Đề tài Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ba Đình

Lời nói đầu 1

Chương I. Lý luận tổng quan về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại 4

1. Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường 4

1.1. Khái niệm 4

1.2. Phân loại các loại hình ngân hàng thương mại 5

1.2.1. Phân thoại hình thức sở hữu 5

1.2.2. Phân theo tính chất hoạt động 5

1.3. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 6

1.3.1. Tạo lập nguồn vốn 6

1.3.2. Sử dụng các nguồn vốn 10

1.3.3. Các dịch vụ ngân hàng 12

1.4. Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế 15

2. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 17

2.1. Khái niệm và tính chất khách quan của rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 17

2.2. Các rủi ro của Ngân hàng thương mại 18

2.2.1. Rủi ro tín dụng 18

2.2.2. Rủi ro lãi suất 18

 

doc86 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 898 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếu không Chấp nhận Chương II Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận ba đình từ năm 2000 đến năm 2002 1. Khái quát về Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Ba Đình 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ba Đình : Chi nhánh Ngân hàng nông ngiệp và phát triển nông thôn Ba Đình ra đời vào tháng 7 năm 1996 theo quyết định số 18/ QĐ - NHNo ban hành ngày 01/4/1996 của Tổng giám đốc ngân hàng nông nghiệp Việt Nam , có trụ sở tại 191 Giảng võ , Hà Nội . Khi thành lập ngân hàng lấy tên là : Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Ba Đình theo nghị quyết 340/ QĐ-02 của Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam . Kể từ khi thành lập , nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng là : khai thác và huy động các nguồn vốn của các tổ chức kinh tế và dân cư . Phát hành kỳ phiếu theo quyết định của Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp Hà Nội , mở tài khoản tiền gửi thanh toán và nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn , cho vay ngắn , trung và dài hạn , chuyển tiền nhanh cho mọi cá nhân tổ chức . Thực hiện dịch vụ ngân hàng và cho vay phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh . Điều chuyển vốn về trung tâm giúp điều hoà vốn với các chi nhánh ngân hàng khác trong cùng hệ thống. Chỉ mới ra đời được hơn 7 năm , nhưng đối với nhiệm vụ được giao ngân hàng nông nghiệp Ba Đình đã nỗ lực phấn đấu và đóng góp không nhỏ vào công cuộc đổi mới của đất nước . Và để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường chi nhánh không ngừng nâng cao vị trí , uy tín của mình trên địa bàn . Tuy ngân hàng ra đời muộn , lại phải cạnh tranh với các ngân hàng khác nhất là những ngân hàng lân cận quận Ba Đình như là Ngân hàng công thương Ba Đình , Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp Hà Nội , Ngân hàng nông nghiệp chi nhánh Láng Hạ Song ban giám đốc cùng toàn thể nhân viên ngân hàng nông ngiệp Ba Đình tìm mọi biện pháp để tìm kiếm khách hàng đẩy mạnh công tác huy động vốn và cho vay ở khách hàng chủ yếu của ngân hàng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ ,bộ phận dân cư . Sang năm 2003 ngân hàng phấn đấu giữ vững khách hàng hiện có , đặc biệt mở rộng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ , cho vay đời sống phục vụ cán bộ công nhân viên . Đa dạng các hình thức huy động vốn để thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội . 