MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.i
LỜI CẢM ƠN.ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ BẢN ĐỒ.vi
PHẦN I.1
ĐẶT VẤN ĐỀ.1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.2
2.1. Mục tiêu chung.2
2.2. Mục tiêu cụ thể.2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.2
PHẦN II.4
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.4
CHƯƠNG 1.4
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ .4
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA THÔNG TIN DI ĐỘNG.4
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.4
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, phát triển.4
1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh (competition).4
1.1.1.2. Những thuật ngữ liên quan khái niệm cạnh tranh.5
1.1.1.3. Năng lực cạnh tranh (competitive).5
1.1.1.4. Những thuật ngữ liên quan khái niệm năng lực cạnh tranh.7
1.1.1.5. Phát triển (development).8
1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh bưu chính viễn thông.8
1.1.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.9
1.1.3.1. Tổ chức của doanh nghiệp và phân công trách nhiệm.9
1.1.3.2. Trình độ của đội ngũ lãnh đạo.10
1.1.3.3. Tỷ lệ nhân viên, công nhân lành nghề.10
1.1.3.4. Số sáng kiến, cải tiến, đổi mới hàng năm được ứng dụng vào thực tiễn
sản xuất, kinh doanh.11
1.1.3.5. Chất lượng cơ sở vật chất, kỹ thuật.11
1.1.3.6. Năng lực tài chính doanh nghiệp.11
1.1.3.7. Chất lượng sản phẩm.14
1.1.3.8. Thị phần của doanh nghiệp.15
1.1.3.9. Năng suất lao động của doanh nghiệp.15
1.1.3.10. Chất lượng môi trường sinh thái.16
1.1.3.11. Giá trị vô hình của doanh nghiệp.16
1.1.4. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.19
1.1.4.1 Doanh thu.19
1.1.4.2 Lợi nhuận .20
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN.21
CHƯƠNG 2.25
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ.25
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.25
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.25
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .25
2.1.1.1. Vị trí địa lý.25
2.1.1.2. Tài nguyên.26
2.1.1.3. Cơ sở hạ tầng.26
2.1.1.4. Mạng thông tin di động tỉnh Thừa Thiên Huế.27
2.1.2. Đặc điểm xã hội và nhân văn.28
2.1.2.1. Dân số.28
2.1.2.2. Văn hóa.30
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế.31
2.1.3.1. Hiện trạng kinh tế tỉnh.31
2.1.3.2 Đánh giá thuận lợi, khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển
kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế.35
2.1.4. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Viễn thông Quân đội tại
Thừa Thiên Huế.36
2.1.4.1. Tổng quan về Tổng Công ty Viễn thông Quân đội.36
2.1.4.2 Chi nhánh Công ty Viễn thông Quân đội tại Thừa Thiên Huế.37
2.1.4.3 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh.41
2.1.4.4. Định hướng phát triển trong thời gian tới.43
2.1.4.5. Các nhiệm vụ trọng tâm của toàn Tổng công ty.43
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.44
2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu.44
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu.44
2.2.2.1. Số liệu đã công bố.44
2.2.2.2. Thu thập số liệu mới.45
2.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, XỬ LÍ SỐ LIỆU.45
2.3.1. Phương pháp phân tích thống kê kinh tế.45
CHƯƠNG 3.47
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ PHÁT TRIỂN THÔNG TIN
DI ĐỘNG CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI TẠI TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ.47
3.1. CẠNH TRANH VỀ GIÁ .47
3.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH VỀ ĐỘ PHỦ SÓNG CỦA
VIETTEL TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.54
3.3. CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG CÁO, KHUYẾN MÃI.58
3.4. ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI.63
3.5. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VỀ SẢN PHẨM.66
3.6. PHÂN TÍCH THỊ PHẦN CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.69
3.8. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT.75
CHƯƠNG 4.83
ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH VÀ PHÁT TRIỂN THÔNG TIN DI ĐỘNG CỦA CÔNG TY VIỄN
THÔNG QUÂN ĐỘI TẠI .83
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.83
4.1. CÁC QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU .83
4.1.1. Quan điểm [6], [15].83
4.1.2. Định hướng [6].84
4.1.3. Mục tiêu [6].84
4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU.85
PHẦN III.96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.96
I. KẾT LUẬN.96
II. KIẾN NGHỊ.97
107 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2115 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thông tin di động của công ty viễn thông quân đội Viettel tại Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đông dân cư, tập trung các cơ quan hành chính tổng tổng hợp, huyện
Phong Điền có khu công nghiệp Hương Sơ. Và căn cứ vào việc khảo sát thực
địa về mạng viễn thông: các trạm thu, phát sóng thông tin di động và công tác
nâng cấp, quản lý các công trình thông tin di động tại các điểm này.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1. Số liệu đã công bố
Các số liệu đã công bố được thu thập gồm: diện tích, dân số, lao động,
số trạm thu, phát sóng, số thuê bao, doanh thu, các số liệu về tài chính. Các số
44
liệu này được thu thập từ Sở Bưu chính Viễn thông, Uỷ ban nhân dân tỉnh
Thừa Thiên Huế, số liệu doanh thu, các số liệu về tài chính được thu thập tại
Chi nhánh Công ty Viễn thông Quân đội tại tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.2.2. Thu thập số liệu mới
Các số liệu thu thập mới dựa trên các tiêu chí sau: nghe đến mạng
Viettel chưa? Nghe qua phương tiện nào? Những lý do sử dụng mạng điện
thoại di động hiện tại, thuê bao đang dùng loại gì? Phí sử dụng trung bình
trong một tháng? Những cảm nhận về mức độ hài lòng đối với các chính sách,
dịch vụ mà Viettel cung cấp so với các nhà cung cấp khác...
