Đề tài Giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty đầu tư và phát triển kỹ thuật Việt - Ý (DIATCO)

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG .

I MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

II TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .

1 Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường .

2 Tầm quan trọng của vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

2.1.Khái niệm và phân loại vốn .

a . Khái niệm

b Phân loại vốn .

c Khai thác và sử dụng nguồn vốn

* Các loại nguồn vốn có thể khai thác cho sản xuất kinh doanh

+Chiếm dụng vốn trong kinh doanh.

+ Huy động vốn bằng con đường đi vay.

+ Nguồn vốn chủ sở hữu

* Nguyên tắc khai thác , huy động vốn .

* Nghiên cứu phương pháp xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp .

* Tính toán chi phí và so sánh các loại nguồn .

2. 2 Tầm quan trọng của vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp

III . HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG .

1 Khái niệm và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế thị trường .

1.1Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn .

1.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp .

a Cơ cấu vốn .

b Kỳ thu tiền trung bình .

c Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định .

d Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động .

f Chỉ tiêu tốc độ lưu chuyển vốn lưu động .

1.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .

2.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn

2.1.Những nhân tố khách quan

a Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước .

b Thị trường và cạnh tranh.

c Các nhân tố khác .

Những nhân tố chủ quan .

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT VIỆT – Ý (DIATCO )

I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DIATCO.

1 Quá trình hình thành và phát triển

2 Chức năng hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty .

2.1 Chức năng hoạt động của công ty diatco .

2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty diatco

3.Đặc điểm , tình hình sản xuất kinh doanh của công ty diatco.

II THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY DIATCO.

1Tình hình vốn của công ty diatco.

2 Tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty diatco.

2.1 Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn tại công ty diatco.

2.2.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty diatco.

2.3. Tình hình sử dụng vốn cố định tại công ty diatco.

3.Kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra đối với công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty diatco.

1.Kết quả đạt được .

2.Những vấn đề còn tồn tai trong công tác sử dụng vốn tại công ty VIỆT – Ý( DIATCO)

CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY VIỆT – Ý ( DIATCO).

I ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY DIATCO.

II GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY DIATCO .

1 Tăng cường quản lý hàng tồn kho

2. Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu .

3 Tiết kiệm chi phí bán hàng và chi phí quản lý .

4.Các giải pháp về thị trường

5.Tăng cường đổi mới trang thiết bị , máy móc, công nghệ sản xuất.

6.Các giải pháp về đầu tư .

7.Giải pháp về tài chính

8.Các giải pháp về tổ chức và đào tạo .

9.Các giải pháp về nghiên cứu phát triển

10.Thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng như hiệu quả dử dụng vốn cố định.

 

KẾT LUẬN.

