Đề tài Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh thép xây dựng của Tổng công ty thép Việt Nam, giai đoạn 2001 - 2005

Lời nói đầu 1

Phần 1: 3

Lý luận chung về cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh thép xây dựng của 3

Tổng công ty thép Việt Nam 3

I- Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh 3

1. Cạnh tranh 3

1.1. Khái niệm cạnh tranh và khả năng cạnh tranh 3

1.2. Các thước đo khả năng cạnh tranh 3

2. Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh 7

2.1. Các yếu tố tác động đến cường độ cạnh tranh 7

2.2. Phân tích lợi thế cạnh tranh 12

II- Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh thép xây dựng của Tổng công ty Thép Việt Nam 14

1. Sự cần thiết nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty 14

2. Sự cần thiết nâng cao khả năng cạnh tranh thép xây dựng của Tổng công ty Thép Việt Nam 17

Phần 2: 19

Đánh giá về khả năng cạnh tranh thép xây dựng của 19

Tổng công ty 19

I- Một vài nét khái quát về Tổng công ty Thép Việt Nam 19

II- Đánh giá khả năng cạnh tranh thép xây dựng của 20

Tổng công ty Thép Việt Nam 20

1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng 20

1.1. Tình hình sản xuất thép xây dựng của Tổng công ty 20

1.2. Tình hình tiêu thụ thép xây dựng 21

1.3. Nguyên nhân của tình trạng trên 26

2. Phân tích khả năng cạnh tranh thép xây dựng của Tổng công ty 28

2.1. Phân tích 5 lực lượng cạnh tranh 28

2.2. Phân tích khả năng cạnh tranh thép xây dựng của Tổng công ty về các khía cạnh sau: 37

2.3. Tác động của việc hội nhập AFTA 41

3. Đánh giá chung 46

3.1. Đánh giá về sức ép (5+1) lực lượng cạnh tranh 46

3.2. Đánh giá về Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Đe dọa của Tổng công ty: 46

Phần 3: 49

Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh thép xây dựng của Tổng công ty, giai đoạn 2001-2005. 49

I- Phương hướng, mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường của Tổng công ty 49

1. Căn cứ xác định phương hướng, mục tiêu 49

1.1. Dự báo nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng của Việt Nam giai đoạn 2001-2005 49

1.2. Dự báo thị phần thép xây dựng của Tổng công ty năm 2005 50

2. Phương hướng, mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh 51

2.1. Phương hướng 51

2.2. Mục tiêu 51

III- Một số giải pháp chủ yếu 52

1. Về công nghệ 52

1.1. Thiết bị và công nghệ phôi thép 52

1.2. Thiết bị và công nghệ cán thép 53

1.3. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu KH-KT-CN 53

2. Vấn đề hạ chi phí sản xuất và lưu thông 54

3. Về tiếp thị, bán hàng 55

3.2. Phát triển các kênh tiêu thụ 56

3.3. Tăng năng suất dịch vụ 57

3.4. Tăng chất lượng dịch vụ 58

3.5. Thu thập, xử lý và trao đổi thông tin 58

3.6. Công tác hậu bán hàng 59

4. Vấn đề tổ chức quản lý 59

4.1. Tổ chức và xắp xếp nguồn nhân lực 60

4.2. Phát triển quản lý nguồn nhân lực 62

4.3. Đào tạo nguồn nhân lực 64

5. Vấn đề huy động vốn và quản lý nguồn vốn đầu tư 65

5.1. Về huy động vốn 66

5.2. Về quản lý nguồn vốn 66

Một số kiến nghị đối với Nhà nước 68

Kết Luận 70

 

