LỜI MỞ ĐẦU .1
PHẦN I : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI .3
I. MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI .3
1. Khái niệm Bảo Hiểm Xã Hội . 3 2. Những nguyên tắc cơ bản của BHXH .4
3. Các chế độ BHXH 5
4. Cấp độ thực hiện BHXH .6
II. QUỸ VÀ QUẢN LÝ QUỸ TÀI CHÍNH BHXH .7
1. Khái quát chung về nguồn quỹ BHXH 7
1.1 Nguồn quỹ BHXH .8
1.2 Phân loại nguồn quỹ BHXH .8
2. Quản lý tài chính BHXH 9
2.1 Quản lý thu BHXH 9
2.2 Quản lý chi trợ cấp các chế độ BHXH 11
2.3 Quản lý chi hoạt động bộ máy BHXH 12
2.4 Quản lý hoạt động đầu tư quỹ BHXH .12
2.5 Cân đối thu chi quỹ BHXH .13
PHẦN II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BHXH VIỆT NAM. .15
1. Quá trình hình thành BHXH Việt Nam .15
2. Quy chế tổ chức và hoạt động của BHXH Việt Nam .18
2.1 Chính sách BHXH áp dụng từ năm 1995 .18
2.2 Tổ chức bộ máy cơ quan BHXH Việt Nam .19
II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH BHXH Ở VIỆT NAM 22
1. Giai đoạn trước năm 1995 22
1.1 Quản lý tài chính của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 22
1.2 Quản lý tài chính của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam .24
2. Giai đoạn sau năm 1995 .25
2.1 Quản lý thu BHXH .26
2.2 Quản lý chi trợ cấp các chế độ BHXH 35
2.3 Quản lý chi hoạt động bộ máy BHXH .41
2.4 Quản lý hoạt động đầu tư quỹ BHXH .44
2.5 Quản lý cân đối thu chi quỹ BHXH 48
3. Đánh giá về công tác quản lý tài chính ở Việt Nam .50
3.1 Những thành tựu .50
3.2 Những hạn chế 52
PHẦN III : GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH BHXH ĐẾN 2010 .53
1. Kiện toàn hệ thống pháp luật về BHXH .53
2. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH .54
3. Quản lý quỹ BHXH .55
4. Vấn đề hoạt động đầu tư quỹ 56
II. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI Ơ VIỆT NAM .57
1. Hoàn thiện phương thức quản lý thu .57
2. Hoàn thiện phương thức quản lý chi .59
3. Nâng cao hiệu quả chi hoạt động bộ máy 61
4. Khẳng định rõ vai trò của hoạt động đầu tư .62
5. Giải pháp nhằm cân đối quỹ BHXH dài hạn 63
KẾT LUẬN .66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .67
69 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1963 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến người lao động tin tưởng hơn vào chính sách BHXH để từ đó tham gia BHXH.
Có thể nói rằng BHXH Việt Nam đã thực hiện quản lý khá tốt đối tượng tham gia BHXH.Tuy nhiên vẫn còn không ít đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc đã không tham gia do nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Do kẽ hở trong quy định tại Điều 141(khoản 2) của Bộ Luật lao động đã quy định đối tượng thu BHXH không áp dụng đối với người lao động hợp đồng dưới 3 tháng, do vậy một số doanh nghiệp trốn tránh không thực hiện đóng BHXH cho người lao động bằng cách chỉ kí hợp đồng lao động 3 tháng một.
- Do một số người lao động chưa nhận thức đúng hoặc chưa đầy đủ về quyền lợi mà mình được hưởng khi tham gia BHXH. Hoặc cũng có thể do một số người lao động sợ mất việc làm mà không dám đề đạt yêu cầu đối với người sử dụng lao động về quyền lợi BHXH cho bản thân. Đây là trường hợp khá phổ biến đối với lực lượng lao động khu vực ngoài quốc doanh.
Nhìn chung, số lượng người lao động khu vực ngoài quốc doanh rất đông đảo nhưng số lao động được tham gia BHXH rất hạn chế, nếu không nói là quá thấp nếu tính trên tổng số người lao động thuộc khu vực này. Qua bảng số liệu sau ta sẽ thấy rõ hơn.
