Đề tài Giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng đầu tư phát triển Hà Nội

Lời nói đầu 1

Chương I: Ngân hàng thương mại và bảo lãnh của ngân hàng thương mại 3

I. Tổng quan về ngân hàng thương mại 3

1. Khái niệm, chức năng và vai trò của ngân hàng thương mại 3

1.1. Sự ra đời của ngân hàng thương mại 3

1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại 5

2. Các hoạt động của ngân hàng thương mại 6

2.1. Hoạt động huy động vốn 6

2.2. Hoạt động sử dụng vốn 8

II. Nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại 9

1. Khái niệm bảo lãnh của ngân hàng thương mại 9

2. Các yếu tố trong bảo lãnh 10

2.1. Các bên trong bảo lãnh 10

III. Đặc điểm, chức năng và vai trò của bảo lãnh ngân hàng 12

1. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng 12

1.1. Bảo lãnh là một quan hệ nhiều bên, phụ thuộc lẫn nhau 12

1.2. Sự độclập của thư bảo lãnh 12

2. Chức năng của bảo lãnh ngân hàng 13

2.1. Chức năng bảo đảm 13

2.2. Chức năng tài trợ 14

2.3. Chức năng đôn đốc hoàn thành hợp đồng 14

2.4. Chức năng đánh giá năng lực nhà thầu 14

3. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng 15

3.1. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng đối với doanh nghiệp 15

 