doc73 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1084 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh thép xây dựng của Tổng công ty thép Việt Nam, giai đoạn 2001 - 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hải phòng Đông Anh, Hà Nội TP. Hồ Chí Minh 120.000 25.000 15.000 Nguồn: Phòng KH-ĐT, TCTy Thép Việt Nam. Nếu xét theo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, khối sản xuất thép ngoài VSC có thể chia thành 2 nhóm: Nhóm 1. Các doanh nghiệp Nhà nước, liên doanh, và 100% vốn nước ngoài Về chất lượng, Sản phẩm thép xây dựng của nhóm này được làm từ phôi nhập khẩu, chất lượng đạt tiêu chuẩn quy định, riêng khối liên doanh có chất lượng sản phẩm tốt hơn thép của VSC. Về phương thức bán hàng, Các công ty cũng có phương thức bán hàng tương tự như các công ty sản xuất thép thành viên VSC, tuy nhiên, cơ cấu thị phần cho khách hàng khác hơn. Các công ty đều có sản lượng tăng trưởng hàng năm. Hầu hết các công ty liên doanh đều có đặt các chi nhánh ở các thành phố lớn. Vấn đề quảng cáo các sản phẩm của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc bằng các áp phích lớn ở những nơi thuận tiện rất được chú trọng và đã đem lại hiệu quả kinh doanh cho một số công ty. Ví dụ: công ty thép Vinausteel về chất lượng bề mặt, hình thức bên ngoài không hơn thép của công ty thép VPS và Vinakyoei, thậm chí còn kém hơn nhưng lại có giá bán cao nhất và rất được khách hàng tin cậy. Sở dĩ có được kết qủa đó là nhờ làm tốt công tác tiếp thị và chính sách khuyến mại thoả đáng cho khách hàng tiêu thụ thép. Các công ty liên doanh bán trực tiếp được cho các hộ tiêu dùng cuối cùng với tỷ trọng tương đối cao. Do sản phẩm thép có chất lượng tốt và ổn định, có uy tín hơn trên thị trường nên các công ty này dễ trúng thầu cung cấp thép cho các công trình xây dựng lớn. Một điểm đáng lưu ý nữa là các công ty này đã đưa ra được những cơ chế và giải pháp cần thiết để xây dựng mạng lưới đại lý đủ tín nhiệm. Các công ty lưu thông của VSC tiêu thụ được nhiều hơn các sản phẩm thép của khối liên doanh so với các công ty TNHH của tư nhân, chiếm tỷ trọng trên 40%. Thép xây dựng của khối liên doanh đã chiếm lĩnh hầu hết thị phần các hộ tiêu thụ trước đây vẫn quen dùng thép Liên Xô cũ. Đặc biệt thép sợi f6, f8 của các công ty liên doanh thép hiện đã đứng vững trên thị trường bởi uy tín chất lượng cao. Về cơ chế quản lý sản xuất và kinh doanh, Tương tự như của các công ty sản xuất thép thành viên VSC Nhóm 2: Các công ty TNHH, HTX, Xí nghiệp tư nhân và các hộ gia đình sản xuất nhỏ: Về chất lượng, Chất lượng thép cán của các đơn vị sản xuất thép ngoài VSC hiện nay chưa được các cơ quan có chức năng của Nhà nước quản lý chặt chẽ. Qua việc khảo sát công nghệ và thiết bị có thể đánh giá được chất lượng sản phẩm của khối này ở mức độ nhất định mà chưa cần đến việc kiểm tra tính chất cơ lý của mẫu sản phẩm để có các con số cụ thể. Phôi thép thường được luyện bằng lò điện cảm ứng cỡ nhỏ từ nguyên liệu sắt thép vụn hay được cắt từ đầu mẩu phế liệu thép tấm dày CT3.. Do đó, chất lượng của nó thường không ổn định, chỉ thích hợp cho sản xuất thép tròn trơn. Trong công nghệ luyện thép của nhóm này thường không có giai đoạn điều chỉnh hàm lượng nguyên tố cacbon khi luyện thép CT5. Vì vậy, mặc dù có các bộ phận phân tích hoá để phân tích trước lò hoặc là phôi nhập khẩu thì thép xây dựng của khối này có thể nói là không đảm bảo đúng các chỉ tiêu về tính chất cơ lý theo tiêu chuẩn, do đó vô tình tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh thép trung gian gian lận thương mại trên thị trường, ảnh hưởng đến tuổi thọ của các công trình xây dựng khi sử dụng thép xây dựng của nhóm này. Riêng với loại phôi được nấu chảy