Mục lục
Chương 1: Lý luận chung về rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. 3
1.1. Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. 3
1.1.1. Khái niệm về thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. 3
1.1.2. Phân loại L/C. 6
1.1.2.1. Theo công dụng của L/C. 6
1.1.2.2. Căn cứ vào thời gian thanh toán của L/C 9
1.1.2.3. Trên giác độ quan hệ đối tác. 11
1.1.2.4. Một số loại L/C đặc biệt. 12
1.1.3. Quy trình nghiệp vụ trong giao dịch L/C. 21
1.1.3.1. Các bên tham gia. 21
1.1.3.2. Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ. 23
1.1.3.2.1 L/C thanh toán tại ngân hàng phát hành. 23
1.1.3.2.2 L/C thanh toán tại ngân hàng thông báo. 25
1.2. Rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ (L/C) 26
1.2.1. Các loại hình rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. 28
1.2.1.1. Rủi ro đối với ngân hàng phát hành. 28
1.2.1.2. Đối với ngân hàng thông báo. 32
1.2.1.3. Đối với ngân hàng chỉ định. 33
1.2.1.4. Đối với Ngân hàng xác nhận. 33
1.2.2. Tiêu chí phản ánh rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. 33
1.2.2.1. Chỉ tiêu về định mức ký quỹ. 33
1.2.2.2. Chỉ tiêu về cho vay bắt buộc. 34
1.2.2.3. Chỉ tiêu về nợ quá hạn. 35
1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. 35
1.2.3.1. Năng lực tài chính của khách hàng yếu. 36
1.2.3.2. Do tác nghiệp gây ra. 37
1.2.3.3. Xuất phát từ nguyên nhân mang tính đạo đức. 38
1.2.3.4. Rủi ro đến từ nguyên nhân kinh tế, chính trị, pháp lý. 39
Chương 2: Thực trạng về rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP xuất-nhập khẩu Việt Nam. 40
2.1. Giới thiệu chung về Việt Nam Eximbank 40
2.2. Những hoạt động chính của Eximbank Việt Nam. 46
2.2.1 Hoạt động tiền gửi tiết kiệm. 46
2.2.2. Hoạt động thanh toán quốc tế. 46
2.2.3. Tín dụng bảo lãnh. 47
2.2.4. Hoạt động kinh doanh tiền tệ. 48
2.2.5. Hoạt động kinh doanh vàng. 49
2.2.6. Dịch vụ hỗ trợ du học. 50
2.2. Thực trạng rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Việt Nam Eximbank 51
2.2.1. Những quy định chung về hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Việt Nam Eximbank. 51
2.2.2. Thực trạng rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP xuất - nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2005 - 2007. 61
2.2.2.1. Rủi ro trong hoạt động thanh toán nhập khẩu. 61
2.2.2.2. Rủi ro trong hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu. 63
2.2.3. Đánh giá về rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Việt Nam Eximbank. 64
Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại 66
3.1. Phương hướng hoạt động của Eximbank trong năm 2008. 66
3.2. Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Việt Nam Eximbank. 67
3.2. Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Việt Nam Eximbank. 67
3.2.1. Tăng cường huy động vốn ngoại tệ, cùng với việc tăng cường nguồn lực vốn chủ sở hữu. 67
3.2.2. Thuê chuyên gia nước ngoài làm việc tại Eximbank kết hợp với việc cử cán bộ đi tu nghiệp ở nước ngoài. 69
3.2.3. Thực hiện có hiệu quả công tác dự báo rủi ro. 70
3.3. Kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Việt Nam Eximbank. 71
3.3.1. Kiến nghị đối với NHNN và quản lý vĩ mô. 71
3.3.1.1. Hoàn thiện chính sách kinh tế của nhà nước và tạo môi trường pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động 71
3.3.1.2. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và cải thiện cán cân thanh toán. 71
3.3.1.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin ngân hàng. 72
3.3.1.4. Củng cố và phát triển quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài 72
3.3.1.5. Áp dụng các giải pháp an toàn trong thanh toán quốc tế. 73
3.3.1.6. Tăng cường huy động vốn ngoại tệ. 73
3.3.1.7. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên thanh toán quốc tế. 74
3.3.2. Kiến nghị đối với Eximbank. 74
3.3.2.1. Thiết lập các kênh thông tin trực tuyến hỗ trợ 74
3.3.2.2. Phát triển các mối quan hệ với đối tác cũ và tích cực thiết lập mối quan hệ đại lý mới. 75
3.3.2.3. Tăng cường huy động bằng ngoại tệ. 75
Kết luận 76
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2321 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điện trước khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu. Sai sót ở bất cứ khâu nào thì NHTB phải chịu trách nhiệm về thiệt hại xảy ra.
