LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: Tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp dân doanh 3
1.1. Doanh nghiệp dân doanh (DNDD) trong nền kinh tế thị trường 3
1.1.1. Doanh nghiệp dân doanh 3
1.1.2. Vai trò vị trí của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 4
1.1.3. Ưu thế và hạn chế của doanh nghiệp dân doanh 9
1.2. Những vấn đề chung về hoạt động tín dụng của NHTM đối với DNDD 12
1.2.1. Khái niệm tín dụng Ngân hàng 12
1.2.2. Nguyên tắc tín dụng 13
1.2.3. Điều kiện để các doanh nghiệp dân doanh được cấp tín dụng 14
1.2.4. Các hình thức tín dụng đối với DNDD 14
1.2.5. Quy trình xét tín dụng 21
1.3. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với DNDD 28
1.3.1. Đáp ứng nhu cầu vốn để quá trình sản xuất kinh doanh của các DNDD được phát triển liên tục 28
1.3.2. Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các DNDD 29
1.3.3. Làm tăng khả năng cạnh tranh của DNDD 30
1.4.Mở rộng tín dụng đối với DNDD 30
1.4.1.Sự cần thiết phải mở rộng tín dụng đối với các DNDD 30
1.4.2. Các tiêu thức đánh giá kết quả mở rộng tín dụng đối với các DNDD 31
1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình mở rộng tín dụng đối với các DNDD 32
Chương II:Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNDD tại NHTM Quốc tế – Chi nhánh Đống Đa. 38
2.1. Khái quát về VIB Đống Đa 38
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 38
2.1.2. Pham vi, địa bàn và nội dung hoạt động của VIB Đống Đa 38
2.1.3. Thực trạng hoạt động của VIB Đống Đa 39
2.2. Tín dụng đối với DNDD tại VIB Đống Đa 56
2.2.1. DNDD trên địa bàn 56
2.2.2. Tín dụng đối với DNDD 58
2.2.3. Đánh giá về hoạt động tín dụng đối với DNDD tại VIB Đống Đa 63
Chương III: Giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với các DNDD tại VIB Đống Đa 68
3.1. Sự cần thiết và phương hướng mở rộng tín dụng đối với DNDD tại VIB Đống Đa 68
3.1.1. Sự cần thiết phải mở rộng tín dụng đối với DNDD 68
3.1.2. Phương hướng mở rộng tín dụng 69
3.2.Giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với các DNDD tại VIB Đống Đa 71
3.2.1. Đa dạng hóa hình thức đảm bảo tiền vay 71
3.2.2. Tăng cường huy động vốn 73
3.2.3. Bổ sung về sản phẩm dịch vụ Ngân hàng 74
3.2.4. Tăng cường hoạt động thu thập thông tin 74
3.2.5. Đánh giá và phân loại khách hàng 76
3.2.6. Nâng cao hiệu quả của hoạt động giao tiêp, khuyếch trương 77
3.2.7. Giải pháp về cán bộ 78
3.2.8. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát vốn vay và quá trình trả nợ của các DNDD 80
3.3. Một số kiến nghị 80
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan hữu quan 80
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 84
3.3.3. Kiến nghị với DNDD 84
3.3.4. Kiến nghị với Ngân hàng Quốc tế 85
KẾT LUẬN 87
89 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm mở rộng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp dân doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rộng tín dụng của ngân hàng. Động cơ đầu tư của khách hàng bắt nguồn từ lợi nhuận. Mục tiêu đầu tiên và cuối cùng của các doanh nghiệp là lợi nhuận. Lợi nhuận do đầu tư mang lại càng cao và có độ rủi ro càng thấp thì nhu cầu đầu tư càng lớn. Động cơ đầu tư của khách hàng có được thực hiện hay không còn phụ thuộc vào vốn đầu tư. Trong khi đó dự án, phương án đầu tư đòi hỏi khối lượng vốn lớn mà chỉ một mình khách hàng sẽ khó thực hiện được. Điều này tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại tham gia đầu tư vốn vào doanh nghiệp. Như vậy động cơ đầu tư của các khách hàng quyết định việc mở rộng cho vay của ngân hàng. Nhu cầu đầu tư của các khách hàng càng lớn, các ngân hàng càng có điều kiện để mở rộng tín dụng.
+ Năng lực pháp lý:
Doanh nghiệp phải có đầy đủ năng lực pháp luật, có đăng ký kinh doanh mới có đủ điều kiện để hoạt động sản xuất kinh doanh và ký các hợp đồng vay vốn.
