MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Nội dung 3
Chương 1: Lý luận chung về quan hệ phân phối. 3
1.1. Bản chất của quan hệ phân phối. 3
1.1.1. Đặc điểm, tính chất của quan hệ phân phối. 3
1.1.2. Vai trò của phân phối trong nên sản xuất xã hội. 4
1.1.3. Cơ sở kinh tế của quan hệ phân phối. 6
1.2. Tính tất yếu khách quan tồn tại nhiều nghuyên tắc phân phối ở nước ta hiện nay. 7
1.2.1. Cơ sở lý luận của quan hệ phân phối trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. 7
1.2.1.Tính tất yếu khách quan tồn tại nguyên tắc phân phối theo lao động. 10
1.2.3. Tính tất yếu khách quan tồn tại nguyên tắc phân phối theo vốn, tài sản và những đóng góp khác. 12
1.2.1. Tính tất yếu khách quan của nguyên tắc phân phối ngoài thù lao lao động thông qua các quĩ phúc lợi xã hội. 13
1.3. Nội dung và hình thức biểu hiện các nguyên tắc phân phối ở nước ta hiện nay. 14
1.3.1. Nội dung và hình thức biểu hiện nguyên tắc phân phối theo lao động : 14
1.3.2. Nội dung và hình thức biểu hiện nguyên tắc phân phối theo vốn, tài sản và những đóng góp khác: 16
1.3.3.Nội dung và hình thức biểu hiện nguyên tắc phân phối ngoài thù lao lao động tông qua quỹ phúc lợi xã hội. 16
1.4. Tác dụng và hạn chế của các nguyên tắc phân phối ở nước ta hiện nay và nguuyên nhân của những ưu nhược điểm đó. 17
1.4.1. Tác dụng và hạn chế của nguyên tắc phân phối theo lao động. 17
1.4.2. Tác dụng và hạn chế của nguyên tắc phân phối theo vốn, tài sản và những đóng góp khác. 18
1.4.3. Tác dụng và hạn chế của nguyên tắc phân phối ngoài thù lao lao động thông qua các quỹ phúc lợi xã hội. 19
1.5. Kinh nghiệm về việc nghiên cứu và giải quyết quan hệ phân phối trong nền kinh tế một số nước. 20
1.4.1. Những đột phá về lí luận phân phối ở Trung Quốc sau 20 năm cải cách và bài học kinh nghiệm. 20
1.4.2. Một số hình thức biẻu hiện quan hệ phân phối ở các nước ASEAN và bài học kinh nghiệm: 24
Chương 2: Thực trạng quan hệ phân phối ở nước ta thời gian qua. 28
2.1. Thực trạng quan hệ phân phối ở nước ta trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây ( trước 1986 ). 28
2.2. Thực trạng quan hệ phân phối ở nước ta thời gian qua . 29
2.2.1. Thực trạng về nguyên tắc phân phối theo lao dộng ở nước ta . 29
2.3.2. Thực trạng về phân phối theo vốn, tài sản và đóng góp khác . 35
2.3.3. Thực trạng và phân phối ngoài thù lao lao động thông qua các quỹ phúc lợi xã hội. 37
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quan hệ phân phối ở nước ta trong thời gian tới. 40
3.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện nguyên tắc phân phối theo lao động. 40
3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện nguyên tắc phân phối theo vốn, tài sản và đóng góp khác. 43
3.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện nguyên tắc phân phối ngoài thù lao lao động thông qua các quỹ phúc lợi xã hội. 44
Kết luận 47
Danh mục tài liệu tham khảo 48
51 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1567 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm hoàn thiện quan hệ phân phối nước ta trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c ngang nhau, với một phần tham dự như nhau và quỹ tiêu dùng của xã hội thì trên thực tế, người này vẫn lĩnh nhiều hơn người kia, người này vẫn giàu hơn người kia. Sự hạn chế của phương thức phân phối theo lao động là một tất yếu khách quan trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa. Chỉ khi nào cùng với sự phát triển toàn diện của các cá nhân, năng suất của họ ngày càng cao thì khi đó người ta mới có thể vượt ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của cái pháp quyền tư sản và xã hội mới có thể thực hiện phương thức phân phối theo nhu cầu, và chỉ khi đó mới có sự bình đẳng thực sự.
1.4.2. Tác dụng và hạn chế của nguyên tắc phân phối theo vốn, tài sản và những đóng góp khác.
Chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nhỏ mà tình trạng thiếu vốn và phân tán vốn là một đặc điểm rõ nét.
