Hiện nay, vấn đề về các thủ tục hải quan của Việt Nam đã có nhiều thay đổi tuy nhiên vấn còn nhiều vấn đề cần giải quyết để hoàn thiện nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu cụ thể:
Cải cách thủ tục hải quan theo hướng một cửa, một dấu nhằm giảm tối đa thời gian cho các khẩu thủ tục hành chính để đáp ứng thời gian giao hàng.
Thống nhất trong việc áp mã thuế đối với nguyên phụ liệu, hàng may mặc ở các cửa khẩu hải quan khác nhau theo tiêu chuẩn phân loại hàng hoá của WTO.
Nâng cao tỷ lệ kiểm tra đối với hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu và giảm tỷ lệ kiểm tra xác suất để loại những hàng hoá không đạt tiêu chuẩn ngay tại cửa khẩu.
Tăng sử dụng máy móc thiết bị hiện đại trong việc kiểm tra hàng may mặc xuất khẩu để giảm thời gian thông quan.
91 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may của công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Dệt may trên thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khách hàng một cách tốt nhất.
2.1.2.2 Mô hình tổ chức bộ máy quản trị
Ban giám đốc
* Tổng giám đốc công ty: Tổng giám đốc công ty do Tổng giám đốc Tổng công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật theo đề nghị của Tổng công ty. Tổng giám đốc công ty là đại diện pháp nhân, có quyền cao nhất trong công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và pháp luật về mọi hoạt động của đơn vị mình quản lý. Khi vắng mặt, Tổng giám đốc uỷ quyền cho một Phó Tổng giám đốc quản lý và điều hành công ty. Tổng giám đốc công ty có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất và quản trị của công ty.
Khối quản lý
Khối nghiệp vụ
Ban giám đốc
các phòng kd
văn phòng đại diện
phòng xnk dệt may
phòng kd xnk tổng hợp
phòng dự án
phòng kd xnk vật tư
phòng kd nội địa
trung tâm sx kd chỉ
trung tâm tk mẫu
vp đại diện tp
hcm
vp đại diện tp hp
trung tâm t.mại
cửa hàng giới thiêu SP
tài chính kế toán
kế hoạch tổng hợp
Tổ chức hành chính
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính).
Thứ nhất: Tổng giám đốc công ty có quyền nhận vốn(kể cả công nợ), đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Tổng công ty giao để quản lý và sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ được giao, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn và tiến hành giao các nguồn lực đã nhận được cho các đơn vị trực thuộc công ty theo phương án đã được Tổng công ty duyệt đồng thời Tổng giám đốc công ty được quyền ký hợp đồng kinh tế, khiếu kiện hợp đồng theo uỷ quyền của Tổng giám đốc Tổng công ty đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nhượng bán, thuê và cho thuê tài sản thực hiện theo quy định tại Quy chế tài chính của Tổng công ty đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc và được quyền ký hợp đồng vay vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo uỷ quyền của Tổng giám đốc Tổng công ty.
Thứ hai: Tồng giám đốc công ty có quyền xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm, dự án hợp tác và đầu tư với nước ngoài,dự án liên doanh của công ty trình Tổng công ty phê duyệt trên cơ sở chiến lược phát triển của Tổng công ty đồng thời Tổng giám đốc công ty có quyền điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Tổng công ty về kết quả kinh doanh của công ty.
Thứ ba: Tổng giám đốc công ty có quyền ban hành quy chế tiền lương, tiền thưởng, nội quy về khen thưởng, kỷ luật, Quy chế lao động áp dụng trong công ty…phù hợp với Quy chế tài chính của Tổng công ty đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc và phù hợp với bộ Luật Lao động đồng thời có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các cán bộ chức danh thuộc quyền của mình như: Trưởng phòng,Phó Trưởng phòng…,Trưởng và Phó các đơn vị trực thuộc công ty. Tổng giám đốc công ty cũng có quyền khen thưởng, kỷ luật, quyết định tuyển dụng, ký hợp đồng lao động, bố trí, điều động, cho thôi việc đối với lao động trong công ty theo quy định của bộ Luật Lao động và theo định biên đã được Tổng giám đốc Tổng công ty phê duyệt.
