Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch 1 – Ngân hàng công thương Việt Nam

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN 3

TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 3

1.1. KHÁI NIỆM, QUY TRÌNH THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 3

1.1.1. Khái niệm. 3

1.1.2. Các thành phần tham gia thanh toán tín dụng chứng từ: 4

1.1.3. Quy trình nghiệp vụ trong thanh toán tín dụng chứng từ. 5

1.1.4. Lợi ích và rủi ro đối với các bên tham gia. 7

1.1.4.1. Đối với người nhập khẩu. 7

1.1.4.2. Đối với người xuất khẩu. 8

1.1.4.2. Đối với NHPH. 8

1.1.4.3. Đối với các ngân hàng thông báo/chỉ định/xác nhận. 9

1.2. UCP ICC - VĂN BẢN ĐIỀU CHỈNH THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 11

1.3. THƯ TÍN DỤNG - MỘT CÔNG CỤ QUAN TRỌNG TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 12

1.3.1. Khái niệm. 12

1.3.2. Tính chất của L/C. 12

1.3.3. Nội dung cơ bản của L/C: 13

1.3.4. Các loại thư tín dụng: 16

1.3.4.1. Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Recocable L/C). 16

1.3.4.2. Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C). 16

1.3.4.3. Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable L/C). 16

1.3.4.4. Thư tín dụng không thể huỷ ngang, miễn truy đòi (Intervocable without recourse L/C). 17

1.3.4.5. Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C). 17

1.3.4.6. Thư tín dụng tuần hoàn (Revoving L/C). 17

1.3.4.7. Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C). 18

1.3.4.8. Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C). 19

1.3.4.9. Thư tín dụng dự phòng (Stand by L/C). 19

1.3.4.10. Thư tín dụng thanh toán dần (Defered payment L/C). 19

1.3.4.11. Tín dụng điều khoản đỏ (Red Clause Credit). 19

1.4. BỘ CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 20

 