1.2.1.3. Đối với ngân hàng chỉ định.
Trừ khi là NHXN, các NHCĐ không có một trách nhiệm nào phải thanh toán cho nhà xuất khẩu trước khi nhận được tiền từ ngân hàng phát hành. Tuy nhiên, trong thực tế trên cơ sở bộ chứng từ xuất trình, các NHCĐ thường ứng trước cho nhà xuất khẩu với điều kiện truy đòi, tức là NHCĐ chịu rủi ro về tín dụng trong trường hợp này.
1.2.1.4. Đối với Ngân hàng xác nhận.
- Nếu bộ chứng từ là hoàn hảo thì NHXN phải trả tiền cho người xuất khẩu bất luận là có truy đòi được tiền từ NHPH hay không. Như vậy, NHXN chịu rủi ro tín dụng đối với NHPH, cũng như rủi ro chính trị và rủi ro ngoại hối ở nước của NHPH.
- Nếu NHXN trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn, mà không có sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi, NHPH không chấp nhận thì không thể đòi tiền NHPH.
1.2.2. Tiêu chí phản ánh rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ.
Trong phương thức tín dụng chứng từ, mối quan hệ giữa ngân hàng với nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu phát sinh khi bắt đầu mở L/C. Từ đó cũng phát sinh những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải. Để đánh giá được mức độ của những rủi ro đó, người ta thường căn cứ vào các chỉ tiêu về: định mức ký quỹ, cho vay bắt buộc và nợ quá hạn.
1.2.2.1. Chỉ tiêu về định mức ký quỹ.
Ký quỹ là quy định của ngân hàng đối với khách hàng khi họ xin được bảo lãnh phát hành L/C. Khách hàng sẽ phải nộp một khoản tiền nhất định vào tài khoản của họ tại ngân hàng mà họ xin được bảo lãnh và khoản tiền đó sẽ được phong toả cho đến khi nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng chấm dứt. Thông thường khoản tiền này được tính theo tỷ lệ với giá trị mà khách hàng xin được bảo lãnh.
Mức ký quỹ có thể là 100% hoặc dưới 100% tuỳ theo đối tượng khách hàng cụ thể, và cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như:
Khả năng thanh toán củ khách hàng: khả năng thanh toán càng cao thì mức ký quỹ càng thấp và ngược lại.
Đối tượng khách hàng: uy tín của khách hàng với ngân hàng càng cao thì mức ký quỹ càng thấp và ngược lại.
Loại hàng hoá nhập, khả năng tiêu thụ hàng và tình hình biến động giá cả hàng hoá trên thị trường: những mặt hàng dễ tiêu thụ, thị thị trường ổn định giá cả ít biến động thì mức ký quỹ sẽ thấp hơn và ngược lại.
Trên cơ sở kết hợp các yếu tố trên, ngân hàng sẽ quyết định mức ký quỹ cụ thể. Tỷ lệ ký quỹ càng thấp thì nguy cơ đối mặt với rủi ro của ngân hàng càng cao.
1.2.2.2. Chỉ tiêu về cho vay bắt buộc.
Giá trị cho vay bắt buộc
Tổng giá trị thanh toán.
Tỷ lệ cho vay bắt buộc =
Khi nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán tiền hàng cho ngân hàng thì ngân hàng buộc phải ghi nợ tài khoản cho khách hàng tại ngân hàng. Nhưng nếu khoản này không đủ số dư để thanh toán, ngân hàng buộc phải cho doanh nghiệp vay với lãi suất quá hạn. Số tiền này là ngân hàng không muốn cho khách hàng vay nhưng chỉ có cách đó mới có thể đòi tiền khách hàng trong tương lai. Đây là khoản vay bắt buộc mà ngân hàng phải cho vay.
Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng giá trị L/C thanh toán thì số cho vay bắt buộc nghĩa là giá trị thư tín dụng không được doanh nghiệp thanh toán mà ngân hàng không thể thu hồi được ngay chiếm tỷ lệ bao nhiêu.
Giá trị nợ quá hạn
1.2.2.3. Chỉ tiêu về nợ quá hạn.
Tổng giá trị thanh toán
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Khi ngân hàng đã cho vay bắt buộc, nếu sau một thời gian doanh nghiệp có khả năng thanh toán cả gốc và lãi tức là ngân hàng đã đòi được số tiền trước đây. Còn nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản không có khả năng thanh toán thì số cho vay đó sẽ được kết chuyển nợ quá hạn.