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty đầu tư và phát triển kỹ thuật Việt - Ý (DIATCO), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vốn bên trong ( lợi nhuận không chia , các quỹ , dự trữ , vốn góp )thì chi phí vốn được tính bằng chi phí cơ hội . Nguồn tài trợ nội bộ có ưu điểm là tạo cho doanh nghiệp khả năng độc lập về tài chính song quyền kiểm soát sẽ bị pha loãng ( nếu phát hành cổ phiếu thường mới ) và chi phí vốn lớn hơn . Sử dụng các nguồn vốn bên ngoài ( chủ yếu là vốn vay ) phải trả chi phí vốn đó chính là lãi suất vay nợ . Ưu điểm của nguồn vốn này là chi phí vốn của nó nhỏ , do chi phí trả lãi của nợ vay được tính vào chi phí hợp lý hợp lệ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp , nên lãi sau thuế mà doanh nghiệp phải trả thấp hơn . Người ta gọi đó chính là tiết kiệm nhờ thuế và nó chính là đòn bảy tài chính đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Tuy nhiên , nếu doanh nghiệp làm ăn yếu kém thì nó sẽ tạo ra gánh nặng nợ nần cho doanh nghiệp _ Mối quan hệ của doanh nghiệp : mối quan hệ của doanh nghiệp ở đây được xét trên hai phương diện là quan hệ giữa doanh nghiệp vơí khách hàng và mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp . Điều này rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới nhịp độ sản xuất , khả năng phân phối sản phẩm , lượng hàng hoá tiêu thụ là những vấn đề trực tiếp tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp . Nếu doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với khách và các nhà cung cấp thì các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới diễn ra liên tục , thường xuyên , sản phẩm làm ra mới tiêu thụ được nhanh chóng . Để có được mối quan hệ tốt với khách hàng và các nhà cung cấp , doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể để vừa duy trì mối quan hệ với các bạn hàng lâu năm , vừa thiết lập được mối quan hệ với các bạn hàng mới . Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể của mình , mỗi doanh nghiệp có những biện pháp riêng . Nhưng chủ yếu là các biện pháp : đổi mới quy trình thanh toán sao cho tiện lợi , mở rộng các mạng lưới bán hàng và thu mua nguyên vật liệu , áp dụng các biện pháp kinh tế để tăng cường lượng hàng bán (đa dạng hoá sản phẩm , hàng đổi hàng , bán hàng trả chậm , giảm giá . _ Trình độ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp : nói chung yếu tố con người là yếu tố quyết định trong việc đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả trong doanh nghiệp . Công nhân sản xuất có tay nghề cao , có kinh nghiệm là việc , có khả năng tiếp thu công nghệ mới , phát huy được tính sáng tạo trong công việc , có ý thức giữ gìn và bảo quản tài sản trong quá trình lao động sản xuất mới tăng được năng suất lao động , tiết kiệm trong sản xuất từ đó tăng hiệu quả sử dụng vốn . Trình độ cán bộ quản lý cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp . Có quản lý về mặt nhân sự tốt mới đảm bảo có được một đội ngũ lao động có năng lực thực hiện nhiệm vụ , sắp xếp lao động hợp lý thì mới không bị lãng phí lao động . Những điều này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn . Trình độ quản lý về mặt tài chính là hết sức quan trọng , quy trình hạch toán cua doanh nghiệp có phù hợp , số liệu kế toán có chính xác thì các quyết định tài chính của người lãnh đạo doanh nghiệp mới có cơ sở khoa học . Ngoài ra , trong quá trình hoạt động , việc thu , chi phải rõ ràng , tiết kiệm , đúng việc , đúng thời điểm thì mới có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp . Trình độ quản lý còn thể hiện trên một số mặt cụ thể như : quản lý hàng tồn kho , quản lý khâu sản xuất , quản lý khâu tiêu thụ, chỉ khi các công tác quản lý này