Đề tài Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng chè xuất khẩu trên thị trường Mỹ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận chung về sức cạnh tranh của hàng hóa và sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu 5

1.1 Cơ sở lý luận chung về sức cạnh tranh của hàng hóa 5

1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh và sức cạnh tranh 5

1.1.2 Các cấp độ của sức cạnh tranh 6

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu 8

1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu 12

1.1.5 Các công cụ thường dùng để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu 16

1.1.6 Kinh nghiệm của một số nước về nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu trên thị trường Mỹ 18

1.2 Sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ 22

1.2.1 Vai trò to lớn của mặt hàng chè xuất khẩu đối với Việt Nam: 22

1.2.2 Mỹ là một thị trường nhập khẩu chè đầy tiềm năng đối với Việt Nam 23

1.2.3 Những cơ hội và thách thức đối với mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ trong điều kiện hội nhập WTO 25

CHƯƠNG 2: Thực trạng sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ trong thời gian qua 29

2.1 Những đặc điểm và quy định của thị trường Mỹ đối với mặt hàng chè xuất khẩu 29

2.1.1 Đặc điểm thị trường Mỹ 29

2.1.2 Các quy định của thị trường Mỹ đối với mặt hàng chè nhập khẩu 36

2.2 Khái quát chung về tình hình xuất khẩu mặt hàng chè của Việt Nam trong thời gian qua 38

2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu chè 38

2.2.2 Chủng loại mặt hàng chè xuất khẩu 39

2.2.3 Thị trường mặt hàng chè xuất khẩu 40

2.3 Phân tích thực trạng sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ trong thời gian qua 42

2.3.1 Sản lượng, mức doanh thu chè xuất khẩu 42

2.3.2 Thị phần mặt hàng chè xuất khẩu 44

2.3.3 Chi phí sản xuất và giá bán của mặt hàng chè xuất khẩu 46

2.3.4 Chất lượng mặt hàng chè xuất khẩu 48

2.3.5 Mức độ uy tín của mặt hàng chè xuất khẩu 49

2.3.6 Mức độ vệ sinh công nghiệp, đảm bảo môi trường mặt hàng chè xuất khẩu 50

2.4 Các biện pháp Việt Nam đã áp dụng để nâng cao sức cạnh tranh của chè xuất khẩu 52

2.4.1 Biện pháp của Nhà nước 52

2.4.2 Biện pháp của Hiệp hội Chè Việt Nam 52

2.4.3 Biện pháp của doanh nghiệp 53

2.5 Đánh giá chung về sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu trong thời gian qua 54

2.5.1 Những điểm mạnh 54

2.5.2 Những điểm yếu và nguyên nhân 55

CHƯƠNG 3: Định hướng và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ trong thời gian tới 61

