MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
I. Phố cổ Hà Nội và nét hấp dẫn của phố cổ đối với du khách 2
1. Vài nét về phố cổ Hà Nội: 2
2. Nét hấp dẫn của phố cổ đối với du khách: 4
2.1. Giá trị văn hoá vật thể. 4
2.2. Giá trị văn hoá phi vật thể 7
II. Hiện trạng của phố cổ Hà Nội 9
1. Hiện trạng xây dựng và tu tạo phố cổ: 9
a. Hiện trạng xây dựng: 9
b. Công tác qui hoạch, bảo tồn của nhà nước đối với khu phố cổ và tiến độ thực hiện của công tác qui hoạch : 12
2. Hiện trạng khai thác phố cổ trong các tour du lich: 14
3. Đánh giá hiện trạng bảo tồn phố cổ và việc khai thác du lịch trong các tour du lịch hiện nay và trong tương lai: 17
III. Giải pháp nhằm bảo tồn và khai thác có hiệu quả khu phố cổ trong các tour du lịch ở thủ đô 19
1. Giải pháp về quản lý nhà nước. 19
2. Nhóm giải pháp về tu tạo và bảo tồn 20
3. Giải pháp khai thác có hiệu quả giá trị văn hoá, kiến trúc phố cổ trong các tour du lịch. 21
Kết luận 25
Danh mục tài liệu tham khảo 26
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1764 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm bảo tồn và khai thác có hiệu quả khu phố cổ trong các tour du lịch ở thủ đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vật thể
Khi đến phố cổ khách du lịch đều cảm thấy thú vị và tò mò trước hàng loạt dãy phố bắt đầu bằng từ “Hàng”: Hàng Bạc, Hàng Bè, Hàng Bài, Hàng Bông, Hàng Đào… Nhìn ở góc độ văn hoá, đây là sự hiện diện của một nền văn minh nông nghiệp châu thổ sông Hồng mà Hà Nội là tâm điểm. Khu vực 36 phố phường chính là nơi giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hoá, là nơi tập trung tất cả các sản vật có tiếng của miền núi, miền đồng bằng và miền biển. Nhưng nét đặc biệt là mỗi phố “Hàng” đều buôn bán một loại tương ứng với tên phố như: Hàng Đào bán lụa, Hàng Trống bán trống… Các sản phẩm được buôn bán và trao đổi đều là những đồ dùng thiết yếu có quan hệ mật thiết với sản xuất lúa nước, sản phẩm nông nghiệp và nghề sông nước như: muối, khoai, cuốc, bừa, bồ, cót…
Có thể nói khu vực này hội tụ hầu hết các ngành nghề thủ công truyền thống của Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước. Những người thợ thủ công đã đưa ngành nghề của quê hương mình lên Hà Nội làm ăn. ở chốn kẻ chợ xầm uất này sự cạnh tranh đọ sức đua tài diễn ra rất mạnh mẽ, phải nghề tinh tài cao mới trụ nổi và phát triển được. Vì vậy những cái còn lại và phát triển là những cái tiêu biểu, tinh hoa của các vùng trong nước. Để giúp nhau trong sản xuất và buôn bán cũng như trong việc giữ gìn nghề tổ những người thợ thủ công liên kết với nhau tạo ra những phường hội - đó là những phố “Hàng” mà chúng ta thấy ngày nay. Mỗi phố “Hàng” có tính đặc thù và tính chuyên biệt cao. Một khách nước ngoài khi đến thăm phố cổ đã rất ngạc nhiên viết: “Mỗi loại hàng hoá đều có một phố riêng. ở phố Bát Sứ – tất cả đều xanh. Tiếp đến phố Bát Đàn – tất cả đều đỏ. Rồi đến phố Hàng Đồng lấp lánh kim vàng chói. Phố Hàng Thêu và phố Hàng Tranh màu sắc tươi vui rực rỡ”. Điều này thoạt nhìn có vẻ vô lý về phương diện thương mại, nhưng nó lại là cách tổ chức có lợi cho người bán. Họ có điều kiện tương trợ giúp đỡ nhau trong việc định giá, giữ giá, vay mượn hàng, giới thiệu khách hàng cho nhau… Đây là một biểu hiện cụ thể của tính cộng đồng của người Việt Nam “Buôn có bạn, bán có phường”. Môi trường sống này đã đi vào văn hoá và để lại dấu ấn không phai mờ về một khía cạnh đắc sắc của nền văn hoá nông nghiệp điển hình ở phương Đông. Ngày nay các sản phẩm được bán ở các phố đã thay đổi phong phú và nhiều loại hơn, không chỉ đơn thuần là một mặt hàng như trước đây. Chính những sản phẩm thủ công truyền thống đã giúp cho sự phát triển của hệ thống các cửa hàng bán đồ lưu niệm, tạo ra một khu vực shopping lý tưởng cho du khách đến thăm và mua đồ lưu niệm.