được thực hiện tốt thì hiệu quả sử dụng vốn mới được nâng cao rõ rệt . Trênđây là những nguyên nhân chủ yếu có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp . Tuỳ theo từng loại hình , lĩnh vực kinh doanh cũng như môi trường hoạt động của từng doanh nghiệp mà mức độ và xu hướng của chúng có thể khác nhau . Chính vì lẽ đó , doanh nghiệp cần phải nghiên cứu , phân tích từng nhân tố để có các giải pháp kịp thời , đồng bộ nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp . CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT VIỆT - Ý . KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT VIỆT - Ý (DIATCO) 1.Sự ra đời của công ty: Công ty đầu tư và phát triển kỹ thuật Việt –ý được thành lập ngày 28/08/1997 theo quyết định thành lập công ty TNHH số 3188 GP- TLDN với số vốn điều lệ là một tỷ đồng Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu sản xuất kinh doanh giấy và các sản phẩm từ giấy , phục vụ vệ sinh và tiêu dùng trong đó mặt hàng chủ yếu là băng vệ sinh phụ nữ mang nhãn hiệu Diana. Đây là một công ty có tư cách pháp nhân riêng , hạch toán kinh tế độc lập , có con dấu riêng và tài khoản riêng được mở tại ngân hàng nông nghiệp Địa điểm : 9 A Vĩnh Tuy- Hai Bà Trưng - Hà Nội . Để phát triển nền kinh tế , Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách kinh tế nhằm từng bước cải thiện môi trường kinh doanh , giúp các doanh nghiệp về vốn , miễn giảm thuế , đặc biệt là những doanh nghiệp phát triển ở những vùng còn khó khăn ... tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Nhà nước thực hiện xoá bỏ cơ chế “ lãi Nhà nước thu, lỗ Nhà nước bù ” như trước đây nhằm phát huy quyền tự chủ tài chính và tự chủ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong cơ chế quản lý mới . Từ đó quyết định 217/HĐBT ra đời , các doanh nghiệp được mở rộng quyền hạn của mình trong sản xuất kinh doanh . Doanh nghiệp có quyền tự bổ sung và sử dụng vốn một cách linh hoạt , được quyền tổ chức lao động và lựa chọn phương án kinh doanh có hiệu quả , có lợi nhất cho mình , được sử dụng các hình thức trả lương và các đòn bảy kinh tế , chủ động trong việc tiêu thụ sản phẩm như : xác định giá cả mặt hàng , thị trường tiêu thụ , được quỳên ký kết các hợp đồng liên doanh , tuyển chọn lao động và chấm dứt các hợp đồng liên kết vốn , hay nói cách khác , trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp là những đơn vị độc lập tự chủ , tự lo vốn , vật tư , kỹ thuật để phục vụ sản xuất , chịu trách nhiệm về kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ việc trao quyền tự chủ về tài chính và tự chủ về sản xuất kinh doanh ,Công ty Đầu tư và phát triển kỹ thuật Việt _ ý với một dây chuyền công nghệ , máy móc, thiết bị hiên đại của Italia, nguyên vật liệu nhập ngoại cùng đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản kinh doanh, đội ngũ công nhân lành nghề. 2. Phạm vi hoạt động của công ty; Công ty có một chi nhánh tại 817 Lê Hồng Phong nối dài - Quận I- Thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến thời điểm này , sản phẩm của công ty đã có mặt trên 64 tỉnh, thành phố trong cả nước , bao gồm cả các vùng lân cận như ; Gia Lâm , Yên Viên, Hải Phòng , Sơn tây, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương... đến các vùng cao , vùng sâu, vùng xa như : Móng cái, Sơn La , Yên Bái , Lào Cai, Hà Giang ...., khu vực miền trung như Vinh, Nghệ An, Hà Tĩnh , Huế, Đà Nẵng , Qui Nhơn, cho đến miền nam như thành phố Hồ Chí Minh , Biên Hoà, Đồng Nai, Tuy Hoà và các sản phẩm của công ty cũng đã có mặt tận địa đầu tổ quốc là Mũi Cà Mau. 3. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh Công ty đầu tư và phát triển kỹ thuật Việt – ý là một công ty TNHH sản xuất kinh doanh giấy và các sản phẩm từ giấy để phục vụ vệ sinh và tiêu dùng do vậy hoạt động sản xuất và kinh doanh theo mô hình tập trung II Tổ chức bộ máy lao động tại công ty : Tổng số lao động tại công ty là 137 người trong đó lao động trực tiếp sản xuất là 92 người , chiếm 67,2% tổng số lao động của công ty , lao động gián tiếp 10 người , khối văn phòng 35 người chiếm 25,5% tổng số lao động của công ty . Công ty tổ chức theo một cấp nên đứng đầu là Giám đốc . Giám đốc là người chỉ đạo trực tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. giúp việc cho giám đốc là một trợ lý giám đốc, ban tham mưu, các phòng ban chức năng. Có thể mô tả tổ chức quản lý của công ty qua sơ đồ sau : GIÁM ĐỐC Phòng kỹ thuật Phòng quản lý và bảo vệ kho Phòng hành chính Phòng kinh doanh Phòng kế toán Chức năng , nhiệm vụ của từng bộ phận Ban giám đốc: Ban giám đốc công ty gồm có 3 người: 1 giám đốc , 1phó giám đốc, 1 trợ lý giám đốc. Giám đốc công ty là người đại diện hợp pháp của pháp nhân công ty trong quan hệ sản xuất kinh doanh , chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động của công ty . Giám đốc được toàn quyền tổ chức bộ máy của công ty sao cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh trên nguyên tắc gọn nhẹ , có hiệu lực , có quyền đưa ra các chỉ thị , quyết định , thông báo về các phương hướng , mục đích hoạt dộng của công ty : có quyền bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm các phó giám đốc công ty , trưởng các phòng ban , chi nhánh , văn phòng đại diện . -Phó giám đốc công ty là người giúp việc cho giám đốc điều hành công ty , có trách nhiệm thực hiện phần việc được giám đốc uỷ quyền . -Trợ lý giám đốc là người tham mưu và trợ lý cho giám đốc có những quyết định trong sản xuất kinh doanh , là người trung gian giữa giám đốc và các phòng ban , có nhiệm vụ truyền đạt những đề bạt , ý kiến, kiến nghị của các phòng ban với giám đốc 2 . Phòng tổ chức nhân sự và quản lý hành chính Chức năng : Tham mưu cho giám dốc công ty có những quyết dịnh đúng về tổ chức bộ máy điều hành và quản lý sản xuất , đồng thời tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức ,đào tạo , tuyển dụng và quản lý lao động , chính sách tiền lương , tiền thưởng và các chế độ bảo hiểm xã hội , bảo hiểm lao động cùng các chủ trương khảo sát với tình hình thực tế của công ty sao cho phù hợp với chính sách của nhà nước , thực hiện tốt công tác quản lý hành chính, thi đua, khen thưởng, kỷ luật Nhiệm vụ Phòng tổ chức nhân sự và quản lý hành chính có nhiệm vụ cụ thể sau: -Nghiên cứu , đề xuất , tham mưu cho giám đốc về mô hình tổ chức của công ty sao cho vừa gọn nhẹ , vừa có hiệu quả . -Nghiên cứu , soạn thảo các quy định nội bộ về tiêu chuẩn cán bộ bố trí trong dây chuyền các phòng quản lý nghiệp vụ và tổ chức sản xuất cúa công ty . -Nghiên cứu , xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo , đề xuất về việc bố trí , tuyển chọn , bồi dưỡng, đề đạt cán bộ , nhân viên trong toàn công ty ( két hợp với phòng quản lý nghiệp vụ ) -Nghiên cứu chế độ , soạn thảo các quy dịnh nội bộ . xây dựng kế hoạch lao động và tiền lương , thực hiện các hình thức chia tiền , tiền thưởng và thuê mướn lao động , bảo đảm thúc đẩy sản xuất kinh doanh đồng thời phát huy được người lao động đặc thù có tay nghề cao để tăng năng suất lao động . - Đề xuất và theo dõi các hoạt động thi đua trong công ty để làm căn cứ cho giám đốc công ty có quyết định khen thưởng, kỷ luật công nhân viên. - Nghiên cứu, xây dựng các định mức lao động , các định mức tiền lương để trả lương cho người lao động , thống kê, theo dõi, báo cáo lao động tiền lương theo định kỳ : kiểm tra, bồi dưỡng để thi tay nghề cho công nhân , thực hiện các công việc về hành chính quản