từ sắt thép vụn trong lò trung tần do Trung Quốc chế tạo và đúc bằng khuôn hở đã phổ biến ở làng Đa Hội, Hải Phòng và mới phát triển ở phía Nam thì chất lượng thép còn xấu hơn nhiều. ở đây phế liệu thép nhờ dòng điện cảm ứng mà chảy lỏng, ít được khử tạp chất và điều chỉnh thành phần hoá học nên thép nấu ra không thuộc mác thép nào, đồng thời còn chứa nhiều tạp chất có hại. Một phần bề mặt ngoài của phôi (trừ phần tiếp xúc với khuôn kim loại) do co ngót không đều trên bề mặt tiếp xúc với không khí nên bị rỗ nhiều, gồ ghề, không nhẵn. Vì vậy, sản phẩm có bề mặt không trơn, lớp ô xít sắt bên ngoài không bền nên rất nhanh gỉ khi bảo quản và trong quá trình sử dụng nhanh bị lão hoá. Trong quá trình luyện thép, khí chứa trong thép lỏng không được khử hết nên thỏi đúc thường bị rỗ. Ngoài ra do chứa nhiều tạp chất, còn ngậm xỉ trong quá trình đúc, lượng ép khi cán không lớn và không đều từ trạng thái đúc sang trạng thái gia công áp lực nên làm cho cấu trúc thép ở dạng đúc không thay đổi nhiều dẫn đến tính chất cơ học của sản phẩm không đạt yêu cầu, vì vậy mà sản phẩm có thể cứng, giòn và rất rễ gãy khi uốn. Các máy cán tự chế thủ công có độ cứng vững kém, khó điều chỉnh chính xác lỗ hình làm cho mặt cắt ngang của thanh thép thường có hình ô van với độ sai lệch kích thước lớn, dẫn đến sai lệch về khối lượng riêng và làm cho các phương chịu lực của thanh thép không đều. Như vậy, ngoài việc người tiêu thụ thép bị thiệt hại nhiều về kinh tế khi phải mua sai về khối lượng theo ba rem (mặc dù về danh nghĩa giá mua 2 kg thép của khối tư nhân rẻ hơn so với mua 1 kg thép của các doanh nghiệp thuộc VSC) thì các công trình sử dụng loại thép này tiềm ẩn mối nguy hiểm lớn do chất lượng thép không đạt yêu cầu kỹ thuật gây ra. Phần lớn sản phẩm thép cán có kích thước nhỏ f8-f12mm của các cơ sở cán thép từ phôi tận dụng đầu mẩu tấm dày và tấm phế liệu phù hợp với các công trình dân dụng nhỏ. Kích thước sản phẩm thường không chính xác, luôn được cán với dung sai âm quá lớn, vượt quá nhiều so với dung sai cho phép trong các tiêu chuẩn quy định của Nhà nước. Về thị trường tiêu thụ, Mặc dù chất lượng kém nhưng do lợi thế giá rẻ nên sản phẩm của nhóm này trong thực tế đã chiếm được thị phần tương đối lớn. Riêng thép vuông, dẹt, u nhỏ, góc nhỏ, dây nhỏ, thanh thép vằn f9-f16 mm hầu như chiếm toàn bộ thị phần. Nơi tiêu thụ của nhóm này tập trung ở một số phố Hà Nội (La thành, Giảng Võ, Kim mã, Hàng Thiếc), ở T.P. Hồ Chí Minh (tập trung ở phố Lý Thường Kiệt ), ở nông thôn, đáng kể ở các tỉnh miền núi phía bắc, miền Trung và đồng bằng sông Cửu long, một phần còn được xuất khẩu sang Lào. Các loại thép góc lớn hơn được bán trực tiếp cho các cơ sở làm thép kết cấu, các cửa hàng bán lẻ thép hoặc bán cho các nhà buôn thép tư nhân lớn. Qua điều tra cho thấy, thép của các cơ sở này đều vô danh và mặc dù vậy vẫn đều được tiêu thụ hết. Thép Đa Hội chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng thép của nhóm này. Mặc dù Đa Hội sản xuất và tiêu thụ được với tổng sản lượng không phải là nhỏ nhưng trên thị trường trong mạng lưới tiêu thụ rất hiếm khi thấy xuất hiện thép cán mang nhãn mác của họ, đồng thời phần lớn người tiêu dùng được tìm hiểu đều không muốn mua sản phẩm này. Núp dưới danh nghĩa thép Thái Nguyên với ký hiệu TN trên cây thép và thông qua các nhà buôn tư nhân lớn vốn là khách hàng thường xuyên của công ty GTTN, hàng năm hàng chục nghìn tấn thép các loại, mà chủ yếu là thép vằn của Đa Hội đã được tiêu thụ tại các tỉnh mền núi và miền Trung. Có hình dáng tương tự như thép Thái Nguyên, thép Đa Hội đã len chân vào mọi ngóc ngách của thị trường, đặc biệt là các tỉnh xa, nơi không có mạng lưới tiêu thụ của VSC. Với lợi thế về