Đề tài Giải pháp nhằm hoàn thiện quan hệ phân phối thu nhập ở Việt Nam trong thời gian tới

Mục Lục

Lời mở đầu

Chương I: Lý luận chung về phân phối thu nhập

 I. Phân phối thu nhập

 1. Khái niện

2. Các hình thức phân phối thu nhập ở Việt Nam trong thời kỳ CNXH

II. Lý luận chung về phân phối thu nhập ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH

1.Vai trò, vị trí của phân phối thu nhập đối với quá trình phát triển kinh tế đất nước

2.Những hình thức phân phối thu nhập ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH

Chương II: Thực trạng quan hệ phân phối thu nhập ở nước ta

 1. Phân phối thu nhập theo lao động, theo kết quả lao động và theo mức độ đóng góp của nguồn lực

 2. Ưu điểm của phân phối thu nhập ở nước ta

3.Nhược đỉêm và tồn tại của quan hệ phân phối thu nhập

Chương III: Giải pháp nhằm hoàn thiện quan hệ phân phối thu nhập ở VN trong thời gian tới

1.Nâng cao vai trò điều tiết của nhà nước đối với phân phối thu nhập

2. Các giải pháp chống chủ nghĩa bình quân

3. Hoàn thiện các chính sách tiền công, tiền lương và phân phối lại thu nhập

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2046 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm hoàn thiện quan hệ phân phối thu nhập ở Việt Nam trong thời gian tới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nối liền với sản xuất ,trao đổi với tiêu dùng.Phục vụ và thúc đảy sản xuất ,phục vụ tiêu dùng .Không những thế,quan hệ phân phối còn là một yếu tố rát quan trọng trong quan hệ sản xuất, nó phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích của mỗi thành viên và lợi ích của toàn xã hội. Các nước đang phát triển mặc dù có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhưng nó chỉ làm tăng phúc lợi của người giàu ,người giàu được hưởng lợi rất nhiều,trong khi đó đại bộ phận dân cư đặc biệt là người nghèo lại không được cải thiện .Tại sao lại có tình hình trên? Có nhiều cách để lý giải khác nhau ,nhưng theo các nhà kinh tế học nguyên nhân chính cuả tình hình trên là do tác động của phân phối trong đó yếu tố phân phối thu nhập dữ vai trò chủ đạo.Nếu mức thu nhập bình quân thấp, phân phối thu nhập càng bất công thì dẫn đến kết quả là tổng cầu của nền kinh tế bị ảnh hưởng một quốc qia là rất cần thiết. Với Việt Nam chúng ta một đất nước đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH do nền kinh tế còn nhiều thành phần kinh tế nên cũng còn có nhiều hình thức lợi ích kinh tế khác nhau và tất yếu là còn xuất hiện nhiều mâu thuẫn giữa các hình thức lợi ích kinh tế đó. Một trong những yêu cầu của nền kinh tế là kịp thời phát hiện ra mâu thuẫn và tìm cách giải quyết các mâu thuẫn đó. Việc giải quyết các quan hệ về lợi ích kinh tế được thể hiện thông qua quan hệ phân phối thu nhập.. Nếu phân phối thu nhập được công bằng hơn thì sẽ tăng được mức sống của đại bộ phận dân cư. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và quan tâm của cô đã giúp em hoàn thành đề án này.Trong bài còn rất nhiều thiếu sót, khuyết điểm, em mong được sự đóng góp của cô để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! CHƯƠNGI Lý LUẬN CHUNG Về PHÂN PHốI THU NHậP I. Phân phối thu nhập 1.kháiniệm Phân phối thu nhập là một khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất xã hội. Các khâu trong tái sản xuất xã hội quan hệ chặt chẽ với nhau,trong đó sản xuất là gốc đóng vai trò quyết định,các khâu