trị theo quy định trong công ty , đảm nhiệm công tác văn thư , đánh máy , tiếp khách đến làm việc với công ty , chịu trách nhiệm về đièu kiện làm việc của các phòng ban – các bộ phận trực thuộc công ty , ( trang thiết bị văn phòng ). -Tham mưu cho ban giám đốc công ty và trực tiếp tổ chức điều hành công tác an ninh , chính trị nội bộ , an ninh kinh tế , trật tự an toàn công ty , công tác phòng cháy chữa cháy , bảo hộ an toàn lao động và công tác bảo hiểm xã hội theo bộ luật lao động -Đảm bảo liên lạc giữa giám đốc công ty với các đơn vị trực thuộc và các tổ chức bên ngoài có liên quan đến hoạt động của công ty : xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình làm việc của giám đốc và giúp giám đốc trong việc giao tiếp lễ tân -Quản lý các khu tập thể là địa giới của công ty : thực hiện các nghi lễ trang trí công ty trong cá ngày lễ , tết và theo yeu cầu của giấm đốc công ty , thực hiện công tác bảo vệ môi trường và vệ sinh trong sản xuất , chế biến phục vụ khách và tổ chức các biện pháp phòng bệnh , phòng dịch. 3. Phòng kỹ thuật nghiệp vụ a - Chức năng: Tham mưu cho giám đốc công ty về lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở vật chất , kỹ thuật , điện nước , máy móc , thiết bị của công ty : thực hiẹn quản lý công tac vận hành , duy tu , bảo dưỡng , sửa chữa trang thiết bị ở bộ phận sản xuất và toàn công ty. b - Nhiệm vụ Xây dựng và đề xuất chính sách về đầu tư , liên doanh , liên kết , khai thác các nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp - Giám sát và chịu trách nhiệm về chất lượng các công trình xây dựng cơ bản của công ty : nghiên cứu và thực hiện các đề tài khoa học kỹ thuật , đề xuất và triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học vào quá trình sản xuất kinh doanh , chịu trách nhiệm , về an toàn thiết bị , nguồn điện , nguồn nước . - Phối hợp với phòng tổ chức nhân sự và quản lý hành chính tổ chức tốt công tác đào tạo , thi tay nghề , nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn , kỹ thuật , ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên đồng thời giám sát kiểm tra định kỳ, đột xuất ở các khâu nghiệp vụ. - Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện định kỳ duy tu và bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị ở các bộ phận trong toàn công ty kể cả hệ thống điện , nước đảm bảo phục vụ cho sản xuất kinh doannh lien tục 24/ 24 giờ. - Trình giám đốc công ty về kế hoạch cải tạo , mở rộng , nang cấp , dổi mới thiết bị , tổ chức và lên chương trình thực hiện việc sửa chữa lớn, nhỏ trong công ty theo đúng quy định, đảm bảo chất lượng , chi tiét các hoá đơn mua bán thiết bị , công cụ , dụng cụ , phụ gia .. phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh . 4. Phòng quản lý và bảo vệ kho. a - Chức năng. Tham mưu cho giám đốc công ty trong công tác quản lý máy móc , thiết bị , nguyên vật liệu, vật tư , kho hàng phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong phạm vi toàn công ty . b - Nhiệm vụ: - Lập kế hoạch , bố trí thời gian , địa điểm , vị trí , công việc cho từng bộ phận khi nhập nguyên vật liệu dùng cho sản xuất : theo dõi, thống kê, báo cáo danh mục , chủng loại , số lượng , chất lượng nguyên vật liệu , bao bì , nhãn mác theo đúng quy định . - Căn cứ vào tốc độ sản xuất để bố trí các ca kíp làm việc , tiến hành kiểm tra và theo dõi hoạt động sản xuất theo từng công việc cụ thể : thực hiện thống kê , báo cáo về tổng số thành phẩm hoàn thành nhập kho , số sản phẩm không đạt tiêu chuẩn . Quy định ngày công , giờ công và năng suất lao động cho từng đội , từng ca , từng công nhân trong bộ phận sản xuất . - Nghiên cứu , soạn thảo các quy định , nội dung về sửa chữa tổng thành và chi tiết cho tưng