- Do đó, tác dụng của nguyên tắc phân phối theo vốn, tài sản và đóng góp khác là rất lớn vì:
+ Nó giúp cho quá trình tích tụ, tập trung vốn được đẩy mạnh qua đó thúc đẩy sản xuất phát triển.
+ Phân phối theo vốn, tài sản và đóng góp khác là nguyên tắc phân phối rất cần thiết bởi vì nó đảm bảo lợi ích cho các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể, đảm bảo cho các thành phần kinh tế này phát triển qua đó tận dụng được mọi nguồn lực để phát triển kinh tế
+ Nguyên tắc phân phối này còn có tác dụng thúc đẩy các cá nhân nâng cao tinh thần lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất và nhạy bén, năng động trong hoạt động sản xuất kinh doanh bởi vì họ phải trực tiếp chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
- Tuy nhiên, hạn chế của nguyên tắc phân phối theo vốn, tài sản và đóng góp khác là ở chỗ nó góp phần làm gia tăng hố ngăn cách giàu nghèo. Một số người nhờ nắm trong tay một lượng vốn và tài sản sẽ càng ngày càng trở nên giàu hơn do lợi tức và lợi nhuận đem lại. Hơn nữa nó cũng thúc đẩy một số người có vốn thuê lao động làm thuê và bóc lột họ. Điều này không phù hợp với mục tiêu cuối cùng của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ơ nước ta nhưng vì nền kinh tế đất nước ta đang xây dựng là nền kinh tế thị trường, khi mà nền kinh tế Nhà nước còn đang thiếu vốn, số người chưa có việc làm còn nhiều thì đây là điều hiển nhiên.
1.4.3. Tác dụng và hạn chế của nguyên tắc phân phối ngoài thù lao lao động thông qua các quỹ phúc lợi xã hội.
- Đây là nguyên tắc phân phối dịnh hướng xã hội chủ nghĩa cho nên nó có tác dụng rất lớn đối với điều kiện đất nước ta hiện nay.
+ Nguyên tắc phân phối này phát huy được tính tích cực lao động cộng đồng của mọi thành viên trong xã hội nó góp phần nâng cao thêm mức sống toàn dân, đặc biệt đối với những người có thu nhập thấp, đời sống khó khăn, làm giảm sự chênh lệch quá đáng giữa các thành viên trong cộng đồng.
+ Nó góp phần giáo dục ý thức cộng đồng, xây dựng ché độ xã hội mới.
+ Ngoài ra nguyên tắc này là sự bổ xung cần thiết, quan trọng đối với nguyên tắc phân phối theo lao động. Nó đảm bảo đời sống cho những người không có khả năng lao động và nâng cao bình đẳng trong tiêu dùng hưởng thụ.
- Tuy nguyên tắc phân phối thông qua các quỹ phúc lợi ngoài thù lao động có tác dụng rất lớn đặc biệt trong việc xây dựng đất nước theo mục tiêu xã hội công bằng dân chủ, văn minh nhưng trong điều kiện hiện nay nó cũng còn một số hạn chế. Đất nước ta còn là một đất nước có nền kinh tế kém phát triển, do đó quỹ phúc lợi xã hội không đủ lớn để đảm bảo cuộc sống cho một bộ phận thành viên trong cộng đồng còn khó khăn. Hơn nữa, đôi khi nó làm ảnh hưởng đến tinh thần, thái độ, tính chủ động, sáng tạo của người lao động và làm cho họ ỷ lại. Tỷ lệ các quỹ phúc lợi lao động đôi khi còn chưa hợp lí làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Nhưng với điều kiện nước ta còn đanh trong thời kì xây dựng ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội, khi mà nền sản xuất còn chưa phát triển và lao động còn chưa là nhu cầu của mọi người thì điều này xảy ra cũng là điều hợp lô gíc, có điều chúng ta cần có biện pháp nhằm hạn chế một số mặt tiêu cực và phát huy được những mắt tích cực của nguyên tắc phân phối.