+ Năng lực tài chính của khách hàng:
Khả năng tài chính của khách hàng thể hiện ở khối lượng vốn tự có và tỉ trọng vốn tự có trong tổng số nguồn vốn của khách hàng sử dụng. Điều kiện tín dụng thường quy định một tỉ lệ cụ thể, tối thiểu của vốn tự có trong tổng nguồn vốn hoạt động hay một tỉ lệ vốn tự có tham gia phương án, dự án vay vốn.
Năng lực tài chính của doanh nghiệp còn thể hiện ở khả năng thanh toán của doanh nghiệp, việc đáp ứng các yêu cầu thanh toán còn lệ thuộc khá lớn vào kết cấu tài sản của doanh nghiệp như khả năng chuyển hoá thành tiền của tài sản. Năng lực tài chính của doanh nghiệp càng cao, khả năng đáp ứng điều kiện tín dụng càng lớn, càng làm cho ngân hàng có điều kiện mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng.
+ Tài sản bảo đảm tiền vay:
Mặc dù tài sản bảo đảm tiền vay không là yếu tố quyết định đến việc có cho vay hay không mà điều quyết định ở đây là phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Song đối với các DNDD thì biện pháp bảo đảm bằng tài sản vẫn là nhân tố quan trọng để quyết định có cho vay hay không. Theo đó khi vay vốn ngân hàng doanh nghiệp phải có tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định. Giá trị bảo đảm tiền vay phải bảo đảm theo tỉ lệ quy định tại nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của chính phủ về bảo đảm tiền vay và nghị định số 85/2002/NĐ-CP.
Như vậy có rất nhiều yếu tố tác động đến việc mở rộng tín dụng, mỗi nhân tố có mức độ tác động khác nhau tuỳ theo tính chất và thời gian của hoạt động tín dụng. Đồng thời các nhân tố có liên quan với nhau, tạo sự tác động tổng hợp tới hoạt động tín dụng của NHTM. Vấn đề đặt ra là người điều hành NHTM phải nắm vững và điều khiển sự tác động của các nhân tố đó trong quá trình mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng.
Chương II
Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNDD tại NHTMCP Quốc Tế – Chi nhánh Đống đa (VIB Đống Đa)
2.1. Khái quát về VIB Đống Đa
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
Chi nhánh VIB Đống Đa chính thức đi vào khai trương và hoạt động từ 26/11/2002 tại số 88 Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, Hà Nội. Ngân hàng hoạt đồng trên các lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng với các nghiệp vụ cơ bản là: Nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Là một đơn vị mới thành lập với cơ cấu nhân sự tối thiểu, việc khẳng định vị thể, tạo lập lòng tin đối với khách hàng đòi hỏi phải có thời gian và sự nỗ lực phấn đấu rất lớn của mỗi cán bộ, nhân viên VIB Đống Đa. Qua thời gian khá ngắn (1 năm) kể từ khi đi vào hoạt động, mặc dù mới đạt được những kết quả khiếm tốn song bước đấu hoạt động kinh doanh của VIB Đống Đa đã có những tín hiệu tích cực.
2.1.2. Phạm vi, địa bàn và nội dung hoạt động của VIB Đống Đa.
Quận Đống Đa là một quận nội thành của Hà Nội với diện tích 14km2, gồm 26 phường và khoảng 40 vạn dân là nơi dân cư tập trung đông đúc và đa phần là khu tập thể của cán bộ công nhân viên thuộc các ngành, đơn vị đóng trên địa bàn Hà Nội. Đây là thị trường có sức mua lớn, nhu cầu tiêu dùng cao nhất trong thành phố. Mặt khác Đống Đa là quận tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp của Trung ương và Hà Nội hoạt động kinh doanh các ngành nghề khác nhau. Do đó nhu cầu vốn cũng như nhu cầu về dịch vụ ngân hàng là rất lớn.
Hoạt động trên địa bàn tiềm năng như trên là một thuận lợi cho VIB Đống Đa, thế nhưng VIB Đống Đa cũng gặp phải không ít khó khăn mà trước tiên là sự cạnh tranh gắt gao trên thị trường tiền tệ tại địa bàn. Chỉ trong một diện tích không lớn mà đã có 4 chi nhánh và phòng giao dịch của các Ngân hàng quốc doanh, và hàng loạt chi nhánh, phòng giao dịch của các Ngân hàng cổ phần như: Phương Nam; Bắc á; Techcombank, ACB; Eximbank; Đông á. Vì vậy để thu hút được khách hàng đặc biệt là các DNDD với các điều kiện hiện nay của VIB Đống Đa rất phù hợp với các doanh nghiệp này về quy mô cũng như tính chất hoạt động, VIB Đống Đa đã chú ý quan tâm và cố gắng sáng tạo sự khác biệt trong nội dung hoạt động của mình.
