MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNGI. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1
A.CƠ SỞ LÝ LUẬN 1
1.1 Khái niêm về hiệu quả 1
1.1.1 Khái niệm 1
1.1.2 Bản chất 2
1.1.3 Phân loại 4
1.1.3.1 Hiệu quả kinh doanh 4
1.1.3.2 Hiệu quả kinh tế xã hội 5
1.1.3.3 Hiệu quả tổng hợp 5
1.1.3.4 Hiệu quả của từng yếu tố 6
1.1.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả 7
1.1.4.1 Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp 7
1.1.4.2 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng nhân lực 7
1.1.4.3 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn 7
1.1.4.4 Chỉ tiêu sử dụng hiệu quả chi phí 7
1.1.4.5 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất của doanh nghiệp 8
1.2 Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh 8
1.2.1 Các nhân tố chủ quan 8
1.2.1.1 Nhân tố chủ quan 8
1.2.1.2 Nhân tố vốn 9
1.2.1.3 Nhân tố về kỹ thuật 9
1.2.2 Các nhân tố khách quan 10
B.GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CP THÉP VIỆT THÀNH LONG AN. 10
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 10
1.2 Sản phẩm cung cấp 11
1.3 Thị trường tiêu thụ 11
1.4 Các vị trí chủ chốt trong công ty 11
1.5 Nhân lực công ty 11
1.6 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 12
1.6.1 Hội đồng cổ đông 12
1.6.2 Hội đồng quản trị 13
1.6.3 Ban kiểm soát. 13
1.6.4 Giám đốc. 13
1.6.5 Phòng kế toán. 14
1.6.6 Phòng kinh doanh 14
1.6.7 Phòng kế hoạch 14
1.6.8 Phòng tài chính kế toán 15
1.6.9 Phòng marketing 15
1.6.10 Phòng hành chính 16
1.6.11 Phòng nhân sự 16
1.6.12 Phòng kỹ thuật 16
1.7 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 17
1.7.1 Chức năng 17
1.7.2 Nhiệm vụ 17
CHƯƠNGII. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY CP THÉP VIỆT THÀNH LONG AN 17
2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian gần đây
2.1.1 Những thành tựu đạt được. 17
2.1.2 Tình hình sản xuất 18
2.1.3 Tình hình tiêu thụ 20
2.1.3.1 Kim ngạch xuất khẩu 20
2.1.3.2 Tiêu thụ trong nước 22
2.2 Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty 23
2.2.1 Hiệu quả về sử dụng lao động 23
2.2.2 Hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp 24
2.3 Ưu, nhược và những nguyên nhân tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. 25
2.3.1 Ưu điểm 25
2.3.1.1 Kế hoạch sản xuất 25
2.3.1.2 Sự đa dạng của các chủng loại hàng 25
2.3.1.3 Liên kết chặt sẽ với các đơn vị khác 25
2.3.1.4 Giá cả phù hợp 26
2.3.1.5 Đảm bảo chất lượng 26
2.3.2 Nhược điểm 26
2.3.2.1 Thị trường mở rộng. 26
2.3.3 Những nguyên nhân tồn tại 26
CHƯƠNGIII. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP THÉP VIỆT THÀNH LONG AN 27
3.1 Định hướng phát triển của công ty 27
3.1.1 Quan điểm về định hướng phát triển công ty 27
3.1.2 Định hướng phát triển trong giai đoạn 2010 – 2013 28
3.1.2.1 Định hướng chung 28
3.1.2.2 Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm của công ty đến năm 2013
29
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh 33
3.2.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm 33
3.2.1.1 Chất lượng sản phẩm 33
3.2.1.2 Nâng cao tay nghề của công nhân 34
3.2.2 Đa dạng về mẫu mã 35
3.2.3 Hoàn thiện kênh phân phối 35
3.2.3.1 Phát triển mạng lưới tiêu thụ 35
3.2.3.2 Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối 36
3.2.4 Tăng cường liên kết với các đối tác khác 39
3.2.5 Tăng cường nghiên cứu thị trường 39
3.2.5.1 Điều tra nghiên cứu thị trường 39
3.2.5.2 Chiến lược thị trường 40
3.2.6 Mở rộng thị trường .42
3.2.7 Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động 42
3.2.8 Khắc phục việc lãi suất cao 43
CHƯƠNGIV. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 44
4.1 Kiến nghị với nhà nước và các cấp lãnh đạo 44
4.2 Kết luận 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3814 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt Thành Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng tài chính kế toán.