Phố cổ cần còn có nhiều món ăn truyền thống như:
Chả cá lã vọng là món ăn đặc biệt của phố Chả Cá. Nó ra đời ở cuối thế kỷ 19, do một gia đình họ Đoàn ở số nhà 14 phố này nghĩ ra cách chế biến. Món ăn này dần dần được người Hà Nội ưa thích, trở nên nổi tiếng đến nỗi tranh đoạt được cả tên gọi cổ truyền của dãy phố.
ở phố Hàng Than thì nỗi tiếng với món bánh cốm được chế biến từ nếp non. Đây nguyên là thứ bánh cưới, thay cho cánh thiếp báo hỷ đánh dấu những ngày vui của các cặp vợ chồng mới.
Ngoài ra phố cổ còn nhiều món ăn đặc trưng khác, nó không chỉ thể hiện ở sự tinh diệu trong nghệ thuật ẩm thực Hà Nội, mà nó còn thể hiện nét văn hoá ăn uống của chốn kinh kỳ xưa. Điều đó không chỉ thúc đẩy động cơ đi du lịch tìm hiểu nghiên cứu mà nó còn thu hút các đối tượng khác muốn thưởng thức hương vị món ăn xưa của người Việt Nam.
Phố cổ là nơi buôn bán sầm uất nhất, là nơi qui tụ người dân ở khắp miền tổ quốc nên các lễ hội dân gian trong khu phố cũng rất phong phú. Đó là những nghi thức, lễ tiết nông nghiệp thờ nước, thờ lúa cùng các sản phẩm của cây lúa điển hình như “lễ tế xuân ngựu”, với tục “ đả xuân ngưu” ở phường Đông Hà xưa được trải dài trên phố Hàng Chiếu đến tận Hàng Gai bây giờ. Lễ hội thể hiện khía cạnh tâm linh của người Hà Nội xưa muốn tìm kiếm một năng lượng vô hình mà họ tin tưởng, thể hiện lòng kính trọng của họ với Thành Hoàng, tổ nghề…
Nói tóm lại khu phố cổ chủ yếu “cổ” ở cái qui hoạch thời xưa của nó khách du lịch vẫn có thể thấy nó “cổ” ở những phố ngắn, những con đường hẹp đan xen nhau như một bàn cờ. Và nó vẫn giữ nét đặc biệt của 36 phố phường từ xưa là một khu vực buôn bán sầm uất nhất thủ đô, là nơi hội tụ nhiều ngành nghề thủ công truyền thống, là nơi du khách có thể thưởng thức những món ăn độc đáo. Các giá trị của phố cổ là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch nghiên cứu tìm hiểu, du lịch theo chuyên đề cho những người có nhu cầu tìm hiểu về quá trình phát triển của Thăng Long – Hà Nội qua các thời đại.
II. Hiện trạng của phố cổ Hà Nội
1. Hiện trạng xây dựng và tu tạo phố cổ:
a. Hiện trạng xây dựng:
Như chúng ta đã biết các ngôi nhà được xây dựng trong khu phố cổ từ thế kỷ 19 hoặc trước đó đều có chung một kiến trúc là nhà hình ống. Không gian kiến trúc này gần như thống nhất, do đó không khí vẫn lưu thông, ngôi nhà vẫn thở. Tiếc rằng đến nay cơ cấu cư dân một nhà ống + một gia đình hầu như không còn nữa. Trước làn sóng di cư ra đô thị ngày càng tăng đã làm cho dân số Hà Nội tăng lên đáng kể mà tập trung nhiều nhất ở khu phố cổ. Theo thống kê hiện nay trong khu phố cổ có khoảng 15270 hộ gia đình sinh sống với dân số thực tế thường trú là 66191 người trên diện tích đất ở là 326750 m2. Điều này đã dẫn đến tình trạng có nhiều gia đình, thậm chí cả chục gia đình trú ngụ trong một ngôi nhà ống, làm cho điều kiện sinh sống trở nên không chấp nhận được. Nhất là hệ thống nước và vệ sinh được xây dựng ở những thế kỷ trước với tư cách sinh hoạt thô sơ đã không còn phù hợp. Cùng với sự tàn phá của thời gian, mưa nắng, mối mọt đã làm cho các ngôi nhà xuống cấp trầm trọng. Khu vực phố cổ trở thành nơi ô nhiễm nặng nhất, cư dân phải sống trong những căn nhà thiếu ánh sáng và không khí, tối tăm và ngột ngạt. Ta có thể thấy rõ điều đấy qua bức tranh về quang cảnh phố Hàng Buồm hiện nay.