1.5. Kinh nghiệm về việc nghiên cứu và giải quyết quan hệ phân phối trong nền kinh tế một số nước.
1.4.1. Những đột phá về lí luận phân phối ở Trung Quốc sau 20 năm cải cách và bài học kinh nghiệm.
Nhìn chung, trước khi tiến hành cải cách nền kinh tế tình hình phân phối thu nhập ở Trung Quốc cũng tồn tại một số hạn chế không nhỏ. Phân phối theo vốn, tài sản chỉ tồn tại ở hình thức thu nhập từ lãi suất tiết kiệm, thu nhập lao động được bình quân ở mức thấp nhằm tăng tĩch luỹ, quan niệm “ bình quân chủ nghĩa “ gây nên sự bất bình đẳng trong sự bình đẳng. Tuy nhiên, bắt đầu từ khi cải cách nền kinh tế Trung quốc đã đạt được những thành tựu to lớn: GDP bình quân đầu người đạt khoảng 800USD, tổng thu nhập quốc dân vượt qua ngưỡng 1000 tỉ USD, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong thời gian 1979 – 1997 là 9.8%, nhiều ngành kinh tế phát triển tột bậc hàng hoá được cung cấp đầy đủ đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng mức tiêu dùng bìng quân hàng năm từ năm 1978 – 1997 là 7.3%. Những thành công này gắn liền với những đột phá về lí luận kinh tế mà trong đó những đột phá về lĩnh vực phân phối thu nhập đóng vai trò quan trọng có tác dụng khuyến khích, là động lực và giải quyết công bằng xã hội cho người lao động nó được thể hiện trên bốn phương diện chính:
- Trung Quốc đã đột phá vào quan niệm bình quân chủ nghĩa, xây dựng lí luận cho phép một số vùng, một số người được giàu lên trước khuyến khích người giàu trước giúp đỡ người giàu sau, cuối cùng thực hiện cùng giàu có. Trước đó do sai lầm Trung Quóc đã nhanh chóng xây dựng chế độ công hữu đơn nhất xã hội chủ nghĩa do kế hoạch Nhà nước bao cấp toàn bộ. Từ sai lầm cho rằng chủ nghiã phân phối bình quân là phương thức phân phối cơ bản của chủ nghĩa xã hội, đã dẫn đến trói buộc tính tích cực sản xuất của người lao động, các nhu cầu quan trọng của người dân luôn thiếu thốn, tình trạng người nghèo khổ ở nông thôn là 250 triệu/460 triệu người. Do đó khi tiến hành cải cách Đặng Tiểu Bình đã nói: “ Chủ nghĩa xã hội phải xoá bỏ nghèo khổ, nghèo khổ không phải là chủ nghiã xã hội, càng không phải là chủ nghĩa cộng sản “. Ông nêu rõ, cải cách trước hết phải xoá bỏ chủ nghĩa bình quân, phá vỡ “ nồi cơm lớn”. Chính sách này cho phép một số người, một số vùng thông qua lao động, kinh doanh hợp pháp dược giàu có trước, đồng thời từ đó giúp đỡ người giàu sau, dần dần đạt đến cùng giàu có. Chính sách này đã có tác dụng ảnh hưởng, lôi kéo toàn bộ nền kinh tế quốc dân và hình thành cơ chế khuyến khích, phát huy tính tích cực của người lao động và người kinh doanh, phát triển nền sản xuất xã hội.
- Thực hiện chính sách “ ưu tiên hiệu quả, chiếu cố công bằng “. Trong đó nguyên tắc “ ưu tiên hiệu quả “ chính là phân phối theo số lượng, chất lượng, hiệu suất lao động mà người lao động bỏ ra, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng nó cũng là phân phối theo lợi nhuận mà người đầu tư vào các yếu tố sản xuất khác thu được, đầu tư nhiều hưởng nhiều, đầu tư ít hưởng ít, không đầu tư không được hưởng. Còn nguyên tắc “ chiếu cố công bằng “ chính là bảo hộ thu nhập hợp pháp, thôn tính thu nhập phi pháp, chấn chỉnh thu nhập bất hợp lí, điều tiết thu nhập quá cao, đảm bảo đời sống cơ bản của người thu nhập thấp, đồng thời xây dựng chế độ bảo hiểm xã hội cơ bản bao gồm bảo hiểm dưỡng lão, xã hội, y tế phù hợp. Trung Quốc đã nhận thấy vấn đề được đặt ra ở đây là phải kết hợp đúng đắn giữa hiệu quả và công bằng. Công bằng phải trên cơ sở phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả, không thể công bằng làm tổn hại đến hiệu quả vì làm tổn hại đén hiệu quả là tổn hại đến cơ sở vật chất của sự công bằng. Hiệu quả phải trên cơ sở của sự công bằng vì nếu chênh lệch quá lớn sẽ dẫn đến phá hoại công bằng và cuối cùng phá hoại hiệu quả do đó trong lĩnh vực phân phối lần đầu cần kiên trì nguyên tắc ưu tiên hiệu quả còn trong linh vực tái phân phối cần chú ý nguyên tắc “ chiếu cố công bằng “.