khác phụ thuộc vào sản xuất, nhưng chúng có quan hệ trở lại đối với sản xuất cũng như ảnh hưởng tới nhau Phân phối bao gồm :phân phối cho tiêu dùng sản xuất là tiền đề ,điều kiện và là một yếu tố của sản xuất ,nó quyết định quy mô ,cơ cấu và tốc độ phát triển của sản xuất.Phân phối thu nhập quốc dân hình thành từ rhu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội.Ngày nay nền kinh tế vận đông theo cơ chế thị trường , chịu sự chi phối của các quy luật thị trường cạnh tranh nhằm mục đích thu lợi .Hộ gia đình và các doanh ngịêp có mối quan hệ trực tiếp thông qua thị trường yếu tố sản xuất và yếu tố thị trường hàng hoá tiêu dùng . ở đây hộ gia đình bán sức lao động để lấy tiền lương . Người có vốn cho vay thu được lợi tức , người có ruộng cho thuê thu được lợi tô.Vậy theo nghĩa rộng thì thu nhập trong nền kinh tế thị trường bao gồm doanh thu của chủ doanh nghiệp và thu nhập của chủ các yếu tố sản xuất. 2. các hính thức phân phối thu nhập Để đánh giá ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến việc cải thiện đời sống vật chất cho dân cư hay các nhóm dân cư cần nghiên cứu ảnh hưởng của phân phối thu nhập để biết được cá nhân có thu nhâp bao nhiêu nguồn gốc để tạo thu nhập là từ đâu? Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu trên,các nhà kinh tế thường quan tâm đến phân phối thu nhập theo chức năng và phân phối lại thu nhập. Phối thu nhập theo chức năng có liên quan đến sự phân chia thu nhập theo các yến tố sản xuất khác nhau như lao động ,máy móc thiết bị đất đai ….. Về mặt lý thuyết thì phân phối thu nhập được xác định chủ yếu dựa vào quyền sở hữu các yếu tố sản xuất .Các yếu tố dẫn đến thu nhập như tiền lương ,tiền thuế ,lợi nhuận sẽ quyết định cá nhân được hưởng thu nhập là bao nhiêu. Phân phối lại thu nhập : khi tăng trưởng nhằm mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống thì có thể điều chỉnh lại thu nhập cá nhân thông qua việc phân phối lại tài sản . II.Lý luận chung về phân phối thu nhập ở Việt Nam trong thời kỳ lên CNXH 1. Vai trò ,vị trí của phân phối thu nhập đối với quá trình phát triển kinh tế đất nước Thứ nhất phân phối thu nhập có ảnh hưởng lớn đối với sản xuất .Nó đảm bảo các yếu tố đầu vào cho các doanh nghiệp .Sự phân phối các nguồn lực diễn ra thông suốt sẽ đảm bảo quá trình tái sản xuất đượcthực hiện liên tục . Thứ hai ,phân phối thu nhập quyết định sự tiêu dùng của các chủ thể yếu tố sản xuất .thông qua phân phối thu nhập các chủ thể yếu tố sản xuất có được tiêu nhập để mua hàng hoá tiêu sing và dùng vụ .Về cơ bản quy mô phân phối quyết định quy mô tiêu dùng . Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường đánh giá đúng đắn các đóng góp của các yếu tố sản xuất để trả công . Phân phối thu nhập theo cung cầu và giá cả thị trường còn đảm bảo được quyền tự do thị trường .của các chủ thể kinh tế .ở đây,tiền lãi ,lãi suất .địa tô được hình thành trên cơ sở đảm bảo tính năng động thích ứng nhanh để tạo ra cân bằng tổng quát trên Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ,phân phối và lưu thông là lĩnh vực hoạt động nhạy cảm ,phức tạp .Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần ,lợi ích kinh tế của các cơ sở sản xuất kinh doanh ,của những cơ sở sản xuất còn có nhiều khác biệt thậm chí mô thuẫn với nhau ,trong xã hội còn có những tàn dư tư tưởng ,những suy nghĩ tính toán cá nhân .Do đó nhà nước phải có chính sách hợp lý để phát triển kinh tế giáo dục và pháp luật nhằm loại trừ dần những tiêu cực trong lĩnh vực phân phối thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội .Đối với nước ta trình độ phát triển chưa cao và nhiều mặt phát triển chưa cân đối ,nên phân phối thu nhập lại càng quan trọng .Phân phối thu nhập đúng đắn và phù hợp với tình hình hiện nay của đất nước sẽ là động lực mạnh thúc đẩy sản xuất phát triển và cải thiện đời sống nhân dân .Ngược lại phân phối thu nhập không đúng sẽ không đảm bảo lợi ích kinh tế không công bằng, Như vậy phân phối thu nhập ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế và vấn đề xã hội ,đặc biệt là công bằng xã hội. 2. Những hình thức phân phối thu nhập ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH Xuất phát từ yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan và từ đặc điểm kinh tế xã hội của đát nước mà chung ta vận dụng nhiều hình thức thu nhập đó là vì : - Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần ,có nhiều hình thức xã hội khác nhau .Nhà nước thừa nhận và đảm bảo bằng pháp luật không chỉ sở hữu toàn dân, nhà nước mà cả sở hữu tư nhân về tiền vốn ,của cải để dành và các tài sản hợp pháp khác .Phù hợp với mỗi thành phần kinh tế ,mỗi hìng thừc sở hữu là một hình thức phân phối thu nhập nhất định Mặc dù các hình thức phân phối thu nhập của nước ta không tồn tại biệt lập với nhau mà đan xen với nhau và hợp thành cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất ,nhưng chưa hề thực hiện phân phối thu nhập theo một hình thức mà phải thực hiện nhiều hình thức .Chỉ có như vậy mới giải phóng được năng lực sản xuất, khai thác triệt để mọi tiền năng kinh tế của đất nước nhằm phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội ở nước ta . - Trong nền kinh tế nước ta còn tồn tại nhiều hình thức kinh doanh khác nhau Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa .Trong nền kinh tế này ,có nhiều chủ thể sản xuất kinh doanh thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia .Mỗi thành phần kinh tế có phương thức tổ chức sản xuất – kinh doanh khác nhau .Ngay trong mỗi thời kỳ kể cả thành phần kinh tế nhà nước cũng có các phương thức kinh doanh khác nhau . Vì vậy không thể có một hình thức phân phối thu nhập thống nhất mà phải có nhiều thành phần khác nhau. CHƯƠNGII THựC TRạNG QUAN Hệ PHÂN PHốI ở NƯớc ta 1. Phân phối thu nhập theo lao động , theo kết qủa lao động và theo mức độ đóng góp của các nguồn lực Trong giai đoạn xây dựng xã hội chủ nghĩa trước đổi mới, chúng ta chủ trương thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và trên cơ sở đó thực hiện nguyên tắc phân phối thu nhập theo lao động máy móc của Mác dưới CNXH vào hoàn cảnh chra chín muồi trong nền kinh tế tập trung ở nước ta. Dẫn tới hành động của chúng ta là nhanh chóng chóng cải tạo các thành phần kinh tế bằng mọi giá, để tạo lập hai hình thức sở hữu nhà nước và tập thể, và tưởng thế là chúng ta đã có được cơ sở kinh tế của CNXH làm cơ sở cho phân phối theo lao động. Mặt khác, trong lĩnh vực trao đổi, chúng ta lại thực hành phân phối bằng hiện vật một cách rộng khắp, từ sản xuất, đến tiêu dùng. Khiến quan hệ hàng tiền bị thủ tiêu, thước đo lao động bằng giá trị bị phủ định. Kết quả là trong phân phối ta không thực hiện được phân phối đúng cho lao động, đảm bảo công bằng xã hội mà lại đưa đến sự “quân bình xã hội”. Điều đó đã tạo