3.1 Định hướng phát triển xuất khẩu mặt hàng chè của Việt Nam 61

3.2 Một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ 62

3.2.1 Giải pháp từ phía Nhà nước 62

3.2.2 Giải pháp từ phía Hiệp hội Chè Việt Nam 66

3.2.3 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 67

KẾT LUẬN 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2827 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng chè xuất khẩu trên thị trường Mỹ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g luật này, Quốc hội giao trách nhiệm cho CPSC “bảo vệ công chúng tránh nguy cơ bị thương hay tử vong liên quan đến các sản phẩm tiêu dùng”. Không phải tất cả các sản phẩm tiêu dùng đều thuộc thẩm quyền của CPSC, song cơ quan này chịu trách nhiệm quản lý hơn 15 ngàn loại sản phẩm. Danh mục các sản phẩm này có thể tìm thấy trên trang web của CPSC tại địa chỉ là: www.cpsc.gov/. Trang web này cũng hướng dẫn đầy đủ các yêu cầu của các đạo luật liên quan và cách thử nghiệm sản phẩm để đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn qui định. Một số luật liên bang thuộc thẩm quyền của CPSC như là Luật An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (Consumer Product Safety Act); Luật về đóng gói phòng ngộ độc (Poison Prevention Packaging Act)......... *Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) có nhiệm vụ bảo đảm thực phẩm an toàn và không có độc tố, mỹ phẩm không gây hại, thuốc men, các thiết bị y tế, và các sản phẩm tiêu dùng có phát phóng xạ (như lò vi sóng) an toàn và hiệu quả. Cơ quan này cũng kiểm tra thức ăn cho các vật nuôi trong gia đình và tại các nông trường và quy định các loại dược phẩm dùng cho các súc vật này. FDA thực thi Đạo luật về thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm (Food, Drug and Cosmetic Act - FDCA) và một vài luật khác về y tế cộng đồng. Hàng năm, cơ quan này kiểm tra việc sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, lưu giữ và bán hàng trị giá khoảng 1 nghìn tỷ USD.   - Luật về thực phẩm, dược phẩm, và mỹ phẩm   Luật này không cho phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ bất kỳ sản phẩm nào nếu sản phẩm đó (1) được sản xuất, chế biến hay đóng gói trong những điều kiện không vệ sinh; (2) bị cấm hay hạn chế bán ở nước mà sản phẩm đó được sản xuất hay xuất khẩu; (3) chưa được chấp nhận là một loại thuốc mới; hoặc (4) bị pha trộn hoặc dán nhãn sai.  - Luật chống khủng bố sinh học   Luật An ninh Y tế và Sẵn sàng Đối phó với Khủng bố Sinh học năm 2002 (Public Health Security and Bioterrorism Preparedness and Response Act of 2002), gọi tắt là Luật Chống Khủng bố Sinh học (the Bioterrorism Act) được Tổng thống Hoa Kỳ G.W. Bush ký ngày 12/6/2002 nhằm tiến hành và áp dụng các biện pháp cần thiết để đối phó với nguy cơ khủng bố nhằm vào nguồn cung thực phẩm cho người và động vật tại Hoa Kỳ. *Bộ Nông nghiệp   Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ giám sát thực thi các quy định về kiểm dịch đối với việc nhập khẩu thực vật và các sản phẩm thực vật, vật nuôi, thịt và gia cầm, các sản phẩm sản xuất từ động vật, trong đó có lông chim và da động vật sống. Các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu phải tuân theo các tiêu chuẩn về cấp, kích cỡ, chất lượng và độ chín. *Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA)   Nhiệm vụ của cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ là bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ môi trường thiên nhiên: không khí, nước và đất. Có một số sản phẩm nhập khẩu nằm dưới sự kiểm soát của EPA. Cơ quan này giám sát thực thi Luật kiểm soát chất độc (Toxic Substances Control Act) và Luật kiểm soát thuốc trừ sâu môi trường (Environmental Pesticide Control Act).  