2.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, XỬ LÍ SỐ LIỆU
Phương pháp nghiên cứu phụ thuộc vào đối tượng và mục đích nghiên
cứu, đối với đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
2.3.1. Phương pháp phân tích thống kê kinh tế
Thống kê là một khoa học xã hội nghiên cứu về mặt lượng có mối quan
hệ chặt chẽ tới mặt chất và nghiên cứu tới số lớn, nghiên cứu sự biến đổi số
lượng có mối quan hệ đến mặt chất ở thời gian và địa điểm cụ thể.
Đây là công cụ chủ yếu chúng tôi dùng để nghiên cứu đề tài. Thông
qua việc thống kê các bảng điều tra mẫu và được xử lí bằng phần mềm SPSS
nhằm phát hiện ra những bản chất vấn đề về sự hài lòng và đánh giá của
người tiêu dùng đối với dịch vụ thông tin di động Viettel.
Việc tiến hành điều tra thực hiện theo 2 phương pháp:
- Thu thập các số liệu đã có sẳn, đã được công bố từ các cơ quan: Sở
Bưu chính Viễn thông, Uỷ ban nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế, Chi nhánh
công ty Viễn thông Quân đội tại Tỉnh thừa Thiên Huế.
45
- Điều tra trực tiếp phỏng vấn các khách hàng sử dụng điện thoại di động
ở các địa bàn nghiên cứu, có mẫu đủ lớn về các chỉ tiêu cần thiết. Những số liệu
thu thập phải được tiến hành qua bước chỉnh lý sau đó tổng hợp phân tích.
2.3.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp này nhằm tìm ra mối liêu hệ tương quan giữa các yếu tố,
giữa các sự vật và hiện tượng.
Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm so sánh thị phần, số thuê
bao, doanh thu, số trạm thu, phát sóng, nguồn nhân sự.... qua đó đánh giá
được lợi thế của đơn vị Viettel so với với Vinaphone, MobileFone. Từ đó tìm
ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thông tin di
động của đơn vị Viettel trên thị trường Thừa Thiên Huế.
46
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ PHÁT TRIỂN
THÔNG TIN DI ĐỘNG CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG
QUÂN ĐỘI TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Thị trường viễn thông Việt Nam đang chứng kiến những cuộc chiến về
giá cước, cuộc chiến khuyến mãi, cuộc đua công nghệ, chiếm giữ thị
phần...khá quyết liệt. Sự cạnh tranh này sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới
và không chỉ giữa các doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam mà còn với các
công ty nước ngoài theo lộ trình mở cửa khi Việt Nam gia nhập WTO. Trong
môi trường cạnh tranh đó, mỗi doanh nghiệp phải tự chọn cho mình một chiến
lược cạnh tranh phù hợp nếu muốn tồn tại và phát triển.
Chính thức tham gia vào thị trường di động tháng 10/2004, Viettel
Mobile đã tổ chức tấn công trên nhiều mặt trận để các đối thủ cạnh tranh của
mình đồng thời phải chống đỡ phía trước, phía sau lưng và hai bên sườn.
3.1. CẠNH TRANH VỀ GIÁ
Nhận thấy thị trường nhạy cảm về giá, khách hàng không mặn mà với
những nhà cung cấp hiện có lúc đó, và theo pháp lệnh Bưu chính Viễn thông
thì doanh nghiệp khống chế thị trường không được tự quyết định về giá,
Viettel Mobile đã tận dụng cơ hội này giữ mức cước rẻ hơn so với các đối thủ
cạnh tranh khác. Ngay từ lúc mới tham gia thị trường, Viettel Mobile có giá
cước thấp hơn so với MobiFone và VinaPhone 260 đồng (đối với dịch vụ trả
trước) và 160 đồng (đối với dịch vụ trả sau).
