MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CẠNH TRANH VÀ CẠNH TRANH SẢN PHẨM 2
1.1. Khái quát về cạnh tranh 2
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh 2
1.1.2. Những tích cực do cạnh tranh tạo ra 3
1.1.3. Những hạn chế do cạnh tranh gây ra 5
1.1.4. Cạnh tranh – Tất yếu trong cơ chế thị trường 7
1.2. Khả năng canh tranh của sản phẩm 9
1.2.1. Khái niệm về cạnh tranh của sản phẩm 9
1.2.2. Tiêu thức đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm 10
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm 12
CHƯƠNG 2. KHẢ NĂNG CẠNH TRANH HIỆN TẠI CỦA SẢN PHẨM THÉP VIỆT NAM 14
2.1. Khả năng cạnh tranh hiện tại của sản phẩm Thép Việt Nam 14
2.1.1. Điểm mạnh 16
2.1.2. Điểm yếu 17
2.2.Nguyên nhân 19
CHƯƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM THÉP VIỆT NAM 22
3.1. Bài học kinh nghiệm về cạnh tranh từ một số nước ASEAN 22
3.2. Những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm thép Việt Nam 23
KẾT LUẬN 26
MỤC LỤC 27
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1936 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm thép Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thác sử dụng tài nguyên với một khối lượng lớn hơn trứơc đó rất nhiều lần, làm cho nguồn tài nguyên trở nên cạn kiệt. Cùng với đó là lượng chất thải từ sản xuất và tiêu dùng ngày càng tăng lên, mứ độ ô nhiễm môi trường càng trở nên trầm trọng. Trong khi cạnh tranh, các chủ thể kinh tế thường vì lợi ích trước mắt mà khai thác sử dụng tài nguyên không hợp lý, thậm chí khai thác bừa bãi. Bên cạnh đó, do chỉ tập trung vào những lợi ích phát triển kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình trên thị trường, các chủ thể kinh tế tìm mọi cách giảm chi phí, tăng lợi ích cho mình nên họ ít quan tâm đến việc tăng cường xử lý chất thẩi để bảo vệ môi trường.
Mặc dù những hạn chế trên, nhữn những lợi ích to lớn mà nó mang lại, cùng với những lý do khác, cạnh tranh trở thành tất yếu trong cơ chế thị trường không những đối với từng doanh nghiệp, mà còn đối với từng ngành, từng quốc gia, khu vực. Do đó vấn đề đặt ra đối với mỗi quốc gia là làm sao vừa duy trì cơ chế cạnh tranh trong nền kinh tế, vừa nâng cao vị thế của mình trên thị trường quốc tế trong thời đại kinh tế hội nhập hiện nay. Đồng thời có biện pháp khắc phục được những tiêu cực của cạnh tranh.
1.1.4. Cạnh tranh – Tất yếu trong cơ chế thị trường
Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường, là năng lực phát triển của kinh tế thị trường. Trên góc độ doanh nghiệp, trong kinh tế thị trường, cạnh tranh là sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Điều kiện duy nhất duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường là doanh nghiệp đó phải có những vị thế nhất định, chiếm lính những phần thị trường nhất định. Sự tồn tại của doanh nghiệp luôn bị các đối thủ khác bao vây. Vì vậy, để tồn tại trong thị trường doanh nghiệp luôn phải vận động biến đổi với tốc độ ít nhất là ngang bằng với đối thủ của mình. Trên thực tế ta thấy rõ những thập kỷ vừa qua, thế giới kinh doanh sống trong môi trường biến động không ngừng, mà mà những giao động của nó làm cho các nhà kinh tế phải ngạc nhiên, mọi dự đoán đều không vượt quá năm năm. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, các quốc gia tăng nhanh. Hầu hết các thị trường đều được quốc tế hoá. Chỉ có những doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh mới có thể tồn tại trong thị trường này. Vì vây, cạnh tranh là vấn đề tất yếu đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Nếu không có khả năng cạnh tranh thì sớm muộn sẽ bị đối thủ tiêu diệt.