Trên đây chỉ là một số các điều luật cơ bản, ngoài ra còn có các điều luật như: Luật đối với hàng quá cảnh, Luật về bảo đảm bảo hành cho người tiêu dùngcác doanh nghiệp cần phải xác định rằng sản phẩm của mình phải chịu sự giám sát của rất nhiều các điều luật, không chỉ các điều luật liên bang mà riêng từng bang còn có những điều luật khác nhau. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Mỹ nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu chè nói riêng là cần tìm hiểu kỹ càng hơn nữa những điều luật của nước Mỹ để tránh những vụ kiện do sai sót của sản phẩm. 2.1.1.4 Chính sách thương mại quốc tế của Mỹ Chính sách thương mại quốc tế của Mỹ được xây dựng trên hệ thống luật pháp tương đối phức tạp của toàn liên bang Mỹ và các nguyên tắc của các tổ chức quốc tế như WTO, WB, IMF….Ngược lại với mô hình kiểm soát chặt chẽ đối với hàng nông sản của EU, Mỹ thực hiện chính sách tự do hóa thương mại đối với mặt hàng này. Những vấn đề chính sẽ được trình bày trong chính sách thương mại quốc tế của Mỹ đó là: Quy định về xuất xứ hàng hóa, thuế quan, hạn ngạch, các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, chính sách chống bán phá giá. Các doanh nghiệp xuất khẩu muốn thâm nhập thành công vào thị trường Mỹ cần phải nắm rõ những vấn đề cơ bản này. * Quy định về xuất xứ hàng hóa Quy định này được ghi trong Luật thuế quan năm 1930 và 1984, Luật thương mại và cạnh tranh năm 1988. Trong đó đưa ra các quy định cụ thể như sau: - Quy định về ghi tên hàng hóa và nước xuất xứ bắt buộc phải bằng tiếng anh và tại vị trí rõ ràng nhất trên vỏ bao bì của hàng hóa - Quy định về mức phạt và các biện pháp xử lý có liên quan: Mức phạt đối với những nhà xuất khẩu vi phạm quy định về xuất xứ thường tương đương với 10% giá trị hàng hóa khi đưa vào lãnh thổ hải quan của Mỹ * Quy định về thuế quan - Biểu thuế quan của Mỹ được chia làm 2 cột tương ứng với 2 nhóm nước: + Cột 1 là thuế quan tối huệ quốc: được áp dụng đối với những nước có quan hệ thương mại bình thường với Mỹ. Tong đó, thuế quan được chia làm 2 loại là thuế quan thông thường và thuế quan ưu đãi. Thuế quan thông thường được áp dụng đối với những nước là thành viên của WTO và đã ký hiệp định thương mại với Mỹ. Thuế quan ưu đãi là mức thuế quan thấp dành cho các nước đã ký hiệp định thương mại tự do với Mỹ (NAFTA). Các nước kém phát triển và các nước vùng Caribe được hưởng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). + Cột 2 là cột thuế quan không tối huệ quốc: được áp dụng với những nước chưa có thỏa thuận về quan hệ thương mại bình thường với Mỹ và những nước bị cấm vận. Những nước này phải chịu mức thuế quan cao gấp hàng chục lần so với mức thuế quan trong thuế quan tối huệ quốc. - Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP): được áp dụng đối với các nước kém phát triển một cách đơn phương và không kèm theo các điều kiện ràng buộc với Mỹ. Điều kiện đối với hàng hóa được hưởng GSP là: + Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ các nước được hưởng GSP đến lãnh thổ hải quan, tức là những hàng hóa đó không được phép bốc dỡ và xử lý dọc đường. + Điều kiện về xuất xứ hàng hóa: quy định tỷ trọng giá trị nguyên liệu đầu vào và các chi phí sản xuất trực tiếp khác tại nước được hưởng GSP phải lớn hơn hoặc bằng 35% giá trị hàng hóa khi đưa vào lãnh thổ hải quan của Mỹ. Trong điều kiện này Mỹ cũng áp dụng quy tắc xuất xứ gộp đối với hàng hóa được sản xuất tại các nước được hưởng GSP và các nước cùng là thành viên của khối liên kết khu vực. + Hàng hóa được sản xuất phải đáp ứng được các quy định theo tiêu chuẩn của Mỹ. Hàng năm các cơ quan thương mại của Mỹ đều tiến hành đánh giá điều kiện áp dụng GSP đối với các nước kém phát triển. Nếu hàng hóa của nước được hưởng được đánh giá là có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường thì sẽ không tiếp tục được hưởng GSP nữa. Đồng thời nước