Do đòi hỏi của sinh hoạt người dân đã phá nhà cũ xây nhà mới. Tuy Đảng và nhà nước có chủ trương và chính sách đúng đắn và quan tâm đến việc bảo tồn phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hoá, nhưng trong quá trình đô thị hiện nay, do yếu tố tự phát, tính tổ chức và tính pháp luật trong hoạt động đô thị yếu nên các ngôi nhà được xây dựng không có qui hoạch. Nơi đây đã mọc lên nhiều nhà 3-4 tầng, cửa sắt khép kín, các mặt tiền ốp đá rửa… pha tạp các kiểu dáng kiến trúc du nhập từ Nhật, Pháp, Mỹ… đã phá vỡ cơ cấu kiến trúc cổ của khu phố.
Thực trạng xây dựng ở một góc phố Hàng Ngang hiện nay
Các ngôi đình, chùa tuy không bị phá nhưng lại bị các nhà dân xung quanh lấn chiếm, che khuất. Như cả hai đầu đao mái đền Bạch Mã đã được xếp hạng cũng phải đâm vào một cửa sổ một quán ăn sát nách nhà.
Có thể nói nếu không qui hoạch thì một khối lượng lớn các di tích lịch sử, văn hoá trong khu phố cổ sẽ bị chìm lấp, bị xâm phạm nghiêm trọng. Đồng thời vì những nhu cầu mưu sinh của con người sẽ có nhiều di tích bị phá vỡ cảnh quan, thậm chí bị khai thác một cách tuỳ tiện. Điều đáng lo ngại ở đây là quá trình “cao ốc hoá”, “bê tông hoá” vốn đã và sẽ còn lan tràn hầu hết các ngõ phố trong khu vực 36 phố phường, đặt Hà Nội trước nguy cơ mất đi một niềm tự hào, nghành du lịch mất đi một điểm đến hấp dẫn. Mà Hà Nội vốn hấp dẫn được du khách bởi giá trị lịch sử ngàn năm văn hiến, bởi vì sự khác biệt của khu phố cổ với các đô thị hiện đại của các quốc gia khác.
b. Công tác qui hoạch, bảo tồn của nhà nước đối với khu phố cổ và tiến độ thực hiện của công tác qui hoạch :
Trước nguy cơ quá trình đô thị hoá đang dần làm vẻ đẹp riêng của phố phường xưa biến mất, lặn hụp hoà vào chỗ nào cũng như chỗ nào thì việc quan tâm và làm cho khu phố cổ giữ được sắc thái riêng của nó là cần thiết. Bởi khu phố cổ là một trong những hình ảnh của Hà Nội xưa làm ăn, sinh sống, mà tình thần Hà Nội nghìn đời liên quan tới con người Hà Nội bây giờ, chứ không phải chỉ về mặt di tích và du lịch. Nói như thế không có nghĩa là ca ngợi sự bảo thủ, níu kéo sự tồn tại dài lâu những nhà xưa, lối cũ mà điều quan trọng là làm sao tạo ra cho được sự hài hoà giữa phát triển đô thị với cái vốn có của truyền thống, mối tương quan giữa bảo tồn các di sản văn hoá và phát triển đô thị. Cần phải nhận thức rõ bảo tồn và phát triển là hai nhiệm vụ luôn đi liền nhau. “Bảo tồn” chứ không phải là “bảo vệ”. Bảo tồn là “giữ không để cho mất đi”, còn bảo vệ là “giữ không để cho xâm phạm”. Bảo tồn không có nghĩa là ôm khư khư lấy vốn cổ, không cho nó thay đổi, trái lại phải luôn làm cho nó lớn mạnh hơn, bổ sung cho nó những yếu tố mới, tức là phát triển nó. Để thực hiện điều đó, được sự hổ trợ của trung ương, Hà Nội xây dựng một chương trình tổng thể trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội. Trong chương trình phát triển tổng thể đó, kế hoạch từ nay đến năm 2010 Hà Nội tiếp tục triển khai chương trình bảo tồn, tôn tạo phát triển khu phố cổ. Chương trình phân thành 2 khu vực:
+ Khu vực bảo vệ và tôn tạo cấp 1 diện tích 19 ha, giới hạn bởi phố Hàng Chiếu (phía Bắc) – Hàng Bạc (phía Nam) – Trần Nhật Duật (phía Đông) – Hàng Đường – Hàng Ngang (phía Tây).