Bảng 2 : Số lao động tham gia BHXH thuộc khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ năm 1995 – 2002 ( chưa kể lực lượng vũ trang)
Năm
Số ngưòi lao động tham gia cả nước (người)
Số người lao động thuộc khối DNNQD(người)
Tỷ trọng
(%)
1995
2 275 298
30 063
1,32
1996
2 812 444
56 280
1,99
1997
3 162 352
84 058
2,66
1998
3 292 244
122 685
3,73
1999
3 557 397
181 529
5,10
2000
3 842 727
207 789
5,41
2001
4 403 870
257 662
5,85
2002
4 731 721
319 948
6,76
Qua bảng 2 ta thấy rõ số lao động thuộc khối doanh nghiệp các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn ít ỏi, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số lao động tham gia của cả nước. Năm 1995 chỉ có 30 063 người song về sau đã tăng dần về số tuyệt đối, cuối năm 2002 lên tới 319 948 người tăng lên 10,64 lần số người lao động tham gia năm 1995. Tỷ trọng cơ cấu tham gia BHXH có tăng song vẫn ở tỷ lệ thấp. Hơn thế nữa số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc tại khối này, số người lao động thực sự được tham gia còn quá ít, còn hơn một nửa người lao động làm việc trong khối này không được tham gia vì nhiều lý do khác nhau. Có thể thấy một số nguyên nhân chính sau:
- BHXH Việt Nam không có thẩm quyền thanh tra kiểm tra và sử phạt đối với những đơn vị hoặc cá nhân có hành vi vi phạm về quản lý lao động.
- Nếu bị phát hiện vi phạm quyền tham gia BHXH của người lao động, đơn vị chỉ bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính ở mức rất thấp (400 ngàn đồng).
- Thực trạng những Công ty “ma” ở nước ta nghĩa là nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ có giấy phép nhưng thực tế không hoạt động.
- Nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh lẩn trốn bằng cách ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc đăng ký lao động ít hơn 10 lao động.
- Cơ quan BHXH lại không có chức năng kiểm tra yêu cầu các doanh nghiệp phải tham gia BHXH.
- Hệ thống pháp luật điều chỉnh những vấn đề việc làm, tiền lương chưa đầy đủ và đặc biệt còn có sự kiểm tra của cơ quan có chức năng nên việc thực hiện BHXH của người lao động doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn hạn chế.
Tuy còn nhiều tồn tại trong việc triển khai BHXH đối với người lao động khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, song tốc độ tăng quy mô người lao động tham gia BHXH ở khối này vẫn là mạnh nhất. Năm 2001 có 257 662 người lao động tham gia BHXH tăng 24% tương đương với 49 873 người trong khi đó khối doanh nghiệp nhà nước chỉ tăng với tốc độ 3,5% và khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng với tốc độ rất khiêm tốn 1,8%.
2.1.2 Quản lý tiền thu BHXH.
Thực hiện điều lệ BHXH hiện hành điều 39 và điều 40 quy định ”việc tổ chức thu BHXH do tổ chức BHXH Việt Nam thực hiện ” và “ quỹ BHXH Việt Nam được quản lý thống nhất theo chế độ quản lý của nhà nước, hoạch toán độc lập và được nhà nước bảo hộ”. Quỹ BHXH duy nhất được hình thành và quản lý tại BHXH Việt Nam. Trên cơ sở xác định chính xác và quản lý chặt chẽ các đối tượng phải thu BHXH, cơ quan BHXH phải quản lý số tiền thu được theo đúng chế độ thống kê và kế toán hiện hành của nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp. Quản lý thu được tiến hành như sau:
- Cơ quan bảo hiểm cấp cơ sở sau khi thu phí bảo hiểm của các đối tượng phải chuyển về kho bạc cùng cấp. Đồng thời phải báo cáo cơ quan BHXH tỉnh thành và ngành. Kho bạc huyện chuyển đến kho bạc tỉnh và kho bạc cấp tỉnh thành phải thông báo cho cơ quan BHXH cùng cấp. Những đối tượng phải thu thuộc cấp tỉnh thành, ngành đảm nhiệm BHXH cấp này cũng phải nộp qua kho bạc cùng cấp và thông báo cho cơ quan BHXH trung ương đến BHXH Việt Nam.
- Đối lập với phần thu là phần chi hàng năm cơ quan BHXH các cấp lập kế hoạch thu. Kế hoạch này phải lập chặt chẽ sát thực tế cấp dưới phải trích cấp trên duyệt, cơ quan BHXH Việt Nam là đầu mối quan trọng tính toán cân đối số thu và số chi để từ đó có kế hoạch đầu tư đúng hướng và hợp lý. Hàng năm NSNN bù thiếu cho BHXH theo đúng kế hoạch mà các cơ quan thẩm quyền xét duyệt. Số tiền này nằm ở Kho bạc trung ương nhưng được chuyển vào tài khoản của BHXH Việt Nam. Bộ Tài chính thông báo cho BHXH biết.