Mỹ có thể đơn phương hủy bỏ chế độ GSP với một nước cụ thể tùy theo điều kiện nền sản xuất trong nước và tình hình phát triển kinh tế. * Quy định về hạn ngạch: chia làm 2 loại: - Hạn ngạch tuyệt đối: quy định phần hàng hóa vượt quá mức hạn ngạch sẽ không được phép đưa vào lãnh thổ hải quan của Mỹ, bên xuất khẩu sẽ phải lưu kho hải quan để chờ hạn ngạch năm sau hoặc thực hiện tái xuất khẩu. - Hạn ngạch thuế quan: theo quy định của hạn ngạch này thì phần hàng hóa vượt quá mức hạn ngạch cho phép vẫn có thể được đưa vào lãnh thổ hải quan những sẽ phải chịu mức thuế nhập khẩu cao hơn so với phần hàng hóa trong hạn ngạch (thường là hàng chục lần). * Các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật: - Quy đinh về an toàn và đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng: đặc biệt đối với nhóm hàng thực phẩm, đồ uống nước xuất khẩu bị bắt buộc phải thực hiện đầy đủ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn của hệ thống HACCP - Quy định về trách nhiệm xã hội (SA8000): Mỹ áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế đối với việc sử dụng lao động theo độ tuổi, cho phép người lao động được đảm bảo quyền lợi và chế độ bồi thường, cho phép họ thực hiện quyền tự do hội họp và tham gia các hiệp hội khác. - Quy định về bảo vệ môi trường (dựa theo tiêu chuẩn ISO14000): Các nhà sản xuất phải tuân thủ các yêu cầu về thực hiện trách nhiệm xử lý ô nhiễm môi trường, các nguyên liệu sử dụng không làm mất cân bằng sinh thái và các sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo đạt các tiêu chuẩn không gây ô nhiễm môi trường. - Quy định về chất lượng hàng hóa (ISO 9000): đây không phải là quy đinh bắt buộc đối với hàng hóa xuất nhập khẩu vào Mỹ, tuy nhiên những hàng hóa đáp ứng được những tiêu chuẩn trong quy định này sẽ được các cơ quan thương mại Mỹ và người tiêu dùng Mỹ tín nhiệm hơn, từ đó có sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường. * Chính sách chống bán phá giá: Mỹ sẽ thực hiện việc điều tra hiện tượng bán phá giá hàng nhập khẩu khi có đủ 50% số doanh nghiệp trong ngành sản xuất nội địa cùng tham gia ký vào đơn kiện đối với nước xuất khẩu. Cơ sỏ để Mỹ xác định chống bán phá giá là: Khi mức giá của sản phẩm nhập khẩu bán trên thị trường Mỹ thấp hơn mức giá bán ở thị trường nước xuất khẩu. Và khi hàng hóa đã được xác định là vi phạm chính sách chống bán phá giá thì Bộ thương mại Mỹ sẽ tiến hành điều tra dưới sự giám sát của cơ quan trọng tài và trung tâm thương mại quốc tế (ITC). Các biện pháp trừng phạt đối với hàng hóa vi phạm chính sách chống bán phá giá thông thường là áp dụng mức thuế nhập khẩu cao hơn, hoặc có thể quy định hạn ngạch nhập khẩu hoặc mức trừng phạt cao nhất là cấm nhập khẩu. Ngoài ra đối với một số hàng hóa có dấu hiệu về việc bán phá giá thì các cơ quan thương mại của Mỹ sẽ tiến hành áp dụng cơ chế giám sát trong một thời gian nhất định. 2.1.2 Các quy định của thị trường Mỹ đối với mặt hàng chè nhập khẩu Thị trường Mỹ có nhu cầu lớn về hàng hóa cung cấp nhưng đồng thời cũng có các đòi hỏi về tiêu chuẩn cao của một thị trường chuyên nghiệp. Ngoài các tiêu chuẩn tối thiểu như thời hạn giao hàng nhanh, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quy định, khối lượng lớn và khả năng cung cấp ổn định, đó còn là các yêu cầu đặc biệt liên quan đến chất lượng quản lý và quy trình sản xuất, các tiêu chuẩn về môi trường và quyền của người lao động..v..v…Đặc biệt đối với những sản phẩm là thực phẩm và đồ uống mức độ kiểm soát của Chính phủ Mỹ còn nghiêm ngặt hơn, nhằm mục đích bảo vệ cho người tiêu dùng Mỹ. Trong đó, chè là một trong những mặt hàng khó nhập khẩu vào Mỹ, chịu sự giám sát chặt chẽ của Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA). Theo luật Mỹ, chè không đủ độ tinh khiết, không đạt chất lượng và