MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MTV THỰC PHẨM VÀ ĐẦU TƯ FOCOCEV
1.1. Khái niệm, vai trò của chiến lược kinh doanh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1
1.1.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh 1
1.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1
1.1.3. Phân loại chiến lược kinh doanh 2
1.2. Quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. 3
1.2.1. Xác định sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp 3
1.2.2. Đánh giá môi trường bên ngoài 4
1.2.2.1. Môi trường vĩ mô 4
1.2.2.2. Môi trường vi mô (môi trường ngành) 6
1.2.3. Phân tích nội bộ doanh nghiệp. 8
1.2.3.1. Phân tích tài chính 9
1.2.3.2. Phân tích chức năng 10
1.2.4. Xây dựng các phương án chiến lược 12
1.2.4.1. Chiến lược sản phẩm 12
1.2.4.2. Chiến lược cạnh tranh 13.
1.2.4.3. Chiến lược đầu tư (Chiến lược doanh nghiệp) 14
1.2.5. Phân tích và lựa chọn chiến lược 14
1.2.6. Thực hiện chiến lược 15
1.2.7. Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện chiến lược 16
1.3 Khái quát về công ty TNHH Một Thành Viên Thực Phẩm và Đầu Tư FOCOCEV 16
1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển: 16
1.3.2 Lĩnh vực hoạt động 17
1.3.3 Thành tích 18
1.3.4 Sơ đồ tổ chức: 18
1.3.5 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 20
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY FOCOCEV
2.1. Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 21
2.1.1. Kết quả kinh doanh của Công ty 21
2.1.2. Các mặt hoạt động khác của Công ty 26
2.1.2.1. Nguyên vật liệu và tình hình cung ứng nguyên vật liệu 26
2.1.2.2. Khoa học kỹ thuật và công nghệ 27
2.1.2.3. Lao động và tiền lương 27
2.1.2.4. Thị trường của Công ty 28
2.1.3. Đánh giá chung 29
2.2. Môi trường kinh doanh 34
2.2.1. Môi trường vĩ mô 34
2.2.1.1. Môi trường kinh tế 34
2.2.1.2 Yếu tố khoa học công nghệ 35
2.2.1.3 Yếu tố xã hội 36
2.2.1.4 Yếu tố tự nhiên 36
2.2.1.5 Yếu tố chính trị pháp luật 36
2.2.2. Môi trường vi mô (môi trường ngành) 36
2.2.2.1. Các doanh nghiệp trong ngành 36
2.2.2.2 Sản phẩm thay thế 37
2.2.2.3 Sức ép từ khách hàng 38
2.2.2.4. Sức ép từ phía nhà cung cấp 38
2.2.2.5. Sức ép từ các đối thủ tiềm ẩn 39
2.3. Ma trận SWOT 39
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY FOCOCEV
3.1. Chiến lược kinh doanh của công ty đến năm 2016 41
3.1.1. Xác định các mục tiêu chiến lược 41
3.1.2. Xây dựng các chiến lược bộ phận 42
3.1.2.1 Chiến lược thị trường 42
3.12.2 Chiến lược cạnh tranh 43
3.2. Các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty 46
3.2.1. Chính sách về thị trường 46
3.2.1.1 Tăng cường mở rộng thị trường 46
3.2.1.2 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 46
3.2.2. Chính sách sản phẩm 47
3.2.3. Chính sách giá 47
3.2.4. Tăng cường tạo vốn 48
3.2.5. Giải pháp nguồn nhân lực 48
3.2.6. Giải pháp về phía Nhà nước 49
CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT 50
4.1 Về phía Nhà nước 50
4.2 Về phía Công ty 51
KẾT LUẬN 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2319 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên thực phẩm và đầu tư Fococev, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chức - Hành Chính: Thừa hành để thực hiện công tác Quản trị hành chính; Quản trị nhân sự; Thanh tra, bảo vệ pháp chế; Thi đua, tuyên truyền.
- Là chiếc cầu nối công tác từ Ban lãnh đạo xuống các phòng và ngược lại, làm trung tâm thông tin giữa các phòng; Truyền tin, truyền mệnh lệnh của Lãnh đạo đến nơi cần thiết một cách kịp thời, chính xác.