Trên góc độ quốc gia, việc duy trì cơ chế cạnh tranh sẽ là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đầu tư vốn cho sản xuất kinh doanh, cải tiến đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản lý. Từ đó nâng cao năng lực sản xuất trong toàn xã hội. Đồng thời, nó hướng việc sử dụng các nhân tố sản xuất vào những nơi có hiệu quả nhất, tạo ra hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực xã hội. Cạnh tranh cũng tác động tích cực tới phân phối thu nhập. Do đó, cạnh tranh là điều kiện để nâng cao hiệu quả của họat động kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.
Trong thời đại thị trường được quốc tế hoá hiện nay, và cạnh tranh là điều kiện để thị trường trong nước ngày càng phát triển. Tạo ra sự thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào kinh doanh. Đây là điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia. Đồng thời, việc các nhà đầu tư nước ngoài vào kinh doanh sẽ gây ra ấp lực lớn đối với các doanh nghiệp trong nước. Mục đích của các nhà đầu tư nước ngoài là lợi nhuận. Do vậy họ sẽ tìm mọi cách để loại bỏ đối thủ của mình để thu được nhiều lợi nhuận nhất, các doanh nghiệp trong nước muốn tồn tại và phát triểnbuộc phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Đó cũng là hy vọng của quốc gia, bởi khi các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài thì sẽ đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia. Đồng thời cũng tránh được nguy cơ các nhà đàu tư nước ngoài chi phối thị trường và do đó có thể chi phối các quyết định chính sách của Chính phủ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước cần vươn ra thị trường quốc tế, làm cho sản phẩm của mình cạnh tranh đựơc trên thị trường này, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu tăng lợi ích cho quốc gia.
Sau đây chúng ta sẽ xem xét cạnh tranh trên góc độ cụ thể hơn. Đó là cạnh tranh sản phẩm.
1.2. Khả năng canh tranh của sản phẩm
1.2.1. Khái niệm về cạnh tranh của sản phẩm
Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất, là nỗ lực sản xuất của doanh nghiệp, và nó là cái mà doanh nghiệp hy vọng sẽ đem lại lợi ích cho mình. Các doanh nghiệp luôn mong muốn sản phẩm của mình tìm được chỗ đứng trên thị trường, được khách hàng chấp nhận.
Chữ tín của sản phẩm quyết định chữ tín của doanh nghiệp và tạo lợi thế có tính quyết định trong cạnh tranh. Như vậy, muốn sản phẩm của mình có khả năng cạnh tranh thì doanh nghiệp cần xây dựng chữ tín cho bsản phẩm đó.
Có thể hiểu khái quát khả năng cạnh tranh của sản phẩm là khả năng giành dật được lợi thế về thị phần so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Cụ thể hơn, khả năng cạnh tranh của sản phẩm là khả năng tạo ra những lợi thế so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trong việc đáp ứng các đòi hỏi của thị trường, và được thị trường chấp nhận.
Do tính chất quyết định của sản phẩm đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Không còn cách nào khác đối với doanh nghiệp là phải tìm mọi biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm mình. Chúng ta sẽ xem xét một số mặt chủ yếu đánh giá nỗ lực của doanh nghiệp trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh cuả sản phẩm.
1.2.2. Tiêu thức đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm
Khả năng cạnh tranh của sản phẩm thường được đánh giá thông qua các tiêu thức chủ yếu sau:
Chất lượng sản phẩm: Là một trong những nhân tố quan trong nhất quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Tuỳ theo từng sản phẩm khác nhau với các đặc điểm khác nhau mà chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm khác nhau. Nếu tạo ra nhiều lợi thế cho chỉ tiêu này thì sản phẩm càng có nhiều cơ hội giành thắng lợi trong cạnh tranh trên thị trường. Nếu sự chênh lệch về chất lượng sản phẩm giữa doanh nghiệp và đối thủ cạnh trạnh lớn hơn chênh lệch về các yếu tố khác thì khách hàng sẽ đến với sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn so vơi đối thủ cạnh tranh. Vì sản phẩm của doanh nghiệp đem lại niều lợi ích hơn cho người tiêu dùng. Khi đó, việc chiếm được một phần thị trường lớn nằm trong khả năng của doanh nghiệp.