không phù hợp cho tiêu dùng theo các tiêu chuẩn thống nhất sẽ không được phép nhập khẩu. Hàng năm chậm nhất vào ngày 15/2, Bộ trưởng Y tế và dịch vụ nhân dân sẽ chỉ định một hội đồng gồm 7 thành viên là các chuyên gia về chè để giúp Bộ trưởng xác lập các tiêu chuẩn chè nhập khẩu. Các tiêu chuẩn này bao gồm độ tinh khiết, chất lượng và phù hợp với người tiêu dùng. Sau khi được Bộ trưởng chuẩn y, các mẫu chè sẽ được mua và lưu giữ tại trụ sở cơ quan hải quan các cảng New York, Chicago, San Fransisco và một số cảng khác theo quyết định của Bộ trưởng. Bộ y tế cũng sẽ mua đủ số mẫu tiêu chuẩn để cung cấp có thu tiền cho các nhà nhập khẩu và kinh doanh chè có nhu cầu. Người nhập khẩu hoặc người nhận hàng có trách nhiệm cung cấp mẫu đại diện cho từng loại chè có ghi trong hóa đơn giao hàng để FDA kiểm tra đối chiếu với mẫu chè chuẩn, chi phí kiểm tra sẽ do người nhập khẩu chịu. Nếu kết quả kiểm tra không đạt so với mẫu chuẩn thì người nhập khẩu phải tái xuất toàn bộ lô hàng trong vòng 6 tháng kể từ ngày có kết quả kiểm tra cuối cùng. Nếu hết 6 tháng chưa được tái xuất thì sẽ bị tiêu hủy. Bên cạnh đó, theo Luật chống khủng bố sinh học mới ban hành, những cơ sỏ sản xuất, chế biến và đóng gói thực phẩm dành cho người và gia súc, trong đó có chè, nếu muốn xuất khẩu vào Mỹ thì phải đăng ký với cơ quan FDA trước ngày 31/12/2003. Ngoài ra, các cơ sở này phải lưu giữ chứng từ giao nhận nguyên liệu và sản phẩm để tạo điều kiện cho FDA điều tra trong những trường hợp có nghi ngờ xảy ra khủng bố sinh học. Ngoài ra, những sản phẩm chè nhập khẩu còn bị kiểm tra về tiêu chuẩn thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm bởi Cơ quan bảo vệ môi trường EPA. Về chính sách thuế, sản phẩm chè xuất khẩu của Việt Nam được hưởng mức thuế nhập khẩu tôi huệ quốc. Theo đó, chè xanh có hương vị đóng gói không quá 3kg/gói là 6,4%, và đối với các loại chè khác không phân biệt khối lượng đóng gói là 0%. Như vậy, mức thuế nhập khẩu này hiện nay là rất có lợi cho sản phẩm chè xuất khẩu của Việt Nam. Tóm lại, hệ thống kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng trên của Mỹ chính là một trong những rào cản làm cho sản phẩm chè xuất khẩu của Việt Nam khó xâm nhập vào thị trường Mỹ trong thời gian qua dù biết rằng đây là một thị trường lớn và đầy tiềm năng. Để nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng được những tiêu chuẩn này cần một sự cải tiến hoàn toàn trong quy trình sản xuất, cần một nguồn vốn lớn. Vì vậy đó không chỉ là sự nỗ lực của riêng doanh nghiệp mà cần cả sự giúp sức và hỗ trợ của Nhà nước. 2.2 Khái quát chung về tình hình xuất khẩu mặt hàng chè của Việt Nam trong thời gian qua 2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu chè Ở Việt Nam, tính đến nay, cả nước có 34 địa phương trồng chè với khoảng 120.000 hécta với 163 đơn vị tham gia xuất khẩu, trong đó có Tổng công ty chè Việt Nam là đơn vị xuất khẩu chè lớn nhất, chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch. Hàng năm sản lượng chè búp tươi của Việt Nam đưa vào chế biến khoảng 500.000 tấn, trong đó 80% dành cho xuất khẩu. So với các đối thủ cạnh tranh, Việt Nam vẫn chỉ là một nước sản xuất và xuất khẩu chè nhỏ, chiếm chưa đầy 3% tổng sản lượng chè của thế giới và 5% tổng khối lượng chè xuất khẩu. Tuy nhiên, vị thế của Việt Nam trên thị trường thế giới đang được khẳng định với sự gia tăng cả về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu chè và chè đã trở thành một mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng và có triển vọng trong những năm tới. Khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng đều hàng năm, từ 67,9 nghìn tấn năm 2001 lên đến 112 nghìn tấn năm 2007, và chỉ tính đến 8 tháng đầu năm 2008 sản lượng này đã là 330,4 nghìn tấn. Tuy nhiên cũng có một số năm xuất