Hoạt động VIB Đống Đa tập trung vào các nội dung chủ yếu là nhận tiền gưỉ, sử dụng tiền để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán. Tuy nhiên chi nhánh vẫn tạo ra sự khác biệt cho mình bằng cách phát huy các thế mạnh từ trước đến nay và ngân hàng phục vụ các DNDD thuận tiện nhất, nhanh nhất, an toàn nhất, hiệu quả nhất. Đồng thời, ngân hàng cũng từng bước tiến hành triển khai các nghiệp vụ mới như thanh toán quốc tế, đại lý chuyển tiền nhanh trong nước cũng như quốc tế.
2.1.3. Thực trạng hoạt động của VIB Đống Đa
2.1.3.1. Huy động vốn :
VIB Đống Đa đã xác định được ý nghĩa quyết định của nguồn vốn đối với hoạt động Ngân hàng, đó là thước đo sức mạnh , là cơ sở cho việc thực hiện và đẩy mạnh các hoạt động của Ngân hàng.VIB Đống Đa đã đáp ứng nhiều hình thức huy động vốn như: Tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền tiết kiệm của các dân cư...với thời hạn khác nhau và chính sách lãi suất linh hoạt, hấp dẫn đa dạng.
Bảng 1: Tình hình huy động vốn.
Đơn vị:Triệu đồng, tỷ giá: 15.642đ/USD
Chỉ tiêu
Năm 2003
So sánh (%) năm 2002
KH 2003
Số dư đầu kỳ
Phát sinh nợ
Phát sinh có
Số dư cuối kỳ
P/S nợ
P/S có
SDư cuối kỳ
Huy động vốn bình quân (Quy đổi VNĐ)
32.538
3.157
2.399
1.161
107
Chi tiết huy động vốn
- Theo nguồn huy động
5.988
262.701
326.408
69.695
+ Từ khách hàng là TCKT
2486
152.507
152.315
2.294
1.882
1.438
92
38
Tiền gửi không kỳ hạn
1768
122.801
122.774
1.741
1.515
1.244
98
Tiền gửi có kỳ hạn
2.100
2.100
Tiền gửi ký quỹ và đảm bảo TT
718
29.706
29.541
553
4.114
77
+ Tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi cá nhân
3502
110.194
174.093
67.401
51.016
4.682
130
- Theo kỳ hạn
5988
262.701
326.408
69.695
+ VHĐ < 12 tháng
4215
254.175
293.764
43.804
3.055
2.344
1.925
+ VHĐ ³ 12 tháng
1773
8.526
32.644
25.891
1.840
1.459
(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2003)
Qua số liệu bảng trên ta thấy số dư vốn huy động tại thời điểm 31/12/2003:69.695 trđ trong đó nguồn huy động tiền gửi tiết kiệm là 67,401trđ (chiếm 76,7% tổng nguồn), tiền gửi của khách hàng: 1.741trđ
( chiếm 2,5% tổng nguồn), nhận ký quỹ: 549 trđ( chiếm 0.8% tổng nguồn). Như vậy vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng chính trong tổng nguồn. Đây là yếu tố đảm bảo tính ổn định của nguồn vốn kinh doanh, tuy nhiên chi phí lại khá cao ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của VIB Đống Đa.
Để phát huy những thành tựu đạt được từ công tác huy động năm 2003 thì VIB Đống Đa cần.:
+ Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đồng thời có những ghi nhận, động viên kịp thời đối với cán bộ, nhân viên đạt thành tích tốt nhất trong lĩnh vực huy động vốn.
+ Có cơ chế điều chỉnh lãi suất huy động linh hoạt sát với thị trường và phù hợp với yêu cầu từ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
+ Để xuất và áp dụng các hình thức khuyến mại linh hoạt, hiệu quả để thu hút sự quan tâm của các DNDD.
+ Chủ động tiếp cận, khai thác các DNDD có tiềm năng về nguồn vốn rẻ, dài hạn bằng cách mở rộng hơn nữa mạng lưới hoạt động tăng cường quảng cáo, tiếp thị, tuyên truyền, đồng thời có chế độ ưu đãi về cấp tín dụng hoặc phí tín dụng, lãi suất đối với các DNDD có số dư tiền gửi cao và ổn định.
+ Phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ thanh toán, bảo lãnh cũng là giải pháp tốt để huy động vốn từ các doanh nghiệp thông qua các khoản tền gửi thanh toán và ký quỹ.