Bao bì của sản phẩm cũng là một trong những công cụ cạnh tranh trong kinh doanh. Đặc biệt là đối với những sản phẩm có giá trị sử dụng cao hoặc lương thực thực phẩm. Cùng với việc thiết kế bao bì cho phù hợp, doanh nghiệp còn phải lựa chọn cơ cấu sản phẩm cho phù hợp. Cơ cấu thường thay đổi theo sự thay đổi cảu thị trường. Đặc biệt là những cơ cấu có xu hướng phù hợp với ngươì tiêu dùng. Bao bì hiện nay khồn chỉ có chức năng bảo vệ sản phẩm, tạo ra sự thuận tiện trong việc bảo quản sử dụng mà còn có chức năng marketing. Nó giúp cung cấp thông tin về sản phẩm, về doanh nghiệp, là công cụ để gây sự chú ý của khách hàng, kích thích tiêu thụ, tạo uy tín và ấn tượng cho sản phẩm của doanh nghiệp. Khi sản phẩm của doanh nghiệp tạo ra được những lợi thế trên so với đối thủ cạnh tranh thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ có ưu thế trong cạnh tranh.
Nhãn mác, uyb tín cảu sản phẩm là một công cụ dùng để đánh trực tiếp vào trực giác của người tiêu dùng. Doanh nghiệp xây dựng được uy tín về hình ảnh, nhãn mác của mình trên thị trường thì doanh ngiệp sẽ thu hút được người tiêu dùng về phía mình và họ sẽ tìm mua những sản phẩn của doanh nghiệp. Do vậy, sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao.
Giá là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nếu như chênh lệch về giá giữa doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh lớn hơn chênh lệch về giá trị sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp đã đem lại lợi ích cho người tiêu dùng lớn hơn đối thủ cạnh tranh . Vì lẽ đó, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng và cũng có nghĩa là sản phâmr của doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh ngày càng cao. Tuy nhiên, để đạt được mức giá thấp doanh nghiệp cần phải xem xét khả năng hạ giá sản phẩm của đơn vị mình. Có càng hiều khả năng hạ giá sẽ có nhiều lợi thế so với đối thủ cạnh tranh. Khả năng hạ giá phụ thuộc vào các yếu tố: Chi phí về kinh tế thấp, khả năng bán hàng tốt, do đó khối lượng hàng bán lớn, khả năng về tài chính.
Hệ thống kênh phân phối và bán hàng cũng có vai trò quan trọng trong cạnh tranh. Khả năng đa dạng hoá các kênh phân phối phù hợp với sự đa dạng của cơ cấu sản phẩm tạo ra hiệu quả cao trong tiêu thụh sản phẩm. Việc phân định đâu là kênh phân phối chủ lực có ý nghĩa trong việc quyết định trong việc tối thiểu hoá chi phí giành cho tiêu thụ sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp sử dụng các đại lý độc quyền thì việc tìm được các doanh nghiệp thương mại làm đại lý cho doanh nghiệp có đủ sức chi phối được lượng bán hàng trong kênh trên thị trường có ý nghĩa rất quan trọng, cũng như việc có được kênh phân phối chủ đạo, chiếm tỷ lệ chính trong tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm của mình đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều kênh phân phối và trực tiếp quản lý các kênh phân phối. Doanh nghiệp cũng có thể nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình nếu thành lập được hệ thống bán hàng phong phú, hiện đại, có khả năng kết dính các kênh phân phối với nhau, có khả năng hợp tác giữa những người bán hàng trên thị trường, có các dịch vụ trước và sau bán hàng hơp lý, kết hợp hợp lý giữa phương thức bán và phương thức thanh toán sao cho đảm bảo lợi ích của người bán và người mua, người tiêu dùng tốt nhất và công bằng nhất.
