LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I.Lý luận chung về tín dụng xuất nhập khẩu 3
1.1. Khái quát về tín dụng xuất nhập khẩu 3
1.1.1. Sự cần thiết của hoạt động xuất nhập khẩu 3
1.1.2. Nhu cầu tài trợ xuất nhập khẩu 4
1.1.3. Khái niệm tín dụng xuất nhập khẩu 5
1.1.4. Vai trò của tín dụng xuất nhập khẩu 7
1.1.5. Rủi ro trong tín dụng xuất nhập khẩu: 10
1.2. Các hình thức tín dụng trong tín dụng xuất nhập khẩu 12
1.2.1. Tài trợ xuất khẩu 12
1.2.2. Tài trợ nhập khẩu 17
1.3. Quy trình thực hiện tài trợ xuất nhập khẩu 20
1.3.1. Thủ tục tài trợ 20
1.3.2. Cán bộ tín dụng thẩm định hồ sơ: 21
1.3.3. Cán bộ tín dụng lập tờ trình 21
1.3.4. Giải ngân 22
1.3.5. Kiểm tra và xử lý nợ vay 22
1.3.6. Tính lãi – Thu lãi – Thu nợ - Gia hạn nợ 22
1.3.7. Thanh lý hợp đồng tín dụng 23
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng xuất nhập khẩu 23
1.4.1. Chính sách của Nhà nước 23
1.4.2. Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, pháp lý 25
1.4.3. Năng lực của bản thân doanh nghiệp 26
1.4.4. Năng lực của bản thân Ngân hàng 28
Chương II.Thực trạng tín dụng xuất nhập khẩu tại NHTM cổ phần xuất nhập khẩu chi nhánh Hà Nội (EIB Hà Nội) 31
2.1. Khái quát về EIB Hà Nội 31
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển 31
2.1.2. Khái quát tình hình kinh doanh của EIB Hà Nội 34
2.2. Thực trạng nghiệp vụ tín dụng xuất nhập khẩu tại EIB Hà Nội 42
2.2.1. Quy chế hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại EIB Hà Nội 42
2.2.2. Các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu tại EIB Hà Nội 43
2.2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại EIB Hà Nội 49
2.3. Những kết quả đạt được và một số hạn chế 57
2.3.1. Những kết quả đạt được 57
2.3.2. Một số hạn chế 59
2.3.3. Nguyên nhân 60
Chương III.Một số giải pháp mở rộng nghiệp vụ tín dụng xuất nhập khẩu tại EIB Hà Nội 63
3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh XNK của Việt Nam trong thời gian tới 63
3.2. Phương hướng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của EIB Hà Nội 64
3.3. Một số giải pháp 64
3.3.1. Đa dạng hoá các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu 64
3.3.2. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn 65
3.3.3. Thực hiện chính sách Marketing hỗn hợp 67
3.3.4. Nâng cao chất lượng cán bộ và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 69
3.3.5. Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu 70
3.3.6. Nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng 71
3.4. Một số kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu 72
3.4.1. Kiến nghị đối với Hội sở Trung Ương EIB Việt Nam 72
3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước 72
3.4.3. Kiến nghị đối với Chính phủ 73
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
78 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2309 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên cho đến khi kết thúc hợp đồng tín dụng. Đặc biệt là trong hoạt động tài trợ XNK và thanh toan quốc tế đòi hỏi phải nhanh chóng, chính xác,...nên người cán bộ ngân hàng cần hiểu biết cao và rộng, không chỉ trong lĩnh vực ngân hàng mà cả trong thương mại, luật lệ quốc tế,...
Thông tin tín dụng: Việc thu thập và khai thác thông tin về khách hàng có vai trò quan trọng trong việc quản lý trong hoạt động tín dụng .Ngân hàng phải thu thập, sử dụng mọi nguồn thông tin: từ những nguồn thông tin nội bộ doanh nghiệp đến những nguồn thông tin bên ngoài doanh nghiệp, từ thông tin số lượng đến thông tin giá trị. Thông tin bên ngoài bao gồm những thông tin chung như thông tin về trạng thái kinh tế, cơ hội kinh doanh, chính sách thuế, lãi suất...; thông tin về ngành kinh doanh như vị trí của ngành trong nền kinh tế, cơ cấu ngành, tình trạng công nghệ, thị phần...; thông tin về pháp lý như: tình hình quản lý, kiểm toán, kế hoạch sử dụng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là thông tin để đánh giá một cách cơ bản về tình hình tài chính của doanh nghiệp, đó là thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp. Thông tin kế toán được phản ánh đầy đủ trong các bảng báo cáo tài chính như: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh, bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Để từ đó, NHTM biết được nhu cầu cung ứng vốn của doanh nghiệp đó là bao nhiêu, thời hạn cấp vốn như thế nào là hợp lý, phù hợp với khả năng trả nợ của doanh nghiệp, đồng thời cũng góp phần làm nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng này.