Tham mưu giúp Tổng giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành công tác tài chính và hạch toán kế toán, xúc tiến huy động tài chính và quản lý công tác đầu tư tài chính,thực hiện và theo dõi công tác tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập, chi trả theo chế độ, chính sách đối với người lao động trong công ty, thanh quyết toán các chi phí hoạt động, chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh và chi phí đầu tư dự án theo quy định.
Lập và xúc tiến kế hoạch huy động tài chính, đầu tư tài chính, cân đối các nguồn vốn phù hợp với tình hình hoạt động công ty trong từng thời kỳ.
Xây dựng, hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện quy chế tài chính và những quy định khác về chi phí áp dụng trong nội bộ công ty.
Chủ trì và phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan xây dựng quy chế về quản lý và chỉ yiêu quỹ đúng quy định…
.
Phòng marketing.
Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu sự thật ngầm hiểu của khách hàng.
Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu.
Khảo sát hành vi ứng sử của khách hàng tiềm năng.
Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu.
Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trường mong muốn.
Quản trị sản phẩm (chu kỳ sống sản phẩm): Ra đời, phát triển, bão hoà, suy thoái và đôi khi là hồi sinh.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến luợc marketing.
Phòng hành chính
Tham mưu cho Giám Đốc công ty trong việc tổ chức quản lý, tổ chức cán bộ gồm: tuyển dụng lao động, phân công điều hành công tác, bổ nhiệm cán bộ, khen thưởng kỷ luật.
Tham mưu cho Giám Đốc trong việc thực hiện chế độ chính sách cho người lao động như: chế độ tiền lương, chế độ nâng lương, nâng bậc, chế độ bảo hiểm.
Quản lý và lưu trữ hồ sơ cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ.
Thực hiện công tác đối nội, đối ngoại tổ chức công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ an ninh trật tự trong cơ quan.
Tham mưu cho Giám Đốc công ty trong việc quản lý và điều hành công tác công văn giấy tờ, in ấn tài liệu, quản lý phương tiện trang thiết bị văn phòng, xe ô tô, trụ sở làm việc và công tác lễ tân của công ty theo đúng quy định của công ty và Nhà nước.
Thanh tra kiểm tra mọi hoạt động của đơn vị, ngăn chặn và kiểm tra tài liệu trước khi lưu trữ.
Phòng nhân sự.
Nghiên cứu và hoạch định tài nguyên nhân sự.
Tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân sự.
Quản trị tiền lương.
Quan hệ lao động, dịch vụ phúc lợi, y tế và an toàn.
Phòng kỹ thuật.
Tham mưu cho Tổng Giám Đốc công ty trong công tác đảm bảo chất lượng máy móc thiết bị, chất lượng sản phẩm cũng như việc hoạch định hệ thống quản lý chất lượng.
Tổng chức thực hiện các hoạt động kiểm tra và quản lý chất lượng sản phẩm theo kế hoạch và mục tiêu đã đề ra.
Lập kế hoạch mục tiêu về chất lượng về đảm bảo chất lượng.
Thực hiện các hoạt động quản lý chất lượng.
Quản lý thiết bị và thiết bị đo lường kiểm tra.
Hướng dẫn giảng dạy chuyên môn nghiệp vụ nâng cao trình độ tay nghề, tham gia chỉ đạo công tác an toàn lao động.
Làm các nhiệm vụ khác khi Giám đốc yêu cầu hoặc uỷ quyền.
Chức năng, nhiệm vụ của công ty.
Chức năng:
Nhập khẩu vật tư để sản xuất và cung cấp cho thị trường những sản phẩm: thép băng cán nguội, ống thép vuông, ống thép tròn,…
Công ty đăng ký damh mục kinh doanh trong phạm vi phù hợp và theo quy định của pháp luật Việt Nam đang hiện hành.
Nhiệm vụ:
Kinh doanh đúng ngành nghề đăng ký khi thành lập công ty.
Xây dựng trên cơ sở phát triển chiến lược kinh doanh của công ty.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh và mở rộng phạm vi phân phối sản phẩm,đáp ứng nhu cầu lựa chọn sản phẩm có chất lượng, đảm bảo an toàn, hiệu quả trong sản xuất, tăng năng suất cao thu hoạch cho phía khách hàng, thực hiện đúng chủ trương chính sách và làm tròn nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách nhà nước.
