MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I:Giới thiệu chung về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá 3
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Nông Cống. 3
2.2.Cơ cấu tổ chức của ngân hàng BIDV chi nhánh Quang Trung 4
2.2.1. Cơ cấu tổ chức 4
2.2.2 Chức năng , nhiệm vụ của các phòng ban 5
Chương II:Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá 7
2.1 Tình hình chung 7
2.1.1. Các hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá 7
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá 13
2.1.3. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá 18
2.1.4. Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá 19
2.1.5. Những tồn tại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá 21
2.2 Tình hình thực hiện thanh toán theo từng phương thức 22
2. 2.1 Chuyển tiền 22
2.2.1.1. Chuyển tiền đi nước ngoài: 22
2.2.1.2.Nhận chuyển tiền từ nước ngoài 23
2.2.2.Nhờ thu 25
2.2.3.Tín dụng chứng từ 29
2.2.3.1.Thanh toán L/c hàng xuất khẩu. 29
2.2.3.2.Thanh toán L/C nhập khẩu. 30
2.2.4.Thanh toán dịch vụ Western Union: 33
2.3. Đánh giá về hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá 36
2.3.1. Kết quả chung 36
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 36
2.3.2.1. Hạn chế chung 36
2.3.2.2. Hạn chế đối với từng phương thức thanh toán 37
2.3.2.3. Nguyên nhân của hạn chế 37
CHƯƠNG 3:Định hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế taị ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá 39
3.1. Những định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá 39
3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá 39
3.1.2Kế hoạch phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá 41
3.1.3Huy động vốn: 42
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá 43
3.2.1. Về cơ chế chính sách. 43
3.2.2. Nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế. 44
3.2.3. Mở rộng các hình thức huy động vốn ngoại tệ và đa dạng hoá các hình thức sử dụng vốn. 44
3.2.4. Giải pháp về khách hàng tại NHNo Nông Cống. 45
3.2.5Giải pháp về hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và mạng lưới thông tin45
3.2.6. Đa dạng hoá và phát triển toàn diện các hình thức thanh toán. 46
3.2.7. Chỉnh sửa và bổ sung kịp thời các cơ chế theo hướng gắn chặt với thị trường để nâng cao hiệu quả. 46
3.2.8. Tập trung đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế. 47
KẾT LUẬN 48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
60 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1548 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hoá - Chi nhánh Nông Cống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trợ 562.4 triệu.
+Theo QQĐ 497 cho vay 32 khách hàng số tiền 3570triệu số tiền lãi hổ trợ 98.1triệu đồng
Cho vay theo NQLT và tổ vay vốn 461 tổ 12.415 thành viên dư nợ 122.695triệu.
Giảm 6 tổ, tăng 909 thành viên, dư nợ 17.302triệu. Nợ xấu 89triệu tỷ lệ 0.07%/dư nợ cho vay qua tổ. Trong đó :
+ Cho vay theo NQLT 2308 năm 2009 Doanh số cho vay 37.189triệu, thu nợ 26.309 triệu dư nợ đến 31/12/2009 là 241 tổ, 7.110 tổ viên, dư nợ 70.057triệu, nợ xấu 63triệu. Giảm 2 tổ, tăng 883 tổ viên dư nợ tăng 10.880triệu so với 2008. Dư nợ bình quân đạt 9.85triệu/hộ.
+ Cho vay theo NQLT 02 năm 2009 cho vay 29.816triệu, thu nợ 23.837 triệu dư nợ 150 tổ, 4.266 tổ viên, dư nợ 5.979triệu. Dư nợ bình quânđạt 10,42triệu/hộ.
+ Cho vay tổ khác 3485triệu, thu nợ 3043 triệu dư nợ 70 tổ, 1039 tổ viên, dư nợ 8.154triệu, tăng 2 tổ, giảm 292 thành viên tăng 443triệu.
Ngay từ đầu năm thực hiện kích cầu hỗ trợ lãi suất, lãi suất tiền vay hạ nên nhu cầu của khách hàng lớp, ngược lại lãi suất tiền gửi thấp, việc huy động không kiepj thời không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Dẫn đến nhiều khách hàng sau khi trả nợ phải chờ đợi lâu, nhiều khách hàng mới có nhu cầu tín dụng và nâng mức vay không thực hiện được. Chất lượng tín dụng tương đối đảm bảo, việc thu lãi đều đặn. Song công tác kiểm tra sau khi cho vay còn hạn chế, việc kiểm tra hoàn thiện hồ sơ hỗ trợ lãi suất chưa kịp thời còn nhiều thiếu sót, việc chi hoa hồng tổ vay vốn có địa bàn, có quý chi không kịp thời, tổ viên vay ké vay hộ ảnh hưởng đến việc phối kết hợp với lien ngành, việc thẩm định hoàn thiện hồ sơ cho vay còn chậm gây lãng phí vốn trong thời gian dài, làm giảm dư nợ bình quân và làm giảm thu nhập.