doc106 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1026 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng đầu tư phát triển Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân hàng phát triển , ngân hàng chính sách, ngân hàng liên doanh ,chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng hợp tác, các loại hình ngân hàng khác và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng thành lập và hoạt động, theo Luật Các tổ chức tín dụng được thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng theo các quy định của pháp luật có liên quan. + Các ngân hàng được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện thanh toán quốc tế được thực hiện bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh khác mà bên nhận bảo lãnh là các tổ chức ,cá nhân nước ngoài. + Tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh hối phiếu, lệnh phiếu theo quy định của pháp luật về thương phiếu * Bên được bảo lãnh : là các khách hàng gồm + Các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam Doanh nghiệp nhà nước Công ty cổ phần Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ty hợp danh Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội Doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể + Các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng. * Bên nhận bảo lãnh ( bên thụ hưởng ): là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng các cam kết bảo lãnh của các tổ chức tín dụng. 1.2 Phạm vi bảo lãnh. Theo điều 7 quy chế bảo lãnh ngân hàng và điều 6 của hướng dẫn quy chế bảo lãnh ngân hàng phạm vi bảo lãnh được quy định như sau: Nghĩa vụ được Ngân hàng ĐT- PT bảo lãnh bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các nghĩa vụ sau đây: + Nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay. + Nghĩa vụ thanh toán tiền mua vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống, đầu tư phát triển . + Nghĩa vụ thanh toán các khoản thuế, các nghiã vụ tài chính khác đối với Nhà nước. + Nghĩa vụ của khách hàng khi tham gia dự thầu, thực hiện hợp đồng theo các quy định của pháp luật . + Các nghĩa vụ hợp pháp khác do các bên thoả thuận cam kết trong các hợp đồng liên quan * Ngân hàng bảo lãnh chỉ được bảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng trong phạm vi, mức phán quyết đã được tổng giám đốc Ngân hàng ĐT- PT Việt Nam uỷ quyền xác định tổng mức bảo lãnh phù hợp với khả năng tài chính của mình. Trường hợp khách hàng có yêu cầu bảo lãnh ngoài phạm vi và mức phán quyết, ngân hàng bảo lãnh có tờ trình báo cáo về Ngân hàng ĐT- PT Việt Nam để xêm xét giải quyết. * Tổng số dư bảo lãnh của Ngân hàng ĐT- PT cho một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng ĐT_PT. Trường hợp một khách hàng có yêu cầu bảo lãnh vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng ĐT_PT thì Ngân hàng ĐT- PT cùng với các tổ chức tín dụng chức tín dụng khác thực hiện việc bảo lãnh theo quy định đồng bảo lãnh. 1.3 Điều kiện bảo lãnh. Theo điều 8 quy chế bảo lãnh ngân hàng và điều7 của hướng dẫn quy chế bảo lãnh ngân hàng điều kiện bảo lãnh được quy định như sau: Ngân hàng bảo lãnh xem xét và quyết định bảo lãnh khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: + Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. + Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh toán với ngân hàng bảo lãnh. + Có bảo đảm hợp pháp cho nghĩa vụ được bảo lãnh theo quy định tại điều 21 của bản quy chế bảo lãnh. + Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi ,hiệu quả khi đề nghị bảo lãnh vay vốn. + Đối với trường hợp bảo lãnh hối phiếu, lệnh phiếu khách hàng phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về thương phiếu. + Trong trường hợp vay vốn nước ngoài khách hành phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý vay và trả nợ nước ngoài. + Khách hàng là các tổ chức kinh tế nước ngoài được đầu tư, kinh doanh hoặc được tham gia đấu thầu tại Việt Nam theo các quy định của pháp luật Việt Nam. + Trường hợp khách hàng đề nghị bảo lãnh là Đơn vị hạch toán phụ thuộc của một Pháp nhân, ngoài các điều kiện trên, Đơn vị phụ thuộc phải có giấy uỷ quyền của Pháp nhân cho phép Đơn vị phụ thuộc Đại diện cho Pháp nhân tham gia vào quan hệ bảo lãnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật. + Đối với trường hợp khách hàng của ngân hàng bảo lãnh là các tổ chức tín dụng (trường hợp ngân hàng bảo lãnh xác nhận bảo lãnh, phát hành bảo lãnh đối ứng và phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của một tổ chức tín dụng khác) thì khách hàng phải là các tổ chức tín dụng có uy tín và năng lực tài chính để bồi hoàn cho ngân hàng bảo lãnh khi ngân hàng bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Riêng trường hợp tổ chức tín dụng nước ngoài phát hành bảo lãnh đối ứng cho ngân hàng bảo lãnh thì tổ chức tín dụng nước ngoài phải có quan hệ đại lý, thanh toán với ngân hàng bảo lãnh. 1.4 Hồ sơ đề nghị bảo lãnh. Theo điều 9 quy chế bảo lãnh ngân hàng và điều 8 của hướng dẫn quy chế bảo lãnh ngân hàng hồ sơ đề nghị bảo lãnh được quy định như sau: Khi có nhu cầu bảo lãnh, khách hàng phải gửi cho ngân hàng bảo lãnh các tài liệu sau: + Giấy đề nghị bảo lãnh ( theo mẫu). + Hồ sơ về tính pháp lý của Doanh nghiệp. + Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh (báo cáo 2năm gần nhất). + Hồ sơ về dự án đầu tư. + Hồ sơ về tài sản đảm bảo nghĩa vụ được bảo lãnh ( nếu áp dụng bảo lãnh có bảo đảm). 1.5 Hợp đồng bảo lãnh. Theo điều10 quy chế bảo lãnh ngân hàng và điều 9 của hướng dẫn quy chế bảo lãnh ngân hàng Hợp đồng bảo lãnh được quy định như sau: * Hợp đồng bảo lãnh được sử dụng theo mẫu do Ngân hàng ĐT- PT Việt Nam ban hành. * Hợp đồng bảo lãnh do tổ chức tín dụng bảo lãnh, khách hàng được bảo lãnh là các bên liên quan ( nếu có ) thoả thuận bao gồm các nội dung sau đây: + Tên, địa chỉ của ngân hàng bảo lãnh và khách hàng. + Số tiền, thời hạn bảo lãnh và phí bảo lãnh. + Mục đích, phạm vi, đối tượng bảo lãnh. + Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. + Hình thức đảm bảo cho nghĩa vụ bảo lãnh,giá trị tài sản làm đảm bảo. + Quyền và nghĩa vụ của các bên. + Quy định về bồi hoàn sau khi tổ chức tín dụng thực hiện các nghĩa vụ bảo lãnh. + Giải quyết các tranh chấp phát sinh. + Chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên. + Những thoả thuận khác. * Hợp đồng bảo lãnh có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ nếu các bên liên quan có thoả thuận. 1.6 Cam kết bảo lãnh. Theo điều 11 quy chế bảo lãnh ngân hàng và điều 10 của hướng dẫn quy chế bảo lãnh ngân hàng cam kết bảo lãnh được quy định như sau: * Cam kết bảo lãnh được ngân hàng bảo lãnh và khách hàng thống nhất phải bao gồm những nội dung cơ bản sau đây: + Tên, địa chỉ của ngân hàng bảo lãnh, khách hàng được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh. + Số tiền bảo lãnh. + Phạm vi, đối tượng và thời hạn hiệu lực của bảo lãnh. + Hình thức và các điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Ngoài các nội dung nêu trên, Cam kết bảo lãnh có thể có nội dung khác như quyền và nghĩa vụ của các bên; giải quyết tranh chấp phát sinh; chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của các bên và các nội dung khác. * Trong trường hợp nội dung cam kết bảo lãnh có quy định việc sử dụng các tài liệu liên quan đến giao dịch bảo lãnh (như hợp đồng giữa khách hàng với bên nhận bảo lãnh, xác nhận việc khách hàng vi phạm của bên thứ ba hoặc các văn bản khác) là điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì nghĩa vụ bảo lãnh được thực hiện theo các điều kiện nêu trên. * Trường hợp ký xác nhận bảo lãnh trên các hối phiếu, lệnh phiếu thì nội dung cam kết bảo lãnh được thực hiện theo các quy định của pháp luật về thương phiếu. * Cam kết bảo lãnh có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ nếu các bên liên quan có thoả thuận. 