Thứ tư: Tổng giám đốc công ty được quyền áp dụng các biện pháp vượt thẩm quyền của mình trong trường hợp khẩn cấp( thiên tai, địch hoạ…) và chịu trách nhiệm về những quyết định đó, đồng thời phải báo cáo ngay với Tổng công ty và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tiếp đồng thời được quyền thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị trực thuộc công ty theo yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty trên cơ sở phê duyệt của Tổng công ty. Tổng giám công ty có quyền thành lập các hội đồng tư vấn về các lĩnh vực: giá, các dự án đầu tư, khen thưởng, kỷ luật…theo quy định hiện hành và cùng với Chủ tịch công đoàn xây dựng và ký kết thoả ước lao động tập thể theo quy định của bộ Luật Lao động và Luật công đoàn.
Thứ năm: Tổng giám đốc công ty có nhiệm vụ báo cáo với Tổng công ty và các cơ quan Nhà nước có thẩm về kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính tổng hợp, bảng cân đối tài sản của công ty (theo pháp lệnh báo cáo thống kê) đồng thời Tổng giám đốc công ty phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Tổng công ty và các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đối với việc thực hiện nhiệm vụ điều hành của mình.
Thứ sáu: Khi thay đổi Tổng giám đốc công ty, Tổng giám đốc mới có quyền và trách nhiệm đề xuất Tổng giám đốc Tổng công ty bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm lại chức danh Phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng công ty. Các chức danh thuộc thẩm quyền quyết định của Tổng giám đốc cũ hết hiệu lực, Tổng giám đốc mới xây dựng phương án nhân sự để ra quyết định bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại. Việc bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại thực hiện theo quy định và thủ tục hiện hành.
* Phó tổng giám đốc công ty: Phó Tổng giám đốc công ty do Tổng giám đốc Tổng công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật theo đề nghị của Tổng công ty. Phó Tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc và có quyền điều hành một hoặc một số lĩnh vực của công ty theo sự phân công của Tổng giám đốc công ty đồng thời chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc công ty và pháp luật về những công việc được giao.
Các phòng ban chức năng.
* Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng giúp công ty quản lý nhân sự, sắp xếp các hoạt động trong công ty. Quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty. Truyền đạt các thông tin trong nội bộ công ty tới mọi người trong công ty một cách đầy đủ và kịp thời. Có kế hoạch bồi dưỡng các cán bộ chủ chốt trong công ty để nâng cao trình độ và nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
* Phòng tài chính kế toán: Lập kế hoạch, theo dõi, hướng dẫn các mặt công tác về tài chính, kế toán giúp công ty chủ đồng về nguồn vốn để phục vụ cho các phòng. Lập báo cáo thống kê theo định kỳ nộp cho các cơ quan chủ quản, thực hiện đầy đủ mọi quy định của Nhà nước về công tác tài chính.
* Phòng kế hoạch tổng hợp: Có nhiệm vụ tham mưu, xây dựng và theo dõi việc thực hiện các kế hoạch của Tổng công ty và Nhà nước giao. Thống kê, tìm hiểu các công tác thị trường, tìm hiểu khách hàng xúc tiến các mối quan hệ nhằm cung cấp cập nhật, đầy đủ thông tin về thị trường tới từng phòng ban trong công ty. Phân bổ kế hoạch cho từng phòng một cách hợp lý và theo dõi thực hiện, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế.
* Các phòng kinh doanh: bao gồm phòng Xuất nhập khẩu Dệt May, phòng kinh doanh Xuất nhập khẩu tổng hợp, phòng dự án, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, phòng kinh doanh nội địa, trung tâm thiết kế mẫu. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng là tương tự nhau( chỉ khác nhau ở đối tượng kinh doanh). Mỗi phòng kinh doanh những mặt hàng riêng và chúng thường gắn với tên của phòng. Chẳng hạn phòng XNK dệt may chuyên kinh doanh những mặt hàng liên quan đến nghàng dệt may như: bông, len, tơ,sợi… Trung tâm thiết kế mẫu chuyên thiết kế và tạo mẫu theo đơn đặt hàng của các phòng hoặc tự thiết kế đưa đi giới thiệu ở các đại lý, các cửa hàng truyền thống…
Các đơn vị trực thuộc.