- Quản lý TSCĐ, công cụ dụng cụ, văn phòng phẩm (kể cả các tài sản thuê ngoài của Công ty) theo phân cấp.
Phòng Đầu Tư – Phát Triển: Tham mưu giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành công tác kế hoạch, thống kê về hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản, thiết bị.
- Tham mưu giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo điều hành công tác tư vấn, thiết kế, quản lý kỹ thuật - chất lượng, kinh tế - kế hoạch, tiến độ; Kỹ thuật công nghệ; Công tác kỹ thuật an toàn lao động trong đầu tư xây dựng cơ bản;
- Xúc tiến đầu tư, lập kế hoạch và theo dõi các dự án đầu tư xây dựng mới; Công tác thẩm định các hồ sơ kinh tế - kỹ thuật các dự án đầu tư xây dựng cơ bản; Công tác đấu thầu.
Phòng Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu: Xây dựng kế hoạch, định hướng sản xuất kinh doanh hàng năm, hàng quý, hàng tháng cũng như theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch để kịp thời đế xuất với Ban Tổng Giám đốc Công ty điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế..
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY FOCOCEV
2.1. Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh TBS của công ty
2.1.1. Kết quả kinh doanh của Công ty
Tình hình doanh thu
Kết quả kinh doanh ở một doanh nghiệp phải được xem xét trên cơ sở căn cứ loại hình của từng doanh nghiệp cụ thể. Các doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện đảm bảo kết quả sản xuất nhằm cung cấp khối lượng sản phẩm nhất định theo yêu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng, chủng loại…kết quả này đều thông qua công các tiêu thụ sản phẩm.
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được biểu hiện thông qua chỉ tiêu doanh số bán ra. Qua tiêu thức này chúng ta có thể thấy rõ được tình hình tiêu thụ hàng hoá, sự tăng giảm ở các thời kỳ, để từ đó có kế hoạch đầu tư vào sản xuất các mặt hàng trọng diểm, nhằm làm tăng doanh số, làm tăng hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Bảng 1: Tình hình doanh thu của Công ty trong các năm (2008 – 2010)
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
2009/2008
2010/2008
Chênh lệch
%
Chênh lệch
%
DT bàn hàng
1085
1215
1336
112
110.4
230
121.4
GV hàng bán
1023
1131
1244
108
110.6
221
121.6
DT thuần
1083
1213
1334
108
110.0
226
121.0
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty)
Nhận xét: nhìn chung trong những năm gần đây, tổng doanh thu của Công ty tăng rất mạnh, năm 2010 có thể nói là năm đỉnh cao của Công ty FOCOCEV, một sự phát triển vượt bậc mà không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể làm được trong khi những bất ổn của thế giới về kinh tế, chính trị và những khó khăn về giảm bớt bảo hộ Nhà nước tiến tới hội nhập đã làm rất nhiều doanh nghiệp phải giải thể.
Tình hình xuất khẩu TBS của Công ty từ năm (2008 – 2010)
Đối với Công ty, TBS là một mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Kể từ năm 2008 đến nay kim ngạch xuất khẩu của Công ty tăng cao so với những năm trước. Vi dụ, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu của Công ty chỉ đạt được 5.021.000 USD nhưng đến năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên đến 7.536.251 USD và đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đã đạt tới 10.987.102 USD.
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu TBS của Công ty từ năm 2008 – 2010
Năm
Số lượng xuất khẩu TBS (Tấn)
Giá trị xuất khẩu TBS (USD)
Kim ngạch xuất khẩu (USD)
2008
39.200
7.536.251
24.620.000
2009
42.000
8.836.251
27.550.000
2010
48.450
10.987.102
31.154.000
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Công ty qua các năm)
Dựa vào bảng 2 ta thấy số lượng TBS xuất khẩu của Công ty có sự gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây. Số lượng xuất khẩu năm 2010 tăng nhiều so với năm 2008, tăng 2.800 tấn. Đối với giá trị xuất khẩu TBS năm 2010 tăng lên so với năm 2008 là 5.966.102 USD tương đương với 54.3%. Nguyên nhân chính làm cho kim ngạch xuất khẩu TBS của Công ty tăng đáng kể là:
Hoạt động xuất khẩu TBS của Công ty trong thời gian qua đã được tăng cường mở rộng.