+ Khu bảo vệ tôn tạo cấp 2 là những phần còn lại với diện tích là 81 ha.
Khu phố cổ sẽ hình thành các trung tâm thương mại, khu dân cư và các công trình văn hoá truyền thống. Trong đó khu trung tâm thương mại gồm 3 cụm: chợ Đồng Xuân, Hàng Da, Hàng Bè, hai trục phố thương mại kết hợp nhà ở là Hàng Ngang – Hàng Đào – Hàng Đường - Đồng Xuân và Lương Văn Can – Hàng Cân – Chả Cá - Hàng Lược. Khu dân cư gồm 3 cụm dân cư gắn kết với 3 cụm chợ, qui mô mỗi cụm khoảng 20000 dân.
Chương trình đã thu hút được nhiều dự án tham gia. Một trong số đó là dự án Asia Rehab do Tolouse, Hà Nội và Bruxelles trình đã đi vào từ tháng 2 – 2000. Dự án này thực hiện dựa trên mục tiêu:
+ Gìn giữ đặc trưng văn hoá, di sản vật thể và phi vật thể của phố cổ Hà Nội
+ Tiếp tục thực hiện việc tôn tạo phố cổ Hà Nội
+ Thu hút sự tham gia của người dân vào việc tôn tạo phố cổ Hà Nội
+ Trao đổi kinh nghiệm bảo tồn di sản ở Việt Nam và các nước khác
Nhiệm vụ của dự án là:
+ Giữ gìn nghệ truyền thống trong phố cổ, nâng giá trị hiểu biết nghề truyền thống, duy trì các hoạt động kinh tế của các nghề này
+ Lập kế hoạch bảo tồn và tôn tạo trọng điểm đối với một số ngôi đình theo bản kiến trúc thực hiện trên 3D.
+ Triển khai tôn tạo quy mô rộng các công trình nhằm nâng cao giá trị khu phố cổ. Việc thực hiện kế hoạch tu tạo sẽ triển khai từ các phố trọng điểm với một số lượng lớn các công trình.
+ Một số nhiệm vụ khác nhằm đảm bảo đời sống của nhân dân trong khu phố và kêu gọi sự tham gia của người dân vào kế hoạch bảo tồn cả về mặt tài chính và ý thức.
Dự án này đã thu được một số kết quả khả quan như:
+ Đã hoàn thành việc tu bổ hai ngôi nhà: 38 Hàng Đào và 87 Mã Mây
+ Nâng cấp tuyến phố dọc Hàng Buồm đến chợ Đồng Xuân làm phố đi bộ phục vụ cho khách tham quan theo đặc thù đường đi bộ qua phố cổ.
+ Việc tôn tạo đã lựa chọn khu thí điểm là ô phố Hàng Bè – Hàng Bạc - Đinh Liệt – Cầu Gỗ đã và đang tiến hành thực hiện.
Ngoài ra còn có một dự án khác về kế hoạch di chuyển dân cư trong khu phố cổ sang Gia Lâm để trả lại sự thông thoáng cho khu phố.
Song song với việc thực hiện dự án, chính quyền nhà nước cũng đề ra những biện pháp chế tài chặt chẽ đối với việc xâm hại di tích lịch sử phố cổ. Nâng cao cơ chế quản lý với vấn đề xây dựng để tránh khu vực 36 phố phường rơi vào trường hợp “phần cổ” bị lấn át, chèn ép bởi những công trình hiện đại mới xây dựng trong một tương quan tỉ lệ không tương xứng, không gian và công trình kiến trúc mất hẳn bản sắc truyền thống dân tộc như đã xảy ra ở các đô thị hiện đại ở một số nước phát triển ở châu á và châu âu. Nhưng cũng không vì “cái cổ” mà loại bỏ “cái mới”, làm “cái cổ” bị cách ly một cách cứng nhắc với “cái mới”.