Việc tìm hiểu về nhân tố ảnh hưởng như ở trên giúp các ngân hàng có thể khai thác triệt để những tác động tích cực và hạn chế tối đa các tác động tích cực của từng nhân tố, từ đó nhằm nâng cao cả về quy mô lẫn hiệu quả của hoạt động tín dụng XNK cuả mình.
Chương II. Thực trạng tín dụng xuất nhập khẩu tại NHTM cổ phần xuất nhập khẩu chi nhánh Hà Nội (EIB Hà Nội)
2.1. Khái quát về EIB Hà Nội
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển
Lịch sử hình thành :
Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu (EXIMBANK) được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ tướng Chính Phủ với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động với số vốn điều lệ đăng ký là 50 triệu Đồng Việt Nam(VNĐ) tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu (Vietnam Export Import Commercial Joint-Stock Bank), gọi tắt là EXIMBANK(hay EIB).
Ngày 17/01/1990, ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động và đặt trụ sở tại số 07 Lê Thị Hồng Gấm, TP Hồ Chí Minh. Đến tháng 12/2005, sau 5 lần tăng vốn điều lệ, hiện nay vốn điều lệ của EIB là 700 tỷ VNĐ (lần thứ nhất tăng 75 tỷ, lần thứ 2 tăng 125 tỷ, lần thứ 3 tăng 50 tỷ, lần thứ 4 tăng 200 tỷ, lần thứ 5 tăng 200 tỷ). EIB có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với trụ sở chính đặt tại TP Hồ Chí Minh và 05 chi nhánh cấp I (Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Chợ Lớn) và 09 chi nhánh cấp II. EIB cũng thiết lập quan hệ đại lý với hơn 600 ngân hàng ở trên thế giới.
Các chi nhánh gồm :
- CN Chợ Lớn: . CN cấp II Tôn Thất Đạm
. CN cấp II Hoà Bình
. CN cấp II Quận 10
. CN cấp II Quận 11
CN Hà Nội: . CN cấp II Láng Hạ
. CN cấp II Long Biên
. CN cấp II Hai Bà Trưng
CN Cần Thơ: . CN cấp II Cái Khê
CN Đà Nẵng
CN Nha Trang
Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu chi nhánh Hà Nội (EIB Hà Nội) là chi nhánh cấp I trong hệ thống EIB, ra đời và chính thức hoạt động vào ngày 27/11/1992 tại địa chỉ tạm thời 66B Trần Hưng Đạo nay có trụ sở chính tại 19 Trần Hưng Đạo với 3 chi nhánh cấp II: Long Biên, Láng Hạ và Hai Bà Trưng.
Lĩnh vực kinh doanh:
Ngân hàng cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một ngân hàng tầm cỡ quốc tế, cụ thể như sau:
Huy động tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản.
Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi(Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option).
Thanh toán, tài trợ xuất khẩu hàng hóa , chiết khấu chứng từ hang hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT đảm bảo nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque.
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank Mastercard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa, Mastercard, JCB … thanh toán qua mạng bằng thẻ .
Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu chi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.
Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, bảo hành, ứng trước…)
Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ
Dịch vụ đa dạng về địa ốc; Home-banking; Telephone-banking.
Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợp Traveller Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùng với những dịch vụ và tiện ích ngân hàng khác.