Chấp hành đúng nguyên tắc hạch toán kinh tế cùa Nhà nước quản lý, phát huy vai trò phát triển Doanh nghiệp theo định hướng chung của nền kinh tế Việt Nam khi gia nhập chung với hàng ngũ các nền kinh tế lớn trong tổ chức Thương Mại WTO.
Tuân thủ pháp luật, hạch toán và báo cáo một cách trung thực theo chế độ kế toán thống kê hiện hành do Nhà nước ban hành.
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY CP THÉP VIỆT THÀNH LONG AN.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian gần đây
Những thành tựu đạt được.
Trong vòng 6 năm qua ( 2004 – 2010), công ty đã tạo lập được cơ sở sản xuất, trang bị những dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại với công suất lớn nên sản phẩm làm ra có chất lượng cao.
Những thành tựu đạt được của công ty trong những năm qua thể hiện ở quy mô sản xuất không ngừng mở rộng (năm 2004 diện tích hơn 50.000 m2, năm 2008 diện tích mở rộng lên 100.000 m2, năm 2010 diện tích mở rộng lên 145,000 m2), doanh thu, lợi nhuận (2006 5,644,918,721 2010 72686574593), nghĩa vụ với nhà nước đều tăng lên qua các năm, cải thiện đời sống vật chất của người lao động. Để đạt được những thành tựu trên bằng những nỗ lực của bản thân ngoài ra còn có những thuận lợi đáng kể của các chính sách vĩ mô, thuận lợi của chính doanh nghiệp tạo ra đó là:
Sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban và các đối tác.
Về quan hệ giao dịch của công ty, công ty có quan hệ hầu hết với các nguồn hàng trong nước với các cơ sở sản xuất. Công ty đã tạo được chữ tín để kinh doanh lâu dài trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
Tình hình sản xuất.
Bảng: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Đơn vị: ngàn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
So sánh(%)
08/07
09/08
Tổng doanh thu
727,895,317
1,267,751,709
1.384.959.938
174.2
109.2
Tổng chi phí
642,538,312
1,183,232,436
1,260,488,259
184.1
106.5
Lợi nhuận
85,357,005
84,519,272
124,471,679
99.0
147.3
Thuế
Miễn thuế
11,832,698
15,215,700
Lợi nhuận sau thuế
85,357,005
72,686,574
109,255,979
Biểu đồ minh họa doanh thu và lợi nhuận
Mặc dù hoạt động kinh doanh cạnh tranh gay gắt nhưng công ty đã năng động trong việc thực hiện đường lối, chính sách đúng đắn nên đã đạt được những thành quả nhất định. Qua biểu đồ trên ta thấy trong ba năm 2007-2009 công ty đã phấn đấu thực hiện được các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh như sau:
Về doanh thu: qua số liệu trên ta thấy doanh thu bán hàng tăng nhanh qua các năm. Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 74,2%, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 9.2%. Những chỉ tiêu trên cho thấy sản phẩm mà công ty sản xuất ra không chỉ tăng về lượng mà còn tăng cả về mức tiêu thụ. Điều đó chứng tỏ sản phẩm của công ty đã được thị trường khách hàng chấp nhận.
Về chi phí và lợi nhuận: trong năm 2009 Công ty đã nỗ lực trong việc tiết kiệm chi phí, chi phí kinh doanh năm 2009 tăng so với năm 2008 là 6.5%, trong khi năm 2008 so với năm 2007 là 84,1%. Nhờ việc giảm chi phí, kết hợp với nhiều chính sách kinh doanh hợp lý, lợi nhuận của công ty năm 2009 so với năm 2008 tăng 47,3% trong khi năm 2008 so với năm 2007 lợi nhuận chỉ tăng 0.99%.
Qua các chỉ tiêu của biểu đồ trên cho thấy các năm đều tăng nhưng xét về mặt lợi nhuận sau thuế thì thấy năm 2008 giảm so với năm 2007 và tăng lại theo năm 2009.
Tình hình tiêu thụ.
Kim ngạch xuất khẩu
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Tổng doanh thu
Doanh thu từ
xuất khẩu
Tỉ lệ (%)
XK/DT
2007
727,895,317,706
111,107,000
0.015
2008
1,267,751,709,487
204,035,784,637
16
2009
1,384,959,938,720
90,098,134,401
6.5
Nguồn: Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu công ty CP Thép Việt
Thành Long An
Nhận xét: Trong hoạt động xuất nhập khẩu của công ty trong những năm gần đây vẫn chưa có gì gọi là tiến triển vẫn chỉ là những nước trong khu vực Đông Nam Á chưa có thể cạnh tranh nổi với các nước Châu Âu, Châu Mỹ tuy đã có nhiều cố gắng.
