với năm trước là hơn 94%. Còn ở tài khoản tiền gửi từ 12 tháng đến 60 tháng thì ở năm 2007 là 34209 triệu đồng đến năm 2008 tăng lên 45437 triệu đồng với mức tăng là 32.82% nhưng đến năm 2009 thì tài khoản tiền gừi ở kỳ hạn này lại giảm nhanh chóng, nguồn vốn huy đồng ở tài khoản này chỉ còn là 11583 triệu đồng và với mức giảm là 74,51% .Còn ở bảng 2 là tỷ trọng các loại tài khoản tiền gửi trong tổng nguồn vốn ngân hàng huy động được, ở đây với các khoản tiền gửi ngắn hạn sẽ ít mang rủi ro hơn các khoản tiền gửi dài hạn, với tâm lý muốn thu lợi nhuận nhanh và vay vòng vốn cho nên các khoản tiền gửi ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn các khoản tiền gửi dài hạn. Nhìn vào bảng chúng ta cũng thấy được năm 2007 thì tỷ trọng của tài khoản tiền gửi ngắn hạn là 79,03% và dài hạn là 20,97% đến năm 2008 thì có thay đổi chút ít , tỷ trọng tài khoản tiền gửi ngắn hạn giảm xuống cón 76,60% và dài hạn tăng lên 23,40% . Ở năm 2009 thì tỷ trọng tài khoản tiền gửi ngắn hạn lại tăng lên 96,15% và dài hạn giảm xuống 3,85%.
2.1.1.2/TÌNH HÌNH TÀI KHOẢN TIỀN GỬI THEO HÌNH THỨC HUY ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG QUA CÁC NĂM :
Bảng 3 : Bảng tình hình tài khoản tiền gửi theo hình thức huy động
Dvt: triệu đồng
(Nguồn : báo cáo hoạt động tín dụng qua các năm 2007,2008,2009)
Bảng 4 : Bảng tỷ trọng các loại tài khoản tiền gửi theo hình thức huy động
Dvt: triệu đồng
(Nguồn : báo cáo hoạt động tín dụng qua các năm 2007,2008,2009)
Qua 2 bảng số liệu chúng ta có thấy rằng , tiền gửi tiết kiệm , tiền gửi các tổ chức kinh tế tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng cao đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm .Cụ thể như tiền gửi của các tổ chức kinh tế năm 2007 là 15.465 triệu đồng đến năm 2008 tăng lên 34.715 triệu đồng với tỷ lệ tăng rất cao 124,47% đến năm 2009 thì khoản tiền gửi này lại gây ấn tượng với mức tăng 126,25% tương ứng là tăng lên 78.542 triệu đồng. Và tỷ trọng của tiền gửi các tổ chức kinh tế cũng tăng lên tương ứng, như năm 2007 chiểm 9,48% trong tổng nguồn vốn thì đến năm 2008 tăng lên 17,87% và năm 2009 là 26,08% điều này được lý giải đó là quan hệ giữa Ngân hàng và các tổ chức kinh tế, chủ yêu là quan hệ thanh toán qua Ngân hàng và quan hệ vay vốn cho nên qua số liệu phản ảnh rằng các dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng cũng như hoạt động huy động vốn của Ngân hàng đang diễn ra rất tốt . Nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm của dân cư là nguồn vốn lớn nhất trên thị trường tiền tệ nhàn rỗi, bởi chính dân cư mới là chủ thể tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế.Trong dân cư quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ , ngoài của ăn còn tích lũy được một phần của để, trong khi đó thị trường tài chính trực tiếp như thị trường chứng khoán cổ phiếu, trái phiếu, chưa thu hút người dân thì nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư chủ yếu được gửi vào ngân hàng .Nhận thức được điều đó ngân hàng đã đưa ra nhiều biện pháp nhăm tăng các khoản tiền gửi tiết kiệm , và đã đạt được những kết quả cụ thể như sau năm 2007 tài khoản tiền gửi tiết kiệm là 145.869 triệu đồng , thì đến năm 2008 là 158.785 triệu đồng với tỉ lệ tăng tương ứng là 8,85% và đến năm 2009 mức tăng này là 39,40% đạt được 221.340 triệu đồng. Và cùng lúc này thì tài khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng tăng trưởng không ngừng cho nên tỷ trọng của tiền gửi tiết kiệm trong nguồn vốn huy động cũng giảm đi tương ứng với các mức năm 2007 là 89.42% giảm xuống còn 81.76% năm 2008, đến năm 2009 chỉ còn 73.57%.Các khoản tiền gửi khác thì năm 2007 là 1.788 triệu đồng giảm xuống còn 713 triệu đồng năm 2008 và tăng lên lại 956 triệu đồng năm 2009 , tỷ trọng của các khoản tiền gửi khác cũng giảm theo từ 1,1% năm 2007 thì đến năm 2008 là 0,37% năm 2009 là 0,32%.