Các đơn vị trực thuộc của công ty gồm có: Trung tâm kinh doanh nguyên phụ liệu Dệt May Da giày,Cửa hàng, Văn phòng đại diện tại Tp Hồ Chí Minh, Xí nghiệp sản xuất chỉ, kho hàng, Văn phòng đại diện tại Tp Hải Phòng…và là các đơn vị hạch toán báo sổ của công ty.Quy chế về tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc do Tổng giám đốc công ty phê chuẩn ban hành phù hợp với điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty.Các đơn vị trực thuộc công ty được quyền kinh doanh theo phân cấp của Tổng giám đốc công ty, có trách nhiệm quản, bảo toàn và phát triển toàn bộ vốn, tài sản và nguồn lực khác do công ty giao, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với công ty. Công ty chịu trách nhiệm cuối cùng về mọi hoạt động của đơn vị trực thuộc.
2.1.3 Đặc điểm kinh tế và kỹ thuật của công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may ảnh hưởng tới sức cạnh tranh hàng hoá của công ty
2.1.3.1 Đặc điểm về lao động
Lao động là yếu tố rất quan trọng trong công ty, vì thế hàng năm công ty đã có những thay đổi hợp lý về cơ cấu lao động và có những chính sách tuyển dụng, khuyến khích lao động để họ lao động với năng suất cao hơn, trên cơ sở đó làm tăng tính cạnh tranh cho các mặt hàng kinh doanh của công ty.
Bảng 2: Cơ cấu lao động của công ty qua các năm( 2003-2006)
Stt
Năm
Lao động
2003
2004
2005
2006
Người
%
Người
%
Người
%
Người
%
1
LĐ quản lý
20
17
27
21
30
23
33
17
2
LĐ nam
48
15
50
39
53
41
88
46
3
LĐ nữ
72
85
78
61
77
59
102
54
4
LĐ có trình độ trên ĐH
0
0
1
0,8
1
0,8
2
1,1
5
LĐ có trình độ ĐH
71
59
79
62
91
70
143
75
6
LĐ có trình độ CĐ trở xuống
49
41
48
37,2
38
29,2
45
23,9
7
LĐ nghiệp vụ ngoại thương, ngoại ngữ
19
16
29
23
30
23
50
26
8
LĐ trên 40 tuổi
49
41
63
49
64
49
108
57
Tổng lao động
120
128
130
190
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Qua bảng trên ta thấy: Tình hình lao động của công ty qua các năm có nhiều biến đổi theo chiều hướng có lợi. Số lao động trong công ty tăng liên tục từ 120 lao động năm 2003 tăng lên 190 lao động năm 2006. Tuy nhiên, số lượng lao động trẻ dưới 40 tuổi hơi ít, phần lớn là lao động trên 40 tuổi cụ thể năm 2006 tăng 16% so với năm 2003. Điều này thể hiện công ty có đội ngũ lao động giàu kinh nghiệm, nhưng tính năng động và linh hoạt không cao so với đội ngũ lao động trẻ. Số lao động làm trong lĩnh vực quản lý tăng đều qua các năm từ 20 người năm 2003 tăng lên 33 người vào năm 2006 do yêu cầu thực tế của công ty đó là tăng lĩnh vực kinh doanh, tăng thị trường…
Về cơ cấu lao động theo giới: Số lao động nam trong công ty qua các năm đã tăng năm 2003 có 48 lao động nam thì năm 2006 là 88 người. Tuy nhiên số lao động nữ vẫn chiếm đa số, mức độ chênh lệch về số lượng lao động nam và nữ trong công ty qua các năm là không đều nhau năm 2003 số lao động nữ nhiều hơn số lao động nam là 70%, năm 2004 là 22%, năm 2005 là 18%, năm 2006 là 8%.
Về cơ cấu lao động theo trình độ: Trình độ của người lao động trong công ty ngày càng được cải thiện và nâng cao. Số lượng lao động có trình độ trên ĐH từ lúc không có vào năm 2003 thì sau 3 năm đến năm 2006 số lao động có trình độ trên ĐH là 2 người. Số lao động có trình độ ĐH liên tục tăng qua các năm, sau 3 năm hoạt động tăng 16% từ 59% năm 2003 tăng lên 75% vào năm 2006. Điều đó chứng tỏ công ty luôn luôn quan tâm đến tuyển dụng, đào tạo để nâng cao trình độ và năng lực cho đội ngũ lao động trong công ty. Số lao động có trình độ từ CĐ trở xuống ngày càng giảm từ 41% năm 2003 xuống còn 23,9% vào năm 2006, số lao động này chủ yếu làm trong các phòng hành chính, phòng bảo vệ, lái xe… Về số lao động chuyên ngành ngoại thương, ngoại ngữ liên tục tăng qua các năm tăng 10% từ năm 2003(16%) đến năm 2006(26%). Tuy nhiên tăng 10% là hơi ít vì với Doanh nghiệp kinh doanh thương mại chủ yếu các hoạt động liên quan đến lĩnh vực Xuất nhập khẩu thì chuyên ngành ngoại thương và ngoại ngữ là rất cần thiết.