Tính độc đáo của sản phẩm. Mọi sản phẩm khi xuất hiện trên thị trường đều mang một chu kỳ sống nhất định, đặc biệt “ vòng đời” của nó sẽ rut ngắn khi xuất hiện cạnh tranh. Để kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, các doanh nghiệp dùng nhiều biện pháp trong đó có biện pháp thường xuyên cải tiến mọi mặt cảu sản phẩm, tạo ra nét độc đáo riêng, liên tiếp tuung ra thị trường những sản phẩm mới thay thế sản phẩm cũ. Sự thay đổi thường xuyên mẫu mã, nhãn hiệu hàng hoá cũng như việc không ngừng nâng cao chất lượng, tính năng sản phẩm sẽ tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh.
Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm mà doanh nghiệp cần phải chú ý để có biện pháp hữu hiệu nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm
Không thiếu những lý giải về khả năng cạnh tranh cũng như những yếu tố quyết định của cạnh tranh dẫn đến thành công hay thất bại ở một số doanh nghiệp, một số ngành, một số các quốc gia. Các yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm có phạm vi rất rộng. Tuy nhiên, thông thường có các nhân tố chủ yếu sau:
Năng suất lao động. Đây là yếu tố phản ánh trình độ trang bị kỹ thuật công nghệ cho sản xuất. Nếu máy móc thiết bị được trang bị hiện đại, trình độ tay nghề của công nhân cao phù hợp với trình độ máy móc thiết bị và có trình độ tổ chức quản lý tốt thì công việc quản lý kinh doanh sẽ suôn sẻ, năng suất lao động sẽ cao, tạo ta được nhiều lợi thế so với đối thủ, khẳng định khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Để đạt được điều đó cần phải kết hợp nhuần nhuyễn cả ban yếu tố trên. Thiếu một trong ba yếu tố đó ( máy móc thiết bị, lao động và tổ chứ quản lý ) thì khó đạt được một sức cạnh tranh có thể chiến thắng trên thị trường.
Bối cảnh kinh tế vĩ mô ( khi chúng ta xem xét cạnh tranh quốc tế ). Các thiết chế chính trị và luật pháp xác lập bôi cảnh tỏng thể. Môi trường chính tị ổn định và thiết chế chính rị vưng chắc là những điều kiện tiên quyết đối với cạnh tranh. Các chính sách kinh tế vĩ mô như vai trò hạn chế của Chính phủ trong nền kinh tế, sự mở cửa các thị trường quốc tế thúc đẩy thị trường trong nước phát triển. Tuy nhiên, sự vững chắc của các yếu tố trên vẫn chưa đủ để đảm bảo cho sự cạnh tranh. Vì vậy, muốn có sự gia tăng bền vững trong năng suất và cạnh tranh chúng ta phải xem xét cách thức mà năng suất có thể được nâng cao trong doanh nghiệp cũng như ở cấp độ ngành.
Họat động và chiến lược của doanh nghiệp. Họat động hiệu quả là cái đầu tiên và cơ bản nhất quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, là phải có chiến lược hợp lý nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh hiệu quả cho sản phẩm. Hiện nay ở Việt Nam đang tồn tại xu hướng cạnh tranh dựa trên lợi thếa lao động rẻ tiền và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Kết quả của nó là năng suất thấp. Vì vậy, muốn nâng cao cạnh tranh, chúng ta cần có sự thay đổi về chiến lược. Lợi thế phải chuyển từ lợi thế so sánh sang lợi thế cạnh tranh dựa trên năng lực đổi mới của các doanh nghiệp và khả năng của chúng trong việc nâng cấp hoặc thay đổi các sản phẩm và quy trình.