Đột phá vào quan điểm truyền thống cho rằng phân phối theo lao động là đặc điểm của chủ nghĩa xã hội, phân phối theo vốn là đặc điểm của chủ nghĩa tư bản ; xây dựng lí luận kiên trì theo lao động là chính, cho phép các yếu tố sản xuất tham gia vào phân phối.
Đại hội XV (1997) Đảng cộng sản Trung Quốc đã nêu rõ phân phối ở trung quốc là sự kết hợp phân phối theo lao động với phân phối theo các yếu tố sản xuất và cho phép và khuyến khích các yếu tố sản xuất như vốn, kĩ thuật tham gia vào phân phối. Đây là kinh nghiệm tổng kết, thể hiện quy luật khách quan của sự phát triển sức sản xuất trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội cũng như yêu cầu vận hành của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc. Trung Quốc đã nhận thấy cần phải kiên trì phân phối theo lao động là chủ thể nhưng phân phối theo lao động phải thích ứng với yêu cầu của kinh tế thị trường, thông qua hình thức trao đổi hàng hoá để thực hiện. Muốn nhanh chóng phát triển sức sản xuất cần động viên mọi nguồn lực tham gia vào xây dựng kinh tế xem các yếu tố sản xuất như vốn, kĩ thuật là những hàng hoá đưa vào thị trường mà giá cả của nó là lợi ích chủ sở hữu nhận được. Điều này đã làm cho Trung Quốc phát huy đầy đủ mọi nguồn lực và lực lương xã hội vào xây dựng kinh tế thúc đẩy sức sản xuất phát triển nhanh chóng.
- Xây dựng và kiện toàn hệ thống bảo hiểm xã hội thích ứng với nền kinh tế xã hội chủ nghĩa nhằm thực hiện công bằng kinh tế, duy trì cục diện xã hội ổn định. Từ khi cải cách mở cửa đến nay Trung Quốc còn tích cực xây dựng, kiện toàn hệ thống bảo hiểm xã hội thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trung Quốc đã tiến hành xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội hoá nhiều nấc. Trong lĩnh vự bảo hiểm y tế và dưỡng lão, Trung Quốc cho rằng cần xây dựng chế độ có sự kết hợp lẫn nhau giữa xã hội và cá nhân, giữa công bằng và hiệu quả. Trung Quốc đã và đang tiến hành cải cách chế độ phân phối nhà ở, chuyển từ phân phối hiện vật thành phân phối tiền tệ hoá, thực hiện thương phẩm hoá nhà ở. Những đổi mới này ở Trung Quốc phần nào đã tiến tới xây dựng một chế độ bảo hiểm xã hội phù hợp với tình hình Trung Quốc và thích ứng với yêu cầu nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa góp phần thúc đẩy tiến trình cải cách mở cửa của Trung Quốc .
Tuy nhiên cùng với những thành tựu đã đạt được Trung Quốc vẫn còn nững hạn chế không nhỏ. Đó là nhu cầu thị trường tăng chậm., hàng hoá còn thừa ế nhiều, tỉ lệ sử dụng năng lực sản xuất thấp, còn nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và mức thấp nghiệp còn ở mức cao. Trong lĩnh vực phân phối chênh lệch thu nhập giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các nghành, giữa công nhân viên chức thuộc các nghành nghề khác nhau, trong nội bộ nông dân… ngày càng mở rộng hơn rất nhiều.
Hệ số GINI của cư dân nông thôn chỉ tăng từ 0.21 lên 0.34 còn của cư dân thành thị đã tăng từ 0.16 lên 0.286 trong khoảng thời gian 20 năm cải cách. Thu nhập chi phối bình quân đầu người của cư dân thành thị là 5858NDT còn ở nông thôn là 2210NDT, tỉ lệ là 2.65:1. Thu nhập của cư dân phía Đông thường cao hơn phía Tây và ngày càng gia tăng. Ngoài ra một số người do có tài sản, vốn đã có thu nhập không nhỏ từ nguồn này ngày càng trở nên giàu có làm hố gia tăng cách biệt giàu nghèo càng được mở rộng. Tài sản, vốn của 20% hộ cao nhất gấp 12 lần so với tài sản, vốn của 20% hộ thấp nhất. Chênh lệch tiền lương cũng đang được mở rộng. Tỉ lệ thu nhập đầu người của ngừơi có trình độ văn hoá tiểu học và đại học từ 1:1.2 năm 1990 tăng lên 1:1.6 năm 1996. Chênh lệch thu nhập giữa các ngành cũng ngày một lớn. Tỉ lệ số hộ có thể tiếp nhận tình trạng trên là 47%, 42% rất khó chấp nhận và 11% không tỏ thái độ. Điều này cho thấy đây là vấn đề lớn và cần phải giải quyết nếu không sẽ gây ra mất ổn định xã hội, ảnh hưởng đến quá trình cải cách ở Trung Quốc .