2.1.3.2 Đặc điểm về công nghệ và thiết bị
Tuy mới hợp nhất nhưng công ty có được cơ sở vật chất khá đầy đủ hầu hết người lao động thuộc bộ phận kinh doanh trong công ty đều được trang bị máy tính cá nhân nối mạng, máy in và điện thoại bàn, các máy điện thoại trong công ty đều nối với nhau để thuận tiện cho việc liên lạc giữa các phòng ban. Hiện tại công ty chỉ 2 máy Fax và 1 máy photocopy. Các trang thiết bị để sản xuất trực tiếp ra sản phẩm còn hạn chế chỉ có một xưởng sản xuất kinh doanh chỉ nhỏ với trên 20 máy sản xuất chỉ. Khi công ty có đơn hàng lớn thì để đảm bảo cho việc đáp ứng đơn hàng đúng hẹn, công ty liên doanh hoặc thuê công ty khác trong nước sản xuất, đồng thời có đầu tư thêm vốn và trang thiết bị sản xuất hiện đại cho các công ty này, bên cạnh đó công ty còn trực tiếp cử người xuống tận cơ sở sản xuất của các đơn vị để kiểm tra, nếu cần thiết công ty còn thuê thêm lao động. Để phục vụ cho nhu cầu may mẫu thiết kế công ty đã trang bị cho Trung tâm thiết kế mẫu 7 thiết bị máy may, 11 thiết bị máy may chuyên dùng và 3 thiết bị khác là máy cắt vải, bộ bàn là hơi và bàn cắt. Với nhiều thay đổi trong việc đầu tư cho thiết bị và công nghệ như thế sẽ góp phần nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá trong công ty.
2.1.3.3 Đặc điểm về vốn và cơ cấu vốn
Vốn của công ty gồm có: vốn của Tổng công ty giao lần đầu, Vốn được Tổng công ty bổ sung, Việc phân phối lợi nhuận được thực hiện theo Quy chế tài chính của Tổng công ty đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc.
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn của công ty qua các năm (2003- 2006)
Stt
Năm
Vốn
2003
2004
2005
2006
triệu đồng
%
triệu đồng
%
triệu đồng
%
triệu đồng
%
1
Vốn CSH
24.829
15,96
26.903
12,24
25.330
17,46
45.137
21,06
2
vốn vay tín dung
130.786
84,04
192.861
87,76
119.773
82,54
169.231
78,94
3
Vốn lưu động
151.046
97,06
215.490
98,08
140.987
97,16
207.595
96,84
4
Vốn cố định
4.569
2,94
4.229
1,92
4.116
2,84
6.773
3,16
Tổng nguồn vốn
155.615
100
219.719
100
145.103
100
214.368
100
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Nguồn vốn của công ty qua các năm đã tăng nhưng không đều qua các năm, năm 2004 và năm 2006 nguồn vốn của công ty tăng đột biến, tăng gần gấp 2 lần so với nguồn vốn năm trước đó do nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của công ty. Nguồn vốn CSH của công ty tăng đều qua các năm, sau 3 năm nguồn vốn CSH của công ty đã tăng 5,1% từ năm 2003(15,96%) đến năm 2006(21,06%). Điều đó chứng tỏ công ty đã chủ động hơn về nguồn vốn. Tuy nhiên vốn vay của công ty đã giảm sau 3 năm đã giảm 5,1% từ năm 2003(84,04) đến năm 2006(78,94%). Vốn vay giảm do năm 2006 tình hình tài chính trong nước và thế giới có nhiều chuyển biến phức tạp, dẫn đến lãi suất vay cao do đó Tổng công ty Dệt May đã giao thêm vốn cho công ty để chủ động hơn trong kinh doanh.
Nguồn vốn lưu động tăng giảm không đều nhau, mức độ tăng giảm giữa các năm chênh lệch nhau rất ít, chứng tỏ tốc độ quay vòng của vốn là tương đối ổn định qua các năm. Tuy nhiên sang năm 2006, vốn cố định của công ty đã tăng chiếm 3,16% tổng nguồn vốn so với các năm trước dó, bởi vì năm 2006 công ty đã đầu tư đổi mới thêm một số trang thiết bị cũ không còn sử dụng được nữa.