Các hoạt động tôn tạo này và tiến độ thực hiện của nó đã và đang là một trong những nhân tố quan trong của việc giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc nói chung và bản sắc văn hoá độc đáo của người Hà Nội nói riêng.
2. Hiện trạng khai thác phố cổ trong các tour du lich:
Với bề dày lịch sử và phát triển gần 1000 năm, với tài ngưyên tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng, qui tụ nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, gìn giữ được trong mình những sản văn hoá vật thể và phi vật thể có giá trị, Hà Nội từ nhiều năm nay đã trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách bốn phương, được UNESCO công nhận là thành phố hoà bình của thế giới và đượctạp chí “Travel and Leisure” (một tạp chí có uy tín của Hoa Kỳ chuyên phân tích chất lượng du lịch) đánh giá là thành phố du lịch tốt thứ 2 châu á và thứ 13 trên thế giới.
Nếu lấy mốc so sánh từ năm 1990, có thể thấy rằng lượng khách quốc tế và khách nội địa đến Hà Nội có tốc độ tăng định gốc rất cao, trong đó khác quốc tế tăng 3619 %, khách nội địa tăng 2500 %.
Tốc độ phát triển đấy đã cho thấy rằng các công ty du lịch Hà Nội đã biết khai thác tài nguyên du lịch sẵn có của thủ đô làm cho sản phẩm du lịch 3H ngày càng hấp dẫn, thu hút được nhiều khách du lịch. Trong các chương trình city tour mà các công ty lũ hành xây dựng có một điểm thăm quan ít khi bị bỏ qua đó là khu phố cổ và khu phố cũ. Chính quyền thành phố rất quan tâm đến sự phát triển du lịch của khu vực này bằng những phố đi bộ phục vụ cho du khách tham quan phố cổ. Khu phố này kéo dài từ Hàng Buồm đến chợ Đồng Xuân được tổ chức vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần. Điều này đã tạo được sức hấp dẫn lớn đối với du khách nước ngoài vì họ có thể tìm hiểu khu phố một cách thoải mái mà không phải lo ngại về vấn đề giao thông.
Các công ty lữ hành đã khai thác cơ cấu kiến trúc đặc biệt của khu phố với nhưng con phố dài hẹp, nhà hình ống đan xen nhau… đặc trưng cho đời sống sinh hoạt của nhân dân Thăng Long trước đây vào các chương trình du lịch theo chuyên đề phục vụ cho những du khách có nhu cầu tìm hiểu nghiên cứu sự phát triển xã hội Việt Nam qua các thời đại.
Rất nhiều các công trình kiến trúc cổ đã được tu sửa như: ngôi nhà 38 Hàng Đào và 87 Mã Mây, cùng với những di tích được xếp hạng như: đình Đồng Lạc, đền Bạch Mã, chùa Cầu Đông…được đưa vào hoạt động đón du khách tới tham quan.
Bên cạnh đó hệ thống dịch vụ phục vụ cho khách du lịch như cửa hàng ẩm thực và các cửa hàng bán đồ lưu niệm cũng rất phát triển. Nhất là ở dãy phố Hàng Bạc là địa điểm nổi tiếng với nhiều cửa hàng ăn, các hiệu càfê phục vụ cho du khách muốn thưởng thức những món ăn truyền thống của Thăng Long xưa, hay thư giản thưởng thức hương vị cổ của khu phố. Còn trên dãy phố Hàng Bông, Hàng Gai lại là địa điểm thuận tiện nhất cho những khách mua hàng có ít thời gian. Du khách có thể thoải mái lựa chọn những bức tranh sơn mài, đồ thêu ren, những mảnh vải lụa và những đồ thủ công mỹ nghệ khác với giá cả từ 1 – 1000 $.
Những món quà lưu niệm như mũ hoặc áo phông có in sẵn những biểu tượng du lịch của Việt Nam được bán ở Hàng Bông cũng đã thu hút được rất nhiều du khách .
Còn ở Hàng Quạt, Hàng Thiếc lại phát triển những cửa hàng lưu niệm bán quần áo truyền thống của người Việt Nam đầy màu sắc, trang phục nam giới, áo the khăn đóng được treo trong các cửa hiệu với giá không quá 5 đô la Mỹ.