Do có điều kiện về địa lí gần nhau, điều kiện xã hội tương đối giống nhau và cùng xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nên những thành tựu và hạn chế của quan hệ phân phối ở Trung Quốc ít nhiều là bài học kinh nhiệm đối với chúng ta. Chúng ta cần học tập những thành công, phát huy những mặt tích cực nhưng cũng cần phải rút kinh nghiệm từ những hạn chế, tránh những mặt tiêu cực từ phía Trung Quốc.
1.4.2. Một số hình thức biẻu hiện quan hệ phân phối ở các nước ASEAN và bài học kinh nghiệm:
Từ nhiều năm nay nhiều nước trong nhóm ASEAN đã đạt được tốc độ phát triển kinh tế nhanh, đã có nhiếu cố gắng trong việc nâng cao mức sống nhằm đạt tới một sự phân phối công bằng hơn. Những kinh nhiệm ây đang được các nhà kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng lưu tâm nghiên cứu. Những thành công và cả những thất bại của họ sẽ là bài học quý giá dối với chúng ta đặc biệt là trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường hiện nay.
*Nổi bật nhất trong các nước ASEAN có lẽ là Singapore, đất nước có nền kinh tế phát triển cao và dạt được những thành công đáng kể trong việc phân phối nhằm xoá bỏ nghèo khổ, giảm bớt chênh lệch thu nhập. Tỉ lệ nghèo tuyệt đối ở nước này đã giảm 19% năm 1953 – 1954 xuống còn 0.3% năm 1982 – 1983. Sở dĩ có thể đạt được những thành tựu này là do chính phủ Singapore đã có chiến lược đúng đắn khi đầu tư vào con người, tăng kĩ năng và chất lượng của lực lượng lao động, coi đó như một phần của cuộc cải cách kinh tế. Chi phí cho giáo dục tăng nhanh chủ yếu là trong lĩnh vực kĩ thuật đào tạo chuyên nghành, các chính sách về lương áp dụng để khuyến khích lao động có tay nghề cao đã làm tăng đáng kể thu nhập ở một bộ phận dân có cuộc sống nghèo khổ. Tuy đây là các biện pháp không trực tiếp loại bỏ mức thu nhập thấp và bất bình đẳng về của cải nhưng nó lại tạo ra nhiều cơ hội có việc làm tốt với thu nhập xứng đáng nên đã đem lại hiệu quả cao.
*Trong những năm gần đây Thái Lan đã có một số thành công đáng kể trong phát triển kinh tế. Tuy tỉ lệ nghèo vẫn còn khá cao nhưng Chính phủ Thái Lan đã đạt được nhiều thành tựu trong việc cung cấp những dịch vụ xã hội cơ bản dưới nhiều hình thức nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho ngừơi dân. Tiêu biểu là:
+ Phúc lợi cho những người khốn cùng trong xã hội: Cung cấp cho họ tiền mặt, hiện vật, các chỉ dẫn và tư vấn khi họ khó khăn và trợ giúp cho những phần tử khốn cùng do điều kiện kinh tế xã hội gây ra.
+ Trợ giúp gia đình: Hình thức này nhằm củng cố giúp đỡ với những gia đình thiếu khả năng tự bảo đảm được cuộc sống tối thiểu.
+ Phúc lợi trẻ em và thanh niên: Bao gồm các dịch vụ cho trẻ em tại gia đình, khuyến khích các gia đình chăm sóc các trẻ em lang thang cơ nhỡ, phục hồi trẻ em tàn tật, bảo vệ phúc lợi cho trẻ em hư hỏng, chống bóc lột trẻ em và chăm sóc chúng khi cần.
+ Bảo vệ và phát triển phúc lợi cho phụ nữ: Giúp đỡ phụ nữ có việc làm, được học nghề, được chăm sóc và bảo vệ họ không bị bóc lột và bị quyến rũ vào nghề mại dâm ở nước ngoài.