Số lượng và giá của mặt hàng xuất khẩu TBS năm sau cao hơn năm trước.
Nghiệp vụ thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu của cán bộ công nhân viên trong Công ty đã hoàn thiện hơn nên chất lượng TBS cao hơn, tiết kiệm được chi phí phí cao hơn do vậy lợi nhuận thu được từ mỗi thương vụ xuất khẩu cũng cao hơn.
Từ năm 2008 đến nay, Công ty đã gặp nhiều thuận lợi hơn so với những năm trước đó nhưng cũng còn không ít những khó khăn mà Công ty gặp phải. Đó là số lượng các doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu mặt hàng TBS ngày càng tăng làm cho tình trạng tranh mua, tranh bán xảy ra phổ biến. Giá nguyên liệu sắn thu mua trong nướv bị đẩy lên cao song TBS chế biến khi ra thị trường trong nước lại bị ép giá hàng với giá rẻ, vì TBS được xuất khẩu ồ ạt ra thị trường và các doanh nghiệp đều mong muốn hàng của mình được tiêu thụ nhanh chóng nên chấp nhận bán với giá cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Tình hình lợi nhuận
Mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận, lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các hoạt động của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường thì lợi nhuận lại càng trở nên quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh bởi vì doanh nghiệp có tồn tại được hay không thì điều kiện quyết định là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không. Vì thế lợi nhuận được coi là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng.
Bảng 3: tình hình lợi nhuận của Công ty trong các năm (2008 – 2010)
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
LN trước thuế
3.080
4.134
4.286
Thuế TNDN
0.092
0.076
0.078
LN sau thuế
2.910
4.086
3.980
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty)
Nhận xét: Nhận thức được tầm quan trọng của chỉ tiêu lợi nhuận, trong những năm qua Công ty FOCOCEV đã đạt được mức lợi nhuận cao và duy trì khá ổn định. Năm 2010, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng Công ty vẫn duy trì được mức tổng lợi nhuận hơn 4 tỷ đồng, tăng 1.19 tỷ đồng(tương đương 38%) so với năm 2008.
Bảng 4; Tình hình lợi nhận theo từng lĩnh vực kinh doanh của Công ty qua các năm (2008 – 2010)
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
2009/2008
2010/2008
Σ
%
Σ
%
Σ
%
Chênh lệch
%
Chênh lệch
%
Tổng LN
3.080
100
4.134
100
4.286
100
1.054
134
1.206
139
SX chính
2.930
95
4.009
97
4.114
96
1.079
137
1.184
140
KD khác
0.154
5
.0124
3
0.171
4
0.030
81
0.017
111
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty)
Nhìn vào bảng 3 ta thấy:
- Sản xuất kinh doanh chính vẫn là lĩnh vực kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Công ty. Theo bảng số liệu, năm 2008 mức lợi nhuận ở lĩnh vực này là 2.930 tỷ đồng (chiếm 95% trong tổng lợi nhuận). Năm 2009, lợi nhuận ở lĩnh vực này tăng 1.079 tỷ đồng (tương đương 37% về số tương đối) so với năm 2008. Sang năm 2010 tỷ trọng ở lĩnh vực này tăng 1.184 tỷ đồng (tương đương 40%) so với năm 2008 và tăng hơn so với năm 2009 cụ thể là 0.105 tỷ đồng (tương đương 3%.
- Sản xuất kinh doanh khác: Là lĩnh vực kinh doanh chiếm tỷ trọng thấp nhưng nó lại là lĩnh vực phụ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Năm 2008, lợi nhuận đạt được từ lĩnh vực này là 0.154 tỷ đồng, chiếm 5% trong tổng lợi nhuận. Sang năm 2009, lợi nhuận từ lĩnh vực này giảm 30 triệu đồng (tương đương 19%) so với năm trước và chiếm tỷ trọng 3% trong tổng lợi nhuận. Đến năm 2010, lợi nhuận từ hoạt động lĩnh vực này tăng 17 triệu (tương đương 11%).