Chúng ta có bảng tình hình cạnh tranh giá cả của Viettel, MobiFone và
VinaPhone trên điạ bàn Thừa Thiên Huế như sau:
47
Bảng 3.1: Tình hình cạnh tranh giá cả của Viettel, MobiFone và VinaPhone trên địa bàn Thừa Thiên Huế đến
ngày 01/06/2007
Giá cước
Viettel Mobifone Vinaphone So sánh Mobifone và Viettel So sánh VinaPhone và Viettel
Trả
trước
Trả
sau
Trả
trước Trả sau
Trả
trước Trả sau Trả trước Trả sau Trả trước Trả sau
(Đồng) (Đồng) (Đồng) (Đồng) (Đồng) (Đồng) Tăng/giảm %
Tăng/
giảm %
Tăng
/
giảm
% Tăng/giảm %
Điện thoại
Trong mạng
(block giây) 193 129 186 135 197 123 -7 96.4 6 105.0 4 102.0 -6 95.4
Ngoài mạng
(block 6
giây)
205 139 150 150 240 136 -55 73.2 11 108.0 35 117.0 -3 97.8
Nhắn tin
Trong mạng
(1 tin nhắn) 300 300 350 350 350 350 50 117.0 50 117.0 50 117.0 50 117.0
Ngoài mạng
(1 tin nhắn) 350 350 400 400 400 400 50 114.0 50 114.0 50 114.0 50 114.0
Phí hòa
mạng
69.000 59.000 75.000 150.000 75.000 150.000 6.000 109.0 91.000 254.0 6.000 109.0 91.000 254.0
149.000 119.000
249.000
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các doanh nghiệp
47
46
Kết quả so sánh ở bảng 3.1 cho thấy: Viettel luôn sử dụng chiến lược
giá với số 9 đằng sau làm giảm cảm nhận giá cao cho khách hàng. Đây là
chiêu thức cũ nhưng đã được Viettel áp dụng khá thành công. Ngoài ra, giá
cước của Viettel luôn thấp hơn giá cước của MobiFone và VinaPhone từ 4-6
đồng/block 6 giây. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Viettel đã cho ra gói
cước Tomato với giá cước đắt hơn so với các gói cước khác (259 đồng/block
đầu tiên và 43 đồng cho mỗi giây tiếp theo), do đó giá bình quân của thuê bao
trả trước Viettel tăng lên so với bình quân của thuê bao trả trước MobiFone và
Vina Phone (Tuy nhiên, với gói Tomato thời gian nghe là mãi mãi).
Viettel cũng như những mạng viễn thông khác luôn sử dụng 2 loại giá
cước, gọi trong mạng và ngoài mạng. Mục đích khuyến khích người tiêu dùng
gọi trong mạng với nhau nhằm làm tăng số thuê bao của doanh nghiệp mình
và tăng thời lượng sử dụng trong mạng với nhau. Đặc biệt, so với 2 mạng kia,
Viettel có gói Family (Miễn phí 900 giây/ tháng, và cuộc gọi dưới 6 giây sẽ
làm tròn thành 6 giây khi gọi đến các thuê bao trong nhóm), VPN (cho phép
khách hàng tạo nhóm với chi phí sử dụng trong nhóm thấp hơn). Đây là chiến
lược mà Viettel áp dụng nhằm đáp ứng tối đa lợi ích của từng nhóm đối tượng
khách hàng.
Viettel đã khá thành công trong việc hình thành chiến lược giá, điều
này thể hiện ngay từ khi mới bắt đầu tham gia vào thị trường viễn thông.
Viettel đã đưa ra nhiều chính sách thu hút khách hàng, trong đó chương
trình khuyến mãi về giá đối với những thuê bao hoà mạng mới đã thu hút
khá lớn khách hàng, làm không ít người tiêu dùng từ bỏ số cũ để dùng sim
mới Viettel.
Sau những đợt giảm giá liên tiếp, bằng việc (người đầu tiên) áp dụng
phương thức tính cước theo block 6 giây + 1 vào ngày 01/05/2006, Viettel đã
48
thực sự tạo ra cuộc chiến về giá cước với các đối thủ của mình. Gần đây,
Viettel đã áp dụng chính sách giảm giá cước (khoảng 30%) cho thuê bao trả
sau nếu khách hàng dùng nhiều.
Bảng 3.2: Mức giảm cước theo mức tiêu dùng trong tháng của Viettel
Mức sử dụng/ tháng (bao gồm toàn bộ
cước phát sinh trong tháng, trừ cước
thuê bao)
Mức giảm
Từ 200.000 đến 499.999đ Giảm 50% cước thuê bao
Từ 500.000đ đến 799.999đ Giảm 100% cước thuê bao
Từ 800.000đ trở lên
* Giảm 100% cước thuê bao
* Giảm 30% giá cước đối với phần
cước phát sinh từ 800.000đ trở lên
Nguồn: Công ty viễn thông Quân đội chi nhánh Huế
Trong khi các mạng di động khác chưa tập trung vào đối tượng là thuê
bao trả sau thì Viettel lại rất chú ý ưu đãi cho nhóm khách hàng này.