Với sự phân cấp rành mạch rõ ràng như vậy, trong thời gian qua BHXH Việt Nam đã đảm bảo được phương châm : thu đúng thu đủ, kịp thời. Mặt khác trên cơ sở nguyên tắc có đóng mới được hưởng đã đặt ra yêu cầu có tính chất quyết định đối với công tác thu nộp BHXH vì nếu không thu được BHXH thì không có nguồn để chi trợ cấp các chế độ BHXH cho người lao động khi quỹ BHXH được hoạch toán độc lập để giảm bớt gánh nặng trong NSNN.
Trong thời gian qua, công tác thu của BHXH đã đạt được kết quả rất đáng trân trọng trong công tác này.
Bảng 3: Tình thu BHXH từ tháng 10 năm 1995 đến tháng 12 năm 2002.
Năm
Số thu BHXH
(Triệu đồng)
Lượng tăng tuyệt đối
(Triệu đồng)
Tốc độ tăng liên hoàn
(%)
1995
788 486
-
-
1996
2 569 733
-
-
1997
3 514 226
944 493
36,75
1998
3 875 956
361 730
10,29
1999
4 186 055
31 099
8,00
2000
5 198 222
1 012 167
24,18
2001
6 348 200
1 149 978
22,12
2002
6 793 700
445 500
7,01
Theo bảng 3 ta thấy, số thu không ngừng tăng qua các năm đặc biệt năm 1997 so với năm1996 đạt tới 36,75% do cơ cấu tổ chức quản lý mới này đã dần ổn định đi vào lề nếp. Năm 1998 tốc độ giảm còn 10,29% do ảnh hưởng của cuộc kinh tế trong khu vực. Nói chung số thu hàng năm đã tăng lên khắc phục dần thất thu nơ đọng BHXH ở các đơn vị. Đây là điều kiện cơ bản đảm bảo sự bảo tồn và tăng trưởng quỹ, để thực hiện chi trợ cấp cho các đối tượng tham gia BHXH. BHXH Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện chi trả các chế độ BHXH cho người lao động. Vì vậy còn góp phần tạo điều kiện để đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế xã hội cần thiết, góp phần tăng trưởng quỹ BHXH.
Thu luôn đạt thậm chí vượt kế hoạch đề ra gần đây năm 2001 kế hoạch đề ra là 6 200 000 triệu đồng trong năm thu được 6 348 200 triệu đồng, đạt 102,3% kế hoạch.
Năm 2002 kế hoạch đề ra là 6 618 500 triệu đồng trong năm thu được 6 793 700 triệu đồng đạt 102,6% kế hoạch. Với tiến độ như các năm trước cộng với các nỗ lực của BHXH Việt Nam có thể chắc rằng số thu thực tế sẽ đạt kế hoạch đề ra. Để đạt được những kết quả như vậy là do những cố gắng chủ yếu sau:
- Công tác quản lý thu BHXH đã từng bước đi vào nề nếp ổn định. Công tác thu BHXH ở các tỉnh, thành phố ngày một hoàn thiện hơn.
- Trình độ cán bộ viên chức của ngành được nâng cao không ngừng hoàn thiện, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình vì sự nghiệp, vì người lao động.
- Với một số lớn đối tượng tham gia vào tiền thu BHXH các tỉnh thành phố và BHXH Việt Nam đã lần lượt từng bước áp dụng công nghệ tin học vào quản lý thu BHXH.
- Tiến hành thống kê phân loại đối tượng lao động và các khoản tiền lương, phụ cấp và tổ chức BHXH theo đúng chính sách.
