Đề tài Giải pháp nâng cao khả năng thu hút lao động và tạo việc làm của kinh tế trang trại ở Việt Nam

Chương I: Một số khái niệm và đặc điểm lao động việc làm trong kinh tế trang trại 3

I- Tổng quan về kinh tế trang trại. 3

1. Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại. 3

2. Đặc trưng của kinh tế trang trại. 5

3. Bản chất và vai trò của kinh tế trang trại. 6

II. Loại hình tổ chức sản xuất của kinh tế trang trại 8

III- Đặc điểm tổ chức lao động trong kinh tế trang trại. 10

1. Tính thời vụ. 10

2. Trình độ tay nghề thấp. 11

3. Tính đa dạng cao về các hình thức tổ chức kinh doanh . 11

4. Sự không đồng nhất về chất lượng lao động. 12

5. Tổ chức lao động mang nặng tính tự phát. 12

IV- Kinh nghiệm của nước ngoài về kinh tế trang trại. 13

1. Kinh tế trang trại Nhật Bản. 13

2. Kinh tế trang trại Đài Loan. 16

3. Kinh tế trang trại Hàn Quốc 18

Chương II: Đánh giá thực trạng Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt nam 19

I- Tình hình phát triển trang trại. 19

1. Về số lượng và quy mô trang trại. 19

1.1. Về số lượng trang trại. 19

1.2. Qui mô về ruộng đất. 22

1.3. Qui mô về vốn. 24

 