ra kẻ hở, làm triệt tiêu những nhân tố tích cực, dám hy sinh vì nghĩa lớn, biết quên mình trong lao động. Đồng thời tạo ra chỗ dựa cho thói lười nhác, ỷ lại, dựa dẫm, ăn bám ở khắp mọi nơi mọi người. Đây cũng là một trong các nguyên nhân đẩy xã hội ta vào tình trạng trì trệ, nghèo nàn, chậm phát triển. Tất cả những khó khăn đó đã dẫn tới tổng sản phẩm xã hội từ năm 1976 - 1980 bình quân hàng năm chỉ tăng 1%, thu nhập quốc dân sản xuất bình quân hàng năm tăng 0,2 %, trong khi dân số tăng bình quân hàng năm là 2,25%. Điều này đã làm cho chỉ tiêu tổng hợp tính bình quân đầu người giảm xuống: thu nhập quốc dân sản xuất theo đầu người bình quân hàng năm từ năm 1976 - 1980 giảm 1,37%; thu nhập quốc dân sử dụng bình quân đầu người giảm 5,15%. Quỹ tiêu dùng cá nhân của dân cư liên tục giảm: năm 1976 là 100% thì năm 1977 còn 95,5%;1978:92,8%;1980:88,6%. Các chỉ tiêu khác do Đảng đề ra chỉ đạt ở mức thấp. Nhận rõ được các sai lầm thiếu sót, từ năm 1986 đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã chuyển hướng nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự điều tiết của Nhà nước, đa dạng hoá các thành phần kinh tế lấy kinh tế quốc doanh làm nòng cốt, kinh tế tập thể không ngừng được mở rộng theo nguyên tắc hiệu quả, tự nguyện... Đồng thời thực hiện nguyên tắc phân phối vừa theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, vừa theo mức đóng góp vốn (trong đó phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu). Về nguyên tắc phân phối mới này, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta đã khẳng định: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội ” Nguyên tắc phân phối “vừa theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, vừa theo mức đống góp vốn” mà chúng ta thực hiện từ khi tiến hành sự nghiệp đổi mới so với nguyên tắc phân phối theo lao động mà chúng ta đã thực hiện - Phân phối theo lao động :tức là dùng thước đo số lượng ,chất lượng lao động để đo mức độ cống hiến và hưởng thụ của người lao động .Còn phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là phân phối dụa trên mức độ đạt được của lao động về chất lượng và năng suất lao động ,hoặc dựa vào hiệu quả kinh tế .vì lẽ đó nhà nước chủ chương phân phối theo năng suất lao động là chính - Phân phối theo mức độ đóng góp:muốn có thu nhập phải bán các yếu tố sản xuất thuộc quyền sở hữu của mình như vốn ,lao động ,đất đai ,công nghệ…Vì vậy ,Đảng chủ chương phát triển và hình thành các loại thị trường theo định hướngXHCN.Như vậy cũng có nghĩa là mọi nguồn lực đóng góp vào sản xuất phải được hưởng phần lợi ích tương ứng với hiệu quả mà nó mang lại . Đất đai tài nguyên thuộc lợi ích toàn dân ,do đó lợi ích nó mang lại thuộc về nhà nước .Vì vậy Đảng cần có biện pháp để tính đúng các nguồn lực này . Khi phân phối theo nguồn lực đóng góp thì mọi thành viên đều phảI tham gia quản lý nhờ đó hiệu quả quản lý sẽ cao hơn ,từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển.. 2. Ưu điểm của phân phối thu nhập ở nước ta Quan hệ phân phối thu nhập thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Quan hệ phân phối thu nhập tạo động lực cho người lao động sản xuất cũng như làm việc ngày càng nhiều vì lợi ích của bản thân, của doanh nghiệp cũng như của toàn xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước từng bước nâng cao thu nhập của các tầng lớp dân cư. Cụ thể là:trong 5 năm 