Cơ cấu tổ chức:
Theo quyết định số 38/2002/EIB/HĐQT ban hành ngày 11/09/2002 về ban hành quy chế về tổ chức và điều hành hoạt động của Chi nhánh(CN) EIB, EIB Hà Nội với chức năng và vai trò là một CN cấp I được tổ chức theo mô hình sau:
BAN GIÁM ĐỐC
P. Kế toán
Ngân quỹ
P. Tín dụng và đầu tư
P. Kinh doanh ngoại tệ
P. Thanh toán quốc tế
P. Hành chính tổ chức
P. Kế hoạch tổng hợp
P. Kiểm tra nội bộ
Chi nhánh
CN Láng Hạ
CN Long Biên
CN Hai Bà Trưng
2.1.2. Khái quát tình hình kinh doanh của EIB Hà Nội
Tình hình kinh doanh của EIB trong những năm gần đây có nhiều tiến triển tốt đẹp, đặc biệt thời gian này là thời kỳ vừa thoát khỏi tình trạng kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng nhà nước(2000-2002). Vì vậy, đây là một tín hiệu tốt cho EIB Hà Nội nói riêng cũng như, EIB Việt Nam nói chung. Điều này thể hiện cụ thể qua hoạt động kinh doanh của EIB Hà Nội như sau:
2.1.2.1. Huy động vốn
BẢNG 1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA EIB HÀ NỘI
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Tr.đồng
%
Tr.đồng
%
Tr.đồng
%
Vốn huy động
727,160
100
839,450
100
1,177,460
100
- Tiền gửi của DN
113,647
15.6
130,640
15.6
228,456
19.4
- TG của dân cư
424,833
58.4
515,358
61.4
698,235
59.3
- TG kbạc & TCTD khác
150,160
20.7
166,414
19.8
199,722
17.0
- Nguồn khác
38,520
5.3
27,038
3.2
51,047
4.3
(Nguồn Phòng Kế toán)
Tổng nguồn vốn EIB tăng liên tục qua các năm, năm 2004 đạt 1.208,960 triệu đồng, tăng 15.5% so với năm 2003 (tương đương 161,970); đến cuối 2005 đạt 1,714,470 triệu đồng, tăng 41.8% so với năm 2004 (tương đương 505,510). Cơ cấu nguồn vốn đã được cải thiện rõ rệt, tỷ trọng các nguồn vốn chủ yếu đều tăng trưởng đúng với định hướng. Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng 69.4% năm 2004 và 68.7% năm 2005, trong đó, vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động lần lượt là 77% và 78.7% qua các năm 2004 và 2005. Cùng với sự tăng lên của nguồn vốn huy động, vốn điều lệ của Eximbank cũng tăng thêm để đáp ứng nhu cầu và xu hướng phát triển hiện tại. Cụ thể trong 2 năm 2004 và 2005, EIB Việt Nam đã 2 lần tăng vốn điều lệ (mỗi lần 200 tỷ), vốn điều lệ của EIB Việt Nam năm 2004 và 2005 lần lượt là: 500 tỷ, 700 tỷ. Điều đó có nghĩa là EIB Hà Nội cũng tăng vốn điều lệ vào hai năm này. Vốn điều lệ của EIB Hà Nội năm 2004 là 134,790 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 11.1%; và đến năm 2005 là 198,777 triệu đồng, chiếm 11.6%. Đây là một thành tích đáng kể của EIB Hà Nội trong việc cơ cấu lại nguồn vốn để tăng năng lực tài chính theo hướng tích cực, phù hợp với xu hướng phát triển, từ đó nâng cao hệ số an toàn của mình lên và đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Ngân hàng nhà nước.