doc74 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao khả năng thu hút lao động và tạo việc làm của kinh tế trang trại ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều mặt hàng có giá trị kinh tế cao, được xuất khẩu đem về cho đất nước một nguồn ngoại tệ đáng kể. Tuy nhiên, cần phải nói thêm rằng, không phải sản phẩm nào và ở vùng nào cũng tiêu thụ tốt. - Thứ nhất, các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa thành phố thường phải bán sản phẩm với giá quá thấp do hạ tầng cơ sở về giao thông đường sá kém phát triển, khiến sản phẩm chuyên chở được đến nơi tiêu thụ vừa tốn kém vừa không đảm bảo chất lượng. - Thứ hai, sản phẩm của các trang trại bán ra thường là sản phẩm thô chưa được chế biến nên mau hỏng, kém chất lượng nếu không tiêu thụ kịp thời. Hiện tại, khoảng 90% số sản phẩm bán ra thị trường vẫn thuộc dạng thô. Vì vậy, khi bán ra thường bị người mua ép giá chịu nhiều thiệt thòi. - Thứ ba, Khả năng nắm bắt thông tin thị trường của người sản xuất còn hạn chế, các kế hoạch sản xuất còn mang tính tự phát, dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu. Các trang trại chủ yếu vẫn sản xuất theo truyền thống, chưa mạnh dạn đưa kỹ thuật vào và tạo ra sản phẩm mới, sản xuất còn thụ động, chưa dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro, thông tin phản hồi từ thị trường và khả năng phân tích các thông tin thị trường rất hạn chế. Bên cạnh đó, các điều kiện khách quan và chủ quan cần thiết cho đổi mới sản phẩm còn hết sức hạn chế: thiếu khách hàng ổn định, thiếu thông tin thị trường, thiếu người tài trợ, thiếu vốn đầu tư để đổi mới cây trồng vật nuôi, công nghệ và chế biến sản phẩm, thiếu lao động kỹ thuật cao... Trong khi đó, về phía Nhà nước, chưa có chính sách thu mua và trợ giá hợp lý và đúng lúc đối với các sản phẩm nông nghiệp, thiếu thông tin kịp thời về hoạt động của các thị trường đầu vào và đầu ra có liên quan tới sản xuất kinh doanh của các trang trại. Kết quả là nhiều năm sản lượng tăng lên nhưng thị trường tiêu thụ bị thu hẹp hoặc mất thị trường. Vải thiều ở Lục Ngạn - Bắc Giang là bằng chứng cho thấy thiếu khâu bảo quản chế biến và thiếu thông tin thị trường mà thị trường vải xuất khẩu đi Trung Quốc bị thu hẹp đáng kể, các hợp đồng xuất khẩu vải giảm mạnh đến mức nhà sản xuất phải bán phá giá cho thị trường trong nước, hoặc được sấy khô để dành năm sau bán, trong khi giá bán vải sấy khô vẫn liên tục rớt giá từ 20 nghìn đồng/kg xuống còn một nửa mà vẫn bán. Cà phê ở Tây Nguyên và lúa ở đồng bằng sông Cửa Long là những ví dụ khác về chính sách thu mua trợ giá của Nhà nước không kịp thời, nhiều nhà sản xuất do không có đủ chỗ lưu giữ sản phẩm nên đã phải bán với giá ép của tư thương, hoặc đã chặt hàng loạt cà phê đi để đầu tư cây khác trong khi việc đầu tư cây cà phê mới phát mất một thời gian cũng khá tốn kém và việc rớt giá chỉ là tạm thời. Những lý do trên đây đã có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại. Đặc biệt, đối với các trang trại khu vực phía Bắc là nơi chưa quen với sản xuất hàng hoá lớn nên việc chấp nhận rủi ro đối với họ không phải là chuyện dễ dàng, do đó, họ sinh nản lòng hoặc rụt rè, chưa rẵn sàng đầu tư phát triển hay mở mang trang trại một khi thất bại trong kinh doanh. Ngay ở khu vực phía Nam, việc chặt hàng loạt cây cà phê, tiêu, cao su hay thanh long khi rớt giá liên tục cũng là những phản ứng của các nhà sản xuất đáng để chúng ta quan tâm. Các trang trại, khi đã sản xuất hàng hoá thì việc tiêu thụ sản phẩm là khâu sống còn. Kết quả điều tra cho thấy các trang trại nhìn chung có nhiều khách hàng và quan hệ với các khách hàng rất lỏng lẻo. Thêm vào đó việc sản xuất hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào vị trí địa lý và sự phát triển của thị trường nơi trang trại đang hoạt động. Nhìn chung, khách hàng của họ chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình, chiếm 88,8%. Các trang trại hiện phục vụ chủ yếu cho thị trường địa phương (trong xã hoặc tại thị trấn, thị xã gần đó), chiếm 76% số sản phẩm hàng hoá của trang trại. Kết quả này, một mặt phản ánh chất lượng sản phẩm chưa cao, khả năng bảo quản và vận chuyển còn hạn chế, đồng thời nó cũng phản ánh khả năng tiếp thị, quảng bá sản phẩm của trang trại chưa phát triển, còn bó hẹp trong khuôn khổ của địa phương. Bảng 7: Tỷ lệ khách hàng và nơi tiêu thụ sản phẩm theo lĩnh vực SXKD Đơn vị: % Trồng trọt Chăn nuôi Nuôi trồng thuỷ sản Hỗn hợp Chung Người mua 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 - Cá nhân 2,5 1,6 0,2 1,3 - DNTN, hộ gia đình 96,8 12,9 99,8 100 88,8 - DNNN 0,7 85,5 9,8 Nơi khách hàng mua 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 - Tại xã 25 6,5 77 28,9 - Tại thị trấn gần đó 26,1 93,5 23 90 47,1 - ở nơi khác 48,9 10 24 Nguồn: Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội 4. Tổ chức lao động và sử dụng lao động trong kinh tế trang trại. Cây trồng, vật nuôi là những đối tượng sản xuất chủ yếu của các trang trại. Chúng là cơ thể sống, sinh trưởng và phát triển theo các qui luật sinh học. Đó là các đặc điểm có ảnh hưởng quyết định đến tổ chức sản xuất và tổ chức lao động trong kinh tế trang trại. Trong trồng trọt các công đoạn sử dụng nhiều công lao động bao gồm các khâu làm đất, gieo trồng và thu hoạch. Trong một chu kỳ của mỗi loại cây trồng các khâu cần nhiều lao động thường tập trung vào những thời điểm nhất định trong năm, không liên tục và do đó gây ra tính thời vụ trong sử dụng lao động. Đối với các cây trồng hàng năm, 3 công đoạn: làm đất, gieo trồng và thu hoạch có thời gian sản xuất rất ngắn, song lại sử dụng đến 70 - 80% tổng nhu cầu lao động. Ngược lại, thời kỳ chăm sớc chiếm hơn 50% thời gian sản xuất, chỉ sử dụng 20 - 30% tổng nhu cầu lao động. Với cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè, cao su, điều thì mức độ chênh lệch về nhu cầu sử dụng lao động trong các thời điểm thấp hơn. Đối với ngày chăn nuôi, nhìn chung, nhu cầu sử dụng lao động được dàn đều trong năm hơn. Đối với gia súc sinh sản, cho sữa thì mức nhu cầu lao động khi nái đẻ và nuôi con tăng từ 20 - 25% so với lúc trước. Gia súc, gia cầm nuôi lấy thịt, trứng thì ở thời kỳ tăng trọng nhanh cần thêm lao động trong việc cung cấp thức ăn, tắm, vệ sinh chuồng trại, nhưng không nhiều lắm. Nếu tổ chức chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm gối tiếp nhau thì gần như không có sự biến động về nhu cầu lao động nhiều lắm. Để hạn chế mức độ gay gắt khi thời vụ cũng như lúc nông nhàn, các trang trại thường kết hợp sản xuất nhiều loại cây trồng, vật nuôi tạo thành sự xen kẽ về thời gian lao động trong các thời điểm trong năm. Mặc dầu vậy, các trang trại vẫn không tránh khỏi sự ảnh hưởng của tính thời vụ đến mức độ thu hút lao động về số lượng và thời điểm. Bảng 8: Cơ cấu lao động vào các công đoạn trong một chu kỳ sản xuất của một số cây trồng. TT Cây trồng Làm đất Gieo cấy Chăm sóc thu hoạch + chế biến Độ dài thời gian (ngày) % công lao động Độ dài thời gian (ngày % công lao động Độ dài thời gian (ngày % công lao động Độ dài thời gian (ngày % công lao động 1 Cây lúa 25 20,0 20 25,0 60 20,0 20 35,0 2 Cây hoa màu 20 20,0 10 20,0 50 30,0 20 30,0 3 Cây đậu đỗ 15 25,0 10 15,0 40 25,0 20 35,0 4 Cây mía 30 45,0 270 35,0 30 20,0 5 Cây chè 30 30,0 300 70,0 6 Cây cà phê 60 25,0 270 35,0 40 40,0 7 Cây cao su 60 30,0 300 70,0 8 Cây điều 60 30,0 200 20,0 30 50,0 9 Cây rau 15 