Nhận xét: Qua phân tích trên ta thấy rằng sản xuất chính vẫn là lĩnh vực kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Công ty, mức lợi nhuận vẫn có xu hướng tăng trong các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của Công ty. Lĩnh vực hoạt động khác tuy vẫn mang lại lợi nhuận, song chiếm tỷ trọng không cao và mức lợi nhuận không ổn định. Điều này cho thấy việc thực hiện chiến lược kinh doanh mũi nhọn của Công ty FOCOCEV là đúng đắn, và việc duy trì lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác vẫn là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu tổng thể của khách hàng.
Tình hình chi phí:
Chi phí là những khoản chi mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ. Chi phí càng thấp doanh nghiệp thu đươc nhiều lợi nhuận và ngược lại. Vì vậy, các doanh nghiệp muốn thu nhiều lợi nhuận thì phải không ngừng cải tiến sản xuất, tiết kiệm chi phí.
Bảng 5: Tình hình chi phí của Công ty qua các năm (2008–2010)
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
2009/2008
2010/2008
Σ
%
Σ
%
Σ
%
Chênh lệch
%
Chênh lệch
%
Σ CF
1065
100
1183.8
100.
1300
100.
119.27
111.2
236
122.
GVHB
1023
96.1
1131.0
95.5
1244
95.6
108.00
110.6
221.
121.6
CFBH
14.42
1.4
22.57
1.9
23.54
1.8
8.15
156.5
9.12
120.7
CFQL
27.09
2.5
30.21
2.6
32.70
2.6
3.12
111.5
5.61
120.7
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy:
So với năm 2008, năm 2009 tổng chi phí tăng 11.2% (tương ứng với 119.27 tỷ đồng về số tuyệt đối), năm 2010 tổng chi phí tăng 22.1% (tương ứng với 235.73 tỷ đồng về số tuyệt đối). Chi phí bán hàng năm 2008 chiếm 1.4% sang năm 2009 chiếm 1.9% và năm 2010 là 1.8%, giá vốn hàng bán cũng tăng, chi phí quản lý khá ổn định, điều này cho thấy công tác quản lý chi phí của Công ty chặt chẽ, hợp lý. Do đó, lợi nhuận hằng năm của Công ty đều tăng qua các năm.
Tóm lại qua phân tích bảng trên cho thấy để tăng lợi nhuận, đem lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty FOCOCEV cần đề ra các biện pháp, các hoạch định chiến lược cho các khâu từ thu mua nguyên liệu, sản xuất đến công tác tiêu thụ sao cho tiết kiệm tối đa chi phí. Tuy nhiên diều đó còn phụ thuộc đến các yếu tô bên ngoài. Đây là mội bài toán khá nan giải không chỉ đối với Công ty FOCOCEV mà đối với nhiều doanh nghiệp khác.
2.1.2. Các mặt hoạt động khác của Công ty
2.1.2.1. Nguyên vật liệu và tình hình cung ứng nguyên vật liệu
Công ty có 6 nhà máy (5 nhà máy ở miền trung và 1 nhà máy ở tỉnh Bình Phước) và 2 công ty cổ phần chuỵên sản xuất tinh bột sắn, việc sản xuất tinh bột sắn cần nguồn nguyên liệu dồi dào và việc cung cấp liên tục để đảm bảo cho việc sản xuất không bị gián đọan.
Một trong những lợi thế của công ty là cả 6 nhà máy sản xuất tinh bột sắn đã và đang được cung cấp một lượng sắn tươi (củ mì) liên tục tại các vùng trồng sắn địa phương và các vùng phụ cận với diện tích tương đối lớn. Qua đó ta thấy được tầm nhìn xa của các nhà lãnh đạo công ty, đã đặt nhà máy sản xuất gắn với các vùng trồng nguyên liệu tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.
Bảng 6: Nguồn cung cấp nguyên liệu
Nguồn cung
2008
2009
2010
Phú yên
20.000
22.500
25.000
Bình phước
8.500
9.000
10.000
Quảng nam
12.000
13.000
15.000
Ninh thuận
6.000
7.500
8.000
Thừa thiên huế
7.000
8.000
9.000
Quảng trị
6.500
7.800
9.000
2.1.2.2. Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Các yếu tố khoa học công nghệ có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh nói riêng. Sự phát triển của khoa học công nghệ ngày càng làm cho tốc độ hoạt động của nền kinh tế tiến đến những bước cao hơn. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển cũng làm cho sự giao lưu trao đổi giữa các đối tác ngày càng thuận lợi hơn, khoảng cách về không gian cũng như thời gian không còn là trở ngại lớn, do vậy sự tiết kiệm về chi phí từ khâu sản xuất cho đến tiêu dùng ngày càng nhiều. Sự phát triển của khoa học công nghệ đẩy mạnh sự phân công hoá và hợp tác lao động quốc tế mở rộng quan hệ giữa các quốc gia cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.
