Đề tài Giải pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam

Có thể nói rằng, các ngân hàng thương mại hiện nay vẫn được xem là nhà tạo lập thị trường chính trong tương lai, bên cạnh các công ty bảo hiểm hay công ty chứng khoán. Hiện tại các ứng viên này vẫn đang mải bận với các hoạt động môi giới hay tự doanh chứng khoán hay tư vấn cổ phần hoá doanh nghiệp. Họ vẫn chưa tìm thấy động lực để trở thành nhà tạo lập thị trường trái phiếu. Các văn bản pháp luật cần được ban hành nhằm khuyến khích các ứng viên này trở thành nhà tạo lập thị trường. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang chìm sâu xuống đáy mấy tháng gần đây, việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường trái phiếu đang ngủ yên càng trở nên cấp bách.

doc22 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a thị trường TPCT đã tạo thêm cho các doanh nghiệp nguồn cung tín dụng hữu hiệu. Gánh nặng và rủi ro cho vay của các ngân hàng được san sẻ cho các nhà đầu tư trái phiếu trên thị trường. Như vậy, thị trường TPCT có thể đa dạng hóa nhiều rủi ro hơn hình thức tài trợ qua ngân hàng, nhờ đó việc tài trợ dài hạn cho các dự án rủi ro cao có thể thực hiện được. Còn giúp làm giảm chi phí vốn cho nền kinh tế. Phát triển thị trường trái phiếu sẽ làm giảm sự sự huy động qua hệ thống ngân hàng, điều này tạo sự cân xứng trong kỳ hạn huy động vốn và cho vay vốn của ngân hàng, làm giảm nhẹ các “sai lệch kép” và do đó hạ thấp nguy cơ nền kinh tế đối mặt với khủng khoảng về cán cân vốn như tình hình ở các nước Châu Á trong cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998. Thị trường trái phiếu giúp Chính phủ thực thi có hiệu quả chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế-xã hội. Đối với Chính phủ, một trong những chức năng nhiệm vụ quan trọng là quản lý vĩ mô nền kinh tế đảm bảo vai trò của “người trọng tài” tạo môi trường bình đẳng, thuận lợi cho toàn bộ nền kinh tế - xã hội phát triển bền vững. Thông qua phát hành trái phiếu và đầu tư bằng vốn TPCP góp phần nâng cao hiệu quả của việc phân phối và tái phân phối nguồn lực tài chính, định hướng hoạt động đầu tư trong nền kinh tế. 1.2.2. Đối với doanh nghiệp Mọi doanh nghiệp đều có nhu cầu to lớn về vốn để vận hành và phát triển. Đối với doanh nghiệp, thường có ba cách để huy động vốn: vay ngân hàng, phát hành trái phiếu và phát hành cổ phiếu. Đối với từng phương thức huy động vốn đều có những thế mạnh riêng, tùy theo tình hình cụ thể của nền kinh tế và của doanh nghiệp, để từ đó doanh nghiệp đưa ra quyết định phương thức tài trợ tối ưu nhất. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ở Việt Nam thường huy động bằng cách vay ngân hàng hoặc phát hành cổ phiếu hơn là phát hành trái. Phát hành trái phiếu với các ưu điểm: - Thứ nhất, phát hành trái phiếu đảm bảo cho doanh nghiệp được sử dụng một nguồn vốn ổn định và dài hạn, trong khi vay ngân hàng thường là ngắn hạn hơn. Mặc dù trong một số dự án đặc biệt, ngân hàng thương mại cũng có thể cho doanh nghiệp vay với thời hạn dài hơn, nhưng với các dự án lớn ngân hàng lại bị giới hạn đầu tư. Cụ thể, khi doanh nghiệp tài trợ vốn bằng phát hành trái phiếu không bị hạn chế về quy mô miễn là doanh nghiệp có phương án sử dụng số vốn huy động một cách hợp lý, có tính khả thi và có khả năng hoàn trả