Nguồn vốn huy động được của Ngân hàng TMCP Nam Á – CN Quy Nhơn tăng trưởng rất nhanh trong giai đoạn 2007-2009 .Mặc dù ở giai đoạn này nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế thế giời nói riêng đang lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng , nhưng bằng những chính sách hết sức linh hoạt và nhạy bén của ban lãnh đạo ngân hàng như nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân , phát hành chứng chỉ tiền gửi trái phiếu, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác vay vốn ngắn hạn của NHNN ….đã không những giúp cho ngân hàng đứng vững trong cuộc khủng hoảng mà còn không ngừng tăng trưởng.
2.1.2/ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG: tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng qua các năm.
Tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các Ngân hàn, các tổ chức tín dụng khác và các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân, Ngân hàng đóng vai trò là một tổ chức tài chính trung gian, vì vậy ngân hàng vừa là người đi vay vừa là người cho vay cũng đồng thời là người cho vay trong quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp cá nhân.
Với tư cách đi vay, đồng thời cũng là người cho vay, Ngân hàng đi vay dưới hình thức nhận tiền gửi của doanh nghiệp và cá nhân thông qua phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động nguồn vốn trong xã hội. Ngượi lại với tư cách là người cho vay Ngân hàng cấp vốn tín dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân trong toàn xã hội.Đó là chức năng, nhiệm vụ chính của ngân hàng, và ngân hàng dựa trên hoạt động này để tìm kiếm lợi nhuận.
Và Ngân hàng TMCP Nam Á – CN Quy Nhơn cũng vậy, với những sản phẩm , dịch vụ phong phú, Ngân hàng đã và đang đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các tổ chức cá nhân trong tỉnh Bình Định.Với những chiến lược kinh doanh hợp lý đã đưa ngân hàng ngày càng đi lên, hoạt động tín dụng ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ.
2.1.2.1/DOANH SỐ CẤP TÍN DỤNG GIAI ĐOẠN 2007-2009:
Bảng 5 : Bảng doanh số cấp tín dụng
Dvt: triệu đồng
(Nguồn : báo cáo hoạt động tín dụng qua các năm 2007,2008,2009)
Tổng doanh số cho vay của chi nhánh tăng đều trong giai đoạn 2007-2009 cụ thể như sau:
Trong các loại vay cho vay ở ngân hàng TMCP Nam Á – CN Quy Nhơn thì loại cho vay trung dài hạn có tỷ lệ giảm đi trong giai đoạn này. Năm 2007, doanh số cho vay trung, dài hạn là 22.621 triệu đồng thì sang năm 2008 chỉ giảm xuống còng 1.100 triệu đồng giảm đi rất nhiều tương ứng với tỷ lệ giảm là 95,14%.Đến năm 2009 thi doanh số cho vay loại này là 14.967 triệu đồng tăng rất mạnh so với năm 2008.
Bên cạnh đó thì cho vay ngắn hạn tăng qua các năm trong giai đoạn này. Ở năm 2007 là 133.289 triệu đồng tăng lên 140.192 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 23,84% thì đến năm 2009 thì nằm ở mức 217.141 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng 54,78%.
Điều này, đã dẫn đến thay đổi cơ cấu cho vay tại ngân hàng. Để hiểu rõ điều này, ta cần xem xét chi tiết ở bảng sau:
Bảng 6 : Bảng cơ cấu doanh số cho vay
Dvt:triệu đồng
(Nguồn : báo cáo hoạt động tín dụng qua các năm 2007,2008,2009)
Tỷ trọng vay ngắn hạn tăng ở giai đoạn 2007-2009. Năm 2007 tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn là 83.36% so với tổng doanh số cho vay cả năm thì sang năm 2008 tăng lên 99,22% và đến năm 2009 giảm xuống còn 93,55%.