25,0 10 10,0 90 40,0 30 30,0 10 Cây ăn quả 30 30,0 270 30,0 30 40,0 Nguồn: Viện Kinh tế nông nghiệp. Về tình hình sử dụng lao động, phần lớn các trang trại trước hết sử dụng lao động của gia đình, nếu không đủ thì thuê thêm lao động thường xuyên và lao động thời vụ. Theo số liệu điều tra của Viện Khoa học lao động cho thấy, tính bình quân, trong năm 2000 một trang trại có 12,8 lao động. Trong đó, có 3,3 lao động gia đình làm, chiếm 26% tổng số lao động. Trang trại trong ngành trồng trọt có số lao động gia đình lớn nhất - 5 người trang trại trong ngành chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản có số lao động gia đình nhỏ nhất - 2 người. Lao động gia đình chủ yếu là lao động ổn định. Tuy nhiên, cũng có một số lao động gia đình làm theo thời vụ, đặc biệt là trong các trang trại trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản. Các thành viên gia đình tham gia làm việc khá linh hoạt và một người thường tham gia vào nhiều công việc khác nhau. Bình quân 1 trang trại thuê 9,4 lao động, chiếm 74% trong tổng số lao động. Trong đó, 70% làm việc thường xuyên (6,7 người) và 30% làm việc thời vụ (2,7 người). Trang trại nuôi trồng thuỷ sản có số lao động thuê ngoài cao nhất, 16,6 người, trong đó có 12,5 người lao động thường xuyên. Các trang trại trồng trọt có số lao động thuê ngoài thấp nhất, với số lao động thường xuyên bình quân là 2,5 người và lao động thời vụ là 2 người. Nhìn chung, số lượng lao động thường xuyên thuê ngoài ít biến động trong năm. Tuy nhiên, số lao động thời vụ lại biến động mạnh, đặc biệt là trong các trang trại trồng trọt, chủ yếu tập trung vào tháng 6, tháng 7, còn các tháng khác hầu như không có lao động thời vụ hoặc có số lượng rất ít. Trang trại nuôi trồng thuỷ sản sử dụng lao động thời vụ tương đối cao và rải đều trong năm từ tháng 3 đến tháng 10, đó là vào các thời điểm đánh bắt thuỷ sản, hải sản hoặc làm vệ sinh đầm hồ sau khi thu hoạch, tháng cao điểm thuê người lao động nhất là 7,5 người. ít bị tác động của thời vụ nhất là các trang trại chăn nuôi với số lượng lao động thời vụ bình quân/tháng là 0,7 người. Tháng thuê nhiều lao động thời vụ nhất cũng chỉ lên tới 2 lao động. Ngay các trang trại kinh doanh hỗn hợp (trồng trọt kết hợp nuôi ong lấy mật) cũng chịu tác động của tính thời vụ. Thời điểm thuê nhiều lao động thời vụ nhất tập trung vào các tháng 4, 5, 6 (lên tới 10 người). Theo điều tra của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, do tính chất trang trại gia đình nên các chủ trang trại chủ yếu sử dụng lao động gia đình và người thân, còn lao động làm thuê mướn từ ngoài không nhiều, bình quân khoảng 2 lao động/1 năm, trong đó 1 lao động thường xuyên và 1 lao động thời vụ trong năm. Thuê mướn lao động thường xuyên phụ thuộc vào quy mô và tính chất sản xuất của mỗi loại trang trại. Tỷ lệ trang trại có thuê mướn lao động thường xuyên trong năm như sau: 30% thuê trên 3 lao động, trong đó có 12% thuê trên 5 lao động, 80% số trang trại có thuê lao động thời vụ với mức 500 ngày công/năm (2 lao động qui đổi) với giá trị ngày công phổ biến 20 nghìn đồng/ngày. Phương thức thuê mướn hoàn toàn tự giác dự trên sự thoả thuận giữa chủ trang trại và người làm thuê. Việc tổ chức và sử dụng lao động trong kinh tế trang trại phụ thuộc rất nhiều vào loại hình và mức độ chuyên môn hoá sản xuất, đặc biệt là đối với các trang trại trồng trọt. Trang trại chăn nuôi thường có số lao động thường xuyên ổn định và số lao động thời vụ ít nhất. Trang trại nuôi trồng thuỷ sản thuê lao động thời vụ nhiều nhất và kéo dài gần 2/3 thời gian trong năm. Thực hiện kinh doanh tổng hợp trên cơ sở kết hợp các loại cây con có mùa vụ dàn đều trong năm một cách thức hợp lý có thể là giải pháp tốt để hạn chế tính thời vụ và sử dụng hợp lý hơn lực lượng lao động trong trang trại. Số lượng lao động trang trại thuê ngoài không chỉ liên quan đến tính chất ngành nghề sản xuất, loại cây trồng vật nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô diện tích, vốn đầu tư để mở rộng ngành nghề sản xuất,... 