Bên cạnh những kết quả đạt được công tác thu vẫn còn nhiều hạn chế như tình trạng thu BHXH ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn nhiều khó khăn, nợ BHXH của các đơn vị vẫn còn cao, vẫn tồn tại một số tiêu cực trong quản lý thu BHXH. Một số bộ phận doanh nghiệp khai báo nhưng không trích hoặc trích không đầy đủ số tiền phải trích vào BHXH, để nợ nần dây dưa kéo dài thậm chí có chủ sử dụng lao động trích 5% từ lương của người lao động rồi không nộp vào quỹ BHXH mà sử dụng vào mục đích khác. Do những khó khăn của đơn vị sử dụng lao động và người lao động vì thiếu việc làm, thu nhập thấp, đời sống khó khăn dẫn tới việc không nạp BHXH đủ kỳ đủ số. Do cách tính và trả lương của các doanh nghiệp: nếu đơn vị sử dụng lao động trả lương theo sản phẩm, sản phẩm có tiêu thụ được mới phát tiền lương và đóng BHXH. Thu nộp BHXH bằng phương pháp chuyển khoản gây khó khăn cho một số đơn vị tổ chức trong quá trình thực hiện nghĩa vụ trích nộp bởi lẽ nước ta hiện nay là thanh toán bằng tiền mặt.
Những nguyên chính trên đây dẫn đến số thu ngoài quốc doanh so với tổng thu BHXH của toàn ngành còn thấp, tình trạng nợ đọng BHXH còn cao so với tổng số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn nợ 16 635 triệu đồng. Tính đến năm 2000 số tiền nợ BHXH là 432 tỷ đồng. Trong đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh nợ 37 tỷ đồng trong khi đó số phải nộp BHXH là 215 tỷ đồng (mức lương bình quân để nộp BHXH là 430 nghìn đồng/ người/ tháng). Như vậy khối doanh nghiệp ngoài doanh còn nợ 17,21% số phải nộp BHXH. Không chỉ khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh nợ tiền đóng BHXH mà đây là tình trạng chung của các doanh nghiệp mà BHXH Việt Nam phải giải quyết và khắc phục. Lý giải hiện tượng này có một số nguyên nhân cơ bản sau:
- BHXH Việt Nam không được quyền xử lý đối với những đơn vị cá nhân có hành vi vi phạm không đóng BHXH kịp thời.
- Do cơ chế nộp BHXH tại điều 37 điều lệ BHXH quy định hàng tháng người lao động có trách nhiệm đóng BHXH theo quy định tại khoản 1 điều 36 và trích từ tiền lương của người lao động tại khoản 2 điều 36, tại phần 3 mục 1 thông tư số 85 /1998/ TT-BTC(ngày 25.6.1998) của Bộ tài chính hướng dẫn hàng tháng các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đầy đủ kịp thời vào quỹ BHXH ngay khi thanh toán tiền lương cho người lao động . Nhưng trên thực tế hầu hết các đơn vị không phát lương một tháng một lần mà chia làm 2 kỳ:
Kỳ 1: phát tạm ứng lương thưòng vào ngày 15 đến 21 hàng tháng.
Kỳ 2: hết tháng các bộ phận nộp bảng chấm công, bộ phận tính lương căn cứ vào số ngày lương của từng người để tính ra tiền lương được hưởng.
Trong khi đó ngày tính và ngày phát lương thường vào ngày mùng 5 tháng sau vì thế nộp BHXH cho tháng này thì tháng sau mới nộp được. Đối với các đơn vị này nộp BHXH chậm là do yếu tố khách quan xuất phát từ thực tế sản xuất kinh doanh của các đơn vị.
- Một số đơn vị sử dụng lao động sử dụng hình thức trả lương theo sản phẩm hoặc bị ràng buộc tiền lương và số sản phẩm tiêu thụ nên không phải tháng nào cũng nộp đủ.
- Một số đơn vị (Nông lâm trường ) còn phụ thuộc vào cơ chế giao khoán đất đai nên chịu ảnh hưỏng của nhiều yếu tố (chu kỳ trồng trọt, giao nộp, tiêu thụ sản phẩm) tới tiền lương do đó ảnh hưởng đến việc nộp BHXH cho người lao động.
Khắc phục những hạn chế trên đây ngành BHXH Việt Nam cũng đã có một số giải pháp và đã đưa vào thực hiện vì vậy đã khắc phục đáng kể tình trạng nợ đọng BHXH trong những năm qua. BHXH Việt Nam đã chỉ đạo các tỉnh thành phố phải đi sâu đi sát các đơn vị sử dụng lao động thương xuyên đôn đốc, kiểm tra hạn chế sự phát sinh công nợ. Vì vậy tình hình công nợ tuy có phát sinh nhưng đã giảm đi. Ngoài ra BHXH tích cực truy thu nợ đọng để ngăn chặn, cố gắng hạn chế tối đa hiện tượng chây ì để nợ đọng lưu cữu chồng chất đến mức không còn khả năng trả nợ.