+ Có giải pháp kịp thời, hiệu quả để đối phó với những tình huống bất lợi phát sinh trong công tác huy động vốn.
2.1.3.2. Sử dụng vốn:
Trong tổng tài sản bình quân và tại thời điểm cuối kỳ của VIB Đống Đa đầu tư cho tín dụng chiếm tỷ trọng chính. Đây cũng là đặc thù phù hợp với chức năng kinh doanh và mục tiêu của Chi nhánh trong giai đoạn đầu thành lập.
Là đơn vị hạch toán phụ thuộc, lượng vốn huy động chưa sử dụng trong kỳ của Chi nhánh đều chuyển về Hội sở. Trong năm 2004, Chi nhánh sẽ tập trung tăng trưởng vốn đầu tư cho tín dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhưng đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn vốn cho vay.
Nghiệp vụ cho vay:
- Dư nợ bình quân năm 2003: 29.377 triệu đồng.
- Doanh số cho vay: 82.533 triệu đồng
- Doanh số thu nợ: 38.867 triệu đồng
- Dư nợ thời điểm 31/12/2003: 50.912 triệu đồng (Quy đổi) bao gồm:
+ VNĐ : 44.793 triệu đồng
+ USD : 392.400$
- Cân đối với cấu nguồn vốn: Tỷ lệ tổng dư nợ/ Tổng nguồn huy động tại chỗ là 73%
- Về cơ cấu nguồn vốn là cơ cấu đầu tư.
+ Dư nợ cho vay trung hạn/ tổng dư nợ hiện tại của VIB Đống Đa là 29,36%
+ Nguồn được đầu tư trung dài hạn/ Tổng nguồn vốn huy động là 48,8%.
+ Dự nợ trung dài hạn/ nguồn được đầu tư trung dài hạn là 44%
Như vậy, xét cân đối về thời hạn giữa cơ cấu đầu tư và cơ cấu nguồn vốn huy động tại chỗ của VIB Đống Đa ở thời điểm 31/12/2003 thì khả năng được thanh toán được đảm bảo an toàn cao.
- Trong năm, tốc độ tăng nợ tín dụng thấp hơn tốc độ tăng của nguồn vốn huy động là 21.340 triệu đồng (tăng trưởng dư nợ bằng 32,8% nguồn vốn tăng thêm).
Quy mô cho vay: ở mức trung bình và phù hợp với điều kiện nhân sự, điều kiện kinh doanh của Chi nhánh trong kỳ. Chi nhánh cần có thời gian để xác định phương hướng đầu tư, xây dựng mạng lưới khách hàng và tiếp cận thị trường tín dụng.
Về cơ cấu cho vạy tại thời điểm 31/12/03.
+ Theo thời hạn:
Dư nợ ngắn hạn: 35.963 triệu đồng (71% tổng dư nợ)
Dư nợ trung hạn: 14.949 triệu đồng ( 29% tổng dư nợ)
+ Theo loại tiền.
VNĐ 44.774 triệu đồng (87,8% tổng dư nợ quy đổi)
USD 392,400$ (12,2% tổng dư nợ quy đổi)
+ Theo loại hình doanh nghiệp: (Quy đổi VNĐ)
Tư nhân: 11.220 triệu đồng (22% tổng dư nợ quy đổi)
Doanh nghiệp: 39.692 triệu đồng (78% tổng dư nợ quy đổi)
+ Theo ngành kinh tế, tính chất kinh doanh: (Quy đổi VNĐ)
Vay sản xuất công nghiệp: 6.298 triệu đồng (12,4% tổng dư nợ quy đổi)
Vay thương mại dịch vụ : 25.805 triệu đồng (50,7% tổng dư nợ quy đổi)
Vay xây dựng cơ bản: 3.000 triệu đồng (5.9% tổng dư nợ quy đổi)
Vay chế biến Nông – Lâm sản : 4.590 triệu đồng (9% tổng dư nợ quy đổi)
Vay tiêu dùng : 11.219 triệu đồng (22% tổng dư nợ quy đổi)
Bảng 2: Tình hình cho vay
Đơn vị:Triệu đồng, tỷ giá: 15.642đ/USD
Chỉ tiêu
Năm 2003
So sánh (%) năm 2002
KH 2003
Số dư đầu kỳ
Phát sinh nợ
Phát sinh có
Số dư cuối kỳ
P/S nợ
P/S có
SDư cuối kỳ
1-Tổng dư nợ bình quân
29.377
1.327
1.644
698
85
- VNĐ
6.290
74.813
35.699
44.774
1.438
1.518
712
- USD
65
535
208
392
823
603
2- Chi tiết cho vay
2.1. Theo thời gian
- Ngắn hạn
7.289
65.631
36.957
35.962
1.262
1.572
493
- Trung dài hạn
0
16.628
1.697
14.949
2.2. Theo loại hình
- Cho vay doanh nghiệp
4.389
59.755
24.452
39.692
2.98
1.040
904
84
- Cho vay cá nhân
2.900
22.504
14.184
11.220
703
387
70
(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2003)
* Đánh giá công tác quản lý cho vay.