Kim ngạch đang có xu hướng tăng dần, trên cơ sở những mối quan hệ với các bạn hàng của những năm trước đó, công ty đã chủ động ký kết được nhiều hợp đồng có giá trị, số lượng hợp đồng lớn. Trong năm 2007, hoạt động mở rộng thị trường cũng được xúc tiến mạnh mẽ và công ty đã biết chú trọng và tập trung khai thác vào các thị trường Châu Á - nơi có nhu cầu thép khá lớn hiện nay. Chính vì vậy kim ngạch xuất khẩu của công ty ngày càng tăng, góp phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành phát triển.
Tỷ lệ doanh thu từ xuất khẩu cũng có xu hướng tăng nhanh. Điều đó có thể phản ánh phần nào chiến lược kinh doanh hướng về xuất khẩu của công ty ngày càng khả quan, tuy nhiên công ty chỉ nhắm hướng vào thị trường trong nước là chính vì nơi đó là môi trường thuận lợi để công ty phát triển và ngày càng một vươn xa hơn trên con đường hội nhập với các nước phát triển như là Châu Âu.
Tỷ trọng doanh thu từ xuất khẩu trong tổng doanh thu luôn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ và tăng giảm theo các năm. Năm 2007 là 111,107,000 đồng, năm 2008 là 204,035,784,637 đồng và năm 2009 là 90,098,134,401 đồng, điều đó chứng tỏ hoạt động xuất khẩu của công ty không được đẩy mạnh cho lắm. Do đó chỉ cần một biến động nhỏ của thị trường thế giới là ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty, một sự thay đổi về giá cả nhập của công ty xuất khẩu sẽ làm giảm khối lượng sản phẩm và làm ảnh hưởng lớn đến doanh thu.
Trong những năm gần, đơn giá nhập nguyên liệu biến động không ngừng làm công ty không thể nào cạnh tranh nổi với lại những nước Châu Âu và Châu Mĩ luôn đòi hỏi sản phẩm chất lượng rất cao đó là điều luôn khiến công ty phải đau đầu. Mặc dù đã cố gắng chẳng hạn như:
Chiến lược kinh doanh của công ty hướng vào các sản phẩm ngày càng có chất lượng cao.
Tay nghề công nhân ngày càng được nâng cao, có thể đảm bảo sản xuất được sản phẩm có chất lượng tốt, hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Công ty đã mạnh dạn đầu tư máy móc, trang thiêt bị.
Vì vậy có thể nói hoạt động xuất khẩu có một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mọi công ty nó có thể giúp ta mở rộng sản xuất tăng doanh thu cho doanh nghiệp và tiến lên thành 1 doanh nghiệp tầm cỡ.
Tiêu thụ trong nước
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Tổng doanh thu
Doanh thu tiêu
thụ trong nước trước thuế
Doanh thu tiêu
thụ trong nước sau thuế
2007
727,895,317,706
727,784,210,706
72,686,574,593
2008
1,267,751,709,487
1,267,547,673,702
85,357,005,181
2009
1,384,959,938,720
1,294,861,804,319
109.255.979.485
Bảng: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Nhận xét: Từ bảng kết quả kinh doanh cho thấy, năm 2007 – 2009 lợi nhuận tăng đều qua các năm từ 727,784,210,706 lên 1,267,547,673,702 rồi lên 1,294,861,804,319. Để đạt được lợi nhuận như dậy công ty đã cố gắng rất nhiều chẳng hạn luôn đổi máy móc trang thiết bị tiên tiến, mở rộng sản xuất, hợp tác với các đối tác làm ăn, tuy nhiện thị trường tiêu thụ vẫn là những công ty quen biết và ở quanh vùng Long An chưa có thể mở rộng ra các khu vực lân cận, công ty cũng chưa có một quảng cáo nào về công ty mặc dù đã có tên trang web của công ty trên mạng, với lại công ty dù mang tiếng công ty CP nhưng vẫn mang tính gia đình là chính. Công ty có rất nhiều hệ thống bán hàng mặc dù có lợi nhuận tăng đều nhưng theo quan sát thì hoạt động bán hàng vẫn chưa được đẩy mạnh cụ thể là các chi nhánh, một số cửa hàng tiêu biểu:
Chi nhánh 1 cty CP Thép Việt Thành: địa chỉ: C4/28 QL 1A, Tân Túc, Bình Chánh
Chi nhánh 2 cty CP Thép Việt Thành: địa chỉ: 4A/1 Khu phố 4, phường Bình Chiểu, Q.Thủ Đức
Chi nhánh 3 cty CP Thép Việt Thành, địa chỉ: D7/15 Quốc lộ 1A, Tân Túc, Bình Chánh
Cửa hàng Mạnh Hùng. Địa chỉ: 557 Hoàng Văn Thụ, Tân Bình.