2.1.2.2. Về hoạt động tín dụng
BẢNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
ĐVT: Triệu Đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2004/03
2005
2005/04
1.Doanh số cho vay
1,666,323
2,036,786
22.2%
4,252,760
108.8%
- VNĐ
467,963
716,441
53.1%
1,417,043
97.8%
- Ngoại tệ
1,198,360
1,320,345
10.2%
2,835,717
114.8%
2.Doanh số thu nợ
1,464,415
1,914,896
30.8%
4,055,187
111.8%
- VNĐ
378,437
576,703
52.4%
1,301,178
25.6%
- Ngoại tệ
1,085,978
1,338,193
23.2%
2,754,009
105.8%
3.Dư nợ
663,503
790,140
19.1%
995,851
26.0%
- VNĐ
262,077
401,815
53.3%
521,907
29.9%
- Ngoại tệ
401,426
388,325
-3.3%
473,944
22.0%
4.Nợ quá hạn
86,240
70,322
-18.5%
17,925
-74.5%
5.NQH/TDN
13.0%
8.9%
1.8%
(Nguồn phòng Tín dụng - Đầu tư)
Cả 2 năm vừa qua đều là 2 năm thành công của EIB Hà Nội trong các sản phẩm tín dụng phục vụ doanh nghiệp và dân cư. Năm 2004, doanh số cho vay tăng 22.2% và doanh số thu nợ tăng 30.8% so với năm 2003. Tổng dư nợ cho vay cuối năm 2004 tăng 19.1% so với cuối năm 2003, trong khi nợ quá hạn giảm 18.5% so với đầu năm. Đến năm 2005 hoạt động tín dụng của EIB Hà Nội khá khả quan góp phần đưa tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2005 lên 995,851 triệu đồng, tăng 26% so với đầu năm. Doanh số cho vay năm 2005 tăng 108.8% so với năm 2004, tương đương 2,215,974 triệu đồng; doanh số thu nợ trong năm 2005 tăng 111.8% so với năm 2004, đưa tỷ lệ quá hạn trên tổng dư nợ đến ngày 31/12/2005 xuống dưới 1.8% (chỉ tiêu kế hoạch là dưới 5% và năm 2004 tỷ lệ này là 8,9%). Đạt được những thành tựu như hôm nay chính là nhờ chính sách đúng đắn của các nhà quản trị EIB. Đa dạng hoá và thu hẹp quy mô khoản vay là chính sách được EIB theo đuổi trong năm 2004, 2005 và sẽ tiếp tục trong những năm tiếp theo. Thị trường bán lẻ dịch vụ ngân hàng tuy là thị trường mới nhưng đã được xác định là thị trường đầy tiềm năng và là một trong những thị trường mục tiêu của cả hệ thống EIB. Số lượng khách hàng cá nhân đã tăng gấp bội trong năm 2004 và 2005 phản ánh chính sách này của ngân hàng. Chính sách tín dụng thận trọng cũng được tuân thủ trong hoạt động cấp tín dụng chặt chẽ trong 2 năm vừa qua. Kết quả là thu nhập tín dụng đạt mức cao và không có phát sinh những khoản vay khó đòi.
Ngoài ra, EIB chủ yếu tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu, mà đặc biệt là nhập khẩu nên chủ yếu cho vay tài trợ bằng đồng ngoại tệ, còn bằng VNĐ chủ yếu là cho vay trong nước. Do đó, doanh số cho vay và doanh số thu nợ VNĐ chỉ bằng nửa doanh số cho vay và thu nợ ngoại tệ, mà chủ yếu là USD.
Về hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ
Tuy có nhiều diễn biến bất lợi do các yếu tố thị trường bên ngoài, nhưng EIB đã thực hiện các biện pháp về tỷ giá và quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh nên hoạt động kinh doanh ngoại tệ vẫn đạt được tăng trưởng đáng kể. Tổng doanh số mua bán ngoại tệ năm 2004 là 1,547 triệu USD, tăng 29.5% so với năm 2003 và năm 2005 đạt mức 1,261 triệu USD, giảm 18.5% so với năm 2004. Thu nhập từ nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ năm 2004 gấp 3.5 lần và năm 2005 gấp 2.7 lần so với năm 2003. Như vậy, chi nhánh đã luôn chủ động khai thác và tìm kiếm nguồn ngoại tệ phục vụ cho khách hàng nhập khẩu. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh vàng cũng được đẩy mạnh trong 2 năm 2004 và 2005, tổng doanh số kinh doanh vàng nguyên liệu và vàng thành phẩm đạt 60.000 lượng năm 2004 và 240.000 lượng năm 2005.
Về hoạt động thanh toán quốc tế
Năm 2005, tổng doanh số thanh toán quốc tế tăng 28.0% so với năm 2004, trong đó, xuất khẩu tăng 13.0%, nhập khẩu tăng 40.8%. Còn năm 2004, doanh số thanh toán quốc tế tăng 15.7%, trong đó, xuất khẩu tăng 19.7%, nhập khẩu 12.5%. Như vậy, một lần nữa ta thấy rằng hoạt động ở chi nhánh phần lớn là tài trợ và thanh toán cho nhập khẩu. Phương thức thanh toán là L/C, nhờ thu và chuyển tiền bằng điện, nhưng chủ yếu vẫn là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ L/C. Bởi vì, phương thức này là phương thức có nhiều ưu điểm đối với cả nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu cũng như ngân hàng.