1.7 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng và khách hàng tham gia bảo lãnh . 1.7.1 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng bảo lãnh Theo điều16 quy chế bảo lãnh ngân hàng quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng được quy định như sau: * Tổ chức tín dụng bảo lãnh có quyền: + Đề nghị tổ chức tín dụng khác xác nhận việc bảo lãnh của mình đối với khách hàng. + Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị bảo lãnh của khách hàng hoặc của tổ chức tín dụng phát hành bảo lãnh đối ứng trong thời hạn tối đa là 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bảo lãnh . + Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu về khả năng tài chính cũng như các tài liệu liên quan đến giao dịch được bảo lãnh, báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, báo cáo tình hình thực hiện các hợp đồng và các nghĩa vụ có liên quan đến giao dịch bảo lãnh . + Yêu cầu khách hàng phải có bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh của mình. + Thu phí dịch bảo lãnh theo thoả thuận . + Yêu cầu khách hàng hoặc bên phát hành bảo lãnh đối ứng hoàn trả số tiền bảo lãnh mà tổ chức tín dụng đã trả thay. + Hạch toán nghi nợ khách hàng hoặc bên phát hành bảo lãnh đối ứng số tiền mà tổ chức tín dụng đã trả thay để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nếu sau 15 ngày kể từ ngày tổ chức tín dụng trả thay mà khách hàng hoặc bên phát hành bảo lãnh đối ứng không nhận nợ. + Xử lý tài sản đảm bảo của khách hàng theo quy định tại nghị định số 178/1999/NĐ_CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn Nghị định này . + Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng, bên phát hành bảo lãnh đối ứng vi phạm hợp đồng bảo lãnh. + Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng khác nếu được bên bảo lãnh chấp nhận bằng văn bản . * Tổ chức tín dụng bảo lãnh có nghĩa vụ: + Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh . + Đôn đốc khách hàng thực hiện đầy đủ và đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. + Hoàn trả đầy đủ tài sản đảm bảo ( nếu có ) và các giấy tờ có liên quan cho khách hàng khi khách hàng đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh . 1.7.2 Quyền và nghĩa vụ của khách hàng tham gia bảo lãnh Theo điều 19 quy chế bảo lãnh ngân hàng quyền và nghĩa vụ của khách hàng được quy định như sau: * Khách hàng có quyền: + Yêu cầu tổ chức tín dụng thực hiện đúng cam kết với bên nhận bảo lãnh . + Yêu cầu tổ chức tín dụng thực hiện đúng thoả thuận trong Hợp đồng bảo lãnh . + Khởi kiện theo quy định của pháp luật nếu tổ chức tín dụng vi phạm Hợp đồng bảo lãnh + Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho bên khác có đủ điều kiện nếu được bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh chấp thuận bằng văn bản. * Khách hàng có nghĩa vụ: + Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực tài liệu và báo cáo liên quan đến giao dịch được bảo lãnh theo yêu cầu của tổ chức tín dụng bảo lãnh. + Trả cho tổ chức tín dụng bảo lãnh tổ chức tín dụng xác nhận bảo lãnh phí bảo lãnh và các loại phí khác có liên quan theo thoả thuận. + Nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền đã trả thay để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho khách hàng bao gồm cả gốc lẫn lãi và các chi phí trực tiếp phát sinh từ việc thực hiện bảo lãnh . + Thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết của mình đối với bên nhận