1.2.Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ba Đình Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ba Đình là một ngân hàng cấp 3 nên có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ.Khi mới thành lập số cán bộ trong toàn chi nhánh chỉ có 8 người. Đến nay, cùng với sự phát triển của các hoạt động kinh doanh, đội ngũ cán bộ của ngân hàng đã tăng lên là 26 người. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ba Đình có cơ cấu tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động như sau : Sơ đồ bộ máy quản lý của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ba Đình: Ban Giám đốc Phòng kế toán thanh toán ngân quỹ Phòng nghiệp vụ kinh doanh - Ban giám đốc gồm 2 người: + Một giám đốc phụ trách chung và nghiệp vụ kinh doanh. + Một phó giám đốc phụ trách kế toán , kho quĩ . - Phòng kế toán , ngân quĩ gồm 10 người .Có nhiệm vụ về các nghiệp vụ hạch toán kinh doanh , thanh toán và kho quĩ ,có chức năng: + Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh, thực hiện làm dịch vụ thanh toán đến cá nhân , tổ chức và chuyển tiền nhanh. + Trực tiếp hoạch toán kế toán thống kê, hoạch toán nghiệp vụ thanh toán theo qui định của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam. + Nhận tiền gửi của khách hàng bằng các hình thức tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, làm dịch vụ thu tiền mặt tại đơn vị. + Quản lý an toàn két quĩ, thực hiện mức tồn quĩ, nghiệp vụ thu chi và vận chuyển tiền bạc trên đường đi an toàn. + Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, taì liệu - Phòng kinh doanh gồm 6 người với chức năng của bộ phận tín dụng: + Cho vay ngắn hạn ,trung và dài hạn, bảo lãnh, mở LC-thư tín dụng, thanh toán quốc tế cho các thành phần kinh tế. + Xây dựng dự án, thẩm định dự án đầu tư và dịch vụ tín dụng khác trong địa bàn quận. + Xác định , lựa chọn xây dựng mạng lưới bán buôn , bán lẻ, làm đại lý giải ngân cho Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam. + Chấp hành chế độ báo cáo thống kê chuyên đề theo qui định. - Có 2 phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ba Đình . Mỗi phòng giao dịch có 4 người với chức năng sau: + Huy động tiền gửi nhàn rỗi của dân cư cả nội tệ và ngoại tệ. + Chuyển tiền nhanh. + Cho vay thế chấp, sổ tiết kiệm , kỳ phiếu. 2.Thực trạng hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ba Đình từ năm 2000 đến năm 2002 . 2.1. Tổng quan hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ba Đình từ năm 2000 đến năm 2002 : Những năm vừa qua tình hình kinh tế xã hội của cả nước nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng đã đạt được những thành tựu quan trọng : nền kinh tế tăng trưởng nhanh ,cơ cấu kinh tế có nhiều bước chuyển biến tích cực Quận Ba Đình là địa bàn có vị trí trọng yếu nên luôn được sự quan tâm lãnh đạo , chỉ đạo ,tạo điều kiện thường xuyên của Thành phố và trung ương . Đồng thời do sự phát huy được trí tuệ tập thể , sự chỉ đạo sáng tạo đoàn kết nhất trí của cán bộ đảng viên và nhân dân trong quận nên những năm vừa qua kinh tế tiếp tục tăng trưởng và chuyển dần theo cơ chế thị trường . Sự đi lên của toàn bộ nền kinh tế , của thủ đô Hà Nội và quận Ba Đình đã tạo điều kiện cho các ngành kinh tế nói chung , ngành ngân hàng nói riêng mở rộng hoạt động kinh doanh . Nhưng cùng với sự đi lên của nền kinh tế , thì cạnh tranh trở nên gay gắt . Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế của những người mạnh năng động , anh nào yếu không có năng lực thì sẽ bị đào thải tiêu diệt . Nhận thức được điều đó , ngành ngân hàng không ngừng nỗ lực học hỏi , đổi mới , áp dụng công nghệ tiên tiến để đáp ứng được như cầu của thị trường . Và để góp phần cho sự nỗ lực ấy , Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ba Đình , được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo các ban ngành trên địa bàn , đã ra sức tìm mọi biện pháp để đứng vững phát triển và khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế . Và ta hãy xem tình hình hoạt động của ngân hàng trong ba năm vừa qua như thế nào : Bảng 1 : Tình hình hoạt động tín dụng Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số tiền Số tiền So sánh (%) (01/00) Số tiền So sánh (%) (02/01) 1. Huy động vốn 80,585 268,040 332,57 481,785 179,74 2.Doanh số cho vay 62,650 56,989 90,96 118,571 209,43 3.Doanh số thu nợ 59,781 56,834 95,07 83,058 146,14 4.Tổng dư nợ 21,472 21,627 100,72 57,140 264,21 5.Nợ quá hạn 0,989 0,283 28,61 0,469 165,72 6.Nợ QH / Tổng DN 4,6 (%) 1,31 (%) 0,82 (%) 7. Tổng thu nhập 3,290 10,162 308,87 16,578 163,11 8. Tổng chi phí 2,900 10,338 356,48 13,695 131,83 9. Lợi nhuận 0,390 -0,226 +2,883 (Bảng quyết toán tài chính của NHNN và PTNT Ba đình năm 2000, 2001, 2002) * Huy động vốn : Bất kỳ một ngân hàng nào đi vào hoạt động đều đưa ra phương châm “đi vay để cho vay ”. Như vậy huy động vốn là hoạt động đầu tiên , là tiền đề vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng . Song để thu hút được nguồn vốn tiềm tàng ngân hàng phải thường xuyên đổi mới phương thức hoạt động cơ chế quản lý , nghiệp vụ . Từ nhu cầu vay vốn của người dân , doanh nghiệp cùng sự nhận thức đúng tầm quan trọng của nguồn vốn và quán triệt chỉ đạo của cấp trên là phải khai thác tốt nguồn vốn trong nước . Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ba Đình đã đặt công tác huy động vốn là quan trọng , là tiền đề cho công tác sử dụng vốn .Trong thời gian hoạt động của mình ,bằng những hình thức huy động vốn đa dạng phong phú , chi nhánh đã đạt được hiệu quả trong nhiều năm . Qua số liệu bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng qua các năm tăng cao. Đặc biệt năm 2001 nguồn vốn huy động tăng gấp 3,32 lần so với năm 2000 , do các TCTD gửi tiền có kỳ hạn vào ngân hàng. Năm 2002 nguồn vốn huy động tăng lên 481,7857 tỷ đồng tăng 1,79 lần so với năm 2001. Như vậy nguồn vốn huy động của ngân hàng qua các năm đều tăng , với một ngân hàng vừa mới ra đời kinh nghiệm chưa nhiều , đạt được kết quả trên là điều đáng kích lệ . Nguồn vốn huy động hàng năm của ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng , góp phần công cuộc đổi mới xây dựng đất nước .Với nguồn vốn lớn tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng chủ động trong việc sủ dụng vốn là cơ sở tổ chức hoạt động kinh doanh mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng . Không những