BẢNG 3: DOANH SỐ THỰC HIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ
CHỈ TIÊU
2003
2004
%
2005
%
TỔNG
111,645.51
129,192.91
15.7
165,374.93
28.0
I. Thanh toán xuất khẩu
49,651.73
59,453.28
19.7
67,192.48
13.0
1. LC
- Số món
286
342
263
- Giá trị(ngàn USD)
49,132.02
58,752.28
19.6
66,344.28
12.9
2. Nhờ thu
- Số món
43
58
52
- Giá trị(ngàn USD)
519.71
701.00
34.9
848.20
21.0
3. TTR
- Số món
- Giá trị(ngàn USD)
II. Thanh toán nhập khẩu
61,993.78
69,739.63
12.5
98,182.45
40.8
1. LC
- Số món
646
721
925
- Giá trị(ngàn USD)
50,263.66
56,099.22
11.6
76,824.48
36.9
2. Nhờ thu
- Số món
143
152
152
- Giá trị(ngàn USD)
3,222.35
3,425.15
6.3
1,887.30
-44.9
3. TTR
- Số món
573
688
791
- Giá trị(ngàn USD)
8,507.77
10,215.26
20.1
19,470.67
90.6
(Nguồn Phòng Thanh toán quốc tế)
Về hoạt động thẻ
Doanh số thanh toán thẻ tại EIB, trong năm 2004 đã đạt được 9 triệu USD, với số lượng thẻ tín dụng thanh toán quốc tế Visa, Mastercard và thẻ Eximbankcard đã phát hành được gần 8.000 thẻ. Đến năm 2005, doanh số thanh toán và phát hành thẻ quốc tế tăng 28%, số lượng thẻ quốc tế mới tăng 96% đạt hơn 8.500 thẻ; thẻ ATM phát hành mới cũng tăng 92% đạt mức 23.000 thẻ. Nguyên nhân của tốc độ tăng nhanh chóng này là: thứ nhất, xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư tăng cao; thứ hai, hệ thống ATM của EIB đã kết nối thành công với hệ thống ATM của Ngân hàng ngoại thương.
Hoạt động kiều hối
Bên cạnh nguồn thu hút xuất khẩu, kiều hối cũng trở thành nguồn thu quan trọng trong cán cân vãng lai. Doanh số kiều hối EIB 2004 đạt 128 triệu USD, tăng 28 triệu USD so với năm 2003. Năm 2005, doanh số kiều hối tăng 21% so với năm 2004. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do EIB áp dụng mức phí cạnh tranh, ngoài ra, EIB còn có thuận lợi là có mạng lưới các ngân hàng đại lý ở tất cả các quốc gia có người Việt đang sinh sống và làm việc.
Về hoạt động ngân quỹ
Tổng số khách hàng mở tài khoản tại EIB Hà Nội trong những năm gần đây tăng lên rất nhiều. Nhờ áp dụng công nghệ tin học hiện đại và tham gia hệ thống thanh toán điện tử nên lệnh thanh toán EIB được thực hiện nhanh chóng, chính xác. Việc thanh toán trong toàn hệ thống EIB được thực hiện trực tuyến nên khách hàng mở tài khoản ở một chi nhánh có thể rút ra ở các chi nhánh khác. Vì vậy, tổng phương tiện thanh toán đi trong nước năm 2005 cũng tăng lên rất nhiều.
Về hoạt động quan hệ đối ngoại
Quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài thường xuyên được củng cố và phát triển về mặt số lượng và chất lượng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các mảng dịch vụ khác của chi nhánh. Trong năm 2005, chi nhánh đã thiết lập thêm quan hệ đại lý với 21 ngân hàng nước ngoài. Tính đến 31/12/2005 chi nhánh đã quan hệ với đại lý với 623 ngân hàng tại 61 quốc gia. Bên cạnh đó, chi nhánh còn duy trì một mạng lưới tài khoản nostro tại các NHĐL có tầm vóc lớn, dịch vụ thanh toán hàng đầu trên thế giới để thực hiện tốt nhất, hiệu quả nhất công tác thanh toán quốc tế phục vụ khách hàng của chi nhánh.