Chất lượng tín dụng : Nợ nhóm 2 là 1.297 triệu tỷ lệ 0.66%/ tổng dư nợ song vẫn còn tiềm ẩn rủi ro cho vay qua tổ, cho vay không đảm bảo tài sản đối với các Công ty cổ phần. Một số cán bộ tín dụng chưa đôn đốc kịp thời phân kỳ trả nợ, khách hàng chưa nhận thức được việc trả nợ đúng kỳ hạn gốc, kỳ hạn lãi nhất là các khoản cho vay đời sống gây khó khăn cho việc cơ cấu lại nợ cho vay theo lãi suất thỏa thuận trong năm 2010
Nợ xấu 407triệu, nếu tính cả nợ đã xử lý rủi ro năm 1.784triệu thì tỷ lệ nợ xấu 1,12%/ Tổng dư nợ.
Bảng 2.2: Bảng so sánh các chỉ tiêu đánh giá kinh tế trong hai năm 2007 và năm 2008.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2007
31/12/2008
% so sánh
Tổng dư nợ cho vay
684.930
847.544
123,7%
Phân theo kỳ hạn nợ
Dư nợ cho vay ngắn hạn
477.034
500.061
104,9%
Dư nợ cho vay trung hạn
63.230
33.116
52,3%
Dư nợ cho vay dài hạn
144.665
313.687
216,8%
Phân theo loại tiền
Dư nợ bằng VNĐ
401.213
503.392
125,4%
Dư nợ ngoại tệ (quy ra VNĐ)
283.717
344.152
121,3%
Chỉ tiêu chất lượng
Nợ nhóm 2
41.279
27.411
66,4%
Nợ xấu (nhóm 3,4,5)
507
301
59,3%
Thu xử lý rủi ro
71.389
6.440
9%
Dư bảo lãnh
181.921
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của NHNo Nông Cống
2.1.5. Những tồn tại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá
Công tác quản lý điều hành chưa được nhanh nhạy, tính chủ động, sang tạo, đấu mối giữa các bộ phận nghiệp vụ chưa được cao.
Việc chủ động nắm bắt, vận động khách hàng tiền gửi còn hạn chế, chủ yếu dựa vào hình thức lãi suất và khuyến mãi. Chưa quan tâm tích cực đến việc mở rộng và khai tác nguồn vốn lãi suất rẻ, việc triển khai các sản phẩm dịch vụ mới còn lúng túng.
Việc tạo vốn, luân chuyển vốn và hoàn thiện hồ sơ cho vay chưa kịp thời, chưa khai thác được nhiều nghiệp vụ bảo lãnh trong lúc nguồn vốn khó khăn không được phép tăng trưởng tín dụng.
Nhận thức của cán bộ và chỉ đạo thu dịch vụ bảo hiểm chưa được nghiêm túc
Việc xử lý các nghiệp vụ ngân hàng nhiều lúc còn lúng túng mất thời gian và cơ hội của khách hàng.
Giao tiếp với khác hàng còn nhiều hạn chế để khách hàng bức xúc, chưa giảm tải được khách hàng, vẫn còn tình trạng cán bộ làm thêm giờ triền miên.
Việc tổ trưởng thu nợ gốc, lãi, tổ viên sử dụng sai mục đích, vay về cho vay lại vẫn chưa khắc phục.
Việc sửa sai sau kiểm tra còn chậm, không dứt khoát. Kiểm tra thực hiện quy chế, quy trình nghiệp vụ của cán bộ chỉ đạo có lúc còn buông lỏng.
2.2 Tình hình thực hiện thanh toán theo từng phương thức
2. 2.1 Chuyển tiền
- Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng- người trả tiền yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác- người hưởng lợi, ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.
2.2.1.1. Chuyển tiền đi nước ngoài:
tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ: khi có nhu cầu chuyển tiền ngoại tệ, khách hàng lập lệnh thanh toán kèm theo chứng từ hợp pháp, hợp lệ gửi đến ngân hàng. Hồ sơ gồm: hợp đồng ngoại thương gốc, hoá đơn thương mại gốc, giấy phép xuất khẩu,…ngân hàng sẽ kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, số dư tiền gửi, hạn mức tín dụng của khách hàng.
Lập điện thanh toán: kế toán vào hệ thống IPCAS lập điện chuyển tiền đi. Tạo bút toán, kế toán kiểm tra lại và gửi lên kiểm soát viên.