+ Trợ giúp việc làm, cho vay vốn nhằm giúp các hộ gia đình tự tạo việc làm.
+ Phúc lợi cho người có tuổi: Cung cấp nhà cửa, lương thực và các điều kiện được chăm sóc cho những người có tuổi bị ốm đau, không nơi nương tựa.
+ Phúc lợi chăm sóc phục hồi chức năng cho người tàn tật: Chăm sóc cho người tàn tật, điều trị, dạy nghề và tạo cơ hội cho họ có việc làm.
+ Trợ cấp tai nạn: Nhằm mục đích cho ngươì bị tai hoạ có thể vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Các chương trình phúc lợi đa dạng ở Thái Lan, chiến lược đầu tư và con người ở Singapore ít nhiều đã đạt được những thành công đáng kể và đem lại nhiều kinh nhiệm cho chúng ta học tập.
Nhìn chung trong các nước ASEAN đã có nhiều nước giải quyết thành công vấn đề “ phát triển ”và “công bằng “, đưa nền kinh tế vừa phát triển, vừa tăng công bằng xã hội, đảm bảo nền kinh tế phát triển lâu dài. Tuy nhiên vẫn có một số nước gặp không ít khó khăn về kinh tế do sai lầm trong chính sách, trong cơ chế phân phối.
*Philippin tuy bắt đầu công nghiệp hoá khá sớm nhưng do các nguyên nhân trên mà cuộc sống người dân gặp khó khăn, tỉ lệ người nghèo khổ ở thành thị là 38.4% năm 1971 và tăng 56.5% năm 1985 trong cả nước tỉ lệ này là 49.3% và 58.9%. Nguyên nhân là do phân phối bất bình đẳng trên nhiều phương diện, có lợi cho người giàu mà không có lợi cho người nghèo, phân phối các nguồn lực sản xuất không hợp lí và các chính sách sai lầm của Chính phủ đã dẫn đến tình trạng trên.
+ Nguồn cung cấp lao động tăng nhanh dẫn đến thất nghiệp và lương thấp
+ Mô hình đầu tư công nghiệp với cường độ vốn tăng nhanh đã làm giảm khả năng thu hút lao động vào ngành
+ Sự thiếu hụt về việc làm phát sinh dẫn đến tình trạng là, lực lượng lao động từ nông thôn không chuyển sang được các ngành thứ yếu khác
+ Sự phân phối đất đai khá chênh lệch
+ Những sai lầm trong chiến lược công nghiệp hóa như chế độ bảo hộ quá đáng tập trung quá mức tài nguyên, nguồn lực vào thành phố, chính sách tín dụng, phân phối có lợi cho giới có thu nhập cao
+ Hệ thống thuế chủ yếu dựa vào thuế gián thu, thuế thu trực tiếp rất nhỏ. Các gia đình có thu nhập cao chỉ phải chi 12% thu nhập của họ cho thuế gián thu, trong khi đó các nhóm nghèo hơn phải chi 20%.
*Malayxia tuy đã đạt được những phát triển kinh tế vượt bậc nhưng phân phối thu nhập không công bằng, chủ yếu rơi vào tay một bộ phận người giàu có, các quan chức nên gây ra căng thẳng, mất trật tự xã hội. Malayxia chỉ tập trung chống nghèo khổ ở nông thôn mà ít quan tâm đến người nghèo khổ ở thành thị, hơn nữa tỉ lệ người nghèo giảm chủ yếu do kết quả của tăng trưởng kinh tế chứ không phải do công bằng hơn trong thu nhập. Tuy nhiên trong thời gian gần đây Malayxia đã chú trọng vào các dịch vụ xã hội, chú ý hơn vào vấn đề công bằng xã hội. Chi phí cho các dịch vụ xã hội liên tục tăng: 1970 – 1975 là 18.5% tổng ngân sách, 1976 – 1980 là 24%, 1981 – 1985 là 35% và 1986 – 1997 là 37%. Nhờ đó mà tỉ lệ nghèo đã giảm từ 49.3% năm 1970 xuống 17.3% năm1987. Malayxia cũng tập trung đầu tư vào giáo dục nên trình độ học vấn người dân tăng lên, tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa đựơc đi học do không đủ điều kiện về kinh tế để đóng góp các khoản chi phí khác quá lớn.
Những hạn chế trong vấn đề phân phối ở một số nước nói trên là bài học quý giá cho Việt Nam chúng ta khi xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nó đòi hỏi cần phải duy trì cả “ phát triển kinh tế ” và “ công bằng xã hội “, có như vậy mới đảm bảo tăng trưởng kinh tế lâu dài, đảm bảo mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội.