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị ngân hàng không thể thu hồi so với tổng giá trị cho vay hay tổng giá trị thanh toán chiếm tỷ lệ bao nhiêu.
Các chỉ tiêu trên cho ta thấy khái quát về tình hình quản trị rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại một ngân hàng thương mại, từ đó có biện pháp để quản lý rủi ro trong một ngân hàng một cách có hiệu quả nhất.
1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ.
Khi nói đến rủi ro cho ngân hàng nói chung, chúng ta phải hiểu đó không chỉ đơn thuần là sự mất vốn mà còn có thể là: đọng vốn trong thanh toán, kéo dài thời gian thanh toán, thanh toán trả chậm, nợ quá hạn, và đặc biệt là mất uy tín của ngân hàng với ngân hàng đại lý. Mặc dù được đánh giá là phương thức tối ưu nhất nhưng phương thức tín dụng chứng từ vẫn luôn tiềm ẩn những rủi ro. Các rủi ro này có thể phát sinh trong bất cứ giai đoạn nào trong quá trình thanh toán, từ khi L/C được phát hành cho đến khi nó được thanh toán. Không chỉ gây thiệt hại về mặt kinh tế, những rủi ro này còn làm tổn hại đến uy tín của ngân hàng làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung. Dù các ngân hàng đã áp dụng nhiều phương án phòng chống rủi ro nhưng vô hiệu hoá rủi ro là điều tuyệt đối không thể. Nó bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau.
1.2.3.1. Năng lực tài chính của khách hàng yếu.
Đây là lý do chủ yếu và dễ xảy ra nhất, các doanh nghiệp xuất khẩu yếu về thực lực tài chính cũng như kinh nghiệm kinh doanh xuất nhập khẩu, hoạt động của họ chủ yếu dựa vào ngân hàng nên kết quả kinh doanh của họ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín cũng như chất lượng tín dụng của ngân hàng khiến ngân hàng luôn phải đối mặt với rủi ro tiềm ẩn.
Bảo lãnh phát hành L/C đòi hỏi sự đồng ý của bộ phận tín dụng, việc đánh giá chất lượn tín dụng cũng dựa nhiều vào chủ quan của nhân viên tín dụng, nếu một nhân viên tín dụng muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ khi đánh giá khách hàng xuất nhập khẩu, họ cần có một hiểu biết rộng rãi về hoạt động ngoại thương cũng như kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng. Đặc biệt ở các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nhiều ngân hàng đang rất khó khăn về nguồn lực cán bộ tín dụng nói chung và những cán bộ tín dụng am hiểu ngoại thương càng hiếm hơn.
Thậm chí biết được chất lượng tín dụng của khách hàng đang ở mức báo động, nhưng vì quen biết hay những lý do tế nhị khác, bộ phận tín dụng bắt buộc phải chấp nhận bảo lãnh cho khách hàng và điều này mang đến rủi ro tiềm ẩn cho khách hàng.
Năng lực tín dụng của khách hàng là điều đáng quan tâm, đặc biệt trong giai đoạn ngoại thương phát triển mạnh mẽ và đầy biến động như hiện nay, chỉ những doanh nghiệp trường vốn và có kinh nghiệm trong hoạt động ngoại thương mới có thể tồn tại và phát triển. Điều này luôn được các ngân hàng ghi chú và thực hiện giám sát chặt chẽ khách hàng của mình.
1.2.3.2. Do tác nghiệp gây ra.
Đây là loại rủi ro do những sai sót mang tính kỹ thuật trong quy trình thanh toán L/C, như sự khác nhau giữa bộ chứng từ thanh toán với nội dung quy định trong L/C hay việc các bên tham gia thực hiện sai một khâu trong quy trình nghiệp vụ thanh toán. Do đặc thù của thanh toán tín dụng chứng từ là ngân hàng chỉ làm việc trên giấy tờ cho nên nó đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối giữa bộ chứng từ thanh toán và L/C. Những tranh chấp trong quá trình lập chứng từ hay quy trình nghiệp vụ là hoàn toàn có thể xảy ra, thực tế thì tỷ lệ sai sót trong các bộ chứng từ được xuất trình là rất lớn, chiếm khoảng 30%.
