Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường Nhật Bản

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU . 1

CHưƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA CÁC

DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ THỊ TRưỜNG NHẬP KHẨU HÀNG

NÔNG LÂM THỦY SẢN CỦA NHẬT BẢN . 4

I. Năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam . 4

1. Doanh nghiệp và phân loại các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam . 4

1.1. Khái niệm . 4

1.2. Phân loại doanh nghiệp . 4

2. Năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam . 5

2.1. Khái niệm về năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp . 5

2.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp . 6

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến NLXK của doanh nghiệp Việt Nam . 11

3.1. Nhóm các nhân tố nội tại của doanh nghiệp . 11

3.2. Nhóm các nhân tố trong nước . 13

3.2. Nhóm các nhân tố ngoài nước . 14

II. Thị trường nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản của Nhật Bản . 15

1. Thị trường Nhật Bản và hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông lâm

thủy sản của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản . 15

1.1. Tổng quan về thị trường Nhật Bản . 15

1.2. Hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản của doanh

nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản . 21

2. Những đặc điểm cơ bản về kinh tế kỹ thuật và các chế định pháp lý của

thị trường Nhật Bản mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi xuất khẩu

sang thị trường này . 24

2.1. Quy định về kiểm soát hóa chất, kháng sinh . 24

2.2. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) . 25

2.3. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) . 25

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA CÁC

DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH XUẤT

KHẨU CÁC MẶT HÀNG NÔNG LÂM THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG

NHẬT BẢN . 27

I. Tình hình xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản của các doanh

nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh sang thị trường Nhật Bản . 27

1. Tình hình xuất khẩu các mặt hàng nông sản . 27

2. Tình hình xuất khẩu các mặt hàng lâm sản . 30

3. Tình hình xuất khẩu các mặt hàng thủy sản . 31

II. Báo cáo kết quả điều tra năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản sang

thị trường Nhật Bản . 32

1. Năng lực tài chính của doanh nghiệp . 33

2. Trình độ cán bộ làm công tác xuất khẩu . 34

3. Trình độ áp dụng khoa học công nghệ của các doanh nghiệp . 36

4. Kinh nghiệm kinh doanh của doanh nghiệp . 37

5. Kết quả điều tra hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm và lựa chọn

thị trường mục tiêu của doanh nghiệp . 38

6. Báo cáo khảo sát năng lực quản lý và điều hành, tổ chức xuất khẩu . 40

III. Đánh giá thực trạng năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Tp. Hồ

Chí Minh xuất khẩu hàng nông lâm thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản . 41

1. Đánh giá thực trạng năng lực tài chính của doanh nghiệp . 41

2. Đánh giá thực trạng trình độ cán bộ làm công tác xuất khẩu . 42

3. Đánh giá trình độ áp dụng khoa học công nghệ của doanh nghiệp . 44

4. Đánh giá kinh nghiệm kinh doanh của doanh nghiệp . 45

5. Đánh giá hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm và lựa chọn thị

trường mục tiêu của doanh nghiệp . 45

6. Đánh giá năng lực quản lý điều hành, tổ chức xuất khẩu . 47

IV. Đánh giá các nhân tố tác động đến năng lực xuất khẩu của các doanh

nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị

trường Nhật Bản . 48

1. Nhóm nhân tố nội tại tác động đến năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp 48

2. Nhóm nhân tố thuộc môi trường kinh doanh trong nước tác động NLXK của

doanh nghiệp . 49

3. Nhóm nhân tố thuộc môi trường kinh doanh ngoài nước tác động đến NLXK

của doanh nghiệp . 50

CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT

KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ

CHÍ MINH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG LÂM THỦY SẢN SANG THỊ

TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG THỜI GIAN TỚI . 53

I. Triển vọng xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường Nhật Bản

của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh . 53

1. Dự báo nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng NLTS của Nhật Bản . 53

2. Cơ hội xuất khẩu và ưu thế của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ

Chí Minh có được so với các địa phương khác khi xuất khẩu các mặt hàng nông

lâm thủy sản sang thị trường Nhật Bản . 53

2.1. Cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản trên

địa bàn thành phố Hồ Chí Minh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản . 53