Tương ứng với sự tăng lên của tỷ trọng cho vay ngắn hạn là sự giảm xuống của tỷ trọng cho vay trung, dài hạn. Tương ứng năm 2007 là 16,64% đến năm 2008 tỷ trọng này giảm xuống rất thấp đó là 0,78% đến năm 2009 tăng lên 6,45%.
Tuy nhiên, xét trên tổng thể doanh số cho vay, thì vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ rất cao trên 80% trên doanh số cho vay. Trong thời gian tới chi nhánh tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn .
Qua việc phân tích trên cho thấy cơ cấu cho vay của ngân hàng TMCP Nam Á – CN Quy Nhơn đang chiếm ưu thế cho vay ngắn hạn, chủ yếu tài trợ vốn lưu động cho các doanh nghiệp nhỏ, các hộ cá thể … Trong giai đoạn sau này, chi nhánh cần đẩy mạnh hơn nữa về việc chuyển dịch cơ cấu cho vay ngắn hạn sang tăng dần tỷ trọng cho vay dài hạn đầu tư các công trình , dự án lớn , đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài khi khu kinh tế Nhơn Hội phát triển.
2.1.2.2/DOANH SỐ THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2007-2009:
Bảng 7 : Doanh số thu nợ của ngân hàng giai đoạn năm 2007-2009
Dvt: triệu đồng
(Nguồn : báo cáo hoạt động tín dụng qua các năm 2007,2008,2009)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh số thu nợ trong giai đoạn 2007-2009 tăng trong giai đoạn này, cụ thể :
Doanh số thu nợ trong ngắn hạn tăng, năm 2007 là 58.380 triệu đồng thì đến năm 2008 tăng lên 128.199 triệu đồng với mức tăng là 119,59% đến năm 2009 thì chỉ tiêu này có giảm đi chút ít, giảm đi 3,07% ở mức 124.263 triệu đồng.
Trong chi tiêu trung, dài hạn ở năm 2007 là 4.613 triệu đồng và giảm đi 40,36% trong năm 2008 còn ở mức 2.751 triệu đồng đến năm 2009 thì chỉ tiêu này tăng lên 7.618 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 176,92%.Cùng với doanh số thì tỷ trọng cũng có thay đổi, cụ thể:
Bảng 8 : Bảng tỷ trọng doanh số thu nợ
Dvt : triệu đồng
(Nguồn : báo cáo hoạt động tín dụng qua các năm 2007,2008,2009)
Tỷ trọng của chỉ tiêu thu nợ trong cho vay ngắn hạn trong tổng thu nợ cũng tăng trong giai đoạn 2007-2009, năm 2007 chiểm 92,68%, năm 2008 chiểm 97,9%, đến năm 2009 là 94,72%. Cùng với sự tăng tỷ trọng của thu nợ cho vay ngắn hạn thì chỉ sự giảm của chỉ tiêu thu nợ trong cho vay trung và dài hạn .Tương ứng năm 2007 là 7,32%, năm 2008 là 2,1% năm 2009 là 5,28% .
2.1.2.3/TÌNH HÌNH DƯ NỢ
Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Mức dự nợ ngắn cũng như trung dài hạn đều phụ thuộc vào mức huy động vốn của ngân hàng. Nếu nguồn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Bất cứ một ngân hàng nào cũng vậy để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn nâng cao mức dư nợ
- DƯ NỢ THEO THỜI HẠN CHO VAY
Bảng 9 : Bảng dư nợ theo thời hạn cho vay giai đoạn 2007-2009
Dvt: triệu đồng
(Nguồn : báo cáo hoạt động tín dụng qua các năm 2007,2008,2009)
Tổng dư nợ của Ngân hàng đều tăng qua các năm. Tổng dư nợ của Ngân hàng năm 2007 là 110.641 triệu đồng thì sang năm 2008 là 136.609 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 23,47% đến cuối năm 2009 thì tổng dư nợ của Ngân hàng đã đạt 231.518triệu đồng với mức tăng là 69,47% so với năm 2008.