khẩu chè của Việt Nam gặp khó khăn như năm 2003, do tác động của cuộc chiến tại Irắc - thị trường chè chính của Việt Nam, làm giảm lượng chè xuất khẩu của cả nước, chỉ đạt 59,8 nghìn tấn. Nhưng bước sang năm 2004, ngành chè đã khắc phục được khó khăn, đẩy sản lượng chè về mức ổn định, sản lượng đạt được gần gấp đôi sản lượng năm 2003 (bảng 2.1). Bảng 2.1 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam từ năm 2001 – 8/2008 Năm Khối lượng xuất khẩu (nghìn tấn) Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) Tốc độ tăng trưởng chè xuất khẩu so với năm trước (%) 2001 67,9 78 12,1 2002 77,0 82,5 5,77 2003 59,8 59,8 -27,51 2004 96,0 91,5 53,01 2005 89,0 100 9,29 2006 103,0 109 9,00 2007 112 130 19,27 8T/2008 330,4 161,6 24,31 Nguồn: Tổng cục thống kê 2.2.2 Chủng loại mặt hàng chè xuất khẩu Việt nam chủ yếu xuất khẩu hai loại chè chính là chè đen và chè xanh. Chè đen là loại chè đa dạng, có nhiều chủng loại nhất và cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng khối lượng chè xuất khẩu, thường chiếm khoảng 80%, còn lại là chè xanh, chiếm khoảng 19% và các loại chè khác như: chè lên men, chè ô long, chè nhài, chè khô, chè vàng..v…v.. Bảng 2.2 Cơ cấu chè xuất khẩu của Việt Nam Đơn vị: % Loại chè 2000 2002 2004 2006 Chè đen 74,48 85,41 80 63,37 Chè xanh 15,8 12,6 19 26,22 Các loại khác 9,72 1,99 1 10,41 Tổng số 100 100 100 100 Tính chung 7 tháng đầu năm 2008, nước ta đã xuất 63,4 nghìn tấn chè đen, đạt kim ngạch 44,4 triệu USD, mặc dù giảm 31,54% về lượng song lại tăng 17,09% về trị giá so với 7 tháng đầu năm 2007. Thị trường nhập khẩu chủ yếu loại chè này là Ả rập Xê út, Đài Loan, Hà Lan, Ai Cập, Anh…Mỹ cũng là một thị trường có nhu cầu về chè đen rất lớn, song sản lượng xuất khẩu chè đen của nước ta sang thị trường này lại chưa cao. Bên cạnh đó, cũng trong 7 tháng đầu năm này, chè xanh đã đạt kim ngạch cao nhất, với 172,8 nghìn tấn, trị giá 94,5 triệu USD, tăng 216,62% về lượng và 13,97% về trị giá so với cùng kỳ. Ngoài ra, KNXK các loại chè khác như chè lên men, chè ô long cũng có sự tăng trưởng mạnh, ngược lại chè nhài, chè khô, chè vàng…lại có kim ngạch giảm mạnh. Sản lượng chè xanh chiếm tỷ trọng cao như vậy, vượt qua cả chè đen - loại chè luôn đứng đầu từ trước đến nay, nguyên nhân chủ yếu do người tiêu dùng đã nhận thấy những tác dụng có lợi cho sức khoẻ trong chè xanh. Đồng thời, điều này cũng thể hiện khả năng nhanh nhạy của những nhà sản xuất Việt Nam trong việc tăng cường sản xuất chè xanh - loại chè có giá trị gia tăng trên một đơn vị cao hơn nhưng hiện lại có rất ít nhà cung cấp trên thị trường. 2.2.3 Thị trường mặt hàng chè xuất khẩu Thị phần chè xuất khẩu của Việt Nam còn rất nhỏ bé, chưa thật ổn định, chỉ chiếm khoảng 4–7%tổng sản lượng chè xuất khẩu của thế giới. So với các nước xuất khẩu chè lớn trong khu vực, thị phần chè xuất khẩu của Việt Nam đạt gần bằng Indonesia, nhưng chỉ đạt khoảng 1/3 sản lượng xuất khẩu của các nước như Sri Lanka, Trung Quốc và Ấn Độ. Mặc dù đã có những nỗ lực trong việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, song chè xuất khẩu của ta vẫn tập trung vào một số thị trường trọng điểm. 80% khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam hiện vẫn chủ yếu là xuất sang Irắc, Đài Loan, Ấn Độ và Nga (bảng 2.3). Trong giai đoạn trước năm 2002, Irắc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, thay vị trí của Nga trước đây, chiếm 40% lượng chè xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, sự sụp đổ của thị trường này vào năm 2003 do chiến tranh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu chè của Việt Nam. Từ năm 2005 sản lượng chè của nước ta vào nước này mới bắt đầu phục hồi lại. Thay vào vị trí thị trướng Irắc, Đài Loan trở thành thị trường nhập khẩu chè lớn nhất của Việt Nam. Tính chung 