Rủi ro từ phía khách hàng như: sai sót về tên, địa chỉ của các bên có liên quan, mô tả hàng hoá,… thậm chí là những sai sót lớn như: thiếu chứng từ, chứng từ do bạn hàng nước ngoài gửi ghi sai tên ngân hàng phát hành, chứng từ khác biệt so với L/C. Những sai sót của bộ chứng từ có thể được người bán chủ động sửa chữa như sai sót trong hoá đơn thương mại, bản kê chi tiết hàng hoá,… nhưng cũng có những sai sót chứng từ do bên thứ 3 lập và người bán không thể sửa được như vận đơn, xuất xứ hàng hoá, phiếu kiểm định hàng hoá,… Với những sai sót loại này ngân hàng hàng hoá thường từ chối thanh toán để bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong nước nhưng thường không được nhà xuất khẩu chấp nhận dẫn đến tranh chấp gây thiệt hại cả về vật chất và uy tín cho ngân hàng.
Rủi ro đến do phía ngân hàng: ngân hàng phát hành mở L/C có trách nhiệm mở L/C, tu chỉnh L/C, kiểm tra chứng từ và thanh toán. Ở bất cứ khâu nào sai sót cũng có thể xảy ra. Khi xem xét mà phát hiện thấy sai xót thì ngân hàng phải thông báo ngay cho bên mua, nếu họ vẫn chấp nhận thanh toán thì ngân hàng sẽ chấp nhận thanh toán và thu phí bất hợp lệ của bộ chứng từ. Trong trường hợp ngược lại, ngân hàng phải gửi điện thông báo cho ngân hàng nước ngoài trong vòng 07 ngày. Nếu quá thời hạn 07 ngày, ngân hàng nước ngoài sẽ từ chối gây thiệt hại lớn cho ngân hàng.
1.2.3.3. Xuất phát từ nguyên nhân mang tính đạo đức.
Ngân hàng nói riêng và các bên tham gia thanh toán quốc tế nói chung luôn phải đối mặt với rủi ro đạo đức do bên đối tác luôn tìm cách vi phạm, không thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng, vì họ thường ở cách xa nhau thậm chí không hề gặp mặt trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán L/C..
Rủi ro đạo đức từ phía nhà nhập khẩu xảy ra đối với ngân hàng trong trường hợp khách hàng không có thiện chí, tìm mọi cách để không thực hiện nghĩa vụ của mình. Đó là khi khách hàng yêu cầu ngân hàng phát hành thư bảo lãnh cho nhận hàng trước khi nhận được chứng từ giao hàng qua ngân hàng và cam kết thanh toán tiền hàng, đồng thời không khiếu nại gì về bộ chứng từ nếu có sai sót, uỷ quyền cho ngân hàng tự động ghi nợ vào tài khoản của mình để thanh toán. Khi nhận được hàng, doanh nghiệp cố tình không thực hiện cam kết của mình do không tiêu thụ được hàng hoá, kinh doanh thua lỗ, không có khả năng trả nợ làm ngân hàng chịu rủi ro tín dụng mất vốn.
Đặc trưng của phương thức tín dụng chứng từ là việc thanh toán chỉ dựa trên cơ sở chứng từ mà không căn cứ vào thực trạng hàng hoá, nên nhiều khách hàng nước ngoài đã lợi dụng khe hở này để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của ngân hàng và nhà nhập khẩu. Họ có thể dùng nhiều thủ đoạn tinh vi như lập chứng từ giả, giao hàng không đúng như hợp đồng đã ký về số lượng cũng như chất lượng.
Trong một số trường hợp khách hàng mở L/C trả chậm, do chưa phải thanh toán ngay với đối tác nước ngoài nên các nhà nhập khẩu có tâm lý xem thường việc quản lý, tiêu thụ hàng hoá, do chưa đến hạn thanh toán nên lợi dụng vốn để kinh doanh hoạt động khác, khi đến hạn thanh toán doanh nghiệp không có khả năng thanh toán, để đảm bảo uy tín của mình ngân hàng phát hành phải tiến hành cho vay bắt buộc đối với khách hàng để trả nợ nhà xuất khẩu.