lãi và gốc cho những người đi vay. Trái lại, phương thức vay ngân hàng, số vốn tối đa doanh nghiệp được vay lại phụ thuộc vào vốn tự có của ngân hàng cho vay, nếu số vốn doanh nghiệp cần huy động quá lớn, việc cho vay phải được tiến hành qua phương thức đồng tài trợ phức tạp hơn nhiều. Mặt khác, doanh nghiệp phát hành trái phiếu còn có ưu điểm về thời hạn vay hơn các khoản vay ngân hàng, các doanh nghiệp hoàn toàn tự do trong việc xác định thời hạn vay. Nếu các doanh nghiệp chú tâm đến kênh huy động vốn này thì sẽ có lợi thế lớn cho các doanh nghiệp trong nước đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài trong tương lai. - Thứ hai, trong trường hợp doanh nghiệp cần vốn nhưng ngại phát hành cổ phiếu rộng rãi vì sợ phát hành thêm cổ phiếu sẽ làm pha loãng quyền sở hữu trong doanh nghiệp, hoặc doanh nghiệp có dự án tốt, nhưng không muốn phát hành cổ phiếu, vì không muốn lợi nhuận của mình bị chia đều cho các nhà đầu tư khi phải trả cổ tức cao theo hiệu quả kinh doanh thì phát hành trái phiếu là một giải pháp tối ưu. Vì thế, doanh nghiệp không sợ bị thao túng mà lợi tức chia sẻ cũng chỉ hạn chế trong phạm vi lãi suất trái phiếu khi phát hành. Ngoài ra, trái phiếu là công cụ huy động vốn có thời hạn nên trách nhiệm của doanh nghiệp đối với trái chủ sẽ kết thúc khi trái phiếu đáo hạn, trong khi doanh nghiệp phải có trách nhiệm đối với cổ đổng nắm giữ cổ phiếu trong suốt thời gian nó tồn tại. - Thứ ba, chi phí sử dụng vốn khi phát hành trái phiếu thấp hơn phát hành cổ phiếu, do đặc điểm của trái phiếu có tính ổn định và chứa đựng ít rủi ro hơn cổ phiếu. Việc đầu tư vào cổ phiếu có mức độ rủi ro cao hơn so với đầu tư vào trái phiếu, do đó mức bù rủi ro mà nhà đầu tư đòi hỏi đối với trái phiếu thấp hơn cổ phiếu. Công ty phát hành trái phiếu trả lãi cho trái chủ không phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, trong khi đó công ty chỉ trả cổ tức cho cổ đông khi kinh doanh có lãi. Hơn nữa, trong trường hợp công ty giải thể hoặc bị phá sản thì trái chủ được ưu tiên trả nợ trước rồi mới đến các cổ đông. Chính vì thế, nhà đầu tư luôn đánh giá mức độ rủi ro của trái phiếu thấp hơn cổ phiếu và tương ứng họ đưa ra mức bù rủi ro đối với trái phiếu thấp hơn đối với cổ phiếu. Để tham gia thị trường trái phiếu với tư cách là nhà phát hành, các doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về độ tin cậy đối với nhà đầu tư như quy mô hoạt động, hệ thống kế toán – kiểm toán, định mức tín nhiệm Điều này đặc biệt quan trọng và không thể thiếu khi doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu ra công chúng một cách rộng rãi và niêm yết trái phiếu của mình trên sở giao dịch chứng khoán. Trái phiếu của doanh nghiệp phát hành càng chất lượng thì càng thu hút được nhiều nhà đầu tư và ngược lại. Chính những yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn củng cố bộ máy tổ chức và quản lý, nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh, nâng cao mức độ tín nhiệm đối với những người đầu tư. Đây cũng có thể coi là một tác động mang tính gián tiếp của thị trường trái phiếu đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Thông qua chi đầu tư bằng vốn TPCP, khi Chính phủ đầu tư vào ngành, lĩnh vực nào sẽ giúp thúc đẩy hoạt động đầu tư vào ngành, lĩnh vực đó của thành