2.1.3.4 Đặc điểm về nguyên phụ liệu
Nguồn nguyên phụ liệu của công ty chủ yếu nhập khẩu là chính, còn nguồn nguyên phụ liệu công ty tự sản xuất được là rất ít chủ yếu là những nguyên phụ liệu đơn giản như khuy áo, cúc áo, khoá, mex, chỉ may... Do đó cũng ảnh hưởng tới sức cạnh tranh cho hàng hoá của công ty.
2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Với những điều kiện sản xuất hiện tại cùng với sự lãnh đạo của ban giám đốc và các trưởng phòng ban công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Bảng 4: Kết quả kinh doanh của công ty qua các năm(2003-2006)
Stt
Năm
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
1
Doanh thu (tỷ)
415
606
491
721
2
Lợi nhuận (triệu đồng)
1.807
1.865
2.700
3.012
3
TNBQ (đồng)
1.196.786
2.890.450
3.066.439
3.600.000
4
Nộp ngân sách (tỷ)
23
18
19
22
5
Tỷ suất lợi nhuận (%)
0.78
0.89
0.98
0.99
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của công ty qua các năm tăng giảm không ổn định tuy nhiên lợi nhuận của công ty lại tăng tương đối đồng đều và công ty đã có những đóng góp nhất định vào ngân sách nhà nước. Với tỷ suất lợi nhuận ngày càng tăng điều đó chứng tỏ công ty đã sử dụng nguồn vốn của mình một cách hiệu quả hơn. Với mức thu nhập bình quân của người lao động trong công ty ngày càng cao, chứng tỏ đời sống của người lao động ngày càng được cải thiện hơn, từ đó khuyến khích người lao động có động lực làm việc tạo ra năng suất lao động cao góp phần nâng cao sức cạnh tranh đối với sản phẩm của công ty.
Thành công của công ty là kết quả của quá trình đa dạng hóa sản phẩm đồng thời biết xác định mặt hàng nào là mặt hàng mũi nhọn của công ty và tăng cường đầu tư vào mặt hàng đó với chất lượng cao nhất tạo uy tín cho công ty đối với khách hàng trong nước và quốc tế.
2.2 Thực trạng xuất khẩu mặt hàng may của công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may
2.2.1 Tình hình xuất khẩu mặt hàng may của công ty trên thị trường thế giới
Hiện nay, hàng may mặc của công ty đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, trong đó nhiều nhất là thị trường Mỹ, EU. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang các thị trường này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty.
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng may của công ty sang một số thị trường qua các năm(2003-2006)
ĐVT: 1000 USD
Stt
Năm
Nước
2003
2004
2005
2006
1
Mỹ
4.156
5.126
5.430
6.343
2
EU
6.503
5.233
3.451
7.456
3
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty
10.659
10.359
8.881
13.799
Nguồn: Báo cáo tình hình xuất khẩu của công ty qua các năm(2003-2006)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty qua các năm tăng giảm không ổn định. Tuy nhiên,nếu xét theo từng thị trường, thì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng đều đặn, còn thị trường EU có tốc độ tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2003 thị trường EU chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 61% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty, thị trường Mỹ chiếm 39%. Đến năm 2004, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường Mỹ tăng 1,2 lần so với năm 2003 đạt 5.126(1000 USD), thị trường EU giảm 1270(1000 USD) so với năm 2003 đạt 5.233(1000USD). Đến năm 2005 kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang các thị trường này đều đạt giá trị thấp, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ tăng nhưng tăng với giá trị nhỏ tăng 1,05 lần so với năm 2004, riêng đối với thị trường EU thì kim ngạch lại giảm, giảm 1.782(1000 USD) đạt 3.451(1000 USD) do năm 2005 EU đã bãi bỏ chế độ hạn ngạch cho hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU, điều này chứng tỏ sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU nói chung và hàng may mặc của công ty nói riêng đã giảm sút cần có biện pháp để nâng cao sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam cũng như hàng may mặc của công ty trên thị trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng. Sang năm 2006 kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may sang một số quốc gia đã tăng trở lại, EU vẫn là thị trường xuất khẩu chính chiếm 58% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty đạt 7.456(1000 USD), thị trường Mỹ chiếm 42% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty đạt 7.456(1000 USD).