Sự linh họat: Yếu tố này biểu hiện sự nhạy bén của lãnh đạo doanh nghiệp. Muốn thàng công trong cạnh tranh thì doanh nghiệp ( hay ngành ) phải chủ đọng dự đoán được những biến động của thị trường, đi trước đối thủ cạnh tranh trong việc đáp ứng những thay đổi nhu cầu đó. Không chỉ thế, doanh nghiệp cần phải đưa ra những loại sản phẩm mới thay thế sản phẩm của đối thủe cạnh tranh, thậm chí phải thường xuyên thay đổi chủng loại sản phẩm của chính mình theo xu hướng ngày càng tốt hơn về chất lượng rẻ hơn về giá thành.
Vị thế của doanh nghiệp ( ngành ) trên thị trường: Biểu hiện ở thị phần mà doanh nghiệp chiếm lĩnh, uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, bạn hàng, thậm chí là cả với đối thủ cạnh tranh. Đây là tái sản vô hình đặc biệt quan trọng. Nó tạo ra lợi thế to lớn cho doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp có ưu thế hơn đối thủ ở trên thị trường thì doanh nghiệp càng có khả năng mở rộng được thị phần, nâng cao doanh số, tăng lợi nhuận.
Những nhân tố trên có tác động rất lớn đến việc tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp ( hay ngành nào đó ).
CHƯƠNG 2
KHẢ NĂNG CẠNH TRANH HIỆN TẠI CỦA SẢN PHẨM
THÉP VIỆT NAM
Thép không phải là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển của nước ta trong 10 năm tới. Song, Thép là một ngành công nghiệp nặng quan trọng của nên kinh tế quốc dân, đóng vai trò lớn trong quá trình công nghiệp hoá đất nước. Do đó, chính sách đầu tư phát triểnm ngành Thép rất đáng quan tâm và phải được tính toán lỹ, có luận cứ khoa học và thực tiễn để vừa đảm bảo cho ngành Thép phát triển vừa tránh được những rủi ro lớn đối với nền kinh tế đất nước sau này.
Xuất phát từ vấn đề đó, chúng ta cần xem xét khả năng cạnh tranh hiện nay của sản phẩm Thép Việt Nam so với các nước khác trên thế giới, tìm ra những điểm manhk điểm yếu để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm này. Điều này lại trở nên quan trọng khi mà thời điểm Việt Nam phải thực hiện những cam kết của khub vực mậu dịch tự do ASEAN. Các hàng hoá của Việt Nam nói chung và sản phẩm Thép nói riêng phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng hoá các nước trong khu vực vào thị trường nước ta khi thuế suất hàng hoá nhập khẩu chỉ còn từ 0 – 5%.
2.1. Khả năng cạnh tranh hiện tại của sản phẩm Thép Việt Nam
Năm 2002 sản lượng Thép cán toàn ngành đạt 2.38 triệu tấn tăng 25.4% so với năm 2001. Trong đó Tổng công ty Thép Viêt Nam đạt 782 nghìn tấn, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1101.5 nghìn tấn, các thành phần khác 501 tấn. Riêng phôi Thép sản xuất trong nước đạt 450 nghìn tấn, tăng 18% so với năm 2001, trong đó Tổng công ty Thép Việt Nam 390 nghìn tấn.
Sản xuất phôi thép trong nước chỉ mới đáp ứng được trên 10%. Tổng công suất thiết kế của toan ngành ( 3 triệu tấn/năm ). Hiện trong nước chỉ có Tổng công ty Thép Việt Nam đầu tư các cơ sở luyện thép quy mô công nghiệp với công suất 450000 – 500000 tán phôi thép/năm , đáp ứng 50 – 55% nhu cầu cho các cơ sở cán thép của Tổng công ty.