2.1.2.3. Lao động và tiền lương
Một trong những nhiệm vụ mà Bộ Công thương giao cho Công ty là đào tạo và phân phối lại nguồn lao động, do vậy trong những năm qua không khi nào Công ty không quan tâm đúng mức đến người lao động.
Bảng 7: Cơ cấu nhân sự của Công ty từ năm 2008 - 2010
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Tổng lao động
1230
100
1291
100
1309
100
Tính chất LĐ
LĐTT
1050
85.36
1070
82.88
1080
82.5
LĐGT
180
14.64
221
17.12
229
17.5
Trình độ chuyên môn
ĐH, CĐ
389
31.6
410
31.6
417
31.9
TC
131
10.65
168
13.01
172
13.1
CN KT
558
45.36
578
44.77
581
44.4
PT
152
12.39
135
10.46
139
10.6
Giới tính
Nam
1042
84.71
1097
84.97
1101
84.1
Nữ
188
15.29
194
15.03
208
15.9
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Nhận xét:
Công ty FOCOCEV với lực lượng lao động và đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo, trình độ chuyên môn cao đã, đang và sẽ không ngừng nâng cao hơn tinh thần làm việc nhiệt tình, tay nghề lẫn phẩm chất cá nhân. Qua bảng trên ta thấy số lượng lao động tăng qua các năm, chứng tỏ Công ty ngày càng phát triển lớn mạnh hơn
Công ty luôn quan tâm đến việc đào tạo tay nghề kỹ thuật cho người lao động nhằm đáp ứng được sự phát triển của khoa học và công nghệ. Công ty thường xuyên chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh công nghiệp, chăm sóc cho người lao động. Việc làm và các chế độ xã hội cho người lao động cũng luôn được Công ty đảm bảo đầy đủ.
Tuy nhiên năng suất lao động của đa số các đơn vị vẫn còn thấp so với khu vực do vậy cần phải có các biện pháp để đào tạo, sắp xếp và củng cố lại các tổ chức lao động sao cho người lao động vừa được nâng cao tay nghề vừa được bố trí đúng người đúng việc.
2.1.2.4. Thị trường của Công ty
Bảng 8: Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Thị trường
2008
2009
2010
Trung quốc
31.360
33.600
37.791
Malaysia
4.704
7.650
9.690
Philippine
392
0
0
Nhật bản
2.352
840
0
Australia
392
0
0
Pháp
0
0
969
(Nguồn báo cáo tài chính XK 2008 – 2010)
Qua bảng trên ta thấy Trung Quốc, Malaysia và Nhật Bản là những bạn hàng lớn của Công ty. Từ năm 2008 đến năm 2010, Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của Công ty. Trung Quốc có nhu cầu lớn TBS để phục vụ cho chế biến và việc vận chuyển từ Việt Nam sang đó cũng dễ dàng hơn. Trung Quốc nhập khẩu nhiều TBS nhiều để tái xuất khẩu sang các nước khác, có nghĩa là dùng TBS của Việt Nam để phát triển các ngành công nghiệp chế biến khác và có thể xuất khẩu thành phẩm khác từ TBS sang thị trường các nước.
Nhưng những năm gần đây, để việc kinh doanh xuất khẩu TBS phát triển mạnh hơn, Công ty đã không ngừng mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới. Việc mở rộng thị trường sang các nước khác làm tăng số lượng TBS xuất khẩu của Công ty, bước đầu công ty đã có thị trường ở Pháp, tiến tới kế hoạch thâm nhập vào thị trường các nước khối EU.