8 tháng đầu năm 2008, thị trường Đài Loan vẫn giữ vị trí dẫn đầu, với 12,6 nghìn tấn, đạt kim ngạch 14,8 triệu USD, tuy giảm 4,98% về lượng song lại tăng 22,91% về trị giá so với 8 tháng đầu năm ngoái. Bảng 2.3 Thị phần xuất khẩu chè chủ yếu của Việt Nam Nước 2001 2002 2003 2005 Irắc 22.561 16.012 - 8.367 Đài Loan 13.709 11.576 14.899 15.263 Nhật Bản 1.223 2.228 11.474 11.521 Nga 4.777 3.222 14.146 9.846 Trung Quốc 500 163 16.237 5.828 Đức 2.055 2.908 17.833 3.494 Ba Lan 2.551 2.127 3.511 3.245 Anh 827 1.242 946 2.214 Hoa Kỳ 1.033 2.154 1.056 1.266 Indonesia 1.327 1.720 3.415 1.029 Xingapore 1.034 2.360 27.623 810 Hồng Kông 406 3.560 11.367 8.546 Tổng 58.200 454 58.610 63.395 Nguồn: Tổng cục thống kê Xuất khẩu chè sang các thị trường lớn như Mỹ, EU vẫn đạt thấp. Thị trường EU chỉ chiếm chưa đầy 5% về giá trị chè nhập khẩu của Việt Nam. Với thị trường Mỹ - thị trường tiêu thụ chè lớn thứ 8 trên thế giới, nhưng chè Việt Nam chỉ chiếm chưa quá 2% thị phần. Chè của Việt Nam chưa xâm nhập được vào các thị trường này chủ yếu do không đủ độ tinh khiết, không đạt chất lượng và không phù hợp tiêu chuẩn theo các chuẩn thống nhất của Mỹ và EU. Hình 2.1 Biểu đồ thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam năm 2005 2.3 Phân tích thực trạng sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ trong thời gian qua Như ở chương 1 đã trình bày, chúng ta có 6 tiêu chí để đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm. Đó là: sản lượng và mức doanh thu, thị phần, chi phí sản xuất và giá bán, chất lượng, mức độ uy tín, cuối cùng là mức độ vệ sinh công ngiệp, đảm bảo môi trường của sản phẩm. Căn cứ vào các tiêu chí đó chúng ta sẽ có được bức tranh toàn cảnh về sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu trên thị trường Mỹ trong thời gian qua. 2.3.1 Sản lượng, mức doanh thu chè xuất khẩu Việt Nam hiện là một trong 12 nước đứng đầu thế giới cả về diện tích, sản lượng và khối lượng xuất khẩu chè. Trong số 10 nước dẫn đầu về sản lượng chè xuất khẩu (chiếm khoảng 90% tổng sản lượng toàn thế giới) thì có 7 nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Các thị trường xuất khẩu chè chủ yếu của Việt Nam là Đài Loan, Irắc, Pakistan, Ấn Độ, Nga. Đối với thị trường Mỹ - thị trường nhập khẩu chè lớn thứ 8 trên thế giới thì sản lượng xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường này lại không cao, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng KNXK chè của Việt Nam (bảng 2.4). Bảng 2.4 KNXK của mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ từ năm 2001-2007 Năm Sản lượng chè xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ (tấn) KNXK của chè Việt Nam sang Mỹ (triệu USD) (1) Tổng KNXK chè của Việt Nam (triệu USD) (2) (1)/(2) (%) 2001 1.033 1,239 78 1,59 2002 2.154 2,843 82,5 3,45 2003 1.300 1,206 59,8 2,02 2004 1.605 1,529 91,5 1,67 2005 1.266 1,397 100 1,39 2006 2.087 1,585 109 1,45 2007 3.277 2,171 130 1,67 Trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay, sản lượng cũng như KNXK chè Việt Nam vào Mỹ có nhiều biến động. Sau khi BTA chính thức có hiệu lực, năm 2002 sản lượng và KNXK chè vào Mỹ tăng lên gấp đôi năm 2001, cho thấy sự nhanh nhạy của doanh nghiệp Việt Nam trong việc nắm bắt những thuận lợi BTA đem lại. Nhưng bước sang năm 2003, do cuộc chiến tranh Mỹ-Irac, sản lượng chè xuất khẩu vào Mỹ giảm đi đáng kể. Bước sang năm 2005, đây là năm khó khăn đối với ngành chè, hạn hán kéo dài, vấn đề mất cân đối giữa khả năng cung cấp nguyên liệu và sự bùng nổ các nhà máy chế biến chè trở nên nghiêm trọng đã dẫn đến KNXK chè vào Mỹ giảm đáng kể (giảm 21% về sản lượng và 8,6% về KNXK so với năm 2004). Và cho đến những năm gần đây, nhờ sự ổn định của tình hình thế giới và sự phát triển của sản xuất trong nước, sản lượng và KNXK chè Việt Nam