Bên cạnh đó, Viettel còn đưa ra nhiều phương thức thanh toán cước rất
tiện lợi đối với khách hàng. Ngoài những dịch vụ mà các nhà cung cấp khác
đã cung cấp, Viettel còn cung cấp thêm những dịch vụ như đối với thuê bao
trả sau Viettel có dịch vụ Pay 199: là một phương thức thanh toán cước trả
sau bằng thẻ nạp tiền trả trước. Được áp dụng đối với những khách hàng vì
điều kiện nào đó không thanh toán được tiền khi nhân viên đến thu tiền thì
những khách hàng này sẽ ra các đại lý, cửa hàng bán lẻ…. mua card để nạp
vào tài khoản thanh toán số tiền của mình để có thể tiếp tục sử dụng.
Dịch vụ ứng tiền: là dịch vụ giúp cho thuê bao trả trước bị khóa 01
chiều do hết tiền nhưng còn ngày gọi có thể thực hiện việc ứng tiền của
Viettel Mobile nạp vào tài khoản của mình để tiếp tục sử dụng dịch vụ. Khi
khách hàng nạp thẻ, hệ thống sẽ trừ lại số tiền đã ứng.
49
Để thấy rõ khả năng cạnh tranh của Viettel đến các hoạt động dịch vụ
mạng viễn thông, chúng tôi tiến hành điều tra khách hàng và sử dụng hàm
kiểm định mẫu nghiên cứu như sau:
Bảng 3.3. Kiểm định phân phối chuẩn
Kolmogorov-
Smirnov
1 2 3 4
Statistic df Sig.
Phương thức tính cước dịch vụ của Viettel .281 200 .000
Mức độ hấp dẫn giá cước Viettel .305 200 .000
Phí hoà mạng dịch vụ của Viettel .290 200 .000
Giá các gói cước dịch vụ của Viettel .301 200 .000
Mức độ đa dạng giá cước của Viettel cho đối tượng khác
nhau .214 200 .000
Tình trạng mất sóng khi đang gọi .185 200 .000
Mức độ phủ song ở huyện, vùng sâu, vùng xa .192 200 .000
Sự đa dạng các gói dịch vụ để lựa chọn .294 200 .000
Mẫu mã, bao bì .276 200 .000
Tốc độ kết nối .232 200 .000
Chất lượng âm thanh .239 200 .000
Mức độ đa dạng dịch vụ gia tăng .239 200 .000
Số lượng hệ thống các đại lý, cửa hàng bán lẻ của Viettel .294 200 .000
Vị trí các điểm bán có thuận lợi ? .259 200 .000
Thông tin các đại lí, điểm bán cung cấp .243 200 .000
Khả năng đáp ứng nhu cầu cho khách hàng tại đại lí,
điểm bán .243 200 .000
Mức độ nhận biết về các điểm bán .277 200 .000
Độ chính xác hông tin khuyến mãi cung cấp .244 200 .000
Chương trình khuyến mãi .229 200 .000
Hình ảnh, thương hiệu .278 200 .000
Sự đa dạng các kênh cung cấp thông tin sản phẩm .303 200 .000
Tính phù hợp trong các chương trình khuyên mãi của
Viettel .233 200 .000
Phong cách phục vụ .262 200 .000
Khả năng tư vấn sản phẩm, dịch vụ .268 200 .000
Qui trình thanh toán .321 200 .000
Mức độ nhanh chóng giải quyết khi có vấn đề phát sinh .291 200 .000
Dịch vụ chăm sóc khách hàng .239 200 .000
Tính chuyên nghiệp trong công việc .251 200 .000
50
Nguồn: Số liệu điều tra
a Lilliefors Significance Correction
Kiểm định phân phối chuẩn của các biến điều tra.
Phương pháp phân tích đa biến phục vụ cho nghiên cứu những đánh giá
của khách hàng đối với dịch vụ di động Viettel là phương pháp có thể xác
định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự đánh giá của khách hàng sử
dụng thông tin di động của Viettel tại Thừa Thiên Huế. Từ lý do trên, kiểm
định phân phối chuẩn là điều kiện cần để xem xét mức độ thỏa mãn.
Bảng 3.3 trình bày kết quả kiểm định của phân phối chuẩn sử dụng kiểm
nghiệm Lilliefors là một dạng kiểm nghiệm Kolmogorov-Smirnov. Với giá
trị sig thể hiện ở cột 4, cho thấy các biến thuộc diện điều tra số liệu có kết quả
nhỏ hơn mức ý nghĩa α được đặt làm cơ sở phân tích là (0,05). Do đó, các
biến điều tra khách hàng sử dụng di động của Viettel tại tỉnh Thừa Thiên Huế
đều thỏa mãn điều kiện phân phối chuẩn.