2.2. Ưu thế của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có được

so với các địa bàn khác . 55

II. Các giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành

phố Hồ Chí Minh xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản sang thị trường

Nhật Bản . 57

1. Cơ sở đề xuất giải pháp . 57

1.1. Phân tích SWOT . 57

1.2. Khảo sát ý kiến của các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy

sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh . 58

2. Các giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố

Hồ Chí Minh xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản sang thị trường Nhật Bản

60

2.1. Giải pháp về phía Nhà nước và chính quyền thành phố . 60

2.2. Giải pháp về phía các doanh nghiệp . 69

KẾT LUẬN . 76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

pdf130 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1996 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp. Theo kết quả tính toán, số doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu ít nhất dưới 5 triệu USD chiếm tỷ lệ lớn nhất 28.4%, tiếp theo là các doanh nghiệp có kim ngạch 5 đến dưới 10 triệu USD chiếm 25.4%. Dù 20.7% số doanh nghiệp có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu, tạo dựng được tên tuổi và xây dựng được mối quan hệ làm ăn tốt với các đối tác nước ngoài với kim ngạch bình quân hàng năm đạt trên 30 triệu USD song chưa đến 50% doanh nghiệp được khảo sát có kim ngạch trên 10 triệu USD. Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu NLTS tại Tp. HCM đã xây dựng được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ và có kinh nghiệm tham gia vào hoạt động xuất khẩu song quy mô còn chưa lớn, chưa chủ động phát huy các lợi thế vốn có do đó kim ngạch xuất khẩu thu được chưa tương xứng với tiềm năng. 58 11. Đánh giá hoạt động nghiên cứu thị trƣờng, tìm kiếm và lựa chọn thị trƣờng mục tiêu của doanh nghiệp Về thị trường xuất khẩu chủ yếu: Châu Âu là thị trường xuất khẩu chủ yếu của 47.0% doanh nghiệp được khảo sát vì đây là một thị trường rộng lớn, trình độ phát triển cao và sức tiêu thụ rất lớn trong khi các tiêu chuẩn về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm không quá khắt khe như thị trường Nhật và chi phí vận chuyển không cao. Nhật Bản xếp vị trí thứ hai được giải thích vì những đặc điểm tương tự song chỉ là thị trường chủ lực của 20.7% doanh nghiệp vì các tiêu chuẩn hết sức khắt khe về môi trường, lao động và vệ sinh an toàn thực phẩm dù quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia luôn được nâng cao. Về kênh tìm kiếm thông tin về khách hàng, thị trường: Nhìn chung các doanh nghiệp đã biết vận dụng tất cả các kênh thông tin từ Internet, báo chí đến việc trực tiếp khảo sát nghiên cứu. Tuy nhiên chất lượng của hoạt động tìm kiếm thông tin là chưa cao. Cụ thể, 43.2% doanh nghiệp tìm kiếm thông tin trên mạng mà được cập nhật nhanh chóng với chi phí tìm kiếm rất rẻ song số lượng thông tin quá nhiều gây khó khăn trong việc chọn lọc thông tin, ngoài ra còn có rất nhiều thông tin không chính thức và không đáng tin cậy gây rủi ro cho các quyết định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Báo chí là nguồn thông tin phổ biến thứ hai chiếm 26.6% song thông tin trên báo chí thường ít và không đáp ứng được nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp. Các cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài hay của nước ngoài tại Việt Nam là những nguồn cung cấp thông tin chính thức và tương đối đầy đủ, tuy nhiên mới chỉ tiếp cận được với 16% doanh nghiệp. Khảo sát nghiên cứu thị trường nước ngoài và là cách thu thập thông tin tốt nhất phù hợp với chiến lược hoạt động của doanh nghiệp song quá tốn kém và khó khăn trong