2.1.3 Đánh giá chung
Kết quả:
Trong những năm qua mặc dù kim ngạch xuất khẩu có sự biến động bất thường, song Công ty vẫn thu được những kết quả đáng khích lệ trên các mặt như:
- Cơ cấu mặt hàng kinh donnh xuất khẩu TBS có nhiều chuyển biến tích cực. Công ty không những giữ vững và phát triển kinh doanh các mặt hàng truyền thống mà còn tiến hành khai thác thêm một số mặt hàng mới có triển vọng kinh doanh xuất xuất. Thêm vào đó Công ty còn chú trọng hơn đến chất lượng của từng mặt hàng, mẫu mã sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Công tác tìm kiếm thị trường kinh doanh TBS đã được chú trọng và phát triển. Thị trường kinh doanh TBS đã từng bước ổn định và mở rộng, nhiều thị trường có triển vọng lớn như khu vực ASEAN, thị trường Đông Á, thị trường EU. Bên cạnh đó, trong việc tạo nguồn hàng cho kinh doanh xuất khẩu, Công ty bước đầu đã tạo dựng được mối quan hệ làm ăn gắn bó với các nhà cung ứng nguồn hàng TBS xuất khẩu tại các địa phương, đảm bảo khi có hợp đồng xuất khẩu thì nguồn hàng cũng đáp ứng kịp, đúng mẫu mã, chất lượng và giá cả hợp lý.
- Trong công tác quản lý và tổ chúc lao động, Công ty đã thiết lập một cơ chế quản lý linh hoạt với phương châm “Tinh gọn, hiệu quả, chuyên môn hoá”, điều này kích thích cán bộ công nhân viên phát huy hết khả năng của mình, năng động và sáng tạo hơn. Bên cạnh đó, Công ty còn áp dụng hình thức trả lương theo đúng chính sách tiền lương hiện hành và kết khen thưởng đối với cá nhân có thành tích và các phòng ban hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đã đặt ra. Điều đó thực sự là động lực khuyến khích đội ngũ cán bộ nhân viên trong hoạt động kinh doanh nói riêng và hoạt động xuất khẩu TBS nói chung trong Công ty lao động một cách hiệu quả, nâng cao chất lượng kinh doanh của Công ty.
Công ty thu được những thành tựu nói trên là nhờ sự nổ lực của mọi cán bộ công nhân viên trong Công ty có những thuận lợi sau:
- Công ty hiện là Công ty Nhà nước trược thuộc Bộ Công Thương nên có nhiều ưu đãi từ phiá nhà nước trong thu mua sản phẩm, vay vốn kinh doanh, chính sách thuế và các thủ tục Hải Quan.
- Được thành lập từ năm 1975, Công ty có một bề dày kinh nghiệm trong việc kinh doanh xuất khẩu.
- Với chủ trương của Đảng và Nhà nước là hướng về kinh doanh xuất khẩu, Nghị định 57/1998/NĐ-CP đã nêu ra nhiều quan điểm cụ thể ưu tiên cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu mặt hàng mới… Những quan điểm này tạo cho doanh nghiệp lựa chọn được phương hướng kinh doanh có hiệu quả nhất.
- Sự tin cậy ngày càng cao của khách hàng cũng là một thuận lợi cho Công ty. Ngoài ra, Công ty còn có mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác trong và ngoài nước, chiến lược của Công ty là sản xuất những ra những sản phẩm với chất lượng tốt nhất và giá cả cạnh tranh phục vụ cho khách hàng. Chính những điều đó đã giúp cho uy tín của Công ty ngày một nâng cao đối với khách hàng và đối tác của mình.
- Khoa học kỹ thuật ngày một tiến bộ dẫn đến chất lượng cây trồng cũng ngày một nâng cao. Ngày càng nhiều nông dân tham gia trồng các giống cây lương thực cho chất lượng cao, vì vậy mà Công ty luôn có nguồn nguyên liệu ổn định và ít biến động.
- Phân xưởng, máy móc, trang thiết bị của Công ty không ngừng được nâng cấp. Dây truyền máy móc mới đều được nhập khẩu từ Châu Âu và Thái Lan.
- Có các nhà máy thu mua nguyên vật liệu phân bổ khắp cả nước, giúp giải quyết nhanh nguồn nguyên liệu sắn tươi, thuận lợi cho quá trình vận chuyển.
Hạn chế:
Hiệu quả sử dụng vốn vẫn còn thấp dù sức sản xuất kinh doanh của vốn ngày càng cao. Vốn đầu tư ngày càng lớn, nếu Công ty sử dụng có hiệu quả thì hiệu quả kinh doanh sẽ tăng cao hơn. Dù Công ty đã có nhiều cố gắng trong sử dụng vốn có hiệu quả nhưng vốn quay vòng còn chậm. Vốn được bảo toàn, có khả năng thanh toán các khoản nợ, song các khoản phải trả phải thu còn lớn.