1.2.3.4. Rủi ro đến từ nguyên nhân kinh tế, chính trị, pháp lý.
Rủi ro đến từ nguyên nhân trên khiến nhà nhập khẩu không nhận được hàng, nhà xuất khẩu không nhận được tiền và ngân hàng bị ảnh hưởng về uy tín với ngân hàng đại lý, tuy nhiên rủi ro loại này ít khi xảy đến thiệt hại tài chính cho ngân hàng. Chẳng hạn như quy định của NHNN cho phép ngân hàng chỉ được phép nắm giữ trạng thái ngoại hối tối đa là 3.000.000 USD nhưng một khách hàng yêu cầu vượt quá mức cho phép trên khiến ngân hàng không đủ ngoại tệ để thanh toán và bị ngân hàng nước ngoài phạt. Những trường hợp như thế gây tổn thất cả về tài chính và uy tín của ngân hàng phát hành.
Chương 2: Thực trạng về rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP xuất-nhập khẩu Việt Nam.
2.1. Giới thiệu chung về Việt Nam Eximbank
EximBank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Việt Nam Export Import Bank), là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên ở Việt Nam.
Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng Việt Nam tương đương 12,5 triệu USD với tên gọi mới là Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam ( Việt Nam export import commercial Joint stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank. Đến tháng 7 năm 2007, vốn điều lệ của EXIM Bank là 2.800.000.000.000 VND. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 64 Chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Vinh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM. Đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 720 ngân hàng ở tại 65 quốc gia trên thế giới.
Một số thành tựu đã đạt được.
-Năm 1991 và năm 1992 được Ngân Hàng Nhà Nước và Bộ Tài Chính tín nhiệm giao thực hiện một phần chương trình tài trợ không hoàn lại của Thụy Điển cho các đơn vị Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu. Năm 1993, Vietnam Eximbank được chọn để thực hiện chương trình viện trợ của chính phủ Thụy Sĩ, và bản thân ngân hàng cũng nhận được một phần viện trợ của chương trình này.
- Năm 1993, tham gia vào hệ thống thanh toán bù trừ điện tử của ngân hàng nhà nước Việt Nam.
- Đã tham gia vào hệ thống SWIFT (Tổ chức viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu) từ năm 1995
Năm 1995, Vietnam Eximbank là thành viên Hiệp hội các định chế tài trợ phát triển khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (ADFIAP)
Được Ngân Hàng Nhà Nước chọn là ngân hàng đầu mối tham gia chương trình hàng đổi hàng với Indonesia theo Bản ghi nhớ giữa Bộ Thương mại Việt Nam với Phòng Thương mại và Công nghiệp nước Cộng hòa Indonesia.
Đã thành lập phòng kinh doanh ngoại hối (dealing room) sử dụng hệ thống giao dịch Reuters.
Được chọn là 1 trong 6 ngân hàng Việt Nam tham gia thực hiện Dự án hiện đại hoá ngân hàng (Bank Modernization Project) do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam tổ chức với sự tài trợ của ngân hàng thế giới ( World bank )
Đã được hai tổ chức thẻ tín dụng lớn nhất thế giới là Master Card International và Visa International chấp nhận làm thành viên chính thức (Principal member)
Năm 1998 được CHASE MANHATTAN BANK (US) New York tặng giải thưởng “1998 Best Services Quality Award”.
Tháng 11/2003, triển khai hệ thống thanh toán nội hàng trực tuyến toàn hệ thống ngân hàng.Tháng 3/2005, kết nối thành công hai hệ thống thanh toán thẻ nội địa Vietcombank – Eximbank.
Tháng 6/2005, là ngân hàng duy nhất được chọn làm đại diện cho khối ngân hàng TMCP vinh dự được Thống đốc NHNN Việt Nam trao tặng bằng khen và phần thưởng vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác đấu thầu trái phiếu chính phủ tại NHNN.
Tháng 9/2005, nhận cúp vàng top ten sản phẩm uy tín chất lượng cho sản phẩm hỗ trợ du học trọn gói do Cục sở hữu trí tuệ và Hội sở hữu trí tuệ công nghiệp Việt Nam, Trung tâm Công nghệ thông tin & tư vấn quản lý QVN cùng báo điện tử Saigon News hợp tác tổ chức.
Tháng 11/2005, Eximbank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ thanh toán Quốc tế mang thương hiệu Visa Debit.
Tháng 01/2006, đã vinh dự được nhận bằng khen do ngân hàng Standard Chartered Bank trao tặng về chất lượng dịch vụ điện thanh toán quốc tế (chất lượng dịch vụ tốt nhất trong lĩnh vực thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán viễn thông liên ngân hàng)
Tháng 01/2006, đã vinh dự nhận giải cúp vàng thương hiệu Việt trong cuộc bình chọn CÚP VÀNG TOPTEN THƯƠNG HIỆU VIỆT (lần thứ 2) do Mạng Thương Hiệu Việt kết hợp cùng Hội sở hữu công nghiệp Việt Nam hợp tác tổ chức.