Kiểm soát viên kiểm tra lại toàn bộ chứng từ. nếu hợp pháp và hợp lệ thì sẽ chuyển lên Giám đốc hoặc người uỷ quyền để ký duyệt. sau đó toàn bộ hồ sơ chuyển tiền cùng điện và phiếu chuyển khoản được chuyển về cho kiểm soát viên để truyền ký hiệu mật và chuyển về Hội sở chính – ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá.
Ngày 20/02/2010 công ty xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng Thanh Thanh gửi ủy nhiệm chi trích tài khoản tiền gửi ngoại tệ 102.000 USD chuyển trả cho khách hàng có tài khoản tại Ngân hàng HongKong .
NNH hạch toán:
Nợ TK 43210137.872: 102.510 USD
Có TK 42110137.084: 102.000USD
Có TK 7120137.04 : 510USD
Bảng 2.3: Bảng thu phí dịch vụ chuyển tiền đi nước ngoài của NHNo Nông Cống.
STT
Nội dung dịch vụ
Mức phí Tài khoản Ngoại tệ
1
Phí dịch vụ chuyển tiền đi (NHNo thu)
0,2%, tối thiểu 5 USD, tối đa 300USD
2
Phí NH nước ngoài thu
Theo quy định biểu phí của ngân hàng đại lý
3
Tra soát lệnh chuyển tiền
7USD/lần (bao qồm viện phí)
4
Phí Bạck value (phí NH nước ngoài thu)
Thu theo thực tế
5
Điều chỉnh/ hủy lệnh chuyển tiền
10 USD/lần (gồm điện phí) + phí trả ngân hàng nước ngoài (nếu có)
Nguồn: quy định chung về các mức phí thu tại ngân hàng Nông Cống.
Nhận chuyển tiền từ nước ngoài.
Trong những năm qua, số lượng tài khoản giao dịch ngoại tệ không ngừng tăng lên, chủ yếu là tài khoản giao dịch cá nhân. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nông Cống đã ký nhiều hợp đồng chuyển trả kiều hối với một số ngân hàng nước ngoài và tổ chức trong nước. năm 2008 ngân hàng đã thực hiện chuyển được 4,985 triệu USD. Đến năm 2009 con số này đã đạt hơn 7 triệu USD. Như vậy hoạt động nhận chuyển tiền đến của ngân hàng Nông Cống đã không ngừng tăng trưởng và đang phát triển với tốc độ rất nhanh.
Nhận được báo cáo của NHNo & PTNT Việt Nam chuyển về qua đường thanh toán chuyển tiền điện tử ngoại tỉnh, kế toán in báo có đối chiếu bảng kê hạch toán
Cách 1: Người thụ hưởng có tài khoản tại NH
Nợ TK: 122101
Có TK: 432101 (Tiền gửi bằng ngoại tệ của khách hàng trong
nước) Đồng thời lập phiếu chuyển khoản thu phí.
Cách 2: Người thụ hưởng là cá nhân.
Nợ TK: 122101
Có TK: 465001 (Chuyển tiền phải trả bằng ngoại tệ )
Lập giấy báo cho khách hàng. Khi khách hàng đến lĩnh tiền NH trả tiền
và hạch toán.
Nợ TK: 465001 (Chuyển tiền phải trả bằng ngoại tệ)
Có TK: 103101 Tiền mặt ngoại tệ(Số tiền chuyển đến trừ phí
chuyển tiền)
Có TK: 712101 (Phí dịch vụ thanh toán)
Ví dụ: Ngày 25/12/2009 NHNo nhận được một lệnh chuyển tiền từ ngân hàng đại lý của NHNo Việt Nam từ Ngân hàng Newyork chuyển về kèm chỉ thị ghi nợ tài khoản Vostro số tiền là 5000 USD. Người thụ hưởng là bà Trần Thị Hồng.
Khi ngân hàng nhận được điện:
Nợ TK: 42110137: 5000 USD
Có TK: 46500137: 5000 USD
Khi trả tiền cho bà Hồng:
Nợ TK: 46500137: 5000 USD
Có TK: 10310137: 4975 USD
Có TK: 7120137: 5000 USD x0.5% =25 USD
Cách 3: Người thụ hưởng thuộc chi nhánh NHNo Nông Cống: Kế toán lập lệnh báo cáo cho chi nhánh thực hiện trả tiền cho khách.
Nợ TK: 122101 (Nếu ngân hàng nước ngoài đã ghi có TK Nostro)
Hoặc Nợ TK: 421101 (Nếu ngân hàng nước ngoài chỉ thị ghi nợ TK Nostro)
Có TK: 5191 (Điều chuyển vốn nội bộ bằng ngoại tệ giữa NH với các đơn vi thành viên)
Cách 4: Người hưởng thuộc ngân hàng ngoài hệ thống.