Cùng với sự gia tăng của tổng dư nợ, tỷ lệ biến động về dư nợ cho vay của từng loại cho vay cũng khác nhau. Cụ thể, năm 2007 tổng dư nợ cho vay ngắn hạn là 101.394 triệu đồng thì sang năm 2008 tăng lên 129.228 triệu đồng với tỉ lệ tăng tương ứng là 27,45% , năm 2009 là 192.820 triệu đồng với tỷ lệ tăng so với năm 2008 là 49,21% . Đến tổng dư nợ trung , dài hạn năm 2007 là 9.246 triệu đồng qua năm 2008 chỉ tiêu này giảm xuống còn 7.381 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 20,17% , nhưng đến năm 2009 chỉ tiêu này tăng đột biến tăng đến 424,69% so với năm 2008.
Bảng 10 : Bảng tỷ trọng dư nợ theo thời hạn giai đoạn 2007-2009
Dvt: triệu đồng
(Nguồn : báo cáo hoạt động tín dụng qua các năm 2007,2008,2009)
Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn năm 2007 là 91,64% sang năm 2008 là 94,6% và đến năm 2009 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn là 83,29% trong tổng dư nợ.
Bên cạnh đó, tỷ trọng dự nợ trung dài hạn năm 2007 là 8,36, năm 2008 là, 54% và đến năm 2009 là 16,71% trong tổng dư nợ
Trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng TMCP Nam Á – CH Quy Nhơn thì hoạt động tín dụng và đầu tư đem lại nguồn thu chính cho ngân hàng. Trong tổng dư nợ tín dụng thì tín dụng ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng lớn. Nhu vậy tín dụng ngắn hạn có vai trò quan trọng đối với ngân hàng. Chi nhánh nằm trong một khu vực đông dân cư, nơi tạp trung đông các doanh nghiệp sản xuất , thương mại đặc biệt các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sản xuất mang tính thời vụ. Với những đặc điểm vĩ mô và vi mô nhu vậy thì tín dụng ngắn hạn không những đem lại nguồn thu chính cho ngân hàng mà còn đảm bảo an toàn, khả năng cạnh tranh cho ngân hàng. Đó là cơ sở để tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh phát triển
- DƯ NỢ THEO LOẠI HÌNH KINH TẾ
Bảng 11 : bảng dư nợ theo loại hình kinh tế
Dvt: triệu đồng
(Nguồn : báo cáo hoạt động tín dụng qua các năm 2007,2008,2009)
Tại ngân hàng TMCP Nam Á – CN Quy Nhơn thì cho vay chủ yếu tập trung vào các công ty TNHH tư nhân, DN tư nhân, kinh tế cá thể … điều này thể hiện rõ trên bảng 11 , dư nợ ở 3 loại hình này tăng qua các năm. Đặc biệt loại hình kinh tế cá thể năm 2007 dư nợ là 61.606 triệu đồng, năm 2008 tăng lên 66.471 triệu đồng và tăng đột biến vào năm 2009 ở mức 115.596 triệu đồng với tỷ lệ tương ứng tăng là 73.9% so với năm 2008. Ở loại hình công ty TNHH tư nhân và DN tư nhân cũng vậy.Ở loại hình công ty TNHH tư nhân thì dư nợ năm 2007 là 14.226 triệu đồng thì đến năm 2008 tăng lên 39.064 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 174,60%, năm 2009 là 72.612 triệu đồng. Ở loại hình DN tư nhân thì năm 2007 là 34.805 triệu đồng , năm 2008 giảm xuống còn 31.073 triệu đồng và năm 2009 tăng lên 43.310 triệu đồng với mức tăng 39,38% so với năm 2008 .