- Cho vay doanh nghiệp
Trong kỳ, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của VIB Đống Đa ổn định. Công tác quản lý cho vay nhìn chung được thực hiện khá tốt. Các quy trình, quy định về tín dụng được tuân thủ, mặc dù một vài khách hàng có gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh nhưng cũng nghiêm túc được thực hiện các nghĩa vụ đối với khoản vay và khả năng thu hồi vốn được đảm bảo an toàn. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại nhỏ trong công tác quản lý cho vay là khâu kiểm tra sử dụng vốn sau chưa được thực hiện thường xuyên và đầy đủ.
- Cho vay cá nhân.
Đối tượng vay khá phong phú, toàn bộ giá trị các khoản vay được đảm bảo bằng tài sản. Công tác quản lý cho vay được thực hiện khá tốt, việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn và chấp hành quy định vay vốn được thực hiện sau giải ngân nhưng chưa thường xuyên. Trong kỳ có một vài trường hợp gặp khó khăn trong việc trả nợ, Chi nhánh đã chủ động tìm hiểu để thanh lý và thu hồi nợ. Với đối tượng vay cá nhân, công tác quản lý cho vay cũng còn tồn tại trong khâu kiểm tra sử dụng vốn sau giải ngân.
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý cho vay, VIB Đống Đa cần:
- Có các biện pháp đồng bộ trong phòng ngừa hạn chế rủi ro hoạt động tín dụng, thay đổi quy trình nghiệp vụ nhằm tăng cường khâu quản lý và kiểm soát.
- Cải tiến thủ tục hồ sơ, thời gian xét duyệt cho vay thuận tiện, nhanh chóng, an toàn.
- Cải tiến và hoàn thiện quy trình, quy định cho vay phù hợp với mô hình tổ chức mới và quá trình đổi mới công nghệ.
- Xác định chất lượng tín dụng gắn liền với trách nhiệm , đạo đức nghề nghiệp của cán bộ.
*Đánh giá chất lượng cho vay:
- Dư nợ quá hạn đến 31/12/2003: 107.528.600đ (0,2% tổng dư nợ)
- Lãi tồn đọng đến 31/12/2003:29.372.267 đ. Trong đó phần lớn do khách hàng trả theo định kỳ, khách hàng thế chấp sổ tiết kiệm chưa đến kỳ thu lãi. Số lãi tồn đọng thực sự là 13.638.000đ của 4 khách hàng.
- Chất lượng dư nợ cho vay trong năm 2003 tại VIB Đống Đa: nhìn chung chất lượng dư nợ lành mạnh, cụ thể.
- Khoản nợ quá hạn: 107.528.600đ: Chi nhánh đã quản lý tài sản thế chấp để thanh lý. Khả năng thu hồi đảm bảo.
- Nợ gia hạn: 7.339.985.000đ (14,5% tổng dư nợ): Khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn khách quan nên phải gia hạn nợ. Tài sản đảm bảo được quản lý chặt chẽ và đảm bảo số lượng, chất lượng. Khả năng thu hồi vốn an toàn.
* Biện pháp nâng cao chất lượng dự nợ năm 2003 tại VIB Đống Đa.
+ Lựa chọn đối tượng khách hàng có quy mô và lĩnh vực kinh doanh phù hợp với khả năng quản lý và cung cấp dịch vụ của Chi nhánh.
+ Thận trọng và tìm hiểu kỹ về khách hàng cũng như các dự án đầu tư trong quá trình thẩm định.
+ Vận dụng linh hoạt các phương thức tìm hiểu thông tin về thị trường, khách hàng để chọn lọc những thông tin chuẩn xác.
+ Tuân thủ mọi quy chế về cho vay và đảm bảo tiền vay của Ngân hàng nhà nước và VIB hiện hành.
+ Nắm bắt, cập nhật thường xuyên thông tin liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh cũng như các thông tin phi tài chính khác liên quan tới khách hàng vay vốn để có biện pháp phòng ngừa, xử lý chủ động khi xảy ra rủi ro .