phần kinh tế phi nhà nước. 1.2.3. Đối với nhà đầu tư Thị trường trái phiếu góp phần làm đa dạng hoá các sản phẩm tài chính, cung cấp cho các nhà đầu tư ngày càng nhiều lựa chọn để đa dạng hóa danh mục đầu tư phù hợp với những khẩu vị rủi ro khác nhau. TPCP với độ an toàn cao nhưng lãi suất không hấp dẫn bằng TPCT. Bên cạnh đó, đầu tư vào cổ phiếu sẽ đem lại cho nhà đầu tư tỷ suất lợi nhuận cao hơn tương ứng với mức rủi ro cao hơn. Thị trường trái phiếu với các loại trái phiếu và kỳ hạn khác nhau tạo thêm cho nhà đầu tư lựa chọn phương án đầu tư phù hợp. Đối với nhà đầu tư, trái phiếu có tính ổn định và chứa đựng ít rủi ro hơn cổ phiếu. Trái phiếu luôn có một thời hạn nhất định và khi đáo hạn trái chủ được nhận lại vốn góp ban đầu của mình. Thu nhập chủ yếu của trái phiếu là tiền lãi, đây là khoản thu cố định. Khi đầu tư vào TPCT, trái chủ nhận tiền lãi không phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát hành, đặc điểm này không giống với cổ đông chỉ nhận được cổ tức khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Thêm một đặc điểm nữa, nếu công ty bị giải thể hoặc phá sản thì trái chủ được ưu tiên trả nợ trước các cổ đông. Vì vậy đây là dạng đầu tư phù hợp với các nhà đầu tư có khẩu vị đầu tư không thích mạo hiểm. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2.1 Đánh giá chung về thị trường trái phiếu Việt nam Thị trường trái phiếu Việt Nam bao gồm tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp (bao gồm cả trái phiếu ngân hàng thương mại), chứng chỉ tiền gửi và các chứng khoán nợ có giá trị khác. Đương nhiên các trái phiếu này chiếm lĩnh vai trò chủ yếu trên thị trường vốn. Thị trường vốn Việt Nam vẫn được xem là nhỏ về quy mô, và còn chưa thực sự chuẩn hoá. Đây là một thị trường đang phát triển thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và tổ chức tài chính nước ngoài. Dư nợ thị trường trái phiếu Việt Nam năm 2007 đạt 17% GDP. Tính đến 30/06/2008, có khoảng 579 loại trái phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán với tổng mệnh giá 155.367,623 tỷ đồng, chiếm khoảng 72% giá trị toàn thị trường. Trong các loại trái phiếu đã được phát hành và giao dịch trên TTCK Việt Nam, TPCP chiếm ưu thế trên thị trường. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thị trường trái phiếu Chính phủ phát hành bằng đồng nội tệ của Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2007, với tốc độ tăng 83% và lượng lưu hành khoảng 8,3 tỷ USD. Lượng trái phiếu Kho bạc Nhà nước lưu hành tăng 16%, trong khi lượng trái phiếu do Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) phát hành tăng trưởng mạnh nhất và ngân hàng này hiện chiếm 30% lượng trái phiếu công đang được lưu hành. Thị trường trái phiếu nội tệ do các doanh nghiệp Việt Nam phát hành cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong năm 2007, với mức tăng lên tới 251% - cao nhất trong số các thị trường đang nổi lên ở Đông Á - và lượng phát hành mới trên 1,1 tỷ USD. Phần lớn các doanh nghiệp phát hành trái phiếu là các doanh nghiệp đã niêm yết, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, ngoài ra còn có các doanh nghiệp trong lĩnh vực phát điện, đóng tàu, giao thông, dệt may, và các ngân hàng. TPCQĐP được chính quyền địa phương phát hành dưới sự cho phép của Chính phủ. Hiện