doc74 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch 1 – Ngân hàng công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g VND và ngoại tệ. các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các hoạt động cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCTVN. Phòng khách hàng cá nhân là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để huy động vốn bằng VND và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân. Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro và quản lý nợ xấu. nợ đã xử lý rủi ro; Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCT VN. Là đầu mối khai thác và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của nhà nước. Phòng kế toán giao dịch là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng. Các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, cung cấp các dịch vụ liên quan đến thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch.Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý kho tiền và qũy tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và NHCT VN. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm Ngân hàng. Phòng kế toán tài chính là phòng nghiệp vụ giúp giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng qui định của Nhà nước và của NHCT. Phòng thanh toán xuất nhập khẩu là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo qui định của NHCTVN. Phòng tiền tệ kho quỹ là quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo qui định của Ngân hàng nhà nước và NHCT VN, ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các Điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn. Phòng tổ chức-hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT VN. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh, an toàn chi nhánh. Phòng thông tin điện toán Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo hoạt động thông suốt của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh. Phòng tổng hợp và tiếp thị là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh (Sở giao dịch I). 2.1.2. Những hoạt động nghiệp vụ chủ yếu của Sở giao dịch I. 2.1.2.1. Nhận tiền gửi. Để giữ vững và tăng cường huy động vốn, Sở giao dịch I đã chủ động triển khai mạnh mẽ nhiều biện pháp thu hút vốn như: Áp dụng đa dạng các hình thức tiền gửi kỳ hạn với lãi suất bậc thang linh hoạt theo số tiền và kỳ hạn gửi tiền; triển khai đầy đủ các sản phẩm huy động vốn VNĐ và ngoại tệ để khách hàng lựa chọn; mở rộng đối tượng huy động vốn là TCTD phi NH; TCKT khác; các quỹ công đoàn...Triển khai kịp thời các đợt phát hành kỳ phiếu, tiết kiệm dự thưởng kèm quà khuyến mại; Chủ động quảng cáo và đẩy mạnh công tác tiếp thị khách hàng...Kết quả, Sở giao dịch I đã duy trì được nguồn vốn ổn định và tăng trưởng, tiếp tục giữ vững là đơn vị có nguồn vốn huy động lớn nhất trong hệ thống NHCT Việt Nam, đáp ứng đủ vốn cho thanh toán và đầu tư phát triển của mọi đối tượng khách hàng. BẢNG 2.1. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA SỞ GIAO DỊCH I NHCT VN Đơn vị tính: Tỷ đồng 2004 2005 2006 Chỉ tiêu Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng NVHĐ 14.026 16.071 17.448 I.Phân theo đối tượng 1.Tiền gửi DN 1.1. - VNĐ - Ntệ quy VNĐ 1.2. - Không kỳ hạn - Có kỳ hạn 9.918 9.822 96 8.436 1.482 70,7 99 1 85 15 10.399 10.229 170 9.226 1.173 64,7 99 1 88,7 11,3 9.859 9.721 138 3.362 6.497 56,3 98,6 1,4 34,1 65,9 2.Tiền gửi tiết kiệm 2.1. - VNĐ - Ntệ quy VNĐ 2.2. - Không kỳ hạn - Có kỳ hạn 3.398 1.418 1.979 19 3.379 24,2 41,7 58,3 0,5 99,5 3.220 1.165 2.055 6 3.214 20 36,2 