Quan hệ khách hàng
Trong vài năm gần đây, hoạt động ngân hàng đã có nhiều chuyển biến tích cực, Bên cạnh những yếu tố tích cực khách quan, các ngân hàng đều chủ động hơn trong công tác chăm sóc khách hàng và quảng bá thương hiệu. Các ngân hàng đã chú trọng đầu tư khá nhiều vào công tác này nhằm nâng cao thị phần hoạt động. Hoà nhập xu thế chung EIB cũng có bộ phận chuyên trách thực hiện công tác này.
Công tác khách hàng đã được chi nhánh chú trọng hơn rất nhiều. Bên cạnh việc thực hiện những chính sách linh động về lãi suất, phí..., chi nhánh cũng rất chú trọng đên những dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động của khách hàng: cung cấp bản tin dự đoán tỳ giá ngoại tệ, vàng, theo dõi giá bán ngoại tệ trên thị trường quốc tế để đặt mua trực tiếp cho khách hàng có nhu cầu, dịch vụ home-banking, phone-banking, giao nhận chứng từ tại công ty,...tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch. Tăng cường tiếp xúc để lắng nghe ý kiến của khách hàng nhằm hoàn thiện các sản phẩm của mình cũng như định hướng để đưa ra các sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng. Tích cực giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đến các khách hàng theo nhiều cách khác nhau, như báo, đài, internet... làm thương hiệu của EIB đã trở nên quên thuộc hơn đối với doanh nghiệp và người dân.
Bên cạnh các hoạt động đã kể trên, chi nhánh còn chú trọng đến các hoạt động khác như: tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, công tác kiểm tra nội bộ, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của EIB.
Kết quả kinh doanh:
BẢNG 4: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
ĐVT: Triệu Đồng
CHỈ TIÊU
2003
2004
%
2005
%
I. Tổng thu:
56,802
115,458
103.3
164,877
42.8
1. Thu từ hoạt động tín dụng
39,734
51,532
29.7
108,824
111.2
2.Thu từ lãi tiền gửi
6,254
13,052
108.7
24,238
85.7
3.Thu từ các loại phí dịch vụ
6,098
7,406
21.4
9,075
22.5
4.Thu khác
4,716
43,468
821.7
22,740
-47.7
II. Tổng chi
48,526
97,919
101.8
135,140
38.0
1. Chi về huy động vốn
36,251
44,158
21.8
92,826
110.2
2. Chi về hoạt động thanh toán và ngân quỹ
721
1,356
88.1
1,717
26.6
3.Chi về các hoạt động khác
2,944
41,499
1309.6
26,947
-35.1
4.Chi phí quản lý
8,258
10,638
28.8
13,397
25.9
5.Chi nộp thuế,phí,lệ phí khác
352
268
-23.9
253
-5.6
III. Lãi(Lỗ)
8,276
17,539
111.9
29,737
69.5
(Nguồn Phòng Kế toán)
Từ việc phân tích các hoạt động kinh doanh của EIB Hà Nội như trên cho ta thấy rằng 2 năm vừa qua là 2 năm hoạt động tương đối thành công. Năm 2004, thu nhập ròng trước khi trích lập quỹ dự phòng rủi ro đạt 17,539 triệu đồng, tăng 111.9% so với năm 2003. Và đến năm 2005, kết quả kinh doanh của EIB tiếp tục đạt được thành tựu đáng kể và đã vượt mức kế hoạch đề ra. Thu nhập trước thuế và trích lập dự phòng của EIB Hà Nội đạt 29,737 triệu đồng, tăng 69.5% so với năm 2004. Bởi vì, năm 2005, tổng thu nhập tăng nhiều hơn tổng chi phí so với năm 2004.
Ngoài ra, ta còn thấy rằng, cũng như các NHTM khác, thu nhập chủ yếu của EIB Hà Nội là thu từ hoạt động tín dụng (mà trong đó chủ yếu là thu lãi cho vay). Còn thu nhập do thu phí dịch vụ, kinh doanh ngoại tệ và giấy tờ có giá chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Điều này chứng tỏ là EIB Hà Nội không chú trọng vào việc phát triển các dịch vụ ngân hàng, mà chỉ tập trung phát triển hoạt động tín dụng. Cũng theo xu hướng đó, chi phí lớn nhất là khoản chi cho hoạt động huy động vốn, còn chi phí cho các hoạt động khác đều không đáng kể. Duy chỉ có năm 2004, EIB Hà Nội đã thu được một khoản lớn từ kinh doanh ngoại tệ là 43,468 triệu đồng sau khi đã chi tới 41,499 triệu đồng cho hoạt động này.