Qua những số liệu trên ta nhận thấy rõ là tổng dư nợ của Ngân hàng ngày càng tăng. Sở dĩ có được như vậy là do Ngân hàng đã tập trung tăng khối lượng tín dụng đối với các đơn vị lớn làm ăn hiệu quả, có uy tín trong việc vay, trả. Đi đôi với việc tăng cao dư nợ là tăng chất lượng các khoản vay. Việc này đã tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng được thị phần tín dụng và bù đắp được thu nhập bị giảm do liên tục phải hạ lãi suất cho vay. Ngân hàng luôn duy trì dư nợ đối với các tổng công ty lớn, các dự án khả thi có lợi ích về kinh tế lẫn xã hội. Ngân hàng chủ động áp dụng mọi chế độ vay ưu đãi nhằm tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật tạo điều kiện giúp đỡ cho các cơ sở sản xuất kinh doanh mở rộng quy mô, hiện đại hóa dây chuyền công nghệ, tăng năng suất lao động. Đối với các đơn vị kinh tế làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ triền miên hoặc những đơn vị không tạo ra việc làm thực sự cho xã hội thì Ngân hàng cương quyết giảm cho vay tiến tới không cho vay. Chính nhờ đó mà Ngân hàng đã đạt được những kết quả như trên .
2.1.2.4/ CHẤT LƯỢNG NỢ :
-NỢ QUÁ HẠN
Đối với khoản cho vay khi đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn thì có thể chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng vì những nguyên nhân khách quan nên không trả được nợ đúng hạn thì có thể làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ, nếu được ngân hàng đồng ý thì được điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc được gia hạn nợ. Sau khi hết thời gian gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ mà khách hàng vẫn không trả được nợ cho ngân hàng thì nợ đó được chuyển sang nợ quá hạn. Còn nếu khách hàng không có đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ tất yếu ngân hàng cũng chuyển nợ đó sang nợ quá hạn ngay sau khi hết hạn
Nợ quá hạn, nợ khó đòi là những biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng . Khi phát sinh nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với khoản vay của ngân hàng bị rủi ro . Vì vậy, ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ quá hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng đồng nghĩa với nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng.
Bảng 12 : Bảng nợ quá hạn phân theo thời hạn cho vay
Dvt: triệu đồng
(Nguồn : báo cáo hoạt động tín dụng qua các năm 2007,2008,2009)
Tương ứng với sự gia tăng của doanh số cho vay và dư nợ , nợ quá hạn ở ngân hàng TMCP Nam Á – CN Quy Nhơn trong giai đoạn năm 2007-2009 cũng có những biến động lớn. Tổng dư nợ quá hạn ở năm 2007 là 293 triệu đồng, sang năm 2008 là 1454 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 396,25% .Đến năm 2009 tổng dư nợ quá hạn là 4.148 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 254,06%.
Phân tích nợ quá hạn ra từng loại cho vay cụ thể , ta có thể thấy như sau:
Nợ quá hạn ngắn hạn ở năm 2007 là 194 triệu đồng, sang năm 2008 là 500 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 157,7%, nhưng đến năm 2009 nợ quá hạn tăng quá mạnh, nhanh đến mức báo động, tương ứng tỷ lệ tăng là 813,60% so với năm 2008.
Bên cạnh đó nợ quá hạn trung, dài hạn năm 2007 là 99 triệu đồng , sang năm 2008 nợ quá hạn trung, dài hạn cũng tăng rất cao. Cụ thể tăng 855 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng rất cao là 863,34% so với năm 2007 đến năm 2009 thì nợ quá hạn trung, dài hạn giảm xuống còn là 580 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 39,20%
Bảng 13: Bảng cơ cấu tỷ trọng nợ quá hạn theo thời hạn cho vay
Dvt: triệu đồng
(Nguồn : báo cáo hoạt động tín dụng qua các năm 2007,2008,2009)
Nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng trong tổng dư nợ quá hạn luôn chiểm tỷ trọng cao. Tuy nhiên, năm 2008 nợ quá hạn trung, dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn.
Tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn trong năm 2007 là 66,21% thì sang năm 2008 giảm xuống còn 34,39% và đến năm 2009 là 88,73% trong tổng nợ quá hạn. Đây là kết quá của việc cho vay tập trung quá nhiều vào thể loại cho vay ngắn hạn.
Tương ứng với sự biến đổi của tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn thì tỷ trọng nợ quá hạn trung , dài hạn trong tổng dư nợ quá hạn cũng biến đổi theo; cụ thể tỷ trọng nợ quá hạn trung, dài hạn ở năm 2007 là 33,79% ,sang năm 2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn và tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á - Chi nhánh Quy Nhơn.doc