Nợ TK: 122101 (Hoặc Nợ TK: 42101)
Có TK: 112301 (Tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ tại ngân hàng
nhà nước)
Bảng 2.4: Bảng thu phí nhận chuyển tièn từ nước ngoài về của NHNo Nông Cống.
Mục
Nội dung dịch vụ
Mức phí tài khoản Ngoại tệ
1
Nhận chuyển tiền từ nước ngoài
1.1
Người thụ hưởng tại ngân hàng nông nghiệp
Miễn phí
1.2
Phí thu ngân hàng chuyển (OUR)
Theo phí ngân hàng nước ngoài
1.3
Phí thu người thụ hưởng tại ngân hàng khác
7 USD/ món
1.4
Phí thu ngân hàng khác chuyển
Theo phí ngân hàng nước ngoài
2
Thoái hối lênh chuyển tiền (chỉ áp dung khi ngân hàng nước ngoài thu phí thoái hối đối với giao dịch chuyển tiền cửa NHNo)
15 USD/món
3
Điều chỉnh/ tra soát lệnh chuyển tiền
10USD/lần (bao gồm cả điện phí)
Nguồn: quy định chung về các mức phí thu tại ngân hàng Nông Cống
Nhờ thu
Thanh toán nhờ thu hàng xuất khẩu
Tiếp nhận và xử lý chứng từ: ngân hàng tiếp nhận bộ chứng từ nhờ thu do khách hàng uỷ thác thu hộ gồm: giấy yêu cầu nhờ thu kèm bảng kê chứng từ và các chứng từ lien quan đến nhờ thu. Khi nhận chứng từ của khách hàng, thanh toán viên cần:
Kiểm tra đối chiếu số lượng và loại của chứng từ với bảng liệt kê chứng từ của khách hàng.
Kiểm tra lệnh nhờ thu của khách hàng để đảm báôc đầy đủ thông tin.
Lập bảng kê chứng từ kiêm lệnh thanh toán nhờ thu: kế toán viên vào chương trình máy tính để lập bảng kê chứng từ kiêm lệnh nhờ thu gửi kèm bộ chứng từ đến ngân hàng nhờ thu.. toàn bộ hồ sơ được chuyển đến cho kiểm soát viên.
Kiểm soát: kiểm soát viên kiểm tra sự trùng khớp giữa lệnh nhờ thu của khách hàng và lệnh nhờ thu của ngân hàng do kế toán lập. đồng thời kiểm tra kỹ các điều khoản trong lệnh nhờ thu đảm bảo lệnh nhờ thu rõ rang. Sau đó được chuyển cho Giám đốc. Ở các ngân hàng khác thì có thể có người uỷ quyền được nhận tuy nhiên ở ngân hàng Nông Cống lệnh nhờ thu xuất khẩu do Giám đốc ký duyệt.
Gửi chứng từ đi nhừ thu: chứng từ và lệnh nhờ thu được trả lại kế toán để đóng gói gửi đi nhờ thu bằng phương thức chuyển phát nhanh đến ngân hàng nhận nhờ thu theo đúng địa chỉ ghi trong lệnh nhờ thu.
Thanh toán: nhận được báo cáo của Hội sở chính: ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông Thanh Hoá, kế toán vào IPCAS thực hiện thanh toán cho khách hàng, thu phí dịch vụ nếu có.
Ví dụ: Ngày 8/3/2010 công ty TNHH vàng bạc đá quý Hùng Cường có tài khoản tại NHNo, lập một ủy nhiệm thu 146.645 USD đòi tiền một công ty Hàn Quốc có tài khoản tại Ngân hàng đại lý của NHNo tại Hàn Quốc.
Nhận được giấy nhờ thu kèm chứng từ , NH thực hiện
- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ
- Sau đó hạch toán Nhập TK 9123 đồng thời gửi chứng từ tới NH nước . ngoài .
Khi nhận được điện báo trả tiền từ NH nước ngoài kềm chỉ thị ghi nợ TK
Vostro của NH đại lý thì hạch toán:
Xuất 9123 “chứng từ có giá bằng ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu”
đồng thời ghi: Nợ TK 42110137.043 : 146.645USD
Có TK 43210137.011 : 146.351,71USD
Có TK 7120137.05 : 293,2USD
Biểu đồ thể hiện tình hình TTQT theo phương thức nhờ thu của NHNo&PTNT Nông Cống
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
Nhờ thu NK
Nhờ thu XK
Hình thức nhờ thu
USD
năm 2008
năm 2009
Thanh toán nhờ thu hàng nhập khẩu
Tiếp nhận chứng từ nhờ thu: Ngân hàng có thể tiếp nhận nhờ thu do các ngân hàng nước ngoài gửi đến. nếu chứng từ do khách hàng nước ngoài trực tiếp gửi đến thì phải có xác thực được người phát lệnh nhờ thu và các chỉ thị tiếp theo liên quan đến lệnh nhờ thu đó để tránh tranh chấp về pháp lý.