63,8 0,2 99,8 3.370 1.336 2.034 7 3.363 19,3 39,7 60,3 0,2 99,8 3.Chứng từ có giá - Kỳ phiếu - Trái phiếu - Chứng chỉ tiền gửi 499 63 436 3,55 12,6 87,4 688 331 220 137 6,6 48,1 32 19,9 620 241 379 3,6 38,9 61,1 4.Tiền gửi khác (TCTD + TC khác) 710 5 1.764 11 3.599 20,6 II.Phân theo loại TTệ 1. VNĐ 2. Ntệ quy VNĐ 11.950 2.076 85 15 13.709 2.362 85,3 14,7 14.953 2.495 85,7 14,3 III.Phân theo kỳ hạn 1. Không kỳ hạn 2. Có kỳ hạn 8.455 5.570 60 40 9.231 6.840 57,4 42,6 3.369 14.079 19,3 80,7 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2004, 2005, 2006) Năm 2005, tổng nguồn vốn huy động là 16.071 tỷ đồng, tăng 2.045 tỷ đồng (tốc độ tăng 14,6%) so với năm 2004. Trong đó, tiền gửi doanh nghiệp đạt 10.399 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 64,7%, tăng 481 tỷ đồng , tốc độ tăng 5% so với năm 2004; tiền gửi dân cư đạt 3.908 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24,3%, tăng 510 tỷ đồng, tốc độ tăng 15% so với năm 2004. Năm 2006, tiền gửi doanh nghiệp đạt 9.859 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 56,5%, giảm 540 tỷ đồng (-5,2%) so với năm 2005. Tiền gửi tiết kiệm đạt 3.370 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 19,3%, tăng 150 tỷ đồng, tốc độ tăng 4,6% so với năm 2005. Tiền gửi khác (Công cụ nợ + tiền gửi TCTD + tiền gửi tổ chức khác) đạt 4.219 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24,2%. Năm 2006, việc huy động vốn của Sở giao dịch I gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh huy động vốn giữa các NH ngày càng gay gắt với việc mở rộng mạng lưới hoạt động; Các ngân hàng liên tục gia tăng lãi suất huy động trong khi lãi suất huy động vốn của NHCT Việt nam luôn duy trì thấp hơn. Đặc biệt là trong năm qua, các doanh nghiệp có nguồn tiền gửi lớn tại Sở giao dịch I thực hiện gửi tiền có kỳ hạn theo lãi suất đấu thầu cạnh tranh đã làm lãi suất bình quân đầu vào tăng lên nhiều so với các năm trước (+0,13%) ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của Sở giao dịch I. 2.1.2.2. Nghiệp vụ bảo lãnh. BẢNG 2.2. HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA SỞ GIAO DỊCH I Đơn vị tính: triệu đồng Năm Phát hành (món) Trị giá 2004 598 99.878 2005 697 121.939 2006 736 171.383 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ngoại hối 2004, 2005, 2006) Năm 2004, phòng TTTM thực hiện thêm một nghiệp vụ mới, đó là nghiệp vụ bảo lãnh bằng VND. Trong năm 2004 phòng đã phát hành 598 món bảo lãnh với trị giá 99 tỷ 878 triệu VND, thu 1 tỷ 121 triệu phí bảo lãnh. Năm 2005, nghiệp vụ bảo lãnh trong nước tăng trưởng đáng kể cả về số lượng và trị giá, cụ thể: phát hành 697 món trị giá 121 tỷ 939 triệu VND, tăng 16,55% về số lượng và 21,15% về trị giá. Năm 2006, phát hành 736 món, trị giá 171 tỷ 383 triệu, tăng 5,6% về số lượng và 40% về trị giá. Như vậy hoạt động bảo lãnh tăng dần về quy mô và khá ổn định. 2.1.2.3. Đầu tư và cho vay. Tổng dư nợ cho vay và đầu tư của Sở giao dịch I đều có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2005, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 2.788 tỷ đồng, tăng 374 tỷ đồng so với năm 2004, tốc độ tăng 15,5%, đạt 90% kế hoạch NHCT VN giao. Năm 2006, dư nợ đầu tư và cho vay đạt 4.499 tỷ đồng, tăng 560 tỷ đồng, đạt tỷ lệ tăng 14% so với năm 2005. Trong đó, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 2.777 tỷ đồng, giảm 11 tỷ đồng (-0,4%) so với năm 2005, đạt 90% kế hoạch NHCT VN giao. BẢNG 2.3. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ CHO VAY CỦA SỞ GIAO DỊCH I Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tổng dư nợ cho vay và đầu tư 3.625 3.940 4.499 1. Đầu tư 1.211 1.152 1.723 2. Cho vay 2.414 2.788 2.776 2.1.Phân theo thời hạn - Ngắn hạn - Trung và dài hạn 915 1.499 987 1.801 895 1.881 2.2.Phân theo TPKT - Kinh tế quốc doanh - Kinh tế ngoài quốc doanh 1.931 483 2.066 722 2.081 695 2.3.Phân theo ngành SXKD - Công nghiệp - Tiêu dùng - Thương nghiệp - Dịch vụ - Ngành khác 1.092 49 576 534 163 1.230 38 963 54 203 2.4.Chất lượng tín dụng - Dư nợ trong hạn - Dư nợ qua hạn Trong đó: + KTQD + KTNQD 2.404,4 9.6 7 2,6 2.780,8 7,2 4,9 2,3 2.774,5 1,5 2.5.Chỉ tiêu hiệu quả - Tổng doanh số cho vay - Tổng doanh số thu nợ - Dư nợ bình quân 5.640 5.580 2.472 5.193 4.819 2.780 6.960 6.971 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2004, 2005, 2006) Ngoài duy trì quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp lớn, Sở giao dịch I luôn chú trọng đầu tư đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng, là khách hàng có tiềm năng phát triển, tăng trưởng nhanh về số lượng và quy mô, là lực lượng năng động và hiệu quả của nền kinh tế. Việc cho vay thành phần kinh tế này không những góp phần làm cho cơ cấu tín dụng bền vững hơn, an toàn hơn, mà còn phát triển được các loại hình dịch vụ, góp phần làm tăng thu dịch vụ cho ngân hàng. 2.1.2.4. Tài trợ thương mại. Hoạt động tài trợ thương mại tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng. Năm 2004 đã mở 732 L/C trị giá 89 triệu USD, tăng 49% so với năm 2003. Thanh toán 1.058 L/C trị giá 78,7 triệu USD tăng 39% so với năm 2003. Kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu đạt 154 triệu USD, tăng 29,3% so với năm 2003. Năm 2005 số L/C mở là 813 món với trị giá gần 68 triệu USD, kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu đạt 188,2 triệu USD tăng 22,21% so với năm 2004. Năm 2006 doanh số thanh toán XNK đạt 197,8 triệu USD, tăng 5% so với năm 2005. Hoạt động bảo lãnh cũng diễn ra thuận lợi. Năm 2004 phát hành bảo lãnh 598 món trị giá gần 100 tỷ đồng tăng 12% so với năm 2003. Năm 2005, phát hành bảo lãnh 697 món trị giá 122 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2004. Năm 2006, phát hành 736 món, trị giá gần 172 tỷ đồng (tăng 41% so với năm 2005).Như vậy hoạt động bảo lãnh tăng dần về qui mô và khá ổn định. 2.1.2.5. Dịch vụ thanh toán. Với sự phát triển khá toàn diện của các mặt hoạt động kinh doanh với công nghệ ngày càng được hoàn thiện hoạt động kế toán không chỉ hoàn thành khối lượng công việc lớn của mình, mà còn thực hiện tốt vai trò " đầu mối thanh toán bắc cầu" cho một số chi nhánh NHCT trong cả nước và các ngân hàng khác hệ thống. Doanh số thanh toán năm 2005 đạt 445 ngàn tỷ đồng, bao gồm cả thanh toán bắc cầu nội bộ (569.395 món) tăng 44% so với năm 2004. Năm 2006, doanh số thanh toán lên tới 590 ngàn tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2005 trong đó doanh số thanh toán chuyển khoản luôn chiếm trên 97%, song đều được xử lý, hạch toán cập nhật, kịp thời, chính xác. Các hoạt động thanh toán thẻ, séc du lịch, chi kiều hối, thanh toán TTR đều tăng trưởng mạnh so với năm 2005. Nhờ làm tốt công tác thanh toán nên đã có 570 khách hàng là tổ chức và cá nhân mở tài khoản giao dịch. Đến nay đã có 8892 khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế gửi tiền, vay tiền và sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và hơn 75 ngàn khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại Sở giao dịch I. a. Hoạt động thanh toán nhờ thu: Hoạt động thanh toán nhờ thu tại Sở giao dịch I chủ yếu là nhờ thu đến. Các