Chương 2
Thực trạng quan hệ phân phối
ở nước ta thời gian qua.
2.1. Thực trạng quan hệ phân phối ở nước ta trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây ( trước 1986 ).
Xuất phát từ nguyện vọng chân thành, chính đáng song do nóng vội, ta đã máy móc vận dụng nguyên tắc phân phối theo lao động của Mác dưới chủ nghĩa xã hội vào hoàn cảnh chưa chín muồi cho nền kinh tế tập chung ở nước ta. Nguyên nhân của điều này là do nhận thức nhầm lẫn của chúng ta, đem đồng nhất chủ nghĩa xã hội vào sở hữu toàn dân, không đặt sở hữu này trong mối liên hệ tương quan biện chứng với lực lượng sản xuất thấp kém ở nước ta, với một nền kinh tế mà sản xuất nông nghiệp là chính, lao động thủ công là phổ biến. Từ nhận thức sai lầm đã dẫn tới hành động sai lầm và nó biểu hiện là chúng ta đã nhanh chóng cải tạo các thành phần kinh tế bằng mọi giá, để tạo lập hai hình thức sở hữu nhà nước và tập thể và cứ tưởng rằng như vậy là ta đã có được cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội là cơ sở phân phối theo lao động. Một mặt nữa trong lĩnh vực lực trao đổi chúng ta đã lại tiến hành phân phối bằng hiện vật một cách rộng khắp thông qua hệ thống tem phiếu từ sản xuất đến tiêu dùng. Điều này đã làm cho quan hệ hàng - tiền bị thủ tiêu, thước đo lao động bằng giá trị bị phủ định. Kết quả là trong phân phối ta không thực hiện được phân phối đúng cho lao động, đảm bảo công bằng xã hội mà lại đưa đến sự “ quân bình xã hội “. Và từ đó đã tạo ra kẽ hở, làm triệt tiêu những nhân tố tích cực, dám hi sinh vì nghĩa lớn, biết quên mình trong lao động. Đồng thời nó tạo ra thói lười nhác, ỷ lại, dựa dẫm, ăn bám ở khắp mọi nơi, mọi người.nó thể hiện ở tình trạng “ cha chung không ai khóc “ trong các hợp tác xã, tình trạng các nhà máy làm ăn thua lỗ, sản phẩm kém chất lượng, không đạt yêu cầu. Đây chính là một trong những nguyên nhân đẩy xã hội ta vào tình trạng tồi tệ, nghèo nàn, chậm phát triển và khủng hoảng trước đây.
Trong thời kì này do Nhà nước chỉ chú trọng phát triển hai thành phần kinh tế là thành phần kinh tế nhà nước và thành phần kinh tế tập thể, các thành phần kinh tế, cá thể, tư nhân bị chèn ép gần như không hoạt động nên nguyên tắc phân phối theo vốn, tài sản và những đóng góp khác ần như bị bỏ qua và không tồn tại ở nước ta trừ một số ít có thu nhập từ lãi suất tiết kiệm. Điều này làm cho chúng ta không tận dụng được các lợi thế, ưu điểm từ các thanh phần kinh tế này, không khuyến khích họ phát triển qua đó làm chậm quá trình phát triển kinh tế ở nước ta.
Do xã hội còn chậm phát triển, sản xuất còn lạc hậu do đó dẫn đến các quỹ phúc lợi xã hội có quy mô nhỏ, hạn chế, không đa dạng làm cho nguyên tắc phân phối ngoài thù lao lao động trông qua các quỹ phúc lợi xã hội đem lại hiệu quả thấp, không đáng kể. Số đói tượng được hưởng trơ cấp từ các quĩ phúc lợi xã hội còn ít, đời sống nhân dân đa phần là khó khăn, thiếu thốn.
Trên đây là thực trạng quan hệ phân phối ở nước ta trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung và hạn chế của nó.
2.2. Thực trạng quan hệ phân phối ở nước ta thời gian qua .
2.2.1. Thực trạng về nguyên tắc phân phối theo lao dộng.
*Thực trạng về tiền lương trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và tiền lương trong các đơn vị sản xuất – kinh doanh của Nhà nước:
Theo tài liệu của “ Đề án cải cách tiền lương và các chính sách xã hội năm 1999 - 2005 ”, đến tháng 3 – 1999 số đối tượng được hưởng lương và trợ cấp thừơng xuyên từ ngân sách nhà nước là 6172497 người ( không kể lực lượng vũ trang ).