Kiểm tra chứng từ nhờ thu: kế toán có trách nhiệm kiểm tra lệnh nhờ thu, đối chiếu số lượng các loại chứng từ của ngân hàng gửi chứng từ. ngân hàng nhận nhờ thu phải kiểm tra vận đơn và ký hậu vận đơn.
Thông báo và xử lý nhờ thu: sau khi nhận lệnh nhờ thu kèm chứng từ, nếu lệnh nhờ thu rõ ràng, chính xác và đầy đủ thông tin thì kế toán sẽ thông báo cho khách hàng về bộ chứng từ nhờ thu đến. kiểm soát viên sẽ kiểm soát và ký trên thông báo nhờ thu trước khi chuyển thông báo nhờ thu và bộ chứng từ nhờ thu cho khách hàng.
Thanh toán và chấp nhận thanh toán:
Thanh toán: kế toán lập điện hoặc điện chuyển tiền theo đúng chỉ dẫn của người uỷ thác, thu các khoản phí và tạo bút toán. (lưu ý: các kế toán viên được nhận thưởng 500Đ/bút toán. Đây là chính sách riêng rất đặc trưng của ngân hàng Nông Cống). sau đó toàn bộ hồ sơ được chuyển cho kiểm soát viên. Kiểm soát viên có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu giữa lệnh chi và các bút toánn hạch toán. Toàn bộ sẽ được chuyển cho Giám đốc hoặc người uỷ quyền phê duyệt trước khi phê duyệt trên hệ thống IPCAS.
Chấp nhận thanh toán: ngay khi nhận được lệnh chấp nhận thanh toán của người trả tiền, kế toán lập điện thông báo chấp nhận thanh toán gửi cho ngân hàng gửi chứng từ.
Đóng hồ sơ nhờ thu: ngân hàng sẽ đóng hồ sơ nhờ thu nếu bộ chứng từ bị trả lại ngân hàng gửi chứng từ.
Ví dụ: Ngày 26/7/2004 NH nhận được chứng từ nhờ thu trị giá 300.000USD từ Philippin Bank gửi đến đòi tiền công ty XNK có tài khoản tại NHNo.
Khi nhận được chứng từ nhờ thu : Nhập TK 9124: 300.000USD
Khi công ty XNK chấp nhận thanh toán : Xuất TK 9124: 300.000USD
Đồng thời ghi Nợ TK 43210137.470: 300.000USD
Có TK 42110137.580: 299.400USD
Có TK 7120137.04 : 300.000 * 0,2% = 600USD
Bảng 2.5 : Mức phí thu từ dịch vụ nhờ thu của NHNo Nông Cống.
STT
Nội dung dịch vụ
Mức phí tài khoản ngoại tệ
1
Nhờ thu đi
1.1
Gửi đi nước ngoài nhờ thu
Séc, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
2USD/tờ
Séc
2USD/tờ
Bộ chứng từ
5USD/ bộ
1.2
Gửi chứng từ đi trong nước nhờ thu
Séc
1 USD/tờ
Bộ chứng từ
3USD/bộ
1.3
Thanh toán nhờ thu gửi đi nước ngoài
Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
2% trị giá báo có.tối thiểu 2USD
1 tờ séc
2% trị giá báo có.tối thiểu 2USD.Tối đa 150USD
Bộ chứng từ
0,18% trị giá báo có.Tối thiểu là 20USD. Tối đa 300USD
1.4
Thanh toán nhờ thu gửi đi trong nước
1 tờ séc
0,1% trị giá báo co. Tối thiểu 2USD.Tố đa 50USD
Bộ chứng từ
0,15% trị giá .Tối thiểu 5 USD
1.5
Hủy nhờ thu theo yêu cầu người nhờ thu
5 USD +phí thực tế phả ngân hàng nước ngoài
1.6
Từ chối thanh toán nhờ thu
Theo thực tế phải trả
2
Nhờ thu đến
2.1
Nhận và thong báo nhờ thu đến trong nước
1 USD
2.2
Nhận và thông báo nhờ thu đến từ nước ngoài
1 tờ séc
1 USD
BỘ chứng từ
5 USD
2.3
Thanh toán nhờ thu
Thanh toán nhờ thu từ nước ngoài gửi đến (thanh toán trả nước ngoài)
0,2% tối thiểu 20USD .Tối đa 200USD
Thanh toán nhờ thu trong nước gửi đến
0,15%Tối thiểu 10USD. Tối đa 200USD
Nhờ thu trả chậm
1%/năm hoặc 0,25%/quý/ số tiền nhờ thu
3
Dịch vụ khác
3.1
Hủy nhờ thu theo yêu cầu của người nhờ thu
10USD + phí thực tế phải trả ngân hàng nước ngoài
3.2
Từ chối thanh toán nhờ thu
Theo thực tế phải trả
3.3
Sửa đổi/ điều chỉnh chỉ thị nhờ thu gửi đi theo yêu cầu
10USD/lần + điện phí
3.4
Tra soát nhờ thu theo yêu cầu khách hàng
Tra soát trong trong nước
3USD/bộ + điện phí
Tra soát trong ngoài nước
5USD/bộ + điện phí
Nguồn: quy định chung về các mức phí thu tại ngân hàng Nông Cống.