bảo lãnh và tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh. + Chịu sự kiểm tra kiểm soát của tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh đối với mọi hoạt động liên quan đến giao dịch được bảo lãnh. 1.8 Phí bảo lãnh . Theo điều 22 quy chế bảo lãnh ngân hàng và điều 14 của hướng dẫn quy chế bảo lãnh ngân hàng phí bảo lãnh được quy định như sau: + Khách hàng phải trả cho ngân hàng bảo lãnh phí bảo lãnh căn cứ vào mức độ tín nhiệm và chính sách khách hàng Giám đốc ngân hàng bảo lãnh quyết định mức phí bảo lãnh trong phạm vi Ngân hàng Nhà nước quy định. Mức phí do Ngân hàng Nhà nước quyđịnh là không vượt quá 2%/ năm tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh. Trường hợp mức phí bảo lãnh tính theo tỷ lệ này thấp hơn 300.000 đồng thì tổ chức tín dụng được thu tối thiểu 300.000 đồng. Ngoài ra khách hàng phải thanh toán cho tổ chức tín dụng các chi phí hợp lý khác phát sinh liên quan đến giao dịch bảo lãnh khi các bên có thoả thuận bằng văn bản. + Kỳ hạn tính phí bảo lãnh và phương thức thu phí cụ thể do các bên thoả thuận trong hợp đồng. + Khách hàng chậm thanh toán phí bảo lãnh cho tổ chức tín dụng sẽ chịu lãi xuất nợ quá hạn không quá 150% lãi xuất của khoản vay được bảo lãnh trong trường hợp bảo lãnh vay vốn, hoặc lãi xuất cho vay ngắn hạn mà tổ chức tín dụng đó đang thực hiện đối với số phí trả chậm của các loại bảo lãnh khác, kể từ ngày đến hạn thanh toán cho thời gian chậm thanh toán số phí này. Ngoài ra ngân hàng bảo lãnh và khách hàng cũng có thể thoả thuận hình thức xử lý cho những khoản phí bảo lãnh chậm thanh toán cho ngân hàng bảo lãnh. + Đối với trường hợp đồng bảo lãnh, khách hàng phải trả phí bảo lãnh cho tổ chức tín dụng làm đầu mối. Sau đó các tổ chức tín dụng khác sẽ hưởng phí bảo lãnh theo tỷ lệ tham gia bảo lãnh của mình từ tổ chức tín dụng làm đầu mối. Mức phí quản lý bảo lãnh của tổ chức tín dụng làm đầu mối sẽ được các tổ chức tín dụng tham gia đồng bảo lãnh thoả thuận và được trích từ khoản phí bảo lãnh được hưởng theo tỷ lệ tham gia của tổ chức tín dụng để trả cho tổ chức tín dụng làm đầu mối. 1.9 Thời hạn của bảo lãnh: Theo điều 24 quy chế bảo lãnh ngân hàng và điều 16 của hướng dẫn quy chế bảo lãnh ngân hàng phạm vi bảo lãnh được quy định như sau: + Thời hạn của bảo lãnh được xác địmh căn cứ vào thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh của khách hàng đối với bên nhận bảo lãnh. trừ trường hợp có các thoả thuận cam kết khác. + Đối với trường hợp ngân hàng bảo lãnh phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của một tổ chức tín dụng khác thì thờu hanh của bảo lãnh đối ứng phải kéo dài hơn thời hạn của bảo lãnh do ngân hàng bảo lãnh phát hành tối thiểu là 15 ngày ( thời gian cần thiết để ngân hàng bảo lãnh đòi lại tiền của tổ chức tín dụng phát hành bảo lãnh đối ứng sau khi ngân hàng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho người thụ hưởng). +Việc gia hạn bảo lãnh phải được bên nhận bảo lãnh chấp thuận bằng văn bản. 1.10 Thẩm quyền ký bảo lãnh. Theo điều 20 quy chế bảo lãnh ngân hàng và điều 13 của hướng dẫn quy chế bảo lãnh ngân hàng phạm vi bảo lãnh được quy định như sau: + Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam ký hoặc uỷ quyền cho cho Phó TGĐ Ngân hàng ĐT&PT VN, Giám đốc, Ngân hàng bảo lãnh được phép ký bảo lãnh. + Giám đốc hoặc người được uỷ quyền hợp pháp tại ngân hàng bảo lãnh chỉ thực hiện ký bảo lãnh trong phạm vi được Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT- PT Việt Nam uỷ quyền. Phạm vi uỷ quyền và mức uỷ quyền ký từng loại bảo lãnh quy định cho các ngân hàng bảo lãnh có văn bản riêng. 