Trong quý IV năm 2002, nhiều công ty sản xuất thép trong nước và công ty bthép liên doanh đều kêu là thua lỗ. Nguyên nhân là do giá phôi thép nhập khẩu liên tục tăng, làm cho giá thành tăng trong khi đó Nhà nước vẫn cố định giá trần. Chẳng hạn vào đầu năm giá phôi thép chỉ khoảng 180 USD/tấn, thì cuối năm 2002 đã tăng lên vào khoảng 225 – 240 USD/tấn. Đặc biệt sang những tháng đầu năm 2003 giá phôi thép đã tăng lên 300 USD/tấn. Điều này làm cho giá thành sản xuấy thép trong nước bị đẩy lên rất cao, trong khi Nhà nước lại quy định giá trần thấp ( giá xuất xưởng thép thanh hiện đanh ở mức 4600 – 4700 đồng/kg, trong khi giá trần quy định là 4900 đông/kg ).
Một nguyên nhân khá quan trọng khác là do lượng nhập khẩu và sản xuất trong nước đều tăng mạnh, làm cho lượng tồn kho thép cuộn tăng mạnh. Trong 11 tháng đầu năm 2002, cả nước đã nhập khẩu khoảng 1.969 triệu tấn phôi thép, trị giá 409 triệu USD, tăng 30% về số lượng và 445% về giá trị ( chủ yếu là do giá phôi thép trên thị trường thế giới tăng). Trong khi đó, lượng thép thành phẩm nhập khẩu tăng ít hơn phôi thép nhập khẩu nhưng cũng tăng rất mạnh. Trong 11 tháng đó cả nước nhập khẩu 2.558 triệu tấn thép thành phẩm, trị giá 792 triệu USD,tăng 28% về số lượng và 37% về giá trị.
Mặt khác giá thuế nhập khẩu phôi thép cũng tăng ( từ 3% lên 7%) vf từ 1/1/2003 tăng lên 10%, tỷ giá giữa đồng Vịêt Nam và đồng USD cũng tăng gần 9%, giá điện, xăng dầu, cước phí vận chuyển cũng tăng lên.
Qua thực tế trên, chúng ta nhận thấy hiện nay sản phẩm thép Việt Nam dang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức trong việc sản xuất, tiêu thụ, cũng như cạn tranh với sản phẩm thép bên ngoài, và cần phải có biện pháp giải quyết đúng đắn.
Về mặt lý thuyết, khả năng cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào ba yếu tố cơ bản là chất lượng, chi phí và sự khác biệt. Trong trường hợp ngành thép Việt Nam thì sự khác biệt chủ yếu là xây dựng hình ảnh sản phẩm Thép Việt Nam. Khi so sánh những yếu tố này giữa sản phẩm thép Việt Nam với sản phẩm thép của các nước trong khu vực thì chúng ta sẽ thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm thép Việt Nam trong cạnh tranh.
2.1.1. Điểm mạnh
Theo các nhà quản lý tại các công ty liên doanh đánh giá, thì lực lượng lao động Việt Nam được đoà tạo cơ bản khá tốt so với các nước trong khu vực, có khả năng sáng tạo và thích nghi cao với công việc mới. Khả năng đó nếu bồi dưỡng thêm một số kỹ năng thực hành thì họ sẽ trở nên rất giỏi. Chi phí lao động được coi là một trong những lợi thế cơ bản và lâu dài ở Việt Nam. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ hiện đại trong ngành thép, trong tương lai, nhu cầu sử dụng lao động sẽ ít và yêu cầu lao động có trình độ chuyên môn cao, vai trò caủa lao động trong lĩnh vực sản xuất thép sẽ giảm xuống. Chính vì vậy, lao động sẽ không hẳn là một tiềm năng của ngành thép, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất thép chất lượng cao.
Nước ta có tiềm năng rất lơn về tài nguyên khoáng sản. Trữ lượng quặng sắt ở nước ta đã được thăm dò chắc chắn và khai thác có hiệu quả khoảng 500 triệu tấn. Nếu mỗi năm sản xuất 10 triệu tấn gang, sử dụng 8 triệu tấn gang kết hợp vói thép phế để luyện thì mỗi năm có thể sản xuất khoảng 10 triệu tấn thép. Thời giam sử dụng mỏ sẽ là 30 năm. chẳng hạn một số mỏ sẽ được tập trung khai thác như mỏ Thạch Khê (Hà Tĩnh)… Trong thời gian đó liên tục thăm dò địa chất, chắc chắn sẽ phát hiện thêm nhiều mỏ, quặng mới tạo cơ hội để phát triển thượng nguồn.