Bảng 3.4. Bảng kiểm định độ tin cậy tổng thể
Item-total Statistics
Scale Scale Corrected
Mean Variance Item- Alpha
if Item if Item Total if Item
Deleted Deleted Correlation Deleted
CÂU10.3 114.7000 239.8894 .3880 .7422
CÂU10.4 114.5900 239.4391 .4119 .7416
CÂU10.5 114.8200 239.5654 .3031 .7435
CÂU10.6 114.9550 234.0130 .4225 .7383
CÂU10.7 114.6400 235.3371 .3979 .7395
CÂU10.8 114.6250 240.3059 3704 .7427
CÂU10.9 114.6050 239.6673 .3579 .7425
CÂU10.10 114.6550 236.7397 .4739 .7391
51
CÂU10.11 114.6100 237.0230 .5024 .7390
CÂU10.12 114.8550 237.6422 .4234 .7403
CÂU10.13 114.7800 237.4086 .4310 .7401
CÂU10.14 114.8150 237.6792 .4237 .7404
CÂU10.15 114.9150 237.9676 .4006 .7409
CÂU10.16 114.6500 237.0126 .4594 .7395
CÂU10.17 114.9050 241.5537 .2954 .7445
CÂU10.18 114.7200 235.3684 .4398 .7387
CÂU10.19 114.6400 232.4929 .5597 .7350
CÂU10.20 114.4450 240.8412 .3377 .7434
CÂU10.21 114.7650 237.5073 .5047 .7393
CÂU10.22 114.7900 232.8301 .5980 .7348
CÂU10.23 114.4950 235.6985 .5160 .7379
CÂU10.24 114.6550 235.4934 .5265 .7376
CÂU10.25 114.7050 238.8221 .4455 .7409
CÂU10.26 114.8950 235.8030 .5143 .7380
CÂU10.27 114.5850 232.7063 .5659 .7350
CÂU10.28 114.6950 235.0271 .5676 .7368
CÂU11.1 117.6700 249.3076 .0301 .7509
CÂU11.2 117.6850 246.6289 .2105 .7480
CÂU11.3 117.8300 250.9860 -.0913 .7523
CÂU11.4 117.5100 251.8793 -.1343 .7536
CÂU11.5 117.8700 247.6011 .1981 .7487
CÂU11.6 118.0150 249.7435 .0764 .7504
CÂU12 115.5750 241.8938 .0909 .7549
R E L I A B I L I T Y A N A L Y S I S - S C A L E (A L P H A)
Reliability Coefficients
N of Cases = 200.0 N of Items = 75
52
Alpha = 0.7505
Với mức ý nghĩa anpha bằng 0.7505> 0.5, và theo kiểm định thống kê
trên, mẫu điều tra là phân phối chuẩn. Do đó, ta có thể kết luận, số liệu điều
tra là có độ tin cậy. Số liệu điều tra có thể sử dụng để làm rõ những vấn đề
nghiên cứu trong luận văn.
Theo số liệu điều tra, ta có đánh giá của người tiêu dùng về giá cước
dịch vụ như sau:
Bảng 3.5: Đánh giá của khách hàng về giá cước dịch vụ thông tin di động
của Viettel
Tiêu chí
Rất không
hài lòng
Không hài
lòng
Hài lòng Khá hài lòng Rất hài lòng
Tần
số
(lần)
Tần
suất
(%)
Tần
số
(lần)
Tần
suất
%
Tần
số
(lần)
Tần
suất
%
Tần
số
(lần)
Tần
suất
%
Tần
số
(lần)
Tần
suất
%
-Phương thức
tính cước
06 3.0 09 4.5 101 51.0 47 24.0 37 19.0
- Mức độ hấp
dẫn gía cước
00 00 16 8.0 105 53.0 64 32.0 15 7.5
-Phí hòa mạng
dịch vụ
03 1.5 17 8.5 106 53.0 60 30.0 14 7.0
-Giá các gói
dịch vụ
01 0.5 13 6.5 104 52.0 62 31.0 20 10.0
-Mức độ đa
dạng giá cước
cho đối tượng
khác nhau
12 6.0 29 15.0 84 42.0 56 28.0 19 9.5
Nguồn: Số liệu Điều tra
Nhìn vào bảng số liệu 3.5 cho ta thấy, đánh giá của người tiêu dùng đối
với các gói cước và giá cước của Viettel là khá hài lòng, hầu hết đều được
đánh giá ở mức độ hài lòng từ 50% trở lên. Lý do chính để dẫn tới sự đánh giá
53
đó là phí hòa mạng dịch vụ của Viettel khá rẻ (rẻ nhất trong 3 mạng). Vì vậy
được người tiêu dùng đánh giá khá cao trong lĩnh vực này. Xuất phát từ nhận
định: giá cước có ảnh hưởng khá lớn đối với người tiêu dùng điện thoại di
động, Vì vậy, ngay ban đầu gia nhập thị trường, Viettel đã có chiến lược giá
đúng đắn và tạo được dấu ấn mạnh đối với người tiêu dùng.