Trong các mặt hàng may mặc xuất khẩu vào thị trường EU, công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may mới chỉ tập trung vào các mặt hàng dễ làm như áo jacket, sơ mi... còn các mặt hàng có giá trị, đòi hỏi kỹ thuật cao hơn như bộ complet hay các loại áo sơ mi cao cấp thì công ty chưa thể sản xuất được. Do đó, trên thực tế, nhiều mặt hàng có hạn ngạch nhưng công ty lại chưa xuất khẩu được. Những mặt hàng may mặc xuất khẩu chính của công ty là các mặt hàng truyền thống vì kỹ thuật đơn giản, dễ làm, đầu tư vốn ít, công nhân không cần tay nghề cao.
2.2.2 Tình hình xuất khẩu mặt hàng may của công ty trên thị trường EU
2.2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu
Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng may của công ty sang thị trường EU qua các năm(2003-2006)
(ĐVT: 1000 USD)
Nguồn: Báo cáo tình hình xuất khẩu của công ty qua các năm (2003-2006)
Qua biểu đồ trên ta thấy: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty trên thị trường EU qua các năm tăng giảm không ổn định, từ năm 2003 đến năm 2005 kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường EU liên tục sụt giảm, đến năm 2006 kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường EU đã có nhiều khởi sắc. Năm 2004 kim ngạch xuất khẩu giảm 19.05% so với năm 2003, đạt 5.233(1000 USD). Năm 2005 là năm EU xoá bỏ hạn ngạch hàng may mặc Việt Nam cho nên kim ngạch hàng may mặc của công ty xuất khẩu sang thị trường EU cũng bị tác động, giảm còn 3.451(1000 USD). Điều này chứng tỏ sức cạnh tranh của hàng may mặc của công ty không cao khi mà thị trường nhập khẩu hàng may mặc vào thị trường EU được tự do hoá, khi đó hàng may mặc của doanh nghiệp nào có sức cạnh tranh tốt sẽ đạt sự tăng trưởng cao, chiếm thị phần lớn, còn hàng may mặc của doanh nghiệp nào có sức cạnh tranh thấp thì kim ngạch sẽ giảm sút, năm 2005 kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường EU giảm mạnh nhất giảm tới 34,05% so với năm 2004. Năm 2006, đánh dấu tăng trưởng trở lại trong kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của công ty năm 2006 đạt 7.456(1000 USD) tăng 53,72% so với năm 2005.
2.2.2.2 Mặt hàng xuất khẩu
Các mặt hàng may mặc xuất khẩu chủ lực của công ty sang thị trường EU là các mặt hàng truyền thống chiếm tới 70% giá trị kim ngạch xuất khẩu vì những mặt hàng may mặc truyền thống là những mặt hàng dễ làm, dễ thu lợi nhuận tính trung bình hàng năm cơ cấu mặt hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường EU như áo Jacket chiếm 51,7%, quần chiếm 30%, áo sơ mi chiếm 11%, áo len và áo dệt kim chiếm 3,9%, áo T-shirt và polo shirt chiếm 3,4%. Các mặt hàng có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, chất lượng cao như quần áo da, váy, vestong, complet, áo khoác thì công ty vẫn chưa sản xuất được hoặc sản xuất với tỷ lệ rất nhỏ. Thực tế cho thấy, mặt hàng quần áo da mới chỉ một vài quốc gia như Anh, Pháp, Đức đặt hàng của công ty với giá trị nhỏ, không đều qua các năm và mặt hàng này chủ yếu là may gia công.
Nhìn chung, chủng loại mặt hàng may mặc xuất khẩu sang EU của công ty còn rất hạn chế, điều này gây khó khăn cho công tác bán hàng và nâng cao sức cạnh tranh hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường EU của công ty.