Là một trong những nơi tập trung nhiều ngành thủ công nhất nên ngoài việc tận dụng các sản phẩm thủ công để phát triển các cửa hàng bán đồ lưu niệm ngành du lịch Hà Nội còn tổ chức các chuyến tham quan đến tận xưởng nghề giúp cho du khách tận mắt chứng kiến và tìm hiểu những ngành nghề này. Ví dụ đến ngôi nhà số 5 Hàng Trống, bạn sẽ được tìm hiểu về kĩ thuật làm trống thủ công của những người thợ.
Tuy nhiên các tour du lịch ở phố cổ chưa khai thác được tất cả những lợi thế vốn có của khu phố. Đây là khu vực có nhiều lễ hội đặc trưng cho nền văn hoá nông nghiệp sông Hồng như lễ thờ thần nước, thờ thần lúa, các lễ hội ở đình, miếu thờ Thành Hoàng và tổ nghề… nhưng chúng chưa được khai thác và nhìn nhận đúng mức, thiếu việc tổ chức đưa các trò chơi truyền thống mang bản sắc văn hoá dân tộc cũng như các lễ hội vào các tour du lịch. Điều này xuất phát từ việc các công ty du lịch chưa xác định được lợi thế cạnh tranh của khu vực đối với các địa phương khác là chất lượng du lịch, tài nguyên du lịch hay là giá cả. Do đó đã gặp nhiều khó khăn trong việc định hướng và tìm giải pháp khai thác sản phẩm khu phố cổ. Không những thế các công ty du lịch trong khu phố chủ yếu là những doanh nghiệp nhỏ, số lượng lớn trong khi nguồn khách lại không ổn định, hệ thống quản lý ngành yếu, dẫn đến tình trạng cạnh tranh quyết liệt và tranh giành khách. Mối liên hệ giữa các nhà cung cấp sản phẩm du lịch với các công ty này thiếu sự gắn bó và chưa được các nhà cung cấp sản phẩm nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức. Nhất là các cửa hàng bán đồ lưu niệm, tuy số lượng nhiều những sản phẩm lại không phong phú, đa dạng và chưa có những sản phẩm độc đáo tạo nét đặc trưng của Hà Nội.
Hay chỉ đơn giản ở vấn đề vận chuyển khách cũng xảy ra nhiều bất cập. Việc vận chuyển bằng ô tô không thích hợp với việc tham quan khu phố, do vậy các công ty du lịch sử dụng phương tiện vận chuyển là xích lô. Điều này đã được khách du lịch(nhất là khách du lịch nước ngoài) ưa thích,nhưng dịch vụ này lại chưa được phát triển mạnh mẽ. Xung quanh khu vực tình trạng ô nhiễm môi trường đã làm mất đi mỹ quan của khu phố. Muốn phát triển được du lịch các cơ quan chức năng cần có biện pháp nâng cấp hệ thống nước thải, vấn đề vệ sinh trong khu vực.
Tình trạng chèo kéo khách, ăn xin… quanh hồ Hoàn Kiếm và phố cổ không những làm mất đi nét đẹp trong văn hoá ứng xử của người Hà Nội mà nó còn gây ra cho du khách sự khó chịu.
Các công tác quảng cáo phải quảng bá về hình ảnh của khu phố kém hiệu quả, chưa có nét đặc trưng. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền cho người dân thấy được giá trị của các di tích lịch sử nơi đây với đời sống của họ cũng như đối với sự phát triển của du lịch còn kém.Nhờ đó đã dẫn đến tình trạng người dân phá nhà cũ xây nhà mới một cách vô tổ chức để mở rộng không gian bán hàng phục vụ khách mà không biết rằng điều thu hút khách du lịch chính là sự hài hoà trong tổng thể kiến trúc cổ đấy.