Chúng ta có thị trường trong nước rất lớn , rất đa dạng về gang thép . Thị trường này bao gồm cả vùng Đông Nam Á rộng lớn nhất là những nươc xung quanh không có điều kiện phát triển gang thép như ta. Đây vừa là thị trường tiêu thụ vừa là thị trường cung cấp nguyên liệu cho ngành thép nước ta
Hiện nay, Nhà nước đang thực hiện sự bảo hộ khá cao đối với ngành sản xuất thép. Thuế suất thuế nhập khẩu đối với thép xây dựng là 40%, của các loại sắt thép khác là 0 – 20%. Bên cạnh đó, còn có sự bảo hộ bằng hàng rào phi thuế quan như hạn ngạch, cấm nhập… trong khi thuế suất thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm đầu vào của ngành sản xuất thép ( như phôi thép…) tương đối thấp ( 0 – 5% ). Sự bảo hộ này là nhằm giảm sự cạnh tranh đối với thép Việt Nam. Các doanh nghiệp thép Việt Nam đang tồn tại nhờ rất nhiều vào sự bảo hộ của Nhà nước. Tuy nhiên, những sự bảo hộ này không còn là sự thuận lợi của ngành thép trong tương lai, bởi nó không tồn tại được bao lâu, tối đa là đến năm 2006, khi mà Việt Nam gia nhập AFTA. Do đó, Nhà nước phải có hướng đầu tư vào bảo hộ mới đối với ngành thép để ngành này phát triển hiệu quả hơn tron tương lai.
Trên đây là một số điểm mạnh của mình mà ngành thép Việt Nam vẫn chưa khai thác được một cách có hiệu quả, trong khi đó khó khăn tồn tại còn nhiều.
2.1.2. Điểm yếu
Qua số liệu quan sát cho thấy, chi phí sản xuất một tấn thép cán ở Việt Nam rất cao so với thế giới. Nếu loại trừ chi phí vận chuyển thì sản phẩm thép Việt Nam đang ở vị trí bất lợi về mặt chi phí. Các chi phí đầu vào cho quá trình sản xuất thép ở Việt Nam đều cao hơn so với mức bình quân của thế giới. Chẳng hạn, mức tiêu hao phôi thép bình quân để sản xuất một tấn thép cán của Tổng công ty thép Việt Nam là 1.091 – 1.101 kg, trong khi của các công yt liên doanh VSC là 1.035 – 1.060 kg, và của công ty trung bình trên thế giới là 1.030 kg. Đối với mức tiêu hao dầu FO bình quân: Của các nhà máy thuộc Tổng công ty thép Việt Nam là 50 – 60 lít, của các công ty liên doanh VSC là 27 – 45 lít, của công ty trung bình trên thế giới là 20 – 27 lít. Đối với mức tiêu hao trục cán bình quân: của các nhà máy thuộc Tổng công ty thép Việt Nam là 2.0 – 3.0 kg, trong khi của các công ty liên doanh VSC là 0.26 – 0.5 kg, và của công ty trung bình trên thế giới là 0.2 kg… Và mức tiêu hao vật chất quy ra tiền ( theo giá hiện hành) trung bình của các nhà máy thuộc Tổng công ty thép Việt Nam khoảng 26.6 USD/tấn thép cán, của các công ty liên doanh VSC khoảng 18 USD/tấn thép cán, của công ty trung bình thé giới khoảng 14.3 USD/tấn thép cán. Qua đó chúng ta thấy mức chênh lệch chi phí sản xuất là rất cao giữa các chủ thể này.