Hiệu quả kinh doanh còn thấp và chưa ổn định. Chỉ tiêu lợi nhuận qua các năm đều tăng nhưng còn thấp và lên xuống thất thường. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu TBS tăng lien tục nhưng mức độ cao thấp giữa các năm khá chênh lệch cho thấy phần nào tăng trưởng còn bấp bênh chưa vững chắc.
Hiện nay, công ty đang gặp những khó khăn cả về thị trường và cơ cấu mặt hàng. Mặt hàng TBS kinh doanh của Công ty bị cạnh tranh gay gắt với các mặt hàng của công ty INTIMEX và Công ty còn phải cạnh tranh với các Công ty ở các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực Châu Á. Sức tiêu thụ giảm, giá cả xuống thấp do cạnh tranh về giá làm cho hiệu quả kinh doanh của Công ty không cao. Cơ cấu mặt hàng đã có chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa thực sự phong phú. Qua đó có thể nhận thấy rằng: cơ cấu mặt hàng của Công ty còn hẹp, chưa dài và chưa sâu, mặt hàng kinh doanh còn nghèo nàn.
Trong kinh doanh và quản lý kinh doanh có lúc có việc còn sơ hở, hiện tượng sai sót, nhầm lẫn trong thủ tục chứng từ vẫn còn xảy ra. Một số trường hợp ký hợp đồng kinh doanh xuất khẩu TBS, lập hồ sơ thanh toán,…còn chưa nghiên cứu kỹ pháp lệnh hợp đồng kinh tế và các văn bản pháp quy có thể dẫn tới tổn thất cho Công ty.
Sau đây là một số nguyên nhân làm cho hoạt động kinh doanh của Công ty có hiệu quả chưa cao:
- Nguyên nhân khách qun:
Kim ngạch xuất khẩu TBS trong những năm gần đây của Công ty biến động không đều, tình hình sản xuất kinh doanh nói chung vẫn còn nhiều khó khăn do diễn biến thị trường trong nước vẫn còn chịu ảnh hưởng của biến động giá cả thị trường thế giới, thời tiết không thuận lợi tại một số khu vực cũng như dịch bệnh hay sự biến động của thị trường tài chính tiền tệ đã tác động làm nhiều loại nguyên, nhiên liệu thiết yếu tăng giá. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã làm cho nhu cầu nhập khẩu của các nước Châu Á giảm mạnh, hơn thế nữa nó làm cho giá xuất khẩu sang khu vực này tăng cao, tức là giảm lợi thế về giá – một lợi thế cơ bản của Việt Nam – dẫn đến làm giảm khả năng cạnh tranh của mặt hàng TBS Việt Nam xuất khẩu sang các nước trong khu vực. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc khá lớn vào các điều kiện thời tiết, khí hậu.
Sư cạnh tranh gay gắt hàng hoá của các nước khác, đặc biệt là Thái Lan trong khi xâm nhập và chiếm lĩnh các thị trường trên thế giới là rất lớn nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh xuất khẩu của Công ty. Bởi vì hàng hoá của những nước này có sức cạnh tranh khá lớn do việc họ đã áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại vào sản xuất tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành lại rẽ, hơn nữa họ được hỗ trợ bởi một hệ thống Marketing rất hoàn thiện trong việc quảng cáo và khuyếch trương sản phẩm của mình tới tay người tiêu dung. Tuy vậy Việt Nam đã hình thành được một số vùng sản xuất tập trung chuyên canh nhưng sự thiếu đồng bộ các yếu tố sản xuất, cơ sở hạ tầng yếu kém dẫn đến khả năng khai thác và phát huy các lợi thế so sánh kém hiệu quả. Thêm vào đó là công nghệ sau thu hoạch và chế biến mặt hàng TBS nhìn chung còn bấp bênh so với yêu cầu phát triển.