5. Số lượng và chất lượng lao động trong trang trại. Về số lượng lao động: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 1999 cả nước có 702.049 lao động làm việc trong 45.372 trang trại. Bình quân mỗi trang trại có 15,5 lao động làm việc. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho số lượng lao động bình quân / trang trại nhỏ hơn nhiều (Ví dụ theo số liệu điều tra của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân). Do những thay đổi trong tiêu chí thống kê cũng như hệ thống báo cáo, việc đánh giá động thái về số lượng lao động làm việc trong trang trại hiện còn gặp nhiều khó khăn. Theo số liệu khảo sát của Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội, cho thấy tổng số lao động bình quân 1 trang trại năm 1998 là 11,2 người, năm 1999 là 11,8 người và năm 2000 tăng lên 12,8 người, trong đó lao động thường xuyên chiếm khoảng 74% (9,4 người) và lao động thời vụ là 26% (3,3 người). Như vậy, số lao động năm 1999 tăng lên 5,36% so với năm 1999 và năm 2000 tăng lên 8,47% so với năm 1999. Đáng chú ý là số lao động thường xuyên tăng lên nhanh hơn phản ánh xu thế việc làm tích cực hơn: tăng số việc làm ổn định và giảm dần việc làm thời vụ. Về chất lượng lao động: + Chủ trang trại. Kết quả điều tra 3.044 trang trại của Đại học Kinh tế Quốc dân (năm 1999) cho thấy: gần 92% số chủ trang trại là nam giới; 62,4% số chủ trang trại xuất thân từ nông dân, 9,4% là hưu trí; 8,8% là cán bộ xã, 8,11% là công an, bộ đội trở về địa phương, 4,7% là công thức đương chức,... Số chủ trang trại là Đảng viên chiếm 24%, riêng Yên Bái là 52%. Về trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật: Chủ trang trại có trình độ văn hoá PTCS trở lên chiếm 80,68%, trong đó số chủ trang trại được đào tạo có bằng từ sơ cấp chuyên môn kỹ thuật và quản lý kinh tế trở lên chỉ có 31%; 13,5% được dự các lớp bồi dưỡng kiến thức khuyến nông, lâm, ngư; 30% tự học kỹ thuật và quản lý qua các phương tiện thông tin đại chúng. ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, khoảng trên 80% các chủ trang trại có trình độ văn hoá tiểu học và PTCS, hầu hết chưa được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật hoặc quản lý kinh tế. Chỉ có khoảng 10% có trình độ sơ cấp, 5-7% có trình độ trung cấp và 1-2% có trình độ đại học. Theo kết quả điều tra của Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội năm 2001 cũng cho biết kết quả tương tự. - Về tuổi đời: 55,5% chủ trang trại có tuổi đời từ 40-50 tuổi; 33,3% có tuổi đời trên 50 và 11,1% có tuổi đời dưới 40. - Về nghề nghiệp trước khi khởi sự trang trại: Mỗi người có một kinh nghiệm và hoàn cảnh riêng như: bộ đội, cán bộ xã, nông dân, người làm vườn, quản lý kinh tế và thợ cơ khí. - Về trình độ học vấn: 44,4% tốt nghiệp PTTH, 44% tốt nghiệp PTCS, có 11,6% chưa tốt nghiệp PTCS. - Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: 33,3% có trình độ THCN; 33,7% là CNKT; 11% có trình độ sơ cấp thuỷ sản; trong khi đó có 22% không có CMKT. Như vậy, có thể thấy hầu hết chủ trang trại là những người năng nổ, sung súc, một số rất có kinh nghiệm sản xuất, thậm chí lao động giỏi. Tuy nhiên, thiếu kiến thức làm ăn là vấn đề rất rõ, đặc biệt là về khoa học kỹ thuật và công nghệ, quản lý kinh tế, xác định hướng sản xuất hàng hoá và kinh nghiệm tiếp cận với thương trường. Các chủ trang trại, do đó, làm ăn dựa vào