công ty nước ngoài khi ký hợp đồng xuất khẩu với khách hàng có quan hệ giao dịch tài khoản tại Sở giao dịch I sẽ thông qua ngân hàng phục vụ mình gửi chứng từ đến Sở giao dịch I để nhờ thu hộ tiền bán hàng. BẢNG 2.4. HOẠT ĐỘNG NHỜ THU CỦA SGD I. Đơn vị tính: 1.000 USD Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Nhờ thu nhập - Thông báo (món) 304 319 437 - Trị giá 9.360 9.522 12.299 - Thanh toán (món) 280 320 391 - Trị giá 7.623 9.876 11.110 Nhờ thu xuất - Thông báo (món) 15 16 - Trị giá 1.040 1.335 - Thanh toán (món) 33 30 3 - Trị giá 1.250 3.785 3.155 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2004, 2005, 2006) Nhìn bảng số liệu trên ta thấy từ năm 2004 đến 2006 hoạt động nhờ thu tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Năm 2005 nhờ thu nhập thông báo 319 món trị giá 9.522 nghìn USD, tăng 5% về số lượng và 1,7% về giá trị; thanh toán nhờ thu nhập tăng 14,28% về số lượng và 29,55% về mặt giá trị. Năm 2006 nhờ thu nhập thông báo 437 món trị giá 122.299 nghìn USD, tăng 37% về số lượng và 30% về trị giá. Kết quả này có được là do Sở giao dịch I đã thực hiện việc phát triển toàn diện các phương thức thanh toán quốc tế. b. Hoạt động thanh toán chuyển tiền: Hoạt động thanh toán chuyển tiền bao gồm chuyển tiền bằng điện( T/T) và chuyển tiền bằng thư (M/T) nhưng hiện nay tại Sở giao dịch I thì chủ yếu là chuyển tiền T/T. Hoạt động chuyển tiền có mức tăng trưởng khá cao qua các năm. Tổng trị giá chuyển tiền tăng mạnh, năm 2003 là 3.980.000 USD, năm 2004 đạt 63.552.000 USD và đến năm 2005 là 99.844.000 USD. B ẢNG 2.5. THANH TOÁN CHUYỂN TIỀN CỦA SGD I Đơn vị tính: 1.000USD Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Chuyển tiền đến: Số món Trị giá 938 2.250 1.008 48.332 1.156 70.824 Chuyển tiền đi: Số món Trị giá 512 1.730 390 15.220 430 29.020 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ngoại hối 2003, 2004, 2005) Hoạt động chuyển tiền đi được thực hiện theo qui định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vì vậy, việc chuyển tiền của cá nhân ra nước ngoài rất hạn chế, chủ yếu là chuyển tiền cá nhân cho đối tượng khách hàng là người không cư trú. Số món chuyển tiền đi giảm qua các năm, năm 2003 là 512 món, năm 2004 là 390 món, đến năm 2005 Sở giao dịch I chuyển đi 430 món mặc dù tăng so với 2004 nhưng vẫn thấp hơn 2003. Nhưng xét về trị giá thì lại tăng dần qua các năm, do những biến động về tỷ giá hối đoái mang lại. Năm 2004 tăng đột ngột từ 1.730.000 USD năm 2003 lên thành 15.200.000 USD. Năm 2005 thì con số này đạt được là 29.020.000 USD. Tỷ trọng chuyển tiền đi tăng trưởng tốt nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong hoạt động thanh toán chuyển tiền, do đó cần đáp ứng tốt hơn nhu cầu về ngoại tệ của khách hàng . Hoạt động chuyển tiền đến hay thực hiện lệnh chi trả từ nước ngoài bao gồm các hoạt động kiều hối, thực hiện các lệnh thanh toán tiền hàng theo hình thức chuyển tiền trước hoặc sau khi giao hàng. Sản phẩm dịch vụ này tuỳ thuộc nhiều vào lượng khách hàng mở tài khoản tại Sở giao dịch I và uy tín thanh toán của NHCTVN. Số lượng tài khoản giao dịch ngoại tệ tại Sở không ngừng tăng lên. Năm 2003 số món chuyển tiền đến là 938 , năm 2004 tăng lên 1.008 món, năm 2005 đạt 1.156 món. Tương ứng với trị giá các năm tăng lên lần lượt là 2.250.000 USD, 48.332.000 USD và 70.824.000 USD. c. Hoạt động thanh toán séc du lịch: NHCT VN đã ký hợp đồng làm đại lý bán hàng và thanh toán séc du lịch do các hãng Thomascook, Master, City, American Express phát hành. Hiện nay, tại Sở giao dịch I – NHCTVN chấp nhận thanh toán loại séc du lịch do American Express Co. và do City Co. phát hành và thực hiện dịch vụ hoàn tiền séc du lịch American Express bị mất với trung tâm hoàn tiền séc du lịch ở Sydney – Úc, cũng như làm đại lý bán séc du lịch Amex trắng, thực hiện chức năng đầu mối thanh toán séc du lịch Amex và City Co. cho các chi nhánh NHCTVN của các tỉnh phía Bắc từ Khánh Hoà trở ra. Doanh số thanh toán séc du lịch ngày càng tăng do lượng khách du lịch vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng trong những năm qua ngày càng lớn. 2.1.2.6. Dịch vụ ngân quỹ. BẢNG 2.6. KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI SỞ GIAO DỊCH I. Năm Doanh số mua bán (USD) Lãi (triệu VND) 2004 394.693.866 327 2005 509.162.486 1.500 2006 452.704.082 1.250 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ngoại hối 2004, 2005, 2006) Năm 2005 doanh số mua bán ngoại tệ đạt 509.162.486 USD tăng 28,90% so với năm 2004. Năm 2006 đạt 452.704.082 USD giảm 11,1% so với năm 2005. Phòng thanh toán XNK luôn chủ động khai thác ngoại tệ từ nhiều nguồn khác nhau để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Từ tháng 2/2006, NHCT VN có công văn yêu cầu ngừng giao dịch mua bán trên thị trường liên ngân hàng, phòng thanh toán XNK một mặt mua trực tiếp từ TW, mặt khác mua từ khách hàng. Các hoạt động khác như giải ngân dự án ODA, WB đều thực hiện tốt. Các bàn đại lý thu đổi ngoại tệ được củng cố, chấn chỉnh, đảm bảo kinh doanh an toàn, có hiệu quả. 2.1.2.7. Dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử và các dịch vụ khác. Trước năm 1999 Sở giao dịch I NHCTVN là đại lý ứng trước tiền mặt thẻ tín dụng quốc tế cho ngân hàng ANZ bank Hà Nội. Từ tháng 10/1997 NHCTVN trở thành thành viên chính thức của hiệp hội thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Visa. Nhưng do NHCTVN còn hạn chế về kinh phí nên phải thuê mạng thanh toán thẻ tín dụng của ngân hàng UOB (Unitate Oversea Bank) và chỉ chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng Visa và Master. Từ tháng 10/1999 Sở giao dịch I – NHCTVN được phép phát triển các cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng quốc tế. Trong năm qua, Sở giao dịch I thường xuyên kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ truyền thống, đồng thời đẩy mạnh thực hiện các dịch vụ mới như: Dịch vụ Internet Banking, đến nay đã có 35 đơn vị và cá nhân đăng ký sử dụng dịch vụ này; Cho vay du học, chứng minh tài chính được 10 món, số tiền là 1,7 tỷ đồng. Dịch vụ cho thuê két sắt đã được triển khai trong năm 2006 nhưng số lượng khách hàng sử dụng chưa nhiều vì chưa có két chuyên dụng. Sở giao dịch I đang đề nghị NHCT Việt Nam nhập két sắt để triển khai phục vụ nhiều đối tượng khách hàng. Sản phẩm thẻ ATM và thẻ tín dụng Quốc tế vẫn duy trì được tốc độ phát triển, trong năm 2006 đã lắp đặt được thêm 03 máy ATM tại các điểm trung tâm thành phố có nhiều khách Quốc tế và đông dân cư để thuận tiện cho khách hàng, nâng tổng số máy ATM Sở đã lắp đặt và quản lý lên 11 máy. Năm 2006 đã phát hành được 5015 thẻ ATM và 145 thẻ TDQT, nâng tổng số thẻ Sở đã phát hành là 13.327 thẻ. Kết quả thu phí dịch vụ năm 2006 đạt 14,9 tỷ đồng, tăng 19,2% so với năm 2005 và xấp xỉ đạt kế hoạch NHCT Việt Nam giao. Việc triển khai các loại hình dịch vụ đã mang lại hiệu quả thiết thực cho hoạt động kinh doanh của Sở trong hiện tại và tương lai, phù hợp với xu hướng phát triển của một NHTM hiện đại. 2.2. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH I NHCT VN. 2.2.1. Thanh toán L/C nhập khẩu. 2.2.1.1. Qui trình thanh toán bằng L/C nhập khẩu. Sở giao dịch I được coi là chi nhánh loại 1 nên qui trình thanh toán bằng L/C nhập khẩu được tiến hành như sau: a. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ . - Chi nhánh chỉ phát hành L/C khi có đủ điều kiện sau: Chi nhánh chưa sử dụng hết hạn mức vốn điều hoà của NHCTVN hoặc tài khoản điều chuyển vốn của chi nhánh dư có. Chi nhánh còn khả năng thanh toán tổng trị giá toàn bộ các L/C mà chi nhánh đã phát hành và có đủ khả năng thanh toán cho L/C mà khách hàng mới yêu cầu phát hành. Giá trị của L/C, số dư mở L/C, mức ký quỹ phải thực hiện đúng các quy định hiện hành của NHCTVN Hàng hoá nhập khẩu không nằm trong danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu. Khách hàng còn đủ hạn mức phát hành L/C - Hồ sơ xin mở L/C của khách hàng bao gồm: Quyết định thành lập Đăng kí kinh doanh Đăng kí mã số xuất nhập khẩu Hợp đồng ngoại thương gốc Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác (nếu có) Giấy phép nhập khẩu của Bộ thương mại Cam kết thanh toán, hợp đồng vay vốn, công văn phê duyệt cho mở L/C trả chậm của NHCTVN Đối với những L/C thanh toán bằng vốn vay từ Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển hoặc vay từ các ngân hàng khác thì Khách hàng phải cung cấp Bảo lãnh thanh toán do Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển hoặc các ngân hàng cho vay phát hành. Hợp đồng mua bán ngoại tệ Giấy đề nghị mở L/C Khách hàng đã được cấp hạn mức mở L/C trong hệ thống máy tính - Kiểm tra hồ sơ : Bảo đảm tính hợp lệ của các chứng từ mà khách hàng xuất trình. Việc thanh toán phải phù hợp với chế độ quản lí ngoại hối và chính sách quản lí xuất nhập khẩu hiện hành của Nhà nước. Có giấy đề nghị mở L/C phù hợp với yêu cầu và quy định của NHCTVN Nội dung của các tài liệu trong hồ sơ không mâu thuẫn nhau Đối với L/C ký quỹ dưới 100% phải có tờ trình mở L/C của các phòng kinh doanh đã được giám đốc hoặc người uỷ quyền phê duyệt. Trong hệ thống máy tính đã có hạn mức mở L/C đó. Sau khi mở L/C thanh toán viên phải ghi trên hợp đồng gốc số L/C đã mở,trị giá L/C, ngày phát hành L/C và ký tên (hợp đồng gốc có thể trả lại cho khách hàng nếu khách hàng yêu cầu, khi đó Chi nhánh phải lưu bản sao có đóng dấu treo của đơn vị). b. Phê duyệt và cấp hạn mức phát hành L/C. Đối với các L/C kí quỹ dưới 100% trị giá L/C đều phải trải qua Các phòng kinh doanh thẩm định và được Ban giám đốc hoặc người uỷ quyền phê duyệt bằng văn bản trước khi chuyển bộ phận tài trợ thương mại thực hiện Đối với L/C ký quỹ 100%, khách hàng trực tiếp làm việc với bộ phận tài trợ thương mại. c. Đăng kí và phát hành L/C nhập khẩu. Khi hồ sơ để phát hành L/C nhập khẩu của khách hàng đã hội tụ đủ các điều kiện theo quy định . Thanh toán viên chọn sản phẩm LETTER OF CREDIT,vào chức năng LETTER CREDIT REGISTRATION để đăng kí phát hành L/C . Các bước phát hành L/C trên chương trình máy tính phải được tuân thủ theo đúng tài liệu hướng dẫn sử dụng chương trình INCAS. Chương trình máy tính sẽ tự động kiểm tra các yếu tố cần thiết theo chế độ tín dụng và các quy định hiện hành về việc phát hành L/C nhập khẩu của NHCTVN. - Tạo điện L/C : Sau khi hoàn tất các bước nhập dữ liệu mở L/C trên mạng máy tính để tạo điện MT700, tại màn hình DOCUMENT, thanh toán viên sẽ tạo các chứng từ liên quan đến việc phát hành L/C như MT700, giấy báo nợ tiền ký quỹ, giấy báo nợ các khoản phí kiêm hoá đơn VAT. Nếu hợp đồng ngoại đã xác định Ngân hàng thông báo, chi nhánh điền thông tin ngân hàng thông báo vào. Nếu hợp đồng ngoại thương chưa xác