3. Đánh giá hiện trạng bảo tồn phố cổ và việc khai thác du lịch trong các tour du lịch hiện nay và trong tương lai:
Trong những năm qua, việc bảo vệ và phát huy các di sản văn hoá của phố cổ đã được chính quyền địa phương quan tâm xúc tiến. Nhiều di tích lịch sử văn hoá đã và đang được tu sửa tôn tạo như số nhà 38 Hàng Đào, 87 Mã Mây … Cùng nhiều ngành nghề thủ công truyền thống đang được phục hồi. Tuy nhiên trong công tác quản lý còn thiếu sự liên kết phối hợp giữa các ngành với nhau và giữa nhà nước với nhân dân. Nhà nước chưa có một cơ chế quản lý hiệu quả việc bảo tồn và phát triển “phố cổ”. Các qui định, qui chế về việc bảo vệ và chống xâm phạm di tích còn yếu, chưa chặt chẽ, nên trên thực tế các di tích đang từng ngày, từng giờ bị phá đi một cách hợp pháp tức là được cấp phép hoặc không được cấp phép thì người dân vẫn cứ làm mà chẳng thấy nhà quản lý nói gì. Vì đây là nhà của họ, việc phá hay sửa là quyền của họ. Công tác tu bổ diễn ra chậm, những nhà chưa được tu bổ thì lụp xụp, những nhà xây dựng mới thì không theo quy hoạch dẫn đến tình trạng mất mỹ quan trong khu phố. Điều này được thấy rất rõ ở khu phố Hàng Buồm. Hầu hết ở đây là những ngôi nhà mới được xây dựng lại, các nhà cổ không nhiều.
Việc di chuyển bớt dân cư trong khu vực sang Gia Lâm để tạo độ thoáng cho khu phố gặp rất nhiều khó khăn.Vì theo điều tra 37,6% số hộ muốn giữ nguyên hiện trạng, không thay đổi gì về nơi ở, 39,2% số hộ muốn giữ nguyên những cần sửa chữa cải tạo thêm tại chỗ, 8,2% số hộ muốn giữ nguyên và mở thêm diện tích nơi khác, chỉ có 6,7% số hộ muốn rời khỏi khu vực phố cổ.
Việc nâng cấp hệ thống thoát nước chưa hoàn chỉnh, vấn đề xây dựng nhà vệ sinh công cộng cho du khách và người dân đang là vấn đề gây nhiều tranh luận và chưa được giải quyết.
Cùng với những tồn tại trong công tác bảo tồn phố cổ là những khó khăn đối với ngành du lịch. Việc bảo tồn di tích có liên quan chặt chẽ đến vấn đề phát triển và thu hút khách du lịch. Phổ cổ có nhiều giá trị lịch sử – văn hoá nhưng trình trạng hiện nay của nó đã làm hạn chế sự hấp dẫn của các chương trình du lịch
Nếu như chương trình tu tạo phố cổ thành công, trả lại bộ mặt và những nét văn hoá riêng của nó thì trong tương lai các giá trị văn hoá này không chỉ thu hút khách du lịch với mục đích tham quan nghiên cứu, mà còn thu hút đa số khách đi du lịch với mục đích khác, ở các lĩnh vực khác và từ nơi khác đến (như khách du lịch công vụ – rất phổ biến ở Hà Nội).
Theo định hướng phát triển du lịch Hà Nội, thì đến năm 2010 du lịchHà Nội dựa trên nguyên tắc kết hợp không gian kinh tế – xã hội và lợi thế so sánh của Hà Nội với các lãnh thổ phụ cận của toàn vùng làm căn cứ để xác định việc xây dựng khai thác và sử dụng những sản phẩm du lịch của Hà Nội. Trên nguyên tắc đó thì các sản phẩm đặc thù của phố cổ như kiến trúc, lễ hội, văn hoá, nghề thủ công truyền thống … sẽ được khai thác hợp lý theo hướng phát triển bền vững. Cùng với sản phẩm du lịch thì các dịch vụ bổ trợ như lưu trú, vận chuyển, shopping … cũng sẽ phát triển cả về số lượng và chất lượng nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách du lịch.Nhất là với sự ra đời của sở du lịch Hà nội sẽ giúp cho việc định hướng và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty du lịch trong tương lai.
Bên cạnh tốc độ phát triển của hệ thống Internet công tác quảng cáo các sản phẩm du lịch mới, độc đáo về phố cổ của các công ty đến khách du lịch sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn, giúp du khách có thể lựa chọn được chương trình du lịch phù hợp.