loại máy theo tháng – quý- năm:, tham mưu cho giám đốc xây dựng các định mức nội bộ về mức tiêu thụ nguyên vật liệu , dầu mỡ , phụ gia cho từng dây chuyền sản xuất . - Có trách nhiệm vận chuyển , bảo quản , cấp phát nguyên vật liệu hàng hoá một cách hợp lý và khoa học theo quy đinh của ban giám đốc , đảm bảo an toàn phòng cháy , chữa cháy an toàn và tiết kiệm 5.Phòng kinh doanh Sơ đồ các bộ phận phòng kinh doanh Cơ cấu tổ chức của phòng kinh doanh bao gồm: - Trưởng phòng: lãnh đạo chung - Một phó phòng: trợ giúp trưởng phòng kinh doanh lãnh đạo chung , kiêm nghiệm mảng Marketing của công ty và trực tiếp chỉ đạo phát triển thị trường. - Một cán bộ thống kê, theo dõi công nợ của các kênh phân phối trực thuộc công ty , trực tiếp bố trí và điều hành phương tiện vận tải để lưu thông hàng hoá. - Hai cán bộ phụ trách kinh doanh tại các siêu thị . - Năm cán bộ quản lý và phụ trách các đại lý tại khu vực Hà Nội . - Một cán bộ xuất – nhập khẩu . - 18 nhân viên tiếp thị : giới thiệu , quảng cáo về vai trò , chức năng và chất lượng của sản phẩm trong thị trường Hà Nội . - Tổ vận chuyển : 4 người. a - Chức năng. - Tham mưu, chủ chốt của công ty trong lĩnh vực quan hệ với các đối tác bên ngoài . - Định hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh , kế hoạch tiêu thụ sản phẩm , kế hoạch thị trường thông qua công tác tiếp thị để lập kế hoạch xúc tiến thị trường , đồng thời có chức năng tham mưu về định mức , đơn giá dự toán , các chương trình quảng cáo, khuyến mãi . TRƯỞNG PHÒNG PHÓ PHÒNG CÁN BỘ THỐNG KÊ - THEO DÕI CÁN BỘ PHỤ TRÁCH XUẤT – NHẬP KHẨU CÁN BỘ PHỤ TRÁCH TỈNH C CÁN BỘ PHỤ TRÁCH TỈNH B CÁN BỘ PHỤ TRÁCH KHU VỰC HÀ NỘI CÁN BỘ PHỤ TRÁCH TỈNH A CÁN BỘ PHỤ TRÁCH SIÊU THỊ TỔ TIẾP THỊ TỔ VẬN CHUYỂN BAN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG b .Nhiệm vụ - Lập kế hoach sản xuất kinh doanh của công ty từng tháng, từng quý và báo cáo thực hiện đã đề ra , thông qua việc nghiên cứu sự cân đối giữa khối lượng sản phẩm tiêu thụ với khả năng sản xuất của doanh nghiệp , đề xuất báo cáo giám đốc để dự đoán được khả năng của doanh nghiệp trong việc thu hẹp hay mở rộng quy mô sản xuất . - Đề xuất với giám đốc về các chương trình giá cả , chính sách tiêu thụ sản phẩm như : sức hấp dẫn của sản phẩm đối với khách hàng , các chi phí về dịch vụ bán hàng có liên quan đến các hình thức bán như : bán buôn, bán lẻ , bán chịu , giao hàng tại nơi mua, bảo hành sản phẩm .. . và các chi phí về chiêu hàng, phân phối . - Kiểm tra , phân tích , đánh giá được các nguồn tài chính , mức nợ và lợi nhuận của khách hàng , từ đó tham mưu cho giám đốc ấn định mức tín dụng trong mua bán , quản lý chặt chẽ công nợ của khách hàng , thực thi các biện pháp hữu hiệu để thu hồi công nợ . - Lập kế hoạch , chương trình , đề xuất với giám đốc để nâng cao chất lượng , mẫu mã , nhãn hiệu của sản phẩm trên thị trường, ngăn chặn sự thâm nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh và giữ độc quyền lâu dài. - Củng cố các đại lý cũ,phát triển các lý mới trên cơ sở sàng lọc hệ thống đại lý cũ để phát hiện trên thị trường các nhà phân phối có năng lực tại từng thời điểm cụ thể . - Phó phòng kinh doanh được đề cử làm trưởng ban phát triển thị trường kết hợp cùng các cán bộ phụ trách để lập các chương trình cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . - Bộ phận tiếp thị có vai trò thúc đẩy hoạt động kinh doanh , giúp cho công ty thực hiện tốt chính sách giá cả : sắp xếp lại sản xuất kinh doanh theo các hướng : triển khai sản phẩm mới , sản phẩm mũi nhọn đủ sức cạnh tranh trên thị trường . 