Tháng 04/2006, Eximbank đạt giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2005” do độc giả của Thời Báo Kinh tế Việt nam bình chọn. Quy trình đánh giá và lựa chọn được Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp cùng Cục xúc tiến Thương Mại tổ chức.
Năm 2007, nhận giải thưởng do WACHOVIA BANK N.A NEW YORK do Wachoviabank N.A Newyork trao tặng.
Ngày 8/8/2007, Exim bank đã thực sự gây chấn động trong giới ngân hàng Việt Nam khi giao dịch 15% vốn cổ phần với ngân hàng quốc tế của Nhật Bản là Sumito Mitsui Banking Corporation với số tiền là 225 triệu USD, giá phát hành cao hơn 6.42 lần mệnh giá và thấp hơn 10% giá thị trường tại thời điểm phát hành. Không chỉ có vậy, SMBC còn giúp cho Eximbank về mặt kỹ thuật công nghệ và quản trị ngân hàng, và SMBC đã cử một người vào Hội đồng quản trị của Ngân hàng này để trực tiếp chỉ đạo điều hành. Việc này cho phép Exim bank tăng thêm tiềm lực về quản trị tài chính, dịch vụ ngân hàng và công nghệ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu dịch vụ, bao gồm thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiến, kiều hối, đầu tư,…đặc biệt là của các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn tại Nhật và ngược lại. Đồng thời với thời gian này, Exim bank cũng đã hoàn thành thủ tục với 2 quỹ đầu tư nước ngoài 10% vốn chủ sở hữu là Vinacapital và Mirae Asset (Hàn Quốc).
Thặng dư vốn sau khi bán cổ phần cho đối tác nước ngoài của Eximbank là khoảng 5600 tỷ đồng, với khoản thặng dư vốn do bán cổ phần cho 17 đối tác trong nước là 3500 tỷ đồng, tổng cộng là 9100 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu tăng lên là hơn 13000 tỷ đồng, trở thành Ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn thứ 2 ở Việt Nam và là ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất.
Danh sách cổ đông chiến lược của Eximbank:
Sumitomo Misui Banking Coporation: 15%
Vinacapital và Mirae Asset: 10%
Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn
Ngân hàng TMCP Á Châu
Tập đoàn Kinh Đô: 6.42%
Tổng công ty XNK tổng hợp I
Công ty Tài chính Dầu khí
Công ty đầu tư Masan
Công ty cổ phần đầu tư Tài chính Sài Gòn – Á châu
Công ty cổ phần đầu tư thương mại Nguyễn Kim (Siêu thị Nguyễn Kim).
Công ty chứng khoán Bảo Việt
Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam
Tổng công ty thương mại Sài Gòn (Satra)
Tổng công ty cổ phần Sóng Việt
Công ty dịch vụ hàng không Sasco
Công ty dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT)
Công ty TNHH Địa Ốc Phú Long
Công ty TNHH Kiều hối Tân Vạn Hưng.
Tập đoàn dệt may Việt Nam: Vinatext.
Mở rộng hoạt động qua việc tăng cường mạng lưới sở giao dịch.
Trong năm 2007, Eximbank đã khai trương thêm 23 điểm giao dịch trên toàn quốc, bao gồm 9 chi nhánh và 14 phòng giao dịch, nâng số điểm giao dịch của toàn hệ thống trên cả nước lên 65 điểm: Trụ sở chính, 1 sở giao dịch, 27 chi nhánh và 36 phòng giao dịch.
TP. Hồ Chí Minh: Hội sở chính, Sở giao dịch, 10 chi nhánh và 16 Phòng giao dịch.
Hà Nội: 6 chi nhánh và 8 phòng giao dịch.
Đà Nẵng: 2 chi nhánh và 5 phòng giao dịch
Nha Trang: 1 chi nhánh và 2 phòng giao dịch
Cần Thơ: 2 chi nhánh và 5 phòng giao dịch
Các tỉnh có 1 chi nhánh: Hải Phòng, Bình Dương, Quảng Ninh, Đồng Nai, Vinh, Quảng Ngãi
Hoạt động triển khai các dịch vụ mới.
Eximbank liên tục tung ra các sản phẩm dịch vụ mới nhằm lôi kéo khách hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng: Tiết kiệm linh hoạt, Ôtô trong tầm tay, Thấu chi tín chấp,…
Cụ thể như sau:
Ngày 04/05/2007 thực hiện dịch vụ “Cho vay chứng khoán ngày T”.