Bên cạnh đó là chính sách cơ chế điều hành xuất nhập khẩu thời gian qua trong đó đặc biệt với quyết định 55/1998 QĐ – TTG của Thủ tướng Chính phủ cho phép tất cả các doanh nghiệp Việt Nam được tham gia trực tiếp vào hoạt động xuất khẩu mà không cân đáp ứng bất kỳ một điều kiện gì, ngoài việc tự ý đăng ký mã số hàng hoá của mình tại Hải quan, đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. Song cũng từ đó xảy ra sự cạnh tranh giữa các đơn vị kinh doanh trong nước nên hiện tượng “tranh mua, tranh bán” xảy ra khá thường xuyên.
- Nguyên nhân chủ quan
Về phía Công ty, công tác Marketing chưa được chú ý. Trong Công ty chưa có một phòng Marketing riêng chuyên trách công tác này mà thường là các phòng nghiệp vụ đảm trách luôn nên hoạt động Marketing mang tính tự phát, không đầy đủ, thiếu phương pháp và không có quy mô, tổ chức tốt. Trong công việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ, Công ty mới chỉ quan tâm đến thị trường truyền thống mà chưa chủ động liên tục tìm kiếm thị trường kinh doanh mới. Thông tin thị trường còn thiếu nên kinh doanh xuất khẩu có khi còn ở thế bị động. Công ty chủ yếu giao dịch bán buôn với các bạn hàng truyền thống nên chưa thực sự chú ý đến việc áp dụng các biện pháp về giao tiếp khuyếch trương. Các công cụ giao tiếp khuyếch trương được Công ty sử dụng hiện nay là:
- Xúc tiến bán hàng: Chủ yếu Công ty tiến hành với các trung gian thương mại bằng các hình thức: chiết khấu với khách hàng, thanh toán nhanh chóng công nợ, giảm giá cho khách hàng quen thuộc hoặc khách mua hàng với số lượng lớn.
- Xây dựng mối quan hệ công chúng: Giữ vững mối quan hệ với bạn hàng cũ, tạo uy tín với bạn hàng mới và tích cực mở rộng quan hệ với bạn hàng tiềm năng.
Xúc tiến thương mại: Thông qua các hội trợ thương mại quốc tế trong và ngoài nước. Chào hàng là công cụ được sử dụng nhiều nhất trong quyết định giao tiếp khuyếch trương của Công ty.
Nói chung hoạt động giao tiếp khuyếch trương chưa được Công ty quan tâm chú ý, chỉ ở mức giới thiệu hàng thông qua các hoạt động chào hàng như tổ hoạt động Marketing từ xa…còn các dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng chưa từng được Công ty tiến hành.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty chưa thực sự hoàn thiện phòng xuất nhập khẩu chỉ mới được thành lập năm 2011. Các phòng ban chưa làm đúng chức năng, có khi các phòng ban kiêm nhiệm vụ của nhau tạo ra sự chồng chéo. Sự quản lý còn lỏng lẽo, có khi các phòng ban còn hoạt động một cách tự phát. Trong thời gian vừa qua cho thấy ban đề án và thanh toán công nợ của Công ty hoạt động ít có hiệu quả mà chức năng này phòng kế toán tài chính vẫn phải đảm nhận và giám sát quản lý vốn. Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.
2.2. Môi trường kinh doanh
2.2.1. Môi trường vĩ mô
2.2.1.1. Môi trường kinh tế
* Tỷ lệ lãi suất: Hiện nay tỷ lệ lãi suất ngày càng hạ thấp, các doanh nghiệp cần phải tận dụng cơ hội này. Khách hàng thường xuyên phải vay nợ để thanh toán cho việc tiêu dùng sản phẩm vì vậy tỷ lệ lãi suất thấp làm tăng sức mua của khách hàng, khả năng thanh toán các khoản nợ cũng dễ dàng hơn. Tỷ lệ lãi suất thấp làm cho các dự án có tính khả thi hơn vì tỷ lệ lãi suất thấp làm giảm chi phí về vốn, tăng cầu đầu tư.
Công ty đang tận dụng cơ hội này để có vốn đầu tư cho các dự án mới, cải thiện máy móc thiết bị cho các đơn vị, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
* Tỷ giá hối đoái
Giá trị đồng USD, EURO trong năm vừa qua tăng cao, đây là cơ hội cho hoạt động sản xuất trong nước do sức ép của các nhà đầu tư giảm, chi phí sản xuất trong nước thấp cũn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty fococev.doc