2. Quy trình bảo lãnh tại ngân hàng. Trải qua hơn 7 năm hoạt động nghiệp vụ bảo lãnh cũng đã đạt được một số thành quả nhất định. Trong thời gian đó Ngân hàng ĐT- PT Hà Nội luôn tìm tòi nghiên cứu và đã cho ra đời một quy trình bảo lãnh ngắn gọn, chính xác, phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Quy trình bảo lãnh của Ngân hàng ĐT- PT Hà Nội được công nhận là quy trình bảo lãnh ISO. Quy trình áp dụng thống nhất cho các phòng tín dụng và các chi nhánh trực thuộc. Sau đây là quy trình bảo lãnh của ngân hàng: Quy trình bảo lãnh tại chi nhánh: gồm 5 bước cụ thể sau đây: Bước 1- Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ: 1- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ bảo lãnh: Cán bộ thực hiện bảo lãnh (CBTHBL) hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ theo đúng quy định đối với mỗi loại bảo lãnh, bao gồm: hồ sơ áp dụng đối với tất cả các loại bảo lãnh và hồ sơ áp dụng riêng cho từng loại bảo lãnh: 1.1- Hồ sơ áp dụng đối với các loại bảo lãnh: 1.1.1- Giấy đề nghị bảo lãnh. 1.1.2- Hồ sơ pháp lý về khách hàng. 1.1.3- Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính. 1.1.4- Hồ sơ về đảm bảo bảo lãnh. 1.2- Hồ sơ áp dụng riêng cho từng loại bảo lãnh: 1.2.1- Đối với bảo lãnh vay vốn: a/ Hồ sơ về tình hình tài chính và SXKD của khách hàng bổ sung thêm: - Tài liệu xác minh tình hình công nợ tại thời điểm gần nhất của các TCTD mà khách hàng có dư nợ. b/ Hồ sơ về dự án đầu tư bổ sung thêm: - Hợp đồng thương mại được cấp có thẩm quyền phê duyệt . - Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu có) - Dự thảo lần cuối Hợp đồng vay vốn nước ngoài (nếu có) - Văn bản của NHNN cấp hạn mức vay vốn nước ngoài cho khách hàng (đối với trường hợp vay vốn nước ngoài) - Các tài liệu về biện pháp đảm bảo cho nghĩa vụ được bảo lãnh. - Các văn bản có liên quan khác. 1.2.2- Đối với Bảo lãnh thanh toán: - Hợp đồng mua bán hoặc bản cam kết thanh toán của các bên liên quan ghi rõ điều khoản cam kết thanh toán giữa các bên liên quan. - Tài liệu liên quan về khả năng nguồn vốn để thanh toán theo cam kết được bảo lãnh (nếu có). - Hạn mức vay vốn (trường hợp thanh toán bằng vốn vay). 1.2.3- Đối với bảo lãnh trong xây dựng: a/ Bảo lãnh dự thầu: Tài liệu mời thầu, Quy chế hoặc quy định đấu thầu của chủ đầu tư trong đó ghi rõ các trường hợp vi phạm quy chế (quy định) đấu thầu và trách nhiệm nghĩa vụ mỗi bên dự thầu. b/ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: + Hợp đồng thi công (đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong xây lắp, trường hợp chưa có hợp đồng chính thức thì phải là hợp đồng dự thảo trước khi ký chính thức) hoặc hợp đồng cung ứng vật tư thiết bị (đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng cung ứng vật tư thiết bị) quy định về các điều kiện thực hiện hợp đồng và bảo lãnh thực hiện hợp đồng hoặc + Thông báo trúng thầu hoặc phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp có thẩm quyền. c/ Bảo lãnh hoàn thanh toán: Văn bản cam kết của các bên về số tiền ứng trước, thời gian và tiến độ, phương thức hoàn trả nguồn vốn, xác định rõ các trường hợp vi phạm, nghĩa vụ của Bên nhận tiền ứng trước (nếu trong hợp đồng kinh tế chưa quy định rõ). d/ Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: Hợp đồng kinh tế quy định cụ thể về trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm, các trường hợp vi phạm nghĩa vụ của các bên. Nếu hợp đồng kinh tế không quy định rõ thì phải có một Hợp đồng bổ sung (hoặc quy định trong biên bản nghiệm thu) quy định rõ trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm, các trường hợp vi phạm nghĩa vụ của các bên. 1.2.4- Đối với bảo lãnh bằng 100% vốn tự có của khách hàng, hồ sơ gồm: Chứng từ chứng minh tiền đã được chuyển vào tài khoản tiền gửi ký quỹ tại ngân hàng bảo lãnh bằng 100% giá trị món bảo lãnh, giấy đề nghị bảo lãnh ghi rõ, cam kết dùng tiền ký quỹ đảm bảo cho 