giá và rất linh hoạt trong việc đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, thép Đa Hội đã làm cho các máy cán nhỏ của các cơ sở cơ khí địa phương và của tư nhân tại các nơi này phải ngừng hoạt động vì không cạnh tranh nổi. Một số tỉnh như Nghệ An, Thanh Hoá đã thấy được mặt yếu kém về chất lượng của thép Đa Hội đang lưu thông phổ biến trên địa bàn, nhưng vẫn chưa tìm được giải pháp hữu hiệu nào để quản lý và ngăn chặn. Về cơ chế quản lý sản xuất và kinh doanh, Nhóm này có lợi thế hơn trong cơ chế quản lý này. Chủ tư nhân thường ít phải chịu ràng buộc hơn về việc phải đảm bảo quyền lợi của người lao động như: bảo hiểm xã hội, trang bị an toàn, vệ sinh lao động , ngày và giờ làm việc, không phải chi phí cho kiểm tra chất lượng sản phẩm v.v…Nhà nước không thu được hết thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập công ty của nhóm này, mà thường chỉ thu theo hình thức thuế khoán. Phương thức thanh toán trong việc mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm linh hoạt, phần lớn thông qua lòng tin với nhau, không phải có các quy định cứng nhắc nào. Tất cả những yếu tố trên góp phần làm cho giá thành sản phẩm thấp, dịch vụ cung cấp sản phẩm cho khách hàng thuận tiện, nhanh đáp ứng ngay yêu cầu của khách hàng về số lượng và chủng loại. Các hộ sản xuất tư nhân thường lấy giá thép công khai của VSC trên thị trường làm cơ sở cho việc định giá bán của mình, thường bao giờ cũng thấp hơn giá thép cùng loại của Tổng công ty Thép Việt Nam từ 200-300 đ/kg. Cơ chế lùi giá bán để thưởng hoa hồng và cho gửi giá của người mua cũng là động lực chính thúc đẩy việc tiêu thụ các sản phẩm thép cán nóng, thép ống, tôn mạ và hình uốn…Mặt khác các nhà sản xuất tư nhân đều xuất thân là những nhà kinh doanh các mặt hàng thép quen thuộc nên họ sẵn có các bạn hàng, vì vậy sản phẩm làm ra bao nhiêu đều được tiêu thụ hết. b). Một số đối thủ cạnh tranh nước ngoài chủ yếu Nga và Ucraina: Nga và Ucraina sau nhiều năm có nền kinh tế suy giảm, nhưng trong 3 năm trở lại đây đã có các sản phẩm thép có chất lượng cao và gía cả có sức cạnh tranh tham gia thị trường thế giới. Việc nhiều nhà máy cán thép ở Mỹ, Châu Âu và Mỹ La tinh sử dụng phôi thép vuông, thép dẹt và thép cuộn cán nóng của 2 nước này đã giúp họ dần dần khôi phục được sản lượng và nâng cao trình độ công nghệ sản xuất luyện kim. Nga và Ucrraina đã trở thành nhân tố ổn định giá thép các loại trên thị trường thế giới do họ không chỉ có năng lực sản xuất lớn mà còn vì họ có được nguồn nguyên liệu sản xuất luyện kim rẻ và dồi dào. Hai nước này vẫn là nguồn cung cấp phôi thép và các sản phẩm thép hình lớn, ống lớn,… cho Việt Nam nên có tác động trực tiếp nhiều đến thị trường thép Việt Nam Trung Quốc: Trung Quốc trong vòng 10 năm gần đây đã tăng sản lượng sản xuất thép lên gấp 2 lần để đạt trên 100 tr tấn / năm và từ 4 năm nay đã trở thành nước đứng đầu thế giới về sản xuất thép thô. Thị trường Trung Quốc rộng lớn và tiêu thụ nhiều thép đã ảnh hưởng mạnh đến tình hình cung cầu trên thế giới. Mọi biến đổi của thị trường thép Trung Quốc đều đã tác động đến thị trường thép thế giới và cũng trực tiếp ảnh hưởng đến Việt Nam. Chính sách giảm sản lượng năm 2000 cùng với việc xoá bỏ các nhà máy sản xuất thép nhỏ đã không đạt được kết qủa như mong muốn. Các doanh nghiệp sản xuất thép lớn giảm sản lượng đồng thời hạn chế bán phôi cho các doanh nghiệp nhỏ để tăng giá bán trong nước. Tuy nhiên, giá thép thương phẩm cao đã thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ nhập phôi từ bên ngoài và sản lượng thép nói chung của cả nước vẫn không giảm như dự định. Các nước Đông Nam á: Trong hơn 10 năm trở lại đây, các nước Đông Nam á đã tăng cường đầu tư xây dựng