quá trình thực hiện do đó mới chỉ có 9.5% doanh nghiệp thực hiện. Về kinh phí nghiên cứu thị trường: 72% doanh nghiệp đánh giá mức kinh phí dành cho nghiên cứu thị trường là vừa phải và 3% đánh giá là quá nhiều, đây là dấu hiệu tốt cho năng lực tài chính của doanh nghiệp trong khi vẫn đảm bảo cho hoạt động tìm kiếm thông tin thị trường. Tuy nhiên, cần nhận thức được là các 59 doanh nghiệp này chủ yếu tìm kiếm thông tin thông qua Inernet và báo chí với chi phí rẻ do đó kinh phí dành cho nghiên cứu thị trường trên thực tế là chưa cao. Với 24.3% doanh nghiệp còn lại đánh giá mức kinh phí là quá ít là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp này không hiệu quả. Các doanh nghiệp đã biết chọn lựa thị trường xuất khẩu phù hợp với năng lực của doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, các kênh tìm kiếm thông tin cũng được phát huy tương đối tốt để vừa có đủ thông tin cần thiết về thị trường mục tiêu vừa đảm bảo sự cân đối nguồn tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức kinh phí này thực tế chưa cao dẫn đến tình trạng thông tin tìm kiếm dù nhiều nhưng chất lượng không đảm bảo, hoặc nếu muốn nâng cao chất lượng thông tin lại không đủ kinh phí. 12. Đánh giá năng lực quản lý điều hành, tổ chức xuất khẩu Về tiêu chuẩn nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu: Tiêu chuẩn quốc tế ISO là tiêu chuẩn cao nhất so với các tiêu chuẩn còn lại nhưng mới chỉ là tiêu chuẩn cơ bản cho chất lượng hàng hóa khi xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài. Tuy nhiên chỉ có 56.2% doanh nghiệp quản lý sản phẩm dựa trên tiêu chuẩn ISO, số còn lại chỉ áp dụng các tiêu chuẩn trong nước do đó gây hạn chế cho việc xuất khẩu đặc biệt nếu muốn xuất sang thị trường Nhật Bản. Về hình thức quảng cáo xuất khẩu: 40.8% doanh nghiệp được khảo sát tiến hành quảng cáo qua Internet với chi phí rẻ, dễ cập nhật thông tin và có thể hướng tới bất cứ ai ở bất cứ nơi đâu trong bất cứ khoảng thời gian nào; 27.7% doanh nghiệp quảng cáo qua báo chí với chi phí thấp và lượng đọc giả đông đảo; hình thức quảng cáo qua hội chợ, triễn lãm chiếm 16.6% tạo điều kiện giới thiệu về doanh nghiệp đồng thời cũng có thể tiến hành kí kết hợp đồng nhanh chóng; các hình thức khác chiếm 14.9%. Qua số liệu trên có thể rút ra nhận xét rằng các doanh nghiệp trên địa bàn Tp. HCM đã biết phát huy mọi phương tiện có thể để quảng cáo sản phẩm và hình ảnh của mình, tuy nhiên mới chỉ quan tâm đến chi phí, loại hình quảng cáo nào tiến hành càng thuận lợi thì được càng nhiều các 60 doanh nghiệp áp dụng, điều này là nguyên nhân làm cho chất lượng và tính hiệu quả của quảng cáo không được đảm bảo. Về nghiên cứu thị trường Nhật Bản trước khi xuất khẩu: 97.6% doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường Nhật Bản trước khi xuất khẩu, đây là tỷ lệ rất cao phản ánh hoạt động tổ chức quản lý xuất khẩu của các doanh nghiệp rất được chú trọng. Về xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp: mới chỉ có gần 2/3 số doanh nghiệp cho biết đã xây dựng được thương hiệu riêng, đây chưa phải là tỷ lệ cao so với tầm quan trọng của thương hiệu đến sự sống còn của một doanh nghiệp Ngoài việc tiến hành nghiên cứu thị trường được thực hiện rất tốt, tất cả các khâu khác trong công tác tổ chức quản lý xuất khẩu đều ở mức trung bình: chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế, quảng cáo nhằm tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp thay vì tập trung vào chất lượng và hiệu quả, tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức. IV. Đánh giá các nhân tố tác động đến năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trƣờng Nhật Bản 4. Nhóm nhân tố nội tại tác động đến năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Biểu