định ngân hàng thông báo thì để trống receiver. Người phụ trách Bộ phận tài trợ thương mại tại chi nhánh và người phụ trách Trung tâm tài trợ thương mại tại Hội Sở Chính( HSC) có quyền chọn ngân hàng thông báo. Trường hợp L/C có quy định ngân hàng hoàn tiền và cho phép đòi tiền bằng điện thì phải yêu cầu Ngân hàng thương lượng thông báo trước cho NHCTVN 05 ngày làm việc trước khi đòi tiền ngân hàng hoàn tiền. Trường hợp không quy định Ngân hàng hoàn tiền và cho phép Ngân hàng thương lượng trực tiếp đòi tiền NHCTVN bằng điện thì phải quy định rõ sẽ thanh toán cho Ngân hàng thương lượng được thực hiện trong vòng 5 ngày làm việc kể từ sau ngày nhận điện. - Kiểm soát L/C : Kiểm soát viên phải kiểm soát lại toàn bộ hồ sơ xin mở L/C đảm bảo các điều kiện mở L/C đã đượcđáp ứng đầy đủ và đảm bảo sự nhất quán giữa nội dung của hợp đồng ngoại thương , đơn xin mở L/C và L/C. Trường hợp khách hàng không thực hiện việc sửa đổi, chi nhánh phải yêu cầu khách hàng làm bản cam kết chịu hoàn toàn rủi ro và bồi hoàn những thiệt hại cho ngân hàng phát hành (nếu có). Đồng thời chi nhánh có biện pháp bảo vệ mình trước những rủi ro đó bằng cách yêu cầu khách hàng tăng mức ký quỹ, tăng tài sản thế chấp.v.v… Trường hợp các điều khoản của L/C có thể mang đến những thiệt hại nghiêm trọng cho chi nhánh mà khách hàng không chịu sửa đổi đơn xin mở L/C, chi nhánh có quyền từ chối không phát hành L/C đó và lập biên bản huỷ L/C trên hệ thống tài trợ thương mại Nếu L/C không mâu thuẫn với hợp đồng ngoại và khớp đúng với đơn xin mở L/C của khách hàng, các điều khoản của L/C đều có khả năng thực thi và không tiềm ẩn rủi ro cho người yêu cầu mở L/C và ngân hàng phát hành thì kiểm soát viên ký trên L/C và chuyển Giám đốc hoặc người được giám đốc uỷ quyền ký phê duyệt. Sau khi hoàn tất việc phê duyệt L/C trên giấy . Kiểm soát viên chọn giao dịch để phê duyệt và in bản gốc của mỗi loại chứng từ để lưu hồ sơ và in một bản cho khách hàng . Kiểm soát viên ký trên các chứng từ đã in,cuối cùng toàn bộ hồ sơ và L/C được chuyển cho thanh toán viên lưu giữ và xử lí. Một khi cần sửa chữa L/C do thanh toán viên mới soạn thảo, kiểm soát viên chuyển L/C về cho thanh toán viên sửa chữa và lưu vào chương trình, sau đó trình tự kiểm soát tương tự như trên. Những L/C có giá trị lớn sẽ phải thêm một bước phê duyệt trên hệ thống INCAS của giám đốc chi nhánh hoặc người uỷ quyền. d. Sửa đổi L/C. - Tạo điện sửa đổi : Thanh toán viên có trách nhiệm nhận yêu cầu sửa đổi của khách hàng, kiểm tra các điều khoản sửa đổi, nếu thấy hợp lý thì tiến hành lập diện sửa đổi L/C. Nếu sửa đổi tăng tiền: Trường hợp ký quỹ dưới 100% giá trị sửa đổi tăng tiền, khách hàng phải tiếp xúc với các phòng kinh doanh để làm thủ tục bổ sung hạn mức phát hành L/C. Trưòng hợp ký quỹ đủ 100% giá trị sửa đổi tăng tiền, khách hàng tiếp xúc trực tiếp với bộn phận tài trợ thương mại Phí sửa đổi L/C (20USD/lần) phải được xác định rõ trong đơn xin sửa đổi L/C của khách hàng và điện MT 707 của Ngân hàng. - Kiểm soát điện sửa đổi L/C : Kiểm soát viên điện sửa đổi và hồ sơ sửa đổi , ký tên bản draft và trình Giám đốc chi nhánh hoặc người được uỷ quyền ký phê duyệt trước khi Kiểm soát viên phê duyệt trong chương trình INCAS. Sau khi phê duyệt trên mạng, Kiểm soát viên sẽ in bản gốc và bản dành cho khách hàng đồng thời ký trên các chứng từ. Hồ sơ sửa đổi L/C sẽ được quay lại thanh toán viên để lưu trữ và chuyển cho khách hàng Trường hợp giá trị L/C sau khi sửa đổi có mức

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0101.doc
Tài liệu liên quan