2.2. Thực trạng nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại EIB Hà Nội
2.2.1. Quy chế hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại EIB Hà Nội
Một số văn bản luật chung do Chính phủ, Bộ tài chính và Ngân hàng nhà nước ban hành:
- QĐ số 1627/2001/NHNN việc ban hành quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng
- QĐ số 127/2005/NHNN về việc sử đổi, bổ sung một số điều của QĐ 1627/2001/NHNN
- QĐ số 185/2005/QĐ-NHNN về việc sữa đổi QĐ số 127
- QĐ số 178/1999/NHNN về bảo đảm tiền vay
- QĐ số 85/2002/NHNN về việc sữa đổi QĐ số 178
- QĐ số 996/NHNN về cho vay ngoại tệ
- QĐ 1247/2005/QĐ-NHNN về việc điều chỉnh lãi suất tiền gửi tối đa bằng ngoại tệ
- QĐ số 283/2000/NHNN về ban hành quy chế bão lãnh ngân hàng
Và một số văn bản liên quan khác
Một số văn bản luật của riêng hệ thống EIB Việt Nam:
- QĐ số 39/EIB/HĐQT ngày 26/05/05 về việc điểu chỉnh QĐ số 19/EIB/HĐQT ngày 29/03/202 về ban hành bản hướng dẫn quy chế cho vay
- QĐ số 19/2002/EIB/HĐQT về quy chế thực hiện cho vay
- QĐ số 124/05/EIB/HĐQT về hướng dẫn thực hiện quyết định về bảo đảm tiền vay
- QĐ số 964/EIB-TGĐ/05 ngày 07/11/05 về ban hành quy trình tiếp nhận, lưu trữ, hoàn trả hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố là bất động sản, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải trong EIB
- QĐ số 29/EIB/QĐ-HĐQT ngày 16/09/03 về việc ban hành quy chế thẩm định giá bất động sản và bảo đảm tiền vay
2.2.2. Các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu tại EIB Hà Nội
2.2.2.1. Tài trợ xuất khẩu
Tài trợ xuất khẩu là một hình thức mà EIB cung ứng vốn đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho các doanh nghiệp, giúp cho họ có thể chủ động thu gom, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu. Ở EIB Hà Nội hiện đang áp dụng các hình thức tài trợ sau:
- Cho vay trên cơ sở hợp đồng xuất khẩu nhưng chưa có L/C:
Sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương với nhà nhập khẩu nước ngoài và thoả thuận thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ, nhà xuất khẩu phải chờ nhà nhập khẩu nước ngoài mở thư tín dụng và gửi về ngân hàng thông báo L/C. Trong khi đó, doanh nghiệp xuất khẩu có thể chủ động vay vốn ngân hàng để sản xuất, thu gom theo hợp đồng đã ký. EIB Hà Nội sẽ căn cứ vào hợp đồng ngoại thương, chu kỳ quay vòng vốn cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp để quyết định mức và thời hạn cho vay.
Loại hình này tập trung chủ yếu vào các đơn vị thu mua các mặt hàng xuất khẩu theo thời vụ. Theo hình thức này, chỉ căn cứ vào hợp đồng ngoại thương, khi chưa có L/C, có nghĩa là chưa được bảo đảm thanh toán từ phía nhà nhập khẩu nước ngoài nên rủi ro đối với ngân hàng cao. Vì vậy, khi cho vay theo hình thức này ngân hàng thường rất thận trọng, do vậy, chỉ áp dụng đối với các khách hàng có sự tín nhiệm cao, có độ bảo đảm an toàn lớn trong trường hợp có rủi ro xảy ra (thường là các doanh nghiệp nhà nước) với mức lãi suất cao. Mức lãi suất hiện nay áp dụng cho hình thức này là 0.88%/tháng, hay 10.56%/năm.
- Cho vay khi doanh nghiệp đã có L/C thông báo và thanh toán qua EIB Hà Nội:
Hình thức tài trợ này được ngân hàng áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu có thông báo L/C và thanh toán qua EIB Hà Nội. Sau khi nhận được thông báo của EIB Hà Nội về việc Ngân hàng đã nhận được L/C do ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu mở, nếu doanh nghiệp có nhu cầu vây vốn để xuất hàng theo L/C và theo hợp đồng ngoại thương thì có thể làm đơn xin vay vốn.