kinh nghiệm là chính, làm theo phong trào, bắt chước máy móc,.... Đối với các sản phẩm có khả năng xuất khẩu, các chủ trang trại thường phải uỷ thác hoặc bán qua một doanh nghiệp khác. + Lao động làm việc trong trang trại. Lao động làm việc trong trang trại thực chất là lao động trong nông nghiệp và nông thôn. Một số là lao động gia đình, một số khác được thuê ngoài (thường xuyên hoặc thời vụ). Hiện tại chất lượng lao động nông thôn, chỉ xét riêng về mặt trình độ CMKT, thì vẫn thấp xa so với các khu vực khác (công nghiệp và dịch vụ). Kết quả điều tra lao động việc làm hàng năm cho thấy mặc dù tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật có tăng lên kể từ năm 1998, tuy nhiên tốc độ tăng vẫn rất chậm và đến năm 2002 mới đạt 10,3%, còn 90,7% vẫn là lao động phổ thông. Ngay số lao động được đào tạo các trình độ sơ cấp hoặc CNKT cũng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, trên dưới 2%. Bảng 9: Cơ cấu lao động nông thôn theo cấp trình độ CMKT (%). Trình độ CMKT 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Không CMKT 92,23 92,70 91,94 92,04 90,73 Sơ cấp 1,56 1,25 1,22 1,17 3,06 CNKT không bằng 1,33 1,35 1,53 1,51 0,00 CNKT có bằng 1,26 1,06 1,09 1,12 6,21 THCN 2,74 2,65 2,91 2,90 0,00 Cao đẳng - ĐH trở lên 0,89 0,95 1,31 1,26 0,00 Khác 0,00 0,02 0,00 0,00 0,00 Nguồn: Điều tra lao động - việc làm năm 1998, 1999, 2000, 2001, 2002. Lao động việc làm trong trang trại chủ yếu là nam, chiếm 77,4%. Riêng các trang trại trồng trọt lao động nữ chiếm gần 50% trong tổng số lao động. Một trong các lý do dẫn đến tỷ lệ lao động nữ thấp là chủ trang trại thường chỉ muốn thuê lao động nam vì họ có sức khỏe hơn và xốc vác công việc hơn trong những lúc cần thiết. Bảng 10: Cơ cấu phân bố lao động làm việc trong trang trại theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh, giới tính và trình độ văn hoá Đơn vị: % Giới tính Trình độ văn hoá Nữ Nam Chưa TN PTCS TN PTCS TN PTTH Trồng trọt 48,59 51,41 37,13 51,43 11,44 Chăn nuôi 10,00 90,00 40,00 40,00 20,00 Nuôi trồng thuỷ sản 3,60 96,40 53,57 42,86 42,86 Hỗn hợp 9,02 90,08 10,00 39,98 49,02 Nguồn: Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội. Lao động việc làm trong trang trại thường là trẻ, tập trung chủ yếu ở độ tuổi dưới 35 (chiếm 59%), lao động nữ từ 45 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng 17%). Trình độ học vấn của người lao động tương đối khá, 42% đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở và 17% tốt nghiệp phổ thông trung học. Về chuyên môn kỹ thuật, số liệu khảo sát cho thấy lao động chủ yếu là người làm ruộng, đánh bắt cá, bảo vệ, chăn nuôi lợn, đây là những công việc đơn giản không cần qua đào tạo trường hợp mà chủ yếu là do kinh nghiệm hoặc do được hướng dẫn của người có kinh nghiệm khi vào trang trại làm việc. Các nghề đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao như kỹ sư nông nghiệp, công nhân kỹ thuật, kế toán, thú y có số lao động ít, chiếm 8,6% tổng số lao động và chủ yếu là lao động thường xuyên, số làm bán thời gian hay thời vụ chiếm tỷ lệ không đáng kể. II- Quan hệ giữa chủ trang trại và người lao động làm việc trong trang trại. 1. Về quan hệ hợp đồng lao động Người lao động làm việc trong trang trại hầu như không được biết về hợp đồng lao động, trong khi các chủ trang trại lại ít quan tâm đến trách nhiệm của họ đối với quyền lợi của người lao động. Đa số lao động làm việc trong trang trại được dựa trên thoả thuận trực tiếp giữa chủ và người lao động. Song không có sự ràng buộc vào bằng văn bản về trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên khi thực hiện công việc. Điều khoản được quan tâm và gần như duy nhất trong các thoả thuận giữa