Ngoài ra, Viettel tận dụng ưu thế mới gia nhập ngành được pháp luật
bảo vệ, ưu tiên hơn, nên Viettel liên tiếp có nhiều chương trình khuyến mãi
giảm giá cước trong năm 2005, 2006.
Bên cạnh đó, Viettel luôn đưa ra nhiều gói cước khác nhau làm cho
khách hàng dễ dàng lựa chọn được gói cước phù hợp nhất đối với mình, mức
độ hài lòng chiếm 56%, và mức độ khá hài lòng chiếm 19%.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, hệ thống tính cước của Viettel còn hạn
chế, một số khách hàng phàn ánh về hệ thống tổng đài tính cước của Viettel,
chặn, cắt trước thời hạn …Vì vậy, trong thời gian tới, công ty cần có những
giải pháp để khắc phục vấn đề này.
Việc tận dụng công cụ giảm cước lúc đầu là một ưu thế của Viettel,
nhưng ngay sau đó các mạng điện thoại khác cũng áp dụng hạ giá mức cước,
vì vậy hiện nay chưa phải là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp này.
3.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH VỀ ĐỘ PHỦ SÓNG
CỦA VIETTEL TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Nắm bắt nhu cầu của khách hàng muốn dùng mạng có giá cả hợp lí, độ
phủ sóng rộng, độ tin cậy cao và chất lượng tải thông tin tốt, ngay từ khi ra
mắt dịch vụ, Viettel đã tuyên bố phủ sóng toàn quốc. Vì vậy, chỉ sau 3 tuần
Viettel đã có 70.000 khách hàng (con số mà S-Fone phải mất 13 tháng mới
đạt được) và điều này đã gây sức ép giảm cước đối với mạng đàn anh
VinaPhone, MobiFone.
54
Tại Thừa Thiên Huế, số trạm thu phát sóng đã có ở tất cả các huyện.
Tuy nhiên việc phủ sóng chưa đều. Để đánh giá một cách cụ thể, ta có bảng
hiện trạng vùng phủ sóng của mạng thông tin di động của 3 nhà cung cấp năm
2006 tại Thừa Thiên Huế như sau:
Bảng 3.6: Hiện trạng vùng phủ sóng của mạng thông tin di động 3 nhà
cung cấp tại Thừa Thiên Huế năm 2006
STT Huyện, thị Vùng phủ sóng của Vinaphone
Vùng phủ sóng
của Mobiphone
Vùng phủ sóng
mạng Viettel
1 A Lưới Thị trấn A Lưới Thị trấn A Lưới Thị trấn A Lưới
2 Nam Đông Thị trấn Khe Tre Thị trấn Khe Tre Thị trấn Khe Tre
3 Hương Thuỷ
Núi Vung,
Thị trấn Phú Bài
Núi Vung
Thị trấn Phú Bài,
Thuỷ Dương
Hạt Kiểm Lâm,
Thuỷ Bằng,
4 Hương Trà Thị trấn Tứ Hạ Thị trấn Tứ Hạ Thị trấn Tứ Hạ,Thị trấn Bình Điền
5 Phong Điền Điền Hoà,Thị trấn Phong Điền
Thị trấn Phong
Điền
Thị trấn Phong Điền,
Phong Hải
6 Phú Lộc Chân Mây, La SơnThị trấn Phú Lộc
Chân Mây,
Lăng Cô,
Thị trấn Phú Lộc,
Thừa Lưu,
Hải Vân
Lăng Cô,
Mũi Né Đá Bạc,
La Sơn, Lộc Thuỷ,
Lộc Vĩnh,Vinh Giang
7 Phú Vang Thị trấn Phú Vang, Thuận An, Vinh An
Vinh An,
Thuận An
Phú Thượng,
Thuận An,
Vinh Thanh
8 Quảng Điền Thị trấn Sịa Thị trấn Sịa Thị trấn Sịa
9 Nam Thành phố Huế
Thành Phố Huế,
Xuân Phú
Thành Phố Huế,
Vỹ Dạ
Thành Phố Huế,
Thuận Lộc
10 Bắc Thành Phố Huế Huế Thành, Bạch Yến
Thành phố Huế,
Tây Lộc Thành Phố Huế
Nguồn: Tổng hợp từ các Doanh nghiệp
Mạng thông tin di động của Viettel được phủ sóng 100% các huyện ở
Thừa Thiên Huế nhưng vẫn còn vùng sóng yếu, lõm sóng, hầu hết chỉ phủ
55
sóng ở các trung tâm huyện, khu du lịch, khu tập trung đông dân cư....Nguyên
nhân chính là do số lượng trạm BTS (Base Tranceiver Communication): trạm
thu, phát gốc thưa, địa hình đồi núi cao, nếu tập trung đầu tư toàn bộ thì hiệu
quả đầu tư thấp.
Hiện tại ở Thừa Thiên Huế, Mobifone có 26 trạm phát sóng (BTS);
Vinaphone có 30 trạm phát sóng (BTS), Viettel có 43 trạm phát sóng (BTS).