Tín dụng chứng từ
2.2.3.1.Thanh toán L/c hàng xuất khẩu.
Hoạt động L/C nhập khẩu của NHNo Nông Cống trong những năm qua chịu nhiều tác động của biến động trên thị trường quốc tế nên có sự tăng trưởng không ổn định.
a) Tiếp nhận thông báo L/C từ ngân hàng nước ngoài gửi đến.
Khi nhận được L/C do ngân hàng nước ngoài chuyển đến ngân hàng
tiến hành:
+Kiểm tra tên, địa chỉ người hưởng lợi, các chỉ dẫn xủa ngân hàng phát hành L/C, kiểm tra và phát hành chữ ký của ngân hàng phát hành.
+Lập thông báo theo mẫu gửi khách hàng.Thư thông báo lập thành hai bản( Một bản gửi khách hàng, một bản lưu hồ sơ L/C)
+Trường hợp khách hàng là người xuất khẩu có tài khoản tại các chi nhánh NHNo trong cùng hệ thống thì sau khi kiểm tra phải ghi xác nhận vào
L/C bằng thư “Chữ ký đúng” hoặc “Không xác định được chữ ký” trong vòng 2 giờ, và thông báo cho chi nhánh.
+Lập phiếu thu dịch vụ phí.
+Thông báo bằng điện cho ngân hàng phát hành về việc nhận được L/C và ý kiến của khách hàng về sửa đổi L/C (nếu có).
b) Nhận chứng từ đòi nợ do người xuất khẩu xuất trình.
Khi nhận bộ chứng từ do người xuất khẩu xuất trình kèm bản gốc L/C và thư thông báo L/C, thanh toán viên thực hiện các công việc sau:
+Kiểm tra số lượng chứng từ , tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ.
+Vào sổ theo dõi L/C và đưa các dữ liệu vào máy vi tính.
+Ghi ý kiến của mình trên phiếu kiểm tra chứng từ hàng xuất rồi chuyển toàn bộ hồ sơ cho trưởng phòng hoặc kiểm soát viên kiểm tra lại toàn bộ chứng từ và ghi rõ ý kiến của mình trên phiếu kiểm tra, ký tên và chuyển trả lại cho thanh toán viên.
c) Gửi chứng từ và đòi tiền
Các chứng từ sau khi kiểm tra nếu phù hợp, thanh toán viên lập thư hoặc điện đòi tiền gửi ngân hàng phát hành L/C và hạch toán vào tài khoản ngoại bảng Nhập TK:912301 “Chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu”
d) Khi nhận được báo cáo của ngân hàng nước ngoài.
Ngân hàng tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu hoặc chuyển tiền cho chi nhánh NHNo phục vụ xuất khẩu, ghi xuất TK: 912301
+Trường hợp người xuất khẩu là khách hàng của ngân hàng.
Nợ TK: 122101 (Tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng nước ngoài)
Hoặc Nợ TK: 421101 (tiền gửi ngoại tệ của ngân hàng nước ngoài)
Có TK: 432101 (tiền gửi ngoại tệ của người xuất khẩu)
Lập phiếu tiến hành thu phí thanh toán: Nợ TK: 4321, Có TK: 712
+Trường hợp người xuất khẩu là khách hàng có tài khoản tại các chi nhánh ngân hàng NN cùng hệ thống thì ngân hàng hạch toán chuyển tiền cho chi nhánh qua tài khoản điều chuyển vốn ngoại tệ trong hệ thống.
Nợ TK:122101 ( hoặc Nợ TK:421101)
Có TK:519112 (Tiểu khoản chi nhánh)
2.2.3.2.Thanh toán L/C nhập khẩu.
a) Mở L/C.
*Kiểm tra hồ sơ
Thanh toán viên tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và lập sổ theo dõi ngày mở
L/C, số L/C…
*Xác định mức ký quĩ vào tài khoản 467201 “tiền gửi ký quĩ để mở
L/C” trường hợp khách hàng có vốn ngoại tệ để mở L/C và ký quĩ đủ 100% giá trị L/C thì phòng TTQT hướng dẫn khách hàng lập UNC trích tài khoản để ký quĩ. Trường hợp khách hàng ký quĩ mức thấp hơn giá trị L/C xin mở thì hồ sơ được chuyển giao cho phòng them định xem xét.
b) Thông báo cho ngân hàng thanh toán.