1991-1995 nền kinh tế đã khắc phục được tình trạng trì trệ suy thoái ; đạt mức tăng trưởng khá cao, liên tục và tương đối toàn diện; thực hiện vượt mức hầu hêt các chỉ tiêu đề ra trong thời gian đó: tổng sản phẩm trong nước(GDP) tăng bình quân hằng năm là 8,2%; lạm phát bị đẩy lùi từ 774,7 năm 1986 xuống còn 67,1 năm 1991và 12,7 năm 1995. Đầu tư toàn xã hội bằng vốn trong và ngoài nước so với GDP năm 1990 là 15,8,n năm 1995 là 27,4. Lương thực không những đủ ăn mà còn xuất khẩu được mỗi năm khoảng 2 triệu tấn. Còn trong 5 năm 1996-2000 nền kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu: kinh tế tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân hằng năm 7%, trong đó GDP năm 2000 gấp đôi GDP năm 1990. Tổng quỹ tiêu dùng tăng bình quân hàng năm hơn 5%, tiêu dùng bình quân đầu người tăng hàng năm gần 3,5%; tỷ lệ tích luỹ trong tổng tích luỹ tiêu dùng bình quân 5 năm là 26,8%; riêng năm 2000 khoảng 28,7%; tỷ lệ tiêu dùng tương ứng khoảng 71,3%. Đời sống vật chất của nhân dân được cải thiện : mỗi năm thêm hơn 1,2 triệu việc làm mới; tỷ lệ hộ nghèo từ trên 30% giảm xuống 10%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm từ 2,3 % giảm xuống 1,4%. Tuổi thọ trung bình tưng từ 65,2 tuổi lên 68,3 tuổi và nhiều những thành tựu khác nữa. Nguyên tắc phân phối thu nhập của nước ta hiện nay là:phân phối vừa theo lao động vừa theo mức đóng góp vốn. Việc phân chia công bằng tỷ lệ giữa phân phối theo lao động và phân phối theo mức đóng góp vốn để cả hai bên (người chủ sở hữu vốn và người lao động) đều hài lòng sẽ phụ thuộc vào tình hình cụ thể trong từng đơn vị và từng thời điểm; tỷ lệ ấy phải do thực tiễn cuộc sống quy định. Qua việc xác định các tỷ lệ đó mà thực hiện được sự phân phối thu nhập đầy đủ cho các cá nhân trong toàn xã hội và thực hiện được công bẵng xã hội. Trước đay, chúng ta quan niệm rằng “không làm thì không hưởng” mới là công bằng, còn “không làm mà có hưởng” là bất công bằng. Quan niệm ấy là một nguyên nhân về nhận thức dẫn chúng ta tới chủ trương chỉ thực hiện nguyên tắc phân phối thu nhập theo lao động mà không thực hiện nguyên tắc phân phối thu nhập vừa theo lao động, vừa theo mức đóng góp vốn. Nếu theo quan niệm cũ về công bằng xã hội thì hiện nay, chúng ta chưa thể thực hiện được mục tiêu công bằng xã hội. Bởi vì, Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được khi mà mọi người đều có bình đẳng việc sở hữu tư liệu sản xuất, mà sự bình đẳng của tất cả mọi người trong việc sở hữu tư liệu sản xuất lại chỉ tất yếu xuất hiện khi giá trị của tư liệu sản xuất thuộc sở hữu toàn dân đã nhiều đén mức xã hội không cần sự góp vốn của các cá nhân. Theo quan niệm mới về “công bằng xã hội”, sự góp vốn cũng được coi là sự cống hiến và thu nhập ở mức độ hợp lý có được do sự đóng góp vốn cũng là công bằng. .3. Nhược điểm và tồn tại của quan hệ phân phối ở nước ta Sự chênh lệch, bất hợp lý giữa các bộ phận, các ngành nghề, các vùng khác nhau. Tình trạng tham ô còn diễn ra. Nhiều cán bộ chủ chốt bị tha hóa về đạo đức, nhân phẩm chươngIII giải pháp nhằm hoàn thiện quan hệ phân phối thu nhập ở Việt Nam trong thời gian tới Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, quan hệ phân phối có vai trò rất quan trọng nhưng bên cạch đó vẫn còn xuất hiện những nhược điểm như trên chúng ta vừa xét. Đứng trước tình hình đó thì Đảng và Nhà nước ta có rất nhiều chính sách nhằm phát huy