Cửa hàng Hồng Mã. Địa chỉ: 264 Lý Thường Kiệt, Quận 10.
Cửa hàng Hòa Thuận. Địa chỉ: 260 Nguyễn Văn Luông, P1, Q6.
Cửa hàng Hưng Cường. Địa chỉ: 597 nguyễn Duy Trinh, Q2.
Với lại nhân viên phòng marketing họat động không được tốt, chưa có một chiến lược để thu hút khách hàng từ bên ngoài.
Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty.
Hiệu quả về sử dụng lao động.
tổng doanh thu trong kỳ
Năng suất lao động =
tổng số lao động trong kỳ
Lợi nhuận bình quân một lao động =
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tổng doanh thu
727,895,317,706
1,267,751,709,487
1,384,959,938,720
Lợi nhuận trước thuế
85,357,005,181
84,519,272,783
124,471,679,628
Số lao động
211
205
250
Năng suất lao động
3,449,740,842
6,184,154,680
5,539,839,755
Lợi nhuận bình quân một lao động
404,535,569.6
412,289,136
497,886,718.5
Bảng: Hiệu quả sử dụng lao động
Nhận xét: Như vậy trong ba năm 2007-2009 với số lao động thay đổi theo chiều hướng tăng do vậy năng suất lao động và lợi nhuận bình quân một lao động ngày càng tăng ( mặc dù số lao động có nghỉ đi mấy người nhưng năng suất vẫn tăng đáng kể) đến 2009 thì số lao động tăng lên tình trạng này là do đa số công nhân toàn là lao động phổ thông hay nghỉ thường xuyên mà không có nguyên do, thích nghỉ thì nghỉ. Công ty vẫn chưa có biện pháp khắc phục tình trạng này, chưa có tổ chức bộ máy khen thưởng phạt phân minh, chưa có yếu tố thu hút nhân tài, bên cạnh đó, mặc dù có nhiều khiếm khuyết nhưng cũng chứng tỏ công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả về sử dụng lao bằng chứng là năng suất lao động tăng.
Hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp
Để đánh giá hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp người ta dựa vào 2 chỉ tiêu là doanh lợi doanh thu bán hàng và hiệu quả kinh doanh theo chi phí:
Chỉ tiêu doanh lợi doanh thu bán hàng:
Doanh lợi theo doanh thu = x 100
Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí:
HQKD theo chi phí= x100
Bảng: Hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Doanh lợi theo doanh thu
11,7%
6,6%
8,9%
Hiệu quả kinh doanh theo chi phí
113%
107,1%
109,9%
Nhìn chung tỷ lệ lợi nhuận trong doanh thu là cao. Song qua chỉ tiêu trên cho thấy doanh lợi theo doanh thu năm 2007 tăng ngất ngưỡng đến năm 2008 thì giảm và 2009 tăng lại đáng kể. Nguyên nhân là do chi phí giảm, trong khi đó doanh thu vẫn tăng nên lợi nhuận tăng nhanh. Chi phí giảm do các nguyên nhân chủ yếu sau:
Trình độ quản lý và sản xuất của nhân viên cũng như công nhân được nâng cao nên đã tiết kiệm được nguyên vật liệu đầu vào trong khi vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra.
Tận dụng và mở rộng quan hệ với các nhà cung cấp giúp công ty nhập được nguyên vật liệu với giá thấp hơn.
Điều này chứng tỏ công ty sản xuất hiệu quả.
Là một doanh nghiệp tư nhân được thành lập 7 năm ( 2004 – 2011), công ty CP Thép Việt Thành Long An đã cung cấp và duy trì công ăn việc làm ổn định cho hơn 250 lao động với thu nhập ổn định.
Hàng năm, mức thuế đóng góp vào ngân sách nhà nước từ 10-40 tỷ, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng nâng cao phúc lợi xã hội.