đồ 2.23: Tác động của các nhân tố nội tại đến NLXK của các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng NLTS trên địa bàn Tp. HCM 61 0 20 40 60 80 100 120 Số lƣ ợn g Khả năng tài chính của doanh nghiệp 99 25 43 2 Chất lượng nguồn nhân lực 91 31 39 8 Trình độ công nghệ, thiết bị sản xuất 98 32 34 5 Giá thành sản phẩm 112 17 36 4 Nhiều Ít Bình thường Không ảnh hưởng Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu khảo sát Các nhân tố nội tại nói chung đều tác động nhiều đến NLXK của các doanh nghiệp, trong đó tác động nhiều nhất là giá thành sản phẩm, ít nhất là khả năng tổ chức xuất khẩu, các nhân tố còn lại có mức tác động gần như nhau. Có hai lý do cho sự tác động nhiều này: một là, các nhân tố nội tại này như đã giải thích đều rất quan trọng và tác động đến một khâu, nhiều khâu hoặc toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, sự thay đổi của chúng sẽ kéo theo sự thay đổi kết quả hoạt động của doanh nghiệp; Hai là, các nhân tố này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, sự thay đổi của bất cứ nhân tố nào cũng tác động lên các nhân tố còn lại và bản thân nó lại bị sự thay đổi của nhân tố khác tác động. Ví dụ: một doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt thì có điều kiện hơn để trang bị máy móc thiết bị hiện đại và tuyển dụng nhân viên có trình độ cao, tổ chức xuất khẩu tốt hơn, năng suất lao động tăng lên làm giá thành sản phẩm giảm từ đó nâng cao NLXK, việc xuất khẩu được nhiều hàng hóa hơn mang lại cho doanh nghiệp khoản lợi nhuận lớn hơn để tái đầu tư… 62 Nhân tố giá thành sản phẩm tác động nhiều nhất vì nó ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm từ đó quyết định sản phẩm của doanh nghiệp có được đối tác chấp nhận mua hay không. Khả năng tổ chức xuất khẩu tác động ít nhất vì như đã nói, quy trình xuất khẩu của các doanh nghiệp còn đơn giản, chỉ có vài khâu như tổ chức sản xuất hàng hóa, giao hàng, thanh toán tiền hàng. 5. Nhóm nhân tố thuộc môi trƣờng kinh doanh trong nƣớc tác động NLXK của doanh nghiệp Với những nhân tố thuộc môi trường kinh doanh trong nước tác động tới NLXK của doanh nghiệp, khi được khảo sát với những những tiêu chí như: chính sách thuế xuất khẩu của Việt Nam, cơ sở hạ tầng, các chi phí có liên quan, thủ tục hành chính của Tỉnh, Thành phố với những mức độ ảnh hưởng từ nhiều, ít, bình thường, không ảnh hưởng. Sử dụng số liệu phân tích, ta có biểu đồ về sự tác động của các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh trong nước được thể hiện ở biểu đồ 2.24 như sau: 63 Biểu đồ 2.24: Tác động của các nhân tố thuộc môi trƣờng kinh doanh trong nƣớc đến NLXK của các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng NLTS trên địa bàn Tp. HCM 0 20 40 60 80 100 120 Số lƣ ợn g Chính sách thuế xuất khẩu của Việt Nam 76 17 36 39 Cơ sở hạ tầng nước ta hiện nay 80 43 46 0 Các chi phí: viễn thông, bảo hiểm… 99 24 45 1 Thủ tục hành chính của Tỉnh/Thành phố 97 27 40 5 Nhiều Ít Bình thường Không ảnh hưởng Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu khảo sát Tùy theo các điều kiện khác nhau như loại mặt hàng xuất khẩu, trình độ áp dụng công nghệ, vị trí nhà máy kho bãi…mà mức độ chịu tác động của các doanh nghiệp là khác nhau. Đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Tp. HCM, theo kết quả khảo sát cho thấy các nhân tố trên nói chung tác động nhiều đến NLXK của doanh nghiệp. Với 99/136 doanh nghiệp cho rằng các chi phí liên quan sẽ ảnh hưởng nhiều đến NLXK của doanh nghiệp mình, con số này là 97/169 đối với nhân tố thủ tục hành chính. Chỉ có rất ít doanh nghiệp cho rằng các yếu tố trên không ảnh hưởng đến NLXK của doanh nghiệp theo như bảng trên. 64 6. Nhóm nhân tố thuộc môi trƣờng kinh doanh ngoài