thế hàng năm ngân hàng còn điều chuyển vốn về trung tâm để hưởng lãi tăng thu nhập , đồng thời giúp ngân hàng tỉnh điều chuyển vốn đến chi nhánh khác trong cùng hệ thống đang thiếu vốn . Đạt được kêt quả như vậy là do sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của bộ phận kế toán và các bộ phận khác trong ngân hàng. - Ngân hàng đã chủ động khai thác tại chỗ bằng phong cách phục vụ chu đáo nhiệt tình với khách hàng làm cho nguồn vốn không chạy sang ngân hàng khác mà còn tăng lên . - Ngân hàng luôn điều chỉnh lãi suất thị trường để thu hút vốn . Với chính sách lãi suất tiền gửi đa dạng linh hoạt , ví dụ lãi suất tiền gửi 3 tháng , 6 tháng Ngân hàng tạo ra một tâm lý thoải mái cho khách hàng là có “nhiều hàng ” lựa chọn ,đặc biệt là lãi suất kỳ phiếu vừa cao hơn so với lãi suất của các tiền gửi khác lại được trả lãi trước . - Thủ tục mở tài khoản đơn giản , đối với người dân nếu muốn mở tài khoản hoặc tiền chỉ cần có chứng minh thư là đủ , đối với doanh nghiệp ,tổ chức tín dụng phải có giấy thành lập doanh nghiệp , tư cách pháp nhân thì mới mở được tài khoản . - Thêm vào đó ngân hàng nằm trong địa bàn đông dân kinh tế tăng trưởng ổn định thuận lợi cho việc huy động vốn . Sử dụng vốn : Huy động được nguồn vốn lớn như thế ta xem Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Ba Đình sử dụng vồn đạt được kết quả như thế nào . Doanh số cho vay năm 2001 giảm 0,099 lần so với năm 2000 ,nhưng sang năm 2002 doanh số cho vay tăng cao , tăng 2,09 lần so với năm 2001 .Đạt được kết quả này là do sự cố gắng phấn đấu của phòng kinh doanh nói riêng và cả ngân hàng nói chung . Doanh số thu nợ năm 2001 giảm 0,049 lần so với năm 2000 ,một mặt do doanh số cho vay giảm , một mặt do ngân hàng gặp phải một số khó khăn trong công tác thu hồi nợ .Năm 2002 doanh số thu nợ tăng 1,46 lần so với năm 2001 ,tuy nhiên so với doanh số cho vay cùng năm thì doanh số thu nợ vẫn còn ở mức thấp. Tổng dư nợ hàng năm đều tăng , năm 2001 tăng 0,072 lần so với năm 2000, năm 2002 tăng gấp 2,64 lần so với năm 2001. Do kinh nghiệm cho vay chưa nhiều ,cùng với sự biến động của môi trường kinh doanh ,nên tổng dư nợ của ngân hàng vẫn ở mức cao . Nợ quá hạn năm 2001 giảm 3,49 lần so với năm 2000 , nợ quá hạn năm 2002 lại tăng1,65 lần so với năm 2001.Nợ quá hạn của ngân hàng qua các năm tăng giảm một phần do doanh số cho vay ,một phần do ngân hàng đã xử lý một số khoản rủi ro bằng quĩ dự phòng rủi ro . Tỷ lệ Nợ quá hạn trên Tổng dư nợ qua các năm đều giảm là một điều đáng mừng, tuy nhiên đây chưa hẳn là do công tác tín dụng được nâng lên mà một phần là do ngân hàng đã xử lý một số rủi ro bằng quĩ dự phòng rủi ro. Lợi nhuận ngân hàng thu được năm 2001 giảm do trong năm ngân hàng đã thanh toán khoản lãi suất của kỳ phiếu huy động trả lãi trước . Qua phân tích tổng quát tình hình hoạt động cúa ngân hàng ta thấy còn nhiều vấn đề đáng bàn ,tuy nhiên với sự cố gắng phấn đấu nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ , nhân viên trong ngân hàng , Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Ba Đình đã đạt được một số kết quả khá khả quan. Ta hãy xem xét tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong hai năm 2001 và 2002 như thế nào : Bảng 2 : Kết quả kinh doanh của Chi nhánh NHN0Ba