nay, mới chỉ có Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai phát hành TPCQĐP để huy động vốn. Số trái phiếu này được phát hành thông qua các kênh đấu giá, bảo lãnh và đại lý phát hành. Tuy nhiên, tính thanh khoản của loại trái phiếu này không cao. Theo ADB, năm 2007 tốc độ tăng trưởng của TTTP Việt Nam cao nhất trong khu vực, nhưng giá trị giao dịch (một thước đo về tính thanh khoản) của thị trường trái phiếu Việt Nam lại vào hàng thấp nhất trong số các thị trường đang nổi lên ở Đông Á. Phần lớn chỉ tập trung ở thị trường sơ cấp, ở thị trường thứ cấp khối lượng giao dịch trái phiếu rất nhỏ giọt. Thị trường trái phiếu Việt Nam đã có những khởi sắc trong một vài năm gần đây cả khu vực Chính phủ và doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế đã làm cho thị trường trái phiếu hoạt động kém hiệu quả. Thực trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam Là một kênh huy động vốn tích cực cho các doanh nghiệp, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của thị trường vốn. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, quy mô rất nhỏ và mang tính riêng lẻ. Tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp Trước năm 2006, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp được thực hiện theo Nghị định số 120/CP ngày17/9/1994 của Chính Phủ về phát hành cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp Nhà nước. Khi đó, thị trường này chưa phát triển, chỉ có các tổ chức tài chính tín dụng phát hành trái phiếu, còn các doanh nghiệp thì có rất ít các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, chỉ có 5 doanh nghiệp là: Công ty Cơ điện lạnh REE phát hành 5 triệu USD (năm 1996), Công ty Cổ phần Công nghệ Thông tin EIS 10 tỷ (năm 1998), Tổng công ty Dầu khí phát hành 300 tỷ (năm 2003), Tổng công ty Điện lực (EVN) phát hành 300 tỷ (năm 2003) và Tổng công ty Xi măng phát hành 200 tỷ (năm 2003). Trong khoảng thời gian này, kênh cấp vốn cho doanh nghiệp chủ yếu là thông qua tín dụng ngân hàng hoặc ngân sách Nhà nước. Hoạt động huy động vốn trực tiếp trên thị trường hầu như chưa phát triển. Tuy nhiên, kể từ năm 2006 trở lại đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có bước phát triển tích cực, đặc biệt là sau khi có Nghị định 52/CP về việc cho phép các doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo hình thức riêng lẻ. Theo đó, chủ thể phát hành trái phiếu không chỉ là các doanh nghiệp Nhà nước như trước đây mà còn có các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với một nguyên tắc chung là các doanh nghiệp phải tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm và công khai minh bạch thông tin. Doanh nghiệp có thời gian hoạt động tối thiểu một năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động; có báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán; kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm liền kề năm phát hành phải có lãi. Ngay cả nguyên tắc phát hành cũng thông thoáng hơn rất nhiều. Nhưng xem ra, liều thuốc "kích thích" mới này vẫn chưa có tác dụng, từ năm 2006 đến nay số lượng doanh nghiệp phát hành trái phiếu tuy có tăng hơn so với các năm trước nhưng cũng mới chỉ có thêm 26 doanh nghiệp phát hành TPDN với tổng trị giá phát hành khoảng gần 36.000 tỷ đồng. Năm 2007, dư nợ TPDN