Viettel là mạng có số trạm BTS là nhiều nhất trên thị trường Thừa
Thiên Huế. Dự kiến cuối năm 2007, Viettel bổ sung thêm 43 trạm BTS nữa,
MobiFone đang xây dựng các trạm, dự kiến sẽ hoàn thành trong thời gian tới.
Ngoài ra, so với các mạng khác, vào các dịp lễ, tết, Viettel thường có
những trạm di động gắn trên xe, di chuyển đến những nơi tập trung đông
người nhằm giảm thiểu nghẽn mạng cục bộ.
Bên cạnh đó, thời gian qua Viettel đã thực hiện thành công “chính sách
toà nhà” tại siêu thị Xanh của khách sạn Xanh. Viettel là đơn vị duy nhất thực
hiện được thành công “chính sách toà nhà” này. Dự kiến trong thời gian tới sẽ
thực hiện tiếp dự án ở khách sạn Hoàng Đế, khách sạn Hùng Vương.
Chính sách toà nhà chuyên dùng để khắc phục điểm yếu ở các tầng hầm
không tiếp được sóng. Điều này gây ảnh hưởng cho nhân viên làm việc tại
khu vực này và kể cả những người vào mua hàng tại siêu thị.
Tuy nhiên, việc phát triển các trạm BTS kết hợp với nguồn lực như
hiện nay thì việc quản lý các công trình và xử lý các sự cố khi có vấn đề xảy
ra là điều rất khó khăn, đặc biệt với điều kiện thời tiết ở Huế thường có mưa,
bão, lũ lụt xảy ra thì việc xảy ra nhiều sự cố là điều không tránh khỏi. Vì vậy,
trong thời gian tới, Viettel nên có phương án khắc phục vấn đề này nhưng vẫn
giảm thiểu được chi phí. Tránh trường hợp không quản lý được tài nguyên
làm thất thoát và nghẽn mạch vẫn xảy ra.
Việc đầu tư một cách nhanh chóng vào các trạm BTS làm nâng tổng số
đầu tư lên rất cao, tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay đang đòi hỏi thu hồi vốn
nhanh, điều này gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp.
56
Ngoài ra, lịch sử hình thành của MobiFone khá lâu, điều này để lại ấn
tượng khá tốt về chất lượng mạng đối với người tiêu dùng. Chỉ riêng đợt tết
nguyên đán vừa qua, mạng MobiFone nghẽn mạng quá nhiều, tình trạng này kéo
dài trong thời gian khá dài, gây ảnh hưởng xấu trong suy nghĩ của người tiêu
dùng. Theo nguyên nhân được biết, do khách du lịch trong nước sử dụng mạng
MobiFone khá nhiều, đặc biệt là khách Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đến
Huế dự tết, cùng một lúc số lượng thuê bao sử dụng tăng lên nên gây nghẽn
mạng cục bộ. Mobifone hiện nay đang tiến hành bổ sung thêm các trạm BTS.
Để đánh giá khách quan, ta có bảng điều tra về đánh giá của người tiêu
dùng đối với chất lượng dịch vụ của Viettel như sau:
Bảng 3.7: Đánh giá của người tiêu dùng đối với chất lượng mạng Viettel
Tiêu chí
Rất không
hài lòng
Không hài
lòng Hài lòng
Khá hài
lòng Rất hài lòng
Tần
số
(lần)
Tần
suất
%
Tần
số
(lần)
Tần
suất
%
Tần
số
(lần)
Tần
suất
%
Tần
số
(lần)
Tần
suất
%
Tần
số
(lần)
Tần
suất
%
- Tình trạng
mất sóng khi
đang gọi
18 9.0 43 22.0 71 36.0 43 22.0 25 13.0
-Mức độ phủ
sóng ở huyện,
vùng sâu,
vùng xa
10 5.0 33 17.0 61 3.1 62 31.0 34 17.0
- Tốc độ kết
nối 3 1.5 24 12.0 86 43.0 70 35.0 17 8.5
- Chất lượng
âm thanh 2 1.0 19 9.5 87 44.0 78 39.0 14 7.0
Nguồn: Số liệu điều tra
Chất lượng âm thanh của Viettel được đánh giá là khá tốt, theo điều tra,
mức độ hài lòng chiếm 43,5%. Ngoài ra, Viettel được đánh giá là mạng có
vùng phủ sóng ở các vùng huyện, vùng sâu, vùng xa là tốt nhất. Mức độ rất
hài lòng của tiêu chí này chiếm đến 17%. Mặc dù là doanh nghiệp ra đời sau
hai đàn anh là Mobifone và VinaPhone nhưng nhận thức được tầm quan trọng
của việc phủ sóng có ảnh hưởng rất lớn đối với người tiêu dùng di động. Do
57
vậy, kết hợp với nguồn lực quân đội, Viettel đã tận dung lợi thế này để triển
khai phát triển mở rộng vùng phủ sóng, nâng tổng số trạm BTS của công ty
lên đến 43 trạm vào tháng 05/2007, là đơn vị có số trạm BTS lớn nhất trên thị
trường Thừa Thiên Huế hiện nay.