vào Mỹ đã được phục hồi. Năm 2007 tăng 158% về sản lượng và tăng 55,4% về giá trị xuất khẩu so với năm 2005. Nhưng nhìn chung KNXK chè của Việt Nam vào Mỹ còn quá thấp, trung bình chỉ chiếm 1,8% tổng KNXK chè Việt Nam xuất khẩu. Mỹ tuy là một thị trường rộng lớn về tiêu thụ chè nhưng chè xuất khẩu để có thể vào được Mỹ phải vượt qua hàng rào tiêu chuẩn chất lượng rất khắt khe, đây là nguyên nhân chủ yếu khiến sản lượng chè xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này còn hạn chế. Mặt khác nếu so sánh về sản lượng xuất khẩu chè của Việt Nam so với các quốc gia xuất khẩu chè khác, Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 7 trong 10 nước xuất khẩu chè hàng đầu thế giới. Kenya, Sri Lanka, Trung Quốc và Ấn Độ là 4 nước có sản lượng chè xuất khẩu lớn nhất thế giới. Với một năng lực cung ứng chè dồi dào như vậy, Việt Nam hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với các quốc gia khác về sản lương xuất khẩu. 2.3.2 Thị phần mặt hàng chè xuất khẩu Trong những năm gần đây, do nhận thấy những tác dụng có lợi cho sức khoẻ của chè, người dân Mỹ có xu hướng chuyển sang uống chè nhiều hơn. Là một nước không sản xuất chè nên chè tiêu thụ ở nước này đều phải nhập khẩu, chủ yếu từ Achentina, Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya và Việt Nam Việc xem xét thị phần của mặt hàng chè xuất khẩu là một tiêu chí quan trọng để đánh giá sức cạnh tranh. Trong đó, chúng ta cần so sánh thị phần chè xuất khẩu của Việt Nam so với các đối thủ khác trên thị trường Mỹ và thị phần chè xuất khẩu sang thị trường Mỹ so với các thị trường xuất khẩu khác của Việt Nam. Trước tiên, so sánh thị phần chè xuất khẩu của Việt Nam so với một số nước như Achentina, Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya. Nước xuất khẩu chè lớn nhất vào Mỹ hiện nay là Achentina, các sản phẩm của Achentína xuất vào Mỹ hiện nay đều được hưởng quy chế tối huệ quốc với thuế suất bằng O%. Năm 2002 lượng xuất khẩu của Achentina vào Mỹ là 23.750 tấn chiếm 14,5% lượng chè nhập khảu vào Mỹ. Một đối tác chiến lược khác của Mỹ là Ấn Độ, hàng hóa của nước này khi nhập khẩu vào Mỹ đều được hưởng quy chế tối huệ quốc và được hưởng thuế suất ưu đãi. Do có mặt trên đất Mỹ từ lâu đời, sản phẩm chè của Ấn Độ đã tạo cho mình một chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng và một nhãn hiệu riêng. Chỉ tính riêng trong năm 2002, Ấn Độ đã xuất vào Mỹ lượng chè là 17,8 ngàn tấn, chiếm 10,86%. Trung Quốc và Kenya là hai nước có tiềm lực sản xuất và xuất khẩu chè rất lớn và hiện đang có những chiến lược thâm nhập vào thị trường Mỹ. Về phía Việt Nam, tính trong năm 2002 lượng xuất khẩu chè của Việt Nam vào Mỹ đạt 1,9 tấn, trị giá 1,5 triệu USD và chỉ chiếm 2% về số lượng và 0,93% về giá trị. Như vậy, so với những đối thủ cạnh tranh lớn như Achentina và Ấn Độ, thị phần chè của Việt Nam vẫn còn rất nhỏ bé, sức cạnh tranh của sản phẩm không cao. Hình 2.2 Thị phần nhập khẩu chè của Mỹ năm 2002 So sánh giữa các thị trường nhập khẩu chè của Việt Nam với nhau. Trước khi chiến tranh Irắc xảy ra (năm 2003), Irắc là thị trường nhập khẩu chè lớn nhất của Việt Nam. Thuận lợi lớn của việc xuất khẩu sang thị trường Irắc so với thị trướng Mỹ đó là thị trường Irắc không đòi hỏi ngặt nghèo về chất lượng sản phẩm, đồng thời mặt hàng chè không bị cạnh tranh với các loại đồ uống có cồn, đồ uống có ga khác do quy định của tập quán, tôn giáo. Từ năm 2004 trở lại đây, những thị trường dẫn đầu về nhập khẩu chè của Việt Nam là Đài Loan, Pakistan, Ấn Độ, Nga, Nhật Bản, trong đó Đài Loan và Pakistan là hai thị trường nhập khẩu nhiều nhất. Năm 2006, Pakistan chiếm 40% thị trường xuất khẩu chè của nước ta, Nga chiếm 23%, Đài Loan chiếm 17%. Trong nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25008.doc
Tài liệu liên quan