nhiều nhà máy sản xuất thép với thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của chính mình và đã có một phần xuất khẩu được sang thị trường thế giới. Indonêxia, Thái lan, Malayxia là những nước có tốc độ đầu tư phát triển sản xuất thép mạnh nhất. Do khủng hoảng tài chính trầm trọng, nhu cầu tiêu dùng thép của các nước này giảm. Từ năm 1999, các nước Đông Nam á đã dần khôi phục được nhu cầu tiêu thụ thép và sản lượng thép sản xuất trong nước do tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng sau thời kỳ khủng hoảng. Hiện nay, họ đã có sản phẩm thép xuất khẩu sang Mỹ, một số nước Châu Âu, các nước khác trong khu vực trong đó có Việt Nam. 2.1.2. Phân tích Đầu vào ở đây chỉ xét đến nguyên vật liệu cho sản xuất thép cán. Thép cán có thể được sản xuất theo một trong hai quy trình sau: lò cao luyện Quặng sắt gang đúc phôi Thép cán (Công nghệ khép kín). lò điện Sắt thép phế phôi Thép cán. (Công nghệ hở). Hiện nay, Tổng công ty đã đáp ứng được cho mình khoảng 60% phôi, số còn lại phải nhập khẩu (của Nga, Ucraina) do đó cũng bị phụ thuộc. Tuy nhiên, thị trường cung ứng là rất rộng lớn nên các công ty này không thể tạo sức ép lớn cho ta. 2.1.3. Phân tích đầu ra (tiêu thụ) Như trên đã nói, Tổng công ty phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng là rất ít mà chủ yếu là phân phối tới các công ty kinh doanh của Tổng công ty, các công ty TNHH, các công ty kinh doanh của tư nhân, các nhà đầu tư …Do đó, cũng có phần chủ động nhưng cũng không kém phần bị động. Bởi vì: Thứ nhất, hiện nay, cung về thép xây dựng đang lớn hơn cầu khá nhiều cho nên các khách hàng này có nhiều cơ hội để lựa chọn. Thứ hai, Tổng công ty không thể có những chính sách "ưu đãi đặc biệt " như các công ty ngoài VSC. Thứ ba, một số công ty với danh nghĩa kinh doanh thép xây dựng của VSC nhưng lại kinh doanh cả thép ngoài, thậm chí phần thép ngoài VSC còn chiếm nhiều hơn. Tất cả những điều trên đã tạo ra sức ép lớn đến VSC. 2.1.4. Sản phẩm thay thế. KHKT ngày càng phát triển, các kỹ thuật sản xuất mới ra đời ngày càng nhiều trong đó đặc biệt là kỹ thuật sản xuất vật liệu mới, thay thế cho các vật liệu truyền thống. Hơn nữa, nguồn tài nguyên của các quốc gia đang ngày càng cạn kiệt (trong đó có Việt Nam). Đứng trước tình hình chung đó, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm trong đó có sản phẩm thép của thế giới dần được thay đổi: sử dụng các nguồn NVL mới thay thế cho các nguyên vật liệu truyền thống sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên. Các sản phẩm thay thế của thép ra đời ngày càng nhiều với nhiều đặc tính ưu việt hơn như nhẹ hơn, cứng hơn, bền hơn và rẻ hơn…là một sức ép. Tuy nhiên, chỉ có một số là thay thế được còn lại thép vẫn luôn là sản phẩm có tính ưu việt riêng, đặc biệt là thép xây dựng. Hơn nữa, do trình độ phát triển còn thấp do đó hiện nay các sản phẩm mới thay thế cho sản phẩm thép được sử dụng ở Việt Nam là rất ít, mà nhu cầu về sản phẩm thép ngày càng cao. Do đó, có thể nói từ nay đến 2005 Tổng công ty chưa phải quan tâm nhiều đến sản phẩm thay thế của mình. 2.1.5. Các đối thủ tiềm ẩn Trong vài năm tới, một số công ty cán thép hiện đại sẽ ra đời đồng thời có một số công ty sẽ xây dựng thêm cho họ những công ty theo kiểu công ty mẹ, công ty con, trong đó, có một số nhà máy sản xuất thép sẽ được ra đời như thế. Khi Việt Nam gia nhập AFTA, WTO…. Một mặt, sẽ hạn chế được các công ty sản xuất thép mới ra đời bởi lợi thế của thép trong nước (được Nhà nước baỏ hộ) sẽ không còn. Nhưng mặt khác, thép của nhiều công ty trên thế giới và trong khu vực sẽ tràn vào Việt Nam. Tuy nhiên, từ nay đến 2006, đối thủ tiềm ẩn đáng lo ngại nhất của Tổng công ty Thép Việt Nam là các công