+ Khi khách hàng gặp khó khăn khách quan bất khả kháng, cần tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp tháo gỡ phù hợp trên tinh thần hợp tác. Trường hợp thực tế bế tắc thì cần phải xử lý kiên quyết kịp thời trên cơ sở cam kết tại các hợp đồng đã ký kết.
Bảng số 3: Số dư nợ quá hạn
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Số dư 31/12/2003
So sánh 31/12/2002
Giá trị
Tỷ trọng/Tổng DN
- NQH < 6 tháng
107,53
0,21%
- NQH từ 6 – 12 tháng
- NQH > 12 tháng
- Nợ chờ xử lý
- Dư nợ trả thay khách hàng (cho vay bắt buộc)
Tổng cộng
107,53
0,21%
(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2003)
Ghi chú: Số dư nợ quá hạn trên là của 02 khách hàng được chuyển trong tháng 12/2003 bao gồm:
- Khoản 1: 19.830.000đ của khách hàng Đỗ Thanh Xuân, số tiền vay ban đầu là 100.000.000đ. Chuyển nợ quá hạn do khách hàng chưa trả lãi và gốc theo định kỳ, khả năng thu hồi nợ đảm bảo.
- Khoản 2: 88.000.000đ của khách hàng Nguyễn Hữu Thắng, số tiền vay ban đầu là 100.000.000đ. Chuyển nợ quá hạn do chưa trả lãi và gốc theo đúng định kỳ. Chi nhánh đã thu hồi tài sản thế chấp là 01 xe ô tô MAZDA 15 chỗ ngồi và đang thực hiện thủ tục thanh lý để thu hồi nợ.
2.1.3.3. Nghiệp vụ bảo lãnh và cam kết.
a. Tổng quan về nghiệp vụ bảo lãnh và cam kết
Năm 2003 Chi nhánh VIB Đống Đa đã phát hành một số bảo lãnh cũng như bắt đầu mở và thực hiện một số thư tín dụng xuất nhập khẩu. Nhìn chung khách hàng chấp hành tốt các nghĩa vụ khi tham gia các quan hệ kinh tế nên chất lượng công tác bảo lãnh – cam kết tại VIB Đống Đa năm 2003 là tốt.
Bảng số 4:Tình hình bảo lãnh và cam kết
Đơn vị: Triệu đồng; USD. Tỷ giá: EUR/USD: 1.25; AUD/USD: 0,74
Chỉ tiêu
Đến 31/12/2003
Số lượng
Trị giá
So cùng kỳ (%)
A- Bảo lãnh
I – L/C Nhập khẩu
1 – L/C đã mở
10
351.085.07
- Trả ngay
10
351.085.07
- Trả chậm
2- L/c đã thanh toán
07
280.962.4
- Trả ngay
07
280.962.4
- Trả chậm
3- L/c chưa thanh toán
03
70.962.4
- Trả ngay
03
70.962.4
- Trả chậm
II. Bảo lãnh khác
1- Phát sinh
12
1.943
Trong đó: + VNĐ
12
1.943
+ USD
2- Hết hiệu lực
10
1.381
Trong đó: + VNĐ
10
1.381
+ USD
3- Số dư
2
562
Trong đó: + VNĐ
2
562
+ USD
B- L/C xuất khẩu
01
22,586..5
1 – L/C đã TT qua VIB
01
22,586..5
(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2003)
b. Tín dụng thu nhập khẩu:
Qua số liệu của bảng trên ta thấy tình hình bảo lãnh cam kết tại VIB Đống Đa còn ở mức khiêm tốn, hiệu quả mang lại còn thấp. Nguyên nhân là do:
+ Hiện tại Chi nhánh chưa có cán bộ nghiệp vụ chuyên sâu về Thanh toán Quốc tế, điều chỉnh này ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và khả năng phát triển trong tương lai. Mặt khác, chi phí tổng thể cho một giao dịch về Thanh toán Quốc tế tại VIB vẫn còn cao, tính cạnh tranh thấp nên việc thu hút khác hàng sử dụng dịch vụ Thanh toán Quốc tế gặp nhiều khó khăn do nguồn ngoại tệ của VIB hạn chế, tính chủ động thấp.
+ Mạng lưới ngân hàng đại lý cũng như uy tín của VIB còn hạn chế cũng là yếu không nhỏ ảnh hưởng tới việc mở rộng dịch vụ này.