nƣớc tác động đến NLXK của doanh nghiệp Biểu đồ 2.25: Tác động của các nhân tố thuộc môi trƣờng kinh doanh ngoài nƣớc đến NLXK của các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng NLTS trên địa bàn Tp. HCM 0 20 40 60 80 100 120 140 Số lƣ ợn g Tiêu chuẩn chất lượng 1 68 100 Vệ sinh thực phẩm 5 49 115 Tiêu chuẩn an toàn 6 48 115 Tiêu chuẩn môi trường 9 73 86 Tiêu chuẩn lao động 15 62 92 Không biết Biết nhưng thực hiện khó khăn Biết và thực hiện rất rõ ràng Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu khảo sát Hầu hết các doanh nghiệp đều biết về các rào cản phi thuế quan khi tiến hành hoạt động xuất khẩu nhưng khả năng thực hiện ở các doanh nghiệp này là khác nhau. Phần lớn các doanh nghiệp cho biết đã thực hiện rõ ràng vì đã có các biện pháp thích hợp như cải tiến công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế sử dụng các chất làm ô nhiễm môi trường… Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn rất khó khăn để thực hiện những biện pháp trên vì những hạn chế về vốn, khả năng tổ chức sản xuất… 65 Các rào cản phi thuế quan tác động rất nhiều đến NLXK của các doanh nghiệp, là một trong những rào cản đầu tiên bắt buộc phải vượt qua nếu muốn thâm nhập thị trường nước ngoài do đó các doanh nghiệp cần chú ý hơn đến việc đáp ứng các yêu cầu này. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2. Với việc phân tích Chương 2 đã thấy được thực trạng NLXK của các doanh nghiệp trên địa bàn Tp. HCM xuất khẩu các mặt hàng NLTS sang thị trường Nhật Bản với những thành kết quả và cả những mặt còn hạn chế. Kết quả của việc khảo sát 169 doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng NLTS tại Tp. HCM đã cho thấy được thực trạng NLXK của các doanh nghiệp cũng như các nhân tố tác động đến NLXK của các doanh nghiệp này. Việc xuất khẩu các mặt hàng NLTS sang thị trường Nhật Bản đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự nỗ lực và kế hoạch cụ thể thì mới đáp ứng được những yêu cầu của một thị trường tiềm năng nhưng cũng rất khó tính. Việc nâng cao NLXK của doanh nghiệp phải xuất phát từ chính bản thân doanh nghiệp và từ các chính sách của Chính phủ và sự hỗ trợ của các Cơ quan, Ban ngành có liên quan. Với những thực trạng trên thì sẽ cần có những giải pháp cụ thể để có thể nâng cao NLXK của doanh nghiệp xuất khẩu hàng NLTS trên địa bàn Tp. HCM sang thị trường Nhật Bản sẽ được trình bày ở chương sau. CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG LÂM THỦY SẢN SANG THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN TRONG THỜI GIAN TỚI III. Triển vọng xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trƣờng Nhật Bản của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 3. Dự báo nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản của Nhật Bản 66 Như đã phân tích về tình hình kinh tế Nhật Bản trong chương I, Nhật Bản trong những năm qua đã có nhu cầu nhập khẩu rất lớn đối với các mặt hàng NLTS, nhu cầu nhập khẩu này trong tương lai có thể giảm xuống do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu từ cuối năm 2008 buộc người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu, tuy nhiên lượng cầu vẫn sẽ rất lớn vì Nhật Bản không thể đảm bảo tiêu dùng bằng việc sản xuất trong nước. Nền kinh tế Nhật Bản đã hồi phục tuy còn chậm nhưng đã cho thấy những dấu hiệu khả quan, điều này sẽ ảnh hưởng tích cực đến nhu cầu nhập khẩu nói chung và nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng NLTS nói riêng. Những năm gần đây xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0.9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản từ nước ngoài. Do đó, đối với Việt Nam thì thị trường Nhật Bản còn rất nhiều triển vọng phát triển. 