2.2 Quản lý chi trợ cấp các chế độ BHXH
Theo quy định hiện hành có 6 chế độ BHXH:
Chế độ trợ cấp ốm đau.
Chế độ trợ cấp thai sản.
Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Chế độ hưu trí.
Chế độ tử tuất.
Chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ.
(Riêng chế độ nghỉ dưỡng sức bát đầu thực hiện từ 01.06.2001 theo quyết định số 37/2001/QD-TTg về việc nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ cho người lao động tham gia BHXH).
Chi trả trợ cấp các chế độ BHXH là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của BHXH tỉnh thành phố và của toàn ngành. Việc chi trả đầy đủ kịp thời và đúng đối tượng hưởng BHXH không chỉ có ý nghĩa về mắt xã hội mà còn có ý nghĩa về kinh tế chính trị to lớn. Bởi vì nó không chỉ đảm bảo cuộc sống hàng ngày của người lao động mà còn tích cực góp phần vào việc đảm bảo an toàn xã hội. Để đảm bảo thực hiện nguyên tắc chi trả đúng đối tượng đúng chế độ đầy đủ kịp thời chính xác và an toàn. Phân cấp quản lý chi của hệ thống BHXH Việt Nam được thực hiện như sau:
BHXH Việt Nam uỷ quyền cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban cơ yếu Chính phủ thực hiện hướng dẫn, tổ chức xét duyệt hồ sơ chứng từ và đảm bảo chi trả các chế độ BHXH : ốm đau, thai sản, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, trợ cấp cho các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang. BHXHViệt Nam cấp tạm ứng khinh phí để các đơn vị có nguông chủ động chi. Hàng quý năm Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban cơ yếu Chính phủ tập hợp chứng từ lập báo cáo quyết toán gửi BHXH Việt Nam vả phê duyệt quyết toán. Hàng tháng BHXH Việt Nam cấp kinh phí để BHXH tỉnh thực hiện chi trả các chế độ BHXH cho người lao động trên cơ sở chính sách nà người lao động được hưởng.
BHXH tỉnh mở hai tài khoản “ chuyên chi BHXH” và chỉ được phép sử dụng tiền trong hai tài khoản này để chi trả cho các đối tượng đwocj hưởng BHXH do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý và cấp cho BHXH huyện đẻ chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH mà BHXH huyện phải trực tiếp quản lý. Hai tài khoản chuyên chi được mở tại :
+ Kho bạc Nhà nước nhằm mục đích tiếp cận kinh phí hạn mức do BHXH Việt Nam chuyển về để chi cho các đối tượng đang hưởng các chế độ BHXH có đến thời điểm 01.01.1995 trở về trước(chính là các đối tượng do NSNN đảm bảo)
+Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nônh thôn : để tiếp nhận kinh phí do BHXH Việt Nam chuyển về để chi cho các đối tưởng hưởng các chế độ BHXH phát sinh từ 01.01.1995trở đi(là các đối tượng hưởng các chế độ BHXH do quỹ BHXH đảm bảo.)
BHXH huyện để thực hiện nhiệm vụ của mình cũng được phép mở hai tài khoản ”chuyên chi BHXH” tương tự như BHXH tỉnh nhưng ở cấp huyện hai tài khoản này được mở để tiếp nhận kinh phí do BHXH tỉnh chuyển về dùng để chi cho các đối tượng hưởng BHXH do BHXH huyện chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý. Công tác giải quyết các chế độ chính sách, quản lý đối tượng tổ chức chi đựơc phân cấp và phân công trách nhiệm cụ thể.
+ Đối tượng hưởng thường xuyên : đối tượng này phải quản lý chặt chẽ từ cấp cơ sở để quản lý được BHXH cấp huyện phải lập danh sách từng tháng các đối tượng BHXH được hưởng trợ cấp thường xuyên. Những đối tượng này luôn luôn biến động do nhiều nguyên nhân.
+ Đối tượng hưởng trợ cấp một lần : Đối tượng này cơ quan BHXH cấp huyện và các cấp tương đương dựa vào danh sách các cơ quan doanh nghiệp báo cáo. Sau đó đẻ thực hiện chi trả. Đối với những trường hợp người lao động bị chết được hưởng trợ cấp tuất một lần chủ sử dụng lao động cũng phải báo cáo và cơ quan BHXH cũng phải kiểm tra lại nhưng phải xem xét đối tượng này được hưởng một lần có tính đến tiền lương đang làm trước khi chết. Bởi vì ngoài trợ cấp mai táng phí gia đình của họ còn hưởng 1 số tháng lương để giúp họ giải quyết khó khăn.