- Dự báo các yếu tố ảnh hưởng, xu hướng phát triển nghiệp vụ này: Việc phát triển nghiệp vụ tín dụng như nhập khẩu phụ thuộc rất nhiều vào tình hình tiêu thụ, kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu, chính sách thuế của Nhà nước đối với các mặt hàng này cũng như tính đồng bộ, hợp lý trong quản lý lĩnh vực thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ của VIB Đống Đa… Trong năm tới hoạt động xuất nhập khẩu sẽ rất sôi động do chính sách hội nhập của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho hoạt động kinh tế này.
c. Tín dụng thư xuất khẩu.
- Số lượng, trị giá L/C đã mở: 01 L/C, giá trị 22,586.5 USD
- Hiện tại Chi nhánh số khách hàng sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu còn rất ít, mới có 02 doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu mặt hàng nông sản và gỗ ván sàn. Đây cũng là đặc điểm chúng ở khu vực các tỉnh phía Bắc: Hoạt động xuất khẩu kém phát triển so với các tỉnh phía Nam. Việc tiếp cận các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn.
- Để thúc đẩy nghiệp vụ này, trong thời gian tới cần chủ động tìm hiểu thông tin về các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận (Đặc biệt là các khu chế suất công nghiệp). Nắm bắt nhu cầu dịch vụ Ngân hàng của doanh nghiệp và đề ra cơ chế giá dịch vụ đối với khách hàng hợp lý để tiếp cận, xây dựng quan hệ với những đối tác tiềm năng này.
d. Tình hình nghiệp vụ bảo lãnh
- Đã phát hành 12 bảo lãnh với tổng giá trị 1.943 triệu đồng
- Số bảo lãnh còn hiệu lực là 02, giá trị 562 triệu đồng
- Số phí bảo lãnh thu được : 5,797 triệu đồng
- Nghiệp vụ bảo lãnh chủ yếu phát sinh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Tiềm năng phát triển nghiệp vụ này là khá lớn, phương hướng phát triển là tăng cường các mối quan hệ dịch vụ với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
2.1.3.4. Kinh doanh ngoại tệ:
Bảng 5: Tình hình kinh doanh ngoại tệ
Đơn vị tính: Nghìn USD
Chỉ tiêu
Đến 31/12/2003
Trị giá
So với 31/12/2002
1- Doanh số mua (Quy đổi USD)
538
Trong đó: F.W và SWAP
2- Doanh số bán (Quy đổi USD)
770
Trong đó: F.W và SWAP
3- Bán treo ngoại tệ
4 – Doanh thu kinh doanh ngoại tệ
5 – Lãi, lỗ kinh doanh ngoại tệ
(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2003)
Hiện tại VIB Đống Đa chỉ tiến hành thu đối với đồng ngoại tệ mạnh là USD. Doanh số mua là 538.000 USD doanh số bán là 770.000 USD. Do vậy trong năm qua việc kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng còn rất hạn chế.
Trong năm 2004 VIB Đống Đa cần :
- Hoàn thiện các cơ chế và quy định về nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, tăng cường kiểm soát hoạt động kinh doanh ngoại tệ, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định.
- Bổ sung và đào tạo nhân viên kinh doanh ngoại tệ để hoạt động an toàn hiệu quả, chuyên nghiệp.
- Đa dạng hoá nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, đảm bảo kinh doanh có lãi.
2.1.3.5. Dịch vụ:
a. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng
- Trong năm 2003, VIB Đống Đa đã thực hiện một số dịch vụ như thanh toán trong nước và quốc tế, chuyển tiền du học, kiểm đếm tiền mặt tại địa chỉ của khách hàng, thu đối ngoại tệ. Mặc dù các giao dịch chưa nhiều xong khá đa dạng, chất lượng phục vụ nhìn chung tốt trừ một vài trường hợp chuyển tiền còn chậm do yếu tố khách quan.
Dự báo cho năm 2004.
Thuận lợi: Sau khi được tăng cường nhân sự và trang thiết bị đầy đủ. Chi nhánh VIB Đống Đa sẽ mở rộng hoạt động dịch vụ ngân hàng, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Với địa thế thuận lợi, cơ sở vật chất đầy đủ khang trang, sự nhiệt tình chu đáo của đội ngũ cán bộ nhân viên cộng với sự phát triển của mạng lưới khách hàng sẽ là những yếu tố thuận lợi để VIB Đống Đa đẩy mạnh hoạt động dịch vụ ngân hàng trong năm tới.
+ Khó khăn: Là đơn vị mới thành lập, quy mô nhỏ nên mạng lưới khách hàng phải xây dựng từ đầu. Các giao dịch thanh toán, chuyển tiền phải qua Hội sở sẽ làm giảm tính chủ động; trên địa bàn lân cận có rất nhiều Chi nhánh, phòng giao dịch của các tổ chức tín dụng khác cùng hoạt động tạo nên môi trường cạnh tranh khá cao. Chi phí dịch vụ tại VIB nhìn chung là khá cao so với các Ngân hàng.