29/08/2007 thực hiện nghiệp vụ “Cho vay mua bất động sản tại các dự án”
29/10/2007 thực hiện “Cho vay dự án Sky Garden III – Phú Mỹ Hưng”
Năm 2007, Eximbank thực hiện hình thức “Bao thanh toán” cho các khách hàng có nhu cầu.
Thực hiện các nghiệp vụ giao dịch vàng kỳ hạn và giao dịch vàng quyền chọn phục vụ cho khách hàng có nhu cầu kinh doanh vàng.
27/11/2007 thực hiện chương trình “Cho vay hạn mức thấu chi cho cổ đông”
Cùng với các dịch vụ khác, tổng số dịch vụ của Eximbank hiện này vào khoảng gân 600 loại hình dịch vụ, là một con số khá ấn tượng với một NHTMCP Việt Nam nhưng nếu so với các ngân hàng ở ngay trong khu vực thì đó vẫn là một con số khiêm tốn. Nó đòi hỏi Eximbank cần phải nỗ lực nhiều trong quá trình vươn lên hoàn thiệ mình.
2.2. Những hoạt động chính của Eximbank Việt Nam.
2.2.1 Hoạt động tiền gửi tiết kiệm.
Exim bank nhận huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn theo quy định của NHNN Việt Nam. Trong đó, lãi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn sẽ được hạch toán tự động vào tài khoản của khách hàng. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có thể sẽ được trả lãi trước, trả lãi theo tháng, theo quý, theo năm hoặc theo thỏa thuận của Exim bank với khách hàng.
Nếu khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ tiết kiệm của ngân hàng thì khách hàng có thể rút tiền cũng như gửi tiền tiết kiệm tại bất cứ thời điểm nào tại các máy ATM của Exim bank, hoặc sử dụng làm thế chấp vay tiền ngân hàng khi chưa đến kỳ đáo hạn của khoản tiết kiệm có kỳ hạn. Số dư tối thiểu của tiết kiệm thẻ tối thiểu là 100.000 VND, 1 chỉ vàng SJC hoặc 50 USD đối với từng loại thẻ tiết kiệm tương đương.
Số liệu thống kê tiền gửi tiết kiệm giai đoạn (2004 – 2007)
(nguồn: báo cáo thường niên Việt Nam Eximbank)
2004
2005
2006
2007
Tổng nguồn vốn huy động
4.194
5.774
6889
7912
Vốn huy động bằng ngoại tệ
1592,92
2590,77
3209,84
3893
Vốn huy động bằng vàng
455,12
606,46
752
816
( Đơn vị tỷ VND)
2.2.2. Hoạt động thanh toán quốc tế.
Với quan hệ rộng lớn với hơn 700 ngân hàng đại lý tại 65 quốc gia và đang đàm phán để tăng cường quan hê. Eximbank Việt Nam sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu thanh toán quốc tế của khách hàng.
Phương thức thanh toán chứng từ của Exim bank gồm:
Thư tín dụng (L/C)
Nhờ thu chứng từ
Eximbank luôn có các biện pháp tiếp xúc và chăm sóc khách hàng hiệu quả cùng với tính chuyên nghiệp cao trong việc thanh toán xuất nhập khẩu đã chiếm được sự tin cậy của khách hàng:
- Tư vấn miễn phí nội dung thư tín dụng (L/C): Tư vấn miễn phí nội dung L/C nháp theo yêu cầu của khách hàng Xuất khẩu trước khi khách hàng xác nhận đồng ý với nhà nhập khẩu để ngân hàng họ phát hành chính thức, giúp khách hàng giảm thiểu rủi ro về thời gian, chi phí, khả năng thanh toán bộ chứng từ.
- Hỗ trợ cùng khách hàng trong việc hoàn chỉnh điều kiện L/C, soạn thảo chứng từ theo yêu cầu L/C, bảo vệ quyền lợi hợp phát của khách hàng khi thực hiện thanh toán.
- Kiểm chứng từ trước qua Email, Fax... cho khách hàng trước khi khách hàng xuất trình bản chính, giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí, nhân lực, và thời gian.
- Nhận chứng từ xuất trình trị giá lớn tại trụ sở / văn phòng đại diện công ty trên địa bàn.
Thanh toán quốc tế qua các năm
2004
2005
2006
2007
Tổng doanh số
1107
1692
2011,15
2563
Thanh toán theo L/C.