6 . Phòng kế toán : 7 người a - Chức năng: Tham mưu cho giám đốc công ty xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn , trung hạn , ngắn hạn và các đề án sản xuất kinh doanh , huy động vốn , quản lý tài chính và tổ chức hạch toán kinh tế trong toàn công ty . b - Nhiệm vụ : - Thực hiện công tác quản lý tài chính của công ty , tổ chức mô hình hạch toán và thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê , thông tin kinh tế và hạch toán ở doanh nghiệp . - Xây dựng các định mức chi phí phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo từng thời điểm trên cơ sở quy định của pháp luật . - Tham mưu và tham gia điều hành việc sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh theo phương án nhằm bảo toàn và phát triển vốn . - Tổng hợp toàn bộ số liệu , chứng từ thanh toán phân tích các chỉ tiêu kinh tế , tài chính để phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, vốn và sử dụng vốn , tình hình và kết quả sản xuất của từng phân xưởng , của toàn công ty trong một thời kỳ nhất định ( tháng, quý, năm ) , đề xuất các biện pháp nhằm thúc đẩy và tăng hiệu quả kinh doanh. - Xây dựng quy trình và kiểm tra thực hiện việc luân chuyển chứng từ, tổ chức tốt việc lưu trữ chứng từ theo quy định của tài chính. - Tổ chức thu nhập và sử lí kịp thời thông tin về tình hình thực hiện kế hoạch trong doanh nghiệp , kiểm tra , giấm sát tính hợp lệ ,hợp pháp của các hợp dồng kinh tế . các hợp đồng mua bán, - Cùng các phòng kỹ thuật và phòng kinh doanh xây dựng chính sách khuyến mại để thúc đẩy các kênh tiêu thụ sản phẩm. c - Các thành phần kế toán. - Bộ máy kế toán của công ty đầu tư và phát triển kỹ thuật Việt - ý hiện nay được tổ chức theo hình thức bộ máy kế toán tập trung và tiến hành công tác kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.Phòng kế toán gồm 7 người kiêm nhiều phần hành khác nhau. Sơ dồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty đầu tư và phát triển kỹ thuật Việt - ý: Kế toán trưởng Kế toán công nợ nội bộ , theo dõi ,tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Kế toán tiền lương BHXH,BHYT thanh tóan với người bán Thủ quỹ Kế toán tổng hợp _ Kế toán trưởng là người tổ chức, kiểm tra công tác kế toán ở đơn vị, là người giúp việc trong lĩnh vực chuyên môn kế toán ,tài chính cho giám đốc nhằm thực hiện hai chức năng cơ bản của kế toán là thông tin và kiểm tra hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nghiệp vụ chuyên môn kế toán tài chính của đơn vị, cụ thể là kế toán trưởng có trách nhiệm theo dõi tất cả các phần còn lại như chi phí giá thành , xác định kết quả kinh doanh của công ty : tổ chức hệ thống sổ kế toán thống nhất cho phù hợp với tình hình và điều kiện sản xuất kinh doanh , lập báo cáo tài chính theo từng kỳ hạch toán. - Hai kế toán viên: kế toán công nợ nội bộ , theo dõi , tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành:kết chuyển chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm và theo dõi tình hình nhập -xuất - tồn kho thành phẩm; lập sổ theo dõi công nợ nội bộ và sổ theo dõi bán hàng cho từng khách hàng có quan hệ làm ăn với công ty; hạch toán giá thành sản phẩm sản xuất ra. - Hai kế toán viên: kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, thanh toán với người bán;thực hiện tính toán tiền lươngcho cán bộ công nhân viên; lập bảng tổng hợp tiền lương làm cơ sở tính tiền lương vào giá thành, các khoản trích theo lương, các khoản thưởng, phụ cấp khác của toàn bộ các thành viên trong công ty . Lập sổ chi tiết đối với từng người bán hàng - Một thủ quỹ : Do một người phụ trách theo dõi việc thu chi hàng ngày, giữ gìn và bảo quản các chứng từ thu chi ban đầu( quan hệ chi tiết với kế toán tiền mặt), vào sổ quỹ hàng ngày, hết ngày báo cáo cho kế toán trưởng về sổ thu chi hàng ngày, phản ánh số tiền hiện có, tiến hành phát lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty. - Một kế toán viên : kế toán tổng hợp: thực hiện theo dõi tình hình nhập- xuất –tồn kho nguyên vật liệu, vật tư trong kỳ hạch toánvà lập báo cáo cuối tháng , là người tổng hợp chính của phòng kế toán . Tất cả mọi thành phần kế toán cuối cùng của phòng kế toán đều đưa qua kế toán tổng hợp . 