Ngân hàng được chỉ định thanh toán L/C phải là ngân hàng đại lý chính thức của NHNo và giữ tài khoản tiền gửi của NHNo. Trong giấy uỷ quyền thanh toán có thể cho phép tự động ghi nợ tài khoản tiên gửi của NHNo.
c) Thanh toán L/C cho người XK.
Nhập tài khoản 912401 “ chứng từ có giá trị ngoại tệ do ngân hàng nước ngoài gửi đến đợi thanh toán” khi thanh toán ghi: xuất tài khoản 912401.
Khi nhận được giấy đòi nợ tù ngân hàng nước ngoài
+Trường hợp ký quĩ 100% giá trị L/C.
Nợ TK: 467201 ( tiền gửi ký quĩ mở L/C)
Có TK: 421101 ( tiền gửi ngoại tệ của ngân hàng nước ngoài)
+ Trường hợp ký quĩ dưới giá trị L/C
Nợ TK: 467201 ( tiền ký quĩ mở L/C)
Nợ TK: 214101 ( cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ) ( phần chênh lệch)
Có TK: 421101 ( tiền gửi ngoại tệ của ngân hàng nước ngoài)
-Khi nhận được báo nợ từ ngân hàng nước ngoài.
+Trường hợp ký quĩ 100% giá trị L/C
Nợ TK: 467201
Có TK: 122101 ( Tiền gửi ngoại tệ của ngân hàng tại ngân hàng
nước ngoài)
+ Trường hợp ký quĩ dưới giá trị.
Nợ TK: 467201
Nợ TK: 214101
Có TK: 122101
Ví dụ: Ngày 21/10/2004 NH tỉnh Thanh Hóa có nhận được một thông báo
L/C trị giá 250000 USD từ Tokyo bank gửi đến để trả tiền cho công ty may Thanh Hóa có tài khoản tại chi nhánh NHN0 thị trấn Nông Cống.
- Khi nhận được thông báo L/C, ngân hàng tiến hành kiểm tra và xác nhận chữ ký của ngân hàng phát hành L/C sau đó lập thông báo hửi chi nhánh NHNo.
- Tiếp nhận bộ chứng từ đòi nợ do chi nhánh gửi lên, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ và hoá đơn bán hàng.
- Gửi chứng từ đòi tiền cho Tokyo bank đồng thời hạch toán. Nhập TK: 912301(chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu)
Xuất TK: 912301(chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu)
Đồng thời: Nợ TK 42110137.120 : 225.000 USD
Có TK 51911237.356 : 224.550 USD
Có TK 71201 : 0,2%*225.000USD = 450 USD
Bảng 2.6 : Thu phí từ các dịch vụ thanh toán L/C nhập khẩu của NHNo Nông Cống
STT
Nội dung dịch vụ
Mức phí tài khoản ngoại tệ
1
Thông báo thư tín dụng
Thông báo qua 1 ngân hàng khác
20USD
Thong báo trực tiếp đến khách hàng
15USD
NHNo là ngân hàng thong báo thứ 2
10USD
2
Thong báo sửa đổi
8USD/lần
3
Hủy thư tín dụng theo yêu cầu của KH
18USD/lần
4
Phí kiểm tra chứng từ
Xuất trình tại NHNo
Miễn phí
Xuất trình tại NH khác
20 – 40USD
5
Thay thế/ bổ sung chứng từ sau lần gửi đầu tiên
10USD/lần+ phí bưu điện
6
Phí thanh toán bộ chứng từ
0,15%
7
Sửa đổi/ điều chỉnh thư đòi tiền theo yêu cầu KH
10USD/ lần
8
Lập bộ chứng từ
Thỏa thuận
9
Chiết khấu bộ chứng từ
Phí gửi+ thanh toán bộ chứng từ thự hiện tương tự như nhờ thu. Lãi chiết khấu theo thỏa thuận
10
Chuyển nhượng thư tín dụng xuất khẩu
0,1% trị giá L/C chuyển nhượng. tối thiểu 30USD, tối đa 500USD
11
Sửa đổi thư tín dụng chuyển nhượng
Sửa đổi tăng số tiền
0,1% số tiền tăng thêm của giá trị thư tín dụng chuyển nhượng. tổi thiểu 20USD/lần
Sửa đổi khác
15USD/lần
12
Xác nhận L/C của NH đại lý phát hành
Thỏa thuận
13
Hủy thư tín dụng chuyển nhượng
20USD/lần
Nguồn : quy định chung về các mức phí thu tại ngân hàng Nông Cống.