khoảng 2,6% GDP và chỉ khoảng 11% TTTP. Một con số còn quá khiêm tốn, ở Hàn Quốc khoảng 61 % GDP và 45 % TTTP. Tình hình phát hành TPDN từ năm 2006- 30/06/2008 STT Tổ chức phát hành Giá trị phát hành (tỷ đồng) Thời hạn (năm) Lãi suất (%/năm) Năm phát hành I Trái phiếu doanh nghiệp đang niêm yết tại TTGDCK 1 NH Đầu tư và Phát triển TPHCM 2.205 10-15 9,8-10,2 2006 2 NH Ngoại Thương VN 1.375 7 6 2005 3 Tập đoàn Điện Lực VN 6.000 5 9,6 2006 4 TCT Tài Chính Dầu khí VN 365 5 9,5 2006 II Trái phiếu doanh nghiệp khác 1 TCT Sông Đà 260 10 5 2006 2 NHTM Á châu - - TP chuyển đổi 550 5 8 2006 - TP thông thường 2.200 5 8,6 2007 3 Công ty Chứng khoán SG (SSI) 500 16-24tháng 9,8-10,2 2006 4 NHNN và PT VN 3.000 10-15 9,8-10,2 2006 5 NH PT Nhà ĐBS Cửu Long 150 2 9,2 2006 6 TCT Lắp Máy VN Lilama 500 5 9,6 2007 1.000 10 9,2 2007 500 5 8,8 2007 7 TCT Thép VN 400 5 9,5 2007 500 5 10 2007 8 NHTM Sài Gòn 1.400 13tháng 8,5 2007 9 NHTMCP Quân Đội 1.000 2 8 2007 1.500 3 8,3 2007 10 TCTCP Xây Dựng VN Vinaconex 1.000 2 3 2007 11 TCT Tàu Thủy VN Vinashin 3.000 10 9 2007 12 Công ty CN Tàu Thủy Nam Triệu 300 2 9,6 2007 13 Công ty CP Đường Cao Tốc 400 15 9 2007 14 TĐ Dệt May VN Vinatex 1.000 5 9 2007 15 Công ty Tín Nghĩa 1.000 5 9,2 2007 16 Công ty TM Sài Gòn Satra 1.000 5 9,2-9,6 2007 17 Cty Địa ốc SG Thương Tín Sacomreal 1.000 5 9,5-9,7 2007 18 Công ty CP Thực phẩm 1.000 5 9,6-10 2007 19 Cty CP ĐT Hạ Tầng Kỹ Thuật TPHCM 132 3 8 2007 20 Công ty CP Vincom 1.000 5 10,3 2007 2.000 5 16 2008 21 Công ty CPDL&TM Vinpearl 500 3 15 2008 500 5 16 2008 Nguồn: Tập hợp từ Sở GDCKTP.HCM, TT GDCKHN và Công ty chứng khoán Sài Gòn Chủ thể phát hành TPDN thường là những doanh nghiệp đầu ngành, có uy tín hoặc các DNNN đã cổ phần hóa. Ngoài ra còn có các NHTM cũng phát hành trái phiếu. Tất cả các doanh nghiệp này phát hành thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành có uy tín. Các trái phiếu được phát hành với kỳ hạn từ 2 năm đến 10 năm. Trái phiếu Vinaconex và Lilama phát hành thường có kỳ hạn 5 năm. Vinaconex khuyến khích các nhà đầu tư bằng cách phát hành trái phiếu kèm theo chứng quyền là quyền mua cổ phiếu của Nhà máy xi măng Cẩm Phả với mức giá ưu đãi. Trái phiếu EVN thường có kỳ hạn từ 5 đến 10 năm, đầu tư vào các công trình thủy điện, cải tạo mạng lưới điện quốc gia. Đối với một thị trường tài chính phát triển, trái phiếu thường có thời hạn từ trên 20 năm đến 30 năm. Tuy nhiên, ở Việt Nam tình hình môi trường chính sách không đảm bảo, nằm trong điều kiện lạm phát cao, chịu tác động với các biến động kinh tế quốc tế đã tạo tâm lý thiếu tin tưởng của các nhà đầu tư khi đầu tư vào trái phiếu có kỳ hạn dài. Lãi suất TPDN, về cơ bản đều cao hơn lãi suất đấu thầu TPCP. Tất cả các trái phiếu đều trả sau, với phương thức trả lãi hàng năm (coupon), lãi suất cố định. Riêng TCT Sông Đà, TCT Điện Lực Việt Nam, Công ty Cổ phần Vincom phát hành trái phiếu có lãi suất thả nổi, được điều chỉnh căn cứ vào lãi suất TPCP hoặc lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Về doanh số phát hành Doanh số từ phát hành trái phiếu có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Từ 300 tỷ VND do Tổng công ty Dầu khí phát hành năm 2003 đã lên đến hơn 6.600 tỷ VND tháng 3 năm 2007, đặc biệt năm 2006 đạt hơn 8.800 tỷ VND, trong đó EVN phát hành 6 đợt với tổng doanh số là 6.000 tỷ VND. Tổng doanh số phát hành trái phiếu từ năm 2003 đến tháng 3 năm 2007 đạt 16.768 tỷ VND. Trong đó, Vinashin và EVN là hai doanh nghiệp phát hành nhiều nhất, chiếm 41% và 36% tương ứng. Còn các tổng công ty khác chỉ chiếm dưới 10% trong tổng vốn huy động. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu đầu tư vốn lớn của hai tổng công ty này. Đây đồng thời cũng là hai trái phiếu doanh nghiệp hấp dẫn trên thị trường hiện nay. Vinashin huy động vốn cho các dự án đóng tàu siêu trường siêu trọng với mục đích trở thành tập đoàn đóng tàu xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. EVN cũng phát hành trái phiếu đầu tư xây dựng các nhà máy thuỷ điện để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng như hiện nay. EVN cũng đang chiến lược sẽ phát hành 300 triệu đến 500 triệu USD trái phiếu quốc tế và tiến tới được xếp hạng trái phiếu theo chuẩn mực quốc tế. Mặc dù tăng trưởng khá nhanh như vậy, song so với lượng vốn vay ngân hàng thông qua kênh tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp thì vẫn là con số vô cùng khiêm tốn. Từ năm 2002 đến năm 2005, tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng đạt trung bình sấp sỉ 25%, song từ năm 2006 đến năm 2007 có xu hướng sụt giảm khá mạnh, trung bình khoảng 15% mỗi năm. Tình hình phát hành trái phiếu chuyển đổi ở Việt Nam hiện nay Trong khoảng gần ba năm trở lại đây, Trên TTTP Việt Nam xuất hiện trái phiếu chuyển đổi và hiện nay đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn phát hành thay vì phát hành thêm cổ phiếu. Trái phiếu chuyển đổi là một công cụ tài chính thông dụng ở các thị trường tài chính phát triển. Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi hầu như chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ tài chính như: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài gòn (SCB), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng cổ phần Gia Định, Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) Lấy ví dụ trái phiếu chuyển đổi Vietcombank + Tháng 12/2005, sự kiện Vietcombank phát hành thành công 1.375 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi với lãi suất bình quân 6%/năm (lãi suất đưa ra tối đa 8,5%/năm cố định trong 7 năm), trong khi lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại là 9%/năm. Ngay sau khi xuất hiện, giá của trái phiếu chuyển đổi Vietcombank rao bán trên thị trường OTC với 1,5 lần mệnh giá (mệnh giá 100.000 đồng). + Vào thời điểm phát hành đợt trái phiếu trên, Vietcombank chưa phải là một ngân hàng cổ phần. Nhưng điểm hấp dẫn của trái phiếu chuyển đổi là ở chỗ nó cho nhà đầu tư kỳ vọng mua được cổ phần của công ty phát hành trong tương lai với giá ưu đãi. Trong khi đó, theo qui định của Vietcombank, cái gọi là "trái phiếu chuyển đổi" này sẽ được chuyển sang cổ phiếu theo bình quân gia quyền của giá bỏ thầu thành công trong lần phát hành đầu tiên (IPO) của Vietcombank, không khác gì việc tham gia bỏ thầu trực tiếp vào thời điểm đó. Như vậy rõ nhà đầu tư chẳng được lợi gì từ tỉ lệ chuyển đổi, trong khi phải chịu mức lãi suất thấp trong một thời gian dài. Những hạn chế và nguyên nhân của thị trường TPDN VN Những hạn chế của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam Thị trường TPDN đã có