Về công tác chi trả BHXH cho đối tượng, nước ta có hai phương thức chi trả ứng với mô hình sau :
+ Mô hình gián tiếp: là hình thức chi trả thông qua đại lý phường xã. Cơ quan BHXH huyện uỷ nhiệm cho Ban đại lý phường xã chi trả BHXH cho từng đối tượng (phải chuyển tiền mặt và danh sách đối tượng hưởng kèm theo). Do thực hiện chi trả hộ Ban đại lý được hưởng một khoản lệ phí tuỳ thuộc vào số đối tượng và số tiền mặt họ đã chi trả hộ. Sau mỗi đợt chi trả Ban đại lý phải thanh quyết toán ngay với BHXH huyện. Hình thức này phù hợp với những huyện có địa bàn rộng, số đối tượng hưởng BHXH đông. Ban đại lý thường bao gồm những cá nhân là những người đang hưởng các chế độ BHXH, có trách nhiệm uy tín ở địa phương và được UBND xã, phường,... giới thiệu.
Mô hình gián tiếp này là sự kế thừa những năm trước khi Bộ lao động-Thương binh và xã hội chịu trách nhiệm chi trả các chế độ BHXH dài hạn.
Đối với việc chi trả trợ cấp một lần, cơ quan BHXH huyện thường kết hợp cả hai mo hình trên hoặc dùng một mô hình. Còn đối với việc chi trả chế độ trợ cấp ngắn hạn BHXH các cấp chủ yếu chi trả thông qua các đơn vị sử dụng lao động.
Vấn đề quản lý kinh phí chi cho các chế độ BHXH, BHXH các cấp phải đảm bảo đủ nguồn kinh phí phân bổ và điều hành một cách khoa học nhằm đạt được mục tiêu chi trả đúng, đủ, kịp thời. Để có cơ sở quản lý, điều hành và kiểm soát chặt chẽ nguồn kinh phí này, các đơn vị dự toán cấp 2 và cấp 3 được mở các tài khoản chuyên chi BHXH ở hệ thống ngân hàng và kho bạc Nhà nước. Các đơn vị chỉ được rút tiền ở các tài khoản này vào mục đích chi trả các chế độ BHXH, do đó các đơn vị dự toán cấp trên có thể kiểm tra sử dụng kinh phí còn dư trên tài khoản của đơn vị cấp dưới dễ dàng thuận tiện.
Trên cơ sở đó tình hình thực hiện chi BHXH trong vòng 8 năm qua được thể hiện qua các số liệu trên bảng 4 và bảng 5.
Bảng 4: Đối tượng hưởng các chế độ BHXH thường xuyên hàng tháng từ năm 1995 đến năm 2002.
STT
Năm
Số đối
tượng
(người)
NSNN đảm bảo
Quỹ BHXH đảm bảo
Số đối tượng(người)
Tỷ lệ
(%)
Số đối tượng(người)
Tỷ lệ
(%)
1
1995
1 763 143
1 762 167
99.94
976
0.06
2
1996
1 771 036
1 750 418
98.84
20 678
1.16
3
1997
1 759 823
1 716 275
97.53
40 566
2.48
4
1998
1 753 577
1 638 500
96.00
70 077
4.00
5
1999
1 756 012
1 650 709
94.00
105 303
6.00
6
2000
1 763 485
1 617 755
91.74
145 730
8.26
7
2001
1 779 680
1 588 545
89,26
191 135
10,74
8
2002
1 823 620
1 561 714
85,64
261 906
14,36
Trong vòng 8 năm qua, BHXH Việt Nam đã thực hiện chi trả cho trên 1.8 triệu người góp phần đảm bảo ổn định cuộc sống cho đối tượng tham gia BHXH. Trong số đó phần lớn do NSNN đảm bảo.