Nhìn chung, tiền lương ở nước ta còn mang tính bình quân giữa khu vực hành chính và sự nghiệp nó chưa phân biệt được tiền lương của những người trong bộ máy hành chính với tiền lương của các đơn vị sự nghiệp. Thêm vào đó thì tiền lương của các công chức trong lĩnh vực hành chính, sự nghiệp lại thấp hơn nhiều so với lĩnh vực sản xuất – kinh doanh.Từ đây đã dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám từ khu vực hành chính sự nghiệp sang khu vực sản xuất kinh doanh, nhất là khu vực liên doanh có vốn đầu tư của nước ngoài. Những cán bộ giỏi, sinh viên tôt nghiệp giỏi thường muốn xin vào làm việc trong các liên doanh nhiều hơn là muốn xin làm việc trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Như đã nói ở trên, tiền lương bình quân của công nhân viên chức rất thấp, chưa hoặc nhiều lắm là chỉ đảm bảo mức sống tối thiểu cho bản thân họ. Theo thống kê tiền lương công nhân viên chức trong lĩnh vực hành chính sư nghiệp là 494 000/tháng tính theo bình quân trên đầu người. Cụ thể là trong những lĩnh vực khác nhau như sau: Cơ quan lập pháp là 432000đ/tháng, quản lí nhà nước là 397000đ/tháng, Đảng và đoàn thể là 438000đ/tháng, sự nghiệp là 516 000đ/tháng.
Tuy nhiên hiện nay công chức không những đảm bảo mức sống của bản thân họ mà còn đảm bảo được cả mức sống của cả gia đình họ. Điều này chứng tỏ thu nhập thực tế của công chức lớn hơn tiền lương theo số liệu điều tra năm 1995 của Ban chỉ đạo tiền lương Nhà nước ở 100 đơn vị thuộc các ngành giáo giục, y tế, khoa học, kĩ thuật, phát thanh truyền hình và hành chính thì mức thu nhập ngoài tiền lương như sau: Đại học thu nhập ngoài lương chiếm 62.2%, phổ thông trung học 37.15%, tiểu học 14.22%, ở các bệnh viện tỉnh thành phố 40.71%, khoa học kĩ thuật 59.45%, kho bạc 52.89%, phát thanh truyền hình 77.56%. Mức thu nhập bình quân này chỉ từ số liệu được ghi chép trong sổ sách chứng từ của đơn vị, con những khoản thu nhập đề ngoài sổ sách của đơn vị, những khoản thu nhập do công chức làm thêm ở những đơn vị khác, ở các tổ chức xã hội và cá nhân khác thì chưa được thống kê đầy đủ. Do vậy, phần thu nhập ngoài lương trong thực tế còn lớn hơn tỉ lệ trên rất nhiều.
Hiện nay thu nhập của công chức cả khu vực hành chính cũng như khu vực sự nghiệp đều bao gồm ba phần:
+ Phần thứ nhất, từ tiền lương do nhà nước trả.
+ Phần thứ hai, từ thu nhập do hoạt động sản xuất – kinh doanh, dịch vụ của đơn vị mang lại.
+ Phần thứ ba, thu nhập do công chức dựa vào chuyên môn và trách nhiệm của mình làm thêm cho cơ quan, đơn vị tổ chức và cá nhân khác. Ví dụ như bác sĩ mở phòng khám riêng, giáo viên các trường công lập giảng cho các trường khác hoặc mở lớp luyện thi, bồi dưỡng kiến thức, cán bộ nghiên cứu ký kết được những hợp đồng đề tài nghiên cứu, nghệ sĩ biểu diễn ngoài giờ, công chức hành chính sử dụng chuyên môn và trách nhiệm của mình làm tư vấn cho các tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu …
Phần thu nhập từ tiền lương do Nhà nước trả chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ còn thu nhập thứ hai và thứ ba chiếm tỉ lệ chủ yếu trong tổng thu nhập của cán bộ công chức.
Tiền công ở các đơn vị sản xuất – kinh doanh thường cao hơn do họ dựa vào quyền tự chủ sản xuất kinh doanh và những sơ hở của cơ chế quản lí đang trong bước giao thời, đều tìm mọi cách tăng thu nhập của mình. Chính vì thế dù xí nghiệp có làm ăn thua lỗ nhưng thu nhập vẫn cao, bình quân thu nhập ở khu vực này là 811366đ/tháng. Trong các đơn vị sản xuất –
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35418.doc