7 .Đặc điểm, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . Tháng 11/ 1997 sản phẩm đầu tiên mới xuất hiện trên thị trường Hà Nội , một sự khó khăn và thử thách vô cùng khắc nghiệt với doanh nghiệp như : các sản phẩm nổi tiếng có chất lượng cao chiếm thị phần lớn trong thị trường với tuổi đời lâu năm , các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài , các sản phẩm của tập đoàn Quốc tế và các công ty liên doanh trong nước như : P &G, UNILEVER., KAO . . Những khó khăn nêu trên khiến cho môi trường kinh doanh của công ty đứng trước một sự cạnh tranh gay gắt. Bên cạnh đó , công ty vừa bước vào sản xuất kinh doanh nên không tránh khỏi những mặt hạn chế trong công tác điều hành , sản xuất kinh doanh , tiếp thị , nghiên cứu thị trường . Sang năm 1998 tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có những bước thay đổi rõ rệt . Chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn , mẫu mã , nhãn hiệu hàng hoá , giá cả hợp lý đã thu hút được khách hàng . Đặc biệt chính sách tiêu thụ sản phẩm qua các kênh trực tiếp lẫn gián tiếp , qua các khâu trung gian gồm : Khu vực Hà Nội : 1 Đại lý cấp I 2 Siêu thị. 3 Tiếp thị . 4 Các đơn vị , tổ chức có liên hệ với công ty . Khu vực tại các tỉnh , thành phố trong cả nước : 1 Các nhà phân phối . 2 Các khâu trung gian . III. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY DIATCO . Tình hình vốn của công ty DIATCO. Bảng 1 : tình hình nguồn vốn đầu tư tại công ty diatco . Đơn vị ( tr . đ ) Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Nợ phải trả _ Nợ ngắn hạn _ Nợ dài hạn _ Nợ khác II . Nguồn vốn chủ sở hữu _ Nguồn vốn quỹ _ Nguồn kinh phí 818 705 112 1 1055 1051 4 960 785 165 10 1113 1063 50 1406 1125 274 7 1106 1051 55 1625 1250 365 10 1220 1150 70 Tổng nguồn vốn 1873 2073 2512 2845 Nguồn : Phòng tài chính kế toán . Báo cáo tài chính năm 1998,1999,2000,2001. Trong giai đoạn 1998 -2001, nguồn vốn đầu tư của Công ty đều tăng . Năm 1998 , tổng nguồn vốn là 1873 triệu đồng đến năm 2001 tăng lên 2845 triệu đồng , tức là tăng 51,9% , trung bình mỗi năm tăng 15% , riêng năm 2000 tăng 21,2% . Tuy nhiên nguồn vốn gia tăng này hầu như là do gia tăng các khoản nợ , vốn chủ sở hữu không tăng hoặc gia tăng ít trừ năm 2001 nguồn vốn chủ sở hữu tăng 114 triệu tức là tăng 10,3 %so với năm 2000. Các khoản nợ phải trả tăng từ 818 triệu đồng năm 1998 lên tới 1625 triệu đồng năm 2001 tức là tăng xấp xỉ 98% , trung bình mỗi năm tăng 25,7 % . Như vậy , trong giai đoạn 1998-2001 , nguồn vốn của công ty đều tăng. Đây là xu hướng tốt , song nguồn vốn chủ sở hữu không tăng hoặc tăng ít lại là một vấn đề cần xem xét . Các khoản nợ gia tăng sẽ kéo theo các chi phí về lãi vay tăng ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của công ty . Bảng 2 : Cơ cấu vốn đầu tư vào các loại tài sản Đơn vị : ( % ) Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 TSCĐ / Tổng tài sản 39,7 40,2 36,3 37,1 TSLĐ/ Tổng tài sản 60,3 59,8 63,7 62,9 Nguồn : phòng tài chính kế toán. Báo cáo tài chính năm 1998-2001. Từ bảng số liệu trên đây có thể thấy , tỷ lệ TSCĐ / Tổng tài sản và TSLĐ /Tổng tài sản qua các năm hầu như không thay đổi . Tài sản lưu động luôn được đầu tư nhiều hơn tài sản cố định và ở mức gấp 1,5 lần . Bảng 3 : Cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản lưu động của công ty

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8467.doc
Tài liệu liên quan