Ở hình thức này, EIB Hà Nội thường cho khách hàng vay theo từng đợt, hàng hoá sản xuất ra sẽ được dùng làm tài sản thế chấp cho các đơi vay tiếp theo. Để quản lý tốt các món vay này, EIB Hà Nội yêu cầu doanh nghiệp nhập hàng sản xuất ra vào kho của một bên thứ ba do hai bên thoả thuận bằng hợp đồng thuê kho, chi phí thuê kho do khách hàng chịu, việc xuất hàng ra khỏi kho phải có sự chấp thuận của EIB Hà Nội, lệnh xuất kho phải do EIB Hà Nội ký.
Với mỗi khách hàng, mỗi loại hàng hoá khác nhau, NH sẽ áp dụng mức cho vay cũng như những điều kiện ưu đãi cũng khác nhau. Đối với các doanh nghiệp có uy tín, quan hệ lâu năm với NH, NH có thể cho vay tối đa tới 90% giá trị hợp đồng thậm chí có trường hợp còn cao hơn, ngoài ra, còn có những ưu đãi nhất định về lãi suất hoặc cho phép khách hàng chuyển thẳng vào kho của đơn vị mà không cần qua kho thứ ba.
Vì trong hình thức cho vay này, EIB Hà Nội vừa là NH thông báo vừa là người cho vay nên dễ dàng thu hồi món nợ do đó, rủi ro là không cao. Vì vậy, lãi suất áp dụng cho hình thức này thường thấp. Hiện nay, tại EIB Hà Nội, mức lãi suất cho hình thức này là 0.84%/tháng, hay 10.08%/năm.
- Cho vay L/C do ngân hàng khác thông báo nhưng cam kết xuất trình chứng từ cho EIB thanh toán:
EIB Hà Nội đóng vai trò là ngân hàng thanh toán L/C nhưng không là ngân hàng thông báo trong hình thức này. Khi NH nhận được L/C từ phía NH phục vụ nhà nhập khẩu thông qua NH thông báo L/C, thì NH thông báo cho khách hàng là đã nhận được thông báo thanh toán. Lúc này, khách hàng có nhu cầu có thể đến xin vay vốn. Các thủ tục cũng tương tự như hình thức trên, nhưng với mức độ rủi ro cũng cao hơn. Hiện nay, EIB Hà Nội áp dụng mức lãi suất cho hình thức này là 0.84%/tháng, hay 10.08%/năm.
- Chiết khấu bộ chứng từ thanh toán hàng xuất:
Hình thức tài trợ này được tiến hành sau khi giao hàng và nhà xuất khẩu phải có một bộ chứng từ hoàn hảo, nghĩa là có đầy đủ bộ chứng từ hàng xuất cùng L/C và hối phiếu nhận nợ của nhà nhâp khẩu. Khi nhà xuất khẩu có nhu cầu vốn để tiếp tục sản xuất kinh doanh cho những hợp đồng mới có thể đến ngân hàng vay vốn cùng với bộ chứng từ đó xin chiết khấu.
Để đảm bảo cho khoản tín dụng thu hồi nợ dễ dàng nhanh chóng, NHTM thường yêu cầu các L/C xuất của khách hàng phải được thông báo qua ngân hàng, ngân hàng tài trợ vừa là ngân hàng thông báo hoặc vừa là ngân hàng thanh toán L/C. Cũng vì lý do để đảm bảo thu hồi nợ dễ dàng, EIB Hà Nội thường áp dụng hình thức “chiết khấu tuy đòi”.
Căn cứ vào bộ chứng từ hàg xuất, NH sẽ ứng trước cho khách hàng một số tiền nào đó trong tổng giá trị của L/C. Tuỳ vào từng đối tượng khách hàng, từng loại hàng hoá cụ thể và độ tin cậy của ngân hàng mở L/C mà mức ứng trước có thể dao động từ 70%-98% tổng giá trị.
Cụ thể:
+ Đối với bộ chứng từ hoàn hảo thuộc L/C trả ngay:
▪ Tối đa 98% tổng giá trị đối với L/C xuất khẩu do NH đại lý của EIB mở và đượ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36521.doc