Ưu, nhược và những nguyên nhân tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Ưu điểm
Kế hoạch sản xuất
Tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng thu cho ngân sách. Ổn định và nâng cao mức sống cho người lao động.
Nâng cao chất lượng sản phẩm thoả mãn khách hàng nhằm tiêu thụ mạnh sản phẩm, chú trọng hơn về khâu marketing nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nâng cao sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường để từng bước tiến tới hội nhập kinh tế thế giới.
Công ty tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.
Ứng dụng các công nghệ tiên tiến, đổi mới thiết bị.
Đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động.
Sự đa dạng của các chủng loại hàng.
Hiện nay nhu cầu thị trường ngày càng nâng cao, việc cạnh tranh về mẫu mã hiện đang là vấn đề tất yếu. Vì vậy, sự đa dạng về mẫu mã là vô cũng tất yếu và quan trọng, mặc dù ngành Thép là ngành ít có sự đa dạng về mẫu mã so với các các ngành kinh doanh khác nhưng công ty vẫn cố gắng tạo nên sự đa dạng sản phẩm để phục vụ nhu cầu của khách hàng mà các đối thụ cạnh tranh khác không có.
Liên kết chặt sẽ với các đơn vị khác.
Nếu 1 công ty muốn phát triển vững mạnh và lâu dài trước hết công ty đó phải có sự liên kết với các công ty khác, hiện nay công ty đã liên kết được các công ty như là công ty Đồng Ân (chuyên về nội thất về sắt), công ty Thuận Phát Hưng ( chuyên cung cấp hóa chất). Ngoài ra, ban giám đốc công ty là những thành viên có nhiều kinh nghiệm trong ngành, hiểu rõ nhu cầu của thị trường, được sự tin tưởng và hỗ trợ tối đa từ các nhà cung cấp nguyên liệu cũng như sự hỗ trợ từ phía các ngân hàng.
Giá cả phù hợp.
Việc chất lượng và mẫu mã là 1 chuyện, còn việc giá cả lại là 1 chuyện đáng nói cho nên công ty đã có những chính sách phù hợp và ổn định về giá cả chẳng hạn như: Bán sỉ thông qua các đại lý trong cả nước, nhưng chủ yếu là khu vực phía nam. Ưu đãi đối với khách hàng đã có mối quan hệ lâu năm, thanh toán tốt, không nợ quá hạn nhiều sẽ được giảm giá từ 5-8% so với giá bán lẽ, khách hàng mới quan hệ 1-2 năm hoặc có giao dịch ít ( của năm trước) chỉ được giảm giá 2-4%.
Đảm bảo chất lượng.
Hàng đảm bảo chất lượng, sẵn sàng đổi hàng do hàng kém chất lượng mà không phải chịu bất cứ chi phí gì bằng chứng là Công ty CP Thép Việt Thành Long An luôn cố gắng đầu tư những trang thiết bị hiện đại nhất để cải tiến chất lượng sản phẩm, đào tạo nhiều công nhân lành nghề tránh được các lỗi không đáng tiếc xảy ra.và đã đăng ký tiêu chuẩn chất lượng tại Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng tỉnh Long An, đã được kiểm nghiệm tại Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 3.
Nhược điểm
Thị trường mở rộng.
Cty được nhiều người trong ngành biết nhưng những người ngoài ngành thì không biết gì.
Chưa phải là cty quần chúng do ít quảng cáo, tuyên truyên nên ít có khách hàng mới, lạ biết.
Chưa đẩy mạnh việc xuất khẩu sang các nước Châu Âu, Châu Mĩ do sự đòi hỏi về trình độ kĩ thuật cao.
Thị trường tiêu thụ trong nước đa số chỉ đặt ở khu ngoại thành mà không có các cửa hàng ở thành phố, chỉ thông qua qua trung gian bỏ mối cho những cửa hàng nhỏ vì vậy làm cho khách hàng không biết đến công ty.
Những nguyên nhân tồn tại
Ngoài những thành tựu đã được nói trên, Công ty còn có những hạn chế nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình như là:
Thị trường chủ yếu của công ty là thị trường trong nước mà thị trường trọng điểm là khu vực Long An và các tỉnh lân cận, tuy có những ưu điểm song chính sách tập trung vào một thị trường này cũng có những hạn chế nhất định như gặp nhiều rủi ro trong sự biến động của thị trường, hoạt động tiêu thụ quá lệ thuộc vào một thị trường.