763,83
1.184,4
1407,85
1794
Thanh toán qua nhờ thu
66,42
84,6
100.56
128,15
Thanh toán qua chuyển tiền
276,75
423
502,74
640,85
(Đơn vị triệu USD)
2.2.3. Tín dụng bảo lãnh.
Eximbank đáp ứng nhu cầu vay vốn và bảo lãnh của khách hàng để sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng, đầu tư phát triển,... với hình thức cho vay linh hoạt và thủ tục đơn giản.
Các sản phẩm tín dụng, bảo lãnh của ngân hàng:
Phát hành thư bảo lãnh: Bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng, đảm bảo chất lượng sản phẩm, vay vốn, thanh toán, hoàn trả tiền ứng trước, nộp thuế và hạn ngạch, cùng một số loại bảo lãnh khác theo yêu cầu của khách hàng.
Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
Cho vay theo từng phương án kinh doanh.
Cho vay theo hạn mức tín dụng
Cho vay theo dự án đầu tư.
Cho vay hợp vốn
Cho vay theo hạn mức thấu chi
Cho vay ủy thác
Bao thanh toán.
Tình hình hoạt động tín dụng bảo lãnh
(Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên VNEximbank)
2004
2005
2006
2007
Tổng dư nợ cho vay
5.017
6.598
9.237,2
14.779,52
Dư nợ cho vay ngoại tệ
1.605,44
2.375,28
3.800,45
5.201,16
Dư nợ cho vay vàng
602,04
527,84
892,12
998,25
(Đơn vị: tỷ VND)
2.2.4. Hoạt động kinh doanh tiền tệ.
Exim bank thực hiện tất cả các nghiệp vụ giao dịch hối đoái phục vụ nhu cầu thanh toán quốc tế cũng như cung cấp các dịch vụ giao dịch hối đoái giúp khách hàng phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá.
Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ:
Mua bán ngoại tệ mặt theo giá thỏa thuận
Giao dịch hối đoái giao ngay (Spot)
Giao dịch hối đoái kỳ hạn (Forward)
Giao dịch hối đoái hoán đổi (Swap)
Quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ
Quyền chọn ngoại tệ với VND
Tình hình kinh doanh tiền tệ
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank)
2004
2005
2006
2007
Tổngdoanh số mua–bán(triệu USD)
4.689
6.361
8.587,35
12.199,21
Lợi nhuận (tỷ VND)
22,34
35,30
48
56
2.2.5. Hoạt động kinh doanh vàng.
Khi khách hàng có nhu cầu thanh toán bằng vàng các loại (SJC, vàng nguyên liệu) hoặc bảo toàn vốn theo vàng, đầu tư để thu được lợi nhuận qua sự phán đoán sự biến động về giá vàng. Ngân hàng Eximbank sẽ cung cấp các phương thức giao dịch tiên tiến, phù hợp với thị trường với giá cả cạnh tranh nhất.
Các nghiệp vụ kinh doanh:
Giao dịch vàng giao ngay
- Giao dịch vàng kỳ hạn: Là giao dịch giữa bên mua và bên bán, cam kết mua bán với nhau một khối lượng vàng nhất định, theo một mức giá xác định, thanh toán vào một thời điểm xác định trong tương lai.
Khách hàng không phải trả chi phí giao dịch và được hưởng lãi trên số dư tài khoản ký quỹ. Số lượng vàng tối thiểu là 10 lượng vàng SJC.
- Quyền chọn vàng: Hợp đồng quyền chọn vàng là thỏa thuận giữa người mua và người bán theo đó, người mua quyền chọn được quyền mua hoặc bán một số lượng vàng cụ thể tại tỷ giá được ấn định tại thời điểm ký kết hợp đồng và có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định.
+ ) Số lượng vàng tối thiểu: 100 lượng
+) Thời hạn giao dịch: 3-365 ngày
+) Loại tiền giao dịch: VND và Vàng
+) Các kiểu quyền chọn:
Quyền chọn kiểu Mỹ: Bạn mua quyền chọn kiểu này có thể thực hiện quyền chọn tại bất cứ thời điểm nào trong thời gian hiệu lực của hợp đồng. Quyền chọn kiểu châu âu: Khách hàng chỉ có thể thực hiện quyền chọn vào ngày đáo hạn của hợp đồng.
Tình hình hoạt động kinh doanh vàng
(Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên)
2004
2005
2006
2007
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam.docx