những bước phát triển, các doanh nghiệp đã có phần quan tâm hơn đến việc phát hành trái phiếu, góp phần giảm áp lực vay vốn từ các NHTM và tạo nguồn cung trái phiếu cho thị trường. Sau Nghị định 52/NĐ-CP, về việc cho phép các doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo hình thức riêng lẻ, đã góp phần tạo thêm kênh huy động vốn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, thị trường TPDN vẫn còn nhiều hạn chế: - Thị trường với quy mô nhỏ, chủ yếu cũng chỉ là trái phiếu của các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp đầu ngành và trái phiếu của các NHTM. Đến nay cũng chỉ có 4 trái phiếu doanh nghiệp (trong đó ngân hàng chiếm 2) được niêm yết tại các TTGDCK. - Hoạt động vay vốn trực tiếp từ thị trường trái phiếu của các doanh nghiệp vẫn còn khiêm tốn so với vay vốn ngân hàng thông qua kênh tín dụng ngân hàng. Nhu cầu vốn đối với các doanh nghiệp là rất lớn nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được với hình thức huy động vốn qua phát hành trái phiếu. Thị trường TPDN chưa có cơ sở để xác định lãi suất phát hành, thiếu tổ chức định mức tín nhiệm chuyên nghiệp, tâm lý e ngại về vấn đề minh bạch hoá thông tin của các doanh nghiệp là rào cản cho sự phát triển thị trường TPDN. - Việc áp dụng trái phiếu chuyển đổi ở Việt Nam, làm đa dạng hàng hóa trên thị trường, tuy nhiên trái phiếu chuyển đổi ở Việt Nam có một số đặc thù khác với thông lệ trên thế giới. Sự nhận thức chưa đồng đều của các nhà đầu tư cá nhân và sự thiếu minh bạch đang phát sinh một số vấn đề rắc rối về trái phiếu chuyển đổi và ảnh hưởng quyền lợi của nhà đầu tư. - Giao dịch TPDN hầu như chưa phát triển, các nhà đầu tư mua và giữ trái phiếu cho đến khi đáo hạn để hưởng lãi. Vì vậy hàng hóa trên thị trường lại càng ít. Nhà đầu tư thường mua trái phiếu chuyển đổi chờ chuyển đổi thành cổ phiếu và chỉ giao dịch sôi động trong thời gian trước thời điểm chuyển đổi. Tình hình giao dịch diễn ra tẻ nhạt do các nhà đầu tư không quan tâm nhiều, tính thanh khoản của trái phiếu này càng thấp dẫn đến trái phiếu kém hấp dẫn đối với nhà đầu tư từ đó tạo tâm lý e ngại cho các doanh nghiệp khi cân nhắc lựa chọn phương án tài trợ vốn. Đây chính là vòng lẩn quẩn mà thực tế vẫn chưa tháo gỡ được. Nguyên nhân của hạn chế Tính thanh khoản của thị trường trái phiếu thấp Đây có thể là một trong những nguyên nhân chính khiến thị trường trái phiếu chưa thực sự phát triển. Thị trường trái phiếu mới dừng lại ở các giao dịch sơ cấp, chưa có giao dịch thứ cấp. Đó là do: Thứ nhất, trái phiếu có lãi suất cố định, giá trái phiếu ít biến động nên các nhà đầu tư cá nhân không thấy hấp dẫn khi nắm giữ trái phiếu, do vậy việc mua đi bán lại các trái phiếu sẽ không nhộn nhịp như cổ phiếu. Thứ hai, các nhà đầu tư tổ chức là các tổ chức như ngân hàng, các công ty bảo hiểm hay các doanh nghiệp lớn. Họ nắm giữ trái phiếu nhằm mục đích quản lý tính thanh khoản chứ không phải nhằm mục đích lợi nhuận. Do vậy, họ ưa thích nắm giữ trái phiếu chính phủ hơn là các trái phiếu doanh nghiệp. Chính vì thế, các giao dịch thứ cấp trái phiếu doanh nghiệp rất ít, mà chủ yếu là trái phiếu chính phủ. Trên sàn giao dịch thành phố HCM (HOSE) hiện mới có 2 trái phiếu doanh nghiệp được niêm yết trong đó có một là trái phiếu của BIDV, còn trên sàn Hà nội