III. Giải pháp nhằm bảo tồn và khai thác có hiệu quả khu phố cổ trong các tour du lịch ở thủ đô
1. Giải pháp về quản lý nhà nước.
Khi nghiên cứu và tìm hiểu về phố cổ Hà Nội ta thấy giữa nó và phố cổ Hội An có những nét tương đồng giống nhau. Tuy nhiên phố cổ Hội An bị lãng quên trong một thời gian dài, đến khi người ta nhận ra giá trị của nó và tiến hành bảo tồn thì hầu như nó vẫn còn nguyên vẹn, nên công tác này tiến hành không mấy khó khăn. Còn với phố cổ Hà Nội lại trải qua nhiều biến cố như chiến tranh tàn phá, sự du nhập của văn hoá phương Tây… làm cho biến dạng không giữ được hình dáng ban đầu. Chính vì thế công tác quản lý và qui hoạch khó khăn và phức tạp hơn nhiều. Các giải pháp quản lý và bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử khu phố cổ Hà Nội phải được dựa trên cơ sở đảm bảo các mục tiêu: giữ gìn và phát huy các giá trị di sản của di tích, giải quyết các vấn đề bức xúc hiện nay, bảo tồn, tôn tạo khu phố cổ Hà Nội trở thành khu vực di tích đô thị phát triển bền vững. Muốn vậy chính quyền nhà nước và uỷ ban bảo tồn di tích cần phải:
Tổng kiểm kê các ngôi nhà trong khu phố cổ nhằm xác định những đặc điểm kiến trúc, xác định niên đại, mức độ bảo tồn và giá trị về các mặt của chúng. Trên cơ sở đó tiến hành phân loại các ngôi nhà nhằm vạch ra được hướng xử lý về bảo tồn và tôn tạo:
+ Ngôi nhà nào quả thật đã xây từ vài trăm năm hoặc là di tích lịch sử thì ra lệnh bắt buộc giữ nguyên lại để làm lưu niệm của một thời. Tiến hành kiểm tra trình trạng kỹ thuật của ngôi nhà như kết cấu chịu lực, bộ mái, tình trạng cấp thoát nước, vệ sinh để có kế hoạch bảo tồn hoặc tu bổ hợp lý. Đồng thời phải có chính sách thoả đáng đối với cư dân trong ngôi nhà ấy như đền bù bằng tiền, cung cấp một chỗ ở mới cho người dân…
+ Những ngôi nhà nào xét ra chẳng “cổ” hoặc “cũ” gì cho lắm như các ngôi nhà được xây dựng từ thế kỷ 19 đã qua cũ nát không có kiến trúc đặc trưng hoặc những ngôi nhà cổ đã bị đập phá, sửa sang gần hết làm cho biến dạnh thì cho phép cải tạo, để cư dân được sống trong môi trường vệ sinh hơn, tiện nghi hơn.
Mô tả bằng các phương tiện có thể các ngôi nhà điển hình theo hệ phân loại, đặc biệt cần vẽ ghi chi tiết các ngôi nhà có giá trị đặc biệt. Cũng cần ghi lại chân dung các mặt phố, để có thể đưa ra một bản kiến trúc thiết kế sát với kết cấu phố cổ xưa và phù hợp với hiện tại cho việc trùng tu bảo tồn di tích.
Tiến hành điều tra nhân khẩu học và xã hội học trên cơ sở những biểu mẫu để có kế hoạch di dân hợp lý, đảm bảo và cải thiện được điều kiện sống, làm ăn theo nhu cầu và nguyện vọng người dân.
Thực thi luật di sản văn hoá trong cuộc sống, tạo sức mạnh hành động của cá nhân, gia đình, cộng đồng trong việc sưu tập, bảo tồn, phát huy di sản văn hoá, bằng cách tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân về giá trị di sản.
Đồng thời phải có một hệ thống các biện pháp chế tài chặt chẽ đối với việc xâm hại di tích lịch sử phố cổ Hà Nội như phạt tài chính đối những hành động xâm lấn làm ảnh hưởng đến cảnh quang, phạt tù với hành động ăn trộm cổ vật…
2. Nhóm giải pháp về tu tạo và bảo tồn
Giá trị văn hoá - lịch sử của khu phố cổ là sức mạnh nội sinh tiềm tàng thúc đẩy sự phát triển của loại hình du lịch văn hoá trong khu vực. Chính vì vậy các chính sách của nhà nước trong việc tu tạo, bảo tồn khu phố cổ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của du lịch. Để khác hiệu quả nguồn tài nguyên này, địa phương và chính quyền nhà nước cần:
Việc hiệu chỉnh các ngôi nhà mới xây phải theo dáng dấp các ngôi nhà cũ, bảo tồn kiến trúc cổ của khu phố theo từng điểm hoặc theo từng đoạn phố, giữ số tầng ở mức 2 – 3 tầng … Giúp cho việc giữ gìn chân dung các dãy phố trên nhữ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35717.doc