100% nghĩa vụ bảo lãnh. 2- Tiếp nhận kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ: Sau khi nhận được hồ sơ bảo lãnh của khách hàng, CBTHBL kiểm tra, kiểm soát các tài liệu của bộ hồ sơ về số lượng, các yếu tố trên tài liệu về tính đầy đủ, hợp pháp hợp lệ của hồ sơ bảo lãnh và yêu cầu khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ (nếu thiếu) CBTHBL chịu trách nhiệm: - Kiểm tra tính đầy đủ về số lượng và tính pháp lý của hồ sơ bảo lãnh. - Báo cáo Trưởng Phòng bảo lãnh xin ý kiến chỉ đạo: + Nếu đủ hồ sơ thực hiện Bước 2 tiếp theo sau đây. + Nếu thiếu yêu cầu bổ sung. Sau khi nhận hồ sơ CBTHBL lập phiếu nhận hồ sơ của khách hàng. Trường hợp bảo lãnh ký quỹ 100% hoặc món bảo lãnh thủ tục đơn giản không lập phiếu tiếp nhận hồ sơ nhưng phải lập danh mục hồ sơ. Bước 2- Quyết định bảo lãnh. 1- Thẩm định hồ sơ bảo lãnh: 1.1- Chuyển hồ sơ: Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ từ khách hàng, CBTHBL lập danh mục hồ sơ và chuyển hồ sơ cho các Phòng có liên quan (Thẩm định, Nguồn vốn, TTQT...) để tổ chức việc phối hợp xử lý giữa các đơn vị phù hợp với tính chất, mức độ của món bảo lãnh. 1.2- Thẩm định hồ sơ: Trong quá trình thẩm định, CBTHBL phải thẩm định rõ các nội dung sau: - Tính đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ bảo lãnh. - Năng lực pháp lý của khách hàng xin bảo lãnh. - Việc chuyển tiền ký quỹ vào tài khoản ký quỹ để THBL. - Tình hình tài chính và năng lực SXKD của khách hàng. - Tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án (Đối với bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh vay vốn). - Đánh giá các rủi ro tiềm ẩn; Thẩm định về tài sản và các biện pháp đảm bảo cho nghĩa vụ được bảo lãnh. - Trong quá trình thẩm định, nếu có vướng mắc, CBTHBL báo cáo Trưởng phòng và Lãnh đạo phối hợp với đơn vị có liên quan (nếu cần) tiến hành kiểm tra thực tế để xác minh tính thực tế và trung thực của hồ sơ bảo lãnh. 1.3- Lập Tờ trình: - Sau khi thẩm định các nội dung trên, căn cứ ý kiến các phòng nghiệp vụ liên quan (nếu có), CBTHBL lập Tờ trình Trưởng phòng kiểm soát và để trình Lãnh đạo. Tờ trình phải thể hiện được quan điểm cá nhân của CB.THBL và cán bộ phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin có liên quan đến việc phán quyết bảo lãnh. Có ý kiến đề xuất bảo lãnh hoặc từ chối với các lý do cụ thể. - Trưởng phòng THBL có trách nhiệm kiểm tra lại Hồ sơ và những nội dung trong Tờ trình, bổ sung thêm những thông tin cần thiết về dự án và khách hàng, đề xuất ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất ý kiến với CBTHBL. - Nội dung Tờ trình trên cơ sở mẫu Tờ trình và tùy tình hình thực tế của khách hàng (ký quỹ 100% hoặc mới có quan hệ với chi nhánh hoặc đã có quan hệ với chi nhánh), Chi nhánh lược hoặc thêm nội dung thông tin trong tờ trình, nhưng phải đủ thông tin về tình hình tài chính, năng lực thực hiện các cam kết của khách hàng với ngân hàng và với Bên thụ hưởng bảo lãnh). 2- Ra quyết định bảo lãnh: Sau khi xem xét tờ trình của phòng thực hiện bảo lãnh, Lãnh đạo Chi nhánh quyết định về việc bảo lãnh. Nếu dự án phức tạp, Lãnh đạo quyết định đưa ra họp Hội đồng tín dụng. 2.1- Trường hợp thuộc thẩm quyền: - Nếu các loại bảo lãnh thuộc uỷ quyền thường xuyên và trong mức phán quyết của Chi nhánh (theo các văn bản của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam quy định mức uỷ quyền, phán quyết đối với Chi nhánh), lãnh đạo Chi nhánh ra quyết định về việc bảo lãnh. 2.2- Trường hợp vượt thẩm quyền Hội sở chính: - Các loại bảo lãnh không được uỷ quyền thường xuyên. - Bảo lãnh được uỷ quyền thường xuyên nhưng vượt mức phán quyết của Chi nhánh; - Bảo lãnh được uỷ quyền thường xuyên, trong mức phán quyết nhưng chủ đầu tư yêu cầu Hội sở chính trực tiếp phát hành thư bảo lãnh. Nếu đồng ý bảo lãnh, CBTHBL thảo tờ trình trình Trưởng phòng kiểm soát, Lãnh đạo Chi nhánh ký gửi Hội sở chính xem xét uỷ nhiệm. Nếu không đồng ý bảo lãnh, CBTHBL thảo công văn từ chối trình Lãnh đạo ký trả lời cho khách hàng. Bước 3- Phát hành bảo lãnh: 1- Hoàn chỉnh lại hồ sơ bảo lãnh (nếu có yêu cầu): Đối với các dự án trình Hội sở chính uỷ nhiệm, nếu Hội sở chính yêu cầu, CBTHBL bổ sung hồ sơ bảo lãnh hoặc thực hiện các yêu cầu của Hội sở chính. 