Yêu cầu của công tác chi trả các chế độ BHXH là quản lý chặt chẽ đối tượng hưởng BHXH, chi kịp thời, chi đúng, chi đủ, thuận lợi. Do vậy, để ngày càng thực hiện tốt hơn công tác quản lý đối tượng, chi trả BHXH đáp ứng nhu cầu quản lý từng bước hoàn thiện quy trình, thủ tục chi trả BHXH. Trong những năm qua BHXH Việt Nam đã sửa đổi quy định quản lý chi trả các chế độ BHXH đã gặp thuận lợi hơn rất nhiều. Theo số liệu thống kê trong vòng 5 năm (từ 1995 đến 1999) công tác giải quyết hưởng các chế độ BHXH đã tiếp nhận và giải quyết cho 1888 người hưởng chế độ BHXH dài hạn và 347 943 người hưởng trợ cấp 1 lần. Nhìn chung công tác xét duyệt các chế độ BHXH được đảm bảo kịp thời, chặt chẽ, đúng chế độ quy định, luôn tạo thuận lợi cho người lao động và các đơn vị sử dụng lao động. Sang các năm 2001, 2002 bằng sự nỗ lực của chính mình, có sự phối hợp của những nghành hữu quan như chính quyền địa phương, hệ thống Kho bạc nhà nước, ngân hàng ... nghành BHXH đã thực hiện tốt hơn công tác chi trả các chế độ BHXH cho các đối tượng hưởng BHXH (năm 2000 thực hiện chi trả cho trên một triệu lao động nghỉ hưởng chế độ ốm đau, gần 160 ngàn người hưởng chế độ thai sản, 6 tháng đầu năm 2001 đã chi trả cho trên 523 000 người nghỉ hưởng chế độ ốm đau, trên 100 000 người nghỉ hưởng chế độ thai sản ...) Song song với việc xét đối tượng hưởng các chế độ BHXH trong 8 năm qua BHXH Việt Nam đã thực hiện chi trả với số tiền như sau:
Bảng 5: Chi BHXH từ 1996 đến năm 2002
STT
Năm
Tổng số (triệu đồng)
NSNN đảm bảo
Quỹ BHXH đảm bảo
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ lệ
(%)
1
1996
4 771 054
4 387 904
91,97
383 150
8,03
2
1997
5 756 618
5 163 093
89,69
593 525
10,31
3
1998
5 882 055
5 128 425
97,22
751 630
12,78
4
1999
5 955 971
5 015 620
84,31
940 351
15,69
5
2000
7 574 775
6 239 495
82,37
1 335 283
17,63
6
2001
9 013 616
7 157 276
79,41
1 856 340
20,59
7
2002
9 481 870
7 041 997
74,27
2 439 873
25,73
Tổng
48 424 962
40 124 810
-
8 300152
-
Theo bảng 5, tổng số chi BHXH cho 7 năm trên là 48 424 962 triệu đồng. Tuy nhiên chủ yếu là do NSNN đảm bảo ( 40 124 810 triệu đồng). Tổng chi tăng dần qua các năm, tỷ trọng của NSNN giảm đi còn tỷ trọng của quỹ BHXH đảm bảo thì tăng dần. Trong năm 96 số chi từ quỹ BHXH chỉ chiếm 8,03% đến năm 2002 tăng lên gần 26%. Ngược lại với số chi do NSNN đảm bảo năm 96 số chi này chiếm 91,91% đã giảm xuống chỉ còn 74,27% vào năm 2002.
Trong thời gian gần đây, cơ quan BHXH đã thực hiện cải cách một bước thủ tục hành chính trong công tác giải quyết chế độ chính sách và chi trả cho các đối tượng hưởng BHXH theo cơ chế “ 1 cửa”. Khi giải quyết chế độ BHXH cho người lao động, đơn vị sử dụng lao động chỉ cần đến nộp hồ sơ và nhận kết quả tại một đầu mối và thời gian để giải quyết chế độ này (khoảng từ 2 đến 3 tháng trước đây) bây giờ giảm được gần 2/3 . Đầu mối này bắt đầu được thực hiện từ tháng 7/1999 trên phạm vi toàn quốc, đó là phòng quản lý chế độ chính sách thuộc BHXH tỉnh, thành phố. Khi nộp đơn tại đầu mối trên, sau một thời gian nhất định ghi trên phiếu nhận và hẹn trả (tối đa là 30 ngày) đơn vị sử dụng lao động tới nơi để nhận kết quả, công việc còn lại sẽ do các phòng chức năng của cơ quang BHXH phối hợp với nhau giải quyết. Đây có thể nói sự cải cách thiết thực có hiệu quả của cơ quan BHXH.