Thanh toán dịch vụ Western Union:
Ngân hàng Nông Cống cung cấp cho khách hàng dịch vụ chuyển tiền nhanh kiều hối Western Union giúp khách hàng có thể chuyển tiền từ bất cứ nơi nào trên thế giới về địa bàn huyện. Với hệ thống mạng lưới AGRIBANK phủ đều trên toàn quốc giúp khách hàng nhận tiền chuyển về tại chi nhánh NHNo&PTNT Nông Cống một cách nhanh chóng và an toàn.
Khách hàng sẽ nhận được tiền chỉ trong vòng vài phút.
Khách hàng có thể nhận tiền VND hoặc USD tùy theo tình trạng đơn vị tiền tệ sẵn có tại các địa điểm chi trả quy định.
Khách hàng không phải chịu bất kỳ loại phí nào khi nhận tiền.
Ngân hàng sẽ thông báo nhận tiền trong thời gian sớm nhất bằng thư hoặc điện thoại miễn phí.
Được ngân hàng giao tiền tận nhà miễn phí tại 64 tỉnh thành trên toàn quốc.
Không cần khai báo nguồn gốc tiền chuyển về.
Không hạn chế về số tiền chuyển về.
Không phải chịu thuế thu nhập.
Đặc tính sản phẩm
Khách hàng không cần cung cấp mã số chuyển tiền (MTCN). Người gửi tiền chỉ cần đánh dấu vào ô I want a check delivered to the following adress: (Tôi muốn tiền được giao đến địa chỉ:), ngân hàng sẽ cử người đến giao tiền tận nhà cho bạn.
Hồ sơ và thủ tục
Bước 1: Hướng dẫn địa điểm để chuyển tiền Western Union ở nước ngoài.
Khách hàng cung cấp cho người chuyển tiền số điện thoại của WU tại nước ngoài để WU hướng dẫn người chuyển các điểm đại lý Western Union chuyển tiền về Việt Nam.
Bước 2: Chuyển tiền
Sau khi điền đầy đủ các nội dung cần thiết vào Phiếu chuyển tiền, người gửi chỉ cần đánh dấu và điền địa chỉ, số điện thoại của người nhận ở Việt Nam vào phiếu chuyển tiền
Người nhận ở Việt Nam sẽ nhận được tiền tận nhà mà không tốn thêm bất cứ chi phí nào khác. Người gửi không cần gọi điện thoại thông báo mã số chuyển tiền, người nhận ở Việt Nam vẫn nhận được tiền tận nhà miễn phí.
Bước 3: Nhận tiền
1. Điền giấy “To receive money” (nhận tiền): tên người nhận, người gửi, địa chỉ, số tiền ước đoán, Mã số.
2. Đưa giấy “Nhận tiền” và CMND/Hộ chiếu cho nhân viên giao dịch.
3. Nhận tiền và biên nhận.
Sau khi nhận được thông báo bạn có thể đến điểm giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nông Cống gần nhất để nhận tiền.
Ngân hàng Nông Cống - Western Union giao tiền tận nhà trong vòng 48 tiếng.
Bảng 2.7: Doanh số đạt được trong năm 2009 và kế hoạch các năm tiếp theo của dịch vụ chuyển tiền kiều hối của NHNo Nông Cống.
Đơn vị : USD
Mục
nhóm sản phẩm
năm 2009
kế hoạch tăng trưởng năm 2010
tăng trưởng bình quân các năm tiếp theo
số lượng khách hàng
doanh số
số lượng khách hàng
doanh số
số lượng khách hàng (%)
doanh số (%)
1
chuyển tiền kiều hối
1,312
1,395,000
1,450
1,650,000
11
27
2
Chuyển tiền kiều hối qua kênh Western Union
925
764,000
1,000
1,000,000
15
31
3
chuyển tiền kiều hối qua kênh thông thường
387
531,000
450
650,000
10
22
Nguồn: Kế hoạch phát triển nhóm sản phẩm Dịch vụ Thanh toán Quốc tế của NHNo Nông Cống.
2.3. Đánh giá về hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá
2.3.1. Kết quả chung
Cùng với việc phát triển các nghiệp vụ truyền thống như huy động tiền gửi, cho vay...Ngân hàng đã quan tâm chú trọng đến phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Nghiên cứu thực hiện tốt văn bản 447/QĐ-NHNo-QHQT, quyết định 539/NHNo-QHQT, văn bản số 234/HĐQT- 08 ngày 25/05/1999 để nâng cao chất lượng nghiệp vụ, phát triển nghiệp vụ mới, tạo chủ động cho các chi nhánh với cơ chế linh hoạt hơn. Chấp hành tốt quy trình thanh toán Séc ngoại tệ nhằm tạo điều kiện phát triển các sản phẩm thanh toán, nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hoá - chi nhánh Nông Cố.doc