4. Cơ hội xuất khẩu và ƣu thế của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có đƣợc so với các địa phƣơng khác khi xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản sang thị trƣờng Nhật Bản 4.1. Cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật Bản Trong những năm gần đây, quan hệ giữa Việt Nam-Nhật Bản ngày càng phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực như văn hóa, giáo dục, kinh tế… Đặc biệt, trong những năm qua, Nhật Bản luôn là nước có những chính sách ưu đãi đối với hàng hóa của Việt Nam; tích cực hỗ trợ và cung cấp các nguồn vốn ODA; là một trong những nước có nguồn vốn FDI vào Việt Nam nhiều nhất… Mối quan hệ tốt đẹp này là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam nói chung nâng cao NLXK hàng hóa dịch vụ của mình vào thị trường Nhật Bản. Về thương mại, giữa Việt Nam và Nhật Bản có nhiều thỏa thuận thông qua các hiệp định song phương và đa phương như:  Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản 67 Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản chính thức có hiệu lực vào ngày 01/12/2008 là hiệp định toàn diện, chứa đựng tất cả các quy tắc căn bản về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và các hoạt động hợp tác kinh tế khác trong đó quan trọng nhất là các cam kết về lộ trình giảm thuế, tiến tới loại bỏ phần lớn thuế nhập khẩu giữa các nước ASEAN và Nhật Bản. Với Việt Nam, nhờ đặc điểm quan trọng là tính bổ trợ mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế của hai nước, quan hệ đầu tư và thương mại giữa hai nước hầu như không tạo ra cạnh tranh đối đầu, Nhật Bản là nước nhập siêu lớn về nông sản và các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng trong khi Việt Nam lại là nước có lợi thế xuất khẩu các sản phẩm này. Do đó, hiệp định AJCEP là một xúc tác quan trọng thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư giữa Nhật Bản và Việt Nam. Cơ hội lớn nhất của Việt Nam là khả năng khai thác tối đa ưu thế xuất khẩu đối với mặt hàng nông thủy sản: trong vòng 10 năm, Nhật Bản cam kết giảm và loại bỏ thuế quan đối với trên 81% giá trị xuất khẩu NLTS. Các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu như tôm, cá, cua đông lạnh và chế biến, rau quả nhiệt đới, các sản phẩm gỗ sẽ hưởng mức thuế ưu đãi thấp hơn nhiều so với mức thuế hiện hành. Chỉ tính riêng mặt hàng thuỷ sản, 61 mặt hàng chiếm 70% giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực và 144 mặt hàng chiếm 83% giá trị xuất khẩu sẽ không còn chịu thuế nhập khẩu trong vòng 10 năm. Cùng với lợi ích nhờ giảm thuế, hàng nông thuỷ hải sản của Việt Nam có điều kiện tiếp cận thị trường Nhật Bản thuận lợi hơn một khi chương trình hợp tác về vệ sinh, an toàn thực phẩm được triển khai theo đúng mục tiêu.  Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản Với Hiệp định VJEPA, Nhật Bản cam kết loại bỏ thuế 83.8% giá trị thương mại nông sản của Việt Nam trong vòng 10 năm, đây là mức cam kết cao nhất so với cam kết dành cho các nước ASEAN. Nhật Bản loại bỏ thuế quan ngay với 69.6% giá trị thương mại, cũng là mức cao nhất so với các nước. 68 Có 24 dòng thuế Nhật Bản cam kết cho Việt Nam ở mức được xem là tốt nhất như mật ong, gừng, tỏi, sầu riêng, tôm, cua, ghẹ... 23 dòng thuế trong số 30 mặt hàng nông lâm thủy sản có giá trị xuất khẩu cao nhất của Việt Nam sang Nhật sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay lập tức hoặc qua lộ trình không quá 10 năm khi nhập khẩu vào Nhật Bản. Như vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu NLTS được hưởng lợi rất nhiều từ các cam kết của hiệp định VJEPA, đây là những ưu thế các doanh nghiệp cần nắm bắt để góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu các mặt hàng NLTS sang thị trường Nhật Bản. 4.2. Ƣu thế