Bảng 6: Gía trị xuất khẩu theo mặt hàng may của công ty sang thị trường EU qua các năm(2004-2006)
ĐVT: 1000 USD
Stt
Năm
Mặt hàng
2004
2005
2006
Tốc độ 05/04
Tốc độ 06/05
1
Áo jacket
2.705
1.760
3.855
0.70
2.10
2
Quần
575
897
2.236
1.56
2.49
3
Áo sơ mi
2.093
656
820
0.40
1.25
4
Quần áo khác
140
138
545
0.99
3.95
Nguồn: Báo cáo tình hình xuất khẩu của công ty qua các năm(2004-2006)
Qua bảng số liệu trên ta thấy giá trị xuất khẩu theo mặt hàng may mặc của công ty sang thị trường EU qua các năm là không đều nhau. Tuy nhiên, mặt hàng Áo jacket vẫn là mặt hàng may mặc mũi nhọn của công ty, còn giá trị các mặt hàng may mặc khác thì tăng giảm theo từng năm, năm 2004 đứng thứ hai sau mặt hàng Áo Jacket là Áo sơ mi, tiếp đến là quần xuất khẩu, sang các năm tiếp theo công ty đã có những điều chỉnh trong cơ cấu hàng may mặc xuất khẩu công ty đã tập trung hơn vào xuất khẩu quần. Năm 2006 sau khi hợp nhất công ty đã có bước đột phá vượt bậc giá trị xuất khẩu của các mặt hàng đều tăng với tốc độ tăng so với năm 2005 cao hơn nhiều so với tốc độ của năm 2005 so với năm 2004, năm 2006 công ty kinh doanh thêm nhiều mặt hàng may mặc khác như Áo T-shirt, Áo polo-shirt... góp phần tăng tổng giá trị xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU. Năm 2006 do xu hướng tiêu dùng quần âu của khách hàng EU tăng lên, tận dụng cơ hội này công ty đã đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này với tốc độ tăng so với năm 2005 là 2.49% cao hơn 0.93% tốc độ tăng của năm 2005 so với năm 2004.
Điều nổi bật của công ty là công ty biết tập trung vào những mặt hàng mũi nhọn của mình là mặt hàng Áo jacket, điều đó chứng tỏ công ty đã biết tận dụng một cách tối đa các điểm mạnh của mình đó là tập trung vào mặt hàng chủ lực, mặt hàng mà mình có sức cạnh tranh cao trên thị trường EU, nhưng mặt khác công ty cũng không quên tìm kiếm khách hàng mới để tiêu thụ sản phẩm may mặc khác không chỉ riêng trên thị trường EU điều đó được minh chứng qua giá trị hàng may mặc khác của công ty qua các năm vẫn tăng đều.
2.3 Thực trạng nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may của công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may trên thị trường EU
2.3.1 Đối thủ cạnh tranh của công ty trên thị trường EU
2.3.1.1 Đối thủ cạnh tranh quốc tế
Hiện nay, công ty phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ nặng ký trên thị trường EU như các công ty của Trung Quốc, Srilanca, Ấn Độ... Những công ty này có nhiều lợi thế hơn hẳn cụ thể: Các công ty của Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất so với các đối thủ khác trên thị trường EU năm 2006 Trung Quốc chiếm 65% thị phần hàng may mặc của EU, hàng may mặc của Trung Quốc nổi bật với lợi thế chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng, phong phú, giá bán thấp và được nhiều khách hàng EU biết đến do có hệ thống kênh phân phối rộng khắp... Còn hàng may mặc của Ấn Độ tuy thị phần trên thị trường EU không bằng Thổ Nhĩ Kỳ, Rumani hay Bănglades nhưng Ấn Độ nhưng vẫn là đối thủ thứ hai của công ty do Ấn Độ là quốc gia trồng bông lớn thứ ba thế giới, và có đội ngũ các nhà thiết kế chuyên nghiệp nên Ấn Độ có ngành công nghiệp phụ trợ rất phát triển nhất là ngành dệt vải, do đó giá thành sản phẩm thấp dẫn tới giá bán thấp hơn. Đối thủ cạnh tranh thứ ba của hàng may mặc Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng là các công ty của Srilanca tuy thị phần trên thị trường EU thấp hơn Ấn Độ, Trung Quốc nhưng các doanh nghiệp của Srilanca biết sử dụng hình thức nhượng quyền thương mại trong kinh doanh bằng cách gắn cho hàng may mặc của họ những nhãn mác nổi tiếng trên thế giới mà những nhãn hiệu nổi tiếng này đã quá quen với khách hàng EU trong khi đó mặt hàng may mặc của công ty thì chưa làm được điều này, do đó làm giảm sức cạnh tranh hàng may mặc của công ty trên thị trường EU.
2.3.1.2 Đối thủ cạnh tranh trong nước
Về đối thủ cạnh tranh trong n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- J0018.doc