chủ trang trại và người lao động là mức tiền công, còn các nội dung khác như BHXH, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bảo hộ lao động,... hầu như không được đề cập đến. Về hiện tượng này có nhiều nguyên nhân, trong đó đáng lưu ý là phần lớn, nếu không nói là tất cả người lao động làm việc trong trang trại không biết hoặc biết rất ít về luật pháp và các chính sách của Nhà nước về lao động. Tiếp đó, lao động làm thuê chủ yếu là lao động trong làng, trong xã. Kết quả điều tra cho thấy hầu hết trang trại tuyển dụng lao động thông qua quan hệ cá nhân hoặc họ hàng, bạn bè giới thiệu. Chính quyền địa phương, đặc biệt là các trung tâm dịch vụ việc làm hầu như hoàn toàn chưa có một tác động nào đến khâu này. Số lao động có hợp đồng lao động và hợp đồng lao động từ 1 năm trở lên (với hợp đồng rất sơ sài) chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 10,9%. Hầu như lao động làm việc trong trang trại không có hợp đồng lao động bằng văn bản mà chủ yếu bằng miệng. Khi không có hợp đồng lao động thì các quyền lợi như bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế của người lao động tất sẽ không được các chủ trang trại quan tâm đúng mức và người thiệt thòi chính là người lao động. Nói cách khác, lao động làm việc trong các trang trại được chủ trang trại quan tâm theo "cách" của họ. Hầu hết là cách cho theo cảm tính, nhất thời và thường là chưa đủ so với quy định của pháp luật. 2. Về quan hệ tiền lương tiền công Về tiền lương, hầu hết các chủ trang trại đều cho rằng thoả thuận tay đôi với người lao động là cách làm quan trọng nhất được họ áp dụng trong thực tế. Trong các trang trại, hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng phổ biến. Trong trường hợp thời vụ, thu hoạch gấp thì hình thức lương sản phẩm cũng được áp dụng để khuyến khích người lao động nâng cao năng suất hoặc áp dụng cách thưởng hay tăng tiền công / ngày lên theo khả năng thanh toán của trang trại. Mức tiền công phổ biến trả cho người lao động thường vào khoảng 400-600 nghìn đồng/tháng, số lao động nhận mức lương dưới 400 nghìn đồng/ tháng chiếm tỷ lệ không đáng kể. Lao động làm thuê được hưởng thù lao gói gọn trong tiền công trả theo thoả thuận đôi bên. Ngoài tiền công trả bằng tiền mặt, một số trang trại còn trả tiền công dưới hình thức nuôi ăn ngay tại trang trại cho những trường hợp người lao động làm và sống tại trang trại. Các trang trại chăn nuôi có mức tiền công (bao gồm tiền công và tiền nuôi ăn) trả cao nhất là 625 nghìn đồng/ tháng, trang trại trồng trọt có mức tiền công trả thấp nhất trong các loại hình sản xuất kinh doanh của trang trại - 377 nghìn đồng/ tháng. Bảng 11: Qui mô trang trại, tiền công lao động và số lao động bình quân phân theo vùng Qui mô diện tích bình quân 1 trang trại (ha) Quy mô giá trị hàng hoá bình quân 1 trang trại (tr.đ) Số LĐ thuê ngoài (người) Tiền công LĐ thường xuyên (1.000đ/tháng) Tiền công LĐ thời vụ (1.000đ/ngày) Cả nước 6,0 98,8 12,7 434,3 18,1 Đồng bằng sông Hồng 11,3 117,6 3,2 400,8 16,8 Đông Bắc 10,4 27,9 3,4 280,7 12,5 Tây Bắc 7,6 2,9 280,7 12,5 Bắc Trung Bộ 9,3 59,3 2,2 335,7 12,8 BQ các tỉnh phía Bắc 8,9 68,3 2,9 Nam Trung Bộ 4,9 163,1 2,5 322,2 27,8 ĐB sông Cửu Long 4,5 85,2 17,8 393,2 24,9 Tây Nguyên 5,9 112,1 3,3 498,3 20,8 Đông Nam Bộ 6,7 126,7 21,2 393,2 20,5 BQ các tỉnh phía Nam 5,4 121,8 11,2 Nguồn: Tổng cục Thống kê Mức tiền công bình quân chung các trang trại trả cho người lao động là 521 nghìn đồng/ tháng và cao hơn 2 lần mức lương tối thiểu quy định của Nhà nước. Như vậy, mức tiền công của lao động làm việc trong các trang trại cao hơn so với mức thu nhập bình quân trên địa bàn nông thôn. Mức tiền công trong trang trại phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố: qui mô giá trị nông sản hàng hoá và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các trang trại, song nó lại ít phụ thuộc vào quy mô diện tích đất của các trang trại. Những trang trại có qui mô giá trị nông sản cao thường có mức tiền công cao hơn. Ví dụ, các vùng đồng bằng sông Hồng, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có mức tiền công cao hơn các vùng còn lại, từ 393 nghìn đến 498 nghìn đồng/ tháng đối với lao động thường xuyên và từ 16,8 nghìn đến 27,8 nghìn đồng/ ngày đối với lao động thời vụ. Trong khi đó, vùng miền núi phía Bắc có quy mô giá trị hàng hoá thấp (27,8 triệu đồng) nên mức tiền công cho lao động thường xuyên (280 nghìn đồng/ tháng) và lao động thời vụ (12 nghìn đồng/ ngày) thấp. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của trang trại có ảnh hưởng khá lớn tới mức tiền công. Các trang trại thuộc nhóm chăn nuôi có mức tiền công cao, dao động từ 393 nghìn đồng/ tháng đến 539 nghìn đồng/tháng. Nhóm trang trại có mức tiền công cao thứ hai là nhóm trang trại cây lâu năm và thuỷ sản, dao động từ 435 nghìn đồng/tháng đến 463 nghìn đồng/ tháng, các trang trại lâm nghiệp có mức tiền công thấp nhất, 282 nghìn đồng/tháng. Tuy nhiên, mức tiền công ở bất kỳ loại trang trại nào cũng đều cao hơn so với mức thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn (225 nghìn đồng/tháng). 3. Về lao động thời vụ Lao động thuê ngoài và đặc biệt là lao động thời vụ thường không có tay nghề phù hợp. Nhiều người khi bắt đầu đến làm việc mới được chủ trang trại giới thiệu về cơ sở của mình, hướng dẫn và giám sát công việc. Nhiều khi, đến khi người lao động quen việc thì đã hết thời vụ. Nhìn chung năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sử dụng lao động làm thuê thời vụ kém so với lao động thuê thường xuyên. Việc thuê lao động thời vụ trên thị trường lao động tự do luôn biến động nên dễ gây khó khăn cho sản xuất của trang trại. Khi nhiều trang trại cùng thuê lao động vào một thời điểm sẽ gây khan hiếm và phải cạnh tranh bằng mức thù lao cao hơn, ngược lại có lúc người lao động đi làm thuê lại không kiếm được việc làm, đời sống khó khăn. Như vậy là có khi lao động thuê thời vụ, không tuyển chọn cả về kỹ năng, sức khoẻ và ý thức lao động, nhưng mức thù lao thường phải trả cao hơn so với thuê lao động thường xuyên. Lao động thời vụ trả 20-30 nghìn đồng/ ngày, bằng 600-660 nghìn đồng/ tháng, lao động thường xuyên thù lao 400-500 nghìn đồng /tháng. Việc sử dụng lao động thời vụ nhiều dẫn đến tình trạng kết quả sản xuất của cuối vụ, cuối năm không gắn với sự thưởng, phạt và động viên trực tiếp người lao động nên lao động làm thuê cùng không gắn bó, quan tâm đầy đủ đến chất lượng công việc. Vấn đề nổi cộm hiện nay là hầu như khong ai chịu trách nhiệm đối với người lao động làm việc trong trang trại khi gặp rủi ro, tai nạn hay ốm đau. Có thể nói chưa có người lao động làm thuê nào được trang bị bảo hộ lao động trong quá trình lao động. Người lao động không được hưởng chế độ bồi dưỡng khi làm các công việc độc hại. Thời gian làm việc vào thời kỳ mùa vụ thường kéo dài, song không được trả công rõ ràng. Chế độ nghỉ ngơi của người lao động (thời gian nghỉ giải lao, nghỉ tuần, nghỉ phép năm, nghỉ lễ,...) rất ít được quan tâm. 4. Về đào tạo nghề cho người lao động Tương tự như vậy là vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động. Việc tham gia các lớp tập huấn về cách làm ăn, làm giàu, nếu có thì chỉ chủ trang trại hoặc người nhà chủ trang trại tham gia, còn người lao động làm thuê thì hầu như chưa ai để ý đến. Mặt khác,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37121.doc
Tài liệu liên quan