Đình Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu 2001 2002 So sánh Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Thu nhập 10,162 100 16,578 100 + 6,416 + 63,11 - Thu lãi cho vay 3,320 32,67 6,058 36,54 + 2,738 +82,47 - Thu lãi tiền gửi + phí điều vốn 6,719 66,12 10,297 62,11 + 3,578 +53,25 - Thu dịch vụ 0,064 0,63 0,098 0,59 +0,034 +53,13 - Thu khác 0,059 0,58 0,125 7,54 +0,066 +113,6 2. Chi phí 10,388 100 13,695 100 + 3,307 +31,83 - Chi trả lãi huy động vốn 9,245 89 12,562 91,73 + 3,317 +35,88 - Chi phí nhân viên 0,375 3,61 0,584 4,26 + 0,209 +55,73 - Chi khác 0,668 6,43 0,549 4 - 0,119 -17,81 3. Lợi nhuận - 0,226 + 2,883 (Báo cáo tổng kết thu nhập ,chi phí năm 2001,2002) Qua số liệu trên ta thấy, nguồn thu chủ yếu cúa ngân hàng là thu lãi tiền gửi và phí điều vốn, năm 2001 nguồn thu này chiếm 66,12% , năm 2002 là 62,11% trong tổng nguồn thu. Điều này cũng đã đáp ứng được một phần mục đích thành lập chi nhánh ngân hàng là thu hút nguồn vốn nhàn rõi trong xã hội , điều chuyển vốn về trung tâm tạo nguồn thu khá lớn cho ngân hàng. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay trong tổng thu năm 2002 có cao hơn so vói năm 2001,đây là điều đáng khích lệ song ngân hàng cần cố gắng hơn nữa trong việc mở rộng cho vay để làm sao thu nhập từ hoạt động cho vay là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng. Trong tổng chi của ngân hàng thì chi trả lãi huy động vốn luôn ở mức cao , điều này hoàn toàn là hợp lý , ngân hàng hoạt động chủ yéu vào nguồn vốn huy động. Năm 2001 chi phí trả lãi huy động vốn là 9,245 tỷ đồng , năm 2002 chi trả lãi huy động vốn là 12,562 tỷ đồng. Năm 2001 lợi nhuận của ngân hàng là (-0,226) tỷ đồng là do ngân hàng đã trả lãi trước cho việc huy động kỳ phiếu trả lãi trước với số tiền là 1,057 tỷ đồng. Sang năm 2002, lợi nhuận của ngân hàng thu được là 2,883 tỷ đồng. 2.2. Tình hình sử dụng vốn tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ba Đình : Ra đời trong chiến lược mở rộng mạng lưới giành thị trường của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam , chức năng chủ yếu của chi nhánh là huy động vốn phục vụ hoạt động điều chuyển vốn , phân phối vốn của trung tâm điều hành . Nhưng không dừng lại ở đó Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ba Đình đã chủ động linh hoạt trong công tác sử dụng vốn , đa dạng hoá các hoạt động cho vay , phát triển quan hệ tín dụng với mọi khách hàng , từng bước khẳng định vị trí của mình . Phòng kinh doanh nói riêng , các bộ phận khác của ngân hàng nói chung , trong suốt mấy năm qua với qúa trình làm việc nghiêm túc , tận tuỵ đầy tính sáng tạo và trách nhiệm , cán bộ kinh doanh đã nỗ lực không ngừng trong việc chủ động tìm kiếm khách hàng , tổ chức thường xuyên thăm hỏi khách hàng lớn có quan hệ tín dụng với ngân hàng từ trước , đồng thời kích thích gợi mở nhu cầu sử dụng vốn của những khách hàng mới . Phương châm của ngân hàng là “ luôn chủ động tìm đến khách hàng chứ không ngồi chờ khách hàng ”. Để góp phần vào mục tiêu mà ban lãnh đạo quận Ba Đình đề ra là “ phát huy thắng lợi và lợi thế , tiếp tục đổi mới xây dựng quận Ba đình văn minh , hiện đại xứng đáng với vị trí trung tâm hành chính – chính trị quốc gia ”. Ngân hàng nông nghiệp Ba Đình tìm mọi biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế và dân cư của quận tiếp cận vốn của ngân hàng , không những thế ngân hàng tìm kiếm cả khách hàng ngoài khu vực . Sau đây là cơ cấu cho vay của ngân hàng: Bảng 3 : Tình hình cho vay Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ Trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Tổng doanh số cho vay 62,650 100 56,989 100 118,571 100 2. Cho vay ngắn hạn 54,134 86,4 56,617 99,35 107,122 90,34 a. DNNN 17,188 31,75 22,384 39,54 33,333 31,11 b. CTCP , TNHH 1,850 3,42 0,8 1,41 2,570 2,4 c. Cá nhân , hộ SX 35,096 64,83 33,433 59,05 71,219 66,49 3. Cho vay trung hạn 8,516 13,6 0,372 0,65 11,449 9,66 a. DNNN 6,950 81,61 - - 8,500 74,24 b. CTCP, TNHH - - - - - - c. Cá nhân , hộ SX 1,566 18,39 0,372 100 2,949 25,76 (Bảng quyết toán tài chính của NHNN và PTNT Ba đình năm 2000, 2001, 2002) Năm 2000 với định hướng đúng đắn trong chiến lược cho vay bằng nhiều hình thức đa dạng và mức năng suất thích hợp nên doanh thu cho vay của ngân hàng đạt 62,650 tỷ đồng . Trong đó chủ yếu là cho vay ngắn hạn , chiếm 86,4% tổng doanh số cho vay , đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho các doanh nghiệp nhà nước , công ty TNHH , công ty cổ phần , hộ sản xuất kinh doanh nhu cầu về vốn có vòng quay ngắn hạn , nhu cầu tiêu dùng và thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ của các cá nhân , công ty . Cho vay ngắn hạn năm 2000 chủ yếu là cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước (chiếm 31.75% ) đáp ứng nhu cầu vốn cho việc mua sắm nguyên vật liệu , sửa chữa máy móc phục vụ cho sản xuất được tốt hơn . Cho vay ngán hạn đối với hộ sản xuất và cá nhân cũng chiếm ưu thế , đạt 64,83% phục vụ nhu cầu tiêu dùng , xây dựng sửa chữa nhà cửa ,kinh doanh của dân cư và cán bộ công nhân viên. Năm 2001 do ngân hàng không tìm kiếm được khách hàng để mở rộng cho vay trung và dài hạn và các khách hàng hiện có của ngân hàng không có nhu cầu vay vốn vay vốn trung hạn lớn , nên doanh số cho vay của cả năm giảm 5,661 tỷ đồng tức giảm 0,0099 lần so với năm 2000. Nhưng năm 2002 doanh số cho vay lên tới 118,571 tỷ đồng , tăng 2,09 lần so với 2001, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm ưu thế , đạt 90,28% tổng số cho vay . Doanh số cho vay với các loại khách hàng đều tăng về số tuyệt đối , trong đó doanh nghiệp nhà nước , cá nhân , hộ sản xuất vẫn chiếm tỷ lệ cao. Đạt được kết qủa này là do nguồn vốn huy động năm 2002 dồi dào , ngân hàng mạnh dạn trong cho vay , bên cạnh việc duy trì các khách hàng hiện có ngân hàng còn mở rộng tìm kiếm khách hàng mới . Ví dụ năm 2001 đặt quan hệ tín dụng với 7 doanh nghiệp nhà nước . Năm 2001 ngân hàng có quan hệ tín dụng với 8 hộ sản xuất , sang năm 2002 đạt 13 hộ sản xuất. Qua phân tích trên doanh số cho vay của ngân hàng tương đối cao nhưng không ổn định .Với một ngân hàng vừa mới ra đời , kinh nghiệm tích luỹ chưa nhiều , chưa có nhiều khách hàng truyền thống ,đạt được kết quả như vậy đó quả là sự cố gắng không ngừng của phòng kinh doanh . Ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng năm đạt tỷ lệ cao vì nguồn vốn huy động chủ yếu của ngân hàng là ngắn hạn , khách hàng vay vốn của ngân hàng là các cá nhân , doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm một số lượng lớn , mà loại khách hàng này lại cần vốn ít trong thời gian ngắn , hơn nữa mọi ngân hàng hiện nay kinh doanh đều vì mục đích lợi nhuận . Nên ngân hàng thấy cho vay ngắn hạn có ưu thế hơn cho vay trung hạn cả về lãi suất lẫn độ an toàn . Doanh số cho vay trung hạn hàng năm chiếm một tỷ lệ thấp , thậm chí năm 2001 có 0,65% tổng số cho vay , năm 2002 doanh số cho vay chỉ tăng về số tuyệt đối , song nó cũng khẳng định được sự cố gắng của ngân hàng trong việc đa dạng hoá các hoạt động đầu tư tín dụng . Trong cho vay đạt được kết quả trên là do : - Chi nhánh luôn bám sát định hướng phát triển kinh doanh của hội đồng quản trị , các giải pháp điều hành của Giám đốc ngân hàng nông nghiệp Hà Nội - Thường xuyên trao đổi gặp gỡ với khách hàng với phương châm lắng nghe ý kiến đề xuất từ các đơn vị , nắm bắt chính sách khách hàng của các tổ chức tín dụng khác , từ đó sửa chữa kịp thời những kiến nghị của khách hàng trên quan điểm bình đẳng , hiệu quả an toàn trong kinh doanh . - Với lãi suất mềm dẻo ,thủ tục nhanh gọn nên ngân hàng thu hút một lượng khách hàng đáng kể . - Ta vừa xem doanh số cho vay của ngân hàng qua các năm , giờ ta hãy xem công việc thu nợ của ngân hàng như thế nào Bảng 4 : Tình hình thu nợ Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số Tiền Tỷ trọng 1. Tổng thu nợ 59,781 100 56,834 100 83,058 100 2. Thu nợ ngắn hạn 57,057 95,44 52,850 92,82 76,483 92,08 a. DNNN 8,679 15,21 20,500 38,86 29,163 38,13 b. CTCP , TNHH 1,160 2,03 1,900 3,34 0,650 0,85 c. Cá nhân , hộ SX 47,218 82,76 30,450 57,80 46,670 61,02 3. Thu nợ trung hạn 2,724 4,56 3,984 7,18 6,575 7.92 a. DNNN 2,000 73,42 2,965 74,42 4,985 75,82 b. CTCP, TNHH - - - - - - c. Cá nhân , hộ SX 0,724 26,58 1,019 25,58 1,590 24,18 (Bảng quyết toán tài chính của NHNN và PTNT Ba đình năm 2000, 2001, 2002) Năm 2000 tổng thu nợ của ngân hàng đạt 59,781 tỷ đồng . Do cho vay ngắn hạn của ngân hàng chiếm ưu thế nên thu nợ ngắn hạn đạt một tỷ lệ cao là 95,44% . Nhiều cá nhân hộ sản xuất làm ăn có hiệu quả , thu nhập ổn định , có ý thức trả nợ nên thu nợ đối với loại khách hàng này đạt 47,218 tỷ đồng chiếm 82,76% thu nợ ngắn hạn, trong khi đó doanh số cho vay là 35,096 tỷ đồng.Thu nợ đối với doanh nghiệp Nhà nước tiến hành chậm hơn , cho vay ngắn hạn là 17,188 tỷ đồng , mà thu nợ chỉ đạt 8,679 tỷ đồng . Năm 2001 doanh số cho vay là 56,989 tỷ đồng thấp nhất trong 3 năm nhưng thu nợ gần bằng doanh số cho vay là 56,834 tỷ đồng . Đặc biệt là công ty cổ phần và TNHH ,cho vay ngắn hạn là 0,800 tỷ đồng mà thu nợ lên tới 1,900 tỷ đồng , từ đây cho thấy năm 2000 ngân hàng đã gia hạn nhiều đối với thành phần kinh tế này . Năm 2002 hiệu quả của ngân hàng giảm xuống so với hai năm trước ,cho vay tăng cao 2,09 lần so với năm 2001 mà thu nợ tăng không cao lắm , chỉ tăng 1,4 lần so với năm 2001 .Trong năm thu nợ đối với các khách hàng đều không vượt doanh số cho vay . Cho vay ngắn hạn đối với công ty cổ phần , công ty TNHH là 2,570 tỷ đồng , mà thu nợ chỉ có 0,650 tỷ đồng , như vậy thu nợ đối với thành phần này là chậm trễ . Hiệu quả thu nợ đối với cá nhân , hộ sản xuất giảm so với hai năm trước , cho vay ngắn hạn đạt 71,219 tỷ đồng ,mà thu nợ đạt 46,670 tỷ đồng .Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do một số doanh nghiệp , cá nhân làm ăn gặp khó khăn trong một thời gian hiệu quả kinh doanh không mang lại như mong muốn được ngân hàng gia hạn , hoặc có cá nhân quên ngày trả nợ , các doang nghiệp , cá nhân thu nhập chưa đến kỳ nên không trả tiền cho ngân hàng làm cho hiệu quả thu nợ không cao . Ta thấy thu nợ trung hạn qua các năm tương đối ổn định , riêng năm 2001 cho vay chủ yếu đối với cán bộ công nhân viên là 0,732 tỷ đồng , mà thu nợ đạt 1,019 tỷ đồng . Tổng thu nợ của ngân hàng hàng năm đều đạt được con số lớn , có được kết quả như vậy là do ngân hàng luôn coi trọng công việc giám sát khách sử dụng vốn như thế nào , ngân hàng chia các món vay cho từng cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm giám sát ,đôn đốc thu nợ .Bên cạnh đó ngân hàng còn phối hợp với các ban ngành trong quận để việc thu nợ được thuận lợi . Để đánh giá hết được tình hình sử dụng vốn của ngân hàng nông nghiệp Ba Đình như thế nào , ta hãy xem dư nợ cho vay . Bảng 5 : Tình hình dư nợ cho vay Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Tổng thu nợ 21,472 100 21,627 100 51,140 100 2. Dư nợ ngắn hạn 14,761 68,75 18,528 85,67 49,167 86,05 a. DNNN 8,508 57,64 10,392 56,09 14,562 29,62 b. CTCP , TNHH 1,350 9,15 0,250 1,35 2,170 4,41 c. Cá nhân , hộ SX 4,903 33,21 7,886 42,56 32,435 65,97 3. Dư nợ trung hạn 6,711 31,25 3,099 14,33 7,973 3,95 a. DNNN 4,950 73,76 1,985 64,05 5,500 68,98 b. CTCP, TNHH - - - - - - c. Cá nhân , hộ SX 1,761 26,24 1,114 35,95 2,473 31,02 (Bảng quyết toán tài chính của NHNN và PTNT Ba đình năm 2000, 2001, 2002) Dư nợ cho vay của ngân hàng Ba Đình tương đối cao .Dư nợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp Nhà nước , cá nhân hộ sản xuất hàng năm đều tăng về số tuyệt đối , đặc biệt năm 2002 doanh nghiệp Nhà nước dư nợ ngắn hạn tăng 24,549 tỷ đồng . Riêng công ty cổ phần ,công ty TNHH dư nợ không ổn định , năm 2001 dư nợ giảm xuống 1,100 tỷ đồng so với năm 2000, năm 2002 dư nợ tăng 1,920 tỷ đồng so với năm 2001. Năm 2000 doanh số cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp Nhà nước là 17,188 tỷ đồng , dư nợ còn 8,508 tỷ đồng . Dư nợ của doanh nghệp Nhà nước cao 13,458 tỷ đồng làm cho dư nợ cả năm là 21,472 tỷ đồng . Năm 2001 dư nợ tăng cao ,tăng 2,62 lần so với năm 2001 , trong đó dư nợ cá nhân hộ sản xuất là cao nhất chiếm 65,97% dư nợ ngắn hạn và 33,99% dư nợ trung hạn Sở dĩ nợ của ngân hàng cao là do có khoản vay chưa đến kỳ hạn trả nợ, có khoản vay ngân hàng phải gia hạn cho khách hàng . Bảng 6 : Vòng quay vốn luân chuyển của ngân hàng qua các năm Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 I. Tổng thu nợ 59,781 56,834 83,058 II. Dư nợ bình quân 20,038 21,550 39,384 III. Vòng quay luân chuyển 2,98 2,63 2,1 Vòng quay vốn luân chuyển của ngân hàng qua các năm đều đạt con số tương đối lớn , chứng tỏ công tác thu nợ gốc và lãi của ngân hàng đạt được kết quả nhất định . Nhưng ta cũng thấy vòng quay vốn luân chuyển giảm qua các năm , chứng tỏ ngân hàng đã gia hạn nợ cho một số khách hàng . Ngân hàng nên thận trọng hơn nữa trong quá trình thẩm định , giám sát sử dụng vốn , đôn đốc khách hàng trả nợ ,bởi gia hạn là dấu hiệu tiềm tàng của rủi ro tín dụng . 3. Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH355.doc
Tài liệu liên quan