Bên cạnh đó, theo đánh giá của các nhà quản lý thì lực lượng lao động trong ngành thép có kiến thức chuyên môn còn thấp, trong khi nguồn nhân lực được đánh giá là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cạnh tranh. Đây là một trong những cản trở lớn đối với quá trình đổi mới công nghệ và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Một điểm yếu nữa là các ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp liên quan đến ngành thép chưa phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành thép. Các ngành sabr xuất nguyên liệu cho ngành thép chưa phát triển. Ngành thép chủ yếu vẫn là gia công cán thép, nguyên liệu chủ yếu là nhập ngoại, do đó chất lượng và giá phụ thuộc bvào thị trường thế giới, không chủ động được (đặc biệt là phôi thép ). Một số ngành khác có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất và khả năng phát triển của ngành thép như ngành năng lượng lại gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Giá điện ở Việt Nam đang rất cao so với các nước trong khu vực ( cao gấp hai lần so với giá điện ở Inonêxia, 1.5 lần so với Thái Lan ). Ngành công nghiệp khí trong khai thác dầu mỏ chưa phát triển, khó có thể có được giá khí rẻ cho san xuất thép. Ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam cũng đang ở tình trạng công nghệ lạc hậu, hiệu suất thấp.
Hệ thống cơ sở hạn tầng kém phát triển. Hệ thống giao thông vận tải ở nước ta bắt đầu được chú ý xây dựng, nhưng nhìn chung còn chậm phát triển. Nhiều khu mỏ quặng sắt nằm trong những khu vực đường giao thông khó khăn, xa khi công nghiệp chế biến, hệ thống cảng biển nước sâu còn thiếu…
Vấn đề này làm tăng chi phí vận chuyển, chậm khả năng phát triển và giảm khả năng cạnh tranh của ngành thép
Các ngành sử dụng thép làm nguyên liệu đầu vào như công nghiệp ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo, đóng tàu… chưa phát triển ở Việt Nam và cũng đang trong thời kỳ khó khăn. Do đó, thị trường chưa hấp dẫn các nhà đầu tư sản xuất thép cao cấp.
Cơ cấu sản xuát thép ở nước ta hiện nay đơn điệu và bất hợp lý. Các nhà máy luyện thép thì ít ỏi trong khi các nhà máy cán thép đang mọc lên rầm rộ. Ở nước ta chủ yếu luyện và cán các loại thép cacbon xây dựng thông thường dạng sợi tròn và sợi vằn. Số lượng cacbon thép này có thể tới 4 triệu tấn/năm, trong khi lượng sử dụng chỉ bằng 1/2 số đó. Các loại thép hình, thép tấm, thép ống… đều phải nhập khẩu khoảng vài triệu tấn/năm. Vấn đề là ở chỗ nước ta đang nhập siêu các loại sản phảm này
Qua tình hình trên chúng ta nhận thấy ngành thép Việt Nam đang là ngành công nghiệp no trẻ, sản phẩm của ngành này đang đứng trước rất nhiều khó khăn thách thức trong cạnh tranh. Tuy nhiên, hầu hết những khó khăn này xuất phát từ việc chúng ta đã không đánh giá đúng sức mạnh của bản thân mình: sức mạnh của nguồn lực tài nguyên, con người, do đó bức tranh về cạnh tranh của sản phẩm thép Việt Nam vẫn chưa có nhiều gam màu tươi sáng.
2.2.Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đén chí phí sản xuất sản phẩm thép cao là phần lớn các nhà máy sản xuất thép của ta có quy mô nhỏ, phân tán. Thực tế cho thấy rằng, quy mô nhà máy ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất. Công suất trung bình một nhà máy cán thép ở Việt Nam là khoảng 100 nghìn tấn thép/năm, rất thấp so với quy mô của các nhà máy sản xuất thép ở khu vực Đông Nam Á (công suất trung bình khoảng 500 nghìn tấn/năm ). Trong khi thực trạng ngàn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm thép Việt Nam.docx