+ Giải pháp: Tìm hiểu nhu cầu và tiếp cận khách hàng để đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng; không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ và tác phong làm việc của đội ngũ nhân viên chuyên môn. Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị. Kiến nghị kịp thời những bất cập trong công tác kinh doanh để điều chỉnh.
Bảng số 6: Dịch vụ thanh toán
Đơn vị: Triệu đồng: Nghìn USD, Tỷ giá: 15.642đ/USD
Chỉ tiêu
Đến 31/12/2003
Số lượng
Trị giá
1- Trong nước
- Chuyển tiền đi (Quy đổi VNĐ)
Trong đó: + VNĐ
+ USD
129.738
1.314
- Chuyển tiền đến (Quy đổi VNĐ)
Trong đó: + VNĐ
+ USD
56.861
11.372
- Chuyển tiền đi: (USD)
Trong đó thanh toán qua SWIFT
1.138
410
- Chuyển tiền đến: (USD và ngoại tệ khác)
Trong đó thanh toán qua SWIFT
93
4- Dịch vụ chuyển tiền mặt
14.699
(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2003)
b. Dịch vụ thanh toán quốc tế (TTR)
- Doanh số thanh toán đi: 1.138.000USD
- Doanh số thanh toán đến: 93.000USD
- Số điện thanh toán đi: 43 điện
- Số điện thanh toán đến: 24 điện
c. Dịch vụ thanh toán trong nước:
- Doanh số thanh toán đi: 129.738 USD
- Doanh số thanh toán đến: 56.861 USD
- Số điện thanh toán đi: 2.077 điện
- Số điện thanh toán đến: 541 điện
Với các số liệu trên cho thấy mặc dù mới đi vào thực hiện song kết quả đạt được hết sức thành công, sự thành công không những thể hiện ở những con số cụ thể như giá trị thanh toán, số lượng … mà còn thể hiện ở tính đa dạng, phong phú về các loại hình nghiệp vụ (thanh toán L/C, thanh toán chuyển tiền ….). Để phát huy những thành tựu đã đạt được trong năm 2004 VIB Đống Đa cần :
- Phát triển đa dạng các dịch vụ, cải tiến tổ chức và quy trình nghiệp vụ nhằm giảm thểu tối đa công đoạn tiếp xúc khách hàng.
- Tăng cường công tác tiếp thị và quảng cáo phù hợp vói sản phẩm của Ngân hàng.
2.1.3.6. Nghiệp vụ kho quỹ:
- Doanh số thu chi tiền mặt qua quỹ năm 2003:
+ VNĐ: 956.514.680.059 đồng
+ USD: 4.820.426 USD
- Quá trình công tác, bộ phân ngân quỹ thực hiện tốt khối lượng công việc phát sinh, phát hiện tiền thừa trả lại khách hàng, kiên quyết xử lý những trường hợp tiền giả, luôn đảm bảo an toàn cho quỹ cụ thể:
+ Tổng số tiền giả phát hiện và thu hồi trong năm: 3.930.000đ
+ Tổng số tiền thừa phát hiện và hoàn trả khách hàng: 11.720.000đ (11 món)
2.1.3.7. Kết quả kinh doanh
a. Thu nhập năm 2003: 3.342 triệu đồng
Cơ cấu:
+ Thu nhập từ lãi: 3.253 triệu đồng chiếm tỷ trọng 97,3% Tổng thu nhập.
+ Thu từ thu dịch vụ: 89 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,7% Tổng thu nhập.
b. Chi phí năm 2003: 2.864 triệu đồng
Cơ cấu:
+ Chỉ huy động vốn: 2.365 triệu đồng chiếm 82,5% Tổng chi phí.
+ Chi phí cho nhân viên: 280 triệu đồng chiếm 9,7 % Tổng chi phí
+ Chi phí quản lý và công vụ: 72,8 triệu đồng chiếm 2,5% Tổng chi phí.
+ Chi tài sản: 132 triệu đồng chiếm 4,5% Tổng chi phí.
+ Chi dự phòng, bảo hiểm TG: 14 triệu đồng 0,8% Tổng chi phí.
c. Lợi nhuận trước thuế: 487,7 triệu đồng.
Bảng số 7:Thu chi tài chính
Đơn vị: Nghìn đồng.
Chi tiêu
Năm 2003
So s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0112.doc