chi có một trái phiếu doanh nghiệp. Giá trị giao dịch và giá trị niêm yết của các trái phiếu doanh nghiệp cũng rất khiêm tốn. Chiếm tỷ trọng nhiều nhất vẫn là các trái phiếu của Ngân hàng phát triển (VDB) chiếm 45-50%, trái phiếu chính phủ do kho bạc phát hành chiếm 35-40%, còn lại là trái phiếu chính quyền địa phuơng (5-10%), trái phiếu doanh nghiệp chỉ khoảng dưới 5%. Thiếu tổ chức định mức tín nhiệm chuyên nghiệp Hiện nay, Việt Nam chưa có một tổ chức chuyên nghiệp nào thực hiện dịch vụ cung cấp các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, từ đó là cơ sở để xếp hạng trái phiếu doanh nghiệp. Các công ty kiểm toán mặc dù đã rất nỗ lực trong việc đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp, song với nguồn nhân lực còn khan hiếm như hiện nay, thị trường mục tiêu của các công ty này vẫn chỉ là cung cấp các dịch vụ kiểm toán các công ty niêm yết hay tư vấn cổ phần hoá, định giá doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp phát hành trái phiếu đều là các công ty lớn nhất trong ngành. Các điều kiện về tài chính của họ tốt hơn nhiều so với mặt bằng chung của toàn ngành. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp được chính phủ bảo đảm, do vậy rủi ro không có khả năng chi trả là rất thấp. Tuy nhiên, để phát triển thị trường trong đó có tất cả các loại hình doanh nghiệp đều có thể phát hành trái phiếu, cần thiết phải thiết lập một chuẩn mực về xếp hạng tín dụng hay xếp hạng trái phiếu doanh nghiệp. Thiếu vắng các nhà tạo lập thị trường Các nhà tạo lập thị trường trái phiếu đóng vai trò: người môi giới và tự doanh trái phiếu và họ thu lợi nhuận từ các hoạt động này. Họ sẵn sàng thực hiện giao dịch mua và bán chứng khoán với các mức giá và số lượng đã niêm yết. Nhà tạo lập thị trường – nhân tố thúc đẩy giao dịch trái phiếu, tăng tính thanh khoản cho thị trường. Nhưng hiện nay chúng ta chưa thiết lập được hệ thống các nhà tạo lập thị trường. Hiện tại, các trung gian tài chính trên thị trường trái phiếu Việt Nam là các công ty chứng khoán với các nghiệp vụ chủ yếu như môi giới, lưu ký chứng khoán, bảo lãnh phát hành và quản lý danh mục đầu tư. Tuy nhiên, các trung gian tài chính chưa thực hiện nghiệp vụ thực sự của các nhà tạo lập thị trường, đó là việc yết giá, số lượng mua và bán trái phiếu. Khi nhà đầu tư có nhu cầu bán trái phiếu thì lại gặp khó khăn do thiếu các nhà tạo lập thị trường sẵn sàng mua trái phiếu với mức giá hợp lý, điều này đã làm cho trái phiếu kém tính thanh khoản. Thêm vào đó, việc thiếu các công cụ phái sinh trên thị trường trái phiếu như hoán đổi, quyền lựa chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai khiến cho Việt Nam chưa có các nhà tạo lập thị trường theo đúng nghĩa. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Thực tế cho thấy thị trường TPDN chỉ chiếm khoảng 10% thị trường trái phiếu. Việc tham gia thị trường trái phiếu của các doanh nghiệp trong nước mới chỉ là những bước đi đầu tiên với quy mô nhỏ lẻ, nên bước đầu các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ phát hành trái phiếu ra thị trường nội địa và chủ yếu là chọn hình thức phát hành riêng lẻ, tức là doanh nghiệp có thể thương lượng trực tiếp với người cung cấp vốn. Các q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6042.doc
Tài liệu liên quan