vai trò, động lực của phân phối thu nhập đối với nền kinh tế đất nước. 1. Nâng cao vai trò điều tiết của nhà nước đối với phân phối thu nhập Hơn lúc nào hết, trong cơ chế thị trường, Nhà nước được xem là nhân tố hàng đầu, thông qua Đảng lãnh đạo. Nhà nước là cơ quan quản lý xã hội, hành pháp và tư pháp, có nghĩa vụ tập hợp toàn bộ nguồn lực trong và ngoài nước nhằm phát triển toàn diện kinh tế, xã hội đất nước. Và vai trò của sự quản lý của Nhà nước đối với phân phối thu nhập là hết sức quan trọng: tạo ra cơ sở kinh tế - xã hội để thực hiện phân phối và mở rộng phân phối theo lao động trong xã hội, từng bước thực hiện công bằng xã hội. Nhà nước tôn trọng nguyên tắc và cơ chế hoạt động khách quan của thị trường, tạo điều kiện phát huy mặt tích cực, đồng thời khắc phục, hạn chế những tiêu cực của thị trường. Nhà nước tập trung làm tốt chức năng hoạch định chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển, thực hiện những dự án trọng điểm bằng nguồn lực tập trung; đổi mới thể chế quản lý, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; điều tiết thu nhập hợp lý. Nhà nước định hướng sự phát triển, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn dắt nỗ lực phát triển theo định hướng XHCN; thiết lập khuôn khổ luật pháp, có hệ thống chính sách nhất quán để tạo môi trường ổn định và thuận lợi cho các doanh nghiệp làm ăn phát đạt. Phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân; quản lý tài sản công và kiểm kê, kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội. Thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng chủ sở hữu tài sản công của Nhà nước. 2. Các giải pháp chống chủ nghĩa bình quân Sự phân phối bình quân là không công bằng, đó là một nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của sản xuất, vì người làm nhiều mà hưởng ít sẽ không cố gắng làm nhiều hơn, người làm ít mà hưởng nhiều sẽ dựa dẫm vào người khác và cũng không cố gắng làm nhiều hơn. Để khắc phục tình trạng phân phối bình quân, từ khi đổi mới đến nay chúng ta chủ trương xác định sự cống hiến bàng sức lao động của mỗi người trong xã hội căn cứ vào “kết quả lao động và hiệu quả kinh tế”. Hiệu quả lao động phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chứ không phải chỉ phụ thuộc vào các yếu tố như trình độ và khả năng của người lao động, cường độ và thời gian lao động mà nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau trong xã hội. Việc lấy hiệu quả lao động làm căn cứ để xác định sự cống hiến bằng sức lao động của từng người sẽ giảm bớt được sai lầm chủ quan có thể có của người tính toán khi thực hiện nguyên tắc theo lao động. Muốn phân phối thu nhập được thực hiện công bằng thì việc xác định hiệu quả lao động là rất quan trọng và cần thiết, chúng ta cần xác định hiệu quả lao động của mỗi lao động dựa vào sự cống hiến của họ cho công việc ấy. 3.Hoàn thiện các chính sách tiền công, tiền lương và phân phối lại thu nhập Đối với những người làm công ăn lương, thì tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính để nuôi sống họ, từ đó có thể họ hoàn toàn yên tâm và say mê với nghề nghiệp. Vì vậy, việc giải quyết tốt vấn đề tiền lương sẽ có tác dụng kích thích sản xuất phát triển, ổn định và cải thiện đời sống không chỉ đối với gia đình cán bộ công nhân viên, mà còn ảnh hưởng đến mức sống chung của xã hội. Trên cơ sở đó, việc giaie quyết hợp lý vấn đề lương trong