Công tác chi trả BHXH trong thời gian qua đảm bảo đúng chính sách chế độ của Nhà nước, ít phiền hà, đảm bảo cho những người được nhận lương hưu và trợ cấp chế độ BHXH sớm, chấm dứt được tình trạng nợ lương hưu dài ngày như một số năm trước đây. Đó là một việc làm có tác dụng tích cực góp phần ổn định đời sống của nhứng người thụ hưởng chính sách BHXH. Nhìn chung công tác xét duyệt các chế độ BHXH được đảm bảo kịp thời chặt chẽ, đúng chế độ quy định , tạo thuận lợi cho người lao động và đơn vị sử dụng lao động. Có thể nói rằng ở bất cứ đơn vị doanh nghiệp nào tham gia BHXH cũng thường xuyên có người hưởng trợ cấp BHXH, ở bất cứ thôn bản ,đường phố nào trên toàn lãnh thổ Việt Nam cũng có người hưởng lương hưu hoặc trợ cấp hàng tháng. Do đó việc tổ chức đem tiền đến cho các đối tượng kịp thời đầy đủ không làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của hàng triệu đối tượng luôn là mục tiêu phấn đấu không ngừng của BHXH Việt Nam. Mặc dù vậy BHXH Việt Nam vẫn gặp phải không ít khó khăn như : việc bị động trong việc chi trả các chế độ cho các đối tượng do NSNN đảm bảo, bởi nguồn chi nay do cấp trên chuyển về thường chậm; ở những địa phương vùng núi, vùng sâu ,vùng xa do địa bàn rộng, đối tượng hưởng BHXH ở phân tán, phương tiện đi lại không thuận tiện nên chi trả thường chậm hoặc kéo dài, thông tin không kịp thời nên hiện tượng chậm lĩnh còn lớn, lệ phí chi trả chưa hợp lý nên chưa khuyến khích được cán bộ chi trả hoàn thành tốt nhiệm vụ... hay như hiện tượng đối tượng hưởng dùng sổ hưu thế chấp tại Ngân hàng và các tổ chức tín dụng gây khó khăn cho công tác quản lý đối tượng.
2.3 Quản lý chi hoạt động bộ máy
Kinh phí chi hoạt động bộ máy của BHXH Việt Nam là khoản kinh phí dùng để chi toàn bộ hoạt động quản lý của hệ thống BHXH Việt Nam. Trong 2 năm 1995,1996 nguồn kinh phí chi cho nội dung này do NSNN đài thọ. Từ năm 1997 đến năm 2002 nội dung chi định mức và chế độ quản lý chi phí cho hoạt động bộ máy BHXH Việt Nam được thực hiện như đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp của Nhà nước. Trình tự như sau :
Hàng năm căn cứ vào số lao động của Ban tổ chức cán bộ Chính phủ giao và nhiệm vụ, khối lượng công việc được giao BHXH Việt Nam lập dự toán chi hoạt động quản lý bộ máy, hội đồng quản lý thông qua sau đó gửi lên Bộ tài chính xem xet, phê duyệt. Căn cứ vào dự toán được giao, BHXH Việt Nam tiến hành phân bổ và giao dự toán chi cho các đơn vị dự toàn cấp 2. Các đơn vị này tiếp tục phân bổ và giao dự toán chi cho các đơn vị dự toán cấp 3 ( Báo cáo quyết toán chi theo trình tự ngược lại khi kết thúc năm) Các đơn vị dự toán cấp trên kiểm tra xét duyệt chuẩn y cho đơn vị cấp dưới. Bộ Tài Chính kiểm tra và chuẩn y quyết toán cho BHXH Việt Nam. Các đơn vị dự toán cấp 2 được mở 2 tài khoản :
- Một tài khoản mở tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để giao dịch thanh toán kinh phí chi hoạt động quản lý bộ máy của đơn vị.
- Một tài khoản mở tại chi nhánh Quỹ hỗ trợ tỉnh để giao dịch thanh toán kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của đơn vị.
Đối với BHXH huyện là đơn vị dự toán cấp 3 được mở 1 tài khoản tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để giao dịch thanh toán kinh phí chi hoạt động quản lý bộ máy của BHXH huyện. Nội dung định mức, chế độ quản lý chi tiêu tương tự như đối với BHXH tỉnh, BHXH huyện không được phân cấp thực hiện quản lý các dự án đầu tư xây dựng trụ sở BHXH huyện.
Chi phí cho hoạt động quản lý của hệ thống BHXH Việt Nam được chia thành 2 nhóm sau đây nếu xét theo tính chất và chu kỳ kinh phí :
- Chi hoạt động thường xuyên
- Chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
Trong nội dung quản lý chi hoạt động thường xuyên ( đó là những chi phí nhằm duy trì hoạt động quản lý thường xuyên của bộ máy quản lý BHXH
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0014.doc