Công ty có khá nhiều lao động nhưng lao động chủ yếu là lao động phổ thông, năng suất lao động tuy cao nhưng người lao động chưa có ý thức lao động nghỉ việc thường xuyên, không gắn sự sống còn của công ty với cuộc sống của mình.
Chính các sự hạn chế này đưa Công ty vào tình trạng khó giải quyết được những yếu điểm của mình như về: nguyên vật liệu sản xuất, đội ngũ lao động... đồng thời Công ty không khai thác được thế mạnh của mình như việc mở rộng các mối quan hệ kinh doanh.
Nguyên nhân chủ yếu là do chủ yếu về vấn đề lãi suất ngân hàng: lãi suất cao trong khi vốn vay chiếm tỷ lệ lớn, tiêu thụ chậm, giá bán ra thấp trong khi giá nhập khẩu tăng cao ( 100% nguyên liệu sản xuất là nhập khẩu), tỷ giá USD biến động bất thường, có khi chênh lệch tỷ giá ngân hàng với giá doanh nghiệp phải mua Đô la Mỹ lên đến 2.000Đ/USD.
Điện dùng cho sản xuất không được cung cấp đầy đủ, đến mùa nắng, 1 tuần cúp điện đến 2 ngày làm ảnh hưởng đến sản xuất.
Do đó các khả năng nắm bắt cơ hội, các mối đe dọa và khả năng cạnh tranh của công ty CP thép Việt Thành Long An ngày càng gia tăng. Do vậy ngay từ bây giờ công ty cần có những chiến lược, sách lược để đề ra định hướng phát triển khả năng sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường cho công ty CP Thép Việt Thành Long An.
Qua thực tế nghiên cứu ở Công ty ta thấy một số tồn tại cơ bản nói trên, đây chính là những nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP THÉP VIỆT THÀNH LONG AN.
Định hướng phát triển của công ty
Quan điểm về định hướng phát triển công ty
Căn cứ vào mục tiêu chiến lược của toàn ngành và của Tổng công ty CP Thép Việt Thành Long An, căn cứ vào thực trạng tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây cũng như căn cứ vào những kết quả bước đầu nghiên cứu thị trường, công ty Thép Việt Thành Long An đã xác định các định hướng kế hoạch cho những năm tới.
Coi trọng thị trường nội địa, khai thác tối đa năng lực, nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của tiêu dùng trong nước về các mặt hàng thép.
Chú trọng khâu thiết kế và triển khai mẫu mã các mặt hàng sản xuất, ứng dụng các công nghệ tiên tiến, đổi mới thiết bị và cải thiện trong sản xuất bán hàng.
Cố gắng tìm những nhà cung cấp nguyên vật liệu rẻ hơn nhưng chất lượng.
Bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề của công ty, bảo đảm tiếp thu nhanh chóng sự chuyển dịch sản xuất, sự chuyển giao kỹ thuật, công nghệ… từ các nước phát triển.
Cải tạo, nâng cấp một số trang thiết bị, đổi mới công nghệ nhằm: tăng sản lượng, tăng năng suất thiết bị và năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng mặt hàng, khắc phục sự ô nhiễm môi trường.
Tìm kiếm và phát triển nguồn lực tài chính, đảm bảo đạt trình độ công nghệ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đáp ứng các mục tiêu trong chiến lược phát triển của Công ty đến năm 2012 và những năm tiếp theo đó.
Định hướng phát triển trong giai đoạn 2010 – 2013
Định hướng chung
Công ty chủ động phấn đấu tăng trưởng với nhịp độ nhanh và hiệu quả, mục tiêu đến năm 2010 công ty sẽ đem về doanh thu 1.500,000,000,000, đến năm 2013 1,800,000,000,000. Các chỉ tiêu đó được thể hiện qua bảng sau:
Bảng: Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đến năm 2013
của Công ty CP Thép Việt Thành Long An
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Dự kiến
2010
Dự kiến
2013
1
Tổng doanh thu
1000đ
1,500,000,000
1,800,000,000
2
Doanh thù XK
1000đ
100,000,000
125,000,000
3
Doanh thu nội địa
1000đ
1,400,000,000
1,625,000,000
4
Nộp ngân sách
1000đ
35,000,000
50,000,000
5
Số lao động
Người
250
270
Nguồn: Định hướng phát triển của Công ty đến năm 2013
Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm của công ty đến năm 2013
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tiêu dùng đòi hỏi ngày một nâng cao. Xu hướng tiêu dùng nhằm vào các chủng loại thép ngày càng phong phú về mẫu mã, chất lượng bảo đảm, giá cả hợp lý. Đối với từng khu vực kinh tế và thương mại khác nhau có thị hiếu tiêu dùng giầy dép khác nhau. Để định hướng thị trường tiêu thụ cần căn cứ vào xu hướng tiêu dùng trên các thị trường cụ thể.