Tuy nhiên, do địa hình Thừa Thiên Huế phức tạp, có nhiều vùng thấp
trũng khiến mật độ phủ sóng khó đồng đều. Đây cũng chính là nguyên nhân
một số người tiêu dùng phản ánh về tình trạng mất sóng trong khi gọi, mức độ
rất không hài lòng của tiêu chí này đến 9%.
Để khắc phục vấn đề này, Viettel dự kiến đầu tư thêm 43 trạm vào cuối
năm và sử dụng công nghệ mới: tích hợp 3 trong 1 với hệ thống tổng đài hiện
đại nhằm phục vụ cho khách hàng ngày một tốt hơn.
Không dừng lại tại đó, Viettel còn là mạng được mệnh danh là mạng có
nhiều chương trình khuyến mãi gây ấn tượng.
3.3. CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG CÁO, KHUYẾN MÃI
Thương hiệu là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất tạo nên khả năng
nhận biết, gợi nhớ, phân biệt và định hướng cho khách hàng tìm đến mua và
sử dụng sản phẩm. Viettel cũng là doanh nghiệp gây tranh cãi về các chương
trình khuyến mại “gây sốc” của mình. Năm 2005, với 7 chiến dịch khuyến
mãi lớn, Viettel Mobile đã đạt 1,9 triệu khách hàng.
Bảng tổng hợp các chương trình quảng cáo của 3 nhà cung cấp thông
tin di động trong thời gian gần đây thể hiện tính chuyên nghiệp, liên tục trong
chương trình quảng cáo, khuyến mãi.
Từ bảng tổng hợp số liệu về quảng cáo của các nhà cung cấp dịch vụ viễn
thông cho thấy: Về xây dựng hình ảnh, thương hiệu, ngay từ khi mới tham gia
thị trường, Viettel đã thuê công ty hàng đầu thế giới về quảng cáo là JW
Thomson với bản hợp đồng trị giá 45.000 USD để làm thương hiệu với slogan
khá thu hút: “Hãy nói theo cách của bạn”. Là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên
trong lĩnh vực viễn thông đầu tư thuê công ty nước ngoài làm thương hiệu. Cách
làm mới của Viettel đã khiến một số đối thủ phải thay đổi cơ chế, tư duy về vấn
đề xây dựng thương hiệu.
58
Bảng 3.8: Tổng hợp chương trình quảng cáo của các nhà cung cấp năm 2007.
Nhà cung cấp Chương trình Thời gian Trả trước Trả sau
Vinaphone
“KHÔNG
BẠN
KHÔNG
VUI”
5/6/2007
đến
20/7/2007
1. Hoà mạng vinacard:
Tận hưởng: Hoà mạng VinaCard bằng bộ
trọn gói 75.000 đồng có ngay 160.000
đồng và 160 ngày sử dụng trong tài khoản.
chia sẻ: Tặng thêm 60.000 đồng và 60
ngày sử dụng để chia sẻ cho 02 thuê bao
trả trước thân thiết khác.
Thuê bao đang hoạt động nạp thẻ:
Tặng 20% giá trị thẻ nạp lần 2, 30% giá trị
thẻ nạp lần 3, 40% giá trị thẻ nạp lần 4
(không phân biệt mệnh giá).
Tặng thêm từ 2->100 ngày sử dụng tuỳ
theo mệnh giá thẻ (đối với
Card/Text/Xtra).
Thuê bao khoá 2 chiều trước 01/6/2007:
Tặng 50% giá trị thẻ nạp đầu tiên.
Tặng 20% giá trị thẻ nạp lần 2, 30% giá trị
thẻ nạp lần 3, 40% giá trị thẻ nạp lần 4
(như trên).
Hòa mạng mới thuê bao trả sau sẽ
nhận được nhiều quà tặng hấp dẫn khác
tuỳ theo các Bưu điện Tỉnh, Thành
phố.
59
68
Nhà cung cấp Chương trình Thời gian Trả trước Trả sau
Mobifone
NẠP 1
ĐƯỢC 2,
BA LẦN
LIỀN
TIẾP
21/05/07
đến
20/06/07
Thuê bao kích hoạt sử dụng bằng bộ
Mobi4U được nạp sẵn 50.000 đồng trong
tài khoản chưa phát sinh cước chuyển hình
thức sử dụng sang thuê bao MobiCard
hoặc MobiPlay được giữ nguyên quà tặng
khuyến mại, được cộng tặng thêm 105
ngày sử dụng.
Khách hàng phát triển mới ở trên tiếp
tục nạp tiền lần 2,3,4 từ 50.000 đồng trở
lên,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thông tin di động của công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) tại Thừa Thiên Huế.pdf