2- Thực hiện các biện pháp đảm bảo: Sau khi có quyết định phê duyệt chấp thuận bảo lãnh của Lãnh đạo Chi nhánh hoặc có công văn uỷ nhiệm của Hội sở chính quyết định bảo lãnh, CBTHBL yêu cầu khách hàng thực hiện các biện pháp đảm bảo (trừ bảo lãnh ký quỹ 100% vốn tự có) đã cam kết cho nghĩa vụ được bảo lãnh như: thế chấp, cầm cố, ký quỹ, bảo lãnh của bên thứ 3... và các yêu cầu khác trong uỷ nhiệm của Hội sở chính (nếu có). 3- Ký hợp đồng bảo lãnh và phát hành thư bảo lãnh: Sau khi nhận lại hồ sơ của Lãnh đạo chấp thuận phát hành bảo lãnh cho khách hàng, CBTHBL tiến hành soạn thảo hợp đồng, Trưởng phòng thực hiện bảo lãnh kiểm soát để trình Lãnh đạo ký phát hành bảo lãnh và gửi cho khách hàng, Chi nhánh phát hành bảo lãnh ký quỹ 100% không phải ký HĐBL với khách hàng. Mẫu hợp đồng bảo lãnh; Mẫu thư bảo lãnh theo quy định, trường hợp Hợp đồng hoặc mẫu thư khác với quy định, Chi nhánh xem xét (trừ bảo lãnh vay vốn nước ngoài và bảo lãnh thi công ở nước ngoài) trên cơ sở phục vụ khách hàng tốt nhất nhưng phải đảm bảo an toàn hiệu quả về bảo lãnh, Chi nhánh không được tự phát hành bảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng khi chưa xác định đầy đủ, rõ ràng những thông tin cần thiết theo quy định liên quan đến món bảo lãnh sẽ phát hành. 4- Về thời hạn xem xét phát hành bảo lãnh: Theo yêu cầu của khách hàng, Chi nhánh xem xét, quyết định bảo lãnh. Trường hợp cần phải có đủ thời gian để xem xét (đối với bảo lãnh vay vốn và các bảo lãnh khác cần có ý kiến của Hội sở chính) tối đa cũng không quá 30 ngày kể từ ngày Chi nhánh nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của khách hàng. Bước 4: Xử lý sau khi phát hành bảo lãnh: 1- Theo dõi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh: - CBTHBL theo dõi việc phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh đối với các loại bảo lãnh như bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng và các cam kết bảo lãnh khác. - CBTHBL theo dõi giải ngân, thực hiện nhận nợ (đối với bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn thanh toán và bảo lãnh vay vốn): + Đối với trường hợp tiền vay, tiền ứng trước được giải ngân qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, CB.THBL phối hợp với các bộ phận có liên quan (Phòng kế toán...) để thực hiện giải ngân cho khách hàng đúng mục đích và tiến độ. + Đối với trường hợp tiền vay được sử dụng để nhập thiết bị, hàng hoá (hoặc vay bằng hàng hoá, thiết bị), CBTHBL theo dõi việc mở L/C, giao nhận chứng từ, ký hối phiếu, giấy nhận nợ của khách hàng đảm bảo cho quá trình này được thực hiện đúng tiến độ, đầy đủ và chính xác. 2- Hạch toán số dư bảo lãnh: a/ Đối với bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn thanh toán và bảo lãnh vay vốn: CBTHBL của Chi nhánh lập lịch giải ngân, thông báo và gửi các chứng từ chứng minh việc giải ngân cho cán bộ phòng kế toán để hạch toán ngoại bảng số dư bảo lãnh. Chứng từ gửi cho cán bộ kế toán làm căn cứ hạch toán gồm: - Hợp đồng bảo lãnh (bản chính). - Lịch giải ngân (nếu là bảo lãnh vay vốn - bản phô tô). - Thư bảo lãnh (L/C hoặc hối phiếu nhận nợ - bản phô tô). b/ Đối với các loại bảo lãnh như bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng và cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH345.doc
Tài liệu liên quan