Thị trường xuất khẩu Sự bất ổn của nền kinh tế sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng nhu cầu tiêu dùng thép giảm. nhu cầu tiêu thụ thép trong năm 2011 cao hơn năm nay 5.3%. Cầu thị trường từng khu vực cụ thể như sau: Châu Âu tăng 5.7% đạt 147, 4 triệu tấn, CIS tăng 11,0% đạt 50,3 triệu tấn, Bắc Mỹ tăng 8.8% đạt 118 triệu tấn, Trung Mỹ đạt 47.6 triệu tấn tăng 9.2%. Châu Phi tiêu thụ 30 triệu tấn, tăng 7.1%, Châu Á Thái Bình Dương tiêu thụ 867,4 triệu tấn, tăng 4, 1%...
Nhu cầu tiêu thụ thép tại 1 số khu vực trên thế giới
(Đơn vị: 100triệu tấn)
Khu vực
2009
2010
2011
2010/2009
2011/2010
Châu âu
1, 172
1, 394
1, 474
18,9%
5,7%
Châu Á
0, 239
0, 287
0, 314
20,1%
9,4%
Mậu dịch tự do Bắc Mĩ
0,827
1,085
1,18
31,2%
8,8%
Trung Nam Mĩ
0,341
0,436
0,476
27,9%
9,2%
Châu Phi
0,266
0,28
0,3
5,3%
7,1%
Trung Đông
0,422
0,456
0,476
27,9%
9,2%
Châu Á Thái Bình Dương
7,628
8,331
8,674
9,2%
4,1%
CIS (cộng đồng các quốc gia độc lập - Nga, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Azerbaijan, Armenia, Moldova, Tajikistan và Uzbekistan.)
0,358
0,453
0,503
26,5%
11,0%
Toàn cầu
11,253
12,722
13,397
13,1%
5,3%
Quốc gia phát triển
2,913
3,588
3,753
13,1%
5,3%
Quốc gia đang phát triển
8,341
9,134
9,644
9,5%
5,6%
Trung quốc
5,424
5,787
5,99
6,7%
3,5%
BRIC (Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi)
6,41
6,96
7,301
8,6%
4,9%
Toàn cầu ( trừ BRIC)
4,843
5,762
6,096
19,0%
5,6%
Toàn cầu ( trừ TQ)
5,829
6,935
7,407
19,0%
6,8%
Từ phân tích trên định hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm đến năm 2013 của công ty:
Tăng cường và phát triển hợp tác mối quan hệ sẵn có đặc biệt là các nước láng ghiềng Campuchia, còn với các khách hàng thuộc các thị trường có tốc độ tiêu thụ thép đang phát triển cũng có thể đầu tư vào vì đây là thị trường có khá nhiều tiềm cụ thể là các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Hình thành mạng lưới tiêu thụ xuyên suốt trên phạm vi cả nước và quốc tế, tài chính các đại lý, các cửa hàng lẻ để dần thoả mãn thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng, tài chính nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường, chú trọng chất lượng để vươn lên chiếm lĩnh thị trường.
Cần có chiến lược trong nước, đồng thời tài chính mạng lưới tiêu thụ tại khu công nghiệp trọng tâm, khu vực thành phố. Để đáp ứng yêu cầu của đông đảo của khách hàng từ các nơi, tạo thế cạnh tranh với các công ty Thép khác trong nước cũng như các nước trong khu vực có sức tiêu thụ lớn.
Chú trọng trong khâu chất lượng, đào tạo đội ngũ tiếp thị trẻ, có năng lực để giới thiệu sản phẩm đến các công ty nhỏ có nhu cầu về mặt hàng thép, giúp công ty chuyển đổi phương thức kinh doanh nhanh chóng.
Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để hoà nhập vào khu vực thông qua đầu tư phát triển, ứng dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO, góp phần đưa các sản phẩm của công ty có vị trí trên thị trường quốc tế. Tăng cường các hoạt động hội chợ, hội thảo, tìm hiểu v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cp thép việt thành long an.doc