khu vực nhà nước còn có tác dụng to lớn trong việc hưoứng đạo tiền công ngoài khu vực quốc doanh. Chính vì vậy, cần phải tiếp rục xây dựng và hoàn thiện các chính sách tiền lương. Phải làm cho tiền lương thực sự trở thành giá cả của sức lao động, điều đó đòi hỏi phải tính đúng, tính đủ giá trị sức lao động để làm cơ sở cho việc xác định mức tiền lương. Muốn vậy, mức lương cho người lao động phải thể hiện trình độ học vấn, tay nghề, quá trình lao động, lao động giản đơn hay lao động phức tạp. Mức lương phải thoả mãn nhu cầu tái sản xuất mở rộng sức lao đông, đảm bảo cho người lao động sống đủ mà không cần làm thêm gì. Nếu họ muốn làm giàu thì buộc phải làm thêm nhiều việc. Chỉ trên cơ sở như vậy tiền lương mới khuyến khích mọi người lao động luôn luôn nâng cao trình ọ tay nghề, khuyến khích thế hệ trẻ ra sức học tập không ngừng để nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật để thích ứng với cơ chế thị trường. Mặt khác cần xác định mức tiền lương tối thiểu: tức là mức lương đảm bảo cho một mức sống tối thiểu. Tuy nhiên, mức sống của người lao động phải phù hợp với yêu cầu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Mức lươngtối thiểu đó phải đảm bảo tính toán đầy đủ các yếu tố cần thiết của quá trình tái sản xuất sức lao động và phải đảm bảo tính thống nhất tạo điều kiện để giữ vững vai trò diều tiết của Nhà nước , phát huy quyền tự chủ của các tổ chức kinh tế trong lĩnh vực lao động. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý phân phối tiền lương cho người lao động đối với các lĩnh vực khác nhau thì khác nhau. Đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh cụ thể là cac doanh nghiệp quốc doanh, nguồn tiền chi trả không phải từ ngân sách Nhà nước mà phải từ kết quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp này; các doanh ngiệp này, sau khi bù đắp các shi phí, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách, tổng thu nhập còn lại của doanh nghiệp do doanh nghiệp toàn quyền sử dụng chia cho nhân viên. Trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp, Nhà nước trên cơ sở biên chế nghiêm ngặt và tiếp tục thực hiện khoán quỹ lương theo khối lượng công việc. Bên cạch chính sách tiền lương thì các chính sách về tiền công lao động cần được hoàn thiện chặt chẽ hơn nữa để đảm bảo công bằng cho người lao động. Cần phải đảm bảo cho người lao động nhận được tiền công đầy đủ cho những cống hiến . Song với vai trò quan trọng của nó trong việc ổn định, tăng trởng và phát triển của cả quốc gia, vấn đề phân phối nhất định sẽ đợc giải quyết để đáp ứng với nh cầu phát triển của xã hội và nhu cầu khẳng định mình của mỗi thành viên trong xã hội. Không ngừng ‘’Đổi mới chính sách tiền lơng và thu nhập, khuyến khích mọi ngời tăng thu nhập và làm giàu dựa vào kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, bảo vệ các nguồn thu nhập hợp pháp; điều tiết hợp lý thu nhập giữa các bộ phận dân c, các ngành và các vùng. đấu tranh ngăn chặn thu nhập phi pháp.,, (1) đã và đang là định hớng cho Đảng và nhà nớc ta từng bớc cải cách quan hệ phân phối cho phù hợp với điều kiện của đất nớc và của quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá. Từng bớc khẳng định đợc tính u việt của chế đọ mới. thực hiện thông qua hình thức điều tiết giảm và tăng thu nhập cá nhân. Điều tiết giảm được thực hiện thông qua hình thức thuế thu nhập cá nhân và hình thức