của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có đƣợc so với các địa bàn khác Các doanh nghiệp trên địa bàn Tp. HCM ngoài việc có được những cơ hội xuất khẩu như các địa phương khác còn có những ưu thế riêng như sau:  Tp. HCM là trung tâm kinh tế của cả nước tập trung nhiều cơ quan, xí nghiệp, nhà máy… với đủ mọi quy mô và ngành nghề của các thành phần kinh tế trong nước cũng như nước ngoài, hoạt động kinh tế diễn ra hết sức năng động;  Số lượng các doanh nghiệp rất lớn, có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất thuận lợi cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu;  Gần các vùng nguyên liệu cần thiết cho quá trình sản xuất như: các vùng nuôi trồng thủy sản như cá, tôm, nhuyễn thể… ở đồng bằng sông Cửu Long; cao su ở Bình Phước, Đồng Nai…; cà phê và nguyên liệu gỗ từ các tỉnh Tây Nguyên; nông sản từ đồng bằng sông Cửu Long, rau quả từ Đà Lạt…thuận lợi cho việc thu mua, nhanh chóng đáp ứng yêu cầu nguyên liệu khi cần thiết, tiết kiệm chi phí vận chuyển;  Nhận được sự ưu tiên của Nhà nước và chính quyền địa phương cho các hoạt động đầu tư, sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng NLTS;  Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung các đầu mối giao thông vận tải quan trọng như các cảng sông, cảng biển, cảng hàng không quốc tế thuận lợi cho việc giao hàng xuất nhập khẩu, tiết kiệm chi phí chuyên chở; 69  Hệ thống ngân hàng, các tổ chức tài chính và tín dụng phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp;  Hành lang pháp lý được mở rộng, thủ tục hành chính nhanh chóng và thuận tiện hơn, áp dụng công nghệ cao như việc khai báo hải quan điện tử làm rút ngắn quá trình làm thủ tục hải quan, đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp;  Lực lượng lao động dồi dào và đa dạng, mỗi năm được bổ sung thêm hàng trăm ngàn người là sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm đào tạo nghề đảm bảo cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản xây dựng được nguồn nhân lực hoàn chỉnh từ các công nhân trực tiếp sản xuất có tay nghề đến các cán bộ tham gia công tác xuất khẩu trình độ chuyên môn cao, giỏi nghiệp vụ và khả năng sử dụng ngoại ngữ;  Đi kèm với sự phát triển của cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông vận tải là mạng lưới thông tin đa dạng như bưu điện, các mạng viễn thông và Internet băng thông rộng… thuận lợi cho việc giao dịch giữa doanh nghiệp và đối tác cũng như việc trao đổi thông tin, tìm kiếm thị trường;  Thường xuyên tổ chức các chương trình hội chợ, triễn lãm Quốc tế thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài với mẫu mã hàng hóa đa dạng, chất lượng cao, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giao lưu học hỏi, tìm kiếm bạn hàng tiến tới ký kết hợp đồng;  Tập trung nhiều cơ quan chính phủ, các văn phòng ngoại giao, cục xúc tiến thương mại, các hiệp hội ngành nghề, các văn phòng đại diện thương mại… tạo điều kiện cung cấp thông tin, liên hệ doanh nghiệp, tư vấn hoạt động xuất khẩu, tìm kiếm thị trường và đối tác tiềm năng… Tóm lại, các phân tích trên cho thấy nhu cầu nhập khẩu của Nhật Bản đối với các mặt hàng NLTS là rất lớn trong khi nhập khẩu từ Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 1% tổng kim ngạch nhập khẩu, bên cạnh đó hai nước có quan hệ tốt đẹp trên mọi lĩnh vực, việc kí kết các hiệp định quốc tế và khu vực cũng tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng NLTS sang thị trường 70 Nhật Bản. Tp. HCM với ưu thế là trung tâm kinh tế của cả nước lại gần các vùng nguyên liệu, giao thông quốc tế thuận lợi do đó các doanh nghiệp ở đây sẽ có rất nhiều triển vọng xuất khẩu hàng hóa của mình sang thị trường Nhật Bản. IV. Các giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản sang thị trƣờng Nhật Bản 3. Cơ sở đề xuất giải pháp 3.1. Phân tích SWOT Dựa theo phương pháp phân tích SWOT, ta có kết quả như sau: Bảng 3.1: Phân tích SWOT Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses) Quy mô vốn tương đối lớn Trình độ cán bộ làm công tác xuất khẩu cao Đã ứng dụng Internet, thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh Có kinh nghiệm xuất khẩu Có lợi thế cạnh tranh Biết lựa chọn thị trường phù hợp với khả năng của doanh nghiệp Biết phát huy các kênh tìm kiếm thông tin thị trường Biết vận dụng các hình thức quảng cáo Thường thiếu vốn trong kinh doanh Cơ cấu cán bộ làm công tác xuất khẩu còn ít, các kĩ năng chuyên môn chưa rộng Trình độ máy móc thiết bị còn ở mức trung bình Kinh phí nghiên cứu thị trường đủ song chưa nhiều Tiêu chuẩn quản lý chất lượng chưa đáp ứng được thị trường khó tính Nhật Bản Việc xây dựng thương hiệu chưa thực sự được chú trọng Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Challenges) Được hưởng các chính sách thuế ưu đãi Các chi phí viễn thông, vận tải, bảo Cơ sở hạ tầng kém phát triển Nhiều rào cản phi thuế quan 71 hiểm,…phù hợp Thủ tục hành chính nhanh chóng, thuận lợi Các hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản có lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam 3.2. Khảo sát ý kiến của các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 3.2.1. Đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu nông lâm thủy sản liên kết với nhau để thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài 3.2.2. Nhu cầu hỗ trợ từ Nhà nƣớc của các doanh nghiệp Bảng 3.2: Ý tƣởng liên kết các doanh nghiệp trong việc thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài Tần số % Không 7 4.1 Có 162 95.9 Tổng 169 100.0 Bảng 3.3: Những hỗ trợ cần thiết từ phía Nhà nƣớc Tần số % Vốn 110 65.1 Xúc tiến thương mại 45 26.6 Biểu đồ 3.1: Ý tƣởng liên kết các doanh nghiệp trong việc thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài 7 162 0 50 100 150 200 Không Có 110 45 2 12 0 20 40 60 80 100 120 Vốn Xúc tiến thương mại Đạo tạo nhân lực Dịch vụ pháp lý Biểu đồ 3.2: Những hỗ trợ cần thiết từ phía Nhà nƣớc 72 3.2.3. Yêu cầu thành lập các khu công nghiệp ƣu tiên cho nhóm hàng nông lâm thủy sản 3.2.4. Yêu cầu thành lập các Hội nghành hàng để đẩy mạnh xuất khẩu 4. Các giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản sang thị trƣờng Nhật Bản 4.1. Giải pháp về phía Nhà nƣớc và chính quyền thành phố Bảng 3.4: Sự cần thiết thành lập khu công nghiệp ƣu tiên xuất khẩu cho nhóm hàng NLTS Tần số % Không 37 21.9 Có 132 78.1 Tổng 169 100.0 Bảng 3.5: Sự cần thiết thành lập Hội ngành hàng để đẩy mạnh xuất khẩu Tần số % Không 4 2.4 Có 165 97.6 Tổng 169 100.0 37 132 0 200 Không Có Biểu đồ 3.3: Sự cần thiết t àn lập khu công nghiệp ƣu tiên xuất khẩu cho nhóm hàng NLTS 4 165 0 50 100 150 200 Không Có Biểu đồ 3.4: Yêu cầu thành lập Hội ành hàng 73 4.1.1. Các giải pháp chung 4.1.1.1. Mở rộng quan hệ ngoại giao, thƣơng mại với Nhật Bản Kể từ khi Việt Nam và Nhật Bản phấn đấu theo phương châm “đối tác tin cậy, ổn định và lâu dài”, thực hiện sáng kiến chung Việt-Nhật, ký kết Hiệp định tự do, Xúc tiến và bảo hộ đầu tư Việt Nam-Nhật Bản từ năm 2003, quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản phát triển với tốc độ cao, bình quân tăng trên 19%/năm. Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Do đó, cần giữ vững và phát huy hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp này thông qua các chương trình hợp tác phát triển trên mọi lĩnh vực và nghiêm túc thực hiện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố hồ chí minh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường nhật bản.pdf
Tài liệu liên quan