ty tư nhân (công ty thép cổ phần Hải Phòng…) và Tổng công ty xây dựng Sông Đà. Riêng công ty xây dựng Sông Đà họ có lợi thế là có nhiều công trình xây dựng, tức là có đầu ra. Tuy nhiên, chất lượng và giá thành chưa chắc đã đáng ngại đối với Tổng công ty đã có truyền thống sản xuất thép nhiều năm. Mặc dù vậy, các đối thủ này cũng gây sức ép không nhỏ tới Tổng công ty. 2.1.6. Về phiá Nhà nước Tổng công ty Thép Việt Nam có vị trí và vai trò rất quan trọng trong toàn ngành và trong nền kinh tế quốc dân. Nên Tổng công ty rất được Nhà nước quan tâm chú trọng phát triển. Do đó, sự ảnh hưởng của yếu tố Nhà nước là rất lớn. Điều này được cụ thể qua một số chính sách của chính phủ: - Ngân sách Nhà nước cấp cho ngành thép vay với lãi suất ưu đãi thấp đối với các dự án, cải tạo nâng cấp, xây dựng mới các nhà máy. - Luật bảo vệ tài nguyên môi trường. Năm 1994 luật bảo vệ tài nguyên môi trường đã được quốc hội thông qua và triển khai thực hiện. Các nhà máy thuộc ngành thép là những đơn vị sử dụng nhiều tài nguyên, mà các tài nguyên này đều không thể tái tạo được, đồng thời mức độ gây ô nhiễm lớn, đặc biệt là nhà máy GTTN. Do đó, cần phải có chính sách đầu tư thích đáng vào việc bảo vệ tài nguyên môi trường như nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên, có biện pháp xử lý ô nhiễm…Điều này đòi hỏi cần có vốn, vì thế nó gây khó khăn cho ngành khi nguồn vốn đầu tư có hạn. - Sự gia nhập các tổ chức thương mại và quốc tế. Điều này làm cho sự cạnh tranh giữa các sản phẩm thép trên thị trường ngày càng diễn ra găy gắt hơn, nó đòi hỏi các nhà máy phải có kế hoạch mở rộng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh để có thể cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập. Đặc biệt khi nước ta tham gia vào AFTA (vào năm 2006). - Chính sách bảo hộ thép sản xuất trong nước của Nhà nước thông qua các biện pháp phi thuế quan và các sắc thuế nhập khẩu. 2.2. Phân tích khả năng cạnh tranh thép xây dựng của Tổng công ty về các khía cạnh sau: 2.2.1. Về chất lượng Thép xây dựng do các đơn vị thành viên của VSC sản xuất đều đạt tiêu chuẩn quy định, kém không đáng kể so với thép liên doanh (do chất lượng phôi của VSC không bằng phôi hoàn toàn nhập khẩu của liên doanh ). Các nhà máy cán thép Lưu Xá, Gia Sàng (thuộc công ty GTTN), Thủ Đức, Nhà Bè (thuộc công ty thép Miền Nam ) đã được cấp chứng chỉ ISO 9002 (ISO: Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế). Các đơn vị thành viên của VSC đều đã có nhãn mác riêng trên sản phẩm và đã đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước bảo hộ về sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, một khó khăn đặt ra là: ở nhiều nơi người tiêu dùng không hiểu bản chất thép xây dựng, cũng không phân biệt được qua các dấu hiệu bên ngoài để nhận biết thép chính hiệu do công ty Gang Thép Thái Nguyên, công ty Thép Miền Nam sản xuất. 2.2.2. Về giá cả Hiện nay, giá thép xây dựng của các nhà máy cán thép Việt Nam cao hơn giá thép xây dựng nhập khẩu từ Nga và các nước Liên Xô cũ (CIF cảng Việt Nam ) từ 10-15% (từ 25-38 USD/tấn) và cao hơn giá thép nhập khẩu từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Âu (CIF cảng Việt Nam) khoảng gần 5% (10-12 USD/tấn). Tuy nhiên, trong một vài năm tới, nhiều nhà máy sẽ hết khấu hao và trả hết nợ vay đầu tư , khi đó giá thành sản xuất thép xây dựng ở trong nước sẽ giảm được từ 20-25 USD/tấn. Đến năm 2006, Việt Nam sẽ bãi bỏ các biện pháp hạn chế số lượng và phi quan thuế. Thuế nhập khẩu từ các nước ASEAN chỉ còn từ 0-5%. Như vậy, giá thép xây dựng của ASEAN vào Việt Nam (CIF) sẽ cao hơn thép liên doanh đúng bằng mức thuế nhập khẩu (5%). Nhưng trước mắt, đối với Tổng công ty Thép Việt Nam