tự nguyện đóng góp của cá nhân có thu nhập cao vào quỹ phúc lợi xã hội, từ thiện... Trong đó, thuế thu nhập cá nhân là hình thức quan trọng nhất chủ yếu với mọi nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Đối với nước ta , mục đích của sự điều tiết giảm thu nhập cá nhân là để thực hiện từng bước công bằng xã hội, đồng thời không triệt tiêu động lực tăng thu nhập hơn nữa của các bộ phận dân cư có thu nhập cao. Để làm tốt việc này cần nắm đúng thu nhập cá nhân trên cơ sở phân biệt được chính xác các nguồn thu nhập cac nhân bằng các biện pháp giáo dục, hành chín, kinh tế. Điều tiết tăng thu nhập cá nhân được thưch hiện thông quan ngân sách nhà nước, ngân sách của các tổ chức chính trị – xã hội,các quỹ baoe hiểm, trợ cấp, phụ cấp các loại, qua các hoạt động từ thiện của các tổ chức và cá nhân nhằm trợ giúp thường xuyên cho những người có thu nhập thấp, những người thất nghiệp, những người tham gia bảo hiểm khi gặp rủi ro, nhưng người thuộc diện chính sách xã hội, bổ sung thu nhập mang tính chất bình quân cho các tổ chức, các doanh nghiệp vào các dịp lễ tgóp của các yếu tố sản xuất để trả công .Phân phối thu nhập theo cung cầu và giá cả thị trờng còn đảm bảo đợc quyền tự do của các chủ thể kinh tế .ở đây,tiền lãI, lãi suất, địa tô được hình thànhtrên cơ sở đảm bảo tính năng động thích ứng nhanh để tạo ra cân bằng tổng quát trên thị trường Kết luận Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ,phân phối và lưu thông là lĩnh vực hoạt động nhạy cảm ,phức tạp .Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần ,lợi ích kinh tế của các cơ sở sản xuất kinh doanh ,của những cơ sở sản xuất còn có nhiều khác biệt , them chí mô thuẫn với nhau ,trong xã hội còn có những tàn d t tởng ,những suy nghĩ tính toán cá nhân .Do đó nhà nớc phải có chính sách hợp lý để phát triển kinh tế , giáo dục và pháp luật nhằm loại trừ dần những tiêu cực trong lĩnh vực phân phối ,thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội .Đối với nớc ta trình độ phát triển cha cao và nhiều mặt phát triển cha cân đối ,nên phân phối thu nhập lại càng quan trọng .Phân phối thu nhập đúng đắn và phù hợp vôứi tình hình hiên nay của đất nớc sẽ là động lực mạnh thúc đẩy sản xuất phát triển và cải thiện đời sống nhân dân .Ngợc lại phân phối thu nhập không đúng sẽ không đảm bảo lợi ích kinh tế không công bằng ,chênh lệch quá lớn sẽ ảnh hởng đến sản xuất . Như vậy phân phối thu nhập ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế và vấn đề xã hội, đặc biệt là công bằng xã hội. Mục Lục Lời mở đầu Chương I: Lý luận chung về phân phối thu nhập I. Phân phối thu nhập 1. Khái niện 2. Các hình thức phân phối thu nhập ở Việt Nam trong thời kỳ CNXH II. Lý luận chung về phân phối thu nhập ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH 1.Vai trò, vị trí của phân phối thu nhập đối với quá trình phát triển kinh tế đất nước 2.Những hình thức phân phối thu nhập ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH Chương II: Thực trạng quan hệ phân phối thu nhập ở nước ta 1. Phân phối thu nhập theo lao động, theo kết quả lao động và theo mức độ đóng góp của nguồn lực 2. Ưu điểm của phân phối thu nhập ở nước ta 3.Nhược đỉêm và tồn tại của quan hệ phân phối thu nhập Chương III: Giải pháp nhằm hoàn thiện quan hệ phân phối thu nhập ở VN trong t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10925.doc
Tài liệu liên quan