vẫn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoài Tổng công ty ở trong nước. 2.2.3. Về khâu bán hàng a). Cách thức phân phối Cách thức phân phối của VSC được thể hiện ở sơ đồ sau: Dùng trực tiếp. Dùng trực tiếp Các CT&bán xỉ, lẻ. Các cửa hàng, … Bán thẳng trực tiếp Các công trình Các tư nhân Khối lưu thông - Có bảo lãnh hoặc thế chấp. - Có khuyến mại. VSC Qua sơ đồ trên cho thấy, Cách thức phân phối của VSC không thông qua một đại lý chính nào mà người tiêu dùng chỉ có thể mua thép ngay tại nhà máy hoặc thông qua các cửa hàng Kim khí, cửa hàng tư nhân …Các nhà máy thuộc VSC chưa cung cấp sản phẩm đến tận công trình nhiều (để dùng trực tiếp vào xây dựng) như các liên doanh. Điều này thể hiện tính kém năng động của VSC. b). Chính sách khuyến mãi VSC thực hiện hai phương thức khuyến mãi Thứ nhất, Chính sách chiết khấu: tức là, nếu khách hàng mua với số lượng lớn sẽ được hưởng phần trăm so với khối lượng mua. Cụ thể như sau: - Đối với thép cuộn: 500.000 - 700.000 tấn, được hưởng chiết khấu 1%. 700.000 - 1.000.000 tấn, được hưởng chiết khấu 1,5%. Trên 1.000.000 tấn, được hưởng chiết khấu 2%. - Đối với thép vằn: 150.000 - 200.000 tấn, được hưởng chiết khấu 1%. 200.000 - 250.000 tấn, được hưởng chiết khấu 1,2%. 250.000 - 300.000 tấn, được hưởng chiết khấu 1,5%. Thứ hai, Chính sách cho vay: tức là khách hàng mua với khối lượng nhất định thì được trả chậm 30 ngày với điều kiện có thế chấp hoặc tín chấp (khách hàng thường xuyên, thanh toán sòng phẳng…). Cụ thể như sau: < 500 T, cho dư nợ 500 triệu. 500 - 1.000 T, cho dư nợ 1 tỷ. 1.000 - 2.000 T, cho dư nợ 2 tỷ. Tuy nhiên, chính sách chiết khấu còn phụ thuộc vào giá thành sản phẩm. Cho nên, nó luôn thay đổi. Nhưng nhìn chung, tỷ lệ chiết khấu của VSC thường thấp hơn của liên doanh vì giá thành thép xây dựng của liên doanh thấp hơn. Sở dĩ khối liên doanh bán được nhiều hàng một phần vì họ có một chính sách chiết khấu rất linh hoạt. Từ những phân tích trên chúng ta rút ra những điểm mạnh và điểm yếu của Tổng công ty, đó là: Điểm mạnh: Tổng công ty có lực lượng sản xuất và hệ thống lưu thông phân phối phân bố đều ở cả 3 miền đất nước mà các doanh nghiệp khác không thể có. Tổng công ty nắm giữ đại bộ phận công suất sản xuất phôi trong nước hiện tại cũng như tương lai, sẽ chủ động hơn về khâu cung cấp nguyên liệu cho cán và sử dụng được phôi nóng, giảm chi phí sản xuất. Lực lượng cán bộ và công nhân lành nghề của Tổng công ty khá mạnh, đủ sức tiếp thu và vận hành các dây chuyền cán hiện đại, mau chóng đạt công suất thiết kế. Các cơ sở cũ của Tổng công ty vẫn đạt mức trung bình tiên tiến so với trình độ chung trong nước. Nếu được đầu tư nâng cấp hiện đại hoá đúng mức vẫn có thể cạnh tranh, duy trì sản xuất đến sau năm 2005, đặc biệt sản xuất thép hình nhỏ và vừa và thép chất lượng cao. Tổng công ty có đủ quyết tâm và khả năng để đầu tư một số dây truyền cán thép mới hiện đại nhất để đổi mới, thay thế dàn thiết bị hiện có đã phần nào lạc hậu, kém sức cạnh tranh. Điểm yếu: Các nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất thép xây dựng thiếu, các mỏ quặng phân bố không tập trung, điều kiện khai thác khó khăn, đồng thời chất lượng quặng thấp, do vậy khi khai thác không đem lại hiệu quả. Hơn nữa, các nguồn nguyên nhiên liệu phục vụ cho các lò luyện thép cũng không đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng đã tạo ra những hạn chế rất lớn đối với ngành trong quá trình phát triển mở rộng sản xuất Tình trạng trang thiết bị của ngành phần lớn là các thiết bị cũ, lạc hậu, sản xuất từ những năm 1960, trình độ sản xuất thấp, thiếu đồng bộ, chi phí sản xuất cao, sản xuất kinh doanh không đem lại hiệu quả. Tổng công ty thiếu thị trường tiêu thụ do khả năng cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập thấp, Tổng công ty lại có thị trường xuất khẩu rất hạn chế nên các sản phẩm sản xuất ra chỉ được tiêu thụ trong nước. Nhưng "tệ hại " là thị trường trong nước VSC cũng không cạnh tranh nổi. Cơ chế điều hành sản xuất và bán hàng còn cứng nhắc, kém hiệu quả, thủ tục còn rườm rà, do đó đã bỏ lỡ nhiều cơ hội chiếm lĩnh thị trường. Tổng công ty không có đủ vốn để kinh doanh, đồng thời các dự án đầu tư chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Lực lượng lao động dư thừa khá lớn, lại khó giải quyết giảm biên chế, lao động có trình độ chuyên môn cao còn chiếm một tỷ lệ thấp. Tâm lý trông chờ, ỷ thế được bảo hộ, chưa chú trọng cạnh tranh còn phổ biến Các đơn vị thành viên chưa xây dựng được kế hoạch đầu tư dài hạn Sự phối hợp giữa sản xuất và lưu thông chưa cao Tổng công ty cũng phải nhập khẩu một lượng phôi không nhỏ (40%). Do vậy, hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng bị phụ thuộc vào tình hình biến động giá cả, tỷ giá hối đoái …trên thị trường quốc tế . 2.3. Tác động của việc hội nhập AFTA AFTA sẽ làm tăng khối lượng buôn bán thép trong nội bộ ASEAN cũng như giữa các nước ASEAN với các nước ngoài khu cực, AFTA sẽ giúp các nhà sản xuất thép tại các nước thành viên có thể nhập khẩu được nguyên liệu đầu vào từ các nước AFTA khác với giá rẻ hơn, từ đó có thể hạ giá thành sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh trên các thị trường ngoài ASEAN, dẫn đến tăng kim ngạch buôn bán giữa các nước trong khu vực với thế giới bên ngoài. Như vậy, AFTA góp phần mở rộng thị trường cho các quốc gia thành viên. Thị trường ở từng nước thành viên có thể nhỏ, nhưng khi tham gia AFTA sẽ được hưởng lợi thế thị trường của cả AFTA với số dân hiện nay vào khoảng 500 triệu người. Một thị trường lớn (đứng thứ 4 sau Bắc Mỹ, liên minh Châu Âu và nhật Bản), ổn định và có tốc độ tăng trưởng cao không những sẽ giúp cho các quốc gia ASEAN tăng được sức mạnh trong thương lượng thương mại toàn cầu mà còn có tác động thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh hơn. Các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào một quốc gia thành viên ASEAN sẽ tính tới thị trường của cả ASEAN chứ không phải thị trường bản thân nước đó. Tuy nhiên, tác động của AFTA đối với từng nước ASEAN cũng sẽ rất khác nhau. Mặc dù AFTA sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các nước thành viên, song các nước phát triển hơn, nhất là trong giai đoạn đầu, sẽ được hưởng lợi nhiều hơn so với các nước kém phát triển hơn. Bên cạnh những cơ hội như đã nêu trên AFTA cũng đã và sẽ đặt ra cho các nước thành viên một số thách thức, tuy mỗi nước ở một mức độ khác nhau, như: hàng nội địa có thể bị cạnh tranh mạnh hơn hàng hoá nhập khẩu, một số quốc gia phải thu hẹp một số đơn vị sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả.v.v…Theo nghiên cứu của một nhóm chuyên gia về tác động của AFTA đối với việc làm thay đổi cơ cấu công nghiệp của các quốc gia ASEAN cho thấy, các nước Malaixia, Thái Lan và Singapo có thể sẽ tập trung phát triển mạnh hơn các ngành công nghiệp có hàm lượng vốn và công nghệ cao hơn, trong đó có ngành sản xuất thép . Do phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu nên các nước này vẫn chủ yếu sản xuất các sản phẩm thép cán từ sắt thép vụn nấu luyện trong lò điện, phôi thép vuông, thép cuộn cán nóng mà nguồn cung ứng chủ yếu vẫn từ Nga và Ucraina. Việc hội nhập của kinh tế Việt Nam với khu vực và thế giới là xu thế không thể đảo ngược. Việt Nam tham gia AFTA đồng nghĩa với việc xóa bỏ dần hàng rào thuế quan và phi thuế quan và có nghĩa là xoá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0045.doc
Tài liệu liên quan